Tải bản đầy đủ (.pdf) (303 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị chiến lược và sự tác động đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 303 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
------------------------

LÊ THỊ MỸ NƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀ SỰ TÁC ĐỘNG
ĐẾN THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
------------------------

LÊ THỊ MỸ NƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀ SỰ TÁC ĐỘNG
ĐẾN THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 9340301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS Phạm Ngọc Toàn
2. PGS.TS Nguyễn Anh Hiền

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán
quản trị chiến lược và sự tác động đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp
sản xuất Việt Nam” là nghiên cứu của riêng tôi.
Báo cáo kết quả trong luận án là trung thực, tác giả chưa công bố kết quả
của đề tài này trong bất kỳ đề tài nào khác.
Tác giả

Lê Thị Mỹ Nương


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong khoảng thời gian hoàn thành luận án tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ
trợ từ thầy cô, đồng nghiệp, người thân, bạn bè và các bạn cựu sinh viên
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến q thầy cơ khoa Kế Tốn trường ĐH
Kinh Tế TP.HCM đã nhiệt tình giảng dạy, chia sẻ và hướng dẫn phương pháp
nghiên cứu.
Trong thời gian thực hiện đề tài này, tôi luôn nhận được sự động viên, hỗ trợ,

hướng dẫn nhiệt tình từ hai thầy TS. Phạm Ngọc Tồn và PGS.TS. Nguyễn Anh
Hiền. Em xin gửi đến hai thầy lời biết ơn sâu sắc nhất, cảm ơn hai thầy đã luôn giúp
đỡ em trong suốt thời gian qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh/chị đang công tác tại viện
đào sau đại học, thư viện trường ĐH Kinh Tế TP.HCM luôn tạo điều kiện và hỗ trợ
nhanh chóng cho tơi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến quý chuyên gia, quý doanh
nghiệp, đồng nghiệp, bạn bè và các bạn cựu sinh viên trường Cao đẳng Công
Thương TP.HCM, Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM, Trường ĐH
Ngân Hàng, Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, Trường ĐH Cơng Nghệ,…
đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình khảo sát thu thập dữ liệu
Cuối cùng, tôi xin gửi những tình cảm đặc biệt đến bố mẹ, ơng xã, và các
con. Cảm ơn gia đình ln hỗ trợ và là động lực để tơi hồn thành luận án!


iii

MỤC LỤC
Y
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ...........................................................................ix
TÓM TẮT................................................................................................................x
ABSTRACT...........................................................................................................xii
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................8
1.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài..............................................................8

1.1.1 Các nghiên cứu về KTQTCL..............................................................................8
1.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCL.................................23
1.1.3 Nghiên cứu về ảnh hưởng của thực hiện KTQTCL đến thành quả...................28
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước............................................................30
1.2.1 Các nghiên cứu về nội dung KTQTCL.............................................................30
1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thực KTQTCL.........................32
1.2.3 Nghiên cứu tác động của thực hiện KTQTCL đến thành quả hoạt động...........34
1.3 Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định lỗ hổng nghiên cứu...................35
1.3.1 Nhận xét về các nghiên cứu trước.....................................................................35
1.3.2 Xác định khe hổng nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án....................37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................39
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................40
2.1 Một số vấn đề chung về kế toán quản trị chiến lược......................................40
2.1.1 Định nghiã quản trị chiến lược..........................................................................40
2.1.2 Khái niệm KTQTCL.........................................................................................41
2.1.3 Vai trò KTQTCL...............................................................................................47


iv

2.1.4 Nội dung của KTQTCL....................................................................................51
2.1.5 Kỹ thuật của KTQTCL.....................................................................................52
2.2 Thành quả hoạt động của đơn vị......................................................................62
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL...........................................65
2.3.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.......................................................................65
2.3.2 Nhân tố bên trong của doanh nghiệp.................................................................68
2.4 Các lý thuyết nền liên quan..............................................................................74
2.4.1 Lý thuyết ngẫu nhiên.........................................................................................74
2.4.2 Lý thuyết thể chế...............................................................................................79
2.4.3 Lý thuyết cấp trên (Upper echelons theory)......................................................81

