Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Vai Trò Giám Sát Của Quốc Hội Đối Với Việc Thực Hiện Công Ước Quốc Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG THỊ THANH HOA

VAI TRÕ GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI ĐỐI VỚI
VIỆC THỰC HIỆN CƠNG ƢỚC QUỐC TẾ XĨA BỎ
MỌI HÌNH THỨC PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC (CERD)
CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội, 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG THỊ THANH HOA

VAI TRÕ GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI ĐỐI VỚI
VIỆC THỰC HIỆN CƠNG ƢỚC QUỐC TẾ XĨA BỎ
MỌI HÌNH THỨC PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC (CERD)
CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 8380101.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Bá Diến


Hà Nội, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể bảo
vệ Luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Hồng Thị Thanh Hoa

i


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................13
1.1. Khái niệm giám sát của Quốc hội ......................................................................13
1.2. Điều ước quốc tế và những quy định liên quan .................................................14
1.2.1. Điều ước quốc tế .............................................................................................14
1.2.2. Khái niệm “Thực hiện điều quốc tế”...............................................................14
1.3. Chủng tộc, người dân tộc thiểu số, người bản địa - các khái niệm liên quan..............16

1.3.1. Chủng tộc ........................................................................................................16
1.3.2. Dân tộc, dân tộc thiểu số (national/ethnic minorities) ....................................19
1.3.3. Dân tộc bản địa................................................................................................21
1.3.4. Khái niệm “Bình đẳng” và “Phân biệt đối xử” ...............................................21
1.4. Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (Cơng ước ICERD) và
sự tham gia của Việt Nam .........................................................................................27
1.4.1. Sự ra đời của Công ước ...................................................................................28
1.4.2. Công ước ICERD. ...........................................................................................29
1.4.3. Thực trạng thực thi cơng ước ICERD và những khó khăn, thách thức ..........35
1.4.4. Vấn đề “phân biệt chủng tộc” ở Việt Nam .....................................................40
CHƢƠNG 2. GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CÔNG ƢỚC ICERD CỦA VIỆT NAM, KINH NGHIỆM GIÁM SÁT CỦA
QUỐC HỘI MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI ................................................42
2.1. Giám sát thực hiện Điều ước quốc tế của Quốc hội Việt Nam theo pháp luật
hiện hành ...................................................................................................................42
2.1.1. Vai trò và ý nghĩa của việc giám sát thực hiện điều ước quốc tế của Quốc hội .....42
2.1.2. Thẩm quyền giám sát thực hiện Điều ước quốc tế của Quốc hội ...................45
2.1.3. Hệ quả pháp lý của hoạt động giám sát của Quốc hội và các thiết chế giám sát
ii


của Quốc hội đối với thực hiện các điều ước quốc tế ...............................................47
2.1.4. Việc giám sát của Quốc hội Việt Nam trong thực hiện Công ước ICERD ....50
2.2. Giám sát việc thực hiện điều ước quốc tế của một số quốc gia trên thế giới về
vấn đề dân tộc, dân tộc thiểu số ................................................................................55
2.1.1. Ban hành luật chuyên ngành về lĩnh vực dân tộc thiểu số trong thực thi Công
ước ICERD ................................................................................................................55
2.2.2. Các quốc gia khơng có luật chun ngành về lĩnh vực dân tộc thiểu số ........60
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI
VIỆT NAM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ................................................................67

3.1. Cơ chế thực hiện Công ước ICERD ...................................................................67
3.1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ............................................................67
3.1.2. Thiết chế ..........................................................................................................70
3.2.2. Các chương trình mục tiêu quốc gia ban hành theo Nghị quyết của Quốc hội ......71
3.2.3. Chính phủ ban hành các chính sách triển khai các Nghị quyết của Quốc hội .......74
3.2.4. Kết quả thực hiện ............................................................................................74
3.3. Hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam về việc thực hiện Cơng ước
ICERD .......................................................................................................................76
3.3.1. Các hình thức giám sát ....................................................................................76
3.3.2. Giám sát thực hiện nghĩa vụ thành viên của Công ước ICERD .....................83
3.3.3. Giám sát thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ..84
3.3.4. Giám sát thực hiện các kiến nghị của Ủy ban CERD .....................................87
3.3.5. Kết luận ...........................................................................................................90
3.4. Kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội trong việc thực
hiện các quy định của Công ước ICERD ..................................................................92
3.4.1. Nâng cao hiệu lực của Công ước ICERD bằng việc giãn thời gian thực hiện
báo cáo quốc gia ........................................................................................................93
3.4.2. Hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động giám sát ...........................................95
3.4.3. Tăng cường tổ chức hoạt động giám sát thực hiện các điều ước quốc tế về
quyền con người trong đó có Cơng ước ICERD .......................................................97

iii


3.4.4. Rõ ràng, minh bạch trong tổ chức thực hiện giám sát thực hiện Công ước
ICERD.....................................................................................................................100
KẾT LUẬN ............................................................................................................102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................104
PHỤ LỤC


iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT

Nguyên nghĩa

Cụm từ viết tắt

1

DTTS

Dân tộc thiểu số

2

UBTVQH

Ủy ban Thường vụ Quốc hội

3

CERD

Ủy ban Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc

4


ICERD

International Convention of Elimination of All Forms of
Racial Discrimination

5

LGBT

lesbian, guy, bisexual and transgender

6

Ilo

International Labour Organization

v


PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện vào
tất cả các lĩnh vực của cộng đồng quốc tế, chủ động tích cực đóng góp có trách nhiệm
vào những lợi ích chung của cộng đồng nhằm “Thực hiện nhất quán đường lối đối

ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”.
Phân biệt chủng tộc là chất độc làm suy giảm sự đa dạng và đồn kết xã hội,
gia tăng bất bình đẳng, và châm ngòi cho sự giận dữ, đau khổ, bạo lực. Vì vậy, việc
cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, sắc tộc đã được quy định trong nhiều điều
ước quốc tế đặc biệt là Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng
tộc của Liên hợp quốc (tên tiếng Anh: International Convention on the Elimination
of All forms of Racial Discrimination, sau đây gọi tắt là Công ước, là một công ước
của tổ chức Liên hợp quốc. Công ước này được viết tắt phổ biến là CERD hoặc
ICERD. Tuy nhiên, để phân biệt Công ước và Ủy ban chuyên môn của Công ước và
để giữ được đầy đủ nội hàm của Công ước theo tiếng Anh, tác giả sẽ sử dụng cụm
viết tắt ICERD thống nhất trong phần nội dung của Luận văn. Công ước ICERD có
hiệu lực từ năm 1969 và tính đến ngày 17/12/2019 đã có 88 bên ký kết và 182 bên
tham gia. Việt Nam trở thành thành viên của Công ước này năm 1982.
Trên cơ sở kế thừa tinh thần đoàn kết truyền thống, phù hợp với các quy định
về không phân biệt chủng tộc của Công ước, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, giúp
nhau cùng phát triển giữa các dân tộc, Việt Nam đã chuyển hóa các giá trị này vào
Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác có liên quan, đồng thời triển khai thực
hiện trong thực tiễn thơng qua nhiều chính sách, chương trình quốc gia nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhóm dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển bình đẳng
trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Ví dụ như Chương trình 135 thuộc

1


Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã và đang được triển khai
thực hiện hơn 20 năm qua; Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân
tộc thiểu số và miền núi; Chính sách phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số;

và nhiều chương trình, đề án, kế hoạch phát triển khác.
Quá trình triển khai thực hiện những chường trình, kế hoạch trên cần phải có
sự giám sát tối cao của Quốc hội để đảm bảo các cơ quan hữu quan tuân thủ các
nguyên tắc pháp luật trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ cũng như bảo đảm
hiệu quả của các chính sách, pháp luật. Là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân,
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề
quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Thẩm quyền của Quốc hội được thực hiện có hiệu quả ra sao trên thực
tế, đặc biệt là trong giám sát thực hiện Công ước ICERD, mặt khác, cũng cần có
những tổng kết, đánh giá kịp thời để từ đó rút ra những bài học, đưa ra những kiến
nghị, giúp hoàn thiện hệ thống các quy định về vai trò giám sát của Quốc hội trong
thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đem lại những hiệu quả phát
triển tích cực cho xã hội nói chung và đời sống người dân nói riêng, đáp ứng yêu
cầu của người dân khi họ tin tưởng bỏ lá phiếu bầu ra người đại diện cho mình.
Xét tổng thể những yêu cầu, đòi hỏi của thực tế quốc tế, trong nước và thẩm
quyền hiến định của Quốc hội, trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Báo cáo
quốc gia định kỳ về tình hình thực hiện Cơng ước giai đoạn 2012-2018, tiến tới nộp
báo cáo năm 2020 và bảo vệ báo cáo sau đó, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Vai trò giám sát của Quốc hội đối với việc thực hiện Cơng ước quốc tế xóa bỏ mọi
hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD) ở Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ luật học.
Luận văn sẽ tập trung tìm hiểu thực tiễn vai trị giám sát của Quốc hội Việt Nam
trong việc thực hiện Công ước và quá trình xây dựng Báo cáo Quốc gia định kỳ; tìm
hiểu tham vấn quy định pháp luật về vai trò giám sát thực hiện Điều ước quốc tế của
quốc hội, nghị viện một số nước trên thế giới, từ đó, đóng góp phần nào điều chỉnh
những mặt hạn chế trong quy định của pháp luật Việt Nam về triển khai giám sát
của Quốc hội đối với thực hiện Công ước ICERD.
2



2.

Tình hình nghiên cứu

Quyền giám sát theo Hiến định của Quốc hội có thay đổi theo từng thời kỳ
để phù hợp với bối cảnh lịch sử riêng. Nghiên cứu về thẩm quyền, vai trò giám sát
của cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam trong việc tham gia, ký kết, thực hiện
Điều ước quốc tế trước đây ở nhiều góc nhìn khác nhau, cụ thể như sau:
Kỷ yếu Hội thảo hoạt động giám sát của Quốc hội - Viện nghiên cứu Lập
pháp – gồm những phân tích, đánh giá việc sử dụng các công cụ giám sát, kinh
nghiệm tổ chức điều trần tại các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam và nêu những kinh
nghiệm tổ chức hoạt động giám sát của Quốc hội Hoa kỳ và một số nước trên thế
giới năm 2013;
Tiếp tục đổi mới hoạt động của quốc hội từ thực tiễn hoạt động của Quốc hội
khóa XII – TS. Đinh Xuân Thảo đưa ra đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động
của Quốc hội sau gần 25 năm đổi mới năm 2013;
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Kế thừa, đổi mới và
phát triển – Viện nghiên cứu lập pháp, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, xuất bản
năm 2016 - gồm khái quát những kết quả quan trọng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa
XIII và những hoạt động đang được tiếp tục kế thừa ở Quốc hội khóa XIV, nêu lên
bài học kinh nghiệm và những vấn đề cịn để ngỏ để Quốc hội khóa tiếp theo tiếp
tục đổi mới và hồn thiện;
Giáo trình Cơng pháp quốc tế - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb
Đại học quốc gia, Hà Nội, 2013 do PGS.TS Nguyễn Bá Diến làm chủ biên đề cập
đến vấn đề điều ước quốc tế;
Kỷ yếu Hội thảo “Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội đối với các
điều ước Quốc tế về quyền con người” năm 2015 - Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội
đã phân tích đặc điểm giám sát của quốc hội đối với các điều ước quốc tế trong so
sánh với hoạt động giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và việc thực hiện
pháp luật trong nước;

Luận văn thạc sỹ luật học của Chu Thị Thanh Hương về “Vai trò giám sát của
Quốc hội trong ký kết và thực hiện Điều ước Quốc tế ở Việt Nam” năm 2017;
Luận văn thạc sỹ luật học của Ngơ Thùy Linh về “Việc nâng cao vai trị của
3


