Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Tổng hợp quy luật di truyền - có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.88 KB, 89 trang )

000000

.

QUY LUẬT DI TRUYỀN
(GV Biên Soạn: Đinh Văn Đức)

Họ tên HS:……………………………………….. Lớp:…………………….

Buôn Hồ tháng 6 năm 2020.


MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG DI
TRUYỀN HỌC
1 . Tính trạng
- K/n: Là đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí riêng của một cơ thể nào đó mà có thể sử dụng để phân
biệt với cơ thể khác.
- Phân loại: có 2 loại tính trạng:
+ Tính trạng tương ứng: là nhưng biểu hiện khác nhau của cùng một tính trạng
+ Tính trạng tương phản: là 2 trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược
nhau.
- VD: cặp tính trạng tương phản:
+ Ở đậu Hà Lan, tính trạng màu sắc biểu hiện 2 trạng thái: Hạt vàng <> Hạt xanh
+ Ở người, tính trạng hình dạng tóc biểu hiện 2 trạng thái: tóc thẳng <> tóc xoăn.
2 . Tính trạng trội, tính trạng lặn.
- Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở trạng thái đồng hợp tử trội hoặc di hợp tử.
Trên thực tế có trội hồn tồn và trội khơng hồn tồn.
- Tính trạng lặn: là tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp lặn.
3. Alen và cặp alen
- Alen: mỗi trạng thái khác nhau của cùng một gen ( vd: alen A, alen a)
- Cặp alen: 2 alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp NST tương đồng ở sinh vật


lưỡng bội ( vd: AA, Aa, aa)
- Gen không alen: là các trạng thái khác nhau của các cặp gen không tương ứng tồn tại trên các NST
không tương đồng hoặc nằm trên cùng một NST thuộc nhóm liên kết.
4. Kiểu gen và kiểu hình
- Kiểu gen: là tồn bộ các gen nằm trong tế bào sinh vật.
Trong thực tế khi nói đến kiểu gen của một cơ thể ngta chỉ xét một vài cặp gen nào đó liên quan đến
các tính trạng cần nghiên cứu. VD: ở đậu Hà lan có kiểu gen AaBa, AABB,..
- Kiểu hình: là tổ hợp tồn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể.
Trong thực tế, khi nói đến kiểu hình cơ thể, ngta chỉ xét đến một vài tính trạng đang nghiên cứu. VD : ở
đậu Hà Lan có kiểu hình: hạt vàng, trơn, hạt xanh, nhăn...
5. Thể đồng hợp và thể dị hợp
- Thể đồng hợp: là cá thể mang 2 alen giống nhau thuộc cùng một gen. Vd: AA, aa, BB,..
- Thể dị hợp: là cá thể mang 2 alen khác nhau thuộc cùng một gen. Vd: Aa, Bb,..
- Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ con cháu khơng phân
li, có kiểu hình giống bố mẹ.
6. Lai phân tích
1


- Là phương pháp lai lấy cơ thể cần kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể mang cặp gen lặn. Nếu đời ocn
khơng phân tính thì cơ thể cần kiểm tra kiểu gen có kiểu gen là đồng hợp trội, nếu đời con phân tính thì
cơ thể cần kiểm tra kiểu gen có kiểu gen là dị hợp tử.
7. Di truyền độc lập
- là sự di truyền của cặp tính trạng này khơng phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng khác và
ngược lại.
8. Liên kết gen
- Là hiện tượng các gen không alen cùng nằm trong một nhóm liên kết, mỗi gen chiếm một vị trí nhất
định gọi là locut. Nếu khoảng cách giữa các gen gần nhau, sức liên kết bền chặt tạo nên sự liên kết gen
hoàn toàn. Nếu khoảng cách giữa các gen cách xa nhau thì sức liên kết lỏng lẻo dẫn tới hoán vị gen.


2


CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN
Chuyên đề I: QUY LUẬT PHÂN LI
I . Lý thuyết
Dạng 1: Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con khi biết kiểu hình của P
và đặc điểm di truyền của tính trạng đó.
Các bước giải:
+ Bước 1: Xác định tính trạng trội, lặn; quy ước gen.
+ Bước 2: Từ kiểu hình của P, xác định kiểu gen P.
+ Bước 3: Viết sơ đồ lai dựa trên cơ sở xác định thành phần và tỉ lệ của các giao tử.
+ Bước 4: Xác định sự phân li kiểu gen, phân li kiểu hình của F.
Chú ý: Tỷ lệ một kiểu gen ở đời con bằng tổng cộng các tích tỷ lệ các giao tử kết hợp thành kiểu gen
đó.
Phân biệt trội hồn tồn, khơng hồn tồn và đồng trội
*Trội hoàn toàn:
P: AA (đỏ) x aa (trắng)
F1: Aa (đỏ - trội) G: 0,5A: 0,5a
F2: 1AA : 2Aa: 1 aa - 3 đỏ: 1 trắng
*Trội khơng hồn tồn:
P: AA (đỏ) x aa (trắng) F1: Aa (Hồng) F2: 1 AA: 2Aa: 1aa  1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng.
*Đồng trội P: IAIA (nhóm máu A) x IBIB (nhóm máu B)
F1: IAIB (100% máu AB)
G: 50%IA : 50% IB
F2: 1 IAIA : 2 IAIB : 1 IBIB 
1 máu A: 2 máu AB : 1 máu B
*Gen gây chết:
P: Aa x Aa (Cánh cong) G: 0,5A : 0,5a F1: 1AA : 2Aa : 1 aa chết: 2Cong: 1 thẳng
Kết luận: Tất cả đều tuân theo quy luật phân li (50% giao tử) đó là bản chất của QLPL

2. Dạng 2: Xác định kiểu gen của bố mẹ khi biết kiểu hình của P và kết quả phép lai.
- Nguyên tắc:
+ Số tổ hợp giao tử = Số loại giao tử đực x số loại giao tử cái.
+ Từ tỉ lệ phân li ở đời con sẽ xác định được số tổ hợp giao tử và từ số tổ hợp giao tử → số loại giao tử
của bố mẹ → kiểu gen của P.
* Chú ý: Khi biết số kiểu tổ hợp → biết số loại giao tử đực, giao tử cái → biết số cặp gen dị hợp trong
kiểu gen của cha hoặc mẹ. VD: 4 tổ hợp = 2 x 2 (hoặc 4 x 1).
3


Một số kết quả áp dụng:
+ Nếu đời con đồng tính: → P: AA x AA hoặc AA x Aa hoặc AA x aa.
+ Nếu đời con phân tính theo tỉ lệ:


3:1

→ P: Aa x Aa (Trội hoàn toàn)



1 : 2 : 1 → P: Aa x Aa (Trội không hoàn toàn)



1:1

→ P: Aa x aa




2:1

→ P: Aa x Aa và có hiện tượng gây chết ở thể đồng hợp AA.

- Chú ý: trong trường hợp không rõ tỉ lệ phân tính ở đời con thì cần dựa vào tỉ lệ kiểu hình lặn (aa) để
xác định kiểu gen của bố mẹ.
3. Dạng 3: Bài tập về gen đa alen
- Quan hệ giữa các alen trong trường hợp gen đa alen cũng bao gồm các quan hệ như trong trường hợp
1 gen gồm 2 alen: trội hồn tồn, trội khơng hồn tồn, đồng trội.
- Một gen có n alen thì số kiểu gen được tạo ra là: n(n+1)/2
- Số kiểu gen đồng hợp là: n
- Số kiểu gen dị hợp là: n(n-1)/2
- Số kiểu hình:
+ Nếu các alen chỉ có quan hệ trội lặn hồn tồn thì số kiểu hình là: n
+ Nếu các alen có quan hệ trội lặn khơng hồn tồn thì số kiểu hình = n + số kiểu hình trung gian
+ Nếu các alen có quan hệ đồng trội thì số kiểu hình = n + số kiểu hình đồng trội.

II. Bài tập
Câu 1: Tính trạng là những đặc điểm
A. về hình thái, cấu tạo riêng biệt của cơ thể s.vật.

B. khác biệt về kiểu hình giữa các cá thể sinh vật.

C. về đặc tính của sinh vật.

D. về sinh lý, sinh hoá, di truyền của sinh vật.

Câu 2: Tính trạng trội là những tính trạng biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen
A. đồng hợp trội.


