Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

[Luận văn Hóa Học] Thiết kế giáo án ngoại khóa hóa học lớp 11 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 143 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>


<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH </b>


<b>Hồ Thị Thùy Giang </b>



<b> </b>



<b>THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA </b>


<b>HỌC LỚP 11 </b>



<b>TRUNG HỌC PHỔ THÔNG </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>


<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH </b>


<b>Hồ Thị Thùy Giang </b>



<b>THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA </b>


<b>HỌC LỚP 11 </b>



<b>T</b>

<b>RUNG HỌC PHỔ THÔNG </b>



Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ mơn hóa học
Mã số: 601410


<b> </b>




<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC </b>




<b> </b>
<b> </b>




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
<b>PGS. TS. TRẦN THỊ TỬU </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

0B


<b>LỜI CẢM ƠN </b>





<i>Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư – tiến sĩ </i>
<i>Trần Thị Tửu, người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong </i>
<i>suốt thời gian thực hiện đề tài. </i>


<i>Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn đến Phó giáo sư- tiến sĩ Trịnh Văn Biều, người thầy đã </i>
<i>dành thời gian quý báu của mình để hướng dẫn, đưa ra những gợi ý sâu sắc cũng như cung </i>
<i>cấp nhiều tài liệu q giá giúp tơi thuận lợi hơn trong q trình thực hiện luận văn. </i>


<i>Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đến tất cả quý thầy cô đã từng giảng dạy lớp Cao học </i>
<i>khóa 19 chuyên ngành LL & PPDH hóa học đã giúp tơi tích lũy thêm nhiều kiến thức và </i>
<i>những kinh nghiệm quý báu phục vụ cho quá trình nghiên cứu và giảng dạy tại trường phổ </i>
<i>thông. </i>



<i>Xin gửi lời cảm ơn đến q thầy cơ và cán bộ phịng Sau đại học trường ĐHSP TP.HCM </i>
<i>đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tơi trong suốt q trình học. </i>


<i>Tác giả vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu và kịp thời từ các đồng nghiệp, các em học </i>
<i>sinh trong quá trình điều tra thực trạng và tiến hành thực nghiệm. </i>


<i>Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, nguồn động lực chính trong suốt q trình học và </i>
<i>thực hiện luận văn. </i>


<i>Dù đã hết sức cố gắng để hoàn thành luận văn bằng tất cả sự say mê, nhiệt tình nhưng </i>
<i>chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân </i>
<i>thành từ quý thầy cô và đồng nghiệp. </i>


<i>Xin chân thành cảm ơn. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

1B


<b>MỤC LỤC </b>



9T


<b>LỜI CẢM ƠN</b>9T<b> ... 3</b>


9T


<b>MỤC LỤC</b>9T<b> ... 4</b>


9T


<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT</b>9T<b> ... 7 </b>



9T


<b>MỞ ĐẦU</b>9T<b> ... 8 </b>
9T


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI9T ... 8


9T


2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU9T... 8


9T


3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU9T... 8


9T


4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU9T ... 8


9T


5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU9T... 9


9T


6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC9T ... 9


9T



7. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI9T ... 9


9T


8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU9T ... 9


9T


<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI</b>9T<b> ... 10</b>
9T


1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU9T ... 10


9T


1.2. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TỒN DIỆN HỌC SINH Ở TRƯỜNG
THPT [8], [11], [18]9T ... 11
9T


1.3. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA HÓA HỌC9T ... 13


9T


1.3.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa hóa học9T ... 13


9T


1.3.2. Đặc điểm hoạt động ngoại khóa [20]9T ... 14


9T



1.3.3. Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động ngoại khóa hóa học [15]9T ... 14


9T


1.3.4. Nguyên tắc hoạt động của ngoại khóa hóa học [15]9T ... 15


9T


1.3.5. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa hóa học [20], [32]9T ... 15


9T


1.3.5.1. Tham quan9T ... 15
9T


9T 9TTiến hành tham quan9T ... 17


9T


9T 9TTổng kết9T ... 17


9T


1.3.5.2. Thi học sinh giỏi hóa học9T ... 18


9T


1.3.5.3. Hội vui hóa học9T ... 18
9T



1.3.5.4. Hội thi hóa học9T ... 20


9T


1.3.5.5. Câu lạc bộ hóa học9T ... 22
9T


1.3.5.6. Tổ ngoại khóa9T ... 25


9T


1.3.6. Một số phương pháp sử dụng trong hoạt động ngoại khóa hóa học9T ... 25


9T


1.3.6.1. Phương pháp kể chuyện9T ... 25


9T


1.3.6.2. Phương pháp trực quan9T ... 25


9T


1.3.6.3. Phương pháp nghiên cứu9T ... 26


9T


1.3.6.4. Phương pháp thuyết trình9T ... 26



9T


1.3.6.5. Phương pháp đóng vai9T ... 27


9T


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

9T


1.4. GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA HỌC9T ... 28


9T


1.4.1. Khái niệm giáo án ngoại khóa hóa học9T ... 28


9T


1.4.2. Tầm quan trọng của việc thiết kế giáo án ngoại khóa hóa học9T... 28


9T


1.5. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT9T ... 29


9T


1.5.1. Mục đích điều tra9T ... 30


9T


1.5.2. Đối tượng điều tra9T ... 30



9T


1.5.3. Kết quả điều tra9T ... 30


9T


<b>CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA HỌC LỚP 11 THPT</b>9T<b> ... 36</b>
9T


2.1.9T 9TCƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA HỌC9T... 36
9T


2.1.1. Đặc điểm của mơn hóa học ở trường THPT [4]9T ... 36
9T


2.1.2. Các nhiệm vụ của việc dạy học hóa học ở trường phổ thơng [2]9T ... 36


9T


2.1.3. Cấu trúc chương trình hóa học lớp 11 THPT9T ... 37


9T


2.1.4. Nội dung ngoại khóa hóa học9T ... 37


9T


2.2. 9T 9TNGUYÊN TẮC THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOẠI KHĨA HĨA HỌC9T ... 38
9T



2.2.1. Đảm bảo tính chính xác – khoa học9T ... 38


9T


2.2.2. Đảm bảo tính sư phạm9T ... 39


9T


2.2.3. Đảm bảo đặc trưng của bộ môn9T ... 39


9T


2.2.4. Đảm bảo đúng mục tiêu của chủ đề ngoại khóa9T ... 39


9T


2.2.5. Đảm bảo hình thức, phương pháp tổ chức phù hợp9T ... 40


9T


2.2.6. Đảm bảo tính hữu ích, tính thời sự9T ... 40


9T


2.2.7. Đảm bảo tính thẩm mỹ về hình thức trình bày9T ... 40


9T


2.2.8. Số hoạt động trong một buổi ngoại khóa cần vừa phải9T ... 41



9T


2.3. QUI TRÌNH THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOẠI KHĨA HĨA HỌC9T ... 42


9T


2.3.1. Bước 1: Xác định tên chủ đề ngoại khóa9T ... 42


9T


2.3.2. 9T 9TBước 2: Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan9T ... 42
9T


2.3.4.9T 9TBước 4: Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa9T ... 42
9T


2.3.5.9T 9TBước 5: Thiết kế giáo án ngoại khóa9T ... 43
9T


2.3.5.1. Xác định mục tiêu chủ đề ngoại khóa9T ... 43


9T


2.3.5.2. Chia nội dung thành từng phần ứng với các hoạt động9T ... 44


9T


2.3.5.3. Dự tính thời gian cho từng hoạt động9T ... 44


9T



2.3.5.4. Thiết kế các hoạt động ứng với từng mục tiêu chủ đề9T ... 44


9T


2.3.5.5. Xây dựng thang điểm, tiêu chí đánh giá9T ... 47


9T


2.3.5.6. Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện hỗ trợ9T ... 47


9T


2.3.5.7. Dự đốn các tình huống phát sinh, biện pháp xử lí9T ... 47


9T


2.3.5.8. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm9T ... 48


9T


2.4. GIÁO ÁN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ NGOẠI KHÓA HÓA HỌC LỚP 11 THPT9T ... 48


9T


2.4.1 Giáo án “ Vui cùng anh em nhóm VA”9T ... 49
9T


2.4.2. Giáo án “ Đường lên đỉnh Olympia”9T ... 58



9T


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

9T


2.4.6 Giáo án “ Hóa học và thực phẩm”9T ... 78


9T


2.5. SỬ DỤNG GIÁO ÁN TRONG TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA HÓA HỌC9T... 81


9T


<b>CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM</b>9T<b> ... 85</b>


9T


3.1. 9T 9TMỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM9T ... 85
9T


3.2. 9T 9TNỘI DUNG THỰC NGHIỆM9T... 85
9T


3.3. 9T 9TĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM9T ... 86
9T


3.4. 9T 9TTIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM9T ... 86
9T


3.4.1. 9T 9TBước 1: Chọn lớp thực nghiệm9T ... 86
9T



3.4.2. 9T 9TBước 2: Gặp gỡ GV dạy thực nghiệm để trao đổi9T ... 86
9T


3.4.3. 9T 9TBước 3: Tổ chức thực nghiệm9T ... 86
9T


3.4.4. 9T 9TTiến hành kiểm tra9T ... 87
9T


3.5. 9T 9TCÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM9T ... 87
9T


3.5.1. 9T 9TVề mặt định tính9T ... 87
9T


3.5.2. 9T 9TVề mặt định lượng [14]9T ... 87
9T


3.6. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM9T ... 88


9T


3.6.1. 9T 9TKết quả định tính9T ... 88
9T


3.6.2. Kết quả bài kiểm tra của HS9T ... 91


9T



3.6.2.1. Kết quả bài kiểm tra sau khi tổ chức HĐNK chủ đề “Vui cùng anh em nhóm VA”9T ... 91


9T


3.6.2.2. Kết quả bài kiểm tra sau khi tổ chức HĐNK chủ đề “ Hóa học và mơi trường”9T ... 94


9T


3.6.2.3. Kết quả bài kiểm tra sau khi tổ chức HĐNK chủ đề “ Lịch sử các nhà hóa học”9T ... 97


9T


3.6.3. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm9T ... 98


9T


3.7. BÀI HỌC RÚT RA TỪ THỰC NGHIỆM9T ... 99


9T


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ</b>9T<b> ... 102</b>
9T


1. 9T 9TKết luận9T ... 102
9T


2. 9T 9TKiến nghị9T ... 103


9T



<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>9T<b> ... 105</b>


9T


<b>PHỤ LỤC</b>9T<b> ... 108</b>
9T


Phụ lục 19T ... 109


9T


Phụ lục 29T ... 113


9T


Phụ lục 39T ... 115


9T


Phụ lục 49T ... 117


9T


Phụ lục 59T ... 119


9T


Phụ lục 69T ... 123


9T



Phụ lục 79T ... 125


9T


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

2B


<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>



ĐC : đối chứng


ĐHSP : Đại học Sư phạm


GV : giáo viên
HS : học sinh


HĐGD NGLL : hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐNK : hoạt động ngoại khóa


NXB : nhà xuất bản


THPT : Trung học phổ thông
TN : thực nghiệm


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

3B


<b>MỞ ĐẦU </b>



10B



<b>1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI </b>


Trong thế kỷ hội nhập để phát triển, đất nước đứng trước nhiều thời cơ, vận hội và cũng
nhiều thử thách, giáo dục đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu của mỗi dân tộc. Trong số nhiều
vấn đề cần phải cải tổ, vấn đề không kém phần quan trọng là giáo dục thế hệ trẻ trong nhà trường
phổ thông thành những con người mới phát triển tài hoa, lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Đã
có nhiều dự án đầu tư cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo nhưng lại chưa
mang hiệu quả thật sự trọn vẹn cho quá trình đào tạo, tự đào tạo trong nhà trường..., có thể kể đến
hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thơng.


Hoạt động ngoại khóa có thể được coi như một trong các hình thức để đánh giá học sinh theo
quan điểm phát triển tồn diện và càng có ý nghĩa hơn nếu các hoạt động ngoại khóa có tác động trở
lại, giúp học sinh có thêm hứng thú, niềm vui trong học tập và rèn luyện đạo đức. Chất lượng dạy
học sẽ cao, kích thích được hứng thú, nhu cầu, sở thích và khả năng độc lập, tích cực tư duy của học
sinh. Trong nhà trường hiện nay, vấn đề đó chưa được quan tâm đúng mức.


Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về hoạt động ngoại khóa trong trường phổ thơng, tìm cách
thiết kế giáo án và tổ chức hoạt động ngoại khóa hóa học một cách hiệu quả, thiết thực nhằm bổ
sung nguồn tư liệu cho GV khi tổ chức ngoại khóa hóa học, tôi quyết định chọn đề tài “THIẾT KẾ
<i>GIÁO ÁN NGOẠI KHĨA HĨA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG”.</i>


11B


<b>2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU </b>


<b>Thiết kế giáo án dùng cho hoạt động ngoại khóa hóa học lớp 11 THPT. </b>


12B


<b>3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU </b>



- Nghiên cứu lí luận về hoạt động ngoại khóa chung và hoạt động ngoại khóa bộ mơn hóa học
nói riêng ở các trường phổ thơng hiện nay; nghiên cứu kiến thức hóa học trong chương trình Hóa
<b>11. </b>


- Tham khảo, tuyển chọn và xây dựng các câu hỏi hóa học phần vơ cơ và hữu cơ trong chương
trình hóa 11 sử dụng trong hoạt động ngoại khóa.


- Thiết kế một số giáo án hoạt động ngoại khóa hóa học lớp 11.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả đề tài.


13B


<b>4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

14B


<b>5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU </b>


<b>5.1. Nội dung nghiên cứu: Kiến thức sách giáo khoa hóa học lớp 11 THPT và các kiến thức </b>


hóa học đời sống liên quan.


<b>5.2 Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THPT tại TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An. </b>
<b>5.3 Thời gian nghiên cứu: Năm học 2010-2011. </b>


15B


<b>6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC </b>



Với giáo án ngoại khóa hóa học lớp 11 được thiết kế một cách khoa học, hợp lý, hấp dẫn sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả trong cơng tác ngoại khóa mơn hóa học ở trường phổ thơng, giúp học
sinh có thêm niềm hứng thú và say mê học tập.


16B


<b>7. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI </b>


- Bổ sung lí luận về hoạt động ngoại khóa hóa học.


- Thiết kế các giáo án dùng cho ngoại khóa hóa học lớp 11 THPT.


- Rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc thiết kế giáo án và tổ chức ngoại khóa hóa học.


17B


<b>8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


8.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài, phân
tích và tổng hợp, khái quát hóa.