Quốc hội trong giám sát hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế ở
Việt Nam và kinh nghiệm nước ngoài”, năm 2014;
Luận văn thạc sỹ luật học của Trịnh Văn Chiến về “Vai trò giám sát của
Quốc hội Việt Nam trong quá trình đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện các
điều ước quốc tế” năm 2013;
Bên cạnh đó, một số bài viết, bài phát biểu về nhiều khía cạnh liên quan đến hoạt
động giám sát của Quốc hội đối với việc thực hiện điều ước quốc tế như:
Tham luận Hội thảo (năm 2015) “Chức năng giám sát của quốc hội Việt
Nam và vấn đề giám sát thực hiện các điều ước quốc tế về nhân quyền” – GS. TS.
Nguyễn Đăng Dung, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tham luận “Một vài suy nghĩ về vai trò giám sát của quốc hội đối với việc
thực thi pháp luật về quyền con người tại Việt Nam” – TS. GVC Nguyễn Lan
Nguyên, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hội thảo năm 2015 của Ủy ban Đối ngoại của
Quốc hội khóa XIII về “Tăng cường vai trị giám sát của Quốc hội đối với các Điều
ước quốc tế về quyền con người”.
“Vai trò của Nghị viện các nước trong việc giám sát việc ký kết thực hiện các
điều ước quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam” – TS. Nguyễn Tiến Vinh, Tài liệu
phục Hội thảo “Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội đối với các điều ước quốc
tế về quyền con người” năm 2015.
Tham luận “Cơ sở lý luận về vai trò giám sát của quốc hội trong việc thực hiện
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên” – TS. Phạm Lan Dung năm 2015.
“Thẩm quyền của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội trong giám sát
việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”, Ths. Phạm Hồng
Hạnh năm 2015;

“Nội dung hoạt động giám sát của quốc hội đối với việc thực hiện các điều
ước quốc tế”, tài liệu Hội thảo nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội đối với
việc thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên – Nguyễn Bá Bình và
Nguyễn Hùng Cường năm 2015.
Những nghiên cứu nêu trên đều có giá trị lịch sử riêng theo từng khía cạnh
nghiên cứu của cơng trình. Tuy nhiên, bản thân mỗi cơng trình nghiên cứu, bài viết
4


đều mang trong đó những hạn chế nhất định về tính thời sự của nó.
Thêm vào đó, các nghiên cứu ấy tập trung phân tích nhiều về hoạt động giám sát
thực hiện các điều ước quốc tế nói chung mà Việt Nam là thành viên mà chưa có hướng
cụ thể một cơng ước nào như Cơng ước xóa bỏ mọi hình thức chống phân biệt chủng tộc
ICERD mà Việt Nam là thành viên từ năm 1982.
Thế giới vẫn đang thay đổi từng ngày. Các quan hệ đa phương được ràng buộc,
điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế. Việt Nam cũng có rất nhiều những biến đổi hệ
thuộc của tình hình chung và trở thành thành viên của hàng nghìn điều ước quốc tế.
Việc nghiên cứu phân tích hoạt động giám sát của Quốc hội trong thực thi Công ước
ICERD trên cơ sở phân tích những quy định pháp luật trong nước và tình hình thực
hiện Cơng ước thực tiễn, đưa ra những ý kiến xác thực để góp phần giúp nâng cao năng
lực của Quốc hội trong việc thực hiện quyền hiến định, đóng góp vào q trình xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Việt Nam đạt được hiệu quả hơn.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích
Luận văn hướng tới việc đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động giám sát của Quốc hội trên cơ sở phân tích cơ sở pháp lý và hoạt động
thực tiễn hoạt động giám sát của Quốc hội đối với đối tượng giám sát trong việc ban

hành và thực hiện chính sách đối với người dân tộc thiểu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về giám sát Quốc hội; nêu
và phân tích thực trạng giám sát Quốc hội trong thực hiện Công ước ICERD của
Việt Nam; nêu và phân tích một số quy định nội luật hóa các quy định của Cơng
ước ICERD trong q trình thực hiện của một số quốc gia trên thế giới để so sánh,
đối chiếu và đưa ra những kiến nghị tích cực cho việc ban hành quy định về giám
sát Quốc hội của Việt Nam trong việc thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên nói chung và Cơng ước ICERD nói riêng.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Pháp luật về quyền giám sát của Quốc hội trong việc thực hiện các điều ước
5


quốc tế nói chung và Cơng ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc
của Việt Nam nói riêng;
-

Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề chủng tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam.

-

Thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội trong thực hiện Công ước của
Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

-

Không gian nghiên cứu: Thẩm quyền được trao cho Quốc hội trong hoạt
động giám sát ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt nam

-

Thời gian nghiên cứu: tính từ khi Việt Nam chuẩn bị, gia nhập Công ước cho
tới nay, đặc biệt sau khi Việt Nam bảo vệ năm 2012 báo cáo quốc gia định
kỳ gần đây nhất (giai đoạn 2001 -2009) về tình hình thực hiện Cơng ước.
5.

-

Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp, phân tích, diễn giải được sử dụng khi đánh giá, bình
luận các quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền của
Quốc hội trong giám sát việc thực hiện Công ước của Việt Nam để làm cơ sở
cho những kết luận khoa học. Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá
trình thực hiện đề tài nghiên cứu.

-

Phương pháp so sánh luật học, được sử dụng khi phân tích, đánh giá các quy
định trong mối tương quan với các quy định pháp luật của nước ngoài nhằm
sáng tỏ những điểm chung, sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và pháp
luật nước ngoài về thẩm quyền của Quốc hội trong hoạt động giám sát thực

hiện các điều ước quốc tế.