B. dị hợp.

C. đồng hợp và dị hợp.

D. đồng hợp.

Câu 3: Tính trạng lặn là những tính trạng biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen
A. đồng hợp.

B. dị hợp.

C. đồng hợp và dị hợp.

D. cả A, B, C.

Câu 4: Tính trạng lặn là những tính trạng khơng biểu hiện ở cơ thể
A. lai.

B. F1.

C. dị hợp.

D. đồng hợp.

Câu 5: Tính trạng tương phản là cách biểu hiện
A. khác nhau của một tính trạng.

B. khác nhau của nhiều tính trạng.


C. giống nhau của một tính trạng.

D.giống nhau của nhiều tính trạng.

4


Câu 6: Điều khơng đúng về tính trạng chất lượng là
A. tính trạng di truyền biểu hiện khơng liên tục

B. hoặc ở trạng thái này hoặc ở trạng thái khác

C. bị chi phối bởi ít gen

D. biểu hiện liên tục, do nhiều gen chi phối.

Câu 7: Tính trạng số lượng
A. tính trạng di truyền biểu hiện khơng liên tục, bị chi phối bởi ít gen
B. biểu hiện liên tục, do nhiều gen chi phối.
C. tính trạng di truyền biểu hiện khơng liên tục, do nhiều gen chi phối
D. tính trạng di truyền biểu hiện khơng liên tục và ít chịu ảnh hưởng của mơi trường.
Câu 8: Tính trạng trung gian là tính trạng biểu hiện ở cơ thể lai có kiểu gen dị hợp do
A. gen trội trong cặp gen tương ứng lấn át khơng hồn tồn gen lặn.
B. gen trội gây chết ở trạng thái dị hợp.
C. gen lặn gây chết ở trạng thái đồng hợp
D. ảnh hưởng của môi trường.
Câu 9: Kiểu gen là tổ hợp các gen
A. trên nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng. B. trên nhiễm sắc thể thường của tế bào sinh dưỡng.
C. trong tế bào của cơ thể sinh vật.


D. trên nhiễm sắc thể giới tính của tế bào sinh dưỡng.

Câu 10: Kiểu hình là
A. tổ hợp tồn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể.
B. do kiểu gen qui định, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác.
C. kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen và mơi trường.
D. sự biểu hiện ra bên ngồi của kiểu gen.
Câu 11: Thể đồng hợp là cơ thể mang
A. 2 alen giống nhau của cùng một gen.

B. 2 hoặc nhiều alen giống nhau của cùng một gen.

C. nhiều alen giống nhau của cùng một gen. D. 2 hoặc nhiều alen khác nhau của cùng một gen.
Câu 12: Thể dị hợp là cơ thể mang
A. 2 alen giống nhau của cùng một gen.

B. 2 hoặc nhiều alen giống nhau của cùng một gen.

C. nhiều alen giống nhau của cùng một gen. D. 2 hoặc nhiều alen khác nhau của cùng một gen.
Câu 13: Alen là
A. những biểu hiện của gen.

B. những trạng thái khác nhau của cùng một gen.

C. các gen khác biệt trong trình tự các nu.

D. các gen được phát sinh do đột biến.

Câu 14: Cặp alen là
A. hai gen giống nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.

B. hai gen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp NST tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
C. hai gen khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
D. hai gen giống nhau hay khác nhau trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
Câu 15: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:
1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết
2. Lai các dịng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F 1,F2,F3.
3. Tạo các dịng thuần chủng.
4. Sử dụng tốn xác suất để phân tích kết quả lai

5


Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:
A. 1, 2, 3, 4

B. 2, 3, 4, 1

C. 3, 2, 4, 1

D. 2, 1, 3, 4

Câu 16: Phương pháp độc đáo nhất của Men đen trong nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền là
A. Lai giống

B. Lai phân tích

C. Sử dụng xác suất thống kê

D. phân tích các thế hệ lai.


Câu 17: Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương
phản, ơng nhận thấy ở thế hệ thứ hai
A. có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.

B. có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn.

C. đều có kiểu hình khác bố mẹ.

D. đều có kiểu hình giống bố mẹ.

Câu 18: Bản chất quy luật phân li của Menđen là
A. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
B. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
C. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.
D. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 19: Điều không thuộc nội dung của qui luật phân ly của Men Đen
A. mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen qui định.
B. mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền qui định.
C. do sự phân ly đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp.
D. các giao tử là giao tử thuần khiết.
Câu 20: Qui luật phân ly không nghiệm đúng trong điều kiện
A. bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.
B. số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.
C. tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của mơi trường.
D. tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.
Câu 21: Đặc điểm nào sau đây trong phân bào được sử dụng để giải thích các quy luật di truyền Menđen?
A. Sự phân chia của nhiễm sắc thể.

B. Sự nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể.


C. Sự tiếp hợp và bắt chéo nhiễm sắc thể.

D. Sự phân chia tâm động ở kì sau.

Câu 22: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong
tế bào khơng hồ trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen đã kiểm tra giả thuyết của mình
bằng cách nào?
A. Cho F1 lai phân tích.

B. Cho F2 tự thụ phấn.

C. Cho F1 giao phấn với nhau.

D. Cho F1 tự thụ phấn.

Câu 23: Cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ theo
Menđen là do
A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
B. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.
C. sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
D. sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân.
Câu 24: Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng để kiểm tra kiểu
gen của cơ thể mang tính trạng trội được gọi là

6


A. lai phân tích.

B. lai khác dịng.


C. lai thuận-nghịch

D. lai cải tiến.

Câu 25: Dịng thuần về một tính trạng là dịng
A. có kiểu hình ở thế hệ con hồn tồn giống bố mẹ.
B. có đặc tính di truyền đồng nhất nhưng khơng ổn định qua các thế hệ.
C. có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định qua các thế hệ.
D. có kiểu hình ở thế hệ sau hồn toàn giống bố hoặc giống mẹ.
Câu 26: Theo quan niệm về giao tử thuần khiết của Menđen, cơ thể lai F 1 khi tạo giao tử thì:
A. mỗi giao tử đều chứa một nhân tố di truyền của bố và mẹ.
B. mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ.
C. mỗi giao tử chứa cặp nhân tố di truyền của bố và mẹ, nhưng không có sự pha trộn.
D. mỗi giao tử đều chứa cặp nhân tố di truyền hoặc của bố hoặc của mẹ.
Câu 27: Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F 1. Tính
trạng biểu hiện ở F1 gọi là
A. tính trạng ưu việt.

B. tính trạng trung gian.

C. tính trạng trội.

D. tính trạng lặn

Câu 28: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là
A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
B. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân
C. sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
D. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.

Câu 29: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây
cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng?
A. Aa x Aa.

B. AA x Aa.

C. Aa x aa.

D. AA x aa.

Câu 30: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây
cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 1 quả đỏ : 1 quả vàng?
A. Aa x Aa.

B. AA x Aa.

C. Aa x aa.

D. AA x aa.

Câu 31: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết quá trình
giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng

A. AA x Aa.

B. Aa x aa.

C. Aa x Aa.

D. AA x aa.


Câu 31: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết quá trình
giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng

A. AA x Aa.

B. Aa x aa.

C. Aa x Aa.

D. AA x aa.

Câu 32: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt
dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F 3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ
A. 1/4.

B. 1/3.

C. 3/4.

D. 2/3.

Câu 33: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F 1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt
dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F 3 có sự phân tính chiếm tỉ lệ
A. 1/4.

B. 1/3.

C. 3/4.


7

D. 2/3.


Câu 34: Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: I A, IB, IO trên NST thường. Một cặp vợ
chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lịng có nhóm máu O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng
này là:
A. chồng IAIO vợ IBIO.

B. chồng IBIO vợ IAIO.

C. chồng IAIO vợ IAIO.

D. một người IAIO người còn lại IBIO.

Câu 35: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ơng tóc xoăn lấy vợ
cũng tóc xoăn, họ sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Cặp vợ chồng này
có kiểu gen là:
A. AA x Aa.

B. AA x AA.

C. Aa x Aa.

D. AA x aa.

Câu 36: Để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội có thể căn cứ vào kết quả của
A. lai thuận nghịch.