8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra và thu thập thông tin,
phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp chuyên gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

4B


<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI </b>



18B



<b>1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU </b>


- Hoạt động ngoại khóa có từ lâu trong lịch sử các trường từ phổ thơng đến đại học. Hình thức
ban đầu chủ yếu là tổ chức cắm trại, picnic trong những ngày lễ hội hay tham quan thắng cảnh địa
phương, các di tích lịch sử. Mục đích chỉ nhằm cho HS tham quan phong cảnh, kết chặt tình thân ái
của lớp, trường .


- Trước năm 1975, tình hình cũng tương tự, chỉ có những buổi học nhóm, thảo luận ngồi trời,
thuyết trình về văn học thời sự địa phương, nghe báo cáo về những phát minh, tiến bộ kĩ thuật…tất
cả đều là “đột xuất”, khơng có dự kiến những tiết học trải ra trên những thời điểm cụ thể.


- Từ sau năm 1975, các nhà giáo dục đã bước đầu bắt tay vào việc nghiên cứu cách tổ chức
ngoại khóa, xác định nội dung ý nghĩa của ngoại khóa. Từ năm 2001, ở cấp phổ thơng đã có những
chương trình cụ thể về “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”( HĐGD NGLL) (một tên gọi khác
của hoạt động ngoại khóa tại trường phổ thơng) từ lớp 6 - 12, đề ra nội dung, chỉ tiêu và các biện
pháp để giáo dục học sinh ngồi giờ học các mơn văn hóa.


- Chỉ thị số 1960 CT/CT 1983 của Bộ Giáo dục đưa ra văn bản: HUỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG
<b>GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐIỂM có thể xem là văn bản đầu tiên cụ thể hóa và xác nhận hoạt động </b>
ngoại khóa ở nhà trường phổ thông. Từ năm học 2002 - 2003, chương trình HĐGD NGLL chính
thức được đưa vào sử dụng ở cấp phổ thông với quy định cụ thể chỉ ra nội dung hoạt động cho từng
khối lớp và cấp học, gợi ra những hoạt động tự chọn và đưa ra các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt
động của học sinh. Điểm nóng và mới là vai trị của học sinh (người tham gia) sẽ đóng vai trị chủ
thể trong tồn bộ q trình hoạt động .


- Nhiều đề tài nghiên cứu từ cấp cơ sở lên cấp Bộ về hoạt động ngoại khóa cũng đã được thực
hiện ngày càng nhiều. Có thể nêu một số bài viết và đề tài nghiên cứu như:


+ <i>Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng </i>



<i>HĐGD NGLL” của GV Thái Thị Bi (2006), bộ môn Tâm lý, khoa Sư phạm, trường Đại học An </i>


Giang.


<i>+ Hội thảo Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học </i>


<i>trong trường phổ thông do Viện nghiên cứu giáo dục trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh tổ chức vào </i>


tháng 10/2007.


<i>+ Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Tổ chức hoạt động NGLL có nội dung hóa học góp phần </i>


<i>giáo dục toàn diện HS ở trường THPT” của tác giả Lê Thị Kim Dung (2008), trường ĐHSP TP. Hồ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>+ Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Thiết kế và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung </i>


<i>hóa học cho học sinh lớp 10 và 11 trường THPT” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà (2009), trường </i>


ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.


U


<b>Nhận xét</b>U:


+ Hai đề tài nghiên cứu của tác giả Kim Dung và Thanh Hà có liên quan gần gũi nhất với đề
tài tác giả thực hiện. Tuy nhiên, các đề tài trên đều thiên về các hoạt động NGLL theo chủ điểm
từng tháng của Bộ Giáo dục và Đào tạo có lồng ghép nội dung hóa học. Nội dung kiến thức hóa học
mà các tác giả đưa vào chưa đa dạng, chỉ nhằm mục đích tạo sân chơi mới mẻ hơn…Các tác giả
cũng chưa tìm hiểu sâu sắc về các hình thức hoạt động ngoại khóa hóa học cũng như cách thiết kế,
tiến hành, sự đa dạng của các chủ đề mà học sinh có thể tham gia và phát huy được các kĩ năng dựa


vào kiến thức chương trình SGK Hóa học lớp 11.


+ Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà có đưa ra một số gợi ý về một số chủ đề có thể sử dụng
trong hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên tác giả chỉ dừng lại đó hoặc giới thiệu sơ lược vài nội dung
có thể thực hiện trong chủ đề đó với qui mơ nhỏ, rời rạc chỉ có thể thực hiện trên phạm vi một lớp,
chưa đa dạng các hình thức có thể lơi cuốn học sinh như một game show hồn chỉnh.


Trên tiêu chí luận văn sẽ là nguồn tư liệu bổ ích thiết thực cho GV khi tổ chức ngoại khóa hóa
học, tơi đã đi sâu vào các bước chuẩn bị, tiến hành, thiết kế các giáo án mẫu, hệ thống câu hỏi sử
dụng trong ngoại khóa hóa học theo từng chủ đề tạo sự thuận tiện cho GV trong tổ chức HĐNK hóa
học.


19B


<b>1.2. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TỒN DIỆN HỌC SINH </b>
<b>Ở TRƯỜNG THPT</b> <b>[8], [11], [18]</b>


Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định Giáo dục – Đào tạo cùng với Khoa học –
Công nghệ là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc
đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố
cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Muốn đào tạo nguồn lực con
người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng
giáo dục tồn diện cho học sinh.


Nói về giáo dục toàn diện, Rabơle (1494 – 1553) nhà tư tưởng, nhà giáo dục thời kỳ Phục
<i>Hưng đã từng nhấn mạnh “Việc giáo dục phải bao hàm các nội dung trí dục, đạo đức, thể chất, </i>


<i>thẩm mỹ… ngồi việc học ở nhà, cịn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc </i>
<i>với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trị về sống ở nơng thôn một </i>
<i>ngày.” </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra phải là trên mỗi
mét vn<i>g của đất nước ta… Nghĩa là trong bất kì hồn cảnh nào cũng khơng được quan niệm rằng </i>


<i>cơng tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp.” </i>


Nền giáo dục Việt nam từ sau Cách mạng Tháng tám 1945 đến nay rất quan tâm đến vấn đề
giáo dục toàn diện cho học sinh. Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ giúp học sinh phát triển tồn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính
năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư
cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao
động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm quyết
định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng môn
học, đặc điểm đối tượng, điều kiện của từng lớp học,…rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Trong đó hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp là một bộ phận khơng thể thiếu của quá trình giáo
dục. Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp (hoạt động ngoại khóa) là một hoạt động giáo dục cơ bản
được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, được tiến hành xen kẽ với chương
trình dạy học và diễn ra trong suốt năm học kể cả thời gian nghỉ hè để khép kín q trình giáo dục,
làm cho q trình đó có thể được thực hiện mọi nơi, mọi lúc.


Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để
giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra; biết điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù
hợp, biết nắm bắt những định hướng chính trị, xã hội, biết được những truyền thống đấu tranh cách
mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của đất nước và
những vấn đề nóng bỏng của thời đại như hồ bình, hữu nghị, hợp tác, dân số, mơi trường...Từ đó,
rèn luyện cho mình những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử có văn hố, những thói quen trong học
tập, lao động; kỹ năng tự quản, tự tổ chức, điều khiển, nhận xét, đánh giá, hoà nhập và thực hiện
một số hoạt động tập thể có hiệu quả khác.



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Trong khi đó, đa số học sinh hiện nay ngại tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Lý giải
nguyên nhân là do sự tồn tại một số khó khăn về nhân lực, cơ sở vật chất thiếu thốn, nguồn kinh phí
ít ỏi và quan trọng hơn cả là nội dung chủ điểm hoạt động theo sách thường khuôn mẩu, cứng nhắc
ít mang lại hứng thú cho học sinh, không cho học sinh cảm giác vừa học vừa chơi mà mang tính ép
buộc phần nhiều. Vì vậy, số học sinh có năng lực học tập thì chỉ chun tâm vào việc học các mơn
văn hố, trong các mơn văn hố, các em cũng chỉ đầu tư cho một vài mơn sở trường số cịn lại bị
“bỏ ngỏ”. Số học sinh chưa tích cực trong học tập thì lại dành thời gian cho các việc vui chơi, giải
trí khác, nhất là các trị chơi điện tử, các thông tin lệch lạc trên internet… Thực tế đó đã dẫn đến tình
trạng ngày càng có nhiều học sinh hư hỏng, đua đòi, sống thực dụng, thờ ơ, bi quan với cuộc sống,
nói năng, hành xử thơ bạo, thiếu văn hố…


Thực trạng nêu trên địi hỏi nhà trường cần phải chú trọng nhiều hơn nữa đến việc giáo dục
tồn diện cho học sinh thơng qua hoạt động ngoài giờ lên lớp đặc biệt là hoạt động ngoại khóa với
sự đa dạng về hình thức và các chủ đề thiết thực gần gũi với HS. Có thể là những buổi ngoại khóa
hồnh tráng cơng phu dưới hình thức hội thi, những chuyến lên rừng xuống biển hay có thể thực
hiện đơn giản hơn trong phạm vi một, hai tiết học với những nội dung gọn hơn, thiết thực hơn về
vấn đề mơi trường, an tồn vệ sinh thực phẩm, những vấn đề thời sự nóng bỏng hiện nay,…kết hợp
vừa học vừa chơi trong giờ ngoại khóa. Chắc chắn những điều đó ít nhiều mang đến cho học sinh sự
hưng phấn, thấy những kiến thức mình học thiết thực hơn, sẽ chú tâm hơn.


<i><b>Tóm lại: Hoạt động ngoại khố có thể được coi như một trong các hình thức để đánh giá học </b></i>
sinh theo quan điểm phát triển tồn diện và càng có ý nghĩa hơn nếu các hoạt động ngoại khố có
tác động trở lại, giúp học sinh có thêm hứng thú, niềm vui trong học tập và rèn luyện đạo đức. Với
những lý do trên, hoạt động ngoại khoá cần phải được nhà trường quan tâm đổi mới về hình thức,
nội dung và cách tổ chức thực hiện để học sinh tham gia với niềm ham mê, tự nguyện. Để làm được
điều đó cần địi hỏi GVCN, giáo viên bộ mơn có sự đầu tư về chun mơn, trang bị kiến thức về
hoạt động ngoại khóa cùng sự hỗ trợ của nhà trường để đem lại luồng sinh khí mới cho nền giáo dục
hiện nay.



20B


<b>1.3. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA HÓA HỌC </b>


45B


<b>1.3.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa hóa học </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Theo ý kiến của tác giả Nguyễn Cương thì “ Hoạt động ngoại khóa là những hoạt động học
tập, giáo dục học sinh được tổ chức ngồi chương trình bắt buộc và tự chọn do giáo viên điều khiển,
có sự hỗ trợ của các đoàn thể, xã hội” [13, trang 422].


<i>Hoạt động ngoại khóa có lồng ghép lý thuyết liên quan đến hóa học nhằm củng cố, mở rộng </i>
<i>kiến thức hóa học gọi là ngoại khóa hóa học. </i>


46B


<b>1.3.2. Đặc điểm hoạt động ngoại khóa</b> <i><b>[20] </b></i>


Hoạt động ngoại khóa là một trong những hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở trường phổ
thông được tổ chức ngồi chương trình bắt buộc và tự chọn nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Do sự hạn chế của thời gian lên lớp trong chương trình chính khố, đồng thời với sự gia tăng khơng
ngừng của tri thức đã làm xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức của học sinh với tính kế
hoạch của chương trình. Các giờ học với số lượng thời gian hạn chế không thể thoả mãn nhu cầu
của học sinh và yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới. Để giải quyết mâu thuẫn này, người
ta tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể mở rộng, đào sâu
kiến thức, phát triển những hứng thú, năng lực cá nhân và kích thích thiên hướng của các em về
một mặt hoạt động nào đó.


Hoạt động ngoại khố là một hình thức tổ chức dạy học có đặc điểm:



- Hoạt động ngoại khố được thực hiện ngồi giờ học, nó khơng mang tính bắt buộc mà tuỳ
thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyện vọng của mỗi học sinh trong khuôn khổ khả năng và điều kiện
tổ chức có được của nhà trường.


- Hoạt động ngoại khố có thể được tổ chức dưới nhiều dạng: dạng tập thể cả lớp, dạng nhóm
theo năng khiếu, dạng học tập, dạng vui chơi, dạng thường kì, dạng đột xuất nhân những dịp kỉ
niệm hay lễ hội.


- Hoạt động ngoại khố có thể được tổ chức theo những hình thức như: tổ ngoại khố; câu lạc
bộ khoa học; dạ hội khoa học; dạ hội nghệ thuật,...


- Nội dung ngoại khoá rất đa dạng, bao gồm cả mặt văn hoá, khoa học công nghệ, thể dục thể
thao, kĩ thuật... nhằm giúp học sinh mở rộng, đào sâu, làm phong phú thêm những điều đã được học
trong các giờ nội khoá của mơn học tương ứng.


- Ngoại khố do giáo viên bộ mơn, giáo viên chủ nhiệm, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh... với học sinh của một lớp hay một số lớp thực hiện.


47B


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Phát triển hứng thú học tập hóa học, nâng cao, mở rộng kiến thức, kĩ năng thực nghiệm hóa
học.


- Phát triển tính sáng tạo, trí thơng minh của học sinh trong việc giải quyết các vấn đề khoa
học.


- Chuẩn bị hướng nghiệp, phát hiện và bồi dưỡng thiên hướng, tài năng hóa học.


- Huy động học sinh tham gia các hoạt động cơng ích có nội dung hóa học: xây dựng phịng thí


nghiệm, đồ dùng dạy học, bảo vệ môi trường,…


- Tổ chức vui chơi, giải trí một cách bổ ích, trí tuệ.


Như vậy, hoạt động ngoại khóa hóa học có tác dụng trí dục, giáo dục rất lớn đối với học sinh.


48B


<b>1.3.4. Nguyên tắc hoạt động của ngoại khóa hóa học</b> <b>[15]</b>


- Đảm bảo tính mục đích và tính kế hoạch: các hoạt động ngoại khóa phải được lên kế hoạch,
chỉ rõ mục đích, nội dung, hình thức và thời gian thực hiện.


- Đảm bảo tính thích hợp và hiệu quả: kế hoạch hoạt động phải vừa sức và đủ điều kiện để
thực hiện.


- Đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung ngoại khóa với chương trình nội khóa.