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................82
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................83
3.1 Khái quát phương pháp và quy trình nghiên cứu..........................................83
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................83
3.1.2 Qui trình nghiên cứu.........................................................................................84
3.2 Mơ hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và thang đo của các biến..........86
3.2.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất..............................................................................86
3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................89
3.2.3 Thang đo của các biến.......................................................................................94
3.3 Thiết kế nghiên cứu định tính và xây dựng thang đo.....................................98
3.3.1 Nghiên cứu định tính.........................................................................................99
3.3.2 Quy trình thực hiện.........................................................................................100
3.4 Thiết kế nghiên cứu định lượng.....................................................................102
3.4.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ..........................................................................102
3.4.2 Nghiên cứu định lượng chính thức..................................................................104
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................109
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN..............................110
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính.........................................................................110
4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ..............................................................112


v

4.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo...................................................................112
4.2.2 Kết quả phân tích EFA định lượng sơ bộ..........................................................114
4.3 Kết quả định lượng chính thức......................................................................116
4.3.1 Thống kê mẫu nghiên cứu...............................................................................116
4.3.2 Kiểm định thang đo.........................................................................................120
4.4 Kiểm định mơ hình SEM và giả thuyết.........................................................126
4.4.1 Kiểm định bằng mơ hình SEM........................................................................126

4.4.2 Kiểm định ước lượng mơ hình nghiên cứu bằng Bootstrap.............................128
4.4.3 Kết quả kiểm định giả thuyết..........................................................................128
4.5 Bàn luận kết quả nghiên cứu..........................................................................130
4.5.1 Bàn luận kết quả chính từ nghiên cứu.............................................................130
4.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL.............................................132
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................139
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý...............................................................140
5.1 Kết luận............................................................................................................140
5.2 Một số hàm ý quản trị.....................................................................................141
5.2.1 Hàm ý về mặt lý thuyết...................................................................................141
5.2.2 Hàm ý về thực tiễn..........................................................................................143
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai...................150
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5....................................................................................152
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................153
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ........................173
PHỤ LỤC


vi

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BCTC

Báo cáo tài chính

DNSX


Doanh nghiệp sản xuất

KTQT

Kế tốn quản trị

KTQTCL

Kế tốn quản trị chiến lược

SMA

Strategic management
accounting

PPNC

Phương pháp nghiên cứu

SXKD

Sản xuất kinh doanh

QTCL

Quản trị chiến lược

Dịch nghĩa (nếu có)


Kế tốn quản trị chiến lược


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2-1 Phân biệt cơ bản giữa KTQT truyền thống và KTQTCL.........................47
Bảng 3-1 Ảnh hưởng các nhân tố tác động đến thực hiện SMA và tác động của thực
hiện KTQTCL đến thành quả..................................................................................88
Bảng 3-2 Nhận thức về sự không chắn chắn của môi trường..................................94
Bảng 3-3 Nhân tố cơ cấu tổ chức.............................................................................95
Bảng 3-4 Chiến lược công ty...................................................................................96
Bảng 3-5 Nhân tố văn hóa cơng ty..........................................................................96
Bảng 3-6 Nhân tố trình độ nhân viên KTQT...........................................................96
Bảng 3-7 Nhân tố công nghệ của doanh nghiệp sản xuất........................................97
Bảng 3-8 Thang đo thực hiện SMA trong doanh nghiệp SX Việt Nam...................97
Bảng 3-9 Thang đo thành quả..................................................................................98
Bảng 4-1 Độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha..................................................112
Bảng 4-2 Ma trận xoay của nhân tố độc lập..........................................................115
Bảng 4-3 Ma trận xoay của nhân tố phụ thuộc thực hiện SMA.............................115
Bảng 4-4 Ma trận xoay nhân tố thành quả.............................................................116
Bảng 4-5 Giới tính.................................................................................................116
Bảng 4-6 Độ tuổi...................................................................................................116
Bảng 4-7 Kinh nghiệm..........................................................................................117
Bảng 4-8 Trình độ.................................................................................................117
Bảng 4-9 Vị trí.......................................................................................................118
Bảng 4-10 Loại hình DNSX..................................................................................118
Bảng 4-11 Vốn điều lệ...........................................................................................119
Bảng 4-12 Lĩnh vực sản xuất.................................................................................119
Bảng 4-13 Khu vực...............................................................................................119

Bảng 4-14 Tổng hợp độ tin cậy cronbach’s của thang đo nghiên cứu...................120
Bảng 4-15 Ma trận xoay phân tích EFA................................................................122
Bảng 4-16 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến nghiên cứu..............125
Bảng 4-17 Hệ số tin cậy tổng hợp của các nhân tố trong mơ hình tới hạn.............126


viii

Bảng 4-18 Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa các nhân tố trong mơ hình lý thuyết
(chưa chuẩn hóa)...................................................................................................127
Bảng 4-19 Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 500...................................128
Bảng 4-20 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu.............................................129