B. tự thụ phấn ở thực vật.

C. lai phân tích.

D. lai gần.

Câu 37: Khi kiểu gen cơ thể mang tính trạng trội được xác định là dị hợp, phép lai phân tích sẽ có kết quả
A. đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình lặn.

B. đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình trội.

C. đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình trung gian. D. phân tính.
Câu 38: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:
1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết
2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F 1,F2,F3.
3. Tạo các dịng thuần chủng.
4. Sử dụng tốn xác suất để phân tích kết quả lai
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:
A. 1, 2, 3, 4

B. 2, 3, 4, 1

C. 3, 2, 4, 1

D. 2, 1, 3, 4

Câu 39: Đặc điểm nào sau đây trong phân bào được sử dụng để giải thích các quy luật di truyền Menđen?
A. Sự phân chia của nhiễm sắc thể.

B. Sự nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể.


C. Sự tiếp hợp và bắt chéo nhiễm sắc thể.

D. Sự phân chia tâm động ở kì sau.

Câu 40: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong
tế bào khơng hồ trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen đã kiểm tra giả thuyết của mình
bằng cách nào? A. Cho F1 lai phân tích.

B. Cho F2 tự thụ phấn.

C. Cho F1 giao phấn với nhau.

D. Cho F1 tự thụ phấn.

Câu 41: Kiểu gen là tổ hợp gồm toàn bộ các gen
A. trên nhiễm sắc thể thường của tế bào.

B. trên nhiễm sắc thể giới tính trong tế bào.

C. trên nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng.

D. trong tế bào của cơ thể sinh vật.

Câu 42: Về khái niệm, kiểu hình là
A. do kiểu gen qui định, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác.
B. sự biểu hiện ra bên ngoài của kiểu gen.
C. tổ hợp tồn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể.
D. kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen và môi trường.
Câu 43: Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là

A. lai phân tích.

B. lai khác dịng.

C. lai thuận-nghịch

Câu 44: Giống thuần chủng là giống có
A. kiểu hình ở thế hệ con hoàn toàn giống bố mẹ.

8

D. lai cải tiến.


B. đặc tính di truyền đồng nhất nhưng khơng ổn định qua các thế hệ.
C. đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định qua các thế hệ.
D. kiểu hình ở thế hệ sau hoàn toàn giống bố hoặc giống mẹ.
Câu 45: Alen là gì?
A. Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen.

B. Là trạng thái biểu hiện của gen.

C. Là các gen khác biệt trong trình tự các nuclêôtit.

D. Là các gen được phát sinh do đột biến.

Câu 46: Quy luật phân ly của Menđen không nghiệm đúng trong trường hợp:
A. bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.
B. số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.
C. tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hồn tồn gen lặn.

D. tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường.
Câu 47: Điều không thuộc về bản chất của quy luật phân ly Menđen là gì?
A. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định.
B. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen qui định.
C. Do sự phân ly đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp.
D. F1 tuy là cơ thể lai ở thế hệ thứ nhất.
Câu 48: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là
A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
B. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân
C. sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
D. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.
Câu 49: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là
A. các gen khơng có hồ lẫn vào nhau

B. mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau

C. số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn

D. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn

Câu 50: Thể đồng hợp là cơ thể mang
A. 2 alen giống nhau của cùng một gen.

B. 2 hoặc nhiều alen giống nhau của cùng một gen.

C. nhiều alen giống nhau của cùng một gen.

D. 2 hoặc nhiều alen khác nhau của cùng một gen.

Câu 51: Thể dị hợp là cơ thể mang

A. 2 alen giống nhau của cùng một gen.
C. nhiều alen giống nhau của cùng một gen.

B. 2 hoặc nhiều alen giống nhau của cùng một gen.
D. 2 hoặc nhiều alen khác nhau của cùng một gen.

Câu 52 : Cặp alen là
A. hai alen giống nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
B. hai alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp NST tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
C. hai alen khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
D. hai alen giống nhau hay khác nhau trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
Câu 53 : Điểm độc đáo nhất trong nghiên cứu Di truyền của Men đen là
A. chọn bố mẹ thuần chủng đem lai.

B. lai từ một đến nhiều cặp tính trạng.

C. sử dụng lai phân tích để kiểm tra kết quả.
D. đã tách ra từng cặp tính trạng, theo dõi sự thể hiện cặp tính trạng đó qua các thế hệ lai sử dụng lí thuyết xác
suất và tốn học để xử lý kết quả.

9


CHUYÊN ĐỀ II : QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP
I . Lý thuyết
Dạng 1: Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con khi biết kiểu hình của P và đặc
điểm di truyền của tính trạng đó.

Cơng thức tổng qt:
Số cặp gen dị hợp tử (F1)

Số loại giao tử của (F1)
Tỉ lệ phân ly kiểu gen ở F2
Số lượng kiểu gen F2
Tỉ lệ kiểu hình ở F2
Số lượng kiểu hình F2

n
2n
(1 : 2 : 1)n
3n
(3 : 1)n
2n

Các bước giải:
+ Bước 1: Xác định tính trạng trội, lặn; quy ước gen.
+ Bước 2: Từ kiểu hình của P, xác định kiểu gen P.
+ Bước 3: Viết sơ đồ lai dựa trên cơ sở xác định thành phần và tỉ lệ của các giao tử.
+ Bước 4: Xác định sự phân li kiểu gen, phân li kiểu hình của F.
Chú ý: Số lương, tỷ lệ chung bằng tích số lượng, tỷ lệ riêng của các cặp gen, tính trạng thành phần.
Dạng 2: Xác định kiểu gen của bố mẹ khi biết kiểu hình của P và kết quả phép lai.
- Nguyên tắc:
+ Xác định trội lặn, quy ước gen.
+ Xét riêng tỉ lệ phân li của từng tính trạng, trên cơ sở đó xác định kiểu gen quy định từng tính trạng.
+ Xác định quy luật chi phối sự di truyền chung 2 tính trạng.
+ Kết hợp kết quả về kiểu gen riêng của mỗi tính trạng, kiểu hình lặn, số tổ hợp → giao tử của bố mẹ → xác
định kiểu gen của bố mẹ phù hợp.
Số tổ hợp giao tử = Số loại giao tử đực x số loại giao tử cái.
Từ tỉ lệ phân li ở đời con sẽ xác định được số tổ hợp giao tử và từ số tổ hợp giao tử → số loại giao tử của bố mẹ
→ kiểu gen của P.
QUY LUẬT MENDEN: QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP

Câu 1: Nội dung chủ yếu của định luật phân ly độc lập là
A. “Khi bố mẹ t.chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F 2 có sự phân tính theo tỉ lệ
9:3:3:1.”
B. “Các cặp nhân tố di truyền(cặp alen) phân ly độc lập với nhau trong phát sinh giao tử ”.
C. “Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu
hình ở F2 bằng tích xác suất của các tinh trạng hợp thành nó”.
D. “Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F 2 mỗi cặp tính trạng xét
riêng rẽ đều phân ly theo kiểu hình 3:1”.
Câu 2: Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là

10


A. sự tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
B. sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.
C. các gen nằm trên các nhiễm sắc thể.

D. do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo.

Câu 3: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là
A. số lượng và sức sống của đời lai phải lớn.
B. mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng phải tồn tại trên một cặp nhiễm sắc thể.
C. các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.
D. các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn.
Câu 4: Bản chất quy luật phân li độc lập của Menđen là
A. sự phân li độc lập của các alen trong giảm phân. B.sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.
C. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.

D. phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1.


Câu 5: Ở một đậu Hà Lan, xét 2 cặp alen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng; gen A: vàng, alen a: xanh; gen B:
hạt trơn, alen b: hạt nhăn. Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBB x AaBb.
A. 3 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn.

B. 3 vàng, trơn: 1 xanh, trơn.

C. 1 vàng, trơn: 1 xanh, trơn.

D. 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn.

Câu 6: Theo Men đen, với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số loại giao tử F 1 là
A. 2n .

B. 3n .

C. 4n .

D. (1/2)n.

Câu 7: Theo Men đen, với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu gen ở đời lai là
A. 2n .