- Đảm bảo sự thống nhất giữa yêu cầu của giáo viên với sự tự nguyện, chủ động và hứng thú,
nhu cầu học hỏi của học sinh. Tự nó, sẽ là nguồn lực để động viên học sinh tích cực tham gia.


- Nội dung hoạt động ngoại khóa phải linh hoạt, phong phú, cân đối giữa các loại hình hoạt
động: tập thể, nhóm, cá nhân.


- Huy động được sự giúp đỡ của nhà trường, đoàn thể, địa phương và hội cha mẹ học sinh,
những tổ chức đỡ đầu, kết nghĩa... Có sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Ban giám hiệu và thầy cơ
giáo, có sự trợ giúp thiết thực về kinh phí tổ chức.


49B



<b>1.3.5. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa hóa học [20], [32] </b>


85B


<i><b>1.3.5.1. Tham quan </b></i>


Đây là hình thức tổ chức cho HS thâm nhập thực tế bằng cách tham quan viện bảo tàng, nhà
máy, cơ sở sản xuất có liên quan đến các nội dung hóa học. Hình thức này có tác dụng gắn kiến thức
lý thuyết với thực tiễn, giúp học sinh mở rộng sự hiểu biết của mình, nâng cao hứng thú học tập
mơn hóa học, phát triển óc quan sát, óc tị mị. Ngồi ra, HS cịn tìm ra mối liên hệ giữa kiến thức
được học ở trường và thực tiễn, rút ra những bài học bổ ích nhằm hồn thiện thêm tri thức của mình
cũng như định hướng nghề nghiệp cho bản thân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Tham quan chuẩn bị: giúp học sinh tích lũy hiểu biết cần thiết phục vụ cho việc lĩnh hội tri
thức mới. Nó được tiến hành trước khi học bài mới.


- Tham quan bổ sung: minh họa những vấn đề riêng rẽ, cung cấp những tài liệu để làm chỗ dựa
cho đàm thoại. Nó được tiến hành trong q trình học tập


- Tham quan tổng kết: giúp học sinh củng cố, đào sâu những tri thức đã học. Nó được tiến
hành sau khi học xong một phần nào đó của chương trình.


<i><b>b. Tác dụng </b></i>


- Mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết xung quanh những vấn đề do chương trình qui định.


- Bồi dưỡng phương pháp nhận thức nhờ quan sát, phân tích, tổng hợp những tư liệu cụ thể đã
thu thập được trong quá trình tham quan.


- Nâng cao hứng thú học tập, phát triển óc quan sát, tính tị mị khoa học.



- Góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp, đảm bảo dạy học gắn liền với lao động sản xuất, đời
sống.


- Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh: qua tham quan ngoại khố các em có
<i><b>nhận thức đúng đắn về lao động của con người, bồi dưỡng lòng yêu lao động, yêu tổ quốc. </b></i>


<i><b>c. </b><b>Các bước tiến hành </b></i>


 U<i>Chuẩn bị </i>


<i>Giáo viên (người tổ chức) </i>


Trong kế hoạch năm học, giáo viên cần đặt ra kế hoạch tham quan một cách cụ thể: mục đích,
yêu cầu, nội dung, địa điểm tham quan, đối tượng sẽ tham quan, thời gian tham quan, khả năng phối
hợp với các bộ môn khác cùng tham gia.


Sau khi tìm hiểu nơi sẽ tham quan và cân nhắc nội dung chương trình, giáo viên đặt kế hoạch
tham quan gồm các phần:


- Xác định địa điểm tham quan, có bước khảo sát cụ thể, từ đó mới vạch kế hoạch (thời gian,
nội dung tham quan ), phổ biến đến học sinh.


- Xác định mục đích yêu cầu: quan sát cơ sở, cách tổ chức hay dây chuyền sản xuất, nắm bắt
trực quan các phản ứng, mô hình hóa học, bồi dưỡng tinh thần lao động, óc sáng tạo…


- Xác định nội dung tham quan : thay đổi khác nhau tùy theo địa điểm tham quan, chỉ rõ nội
dung cần tham quan tránh những khuynh hướng tản mạn, hỗn độn trong tư duy và nhận thức (
không phải ở địa điểm tham quan nào cũng chỉ nắm bắt các mặt hàng sản xuất, hỏi chuyện với cơng
nhân – có lúc là phải đi vào công nghệ sản xuất (lọc, xử lý, chế biến …).



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Nội dung các vấn đề cần trao đổi với học sinh: mục đích, yêu cầu, nội dung, cách tiến hành
và nội quy tham quan.


- Phân phối thời gian đi, thời gian tham quan, thời gian về.
- Các biện pháp tiến hành tổng kết.


- Kế hoạch sử dụng các tài liệu thu được sau khi tham quan.
<i>Học sinh (người tham gia ) </i>


- Nắm bắt đúng mục tiêu, yêu cầu, nội dung tham quan.


- Tìm hiểu thêm về đối tượng tham quan (qua tài liệu, qua thông tin trên mạng…).
- Tự chuẩn bị những câu hỏi để phỏng vấn, điều tra nắm bắt các thông tin mới nhất…


 86BUTiến hành tham quan


- Cần tuân thủ các bước giới thiệu cơ sở tham quan, đi tham quan và kết thúc (cảm tạ, chào hỏi
cán bộ phụ trách của địa điểm tham quan )


- Tiến hành tham quan dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh cần lưu ý bám sát đối
tượng tham quan ( bằng cách riêng lẻ của mình: chụp ảnh, hỏi đáp, đưa phiếu tìm hiểu, ghi âm lời
thoại, cũng như ghi chép đầy đủ các nội dung cần thiết). Cần thống nhất với cán bộ, công nhân của
nhà máy, xí nghiệp làm nhiệm vụ hướng dẫn tập trung vào những vấn đề chính, tránh giới thiệu tản
mạn.


- Giữ kỉ luật, trật tự: hướng dẫn học sinh ghi chép, thu lượm kết quả cần thiết. Chú ý hướng
dẫn các em đi lại theo quy định, không vi phạm nội quy nơi đến, không tự ý lượm lặt vật phẩm hay
hỏi han cắt ngang lời thuyết minh của người hướng dẫn.



- Duy trì hứng thú của học sinh trong quá trình tham quan: cần chú ý đến nội dung của buổi
tham quan, bố trí việc đi lại và thời gian nghỉ ngơi hợp lí tránh làm học sinh quá mệt.


 87BUTổng kết


- Nội dung tổng kết được xây dựng trên cơ sở các báo cáo của từng nhóm học sinh về các vấn
đề mà giáo viên đã phân công chuẩn bị từ trước.


- Hình thức tổng kết có thể dưới dạng thuyết trình, đàm thoại trong đó có thể cho học sinh
trình bày những báo cáo tổng kết về vấn đề được giao. Muốn vậy, học sinh phải được chuẩn bị rất
chu đáo, ngoài việc thu nhập những thơng tin cần thiết có thể giới thiệu cho học sinh tham khảo
thêm tài liệu hoặc giúp đỡ học sinh cách viết, cách trình bày để báo cáo có chất lượng. Có thể kết
hợp việc tổng kết với tổ chức hội vui, hội thi hóa học đó có sử dụng những thơng tin thu được từ
buổi tham quan.


U


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- Trước khi tiến hành tham quan cần giới thiệu cho học sinh một cách khái quát về nơi sẽ đến,
những kiến thức liên quan cần chú ý. Có thể giao cho từng tổ, nhóm nào đó những cơng việc cụ thể
có chú ý đến sở trường của họ. Yêu cầu học sinh viết thu hoạch sau khi tham quan.


- Cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cán bộ lãnh đạo, công nhân viên nơi đến để họ tạo điều
kiện hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình tham quan. Để việc tham quan mang lại hiệu quả cao, có
tác dụng tốt trong việc hỗ trợ cho các bài học ở trường phổ thông, giáo viên cần đề xuất với nơi đến
những yêu cầu cụ thể của mình.


<i>Như vậy, việc tổ chức tham quan có tác dụng tốt bổ trợ cho việc giảng dạy và giáo dục học </i>
<i>sinh trong nhà trường, song để tham quan đạt mục đích đặt ra, giáo viên phải xem xét, chuẩn bị </i>
<i>chu đáo để khai thác nội dung, yêu cầu về mặt kiến thức cần bổ sung cho học sinh, biết phối hợp </i>
<i>hoạt động sao cho trong điều kiện cho phép đạt được hiệu quả cao nhất. Cần tránh để xảy ra tình </i>


<i>trạng biến tham quan ngoại khố học tập trở thành một buổi tham quan đơn thuần. </i>


88B


<i><b>1.3.5.2. Thi học sinh giỏi hóa học </b></i>


Hình thức ngoại khóa hóa học này có tác dụng khuyến khích, động viên phong trào dạy tốt,
học tốt, phát hiện và bồi dưỡng các em học sinh có năng khiếu về hóa học để tham dự các kì thi học
sinh giỏi trong nước.


 Một số kỳ thi học sinh giỏi hóa học trong nước


- Kỳ thi Học sinh giỏi mơn Hóa học cấp Quận - Huyện, cấp Tỉnh – Thành, cấp Quốc gia.
- Kỳ thi Olympic truyền thống 30/4 dành cho các trường THPT phía Nam do trường THPT
chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM đăng cai tổ chức, bắt đầu từ năm 1995.


- Kỳ thi Hóa học Hồng gia Úc do Đại học Hoàng gia Úc ủy quyền trường THPT chuyên Lê
Hồng Phong TP.HCM tổ chức bắt đầu từ năm 1995, việc ra đề và chấm thi do Đại học Hoàng gia
Úc đảm nhiệm.


89B


<i><b>1.3.5.3. Hội vui hóa học </b></i>


<i><b> a</b></i><b>. Khái niệm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Tùy theo mục đích, điều kiện tổ chức có thể tổ chức theo các quy mô khác nhau. Tùy theo
nội dung rộng, hẹp của hội vui ta có thể tổ chức theo:


- <i>Hội vui chuyên đề: khi cần đi sâu giới thiệu cho học sinh một đề tài gì đó và mọi hoạt động </i>


của thầy và trị đều xoay quanh chủ đề đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm giúp học sinh hiểu
rộng, sâu hơn một số kiến thức, nắm thêm một số kĩ năng, hiểu thêm một vài ứng dụng của đề tài
nghiên cứu.


- <i>Hội vui tổng hợp: tổng hợp các phần, tổ chức phối hợp với các môn khác, tổ chức cho từng </i>
lớp, khối lớp hoặc toàn trường.


Thời gian tổ chức hội vui có thể sau khi học từng phần của chương trình hoặc một dịp nào
đó ( 20/11, 26/03, 30/4,..) hoặc có thể thực hiện vào HĐNGLL,..


<b>b. Nội dung của hội vui hóa học </b>


- Ôn tập củng cố theo từng chuyên đề kiến thức hóa học.


- Nói chuyện về lịch sử các nhà hóa học, các giai đoạn phát triển của hóa học.


- Vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống: hóa học và thực phẩm, hóa học và mơi
trường,..


- Tổ chức cho học sinh tham gia một số trò chơi có dùng kiến thức hóa học.
- Biểu diễn các thí nghiệm vui hóa học.


<b>c. Tổ chức hội vui hóa học </b>


Trong cơng tác chuẩn bị, sau khi xác định chủ đề ngoại khố, cần thơng báo và hướng dẫn cụ
thể các phần việc cho các đối tượng tham gia. Cần dự trù kinh phí, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang trí,
thiết bị... phục vụ cho buổi ngoại khố. Trong điều kiện của các nhà trường phổ thông hiện nay,
việc tổ chức nên theo hướng đơn giản và hiệu quả, khơng nên q cầu kì trong khâu chuẩn bị, trong
việc trang trí.



Trong khâu tổ chức thực hiện có thể theo trình tự sau:


<i>- Khai mạc, giới thiệu nội dung buổi ngoại khoá: có nhiều cách thực hiện phần này. Nếu điều </i>


kiện phương tiện cho phép có thể chiếu một đoạn phim về chủ đề ngoại khố. Có thể bắt đầu buổi
hội vui bằng một bài nói chuyện khoa học mở đầu về lịch sử vấn đề, về tiểu sử của nhà bác học liên
quan. Nếu có điều kiện, có thể uỷ nhiệm cho một vài học sinh phụ trách phần mở đầu này dưới hình
thức một vở kịch ngắn, vui mà các em đóng vai chính.


<i>- Biểu diễn các thí nghiệm, trị chơi vui, nêu các hiện tượng liên quan đến chủ đề: những trò </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- <i>Tổ chức một số trị chơi: có thể dùng trị chơi lí thuyết hoặc trị chơi thực hành. Trong trị </i>
chơi lí thuyết, học sinh phải vận dụng kiến thức để giải đáp các câu đố vui, các bài toán vui trong
một khoảng thời gian ngắn. Các hình thức của trị chơi lí thuyết có thể là "Hái hoa " hoặc thi nhanh
giữa các đội. Trong trò chơi thực hành, học sinh cần bình tĩnh, thơng minh để thực hiện những thao
tác khéo léo cần thiết. Chẳng hạn, phải suy nghĩ, tính tốn, ước lượng. Để tổ chức các trị chơi thực
hành, cần có sự chuẩn bị trước một thời gian dài. Mỗi trị chơi cần có một chủ trò, chủ trò cần rèn
luyện thao tác, nắm vững tính năng hoạt động của các thiết bị, biết cách sửa chữa, điều chỉnh. Có
thể giao nhiệm vụ chủ trò cho các em học sinh tháo vát. Trước khi chơi, cần hướng dẫn người tham
gia để họ hiểu các u cầu và quy định của trị chơi, khơng làm hỏng dụng cụ.


Một điều cần chú ý là phải bố trí trị chơi sao cho học sinh có thể tham gia một cách trật tự, khoa
học, các em khác vẫn có thể đứng ngồi xem để rút kinh nghiệm mà khơng ảnh hưởng gì đến các
bạn đang tham gia chơi.


- <i>Tổng kết hội vui: giáo viên kết luận lại các vấn đề của hội vui, thơng báo chủ đề của buổi </i>
ngoại khố tiếp theo, trao phần thưởng cho những học sinh có thành tích chuẩn bị cho hội vui, cho
học sinh tham gia và đoạt giải của hội vui.


Hình thức hội vui cịn có thể tổ chức dưới dạng các buổi tọa đàm, thảo luận về các vấn đề, một


buổi nói chuyện chuyên đề... Tuy vậy, để buổi ngoại khoá thêm sinh động nên tổ chức xen kẽ một
số trị chơi.