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 2-1 Khung nghiên cứu Gordon và Miller (1976)............................................77
Hình 2-2 Mơ hình ngẫu nhiên trong đề tài tổ chức của Weill và Olson (1989).......78
Hình 3-1 Quy trình nghiên cứu................................................................................85
Hình 3-2 Mơ hình nghiên cứu của luận án...............................................................87
Hình 4-1 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định mơ hình tới hạn..........................124
Hình 4-2 Kết quả SEM mơ hình lý thuyết.............................................................127


x

TĨM TẮT
Trong mơi trường kinh doanh hiện đại, sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ ở tất cả
các lĩnh vực sản xuất, việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược (KTQTCL) cung

cấp thông tin hỗ trợ lãnh đạo trong việc ra quyết định chiến lược vì sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, KTQTCL được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm đến trong thời gian đây. Tuy nhiên, các đề tài chủ yếu chỉ tập trung vào lý
thuyết, khái niệm, nội dung của KTQTCL. Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện tại rất cần
một nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL,
nhằm tăng cường khả năng vận dụng thành công KTQTCL trong thời kỳ hội nhập.
Đồng thời, đề tài cũng cung cấp chứng minh việc thực hiện KTQTCL có thực sự
làm tăng thành quả của doanh nghiệp sản xuất (DNSX) Việt Nam.
Mục tiêu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL, tác động của
thực hiện KTQTCL đến thành quả trong DNSX Việt Nam.
Phương pháp: Tác giả sử dụng PPNC hỗn hợp: (1) PPNC định tính phỏng vấn
chuyên gia và (2) PPNC định lượng khảo sát 124 DNSX trong PPNC định lượng sơ
bộ và khảo sát 301 DNSX Việt Nam để phục vụ q trình PPNC định lượng chính
thức.
Kết quả cung cấp bằng chứng mối quan hệ cho thấy sáu nhân tố bao gồm:
văn hóa cơng ty, chiếc lược kinh doanh, cơ cấu tổ chức phân cấp quản lý, trình độ
nhân viên, cơng nghệ, nhận thức về thị trường kinh doanh tác động trực tiếp đến
thực hiện KTQTCL trong đó văn hóa tổ chức tác động mạnh nhất. Đồng thời,
nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của KTQTCL
đến thành quả hoạt động tại DNSX ở Việt Nam.
Kết luận và hàm ý: Đề tài này cung cấp sự hiểu biết cho lãnh đạo DNSX về
KTQTCL và lợi ích KTQTCL mang lại cho DNSX trong việc cung cấp thông tin
chiến lược. Đề tài cung cấp nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ tác động thực
hiện KTQTCL và thành quả, qua đó bổ sung thêm bằng chứng lợi ích của thực hiện
KTQTCL ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Đồng thời, đề tài cũng thực


xi

hiện xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL trong điều kiện Việt

Nam nhằm tăng khả năng thực hiện thành cơng KTQTCL.
Từ khóa: Kế tốn quản trị chiến lược, KTQTCL, thành quả hoạt động, doanh nghiệp
sản xuất Việt Nam.


xii

ABSTRACT
The reason for the topic: In a modern business environment, competition is strong
in all fields of manufacturing industry, and the application of strategic management
accounting (SMA) helps provide helpful information for managers to make strategic
decisions towards the sustainable development of the Business. In Vietnam, SMA
has become a topical issue recently. However, extant studies mainly focus on
theoretical aspects, concept sand the content of SMA. Therefore, it is important to
do an empirical research on determinants of the implementation of SMA in order to
raise the likelihood of success of SMA deveplopment for firmsin the economic
integration period. At the same time, the thesis also provides evidence that the
implementation of SMA tends to increase the performance of Vietnamese
manufacturing firms.
Research objectives: examine the factors affecting SMA implementation and the
impact of SMA implementation on the operating performance of manufacturing
firmsin Vietnam.
Research methodology: The author uses a mixed method: (1) qualitative method
isapplied in surveying expertsand (2) quantitative method, Both in pilot study and
final survey of 301 manufacturing firms.
Research results: The thesis provides evidence suggesting the direct impact of six
factors, including corporate culture, Businessstrategy, organizational structure or
management

hierarchy,


employee

qualifications,

technology,

awarenessof

uncertainty of the Business environment, on the implementation of SMA, and
corporate culture has the strongest impact. At the same time, the study also provides
empirical evidence on the impact of SMA on the operating performance of
Vietnamese manufacturing firms.
Conclusion and implications: The current thesis provides managers of
manufacturing firms knowledge about SMA and the Benefits SMA Brings to
Businesses through providing strategic information. The project provides empirical
evidence on the link between SMA implementation and operating performance,


xiii

thereby supplementing evidence on the benefits of SMA implementation in
developing countrieslike Vietnam. At the same time, the thesis identifies factor
saffecting SMA implementation in Vietnamese context to increase the ability to
implement SMA successfully.
Key words: Strategic management accounting, SMA, operating performance,
manufacturing firms