B. 3n .

C. 4n .

D. (1/2)n.

Câu 8: Theo Men đen, với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu hình ở đời lai là
A. 2n .


B. 3n .

C. 4n .

D. (1/2)n.

Câu 9: Với 4 cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu gen ở đời lai là
A. 8.

B. 16.

C. 64.

D. 81.

Câu 10: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết có
thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể?
A. 6

B. 4

C. 10

D. 9

Câu 11: Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe có thể hình thành ở thế hệ F1 bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 10 loại kiểu gen.

B. 54 loại kiểu gen.


C. 28 loại kiểu gen.

D. 27 loại kiểu gen.

Câu 12: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ:
A. 1/32

B. 1/2

C. 1/64

D. ¼

Câu 13: Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F 1 là
A. 3/16.

B. 1/8.

C. 1/16.

D. 1/4.

Câu 14: Cá thể có kiểu gen AaBbddEe tạo giao tử abde với tỉ lệ
A. 1/4

B. 1/6

C. 1/8


D. 1/16

Câu 15: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- thấp; gen B quả đỏ, gen b- trắng. Các gen di truyền
độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16. Kiểu gen của các cây bố mẹ là
A. AaBb x Aabb.

B. AaBB x aaBb.

C. Aabb x AaBB.

D. AaBb x AaBb.

Câu 16: Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- trơn đời lai thu được 100% hạt vàng – trơn. Thế hệ
P có kiểu gen
A. AaBb x Aabb.

B. AaBB x aaBb.

C. AaBb x AABb.

11

D. AaBb x AABB.


Câu 17: Ở người, tính trạng thuận tay phải hay thuận tay trái do một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể
thường quy định, tính trạng tóc quăn hay tóc thẳng do một gen có 2 alen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường
khác quy định. Trong trường hợp khơng xảy ra đột biến mới, tính theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa có thể có
về 2 tính trạng trên trong quần thể người là
A. 27.


B. 9.

C. 18.

D. 16.

Câu 18: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí
thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd x AaBbdd là
A.

1
8.

1
B. 4 .

1
C. 2 .

1
D. 16 .

Câu 19: Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)
A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.
D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
Câu 20: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng
A. các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.


B. các gen phân li và tổ hợp trong giảm phân.

C. sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào.

D. biến dị tổ hợp phong phú ở lồi giao phối.

Câu 21: Theo thí nghiệm của Menden, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng trơn và hạt xanh nhăn với nhau
được F1 đều hạt vàng trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là :
A. 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh nhăn : 1 vàng trơn.
B. 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh nhăn : 1 xanh trơn.
C. 9 vàng trơn : 3 xanh trơn : 3 xanh nhăn : 1 vàng nhăn.
D. 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn.
Câu 22 : Cho phép lai: AABb x AaBB. Số tổ hợp gen được hình thành ở thế hệ sau là
A. 2

B. 4

C. 6

D. 9

Câu 23: Kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội có thể xác định được bằng phép lai
A.khác dịng.

B. phân tích.

C. thuận nghịch.

D. khác thứ.


Câu 29: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, phép lai có thể tạo ra ở đời con nhiều loại tổ
hợp gen nhất là
A.AaBb × AaBb.

B. Aabb × AaBB.

C. aaBb × Aabb.

D. AaBb × Aabb.

Câu 24: Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập, tổ
hợp tự do. Phép lai AaBb x aabb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ
A. 3 : 1.

B. 1 : 1 : 1 : 1.

C. 9 : 3 : 3 : 1.

D. 1 : 1.

Câu 25(ĐH2012): Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hồn tồn và khơng xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình?
A. Aabb x aaBb và AaBb x aabb

B. Aabb x aaBb và Aa x aa

C. Aabb x aabb và Aa x aa D. Aabb x AaBb và AaBb x AaBb.
Câu 26: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là
A. các gen khơng có hoà lẫn vào nhau


B. mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau

C. số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn

D. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn

12


Câu 27: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST
tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F 1. Nếu khơng có đột biến, tính theo
lí thuyết thì xác suất thu được đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen ở F 1 là bao nhiêu?
A. 1/4.

B. 9/16.

C. 1/16.

D. 3/8.

Câu 28: Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số loại giao tử F1 là
A. 2n

B. 3n

C. 4n

D. ( ½ ) n.


Câu 29: Với 4 cặp gen dị hợp di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu gen ở đời lai là
A. 8

B. 16

C. 64

D. 81

Câu 30: Với n cặp gen dị hợp phân li độc lập qui định n tính trạng (tính trạng trội khơng hồn tồn), thì số loại
kiểu hình tối đa ở thế hệ Fn có thể là
A. 2n

B. 3n

C. 4n

D. n3

Câu 31: Qui luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng
A. các gen phân li ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
B. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở lồi giao phối.
C. hốn vị gen làm tăng số biến dị tổ hợp
D. đột biến gen là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá
Câu 32: Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd tạo bao nhiêu dòng thuần về 2 gen trội ở thế hệ sau?
A. 4

B. 3

C. 1


D. 2

Câu 33: Trong qui luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản. Tỉ lệ kiểu
hình ở Fn
A. 9: 3: 3: 1

B. 2n

C. 3n

D. (3: 1)n

Câu 34: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết,
tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd x AaBbdd là
A.

1
8.

1
B. 4 .

1
C. 2 .

1
D. 16 .

Câu 35: Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)

A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.
D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
Câu 36: Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AabbDd sẽ cho thế hệ sau
A. 8 kiểu hình: 18 kiểu gen B. 4 kiểu hình: 9 kiểu gen
C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen
Câu 37: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết có
thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể?
A. 6

B. 4

C. 10

D. 9

Câu 38: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ:
A. 1/32

B. 1/2

C. 1/64

D. ¼

Câu 39: Ở một đậu Hà Lan, xét 2 cặp alen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng; gen A: vàng, alen a: xanh; gen
B: hạt trơn, alen b: hạt nhăn. Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBB x AaBb.

13



A. 3 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn.

B. 3 vàng, trơn: 1 xanh, trơn.

C. 1 vàng, trơn: 1 xanh, trơn.

D. 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn.

Câu 40: Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe có thể hình thành ở thế hệ F1 bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 10 loại kiểu gen.

B. 54 loại kiểu gen.

C. 28 loại kiểu gen.

D. 27 loại kiểu gen.

Câu 41: Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F 1 là
A. 3/16.

B. 1/8.

C. 1/16.

D. 1/4.

Câu 42: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn.
Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Cho P: hạt vàng, nhăn x hạt xanh, trơn được F 1 1hạt vàng,

trơn: 1hạt xanh, trơn. Kiểu gen của 2 cây P là
A. AAbb x aaBb

B. Aabb x aaBb

C. AAbb x aaBB

D. Aabb x aaBB

Câu 43: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn.
Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Phép lai nào dưới đây khơng làm xuất hiện kiểu hình hạt
xanh, nhăn ở thế hệ sau?
A. AaBb x AaBb

B. aabb x AaBB

C. AaBb x Aabb

D. Aabb x aaBb

Câu 44: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng
A. các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.

B. các gen phân li và tổ hợp trong giảm phân.

C. sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào.

D. biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối.

Câu 45: Cá thể có kiểu gen AaBbddEe tạo giao tử abde với tỉ lệ

A. 1/4

B. 1/6

C. 1/8

D. 1/16

Câu 46: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp; gen B quy định quả đỏ, gen a quy định
quả vàng. Hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho P: AaBb x AaBb. Tỉ lệ kiểu gen Aabb
được dự đoán ở F1 là
A. 3/8

B. 1/16

C. 1/4

D. 1/8

Câu 47: Ở người, tính trạng thuận tay phải hay thuận tay trái do một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường
quy định, tính trạng tóc quăn hay tóc thẳng do một gen có 2 alen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường khác quy
định. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, tính theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa có thể có về 2 tính
trạng trên trong quần thể người là
A. 27.

B. 9.

C. 18.

D. 16.


Câu 48: Với 3 cặp gen trội lặn hoàn toàn. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd sẽ cho ở thế hệ
sau
A. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen

B. 8 kiểu hình: 8 kiểu gen

C. 4 kiểu hình: 8 kiểu gen

D. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen

Câu 49: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST
tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F 1. Nếu khơng có đột biến, tính theo
lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa trắng F1 thì số cây thân cao, hoa trắng đồng hợp chiếm tỉ lệ
A. 1/8.