90B


<i><b>1.3.5.4. Hội thi hóa học </b></i>


<b>a. Khái niệm </b>


Hội thi là một trong những cách thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, đạt hiệu quả tốt
trong vấn đề giáo dục, rèn luyện và định hướng cho người tham gia. Hội thi là dịp để mỗi cá nhân
hoặc tập thể thể hiện khả năng của mình, khẳng định thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn
luyện, phấn đấu trong học tập và trong các hoạt động tập thể.


Qui mô của hội thi, đối tượng tham gia, cách thức tổ chức hội thi như thế nào phụ thuộc vào
mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tính chất và nội dung của hội thi. Qui mô của hội thi có thể tổ chức
trong phạm vi một lớp, một khối hoặc tồn trường. Có thể tổ chức vào các thời gian khác nhau của
năm học. Đối tượng tham gia hội thi là các cá nhân hoặc nhóm học sinh.


<b>b. Quá trình tiến hành một hội thi: </b>


<i><b>Bước 1: Nêu chủ trương tổ chức hội thi, gồm: </b></i>
+ Quyết định chủ trương tổ chức hội thi.
+ Quyết định chủ đề của hội thi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i><b>Bước 2: Dự thảo kế hoạch tổ chức hội thi, gồm: </b></i>
+ Những căn cứ để tổ chức hội thi.
+ Mục tiêu.


+ Nội dung thi.



+ Đối tượng tham gia.
+ Ban chỉ đạo hội thi.
+ Ban tổ chức hội thi.
+ Ban giám khảo.


+ Qui chế về thang điểm thi.
+ Chỉ tiêu khen thưởng.


+ Thời gian, địa điểm tổ chức và tổng kết hội thi.


+ Kinh phí cho hội thi (nguồn thu và phân bổ chi phí chi cho các hoạt động của hội thi).
+ Cơ cấu, số lượng, chức năng, nhiệm vụ.


<i><b>B</b><b>ước 3: Thông qua kế hoạch hội thi và triển khai thực hiện nội dung của kế hoạch hội thi. Ban </b></i>
tổ chức và ban giám khảo họp triển khai và thực hiện các nhiệm vụ của mình.


<i><b>Bước 4: Tổ chức thi và công bố kết quả (do ban tổ chức và ban giám khảo thực hiện). </b></i>


<i><b>Bước 5: Tổng kết hội thi (đánh giá toàn bộ các hoạt động của hội thi, rút kinh nghiệm, đề ra </b></i>
phương hướng mới và cơng khai tài chính hội thi).


Đây là các bước để tổ chức một hội thi. Tuy nhiên, nếu hội thi có quy mơ nhỏ, các bước tiến
hành có thể đơn giản hơn. Kết quả của hội thi phụ thuộc vào chất lượng của việc thực hiện các bước
tiến hành hội thi, để đạt hiệu quả trong tổ chức cần chú ý:


- Xin ý kiến của ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức trong trường để có thể phối hợp thực
hiện, họp tổ chuyên môn bàn về kế hoạch tổ chức hội thi.


- Lập kế hoạch chi tiết cho hội thi, bao gồm nội dung các công việc, phân công phụ trách,


người thực hiện, thời gian, địa điểm cụ thể, nguồn kinh phí...


- Cơng bố chủ đề, nội dung thi, hình thức thi, thời gian... cho đối tượng tham gia.


<b>c. Tổ chức hội thi hóa học </b>


- Khai mạc (khơng nhất thiết phải đọc diễn văn, có thể chỉ bằng hình thức ra mắt của các đội
dự thi, giới thiệu đại biểu...).


- Thi từng tiết mục theo sự điều khiển của người dẫn chương trình. Sau mỗi phần thi ban giám
khảo cho điểm công khai, ban thư kí cộng điểm cho từng đội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Công bố kết quả, trao giải hoặc quà lưu niệm: giá trị giải thưởng không cần lớn mà chủ yếu
là để động viên về mặt tinh thần. Nên có quà lưu niệm cho tất cả các đội tham gia để động viên,
khuyến khích họ.


91B


<i><b>1.3.5.5. </b><b>Câu lạc bộ hóa học </b></i>


<b>a. Thành lập câu lạc bộ hóa học </b>


 U<i>Khái niệm </i>


Câu lạc bộ là một loại hình hoạt động tự nguyện, tập hợp những học sinh cùng sở thích, sở
trường hoặc năng khiếu về một lĩnh vực hoặc chuyên đề.


Câu lạc bộ hóa học là nơi sinh hoạt khoa học như nghe báo cáo của các nhà hóa học, phổ
biến kiến thức theo các chuyên đề, chiếu phim có nội dung hóa học ...



Câu lạc bộ hóa học có những hình thức hoạt động chính như tổ ngoại khóa theo chun đề,
hội vui hóa học, bản tin hóa học, tập san hóa học…


 U<i>Mục đích của câu lạc bộ hóa học </i>


- Nhằm phát huy những sở trường, năng khiếu, năng lực về hóa học của học sinh, tạo điều kiện
để học sinh phát triển định hướng nghề nghiệp của mình sau này.


- Trang bị những tri thức, kĩ năng hóa học cần thiết để vận dụng vào thực tiễn đời sống xã hội,
góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách.


- Tạo môi trường để học sinh giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải trí lành mạnh…
 U<i>Thành lập câu lạc bộ hóa học </i>


 <i>Chuẩn bị thành lập câu lạc bộ hóa học </i>


- Khảo sát, nắm bắt nhu cầu nguyện vọng của học sinh u thích mơn hóa tại đơn vị cơ sở.
- Bàn bạc, tham mưu với cấp trên để thống nhất kế hoạch thành lập, hoạt động.


- Thành lập Ban chủ nhiệm câu lạc bộ: gồm những học sinh giỏi về hóa học, năng động, sáng
tạo. Có thể mời các giáo viên hóa học làm cố vấn.


- Hoàn tất mọi thủ tục xin phép thành lập câu lạc bộ (được Ban Giám hiệu cho phép bằng văn
bản).


- Tuyên truyền vận động học sinh tham gia câu lạc bộ và lập danh sách thành viên câu lạc bộ
(phát tờ rơi quảng cáo, có thể đến từng lớp để giới thiệu câu lạc bộ…).


- Chuẩn bị buổi ra mắt câu lạc bộ:



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

+ Chuẩn bị những văn bản và những nội dung cần thiết.
+ Thông báo thời gian và địa điểm ra mắt.


+ Mời đại biểu và những người tham dự.
<i> Tổ chức buổi ra mắt câu lạc bộ hóa học </i>


- Khai mạc, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Đọc quyết định thành lập câu lạc bộ hóa học.


- Đọc quyết định và ra mắt Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ.
- Giới thiệu nội quy, quy chế của câu lạc bộ.


- Công bố nội dung, chương trình hoạt động của câu lạc bộ trong thời gian tới.


- Đại diện Ban Giám hiệu nhà trường phát biểu ý kiến, giao nhiệm vụ cho Ban Chủ nhiệm câu
lạc bộ.


- Tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ chào mừng buổi ra mắt.
<i>Ổn định tổ chức hoạt động của câu lạc bộ </i>


- Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, thành lập các tiểu ban
của câu lạc bộ, xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho từng tiểu ban.


- Lập kế họach hoạt động cho từng tháng, từng quý của câu lạc bộ.
- Chỉ đạo các tiểu ban lập kế họach cụ thể cho tiểu ban.


- Triển khai hoạt động và từng bước đưa hoạt động của câu lạc bộ đi vào nề nếp.


<b>b. Cách tổ chức một buổi sinh hoạt của câu lạc bộ hóa học </b>



 U<i>Lập kế hoạch triển khai hoạt động của câu lạc bộ </i>


- Kế hoạch phải được xây dựng cụ thể, có các nội dung rõ ràng, có tính khả thi. Trong kế
hoạch cần xác định rõ: nội dụng, hình thức tổ chức, thời gian tiến hành, phân công người phụ trách,
các lực lượng tham gia (nếu có thêm khách mời), các điều kiện, phương tiện cần thiết, dự kiến kết
quả đạt được.


- Thông báo kế hoạch cho từng tiểu ban và mọi thành viên câu lạc bộ để nắm rõ.
 U<i>Tổ chức thực hiện kế hoạch </i>


Trong quá trình thực hiện, cần đảm bảo một số yêu cầu chung:


- Các tiểu ban và thành viên thực hiện công việc theo sự phân công trong sự hợp tác với các
thành viên khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- Ban chủ nhiệm câu lạc bộ phải giám sát để điều chỉnh linh hoạt các nội dung hoạt động sao
cho phù hợp với điều kiện cụ thể(cần thay đổi nội dung, thay đổi báo cáo viên, giải quyết những yêu
cầu phát sinh…).


 U<i>Đánh giá </i>


- Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, động viên khen thưởng kịp thời.
- Thông báo chủ đề, nội dung sinh hoạt kì tới để có sự chuẩn bị.


<b>c. Các hoạt động của câu lạc bộ hóa học </b>


 U<i>Thảo luận chuyên đề </i>


Các chủ đề có thể trao đổi:
- Lịch sử các nhà hóa học.



- Lịch sử các phát minh sáng chế, lịch sử tìm ra các nguyên tố, các đơn chất và các hợp chất
hóa học.


- Hóa học và đời sống (những ứng dụng mà hóa học mang lại)…
- Kinh nghiệm về giải bài tập hóa…


- Các tin tức thời sự về hóa học.


 U<i>Bảng tin hóa học, tập san hóa học </i>


Bảng tin, tập san hóa học có thể bao gồm các mục sau:


- Khoa học tổng quát : nêu các tin tức thời sự về giáo dục, về hóa học …


- Hóa học vui: bao gồm các thí nghiệm đố vui, trị chơi giải ơ chữ hay truyện vui về hóa học,
truyện cười…


- Tiếng anh chuyên ngành: các bài viết bằng tiếng anh, có cả lời dịch và cung cấp hẳn một số
từ chuyên ngành mới, một số cấu trúc ngữ pháp thông dụng.


- Văn thơ: các bài văn bài thơ, bài vè về trường học, về mối quan hệ thầy và trò, về đời sống
các mặt, và cả các bài thơ về hóa học…


- Hóa học và đời sống khoa học kĩ thuật: những ứng dụng của hóa học trong đời sống, giới
thiệu các chất, hợp chất mới…


- Kinh nghiệm giải bài tập hóa: một số phương pháp giải bài tập hóa, một số đề thi hóa của các
năm, đề thi ơn tập…(có lời giải vào số báo tiếp theo).



- Góc tâm tình: lời nhắn nhủ dễ thương dành tặng cho những người thân yêu…ví dụ như: gởi
lời chúc mừng sinh nhật đến bạn nào đó trong lớp, hay là lời cảm ơn sau khi được giúp đỡ…


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- Đạo đức lối sống: giới thiệu những khuôn mặt sáng giá của trường những bài học kinh
nghiệm, và phương pháp học tập tốt.


U


<i>c) Tổ chức Hội vui hóa học </i>U<i>( như 1.3.5.3.) </i>
U


<i>d) Giao lưu học thuật với các câu lạc bộ khác </i>


Cùng nhau sinh hoạt hoặc tổ chức các cuộc thi đố vui hóa học với quy mơ nhỏ hoặc lớn để
củng cố, ôn tập, mở rộng kiến thức…Khơng chỉ những kiến thức hóa học mà có thể là tổ chức một
buổi sinh hoạt tập thể, các trị chơi …


92B


<i><b>1.3.5.6. Tổ ngoại khóa </b></i>


Giáo viên có thể đi sâu vào những chi tiết, cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức ngoài sách
giáo khoa. Tùy theo hứng thú, năng lực, điều kiện mà tổ chức thành các nhóm: lịch sử hóa học, thí
nghiệm hóa học, cơng nghệ hóa học, xây đựng trang web học tập hóa học,… Mỗi nhóm gồm các
học sinh quan tâm, hứng thú muốn mở rộng kiến thức, hiểu biết về hóa học mà chương trình nội
khóa khơng có đủ điều kiện thực hiện.


50B


<b>1.3.6. Một số phương pháp sử dụng trong hoạt động ngoại khóa hóa học </b>



93B


<i><b>1.3.6.1. Phương pháp kể chuyện </b></i>


Kể chuyện là phương pháp giáo viên dùng lời, điệu bộ, nét mặt để thuật lại một câu chuyện
có nội dung liên quan đến bài học.


<b> </b><i>Các dạng chuyện kể về lịch sử hoá học </i>


- Chuyện kể về các nhà bác học.


- Chuyện kể về lịch sử các phát minh sáng chế, lịch sử tìm ra các nguyên tố, các đơn chất và
hợp chất hóa học.


- Ứng dụng của hoá học trong đời sống hàng ngày.


- Chuyện có thực trong đời sống xã hội (quá khứ và hiện tại) có nội dung hóa học.
 <i>Những yêu cầu khi sử dụng phương pháp kể chuyện </i>


- Lựa chọn nội dung gắn với bài học, phong phú, hấp dẫn, đảm bảo tính khoa học, ngắn gọn,
súc tích, có tác dụng giáo dục và phù hợp với khoảng thời gian cho phép.


- Cách kể phải sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn, gây được cảm xúc.


- Cần nêu bật những chi tiết chính để học sinh không bị phân tán vào những chi tiết vụn vặt.


94B


<i><b>1.3.6.2. Phương pháp trực quan </b></i>



Là <i>phương tiện trực quan dùng minh họa thông tin cần truyền đạt. </i>
<i> Các dạng tranh ảnh sử dụng khi đưa kiến thức lịch sử hóa học </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

- Tranh ảnh của các nguyên tố hóa học.


- Một số hình vẽ mơ tả lại những nghiên cứu của các nhà bác học.
<i> Yêu cầu của một hình vẽ tốt </i>


- Hình vẽ phải sáng sủa, dễ coi, đảm bảo tính thẩm mỹ.


- Hình vẽ cần thể hiện rõ ràng nội dung kiến thức cần truyền đạt.
- Giúp người học tập trung vào những chi tiết chính.


- Khơng q nhiều chi tiết làm rối mắt học sinh.
- Tỉ lệ kích thước hài hồ, cân đối.


- Màu sắc phù hợp, không quá sặc sỡ lòe loẹt.


95B


<i><b>1.3.6.3. Phương pháp nghiên cứu </b></i>


Giáo viên hướng dẫn đề tài cần nghiên cứu, nêu rõ mục đích đề tài, hướng dẫn tài liệu tham
khảo. Học sinh tự nghiên cứu tìm ra kiến thức mới.