-

Phương pháp phân tích logic quy phạm, được sử dụng khi đánh giá thực
trạng pháp luật, xem xét về tính thống nhất pháp luật về thực hiện quyền
giám sát của Quốc hội.
6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận văn

* Ý nghĩa khoa học
Luận văn là cơng trình nghiên cứu pháp luật về thẩm quyền được giao cho
Quốc hội trong việc thực hiện giám sát tối cao đối với đối tượng giám sát, góp phần
6


hồn thiện khung pháp lý về vai trị giám sát tối cao của Quốc hội, đồng thời nâng
cao năng lực của cơ quan dân biểu này thông qua những tổng kết, đánh giá quá trình
hoạt động giám sát đối với một Công ước cụ thể mà Việt Nam là thành viên.
* Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là tài liệu nghiên cứu có ý nghĩa tham khảo, giúp nâng cao hiệu
quả hoạt động giám sát của Quốc hội trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
7.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Giám sát của Quốc hội trong việc thực hiện Công ước ICERD của
Việt Nam, kinh nghiệm giám sát của Quốc hội của một số nước trên thế giới.
Chương 3: Thực hiện công ước ICERD và hoạt động giám sát của Quốc hội
Việt Nam - các ý kiến tham vấn.

7


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm giám sát của Quốc hội
Theo cuốn Từ điển Việt Nam (NXB Thời thế năm 1958), giám sát có nghĩa
là “xem xét và đàn hặc”, tức là: “coi mà xét kỹ lưỡng” [1, tr.1470] và “chỉ trích tội
lỗi của quan lại” [1, tr.378]. Tuy nhiên, cách nhìn nhận về hoạt động giám sát như
vậy chưa bao quát được toàn bộ nội hàm của từ trong bối cảnh đời sống pháp luật
hiện nay.
Từ điển Luật học của Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006 nêu khái niệm “Giám
sát” là sự “theo dõi, quan sát mang tính chủ động thường xuyên của cơ quan, tổ
chức hoặc nhân dân đối với hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát và sự tác
động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng các hoạt động đó đi đúng quỹ
đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước, bảo đảm
cho Hiến pháp và pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh”.
Khái niệm “giám sát” được luật hóa cụ thể trong Luật hoạt động giám sát của
Quốc hội năm 2015: “Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá
hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến
pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm
quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.”
Như vậy, nếu xét trên phương diện chung, giám sát được hiểu là việc thực
hiện xem xét, đánh giá toàn diện hoạt động của chủ thể thuộc phạm vi thẩm quyền
giám sát theo những quy tắc, quy phạm nhất định nhằm bảo đảm việc hoạt động đó

được tiến hành đúng yêu cầu và/hoặc chấn chỉnh, xử lý hành vi vi phạm của chủ thể
chịu sự giám sát.
Giám sát của Quốc hội, trong mối liên hệ các khái niệm về “giám sát” nêu
trên, có thể hiểu như sau: Quốc hội bằng việc sử dụng các phương tiện và cơng cụ
của mình để tìm hiểu, thu thập thơng tin về việc tn thủ Hiến pháp và pháp luật
trong các hoạt động của các cơ quan chịu sự giám sát của Quốc hội, qua đó, đưa ra
đánh giá và nhận định hoạt động nào trong đó là đúng hay sai so với những điều đã

13


được quy định. Trên cơ sở những đánh giá và nhận định về tính hợp hiến, hợp pháp
trong hoạt động của chủ thể chịu sự giám sát, Quốc hội có thể biểu dương hoặc phê
phán các chủ thể đó. Trong một số trường hợp, Quốc hội bày tỏ tín nhiệm đối với
chủ thể chịu sự giám sát đó. Việc thực hiện giám sát của Quốc hội được tổ chức một
cách chủ động và thường xuyên trên cơ sở luật định cụ thể nhằm mục đích bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của cử tri.
Hoạt động giám sát của Quốc hội cần phải được phân biệt với các hoạt động
kiểm tra, kiểm sát của các cơ quan chức năng khác thuộc nhánh quyền tư pháp trên
cơ sở xác định thẩm quyền, đối tượng, phạm vi, nội dung, phương thức thực hiện và
hệ quả pháp lý.
1.2. Điều ƣớc quốc tế và những quy định liên quan
1.2.1. Điều ước quốc tế
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 1 Công ước Viên 1969 về Luật điều ước
quốc tế: “Điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản
giữa các quốc gia và được luật quốc tế điều chỉnh, khơng phụ thuộc vào việc thỏa
thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc hai hay nhiều văn kiện có
quan hệ với nhau, cũng như khơng phụ thuộc vào tên gọi của các văn kiện đó”.
Luật Điều ước Quốc tế của Việt Nam năm 2016 quy định: “Điều ước quốc
tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công
ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, cơng hàm trao đổi
hoặc văn kiện có tên gọi khác.
1.2.2. Khái niệm “Thực hiện điều quốc tế”
Khi điều ước quốc tế có hiệu lực, các quốc gia thực thi điều ước quốc tế
theo ba phương thức như: áp dụng trực tiếp khơng đặt ra chuyển hóa; áp dụng gián
tiếp các điều ước quốc tế sau khi đã được nội luật hóa (q trình chuyển hóa luật
thơng qua chức năng hoạt động của các cơ quan lập pháp); và vừa trực tiếp, vừa

14


gián tiếp áp dụng thực hiện các điều ước quốc tế, tức là các quốc gia có thể trực tiếp
áp dụng các quy định của điều ước quốc tế để thực hiện của điều ước quốc tế, đồng
thời cũng áp dụng quy phạm pháp luật trong nước liên quan đến vấn đề này và coi
là một văn bản nội luật hóa quy phạm của điều ước quốc tế.
Để có cơ sở áp dụng điều ước quốc tế, yêu cầu quan trọng nhất là xác định vị
trí pháp lý của điều ước quốc tế đối với pháp luật quốc gia. Thế giới hiện nay tồn tại
hai trường phái quan điểm về vị trí pháp lý của điều ước quốc tế. Cộng hòa liên
bang Đức là một trong số những quốc gia điển hình coi các điều ước quốc tế mang
thứ bậc ngang với luật bình thường, khơng phải là đạo luật sửa đổi hiến pháp và áp
dụng trực tiếp điều ước quốc tế trong đời sống pháp luật.
Đối với Việt Nam, dưới góc độ pháp lý thì tới năm 1989, Nhà nước ta mới
ban hành Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế. Đây là văn bản pháp luật
đầu tiên và có tính chun ngành của Việt Nam quy định các vấn đề cơ bản trong
lĩnh vực này [13, tr.1470]. Nhưng đến ba năm sau 1992, Hội đồng Bộ trưởng mới
có Nghị định quy định chi tiết thực hiện về Pháp lệnh.
Sau gần mười năm ban hành và triển khai, Pháp lệnh về ký kết và thực hiện