B. 3/16.

C. 1/3.

D. 2/3.

Câu 50: Ở cà chua, A: quả đỏ, a: quả vàng; B: quả tròn, b: quả dẹt; biết các cặp gen phân li độc lập. Để F 1 có tỉ
lệ: 3 đỏ dẹt: 1 vàng dẹt thì phải chọn cặp P có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
A. Aabb (đỏ dẹt) x aaBb (vàng tròn).

B. aaBb (vàng tròn) x aabb (vàng dẹt).

14



C. Aabb (đỏ dẹt) x Aabb (đỏ dẹt).

D. AaBb (đỏ tròn) x Aabb (đỏ dẹt).

Câu 51: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và
tổ hợp tự do. Phép lai AaBb x aabb cho đời con có sự phân tính kiểu hình theo tỷ lệ:
A. 3:1

B. 1:1:1:1

C. 9:3:3;1

D. 1:1

Câu 52: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân
bình thường có thể tạo ra
A. 16 loại giao tử.

B. 2 loại giao tử.

C. 4 loại giao tử.

D. 8 loại giao tử.

Câu 53: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập.
Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, F1 thu được tổng số 240 hạt. Tính theo lí thuyết, số hạt dị hợp
tử về 2 cặp gen ở F1 là
A. 30.


B. 50.

C. 60.

D. 76.

Câu 54: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh;
gen B quy định hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc
lập. Cho giao phấn cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn. F1 thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt
vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp trong
tổng số hạt xanh, trơn ở F1 là
A.1/4

B. 2/3

C. 1/3

D. 1/2

Câu 55: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho
tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1?
A. AaBb × AaBb.

B. Aabb × aaBb.

C. aaBb × AaBb.

D. Aabb × AAbb.

Câu 56: Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và không có đột

biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp về
một cặp gen và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ lần lượt là
A. 50% và 25%

B. 25% và 50%

C. 25% và 25%

D. 50% và 50%

BTT- TN PHẦN QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MENĐEN
MỘT SỐ VẬN DỤNG TRONG QUY LUẬT PHÂN LI CỦA MENDEN
DẠNG 1: TÍNH SỐ LOẠI VÀ TÌM THÀNH PHẦN GEN CỦA GIAO TỬ
1- Số loại giao tử: Không tùy thuộc vào số cặp gen trong KG mà tùy thuộc vào số cặp gen dị hợp.
Trong đó:
 KG của cá thể gồm 1 cặp gen dị hợp sẽ sinh ra 21 loại giao tử.
 KG của cá thể gồm 2 cặp gen dị hợp sẽ sinh ra 22 loại giao tử.
 KG của cá thể gồm 3 cặp gen dị hợp sẽ sinh ra 23 loại giao tử.
Số loại giao tử của cá thể có KG gồm n cặp gen dị hợp = 2n
2- Thành phần gen của giao tử:
- Trong 1 tế bào gen tồn tại thành từng cặp( 2n ). Trong tế bào giao tử gen tồn tại ở trạng thái đơn
bội(n).
- Cách xác định giao tử: Sử dụng sơ đồ phân nhánh Auerbac.
15


+ Đối với cơ thể thuần chủng(đồng hợp) chỉ tạo 1 loại giao tử. Ví dụ: AAbbCCDD cho một loại giao
tử AbCD
+ Đối với cơ thể dị hợp:
Ví dụ 1: Xác định giao tử của cơ thể có KG AaBbDd

Bước 1: Xác định giao tử của từng cặp gen: Aa cho 2 loại giao tử: A và a;
Bb cho 2 loại giao tử: B và b; Dd cho 2 loại giao tử: D và d
Bước 2: Tổ hợp trên mạch nhánh
A

a

B

b

B

b

D

d

D

D

D

d

D

d


ABD

ABd

AbD

Abd

aBD

aBd

abD

abd

Ví dụ 2: AaBbDDEeFF
A

a

B
D

b
D

B
D


b
D

E
F

e
F

E
F

e
F

E
F

e
F

E
F

ABDEF

ABDeF

AbDEF


AbDeF

aBDEF

aBDeF

abDEF

E
F
abDeF

DẠNG 2: TÍNH SỐ KIỂU TỔ HỢP – KIỂU GEN – KIỂU HÌNH VÀ CÁC TỈ LỆ PHÂN LI Ở
ĐỜI CON

Số kiểu tổ hợp = Số giao tử đực x Số giao tử cái

1- Số kiểu tổ hợp:
* Chú ý: Khi biết số kiểu tổ hợp  biết số loại giao tử đực, giao tử cái  biết số cặp gen dị hợp trong
kiểu gen của cha hoặc mẹ. VD: 16 tổ hợp = 4 x 4 ( 16 x 1 hoặc 8 x 2).
( số giao tử luôn bằng bội số của các cặp gen dị hợp trong cơ thể vì: n là số cặp gen dị hợp  2n loại
giao tử)
2- Số loại và tỉ lệ phân li về KG, KH:
 Tỉ lệ KG chung của nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với
nhau.
 Số KH tính trạng chung bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau.
Ví dụ 1: A hạt vàng, B hạt trơn, D thân cao. P: AabbDd
Số cặp gen
Aa x Aa

bb x Bb
Dd x dd

Tỷ lệ KG riêng
1AA:2Aa:1aa
1Bb:1bb
1Dd:1dd

Số KG
3
2
2

x AaBbdd.
Tỷ lệ KH riêng
3 vàng : 1 xanh
1 trơn : 1 nhăn
1 cao : 1 thấp

Số KG chung = ( 1AA:2Aa:1aa)(1Bb:1bb)(1Dd:1dd) = 3 x 2 x 2 = 12.
Số KH chung = (3 vàng : 1 xanh)(1 trơn : 1 nhăn)(1 cao : 1 thấp) = 2 x 2 x 2 = 8.

16

Số KH
2
2
2



Ví dụ 2: Xét phép lai AaBbDd x aaBbdd, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và trội hồn tồn
thì ở đời con có số loại KH là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 8

3- Mối quan hệ giữa số alen và số KG xuất hiện ở F1:
*Trường hợp 1: Nếu gọi r là số alen/ 1gen  Số kiểu gen đồng hợp? Số kiểu gen dị hợp? Tổng số
kiểu gen? Lập bảng như sau:
GEN
I
II
III
.

SỐ ALEN/GEN
3
4
5
.

.
n

.

r

SỐ KIỂU GEN
6
10
15
.

SỐ KG ĐỒNG HỢP
3
4
5
.

SỐ KG DỊ HỢP
3
6
10
.

.
.
.
r
r (r  1)
2
Ví dụ: Số alen của gen I, II và III lần lượt là 3, 4 và 5.Biết các gen đều nằm trên NST thường và khơng
cùng nhóm liên kết. Xác định:
a. Số kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen và dị hợp tất cả các gen lần lượt là:
A. 60 và 90


B. 120 và 180

C. 60 và 180

D. 30 và 60

 Số KG đồng hợp tất cả các gen = 3.4.5 =60 ; Số KG dị hợp tất cả các gen = 3.6.10 =180
b. Số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và dị hợp về 2 cặp gen lần lượt là:
A. 240 và 270

B. 180 và 270

C. 290 và 370

D. 270 và 390

 Số KG đồng hợp 2 cặp, dị hợp 1 cặp = ( 3.4.10 + 4.5.3 + 3.5.6 ) = 270
Số KG dị hợp 2 cặp, đồng hợp 1 cặp = ( 3.6.5 + 6.10.3 + 3.10.4 ) = 390
c. Số kiểu gen dị hợp:

A. 840

B. 690

`

C. 750

D.