 <i>Phương pháp nghiên cứu được tiến hành theo các bước </i>


- Đặt vấn đề.



- Tìm các giả thiết giải quyết vấn đề.


- Thu thập các số liệu thống kê và tài liệu liên quan, xử lí số liệu, tài liệu và xác minh giả thiết.
- Kết luận.


- Vận dụng các kết luận.
 <i>Tác dụng </i>


- Giúp học sinh làm quen với công việc khám phá, làm quen với cách suy nghĩ khoa học.
- Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động tìm kiếm, phát hiện ra kiến thức.


- Tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào quá trình đánh giá, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
 <i>Một số dạng nghiên cứu khi sử dụng kiến thức hóa học trong dạy học </i>


- Lịch sử phát minh của một nguyên tố.
- Kể chuyện về nhà bác học.


- Tổ chức hoạt động nhóm, câu lạc bộ, ngoại khóa, thi đố vui tìm hiều về kiến thức lịch sử hóa
học.


96B


<i><b>1.3.6.4. Phương pháp thuyết trình </b></i>


Thuyết trình là phương pháp, trong đó học sinh tự thu thập tư liệu qua báo chí và các phương
tiện truyền thông khác, xây dựng thành một báo cáo và trình bày trước tập thể (lớp hay nhóm có
chung mục đích, cùng quan tâm đến vấn đề). Phương pháp này thể hiện sự vận dụng tổng hợp các
kỹ thuật ở nhiều phương pháp khác nhau (khám phá, điều tra, thực địa, dự án, quan sát-phỏng vấn).


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- Hóa học và đời sống (ơ nhiễm mơi trường, hóa học và thực phẩm,…).


- Cuộc đời và sự nghiệp các nhà hóa học nổi tiếng.


- Giải Nobel hóa học.


97B


<i><b>1.3.6.5. Phương pháp đóng vai </b></i>


Đây là phương pháp được đặc trưng bởi một hoạt động với các nhân vật giả định, mà trong
đó các tình huống trong thực tiễn cuộc sống được thể hiện tức thời thành những hoạt động có kịch
tính. Trong vở kịch này, các vai khác nhau do chính học sinh đóng và trình diễn. Các hoạt động kịch
được xuất phát từ chính sự hiểu biết, óc tưởng tượng và trí sáng tạo của học sinh, không cần phải
qua tập dượt hay dàn dựng cơng phu, vì vậy đây là q trình thơng tin với đặc điểm cơ bản là trình
diễn tức thời.


 <i>Phương pháp đóng vai được tiến hành qua các bước </i>


<i><b>B</b><b>ước 1: Tạo khơng khí để đóng vai. </b></i>


Việc đóng vai khơng phải bao giờ cũng được tất cả học sinh chấp nhận, vì vậy bước này rất quan
trọng, Giáo viên cần cho học sinh nhận thức được rằng con người nào trong cuộc sống cũng có thể
gặp các tình huống cụ thể khác nhau.


<i><b>B</b><b>ước 2: Lựa chọn vai </b></i>


Giáo viên có thể phân vai phù hợp với từng học sinh hoặc để học sinh tự nhận các vai trong
vở kịch. Các học sinh khác cịn lại đóng vai khán giả quan sát. Người quan sát cần phải chú ý xem
diễn viên nhập vai như thế nào, tự đặt mình vào vai diễn và hình dung về tính phù hợp với thực tế
các diễn viên và cách giải quyết vần đề, suy nghĩ xem có cách nào khác giải quyết vấn đề khơng.



<i><b>Bước 3: Theo các vai trình diễn </b></i>


Nếu thấy ý đồ của mình đã được thực hiện thì giáo viên có thể cho ngừng diễn. Sau đó hướng
dẫn học sinh thảo luận về cách giải quyết vấn đề của vai điễn và đánh giá vở kịch.


<i><b>Bước 4: Có thể yêu cầu các diễn viên khác trình diễn vở kịch theo cách khác, với cách giải </b></i>
quyết vấn đề khác.


<i><b>Bước 5: Hướng dẫn học sinh trao đổi kinh nghiệm và rút ra kết luận về vấn đề vừa trình bày. </b></i>
 <i>Một số nội dung kiến thức hóa học có thể dùng phương pháp đóng vai </i>


- Các câu chuyện kể hóa học ( về các nguyên tố, các nhà bác học,.. lựa chọn các câu chuyện có
nhiều kịch tính).


- Tiều phẩm về nói về ơ nhiễm mơi trường ( học sinh đóng vai: đất, nước khơng khí,..).


98B


<i><b>1.3.6.6. Phương pháp làm việc theo nhóm </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

 <i>Trong thảo luận cần chú ý: </i>


- Vai trị nhóm trưởng cần xác định rõ.


- Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo nội dung (hệ thống câu hỏi) cũng như tiến trình.
- Nếu thấy học sinh thảo luận đi xa vấn đề thì cần phải uốn nắn ngay.


- Cần khuyến khích các em tranh luận.


- Hình dung trước những ý kiến thảo luận của nhóm, lớp.



 <i>Các bước tiến hành: gồm 4 bước: chuẩn bị, giao nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, tổng kết( </i>


đại diện các nhóm trình bày kết quả).


 <i>Một số nội dung kiến thức hóa học có thể dùng phương pháp làm việc theo nhóm: </i>


- Tầm quan trọng của hóa học với đời sống.
- Chủ đề “ Nếu em là hóa học tương lai?”.<b> </b>


21B


<b>1.4.</b> <b>GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA HỌC </b>


51B


<b>1.4.1. Khái niệm giáo án ngoại khóa hóa học </b>


“Bài giảng được xem là một đoạn hoàn chỉnh của quá trình dạy học trong một thời lượng xác
định. Bài giảng là một phần của tồn bộ qua trình dạy học. Sự toàn vẹn trong bài giảng là sự phối
hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa năm thành tố cơ bản của q trình dạy học là mục đích, nội dung,
phương pháp, giáo viên và học sinh dưới tác động của môi trường dạy học. Thông qua bài giảng,
dưới sự điều khiển của thầy, học sinh có thể tự giác, tích cực lĩnh hội tri thức”[3, tr.15].


“ Giáo án là kế hoạch và dàn ý bài giảng của GV được soạn trước ra giấy để tiến hành dạy
học trong một hoặc hai tiết lên lớp. Trong giáo án thường ghi chủ điểm, mục đích giáo dục và giáo
dưỡng, nội dung chi tiết sắp xếp theo trình tự lên lớp, phương pháp và thủ thuật dạy học của GV và
HS, công cụ kiểm tra và đánh giá, ngồi ra cịn chỉ ra những dụng cụ, thiết bị cần thiết phải dùng.
Giáo án được chuẩn bị tốt là đảm bảo cho giờ dạy thành cơng. Do đó cần cân nhắc, tính tốn kĩ từng
điểm nội dung, từng thủ thuật dạy học, điều kiện thời gian và thiết bị sao cho phù hợp với đối tượng


HS trong lớp”[25, tr.104].


Giáo án ngoại khóa hóa học nói chung giống giáo án lên lớp bộ mơn hóa học, tuy vậy do sự
khác nhau về quy mô tổ chức, thời lượng, nội dung, cách tiến hành... địi hỏi giáo viên phải có sự
chuẩn bị kĩ lưỡng và có nhiều phương án xử lí các tình huống đặt ra.


52B


<b>1.4.2. Tầm quan trọng của việc thiết kế giáo án ngoại khóa hóa học </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

và tất cả đều được thể hiện chi tiết trong giáo án. Việc thiết kế giáo án ngoại khóa hóa học đem lại
tác dụng nhiều mặt:


- Qua hoạt động thảo luận, học sinh được tự mình nghiên cứu, tự mình tìm hiểu vấn đề và
tranh luận với bạn bè vì thế góp phần đắc lực trong việc phát triển trí lực và khả năng sáng tạo, tạo
cho học sinh luôn hăng say với công việc, đủ điều kiện để phát triển khả năng, năng lực sẵn có của
bản thân.


- Qua việc thiết kế một số trị chơi có kiến thức hóa học giúp HS nâng cao hứng thú, kích
thích thái độ học tập tích cực bộ mơn của học sinh, góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho học
sinh nhờ đó kiến thức học sinh thu nhận được sẽ sâu sắc hơn.


- Vì điều kiện thời gian, trong chương trình nội khóa có những nội dung giáo viên không thể
giới thiệu hết. Những phần này nếu được bổ sung bởi hoạt động ngoại khóa thì kiến thức của học
sinh sẽ được mở rộng thêm.


- Qua hoạt động ngoại khóa, học sinh được rèn luyện một số kĩ năng như: tập nghiên cứu một
vấn đề, thuyết minh trình bày trước đám đơng, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, vận dụng
kiến thức vào đời sống,… rất cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống và cơng việc ngày nay. Từ
đó sẽ nảy sinh ở học sinh tình cảm nghề nghiệp và bứớc đầu có ý thức về nghề nghiệp mà mình sẽ


chọn trong tương lai.


22B


<b>1.5.</b> <b>THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA HĨA HỌC Ở TRƯỜNG THPT </b>


Khơng chỉ đối với học sinh mà thậm chí rất nhiều giáo viên hiện nay vẫn hiểu khái niệm
ngoại khóa theo một phạm vi hẹp. Nói đến hoạt động ngoại khóa người ta nghĩ ngay đến các hoạt
động như văn nghệ, thăm quan dã ngoại…


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

53B


<b>1.5.1. Mục đích điều tra </b>


- Tìm hiểu mức độ hiểu biết và việc tổ chức HĐNK của GV hóa học ở các trường THPT.
- Lấy ý kiến của GV về tác dụng của HĐNK hóa học, những khó khăn cịn tồn tại, các bước
chuẩn bị cần thiết để tổ chức buổi HĐNK hóa học thành cơng.


- Lấy ý kiến của HS về mức độ quan tâm đến HĐNK.


54B


<b>1.5.2. Đối tượng điều tra </b>


<i><b> Giáo viên: </b></i>Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 25 thầy cô dạy bộ mơn hóa học ở 8 tỉnh thành
với 25 trường khác nhau.


<i>Bảng 1.1 Đối tượng GV được điều tra về HĐNK hóa học </i>


<b>STT </b> <b>Tỉnh – Thành phố </b> <b>Số trường THPT Số GV </b>



1 Bình Dương 3 3


2 Bà Rịa – Vũng Tàu 2 2


3 Long An 2 2


4 Khánh Hòa 2 2


5 Tây Ninh 1 1


6 Tiền Giang 1 1


7 Biên Hòa – Đồng Nai 6 6


8 Tp. Hồ Chí Minh 8 8


 <b>Học sinh: Chúng tôi tiến hành khảo sát HS của 6 trường. </b>


<i>Bảng 1.2 Đối tượng HS được điều tra về HĐNK hóa học </i>


<b>STT </b> <b>Trường THPT </b> <b>Tỉnh –Thành phố </b> <b>Số HS </b>


1 An Mỹ Bình Dương 10


2 Trịnh Hoài Đức 10


3 Chuyên Long An Long An 10


4 Trung học thực hành



TP. Hồ Chí Minh


10


5 Nguyễn Huệ 10


6 Nguyễn Du 10


55B


<b>1.5.3. Kết quả điều tra </b>


 <b>Kết quả điều tra GV </b>


<i>Bảng 1.3 Số lần HĐNK tổ chức trong một năm học </i>


<b>Số lần </b> <b>HĐNK các bộ môn HĐNK hóa học </b>


0 lần 7 ( 28,0%) <b>15 (60,0%) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Nhiều lần 4 (16 %) 0%


Nhìn chung, các trường cũng quan tâm đến việc tổ chức HĐNK cho học sinh (18/25 trường tổ
chức HĐNK trong 1 năm học). Tuy nhiên, số lần HS được tham gia HĐNK trong một năm học
chưa nhiều (56% tổ chức 1 lần; 16% tổ chức 2 lần trở lên), trong đó HS khơng được tham gia
HĐNK có nội dung hóa học chiếm 60,0 %. Như vậy có thể nói GV bộ mơn hóa học chưa có sự đầu
tư về mảng hoạt động này mặc dù các thầy cô đều đánh giá cao về tác dụng nhiều mặt của HĐNK
đối với HS.



<i>Bảng 1.4 Đánh giá của GV về tác dụng của HĐNK hóa học </i>


<b>Tác dụng </b> Khơng <b>Mức độ </b>


đồng ý một phần Đồng ý Đồng ý hoàn toàn Đồng ý
- Mở rộng kiến thức của đời sống. 0 1 (4%) <b>9 (36%) </b> <b>15 (60%) </b>
- Khắc sâu, củng cố kiến thức. 0 6 (24%) <b>12 (48%) </b> <b>7 (28%) </b>
- Rèn kĩ năng tư duy, thực hành,


làm việc tập thể. 0 3 (12%) <b>14 (56%) </b> <b>8 (32%) </b>
- Tăng hứng thú học tập cho HS. 0 2 (8%) <b>8 (32%) </b> <b>15 (60%) </b>
- Tạo sân chơi lành mạnh. 0 0 <b>5 ( 20%) </b> <b>20 (80%) </b>
- Rèn kĩ năng sống. 0 2 (8%) <b>10 (40%) </b> <b>13 (52%) </b>


Qua bảng kết quả trên ta thấy, các tác dụng của HĐNK mang đến cho HS đều được các thầy cơ
đánh giá cao (mức độ đồng ý hồn tồn và đồng ý luôn chiếm tỉ lệ cao) chứng tỏ các thầy cô đều
thấy được tầm quan trọng của HĐNK.


Tìm hiểu ngun nhân HĐNK hóa học ít được GV thực hiện là do còn tồn tại nhiều khó khăn.


<i>Bảng 1.5 Những khó khăn khi tổ chức HĐNK hóa học </i>


Nhìn chung về tâm lý, do chương trình hóa cải cách khá nặng do đó việc đầu tư vào nội dung
chính khóa đã làm GV tốn khá nhiều thời gian. Đồng thời, việc có thực hiện hay khơng thực hiện tổ


<b>Khó khăn </b> Khơng <b>Mức độ </b>


đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý hoàn toàn Đồng ý
- Cơ sở vật chất thiếu thốn 5



(20%)
13
<b>(52%) </b>
5
(20%)
2
(8%)
- Khơng có sự hỗ trợ của nhà trường ( nhân


lực, phương tiện, kinh phí) (12%) 3


15
<b>(60%) </b>
4
<b>(16%) </b>
3
<b>(12%) </b>


- HS không hứng thú 16


<b>(64%) </b>
7
(28%)
2
(8%)
0
- Thực hiện hay không thực hiện cũng không


sao
5


(20%)
5
( 20%)
9
<b>(36%) </b>
6
<b>(24%) </b>


- Thiếu tài liệu, chưa được hướng dẫn cụ thể


cách thức tổ chức (8%) 2


7
(28%)
10
<b>(40%) </b>
6
<b>( 24%) </b>


- Tốn nhiều thời gian, công sức cho việc


thiết kế giáo án HĐNK (8%) 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

chức HĐNK cũng không sao (36% đồng ý và 24% hoàn toàn đồng ý) là một trong những nguyên
nhân đáng lưu tâm đối với các cán bộ quản lý khi muốn đẩy mạnh công tác giáo dục toàn diện cho
HS.