điều ước quốc tế 1998 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thay thế cho
Pháp lệnh năm 1989. Đến năm 2005 Pháp lệnh 1998 được phát triển thành Luật ký
kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
Nhìn chung việc thực hiện các điều ước quốc tế của các văn bản quy phạm
pháp luật nêu trên đều thể hiện tinh thần: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam nghiêm chỉnh tuân thủ điều ước quốc tế mà mình đã ký kết, đồng thời địi hỏi
các bên ký kết khác cũng nghiêm chỉnh tuân thủ điều ước quốc tế đã được ký kết
với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [17, Điều 23].
Năm 2016, Việt Nam ban hành Luật Điều ước quốc tế quy định rõ ràng
những thứ tự ưu tiên thực hiện các quy định pháp lý đó là: “Trường hợp văn bản
quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định
của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp” [18, Điều 6]. Bằng quy định này, Việt Nam

15


đã khẳng định giá trị cốt lõi của các quy định pháp lý của Hiến pháp hiện hành,
đồng thời thực hiện cam kết tôn trọng việc áp dụng những quy định của các điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
1.3. Chủng tộc, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời bản địa - các khái niệm liên quan
1.3.1. Chủng tộc
Để hiểu rõ chủ nghĩa chủng tộc cần hiểu thế nào là chủng tộc (tiếng Anh là
“race”) và phân biệt khái niệm chủng tộc và tộc người (ethic group/ethnicity)
Chủng tộc
Đến nay, có hai cách nhìn chủ yếu về chủng tộc, đó là cách nhìn của sinh học
(Biology) - thuộc khoa học tự nhiên, và của nhân học (Anthropology) - thuộc khoa
học xã hội.
Với góc độ sinh học, các nhà nhân chủng học cho rằng “chủng tộc” là một
quần thể hay tập hợp quần thể hình thành trong lịch sử trên một lãnh thổ nhất định

có một số đặc điểm chung trên cơ thể mang tính chất di truyền. Theo đó, các nhóm
người này có nguồn gốc hình thành gắn liền với một vùng địa vực nhất định và
mang những đặc trưng di truyền về hình thái, sinh lý có thể là về nhiễm sắc thể
(theo Rieger, Michaelis and Green, 1968) và sinh học thể chất (theo Morris (Ed),
1992). Nhắc lại rằng, chủng tộc ở đây xét trên quan điểm sinh học thuần túy mà
không xét yếu tố xã hội. Chủng tộc và quốc gia là hai phạm trù không đồng nhất.
Một chủng tộc người có thể phân định trên khu vực nhiều quốc gia.
Để phân loại chủng tộc, có quan điểm xác định lồi người thuộc ba đại chủng
tộc, đó là Đại chủng Xích đạo hay Úc - Phi (Negro-Australoid), Đại chủng Âu
(Oproloid) hay Âu - Á (Oradien), và Đại chủng Á (Mogoloid) [8, tr48-561].
Quan điểm khác cho rằng, loài người thuộc bốn chủng tộc: Trắng (người
Caucas - Caucasian); Đen (người châu Phi - African); Vàng (người châu Á - Asian);
và Đỏ (thổ dân Mỹ - Native American).
Sự phân loại theo quan điểm nào nêu trên cũng chủ yếu dựa trên 12 yếu tố:
màu da, dạng tóc, mức độ của lớp lơng thứ ba trên cơ thể, khn mặt, hình dạng
mắt, mũi, mơi, đầu, vóc dáng, tỷ lệ thân hình, răng, vân tay.

16


Cách phân biệt chủng tộc dựa trên các đặc điểm sinh học khơng cịn nhận
được sự ủng hộ mạnh mẽ trong thời đại ngày nay.
Quan điểm thứ hai hiện nay, quan điểm nhân học xem xét chủng tộc trong
mối quan hệ có sự tác động của các yếu tố mang tính xã hội hay cịn gọi là “chủng
tộc xã hội”. Có thể nhìn thấy, ở Mỹ, “chủng tộc” theo các sắc thái màu da không
phải dựa trên quan điểm theo sinh học hay khoa học thuần túy nào hoặc theo các
cấp quản lý của nhà cầm quyền nào mà nó là sự lựa chọn dựa trên yếu tố văn hóa
được xã hội dán nhãn. Ví dụ, một trẻ được sinh ra bởi người cha da trắng và người
mẹ da đen, đứa trẻ đó sẽ được coi là thuộc chủng tộc người da đen (nhóm bị coi là
thiểu số trong xã hội).

Trên giác độ của quan điểm thứ hai, tác giả Phan Ngọc Chiến thuộc Viện
Phát triển bền vững vùng Nam bộ nhận định: “Ba yếu tố thường được xem là những
chỉ báo về thành phần dân tộc gồm ngôn ngữ, đặc điểm văn hóa, và ý thức tự giác
dân tộc” [43, tr.1]. Đây là những yếu tố được chọn làm tiêu chí xác định thành phần
dân tộc ở Việt Nam, và cũng thường là những yếu tố phân biệt thành phần dân tộc
theo tri thức phổ thông của số đông người trong các xã hội”. Tuy nhiên, theo nghiên
cứu của tác giả này, các chỉ báo trên đều mang “tính tương đối”. Ví dụ, xét theo chỉ
báo về ngơn ngữ, những cộng đồng người sống gần nhau có thể nói ngôn ngữ tương
đồng nhau, đôi khi sự tương đồng lớn đến mức người ta có thể nói các cộng đồng
người khác nhau đó đang nói cùng một ngơn ngữ như người K’ho và người Mạ ở tỉnh
Lâm Đồng, Việt Nam. Hoặc việc dùng chỉ báo về đặc điểm văn hóa trong việc xác
định thành phần dân tộc cũng không phải ln chính xác. Trong nghiên cứu của mình
về người Kachin ở Myanmar, Edmund Leach, một nhà nghiên cứu người Anh đã chỉ ra
rằng những nhóm người trong tộc người Kachin nói nhiều ngơn ngữ khác nhau và giữa
họ có rất nhiều khác biệt về văn hóa – “This population speaks a number of different
languages and dialects and there are wide differences of cultures between one part of
the area and another” [56, tr.1]..
Trên giác độ sinh học và khu vực địa lý phân bố để nhận dạng chủng tộc thì
Việt Nam tồn tại chủng tộc Mongoloid, Australoid và loại hình trung gian chuyển
tiếp mang hỗn hợp các đặc điểm của nhiều loại chủng tộc.
17