660
 Số KG dị hợp = ( 6.10.15 ) – ( 3.4.5 ) = 840
*Lưu ý: Nếu số cặp gen dị hợp tử là n thì:
- Số loại giao tử khác nhau ở F1 là 2n
- Số loại kiểu gen ở F2 là 3n
- Số loại kiểu hình ở F2 là 2n
*Trường hợp 2: Nếu tỉ lệ trội/ lặn ở các cặp tính trạng khơng như nhau thì ta phải tính tổng của
XS riêng từng cặp:
Ví dụ 1: Các gen phân li độc lập, phép lai AaBbDdEE x AabbDdEe cho tỉ lệ kiểu hình gồm: 1 trội và
3 lặn là bao nhiêu? 3 trội và 1 lặn là bao nhiêu? Ta phân tích từng cặp tính trạng như sau:
* cặp 1: Aa x Aa → 3/4 trội ;1/4 lặn

* cặp 2: Bb x bb → 1/2 trội ;1/2 lặn

* cặp 3: Dd x Dd → 3/4 trội ;1/4 lặn

* cặp 4: EE x Ee → 1 trội ; 0 lặn

KH
4T
3T + 1L

tổ hợp TRỘI
1,2,3,4
4,1,2

tổ hợp LẶN
0
3


TỈ LỆ RIÊNG
3/4 . 1/2 . 3/4 . 1 = 9/32
1. 3/4 . 1/2 . 1/4 = 3/32
17

TỈ LỆ
CHUNG
9/32


4,1,3
2
4,2,3
1
2T + 2L
4,1
2,3
4,2
1,3
4,3
1,2
1T + 3L
4
1,2,3
Ví dụ 2: Trong phép lai: Bố AaBbCcDdEe

1. 3/4 . 3/4 . 1/2 = 9/32
1. 1/2 . 3/4 . 1/4 = 3/32
1. 3/4 . 1/2 . 1/4 = 3/32

1. 1/2 . 1/4 . 1/4 = 1/32
1. 3/4 . 1/4 . 1/2 = 3/32
1. 1/4 . 1/2 . 1/4 = 1/32
x Mẹ aaBbccDdee

15/32

7/32
1/32

Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy cho
biết:
a. Tỉ lệ đời con có KH trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu?
Phân tích từng cặp gen:
Số cặp gen
Tỷ lệ KG
Tỷ lệ KH
Aa x aa
1/2 Aa : 1/2 aa
1/2 trội : 1/2 lặn
Bb x Bb
1/ 4 BB : 2/4 Bb : 1/4 bb
3/ 4 trội : 1/4 lặn
Cc x cc
1/2 Cc : 1/2 cc
1/2 trội : 1/2 lặn
Dd x Dd
1/ 4 DD : 2/4 Dd : 1/4 dd
3/ 4 trội : 1/4 lặn
Ee x ee

1/2 Ee : 1/2 ee
1/2 trội : 1/2 lặn
 Tỷ lệ KH trội về gen A là 1/2, về gen B là 3/4, về gen C là 1/2, về gen D là 3/4, về gen E là 1/2. Do
vậy tỉ lệ đời con có KH trội về tất cả 5 tính trạng = 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2 = 9/128
b. Tỉ lệ đời con có KH giống mẹ = 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2 = 9/128
c. Tỉ lệ đời con có KG giống bố = 1/2 x 2/4 x 1/2 x 2/4 x 1/2 = 4/128 = 1/32
*Lưu ý: Sử dụng toán xác suất để giải các bài tập về xác suất trong sinh học
-

Nếu hai trường hợp độc lập nhưng đồng thời xảy ra  chúng ta dùng phương pháp nhân xác
suất.

-

Nếu hai trường hợp độc lập nhưng đối lập nhau ( Nếu trường hợp này xảy ra thì trường hợp kia
khơng xảy ra  chúng ta dùng cơng thức cộng xác suất.

Ví dụ 1: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Khi cho cà
chua quả đỏ dị hợp tử tự thụ phấn được F 1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong
đó có 2 quả đỏ có kiểu gen đồng hợp và 1 quả đỏ có kiểu gen dị hợp từ số quả đỏ ở F1 là:
A. 3/32

B. 2/9

C. 4/27

D. 1/32

 F1 x F1: Aa x Aa → F2: 1/4AA : 2/4 Aa : 1/4aa (1/4 đỏ đồng hợp : 2/4 đỏ dị hợp )
→ trong số quả đỏ thì: đồng hợp = 1/3 ; dị hợp = 2/3

Xác suất cho 2 quả đỏ đồng hợp và 1 quả đỏ dị hợp = (1/3)2. 2/3 . C13 = 2/9
Ví dụ 2: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Khi cho cà
chua quả đỏ dị hợp tử tự thụ phấn được F 1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ làm
giống từ số quả đỏ ở F1 là:

A. 1/64

B. 1/27

C. 1/32

27/64
 F1 x F1: Aa x Aa → F2: 1/4AA : 2/4 Aa : 1/4aa (1/4 đỏ đồng hợp : 2/4 đỏ dị hợp )
→ trong số quả đỏ thì: đồng hợp = 1/3 ; dị hợp = 2/3
Xác suất được cả 3 quả đỏ đồng hợp = 1/3.1/3.1/3 = 1/27
18

D.


DẠNG 3: TÌM SỐ KIỂU GEN CỦA 1 CƠ THỂ VÀ SỐ KIỂU GIAO PHỐI
Một cơ thể có n cặp gen nằm trên n cặp NST tương đồng, trong đó có k cặp gen dị hợp và m = n – k
cặp gen đồng hợp. Số kiểu gen có thể có của cơ thể đó tính theo cơng thức:
Trong đó: A là số kiểu gen có thể có của cơ thể đó
n là số cặp gen; k là số cặp gen dị hợp ; m là số cặp gen đồng hợp
Ví dụ 1: Xét 5 locut gen phân ly độc lập trên NST thường, mỗi locut có hai alen. Tính số kiểu gen
khác nhau trong quần thể thuộc các trường hợp sau đây:
a) Số kiểu gen đồng hợp 1 cặp gen = 21 .C51 = 2 x 5 = 10
b) Số kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen = 22 .C52 = 40
c) Số kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen = 23 .C53 = 80

d) Số kiểu gen đồng hợp 4 cặp gen = 24 .C54 = 80
e) Số kiểu gen đồng hợp 5 cặp gen = 25 .C55 = 32
 Tổng số kiểu gen khác nhau = 35 = 243
Ví dụ 2: Trong cơ thể có 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST tương đồng, cơ thể bố có 3 cặp gen dị
hợp, 1 cặp gen đồng hợp. cịn mẹ thì ngược lại. Có bao nhiêu kiểu giao phối có thể xáy ra?
A. 64

B.16

C.256

D.32

Cách 1: Giải theo cách liệt kê các kiểu gen có thể có của cơ thể bố mẹ sau đó nhân lại với nhau:
- Xét cơ thể bố: có 3 cặp gen dị hợp, 1 đồng hợp  các kiểu gen có thể có:
AaBbCcDD

AaBbCcdd

AaBbCCDd

AaBbccDd

AaBBCcDd

AabbCcDd

AABbCcDd

aaBbCcDd


 Vậy có tất cả là 8 trường hợp có thể xảy ra
- Xét cơ thể mẹ: có 1 cặp dị hợp, 3 cặp đồng hợp  các kiểu gen có thể có:
AaBBCCDD AabbCCDD

AaBBCCdd

AabbCCdd

AaBBccDD

AaBBccdd

Aabbccdd

AabbccDD

Nếu ta giả định Aa là cặp gen dị hợp còn 3 cặp gen còn lại đồng hợp thì ta liệt kê được 8 kiểu gen, sau
đó ta thay đổi vai trò dị hợp cho 3 cặp gen cịn lại. Lúc đó, số kiểu gen có thể có của cơ thể mẹ là: 8 . 4
= 32
 Suy ra, số kiểu giao phối là: 8 . 32 = 256  chọn đáp án C
Cách 2: Áp dụng công thức tính:
Số kiểu gen có thể có của cơ thể bố là:
Số kiểu gen có thể có của cơ thể mẹ là:
Suy ra, số kiểu giao phối là: 8 . 32 = 256  chọn đáp án C

19


Câu 1: Kết quả thực nghiệm tỉ lệ 1: 2: 1 về KG luôn đi đôi với tỉ lệ 3: 1 về KH khẳng định điều nào trong giả

thuyết của Menđen là đúng ?
A. Thể đồng hợp cho 1 loại giao tử, thể dị hợp cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1: 1.
B. Mỗi cá thể đời F1 cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau.
C. Mỗi cá thể đời P cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau.
D. Cơ thể lai F1 cho 2 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3:1.
Câu 2: Ở đậu Hà lan, mỗi gen quy định một tính trạng/1 NST, trội hoàn toàn. Khi cho cây dị hợp 2 cặp gen lai
phân tích, đời con thu được tỉ lệ kiểu hình:
A. 9 : 7.