Cũng theo bảng 1.5, cơ sở vật chất thiếu thốn, khơng có sự hỗ trợ về nhân lực, kinh phí là một
vấn đề mà q thầy cơ có thể khắc phục được (trên 50 % GV chọn mức độ đồng ý một phần). Thực
tế, GV có thể tùy theo điều kiện tình hình trường lớp mà giản lược, đơn giản hóa khâu trang trí trình


bày và tận dụng nguồn nhân lực HS hỗ trợ. Bên cạnh đó, nhiều GV cũng muốn tổ chức sân chơi cho
HS nhưng lại thiếu tài liệu, chưa được hướng dẫn cụ thể cách tổ chức (40% đồng ý và 24 % hồn
tịan đồng ý); tốn nhiều thời gian cho việc thiết kế giáo án (24% đồng ý và 52% hoàn toàn đồng ý ).


<i>Bảng 1.6 Các lựa chọn cần thiết để tổ chức tốt HĐNK hóa học </i>


Trong bảng 1.6, các lựa chọn cần thiết để tổ chức tốt HĐNK hóa học mà chúng tơi đưa ra đều
được đa số GV đồng tình, trong đó: sự cần thiết có giáo án HĐNK tham khảo theo các hình thức tổ
chức chiếm tỉ lệ khá cao (60% đồng ý và 20% đồng ý hoàn toàn) cũng như hệ thống câu hỏi theo
từng chủ đề (56% đồng ý và 28% đồng ý hồn tồn) và kế hoạch HĐNK hóa học chi tiết được thông
báo rộng rãi đến HS.


<i>Bảng 1.7 Các hình thức HĐNK hóa học thầy cơ thường tổ chức </i>


<b>Hình thức </b> <b>Số lần </b>


Hội vui hóa học 3


Hội thi hóa học 0


Câu lạc bộ hóa học. <b>5 </b>


Thi HSG hóa học 2


Tham quan 3


Tổ ngoại khóa <b>7 </b>


Qua kết quả thăm dị đối với GV đã từng tham gia tổ chức HĐNK hóa học thì hình thức thầy cơ
hay sử dụng là: câu lạc bộ hóa học, tổ ngoại khóa,...Trong những hình thức ngoại khóa này, HS


thường đóng vai trị chủ động, GV chỉ là người đóng góp ý kiến, nhờ thế GV được nhẹ gánh một
<i>phần. Tuy nhiên, hình thức này chỉ tập trung được một số em thật sự say mê với hóa học, chưa lơi </i>


<i>kéo được hầu hết các học sinh vào hoạt động chung của lớp, trường. </i>


 <b>Kết quả điều tra HS </b>


<i>Bảng 1.8 Số lần HĐNK học sinh tham gia trong một năm học </i>


<b>Lựa chọn cần thiết </b> Không <b>Mức độ </b>


đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý hoàn toàn Đồng ý
Hệ thống câu hỏi theo từng chủ đề 0 4


(16%)


14


<b>(56%) </b>


7


<b>(28%) </b>


Kế hoạch HĐNK chi tiết cho HS. 2
(8%)


6
(24%)



9


<b>(36%) </b>


8


<b>(32%) </b>


Giáo án tham khảo dùng cho HĐNK theo các


chủ đề hóa học. (4%) 1


4
( 16%)


15


<b>(60%) </b>


5


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>Số lần </b> <b>HĐNK các bộ mơn HĐNK hóa học </b>


0 lần 5( 8,3 %) <b>45 (75%) </b>


1 lần <b>50 (83,3%) </b> 15 (25 %)


Nhiều lần 5 (8,3 %) 0%


- S<b>ố lần HS tham gia HĐNK trong 1 năm học là 1 lần chiếm 50 /60 HS (83,3%). </b>



<b>- Số lần HS tham gia HĐNK hóa học là 0 lần chiếm 45/60 HS (75%). </b>


<i>Bảng 1.9 Mức độ ham thích của HS đối với hoạt động NGLL và HĐNK hóa học </i>


<i>Bảng </i> <i>1.10 </i>


<i>Đánh </i> <i>giá </i>


<i>của HS </i> <i>về tầm </i>


<i>quan trọng của HĐNK </i>


<b>Tầm quan </b>
<b>trọng của </b>
<b>HĐNK </b>


<b>Mức độ </b>


Khơng quan


trọng Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng
6


( 10%)


7
( 11,6%)


36



<b>( 60,0%) </b>


<b>11 </b>


<b>(18,3%) </b>


Có mức độ gia tăng về sự ham thích tham gia HĐNK có kiến thức liên quan hóa học. Tuy nhiên,
có gần 1/3 số học sinh khảo sát vẫn chưa quan tâm đến hoạt động này (7,5 % HS không thích và
22,5% HS cho rằng có cũng được). Điều này cũng dễ hiểu, số lần HĐNK các em tham gia trong 1
<b>năm học là 1 lần chiếm 83,3 % và số lần HĐNK hóa học em tham gia 0 lần chiếm 75%. Các em </b>
chưa từng được tham gia nên chưa thấy được tác dụng tích cực mà HĐNK hóa học mang lại mặc dù
số lượng HS đánh giá được sự cần thiết và tầm quan trọng của HĐNK rất cao (60% HS cho rằng
HĐNK quan trọng; 18,3% HS đánh giá HĐNK rất quan trọng).


<i>Bảng 1.11 Các phương pháp HS ưa thích trong HĐNK </i>


<b>Phương pháp ưa thích </b> <b>Số lượng </b> <b>Phần trăm(%) </b>


GV thuyết trình 6 10


HS thuyết trình 15 25


HS chia nhóm thảo luận 34 <b>56,7 </b>


Tổ chức trò chơi 45 <b>75 </b>


Đóng kịch, diễn tiểu phẩm 36 <b>60 </b>


Thi đố vui 28 46,7



 <i><b>Kết luận: qua kết quả khảo sát của GV và HS ta thấy HĐNK hóa học chưa được q thầy cơ </b></i>
quan tâm đúng mức mặc dù cả GV và HS đều đánh giá được tầm quan trọng của HĐNK. HS muốn
tham gia và GV thường chỉ tổ chức HĐNK dưới các hình thức câu lạc bộ hóa học, tổ ngoại khóa
hóa học…Tuy nhiên, những hình thức này chưa lơi kéo được hầu hết các học sinh vào hoạt động
chung của lớp, trường…Việc tổ chức các hội vui hóa học, hội thi, hay những chuyến tham quan
thực tế đời sống sẽ giúp các em thêm yêu thích và say mê với hóa học hơn. Và khi đó, HĐNK có


<b>Hoạt động </b> <b>Mức độ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

nội dung hóa học sẽ là một sân chơi thật sự thú vị, bổ ích cho HS khi các em được học, hành, chơi
theo đúng nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>TĨM TẮT CHƯƠNG 1 </b>


Trong chương 1, chúng tơi đã thực hiện được các công việc sau:


1. Tìm hiểu các tài liệu, đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt động ngoài giờ lên lớp để làm rõ
q trình hình thành của hoạt động ngoại khóa. HĐNK có từ lâu nhưng ban đầu chỉ mang tính chất
bộc phát, từ năm 2001 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chương trình cụ thể và năm học
2002-2003, chương trình HĐGD NGLL chính thức được đưa vào sử dụng ở các cấp phổ thông.


2. Nghiên cứu các ảnh hưởng tích cực của HĐNK đối với sự phát triển toàn diện của HS cùng
sự lí giải các nguyên nhân khiến HS ít hứng thú với HĐGD NGLL, trong đó ngun nhân chính là
do nội dung thường cứng nhắc, khuôn mẫu.


3. Tìm hiểu các khái niệm liên quan: hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoại khóa hóa học.
Đồng thời, tổng hợp kiến thức, bổ sung cơ sở lí luận cho HĐNK hóa học: các hình thức cơ bản,
cách tổ chức,…Qua sự tìm hiểu về cơ sở lí luận, chúng tơi nhận thấy HĐNK rất đa dạng về hình
thức, cách thức tổ chức và có tác dụng tích cực trong việc tăng hứng thú cho HS trong việc học hóa


học. HĐNK hóa học sẽ là một sân chơi hấp dẫn, thú vị, bổ ích cho học sinh.


4. Tìm hiểu các khái niệm liên quan như: bài giảng, giáo án,…Chúng tôi cho rằng việc thiết kế
giáo án HĐNK rất quan trọng. Qua việc tham gia các hoạt động được thiết kế trong giờ ngoại khóa,
HS sẽ được rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cũng như củng cố, mở rộng kiến thức mà chương trình nội
khóa GV khơng thể giới thiệu hết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

5B


<b>CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA HỌC LỚP 11 </b>


<b>THPT </b>



23B


<b>2.1. </b> <b>CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA </b>
<b>HỌC </b>


56B


<b>2.1.1. Đặc điểm của mơn hóa học ở trường THPT [4] </b>


- Hóa học là một bộ mơn khoa học thực nghiệm, nó có đặc điểm khác với các môn khoa học
xã hội và khác với cả các mơn tốn, lý, sinh,.. Đặc điểm nổi bật khi học hóa là việc coi trọng thực
hành thí nghiệm, Faraday nói: “Khơng có khoa học nào cần thực hành như hóa học. Những định
luật cơ bản, những thuyết và những kết luận của nó đều dựa vào các sự kiện cụ thể”.


- Mơn hóa có khả năng giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp góp phần cùng các mơn
học khác trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở trường phổ thông.


- Hóa học và các hóa chất có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống, môi sinh, mơi trường.


- Mơn hóa có mối quan hệ liên môn với các môn lý, sinh, địa, kỹ thuật cơng, nơng nghiệp.
Cần phải đưa vào chương trình những kiến thức để học sinh có điều kiện tiếp thu tốt các mơn phụ
cận nói trên.


57B


<b>2.1.2. Các nhiệm vụ của việc dạy học hóa học ở trường phổ thông [2] </b>


a. Cung cấp cho học sinh những cơ sở khoa học của hóa học: đó là những khái niệm, định
luật, lý thuyết hóa học và những sự kiện hóa học vơ cơ và hữu cơ cần thiết, các ứng dụng quan
trọng nhất của hóa học trong đời sống và trong sản xuất để nhận thức thế giới vật chất và đáp ứng
các địi hỏi của xã hội.


b. Hình thành những kỹ năng thí nghiệm, thực hành và giải bài tập. Những kiến thức, kĩ năng
đó giúp cho học sinh sau này có thể nhanh chóng thích ứng đựợc với hoạt động lao động sản xuất
trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.


c. Hình thành cho học sinh phương pháp tư duy và phương pháp nghiên cứu khoa học.


d. Trang bị cho học sinh những kiến thức kỹ thuật tổng hợp (những ứng dụng của hóa học
vào cơng nghệ sản xuất).


e. Nâng cao nhận thức của học sinh về vai trị, nhiệm vụ của hóa học đối với đời sống, xã hội,
kinh tế và mơi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Các nhiệm vụ trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được tiến hành đồng thời trong q trình
dạy học hóa học. Trên cơ sở hệ thống kiến thức hóa học, đặc điểm đối tượng học sinh và nhà
trường, giáo viên xác định hình thức tổ chức, phương pháp dạy học để thực hiện các nhiệm vụ đó
một cách tối ưu nhất và cuối cùng được thể hiện qua giáo án.



58B


<b>2.1.3. Cấu trúc chương trình hóa học lớp 11 THPT </b>


<i>a. Lí thuyết chủ đạo được dùng làm cơ sở để nghiên cứu các chất vô cơ và hữu cơ </i>


- Sự điện li: Sự điện li, chất điện li. Axit, bazơ, muối. Sự điện li của nước, khái niệm về pH.
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.


- Đại cương về hóa học hữu cơ: Khái niệm, đặc điểm, phân loại, danh pháp hợp chất hữu cơ.
Phương pháp phân tích nguyên tố. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. Phản ứng hữu cơ.


<i>b. Hóa học vơ cơ </i>


Tiếp tục nghiên cứu các nhóm nguyên tố phi kim, các nguyên tố điển hình và các hợp chất có
nhiều ứng dụng quan trọng, gần gũi trong thực tế đời sống, sản xuất hóa học:


- Nhóm nitơ (Nhóm VA).
- Nhóm cacbon (Nhóm IVA).


<i>c. Hóa học hữu cơ </i>


Nghiên cứu các chất hữu cơ cụ thể, một số dãy đồng đẳng hoặc loại hợp chất hữu cơ tiêu biểu,
có nhiều ứng, gần gũi trong đời sống sản xuất:


- Hidrocacbon no (Ankan, Xicloankan).


- Hidrocacbon không no (Anken, Ankadien, Ankin).
- Hidrocacbon thơm. Nguồn hidrocacbon thiên nhiên.
- Ancol. Phenol.



- Andehit. Xeton.
- Axit cacboxylic.


Sự hiểu biết về chương trình sách giáo khoa là điều kiện không thể thiếu để GV thực hiện tốt
việc thiết kế giáo án ngoại khóa hóa học và hồn thành tốt q trình tổ chức ngoại khóa hóa học.


59B


<b>2.1.4. Nội dung ngoại khóa hóa học </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

công nghệ. Việc tham gia hoạt động ngoại khoá sẽ giúp học sinh mạnh dạn hơn, tư duy logic chặt
chẽ hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập mơn hóa học.


Nội dung của ngoại khố hóa học có thể là những kiến thức nằm trong phạm vi chương trình
hóa học THPT, hoạt động gắn với nội khoá với mục đích giúp học sinh nắm chắc hơn các kiến
thức, kĩ năng cơ bản. Nội dung của ngoại khố có thể là những kiến thức mở rộng vượt ra ngồi nội
dung chương trình, giúp học sinh tăng hiểu biết, phát huy óc sáng tạo.