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) đối với thị trường trong

nước và quốc tế không ngừng tăng cao, làm cho vòng đời sản phẩm ngày càng rút
ngắn, nhu cầu về chất lượng hàng hóa của người mua ngày càng cao. Nguyên nhân
chính dẫn đến áp lực cạnh tranh này là hội nhập về kinh tế cùng với sự bùng nổ của
khoa học công nghệ 4.0. Trong thời kỳ này, mục tiêu phát triển bền vững và tăng
cường thành quả hoạt động ln được các tổ chức ưu tiên. Vì vậy, DNSX Việt Nam
cần phải tăng cường công cụ kiểm sốt, trong đó có Kế tốn quản trị chiến lược
(KTQTCL) - một công cụ hữu hiệu cho việc quản trị. DNSX Việt Nam thực hiện các
kỹ thuật KTQTCL sẽ nhanh chóng cung cấp cho lãnh đạo cấp cao thơng tin về nguồn
lực bên trong và định hướng bên ngoài trong phục vụ quản trị chiến lược (QTCL).
Trong thị trường hội nhập và cạnh tranh cao, KTQTCL được nhiều học giả cho rằng là
sự giao thoa giữa kế toán và QTCL. Định nghĩa về KTQTCL được Simmonds (1981)
giới thiệu lần đầu tiên trong một tạp chí chuyên ngành, tính đến nay đã được hơn ba
mươi năm, đã có nhiều học giả tiếp tục phát triển định nghĩa về KTQTCL như
Bromwich (1990); Langfield-Smith (2008); Ma và cộng sự (2009). Tuy nhiên, cho đến
thời điểm này chưa có một định nghĩa phổ biến và thống nhất về KTQTCL. Điều này
là do mỗi học giả dựa trên các quan điểm cá nhân khác nhau khi đưa ra định nghĩa về
KTQTCL. Nhưng các định nghĩa này đều được cơng nhận có ba điểm giống nhau, là
(1) đều hướng tới mơi trường bên ngồi đơn vị, (2) Khi ra quyết định sử dụng tất cả
thông tin về tài chính và phi tài chính và (3) định hướng dài hạn (Agasisti và cộng sự,
2008).
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới, khởi đầu bằng việc ký kết tham
gia WTO vào năm 2007. Đến tháng 12/2015 Việt Nam đã tham gia ký kết tham gia
cộng đồng kinh tế Asean. Gần đây nhất tại hội nghị APEC 2017 tại Đà Nẵng, 11 nước

thành viên đã đạt được thỏa thuận CPTPP, theo các chuyên gia khi hiệp định CPTPP


2

được thực hiện cơ hội và thách thức luôn song hành đối với tất cả các DNSX. Hơn nữa,
tháng 6/2019 Nghị viện châu Âu đã phê chuẩn hiệp định thương Mại Việt Nam – EU
(EVFTA), hiệp định EVFTA sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng
thị trường. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh giữa DNSX trong nước với nước ngoài ngày
càng gia tăng ở mọi lĩnh vực, trong đó lĩnh vực sản xuất được đánh giá là ảnh hưởng
nhiều nhất. Theo lộ trình hội nhập Việt Nam phải dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan khiến
việc xuất nhập khẩu ngày càng thuận tiện hơn. Mặt khác, sự phát triển khơng ngừng
của cơng nghệ trên tồn thế giới thay đổi toàn diện nền sản xuất trên mọi lĩnh vực.
Chính vì thế, thị phần sẽ trở nên khốc liệt hơn rất nhiều. Các DNSX cần định hình
chiến lược xây dựng thương hiệu, cung cấp những sản phẩm đáp ứng được thị hiếu
ngày càng đa dạng với giá thành hợp lý cho người mua (Langfield – Smith, 2008). Mục
tiêu luôn được đặt ra đối với DNSX ngày nay làm sao để cải thiện và nâng cao sức
cạnh tranh đối với cả thị trường nội địa và quốc tế. Lãnh đạo trong DNSX rất cần
những thông tin liên quan đến QTCL, như về hoạch định nguồn nhân lực, chi phí sản
xuất, đầu tư cơng nghệ, hồn thiện cơng cụ quản lý, cũng như xây dựng nguồn ngân
sách cho thực hiện chiến lược. Trong đó, những dữ liệu chiến lược này được cung cấp
bởi KTQTCL. Thực tế đã chứng minh sự thành công tạo ra sức cạnh tranh vượt bậc
của các DNSX Nhật Bản khi áp dụng kỹ thuật KTQTCL tiêu biểu như kỹ thuật Chi phí
mục tiêu, Kaizen.
Theo đề tài của Ojra (2014) các lý thuyết khoa học tổ chức đã nhấn mạnh rằng các
quyết định quản trị thành công cao sẽ tăng cường thành quả trong DNSX. Nhiều đề tài
về KTQTCL cho thấy nhân viên kế tốn đóng góp vai trị ngày càng tăng đối với việc
ra các quyết định chiến lược (Bhimani và Keshtvart, 1999) và họ tham gia ngày càng
nhiều vào các hoạt động chiến lược của doanh nghiệp (Guilding và cộng sự 2002).
Trong những năm qua, trước áp lực cạnh tranh do thị trường mang lại, Woods và cộng