B. 9 : 3 : 3 : 1.

C. 3 : 3 : 1 : 1.

D. 1 : 1 : 1 :1.

Câu 3: “Nhân tố di truyền” mà Menden gọi, ngày nay được xem là:
A. Locut.

B. Cromatit.

C. Ôperon.

D. Alen.

Câu 4: Cho các cá thể có kiểu gen AaBBDdEe tự thụ phấn, thế hệ sau có tỉ lệ kiểu hình A-BBD-E- là:
A. 9/16.

B. 27/64.

C. 3/4.


D. 9/8.

Câu 5: Trong trường hợp trội hồn tồn, tỉ lệ phân tính 1: 1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai:
A. Aa x aa.

B. Aa x Aa.

C. AA x Aa.

D. Aa x Aa và Aa x aa.

Câu 6: Phép lai thuận nghịch là:
A. ♂AA x ♀aa và ♀AA x ♂aa.

B. ♂Aa x ♀Aa và ♀aa x ♂AA.

C. ♂AA x ♀AA và ♀aa x ♂ aa.

D. ♂AA x ♀aa và ♀Aa x ♂Aa.

Câu 7: Điểm sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen so với các nhà nghiên cứu di truyền trước đó
là:
A. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và định lượng dựa trên xác suất thống kê và khảo sát trên
từng tính trạng riêng lẻ.
B. Chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu.
C. Nghiên cứu tế bào để xác định sự phân ly và tổ hợp các NST.
D. Làm thuần chủng các cá thể đầu dòng và nghiên cứu cùng lúc nhiều tình trạng.
Câu 8: Với n cặp gen dị hợp phân li độc lập qui định n tính trạng, thì số loại kiểu hình tối đa ở thế hệ F n có thể là
A. 2n


B. 4n

C. 3n

D. n3

Câu 9: Khơng thể tìm thấy được 2 người có cùng kiểu gen giống hệt nhau trên trái đất, ngoại trừ trường hợp sinh
đơi cùng trứng vì trong q trình sinh sản hữu tính:
A. Các gen tương tác với nhau.

B. Tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp

C. Chịu ảnh hưởng của môi trường.

D.Dễ tạo ra các biến dị di truyền

Câu 10: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là:
A. Sự PLĐL của các cặp NST tương đồng.
B. Sự PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong GP  sự PLĐL tổ hợp tự do của các cặp gen
alen.
C. Sự tổ hợp tự do của các NST tương đồng trong giảm phân. D. Sự PLĐL của các NST tương đồng trong
giảm phân.
Câu 11: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là:
A. Sự phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
B. Sự phân li của cặp NST tương đồng trong nguyên phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.

20



C.Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST đồng dạng.
D.Cơ chế nhân đơi trong kì trung gian và sự tổ hợp trong thụ tinh.
Câu 12: Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào
này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb khơng phân li; giảm phân II
diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là:
A. 6.

B. 8.

C. 2.

D. 4.

Câu 13: Lai phân tích là phép lai:
A. Giữa cơ thể mang KH trội chưa biết KG với cơ thể mang tính trạng lặn tương phản để kiểm tra kiểu gen.
B. Giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản.
C. Giữa cơ thể mang KH trội chưa biết KG với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen.
D. Giữa 2 cơ thể có tính trạng tương phản.
Câu 14: Loại giao tử abd có tỉ lệ 25% được tạo ra từ kiểu gen:
A.AaBbdd

B.AaBbDd

C.AABBDd

D.aaBBDd

Câu 15: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng khơng nở. Tính
theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép khơng vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:
A. 3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.


B. 2 cá chép khơng vảy : 1 cá chép có vảy.

C. 1 cá chép khơng vảy : 2 cá chép có vảy.

D. 100% cá chép khơng vảy.

Câu 16: Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng phân li độc lập, thì số loại kiểu gen có thể có ở F 2 là:
A. 1n.

B. 3n.

C. 4n.

D. 2n.

Câu 17: Ở loài giao phối, cơ sở vật chất chủ yếu quy định tính trạng của mỗi cá thể ở đời con là:
A. Bộ NST trong tế bào sinh dục.

B. Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng.

C. Nhân của giao tử.

D. Tổ hợp NST trong nhân của hợp tử.

Câu 18: Cơ thể dị hợp về n cặp gen phân li độc lập, thì có thể sinh ra số loại giao tử là:
A. 5n.

B. 2n.


C. 4n.

D. 3n.

Câu 19: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ,
alen b quy định quả màu trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Phép lai nào sau đây
cho đời con có kiểu hình thân thấp, quả màu trắng chiếm tỉ lệ 1/16 ?
A. AaBb x AaBb.

B. AaBb x Aabb.

C. AaBB x aaBb.

D. Aabb x AaBB.

Câu 20: Phương pháp độc đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng di truyền là:
A. Lai giống.

B. Sử dụng xác xuất thống kê.

C. Lai phân tích.

D. Phân tích các thế hệ lai.

Câu 21: Khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng sẽ thu được đời con có tỉ lệ phân li KH xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1
cần có các điều kiện nào sau đây ?
(1) P dị hợp tử về 1 cặp gen. (2) P dị hợp tử về 2 cặp gen.
(4) Tính trạng trội – lặn hoàn toàn.

(3) Số lượng con lai phải lớn.


(5) Các cá thể có KG khác nhau phải có sức sống như nhau.

Phương án chính xác là :
A. (1), (3), (4), (5) .

B. (2), (3), (4), (5).

C. (1), (2), (3), (4).

D. (2), (3), (5).

Câu 22: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình
thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là:
Câu 23: Bản chất quy luật phân li của Menđen là :

A. 4.

B. 6.

C. 8.

D. 2.

A. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.

B. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.

C. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1.


21


D. Sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
Câu 24: Trong phép lai một tính trạng, để đời sau có tỉ lệ phân li KH xấp xỉ 3 trội : 1 lặn cần có các điều kiện gì?
(1) P dị hợp tử về 1 cặp gen.

(2) Số lượng con lai phải lớn.

(3) Tính trạng trội – lặn hồn tồn.

(4) Các cá thể có KG khác nhau phải có sức sống như nhau.

Câu trả lời đúng là:
A. (1), (2), (4).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (2), (3), (4).

D. (1), (2), (3).

Câu 25: Để biết chính xác KG của một cá thể có KH trội, người ta thường sử dụng phép lai nào ?
A. Lai thuận nghịch.

B. Lai phân tích.

C. Tự thụ phấn.

D. Lai phân tính.


Câu 26: Ở cà chua, gen qui định tính trạng hình dạng quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định quả
trịn trội hồn tồn so với alen a qui định quả bầu dục. Lai cà chua quả tròn với cà chua quả bầu dục thu được F1
tồn cây quả trịn. Cho các cây F1 giao phấn, F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ:
A.1: 2 : 1.

B.1 : 1.

C.3 : 1.

D.9 : 3 : 3 : 1.

Câu 27: Ở đậu Hà Lan, gen A qui định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt xanh; gen B qui định
hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn cây hạt
vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn F1 thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt
xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt xanh, trơn ở F1 là:
A. 1/4.

B. 1/3.

C. 12.

D. 2/3.

Câu 28: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây
cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng ? A. Aa × aa.

B. AA × aa.

C. Aa × Aa.


D. AA × Aa.

Câu 29: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li
kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 ?
A.aaBb × AaBb.

B.Aabb × AAbb.

C.AaBb × AaBb.

D.Aabb × aaBb.

Câu 30: Biết 1 gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hồn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do.
Theo lý thuyết, phép lai AABBDd x AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 cặp tính trạng ở F 1 là:
A. 3/4.

B. 9/16.

C. 2/3.

D. 1/4.

Câu 31: Khi phân li độc lập và trội hồn tồn thì phép lai: AaBbccDdEeFf x AabbCcddEeff có thể sinh ra đời
con có số loại kiểu gen là:

A. 72.

B. 256.


C. 64.

D. 144.

Câu 32: Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và khơng có đột
biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp về
một cặp gen và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ lần lượt là:
A. 50% và 25% .