Chủng tộc Mongoloid phân bố ở sát biên giới Việt Nam - Trung Quốc, có
đặc điểm da sáng hơi vàng, tóc đen thẳng và cứng, tầm vóc trung bình 1,60m ở nam
và 1,50m ở nữ, đầu tròn, mặt rộng bẹt, mắt một mí chiếm đa số, mũi rộng tẹt, mơi
dày trung bình. Những đặc điểm này khá phổ biến ở các tộc người thiểu số sống
phía Bắc và tây Bắc Việt Nam, ví dụ tộc người Tày, Nùng, Thái… Chủng tộc người
Australoid ở vùng cao nguyên Trung bộ có đặc điểm như người tầm thước, da ngăm
ngăm đen, tóc uốn làn sóng hoặc quăn, đầu dài hoặc rất dài, mơi dày, hàm trên vẩu,

mũi rộng ở phần cánh mũi và đặc biệt là phần sống mũi bị gãy ở chỗ gốc mũi; gồm
các dân tộc Tây Nguyên sống ở cao nguyên Trung bộ mà đại diện là các dân tộc
Thượng, Bru - Vân Kiều…
Loại hình trung gian chuyển tiếp mang hỗn hợp các đặc điểm của nhiều loại
chủng tộc, điển hình người Việt (hay cịn gọi là người Kinh).
Do sự phát triển, tiến hóa thích nghi nên đặc điềm hình thái, sinh lý của
những tộc người này có thể thay đổi đôi chút so với chủng tộc tương ứng thời Đá
mới điển hình như sự hình thành người Việt hiện nay.
Mặt khác, trên giác độ của các nhà xã hội ở Việt Nam, theo nghiên cứu của
Henri Maitre về các “bộ lạc hỗn hợp” ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, người
Krung, Chur, Mdhur, Blao là những “bộ lạc hỗn hợp” giữa Ê-đê và Gia-rai vì họ nói
ngơn ngữ nửa Ê-đê, nửa Gia-rai.
Từ những phân tích liên quan đến khái niệm “chủng tộc”, có thể thấy, hiện
nay, trên thế giới đang tồn tại các quan điểm về phương thức phân biệt các chủng
tộc mà ở đó cịn nhiều ý kiến phản biện. Nhưng dù xét trên quan điểm của các nhà
sinh học hay các nhà xã hội học, thì các “chủng tộc” ở Việt Nam cũng đã và đang
tiếp tục chuyển hóa, giao thoa, đặc biệt trong xu thế chung của thế giới khi sự di cư
ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Những luận điểm này phần nào khẳng định sự đúng
đắn trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về một Việt Nam
khơng có sự phân biệt chủng tộc. Nước Việt Nam gồm nhiều các dân tộc anh em
cùng sinh sống (trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số) và có sự cư trú đan xen trên
nhiều địa bàn và Đảng và Nhà nước Việt Nam nhất quán thực hiện nguyên tắc “các
dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.
18


1.3.2. Dân tộc, dân tộc thiểu số (national/ethnic minorities)
Về khái niệm “dân tộc” và “người thiểu số” chưa được chính thức xác nhận
trong bất cứ văn kiện quốc tế nào của Liên hợp quốc. Các nhóm thiểu số hay được
đề cập đến là thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.

Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về người thiểu số, Điều 1 có viết: người thiểu
số được xét trên các khía cạnh về dân tộc/tộc người, văn hóa, tín ngưỡng và ngơn
ngữ và khuyến nghị các quốc gia thành viên bảo vệ những tồn tại này. Tuy nhiên,
đây khơng phải định nghĩa chính thức về vấn đề “người thiểu số” được thế giới
công nhận.
Hệ thống quyền con người của Liên hợp quốc quan niệm “người thiểu số”
được xét về khía cạnh dân tộc, tơn giáo và ngôn ngữ và điều này phù hợp với Tuyên
bố của Liên hợp quốc về Dân tộc thiểu số năm 1992. Các quốc gia có thể có một
hoặc nhiều nhóm người dân tộc thiểu số trong lãnh thổ của mình và mang các đặc
điểm dân tộc, văn hóa, ngơn ngữ và tín ngưỡng khác so với dân tộc chiếm đa số
trong tổng số dân.
Tịa án Cơng lý quốc tế thường trực (PCIJ) đưa ra định nghĩa về dân tộc thiểu
số: dân tộc thiểu số là một nhóm người sống trên một quốc gia hoặc một địa phương
nhất định, có những đặc điểm đồng nhất về chủng tộc, tín ngưỡng, ngơn ngữ và
truyền thống, có sự giúp đỡ lẫn nhau và có quan điểm thống nhất trong việc bảo lưu
những yếu tố truyền thống, duy trì tơn giáo, tín ngưỡng và hướng dẫn, giáo dục trẻ
em trong cộng đồng theo tinh thần và truyền thống của chủng tộc họ.
Năm 1977, Francesco Capotorti, một Cao ủy của Ủy ban Bảo vệ và Chống
phân biệt người thiểu số đã đưa ra một định nghĩa về “Người thiểu số” là một nhóm
người, về mặt số lượng, ít so với phần dân cư cịn lại của một quốc gia, có vị thế
yếu trong xã hội, là một cơng dân của quốc gia nhưng có những đặc tính riêng về
mặt chủng tộc, tín ngưỡng hoặc ngơn ngữ và cho thấy những dấu chỉ mong muốn
đoàn kết bảo tồn những nét văn hóa, truyền thống, tơn giáo hay ngôn ngữ của họ.
Năm 1995, Liên Hiệp Âu Châu đưa ra khái niệm về dân tộc thiểu số trong
“Công ước của Liên Hiệp Âu Châu về dân tộc thiểu số”, rất gần gũi với khái niệm