sự (2012) nhận xét rằng KTQTCL tiếp tục là mối quan tâm lớn của nhà nghiên cứu về


3

kế toán. Nhưng theo Oboh và cộng sự (2017) hiện chưa nhiều đề tài về thực hiện
KTQTCL. Chủ yếu các đề tài này đều tập trung ở các nước phát triển. Do đó, tại các
nước đang phát triển như Việt Nam chưa có nhiều các đề tài thực nghiệm về KTQTCL.
Hơn nữa, theo Ojra (2014) ngày càng có nhiều ý kiến về vai trò của KTQTCL nâng cao
thành quả của DNSX, khi lãnh đạo sử dụng báo cáo quản trị nội bộ để thực hiện ra
quyết định. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra trong nghiên cứu là cần thêm nhiều đề tài
chuyên sâu điều tra thực hiện KTQTCL tác động đến hiệu quả DNSX. Qua khảo sát sơ
lược DNSX Việt Nam và các đề tài được thực hiện trong thời gian qua như nghiên cứu
của tác giả Trần Ngọc Hùng (2016), Đỗ Thị Hương Thanh (2019), Trịnh Hiệp Thiện
(2019) cho thấy việc thực hiện kế toán quản trị (KTQT) và đặc biệt các công cụ KTQT
mới như KTQTCL hiện tại còn nhiều hạn chế, đa phần bộ phận KTQT chỉ cung cấp dữ
liệu thuộc về nội bộ tổ chức, các thông tin cho lãnh đạo khi thực hiện chiến lược chưa
nhiều. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về KTQTCL cịn rất kiêm tốn chỉ mới được và
cơng bố trên một vài bài báo khoa học, cũng như một số luận văn cao học và đề tài
nghiên cứu cấp cơ sở. Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ ra được sự cần thiết của các vận
dụng KTQTCL cũng như một số nội dung kỹ thuật cơ bản của KTQTCL có thể áp
dụng cho các DNSX Việt Nam. Cho đến nay hầu như chưa có đề tài nghiên cứu nào
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCL, và tác động của KTQTCL đến thành
quả hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Thực trạng này địi hỏi cần có nhiều đề
tài về các nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCL để tăng khả năng vận dụng có hiệu quả
KTQTCL. Từ đó, làm tăng cường thành quả của DNSX.
Đáp ứng những nhu cầu trên, trên cơ sở những khoảng trống lý thuyết trong đề
tài trước, cũng như sự thay đổi vai trị của KTQT đối với hoạt động cung cấp thơng tin
chiến lược cho lãnh đạo, và kiểm định sự tác động của KTQTCL đến hiệu quả tại
DNSX, tác giả thực hiện luận án “Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán

quản trị chiến lược và sự tác động đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp sản


4

xuất Việt Nam”. Đề tài này tập trung vào việc sử dụng KTQTCL như là một công cụ
để hỗ trợ các quyết định của lãnh đạo, qua đó nâng cao thành quả của tổ chức. Đề tài
được thực hiện là một tài liệu tham khảo trong thực tiễn công tác KTQTCL, góp phần
xây dựng về mặt lý thuyết về KTQTCL, các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện
KTQTCL, và cũng như nâng cao nhận thức của lãnh đạo trong DNSX về vai trò
KTQTCL đối với hiệu quả của DNSX.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL và sự tác
động của thực hiện KTQTCL đến thành quả của DNSX tại Việt Nam.
Trong đó mục tiêu cụ thể:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL của các DNSX Việt Nam.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện KTQTCL của các DNSX
Việt Nam
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của thực hiện KTQTCL đến thành quả của DNSX Việt
Nam
3.

Câu hỏi nghiên cứu

Q1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL của các DNSX Việt Nam?
Q2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện KTQTCL tại DNSX ở Việt Nam
như thế nào?