Kiến thức hóa học trong chương trình sách giáo khoa hóa học lớp 11 là những nội dung cơ bản
của ngoại khố hóa học lớp 11 THPT. Hoạt động ngoại khố có thể tiến hành ứng với từng chương
hoặc tổng hợp các chương hóa vơ cơ hay hóa hữu cơ hoặc tổ chức thành các chuyên đề ngoại khoá
với nội dung thiết thực, liên quan thực tiễn đời sống mà trong chương trình hóa học 11 THPT chưa
có điều kiện đưa vào cụ thể hoặc chỉ đưa vào mảng nhỏ, chưa sâu sắc trong một số bài (hóa học và
mơi trường, hóa học và thực phẩm, ảo thuật với hóa học…).


 <b>Những lưu ý khi lựa chọn nội dung ngoại khóa hóa học </b>


- Nếu mục đích tiến hành ngoại khóa nhằm ơn tập, củng cố kiến thức thì GV có thể dựa vào
chuẩn kiến thức và kĩ năng của bài, chương mà Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành mà lựa chọn


nội dung ngoại khóa cho phù hợp. Nội dung phải gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập.


- Lựa chọn nội dung nghiên cứu các nhóm nguyên tố, các chất hữu cơ cụ thể, tiêu biểu có
nhiều ứng dụng quan trọng, gần gũi trong đời sống, sản xuất…


- Nên lựa chọn nội dung vừa sức HS.


- Nên có những câu hỏi mở rộng, đi sâu vào bản chất vấn đề hay câu hỏi liên quan đến đời
sống thực tiễn,…để kích thích khả năng tự học, nghiên cứu của HS.


24B


<b>2.2. </b> <b>NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA HỌC </b>


Muốn tổ chức hiệu quả HĐNK hóa học thì trước tiên người GV cần nắm vững nguyên tắc thiết
kế giáo án ngoại khóa hóa học. Đó là những nguyên tắc cơ bản đã được qui định hoặc rút ra ra từ
thực tiễn khách quan để làm cơ sở cho khâu thiết kế giáo án. Sau đây, chúng tôi xin đề xuất một số
nguyên tắc để định hướng cho việc soạn giáo án ngoại khóa hóa học:


60B


<b>2.2.1. Đảm bảo tính chính xác – khoa học </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Cấu trúc giáo án phải được trình bày một cách logic, rõ ràng, có hệ thống, thể hiện mối liên hệ
mật thiết giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp- hình thức tổ chức.


61B


<b>2.2.2. Đảm bảo tính sư phạm </b>



Nguyên tắc này đặt ra việc lựa chọn nội dung cần truyền đạt phải phù hợp với đặc điểm tâm
lí và khả năng nhận thức của HS. Theo nguyên tắc này, mức độ khó khăn của nội dung kiến thức
cần được phân tán và sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp; từ cái quen biết, gần gũi đến cái
ít quen biết, từ cái cụ thể đến khái quát. Trong giáo án ngoại khóa, các câu hỏi phải có câu dễ, câu
khó, tùy thuộc vào trình độ HS mà nâng dần lên; có câu hỏi mở rộng kiến thức hóa học đời sống
liên quan, có câu hỏi để khám phá khả năng sáng tạo, câu hỏi kích thích khả năng tự nghiên cứu, tìm
tòi kiến thức mới,…


62B


<b>2.2.3. Đảm bảo đặc trưng của bộ mơn </b>


Hóa học là bộ mơn khoa học thực nghiệm. Vì vậy trong dạy học hóa học phải coi trọng thí
nghiệm hóa học và một số kĩ năng cơ bản về thí nghiệm hóa học. Cần có sự kết hợp thống nhất giữa
thực hành thí nghiệm với tư duy lí thuyết. Trong giáo án ngoại khóa hóa học, thí nghiệm hóa học
cần được đưa vào để rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm cho HS. Có thể đưa vào dưới hình thức thi
thực hành thí nghiệm hoặc trả lời câu hỏi dựa vào hình vẽ, phim thí nghiệm hoặc giải các bài tập
định lượng liên quan đến các thí nghiệm cụ thể…


Đối tượng nhận thức của bộ mơn hóa học tương đối trừu tượng và vi mô. Để HS để dàng tiếp
thu các kiến thức đó, GV cần chuyển cái trừu tượng thành cụ thể bằng các mơ hình thay
thế,…Trong giáo án ngoại khóa hóa học, giáo viên có thể thiết kế các trị chơi để cụ thể hóa cái trừu
<i>tượng khơng thấy được (ví dụ: cơng thức phân tử chất thay bằng chùm bóng phân tử,…). </i>


63B


<b>2.2.4. Đảm bảo đúng mục tiêu của chủ đề ngoại khóa </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

64B



<b>2.2.5. Đảm bảo hình thức, phương pháp tổ chức phù hợp </b>


Tùy thuộc nội dung kiến thức mà GV lựa chọn hình thức tổ chức ngoại khóa phù hợp. Với
những kiến thức liên quan đến thực tế sản xuất thì hình thức tham quan ngoại khóa sẽ hiệu quả nhất
còn nếu GV hướng tới mục đích ơn tập, mở rộng kiến thức thì các hình thức tổ chức hội vui hóa
học, hội thi hóa học là rất thích hợp.


Kế đó, GV cần tìm hiểu thật kĩ đặc điểm tâm lí của HS để lựa chọn phương pháp tổ chức
ngoại khóa thích hợp. Với những lớp học sinh động, học sinh năng nổ nhiệt tình thì có thể giao việc
thiết kế chương trình cho các em, GV đóng vai trị là người hướng dẫn gợi ý và duyệt chương trình,
nội dung sau khi các em thiết kế. Với lớp học trầm lắng, không nên dùng (hoặc hạn chế) phương
pháp thuyết trình khiến các em dễ chán nản, mệt mỏi...nên dùng các trị chơi, đố vui, thí nghiệm ảo
thuật trong đó có sự kết hợp nhiều phương pháp (nghiên cứu, thảo luận nhóm,...). Thực tế giảng
dạy chúng tôi nhận thấy phương pháp sắm vai mang lại hiệu quả đối với lớp học trầm lắng: tạo bầu
khơng khí lớp học, sơi nổi, vui vẻ, HS hứng thú và phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân.


Nên vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp trong một buổi ngoại khóa để HS khơng nhàm
chán.


65B


<b>2.2.6. Đảm bảo tính hữu ích, tính thời sự </b>


Tính hữu ích trong giáo án ngoại khóa hóa học thể hiện trước hết ở kết quả HS thu nhận được
sau khi tham gia tiết ngoại khóa. Do vậy, các hoạt động được thiết kế cần chú ý đến tác dụng nhiều
mặt cho HS. Để đảm bảo tính hữu ích này, GV khi thiết kế cần đảm bảo các mục tiêu của chủ đề
ngoại khóa đề ra. Ngoài ra, đối với mỗi câu hỏi được thiết kế trong giáo án ngoại khóa nên có phần
tư liệu bổ sung nhằm mục đích củng cố kiến thức liên quan hay mở rộng kiến thức thực tế cho HS
nhờ đó HS nhớ kiến thức lâu hơn và thêm sâu sắc hơn.



Tính thời sự liên quan đến những vấn đề đang là mối quan tậm hiện nay, ví dụ như: mơi
trường, an tồn thực phẩm,…đều có thể là chủ đề của ngoại khóa hóa học. Hay trong từng chương,
<i>các GV cũng có thể lồng ghép đưa các vấn đề cần lưu tâm vào giáo án. Ví dụ: chương nhóm nitơ có </i>
thể đưa vấn đề ô nhiễm môi trường qua việc lạm dụng phân bón hóa học, hoặc vấn đề an toàn sức
khỏe qua một số hợp chất của nitơ gây ung thư ,...


66B


<b>2.2.7. Đảm bảo tính thẩm mỹ về hình thức trình bày </b>
Khi thiết kế giáo án dạng text và dạng powerpoint, GV cần lưu ý:


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

nhìn sẽ rối mắt. Đối với những nội dung quan trọng cũng như các tiêu đề cần in đậm, hoặc dùng
màu sắc tương phản, gạch chân để làm nổi bật hoặc dùng hiệu ứng đổi màu.


- Hiệu ứng: phù hợp, không quá lạm dụng hiệu ứng gây nhiễu loạn làm HS mất tập trung vào
nội dung. 1T<i>Ví dụ: con chữ xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, chuyển động bay bướm, vòng vèo, chậm chạp; các </i>


dòng chữ chuyển động quá cầu kỳ,…1TCó thể thêm vài hiệu ứng đặc biệt (chng, ..) để tăng sự hứng


thú, tập trung của người chơi.


- Front chữ: sử dụng front chữ lớn (Time New Roman, size 13-14 đối với giáo án dạng text;
size 28-32 đối với giáo án powerpoint ) để người đọc dễ dàng theo dõi.


- Hình ảnh minh họa: phù hợp với nội dung, phù hợp với chủ đề ngoại khóa.
- Tư liệu bổ sung: phù hợp với nội dung, chủ đề ngoại khóa.


- Cách trình bày thống nhất khoa học.


67B



<b>2.2.8. Số hoạt động trong một buổi ngoại khóa cần vừa phải </b>


GV có thể linh động về thời gian khi tổ chức buổi HĐNK hóa học, có thể tiến hành trong 1
tiết, 2 tiết hoặc lượng thời gian nhiều hơn. Khi đó GV cần chú ý đến các số lượng các hoạt động
được thiết kế cho phù hợp, vừa sức. Tránh quá nhiều hoạt động không phù hợp với khả năng tiếp
nhận của HS gây tâm lí mệt mỏi, căng thẳng, bị áp lực về thời gian nên hiệu quả làm bài khơng cao.
Tránh q ít hoạt động làm khơng khí lỗng đi, HS phân tán, không tập trung làm mất đi ý nghĩa
buổi ngoại khóa.


Cần chuẩn bị sẵn một số hoạt động, câu hỏi bổ sung dự trù khi diễn biến chương trình quá
nhanh.


Cần lựa chọn kĩ nội dung và thiết kế hoạt động cho phù hợp với đặc điểm tâm lí HS. Cùng
một nội dung, có thể thiết kế hoạt động khác nhau ở 2 lớp khác nhau.


<b>Lưu ý: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<i>lần 2 số câu chọn; trả lời sai: không hiển thị đáp án (không click chuột lần 2, nếu thao tác sai sẽ </i>


<i>hiện đáp án); câu hỏi biến mất: click chuột lần 2 vào câu hỏi ).</i>


25B


<b>2.3. QUI TRÌNH THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA HỌC </b>
Để thiết kế giáo án ngoại khóa hố học cần tn thủ một số bước sau:


68B


<b>2.3.1. Bước 1: Xác định tên chủ đề ngoại khóa </b>



- Để xác định chủ đề ngoại khóa, trước tiên GV cần nghiên cứu nội dung bài học, tài liệu
tham khảo để lựa chọn chủ đề ngoại khóa có thể tiến hành.


- Đặt tên cho chủ đề ngoại khóa cần đảm bảo các yêu cầu :
+ Nêu rõ chủ đề, nội dung của hoạt động.


+ Ngắn gọn, rõ ràng, chính xác.


+ Tạo ấn tượng, gây sự hấp dẫn với HS.


69B


<b>2.3.2. Bước 2: Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan </b>
- Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung theo chủ đề ngoại khóa.


- Xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở học sinh.
- Xác định trình tự logic của nội dung buổi ngoại khóa.


<b>2.3.3. Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh </b>


- Xác định những kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã có và cần có.


- Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.


70B


<b>2.3.4. </b> <b>Bước 4: Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa </b>


Tùy theo nội dung của chủ đề, điện kiện cơ sở vật chất của nhà trường, khả năng và năng


lực của GV và HS mà lựa chọn các hình thức hoạt động ngoại khóa cho phù hợp và hiệu quả.


<i>Ví dụ: học bài “ Cơng nghiệp Silicat” GV có thể lựa chọn hình thức tham quan các cơ sở </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

71B


<b>2.3.5. </b> <b>Bước 5: Thiết kế giáo án ngoại khóa </b>


99B


<i><b>2.3.5.1. Xác định mục tiêu chủ đề ngoại khóa </b></i>


Thường trong một giáo án ngoại khóa hóa học có hai loại mục tiêu cần xác định:


- Mục tiêu thứ nhất là các yêu cầu chung liên quan đến bài học mà HS cần nắm, căn cứ
vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ.


<i><b>+ </b></i> Về tri thức: gồm 6 mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích,
tổng hợp, đánh giá ).


<i><b>+ </b></i> Về rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy: gồm 2 mức độ (làm được- biết làm và thông
<i><b>thạo). </b></i>


<i><b>+ </b></i> Về giáo dục tư tưởng: tạo sự hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm phát
triển con người toàn diện theo mục tiêu giáo dục.


- Mục tiêu thứ hai là các kĩ năng HS cần rèn luyện và phát triển sau khi tham gia HĐNK.
Để xác định các mục tiêu trên GV cần:


- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách hướng dẫn GV, chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo


dục và Đào tạo, sách tham khảo, tài liệu liên quan,…


- Phân tích khả năng tiếp thu kiến thức của HS. Đánh giá đúng thực trạng kiến thức, kĩ
năng, kĩ xảo, tư tưởng hành vị của HS để đề ra mục tiêu cho phù hợp. Mục tiêu càng cụ thể thì việc
thiết kế giáo án, tổ chức họat động, kiểm tra đánh giá càng thuận lợi.


- Trong một chủ đề ngoại khóa khơng nên đặt q nhiều mục tiêu cần phát triển, tùy thuộc
vào khả năng nhận thức của HS.


<i>Ví dụ: Trong chủ đề: “ Hóa học và mơi trường”, một số kĩ năng sống bảo vệ môi trường quan </i>


trọng cần phát triển là:


- Kĩ năng nhận biết và phát hiện các vấn đề về môi trường.
- Kĩ năng xây dựng kế hoạch hành động vì mơi trường.
- <i>Kĩ năng ra quyết định về môi trường. </i>


- Kĩ năng kiên định thực hiện kế hoạch hành động vì mơi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

100B


<i><b>2.3.5.2. </b><b>Chia nội dung thành từng phần ứng với các hoạt động </b></i>


Sau khi đã xác định mục tiêu của bài học, GV chia nội dung thành từng phần. Mỗi phần ứng
với một hoạt động học tập nhất định. Có thể dựa theo cấu trúc bài, chương trong SGK để phân chia
nội dung. Thường trong giáo án ngoại khóa, hoạt động ban đầu dùng để củng cố hoặc cung cấp kiến
thức lí thuyết khái quát, hoạt động sau có nội dung kiến thức phức tạp hơn liên quan đến bài tập
định lượng, bước kế là thực hành thí nghiệm hay các trị chơi sáng tạo. Nếu nội dung kiến thức
nhiều có thể chia thành nhiều hoạt động để thay đổi khơng khí và HS dễ tìm hiểu hơn.