19


của Liên Hiệp Quốc biểu quyết vào năm 1992: “Dân tộc thiểu số ám chỉ một nhóm

người từ một quốc gia khác đến cư trú trên lãnh thổ của quốc gia thuộc Liên Hiệp
Âu Châu và có quốc tịch của khối Âu Châu”.
Một định nghĩa khác về người thiểu số, đó là một nhóm cơng dân của một
quốc gia, ít về mặt số lượng và yếu về vị thế trong quốc gia đó, mang những đặc
trưng về chủng tộc, tơn giáo và ngôn ngữ mà tạo sự khác biệt so với nhóm dân cư
đa số, có một ý thức thống nhất, một động cơ rõ rệt trong việc sử dụng ý chí tập thể
để tồn tại và đạt được mục tiêu bình đẳng với nhóm dân cư đa số, cả trên phương
diện pháp luật và thực tiễn.
Như vậy, các khái niệm đưa ra khơng hồn tồn giống nhau, điều này cho
thấy tính chất phức tạp của vấn đề người thiểu số trên thế giới. Tổng hợp những
thuộc tính được nêu ra từ các định nghĩa trên và nội dung các văn kiện quốc tế có
liên quan về vấn đề người thiểu số, có thể thấy, về mặt khách quan, người thiểu số
có những đặc điểm (1) số lượng ít (so sánh với nhóm đa số cùng sinh sống trên lãnh
thổ); (2) yếu thế trong xã hội (thể hiện ở tiềm lực, vai trị ảnh hưởng của nhóm tới
đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở lãnh thổ nơi họ sinh sống); (3) có bản sắc riêng
(về mặt chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ, phong tục, tập quán); (4) địa vị pháp lý (có
thể là cơng dân hoặc kiều dân của quốc gia nơi họ đang sinh sống); (5) về mặt chủ
quan, nhóm cộng đồng này có ý thức bảo tồn truyền thống văn hóa của mình.
Phù hợp với các nghiên cứu trên, tại Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính
phủ về cơng tác dân tộc, khoản 1 Điều 4 có quy định “dân tộc thiểu số” là “những
dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.Theo đó, yếu tố số lượng được Nhà nước Việt Nam lấy
làm đặc điểm quan trọng cốt lõi để xác định một dân tộc là dân tộc thiểu số. Điểm
quan trọng cần chú ý nữa là về thuật ngữ “dân tộc” ở đây cần được hiểu là “tộc
người” (ethnic) chứ không phải là chủng tộc (race/nation). Từ cách tiếp cận như
trên, Việt Nam xác định khơng có sự phân biệt chủng tộc trên đất nước này và luôn
luôn khẳng định Việt Nam là một quốc gia gồm cộng đồng các dân tộc thống nhất,
bình đẳng, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

20



1.3.3. Dân tộc bản địa
Cũng giống như thuật ngữ “người thiểu số”, trên thế giới hiện nay, cộng
đồng quốc tế hiện chưa thống nhất được một khái niệm chung về “dân tộc bản địa”.
Tuy nhiên, từ thực tế hoạt động của mình, dựa trên những điều khoản quy định của
Cơng ước số 169 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và nội dung trong Tuyên bố
của Liên hợp quốc về quyền của người bản địa, trong cuốn Minority rights:
International standards and Guidance for Implementation (tạm dịch là: Quyền của
Người thiểu số: Tiêu chuẩn quốc tế và Hướng dẫn thực hiện) của Tổ chức Nhân
quyền thế giới năm 2010, Nhóm hoạt động về những dân tộc bản địa đã nêu ra một
số điểm về dân tộc bản địa gồm những đặc điểm như (i) là những người có tổ tiên
định cư trên một vùng đất hay vùng lãnh thổ trước khi có sự đơ hộ hoặc hình thành
biên giới quốc gia; (ii) người bản địa có hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, ngơn
ngữ, văn hóa và tơn giáo riêng và quyết tâm gìn giữ và phát triển những đặc trưng
riêng biệt đó; (iii) người bản địa có mong muốn mạnh mẽ gắn bó với vùng đất tổ
tiên của họ, những nguồn tài nguyên thiên nhiên trên vùng đất đó; (iv) họ có thể là
nhóm người có vị thế yếu trong xã hội và tự nhận diện mình là người bản địa.
1.3.4. Khái niệm “Bình đẳng” và “Phân biệt đối xử”
Sử dụng pháp luật để dần hạn chế, rồi sau đó xóa bỏ sự bất bình đẳng trong
xã hội là hệ sự quan trọng của mỗi nhà nước nhằm đảm bảo các quyền và phẩm giá
của mỗi công dân, đảm bảo xã hội được gắn kết, đặc biệt tăng cường sự gắn kết đến
từ các cá nhân, nhóm dễ bị tổn thương và nhóm thiểu số trong các lĩnh vực chính
trị, kinh tế và đời sống xã hội.
Giải quyết vấn đề phân biệt đối xử nói chung và phân biệt đối xử với người
dân tộc thiểu số cần hiểu được bản chất của sự phân biệt đối xử, khái niệm sự bình
đẳng và phân biệt đối xử với người dân tộc thiểu số từ quan điểm xã hội, kinh tế và
pháp lý.
Bình đẳng, theo Giáo sư Sandra Fredman, khoa Luật của Đại học Oxford
trong bài viết “Discrimination Law” trên tạp chí Clarendon năm 2002, ở cấp độ khái

niệm có ba khía cạnh riêng biệt.
Thứ nhất, bình đẳng là một nguyên tắc phổ quát. Theo ý tưởng này thì tất cả