Q3: Mức độ ảnh hưởng của KTQTCL đến thành quả của DNSX Việt Nam như thế
nào?
4.

Đối tượng nghiên cứu, phạm vi khảo sát

4.1

Đối tượng nghiên cứu


5

Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc áp dụng kỹ thuật KTQTCL, thành quả
và các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL và tác động thực hiện KTQTCL đến
thành quả hoạt động trong DNSX Việt Nam
4.2

Phạm vi khảo sát
Nghiên cứu cho các DNSX ở Việt Nam nhưng giới hạn phạm vi khảo sát ở một

số tỉnh thành ở Phía Nam. (Do phạm vi khá rộng, nên luận án giới hạn việc khảo sát ở
các tỉnh thành phía nam. Mặc dù chỉ giới hạn trong phạm vi như vậy nhưng do số
lượng DNSX ở các tỉnh phía nam chiếm tỷ trọng lớn trong cả nước. Nên theo quan
điểm của NCS có thể đại diện diện được cho cả nước) cụ thể:
- Khơng gian: Các DNSX có quy mơ vừa và lớn tập trung ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và An Giang.
- Thời gian: Khảo sát từ tháng 4/2018 đến tháng 10/2018.
5.


Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu (PPNC) là PPNC định tính và

PPNC định lượng cụ thể là:
- PPNC định tính: nhằm mục tiêu xác định nội dung kỹ thuật KTQTCL cũng
như xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL trong DNSX thông qua
tham khảo các đề tài trước và trao đổi với các chuyên gia. Kết quả PPNC định tính cho
thấy các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL, tác động KTQTCL đến hiệu quả
trong DNSX và làm cơ sở cho PPNC định lượng.
- PPNC định lượng: Được thiết kế để đo lường tác động của các yếu tố đến việc
thực hiện KTQTCL của DNSX, bằng PPNC định lượng sơ bộ và PPNC định lượng
chính thức gồm các bước như: biên soạn bảng câu hỏi và khảo sát thí điểm; Phương
pháp lấy mẫu; Xác định kích thước mẫu; Gửi Phiếu khảo sát và nhận kết quả trả lời;
Làm sạch dữ liệu và xử lý dữ liệu; đánh giá độ tin cậy và xác minh chất lượng của
thang đo; Đo lường tác động của các yếu tố đến thực hiện KTQTCL, thực hiện
KTQTCL tác động đến thành quả qua mơ hình hình SEM; Trong PPNC định lượng tác


6

giả sử dụng phần mềm hỗ trợ SPSS 22, AMOS 22 để đo lường và kiểm định các giả
thuyết.
6.

Đóng góp mới của luận án

6.1

Đóng góp về mặt học thuật
Luận án đã xác định và bổ sung một số yếu tố mới ảnh hưởng đến thực hiện


KTQTCL ở Việt Nam, đồng thời điều chỉnh bổ sung thang đo của nhiều biến để kiểm
định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện KTQTCL và mức độ ảnh
hưởng của thực hiện KTQTCL đến thành quả của DNSX ở Việt Nam
Đóng góp này làm phong phú thêm về mặt lý luận khi nghiên cứu KTQTCL và
tác động của KTQTCL đến thành quả hoạt động của các DNSX ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay cũng như về lâu dài khi KTQTCL trở thành công cụ quan trọng để thực
hiện quản trị chiến lược ở các DNSX
6.2

Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức của các lãnh đạo trong DNSX Việt

Nam về vai trị và lợi ích của thực hiện KTQTCL đối với thành quả hoạt động trong
quá trình tạo lập và QTCL nhằm giúp DNSX tăng cường năng lực cạnh tranh, hướng
tới mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng. Luận án có thể là tư liệu tham khảo cho các DNSX và cá nhân nghiên cứu về
thực hiện KTQTCL ở Việt Nam và trên thế giới về yếu tố ảnh hưởng đến việc thành
công khi thực hiện KTQTCL nhằm tăng cường hiệu quả của DNSX.
7.

Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, Luận án được chia thành 5 chương

Phần mở đầu:
Phần này bao gồm sự cần thiết, mục đích, câu hỏi, đối tượng, phạm vi, ý nghĩa
và PPNC.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu



7

Chương này xem xét các nghiên cứu của thế giới và Việt Nam về phương pháp
tiếp cận KTQTCL và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL, sự tác động đến
thành quả trong DNSX.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này trình bày khái quát một số vấn đề về KTQTCL, các yếu tố ảnh
hưởng đến thực hiện KTQTCL, và những lý thuyết nền tảng có liên quan..
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày quy trình, các bước thực hiện, nguồn dữ liệu, PPNC theo
từng giai đoạn PPNC định tính và PPNC định lượng.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương này trình bày kết quả của PPNC định tính, PPNC định lượng và bàn
luận về các kết quả của luận án đã trình bày.
Chương 5: Kết luận và hàm ý
Các kết luận đã đúc kết được từ q trình và kết quả nghiên cứu, qua đó, đưa ra
các hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng thực hiện KTQTCL trong DNSX, nhằm
nâng cao hiệu quả của DNSX. Trong chương này cũng nêu rõ ý nghĩa khoa học thực
tiễn và những hạn chế của đề tài, đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


8

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Mục đích của chương này trình bày tồn cảnh về các đề tài trước là căn cứ xác
định các lỗ hổng và kế thừa kết quả để hình thành định hướng nghiên cứu của luận án.
Các nội dungliên quan đến đề tài như các cơng trình trong và ngồi nước về các yếu
tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL, sự tác động của thực hiện KTQTCL đến thành
quả của DNSX. Trên cơ sở này, NCS kế thừa và tìm ra lỗ hổng lý thuyết, đồng thời đề
xuất hướng nghiên cứu mới của luận án.

1.1

Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
1.1.1 Các nghiên cứu về KTQTCL
Khái niệm về KTQTCL được Simmonds (1981) công bố lần đầu tiên trên tạp

chí chuyên ngành của Anh Quốc. KTQTCL được tác giả kỳ vọng được thực hiện rộng
rãi tại đơn vị, do những lợi ích mà KTQTCL mang lại khi áp dụng so với KTQT truyền
thống. Tuy nhiên, hơn 30 năm qua sự phát triển KTQTCL được các học giả đánh giá là
chậm hơn so với kỳ vọng (Šoljaková, 2012). Do đó, nghiên cứu về KTQTCL được
phân loại ba hướng nghiên cứu là (1) Nghiên cứu về các kỹ thuật KTQTCL, (2) Nghiên
cứu ủng hộ áp dụng KTQTCL, (3) Các rào cản khi thực hiện KTQTCL.
1.1.1.1

Nghiên cứu về các kỹ thuật KTQTCL.

Theo Ojua (2016), mô tả KTQTCL là hệ thống thông tin được sử dụng để hỗ trợ
lãnh đạo cấp cao ra quyết định chiến lược khi thị phần trở nên cạnh tranh hơn. Đó cũng
là nguyên nhân của sự gia tăng nhiều các đề tài về các kỹ thuật KTQTCL cũng như
thực hiện KTQTCL. Khi đề cập đến thành phần của kỹ thuật KTQTCL có nhiều danh
sách khác nhau về kỹ thuật KTQTCL mang tính chiến lược được đề xuất dựa trên quan
điểm khác nhau của các học giả. Một số học giả đã mô tả kỹ thuật KTQTCL liên quan
đến sự tập trung rõ ràng về chiến lược, với trọng tâm thơng tin bên ngồi tổ chức, và
nhìn về tương lai (Ma và cộng sự, 2009). Ngồi ra, một số đề tài khác mô tả kỹ thuật
KTQTCL là sự giao thoa giữa kỹ thuật KTQT với công tác QTCL. (Nixon và cộng sự,


9

2012). Chính vì thế, dù các nhiều nghiên cứu về KTQTCL, tuy nhiên vẫn chưa có một