B. 50% và 50%.

C. 25% và 25%.

D. 25% và 50%.

Câu 33: Với 3 cặp gen dị hợp di truyền độc lập tự thụ thì số tổ hợp ở đời lai là:
A. 64.

B. 8.

C. 16.

D. 81.

Câu 34: Trong qui luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản. Tỉ lệ kiểu
hình ở F2:
A. 3n.

B. 2n.


C. (3 : 1)n.

D. 9 : 3 : 3 : 1.

Câu 35: Số loại giao tử có thể tạo ra từ kiểu gen AaBbDd:

22

A. 8.

B. 2.

C. 4.

D. 6.


Câu 36: Dựa trên kết quả của các phép lai nào để biết được 2 gen nào đó nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác
nhau ?
A. Dựa vào kết quả ở F2 nếu tỉ lệ phân li KH là 9 : 3 : 3 : 1.
B. Dựa vào kết quả lai thuận nghịch.

C. Dựa vào kết quả lai phân tích nếu tỉ lệ phân li KH là 1 : 1 : 1 : 1.

D. Dựa vào kết quả lai phân tích( 1 : 1 : 1 :1 ) hoặc ở F2( 9 : 3 : 3 : 1 ).
Câu 37: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Cơ thể dị
hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, F1 thu được tổng số 240 hạt. Tính theo lí thuyết, số hạt dị hợp tử về 2 cặp gen ở F1
là:
A. 30.


B. 60.

C. 76.

D. 50.

Câu 38: Phương pháp ngiên cứu của Menđen gồm các nội dung:
(1) Sử dụng tốn xác suất để phân tích kết quả lai.

(2) Lai các dịng thuần và phân tích kết quả F1,

F2, F3.
(3) Tiến hành thí nghiệm chứng minh.

(4) Tạo các dịng thuần bằng tự thụ phấn.

Trình tự các bước thí nghiệm như thế nào là hợp lý:
A. (4), (1), (2), (3).

B. (4), (2), (1), (3).

C. (4), (3), (2), (1).

D. (4), (2), (3), (1).

Câu 39: Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch ?
A. ♀AA x ♂aa và ♀ Aa x ♂ aa.

B. ♀aabb x ♂AABB và ♀ AABB x ♂ aabb.


C. ♀AaBb x ♂AaBb và ♀AABb x ♂aabb.

D. ♀Aa x ♂aa và ♀aa x ♂AA.

Câu 40: Khi cho cây hoa màu đỏ lai với cây hoa màu trắng được F 1 toàn hoa màu đỏ. Cho rằng mỗi gen quy
định một tính trạng. Kết luận nào có thể được rút ra từ kết quả phép lai này ?
A. Ở F2, mỗi cặp tính trạng xét riêng lẻ đều phân li theo tỉ lệ 1 : 1.
B. Sự phân li của cặp gen này phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền các tính trạng phụ thuộc vào
nhau.
C. Sự phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp
tính trạng.
D. Nếu P khác nhau về n cặp tính trạng tương phản thì phân li kiểu hình ở F 2 là (3 : 1)n.
Câu 41: Menđen sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình để:
A.Xác định tần số hốn vị gen.

B.Xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn.

C.Kiểm tra cơ thể có KH trội mang cặp nhân tố di truyền đồng hợp tử hay dị hợp tử.
D.Xác định các cá thể thuần chủng.
Câu 42: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự
do, phép lai Aabb × aaBb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ:
A.1 : 1 : 1 : 1.

B.9 : 3 : 3 : 1.

C.1 : 1.

D.3 : 1.

Câu 43: Nếu các gen phân li độc lập, giảm phân tạo giao tử bình thường thì hợp tử AaBbddEe tạo giao tử abdE

chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?

A. 6,25%.

B. 50%.

C. 12,5%.

D. 25%.

Câu 44: Nếu lai các cây đậu Hà Lan khác nhau về 7 tính trạng mà Menden đã nghiên cứu, thì đời F 2 có thể có:
A.27 kiểu gen và 37 kiểu hình.
B.37 kiểu gen và 27 kiểu hình.

C.27 kiểu gen và 27 kiểu hình.

D.37 kiểu gen và 37 KH.

Câu 45: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự
do. Phép lai AaBbDd × Aabbdd cho tỉ lệ kiểu hình lặn về cả ba cặp tính trạng là:

23


A. 1/32.

B. 1/2.

C. 1/16.


D. 1/8.

Câu 46: Để biết kiểu gen có kiểu hình trội có thể căn cứ vào kết quả của phương pháp
A. Lai thuận nghịch.

B. Lai gần.

C. Lai phân tích.

D. Tự thụ phấn ở thực vật.

Câu 47: Nếu các gen phân li độc lập và tác động riêng lẻ, phép lai: AaBbCcDdEe x aaBbccDdee cho F 1 có kiểu
A. (3/4)7.

hình lặn về cả 5 gen chiếm tỉ lệ:

B. 1/27.

C. 1/26. D. (3/4)10.

Câu 48: Biết 1 gen qui định 1 tính trạng, gen trội là trội hồn tồn, các gen phân ly độc lập và tổ hợp tự do. Theo
lý thuyết, phép lai AaBBDD x AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 cặp tính trạng là.:
A. 3/4. B. 9/64.

C. 27/64.

D. 1/16.

Câu 49: Cơ sở tế bào học của hiện tựơng di truyền độc lập khi lai nhiều tính trạng là:
A. Số lựơng cá thể và giao tử rất lớn.


B. Các alen tổ hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh.

C. Các cặp alen là trội - lặn hoàn tồn.

D. Các alen đang xét khơng cùng ở một NST.

Câu 50: Một giống cây, A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Muốn xác định kiểu
gen của cây thân cao thì phải cho cây này lai với :
A.Cây thân cao và thân thấp. B.Với chính nó. C.Cây thân thấp. D.Cây thân cao khác.
Câu 51: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là
trội hồn tồn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và
1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ:
A. 81/256.

B. 27/256.

C. 9/64.

D. 27/64.

Câu 52: Kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội có thể xác định được bằng phép lai:
A. Phân tích.

B. Khác dịng.

C. Thuận nghịch.

D. Khác thứ.


Câu 53: Menden đã giải thích quy luật phân ly bằng:
A. Hiện tượng phân ly của các cặp NST trong nguyên phân.
C. Hiện tượng trội hoàn toàn.

B. Giả thuyết giao tử thuần khiết.

D. Sự phân ly ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.

Câu 55: Ở một loài thực vật, các gen quy định các tính trạng phân li độc lập và tổ hợp tự do. Cho cơ thể có kiểu
gen AaBb tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen aabb ở đời con là: A. 3/16.

B. 1/16

C. 9/16.

D. 2/16.

Câu 56: Trong trường hợp trội lặn hồn tồn thì phép lai nào sau đây cho F1 có 4 kiểu hình phân li 1 : 1 : 1 : 1 ?
A. AaBb x AaBb.

B. AaBB x AaBb.

C. AaBB x AABb

D. Aabb x aaBb.

Câu 57: Tại sao đối với các tính trạng trội khơng hồn tồn thì khơng cần dùng lai phân tích để xác định trạng
thái đồng hợp trội hay dị hợp ?
A.Vì mỗi kiểu hình tương ứng với một kiểu gen.


B.Vì gen trội lấn át khơng hồn tồn gen lặn.

C.Vì trội khơng hồn tồn trong thực tế là phổ biến.

D.Vì tính trạng biểu hiện phụ thuộc vào kiểu gen và

môi trường.
Câu 58: Khi phân li độc lập và trội hồn tồn thì phép lai: AaBbccDdEeff x AabbCcddEeff có thể sinh ra đời
con có số tổ hợp giao tử là:

A. 72.

B. 27.

C. 62.

D. 26.

Câu 59: Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử
chứa alen kia thì cần có điều kiện gì ? A.Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường.

B.Số lượng cá

thể con lai phải lớn.
C. Tất cả các điều kiện trên.

D. Bố mẹ phải thuần chủng.

Câu 60: Số loại giao tử có thể tạo ra từ kiểu gen aaBbdd:


24

A. 2.

B. 6.

C. 3.

D. 4.


×