21


mọi người đều xứng đáng được hưởng một cách đối xử nhất định bởi sự đức hạnh
trong nhân tính và tư cách thành viên lồi người của họ.
Thứ hai, bình đẳng là giống nhau, tức là được đối xử giống nhau. Điều này
phù hợp với công bằng trong luật pháp và cơng lý cá nhân địi hỏi người phân xử
khơng nên tùy tiện phân biệt giữa các trường hợp hoặc tính đến các yếu tố khơng
chắc chắn trong khi đi đến quyết định.
Thứ ba, bình đẳng về cơ hội và bình đẳng về kết quả. Liên quan đến khái
niệm này, hai luồng quan điểm nổi bật cho rằng đó là bình đẳng trong pháp lật thủ
tục hoặc pháp luật nội dung về cơ hội.
Ở góc nhìn pháp luật thủ tục, bình đẳng về cơ hội yêu cầu loại bỏ các chướng
ngại đối với sự tiến bộ của phụ nữ hoặc các nhóm thiểu số, nhưng khơng đảm bảo
rằng điều này sẽ dẫn tới kết quả là sự công bằng hơn về pháp luật nội dung. Đối lập
với đó, một cảm thức mang tính pháp luật nội dung về bình đẳng trong cơ hội đòi
hỏi những biện pháp nhằm bảo đảm mọi người từ mọi tầng lớp xã hội có cơ hội
bình đẳng có thể đáp ứng các tiêu chí để tiếp cận một lợi ích xã hội cụ thể. Điều này
địi hỏi các biện pháp tích cực như giáo dục, đào tạo và các biện pháp thân thiện với
gia đình, thậm chí nó có thể đi xa hơn và thách thức bản thân các tiêu chí tiếp cận
do những tiêu chí cơng nhận đang tồn tại có thể tự phản ánh và củng cố các kiểu
mẫu bất lợi hiện có.
Fredman tiếp tục phân biệt bình đẳng về cơ hội với bình đẳng về kết quả mà
bà viết là “mối quan tâm chính đối với việc phân phối lợi ích cơng bằng hơn; trong
khi bình đẳng chính thức dựa trên một hạt nhân của công bằng trong pháp luật thủ
tục bắt nguồn từ sự đối xử nhất quán”. Tuy nhiên, sự chú trọng tới kết quả được
khuyến khích bởi ý tưởng này về bình đẳng có thể gây hiểu lầm. Nó có thể khuyến

khích việc giám sát kết quả với một góc nhìn nhằm đạt được sự ngang hàng hơn
hơn là nhắm tới nguồn gốc gây ra những bất lợi mang tính cấu trúc. Hơn nữa, chú
trọng tới “bình đẳng” về kết quả có thể dẫn tới các mơ hình đồng bộ hóa, bỏ qua sự
khác biệt có liên quan mà bản thân chúng có thể là một nguyên nhân tiềm ẩn về lợi
thế mang tính cấu trúc.

22


Phân biệt đối xử, theo Bruce G. Link and Jo C. Phelan, là hợp phần thứ năm
trong quá trình hình thành sự kỳ thị gồm: Dán nhãn, định khuôn (mẫu), chia rẽ, mất
địa vị, và phân biệt đối xử. Khi một nhóm người theo khả năng tiếp cận quyền lực
xã hội, kinh tế, chính trị cho phép định nghĩa sự khác biệt, định hình thành các
khn mẫu, phân dạng vào các loại khác nhau và cuối cùng là dẫn tới sự bị chối bỏ,
bác bỏ, loại trừ và phân biệt đối xử [69, tr. 363-385].
Phân biệt đối xử được định nghĩa bởi Từ điền Cambridge là “đối xử một
người hoặc một nhóm người nhất định một cách khác biệt, đặc biệt là theo cách tệ
hơn so với cách mà anh thường đối đãi với người khác, bởi màu da, giới tính, xu
hướng tính dục, vân vân”. Khái niệm này được định nghĩa trong các công ước quốc
tế khác nhau của Liên hợp quốc như Điều 1 của Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi
hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD), Điều 1 Cơng ước Quốc tế về Xóa bỏ mọi
hình thức phân biệt đối với phụ nữ (CEDAW), Điều 2 của Công ước về quyền của
người khuyết tật (CRPD), điều 1 của Công ước liên quan tới Phân biệt đối xử trong
việc làm và nghề nghiệp, 1958 (Công ước 111 của ILO) và Điều 1 của Công ước
chống phân biệt đối xử trong giáo dục (CADE).
Ví dụ, Cơng ước xóa bỏ mọi hình thức về phân biệt chủng tộc (ICERD) đã
định nghĩa “phân biệt chủng tộc” có nghĩa là “bất kỳ sự phân biệt, loại trừ, hạn chế
hoặc ưu đãi nào dựa trên chủng tộc, màu da, gốc gác, xuất thân quốc gia hay dân tộc
có mục đích hoặc làm ảnh hưởng đến việc vơ hiệu hóa hoặc làm suy yếu sự công
nhận, hưởng thụ hoặc thực hành, trên cơ sở bình đẳng về nhân quyền và tự do cơ

bản trong chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa hay bất cứ lĩnh vực nào khác của đời
sống công chúng”.
Điều 1, Công ước đã đưa ra một khái niệm về “phân biệt chủng tộc” nghĩa là
bất kỳ sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc ưu đãi nào dựa trên cơ sở chủng tộc, màu
da, dòng dõi, nguồn gốc dân tộc hoặc sắc tộc, với mục đích hoặc có tác dụng vơ
hiệu hóa hay làm giảm sự thừa nhận, hưởng thụ hoặc thực hành, trên cơ sở bình
đẳng, các quyền và tự do cơ bản của con người về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa
hoặc về bất kỳ lĩnh vực nào khác của đời sống công cộng.

23


×