khái niệm chung phổ biến về kỹ thuật KTQTCL (Juras, 2014).
Bộ danh sách kỹ thuật KTQTCL được xem là đầu tiên được đề xuất bởi
Guilding và cộng sự (2000). Nhóm tác giả sử dụng các tiêu chí để đánh giá kỹ thuật
KTQT nào được xem xét là KTQTCL. Với lý do là phần lớn các kỹ thuật KTQT truyền
thống thường liên quan chủ yếu đến “chiến thuật” nhiều hơn là cấp “chiến lược” trong
đơn vị. Thông tin được cung cấp từ hệ thống KTQT truyền thống thường theo quan
điểm thời gian là năm tài chính trong ngắn hạn, do đó KTQT truyền thống chưa mang
tính dài hạn và hướng về tương lai đối với hoạt động tổ chức. Mặc khác, KTQT truyền
thống cũng chưa có sự phối hợp với hoạt động Marketing hoặc đặt trong tâm cung cấp
thông tin cho nghiên cứu thị trường cạnh tranh. Vì thế, các đặc điểm nêu ở trên của
KTQT truyền thống khơng thích hợp với quan điểm định hướng chiến lược mà KTQT
phải đáp ứng nhu cầu mới của lãnh đạo cấp cao. Do đó, tiêu chí được Guilding và
Cộng sự (2000) đặt ra đối với KTQTCL cụ thể như: Thông tin do KTQTCL cung cấp
phải là những hoạt động kinh doanh của đơn vị mang tính thời gian dài hạn trong tương
lai, và KTQTCL phải tập trung khai thác các đối tượng bên ngoài tổ chức. Hơn nữa,
Guilding et al (2000) còn nhấn mạnh rằng chỉ khi các kỹ thuật KTQT thỏa những tiêu
chí này mới có thể trở thành một kỹ thật KTQTCL hữu hiệu phù hợp với công tác
QTCL của tổ chức. Dựa trên tiêu chí về kỹ thuật KTQTCL bao gồm thơng tin mang
tính thời gian dài hạn, tập trung vào tương lai và đối tượng khai thác bên ngoài đơn vị,
Guilding et al (2000) đã tập hợp mười hai danh sách trong bộ kỹ thuật KTQTCL, đây
được xem là bộ kỹ thuật KTQTCL chuẩn đầu tiên trong nghiên cứu KTQTCL.
Bộ danh sách kỹ thuật KTQTCL thứ hai được đề xuất bởi nhóm tác giả Cravens
et al (2001). Bộ danh sách này được kế thừa từ bộ danh sách của Guilding et al (2000)
và bổ sung thêm kỹ thuật hao tổn theo hoạt động (ABC); Benchmarking; và tích hợp
đo lường thẻ cân bằng điểm (BSC) và loại bỏ kỹ thuật đánh giá thương hiệu ra danh
sách bộ kỹ thuật so với bộ danh sách ban đầu.


10


Bộ danh sách tiếp theo gồm 14 kỹ thuật KTQTCL tiếp theo được đề xuất tác giả
Cinquini và cộng sự (2007). Bộ kỹ thuật này so với bộ kỹ thuật Cravens và cộng sự
(2001) bổ sung thêm một kỹ thuật là phân tích lợi nhuận người mua (Customer
Profitability Analysis). Danh sách bộ kỹ thuật KTQTCL được phát triển bởi Cadez và
Cộng sự (2008) bao gồm mười sáu kỹ thuật KTQTCL, bộ danh sách này bổ sung thêm
hai kỹ thuật KTQTCL mới so với bộ kỹ thuật của học giả Cinquini và cộng sự (2007).
Bộ danh sách của Cadez và cộng sự (2008) được nhiều học giả đánh giá là tương đối
đầy đủ các kỹ thuật KTQTCL và được sử dụng làm nền trong nhiều đề tài như: AlMawali (2015); Ojua (2016),…Đề tài của Shah và cộng sự (2011) trong phần tổng
quan lý thuyết về kỹ thuật KTQTCL đã liệt kê số lượng kỹ thuật về KTQTCL ít hơn
bao gồm 8 kỹ thuật. Nhóm tác giả Alsoboa và cộng sự (2015) xác định tổng hợp 19 kỹ
thuật KTQTCL từ các nghiên cứu trước.
Một quan điểm khác khác, khi xem xét tiêu chuẩn các kỹ thuật KTQTCL là
công cụ dùng để kiểm soát hoạt động, lập kế hoạch và đưa ra quyết định trong tổ chức
(Brouthers và Roozen, 1999). Trên cơ sở này, Fowzia (2011) cho biết rằng một số học
giả dành sự chú ý ngày càng tăng đến đề tài liên quan đến ứng dụng KTQTCL và khám
phá các yếu tố tác động đến thực hiện KTQTCL. (Cadez et al (2008); Cinquini và etc
(2010),..). Đề tài của tác giả Ojra (2014) bổ sung 5 kỹ thuật KTQTCL so với nghiên
cứu Cadez và cộng sự (2008). Căn cứ trên bảng tổng hợp của tác giả Juas (2014) và
tổng hợp của nhiều học giả nghiên cứu về KTQTCL bao gồm Guilding và cộng sự
(2000), Cravens và Guilding (2001), Cinquini và Tenucci (2007), Cadez và Guilding
(2008), Shah (2011), Fowzia (2011) và Ojra (2014). Tác giả tổng hợp bảng phụ lục số
13 về danh sách bộ kỹ thuật KTQTCL được nhiều tác giả dùng phổ biến trong nghiên
cứu.
Một số học giả thực hiện chia nhóm các kỹ thuật KTQTCL, nhìn chung các tiêu
chí phân loại này đều dựa trên đặc điểm đối tượng KTQTCL với trọng tâm khai thác
cung cấp thơng tin, có hai cách phân loại tiêu biểu như: Cinquini và cộng sự (2007)


×