<i>Ví dụ: Trong chủ đề HĐNK “ Đường lên đỉnh Olympia” nhằm mục đích ơn tập, củng cố kiến </i>


thức chương trình hóa 11 học kì I gồm 3 chương vô cơ và chương đại cương về hóa học hữu cơ.
Phần ơn tập kiến thức lý thuyết tương tối nhiều, chúng tôi chia thành 2 hoạt động: vòng loại gồm 16
câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết và vịng trong có trị chơi ơ chữ “ Vượt chướng ngại vật” gồm 8 câu
hỏi lý thuyết. Nhờ đó kiến thức HS được cung cấp tương đối đầy đủ, đảm bảo mục tiêu kiến thức đề
ra.


101B


<i><b>2.3.5.3. Dự tính thời gian cho từng hoạt động </b></i>


Dựa theo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và khối lượng kiến thức ở từng phần nội dung, GV
dự tính thời gian cho phép để thiết kế hoạt động cho phù hợp. Trong HĐNK, khi tổ chức hoạt động
có trị chơi vận động chiếm khá nhiều thời gian, do đó GV nên cần lựa chọn hoạt động cho phù hợp
hoặc thiết kế nội dung gọn hơn.


<i>Ví dụ: Cùng mục tiêu rèn cho HS kĩ năng viết phương trình hóa học, GV có thể thiết kế hoạt </i>


động trò chơi “Tiếp sức chuỗi phản ứng”, trò chơi này vui nhộn, HS hứng thú nhưng tốn khá nhiều
thời gian cho quá trình di chuyển các đội. GV qui định hết thời gian là cái đội ngừng chơi thì sẽ
khơng gây ảnh hưởng các hoạt động khác. Nếu thời gian hoạt động ngắn hơn, dạng sơ đồ phản ứng
xác định chất sẽ giảm được lượng thời gian di chuyển mà vẫn đảm bảo kiến thức, kĩ năng đề ra.


102B


<i><b>2.3.5.4. Thiết kế các hoạt động ứng với từng mục tiêu chủ đề </b></i>


Tùy vào chủ đề, mục tiêu kiến thức, kỹ năng học sinh cần đạt được, cơ sở vật chất và cả tâm
thế của học sinh mà GV có thể lựa chọn hoạt động tổ chức và các trị chơi phù hợp.



• <i>Củng cố, mở rộng kiến thức lý thuyết </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

- Trị chơi ơ chữ (“Vượt chướng ngại vật”, “Ơ chữ vàng”,…): mỗi đội lần lượt chọn ơ chữ, và
giải đáp để tìm ra từ khóa của ơ chữ. Bắt đầu từ đội có số điểm thấp nhất.


- Ra câu hỏi: các đội lần lượt đặt câu hỏi cho các đội khác, nội dung câu hỏi và đáp án phải
<i><b>được ban giám khảo duyệt trước. </b></i>


• <i>Rèn kỹ năng giải toán </i>


- Thi giải toán nhanh: có thể lồng bài tốn vào hình thức trả lời câu hỏi hoặc đưa thành một
phần thi riêng .


- Trả lời gói câu hỏi: các gói câu hỏi là các dạng bài toán khác nhau với mức độ khó tương
đương, các đội lần lượt chọn gói câu hỏi, thảo thuận và trình bày kết quả. Hình thức này sử dụng tốt
khi ơn tập kiến thức chuẩn bị cho các kì thi.


- <b>Trò chơi tiếp sức: trong thời gian xác định, mỗi tiếp sức viên phải giải từng bước của bài </b>
toán rồi chuyền cho tiếp sức viên khác. Giải đúng và sớm nhất là đội thắng cuộc.


• <i>Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm </i>


- Nhận biết các hóa chất khơng ghi nhãn: chuẩn bị sẵn các lọ đựng các hóa chất khơng ghi
nhãn, bằng các phương pháp hóa học hãy nhận biết. Thang điểm đánh giả kết quả tìm ra và cả các
thao tác thí nghiệm.


- Các đội xem các đoạn phim thí nghiệm, trả lời các câu hỏi: hiện tượng thí nghiệm, điều chế
chất gì, …



- Một số dụng cụ hóa chất được chuẩn bị sẵn, các đội sẽ tiến thành các thí nghiệm. Đội thắng
cuộc là đội thực hiện nhiều thí nghiệm nhất.


- Ảo thuật với hóa học: mỗi đội biểu diễn một thí nghiệm hóa học vui. Thí nghiệm an tồn,
thao tác đúng, hấp dẫn gây hứng thú cho khán giả (có thể kèm theo tiểu phẩm minh họa).


• <i>Rèn một số kỹ năng (nghiên cứu, thuyết trình, thảo luận, xử lí tình huống) </i>


- Các đội chọn thăm ứng với các từ khóa về một chất cụ thể (hoặc các đội tự lựa chọn trước
chất cụ thể, nội dung trình bày có sự đồng ý của ban giám khảo). Hội ý để miêu tả (diễn hoạt cảnh)
về chất đó (tìm những đặc trưng thể hiện tính chất vật lí, hóa học, ...) sau đó diễn tả chất đó. Điểm
diễn đạt (kiến thức + dí dỏm) và điểm dành cho đội khác trả lời đúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

- GV giao từng phần nội dung của chủ đề cho từng đội chuẩn bị. Các đội lần lượt thảo luận,
nghiên cứu, trình bày nội dung hồn chỉnh của chủ đề. Điểm được tính theo sự chuẩn bị cơng phu về
nội dung và sáng tạo trong cách trình bày của các đội.


- Dự án: GV giao đề tài dự án hoặc HS tự suy nghĩ tên đề tài dự án và thực hiện nội dung liên
quan chủ đề giáo viên đề ra.


• <i>Một số cuộc thi vui có sử dụng kiến thức hóa học </i>


- “Tâm ý tương thông”: mỗi đội cử 2 HS lên, HS 1 bốc phiếu ghi một chất hóa học nào đó và
diễn tả bằng hành động cho HS thứ 2 đoán tên chất.


- “ Đuổi hình bắt tên ”: đưa hình ảnh liên quan đến một vấn đề (nhà hóa học, điều chế
chất, …) các đội đoán tên.


- “ Ai là triệu phú ghế nóng”: có sự luân chuyển giữa đại diện 4 đội chơi chính thức. Đội nào
cũng có cơ hội được ngồi lên băng ghế nóng, được giành quyền trả lời câu hỏi hoặc rút lui và phần


chơi lại thuộc về người kế tiếp ngay sau đó.


- “ Rung chuông vàng”: tổ chức cho HS cùng một lớp hoặc nhiều lớp tham dự với lượng lớn
nội dung kiến thức (có thể dùng tổ chức ôn tập cuối năm học). Các HS được phát bảng, bút, khăn
lau. Chương trình sẽ lần lượt đưa ra các câu hỏi. HS trả lời vào bảng. Nếu trả lời đúng thì được tiếp
tục thi đấu trả lời câu tiếp theo. Nếu sai bị loại khỏi cuộc thi. HS còn lại cuối cùng là người xuất sắc
nhất. HS trả lời đúng câu hỏi cuối cùng là người chiến thắng, rung được chuông vàng. Câu hỏi cuối
cùng HS sẽ được quyền chọn 1 trong 5 câu hỏi ứng các chủ đề khác nhau. Ngồi ra cịn có một số
câu hỏi đặc biệt với các giải thưởng phụ kèm theo.


- Cuộc thi triển lãm tranh (về ơ nhiễm mơi trường, an tồn thực phẩm, các nhà hóa học,…).
Ảnh gây ấn tượng cùng sự thuyết trình lơi cuốn, hấp dẫn sẽ đạt giải nhà nhiếp ảnh.


- Cuộc thi ảnh “ Hóa học quanh ta”: các đội tự suy nghĩ đưa vấn đề hóa học mà mình muốn
nhắn gửi tới mọi người để cùng lưu tâm thông qua bức ảnh hoặc tranh vẽ.


- Cuộc thi hùng biện về sự ảnh hưởng của hóa học đến môi trường.


- Cuộc thi nấu ăn cùng hóa học: nấu các món ăn có sử dụng kiến thức hóa học làm gia tăng
hương vị độc đáo,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

103B


<i><b>2.3.5.5. </b><b>Xây dựng thang điểm, tiêu chí đánh giá </b></i>


Đối với mỗi hoạt động, GV đều hướng dẫn cách thực hiện và đưa ra thang điểm đánh giá.
Thang điểm, tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng giúp HS cảm thấy hài lịng, cơng bằng và sẽ cố gắng
khắc phục những hạn chế ở những buổi ngoại khóa khác.


GV <i>cũng có thể đưa ra một số tiêu chí để buổi HĐNK được tổ chức tốt hơn, (ví dụ: vị trí ngồi </i>


riêng cho khán giả mỗi đội, trừ điểm những đội nào làm ồn, loại đội chơi nếu khán giả đội đó nhắc
bài,…).


104B


<i><b>2.3.5.6. Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện hỗ trợ </b></i>


Để buổi tổ chức ngoại khóa thành cơng, thì khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học, các phương tiện
hỗ trợ cũng rất quan trọng. GV phải lên kế hoạch, chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ phù hợp với nội
dung chủ đề, hình thức tổ chức: bảng phụ, tranh ảnh, hình vẽ, phần mềm, dụng cụ thí nghiệm, thiết
bị trình diễn thơng tin như máy tính, máy chiếu, phơng nền, kiểm tra ánh sáng khi sử dụng các thiết
bị trên…


GV có thể nhờ sự hỗ trợ của Đoàn trường trong khâu trang trí, sắp xếp bàn ghế theo mục
đích buổi ngoại khóa hoặc có thể phân cơng trực tiếp HS các lớp tham gia hỗ trợ. GV nên tìm cách
khắc phục các khó khăn cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất trường học.


105B


<i><b>2.3.5.7. </b><b>Dự đốn các tình huống phát sinh, biện pháp xử lí </b></i>


Trong tổ chức ngoại khóa hóa học, có thể phát sinh nhiều tình huống bất ngờ, GV nên lường
trước và có sự chuẩn bị để khắc phục, xử lí.


<i>Bảng 2.1 Các tình huống phát sinh trong tổ chức HĐNK hóa học </i>


Đơi khi do sự chủ quan trong lúc thiết kế giáo án, GV có thể mắc một số sai lầm hoặc chưa
dự tính đầy đủ các tình huống xảy ra và biện pháp giải quyết. GV nên trao đổi với các đồng nghiệp


<b>Các tình huống </b> <b>Biện pháp xử lí </b> <b>Bước chuẩn bị để hạn chế </b>



- Cách giải khác.


- Hiện tượng thí ghiệm
thực hành khơng rõ ràng.
- Khán giả nhắc đáp án.


- Điểm hai đội bằng nhau
….


- Trợ giúp ban cố vấn.


- HS trình bày kết quả theo lý
thuyết.


- Trừ điểm đội của khán giả đó.
- Sử dụng một số câu hỏi chuẩn bị
sẵn để thi tiếp vòng phụ.


- Đáp án đưa ra nhiều cách giải.
- GV thực hiện thí nghiệm kiểm
chứng trước.


- Thông báo các qui định về
thang điểm, xếp vị trí khán giả
cổ vũ theo từng đội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

có kinh nghiệm và nhờ chỉnh sữa giáo án. Nhờ vậy giáo án được thiết kế sẽ hồn chỉnh hơn và buổi
ngoại khóa tổ chức thành công hơn.



106B


<i><b>2.3.5.8. </b><b>Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm </b></i>


<b>Đánh giá: có thể để trống, cần tập trung vào </b>


- Đánh giá cá nhân: đánh giá về mức độ nhận thức các vấn đề mà nội dung hoạt động
chuyển tải, ý thức trách nhiệm tham gia các hoạt động tập thể và kết quả đóng góp của cá nhân vào
tập thể.


- Đánh giá tập thể: đánh giá về số lượng học sinh tham gia các hoạt động, những sản
phẩm của hoạt động về tinh thần và trách nhiệm, ý thức cộng đồng trách nhiệm và tinh thần hợp tác
của các thành viên trong lớp.


- Hình thức đánh giá: thông qua các bản thu hoạch, sự quan sát quá trình hoạt động,
những ý kiến trao đổi, tọa đàm của học sinh và những đánh giá nhận xét của cha mẹ học sinh, bạn
bè và các thành viên giáo dục khác của nhà trường.


- Quy trình đánh giá: phải bắt đầu từ việc học sinh tự đánh giá trên cơ sở những tiêu
chí của hoạt động, sau đó là tập thể lớp đánh giá và cuối cùng là ý kiến đánh giá của GV.


<b>Tổng kết: phần kết thúc hoạt động có thể để trống, tạo điều kiện cho GV và HS chủ </b>


động sáng tạo thể hiện cách kết thúc hoạt động của mình một cách hợp lí. Có thể theo các gợi ý dưới
đây:


- Người điều khiển hoặc cán bộ lớp có thể nhận xét kết quả hoạt động, nêu lên những
ưu, nhược điểm để rút kinh nghiệm.


- GVCN hoặc đại biểu phát biểu thay cho lời kết về hoạt động hoặc nhận xét kết quả


hoạt động của vài thành viên trong lớp.


- Ban giám khảo hoặc cố vấn chương trình có thể nêu ý kiến đánh giá kết quả hoạt động
của HS.


- Có thể kết thúc bằng hoạt động cụ thể như: văn nghệ, trò chơi, đố vui minh họa,…


26B


<b>2.4. GIÁO ÁN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ NGOẠI KHÓA HÓA HỌC LỚP 11 THPT </b>


Dựa vào các nguyên tắc và qui trình thiết kế giáo án ngoại khóa hóa học đã trình bày ở phần
2.2, 2.3, chúng tôi đã thiết kế được 6 giáo án dùng trong hoạt động ngoại khóa hóa học lớp 11
THPT cụ thể như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

2. Đường lên đỉnh Olympia.
3. Hóa học và mơi trường.
4. Lịch sử các nhà hóa học.
5. Nhà ảo thuật tài ba.
6. Hóa học và thực phẩm.


Ở mỗi giáo án, chúng tơi đều có lưu ý về cách lựa chọn hình thức tổ chức và thiết kế các hoạt
động học tập phù hợp với mục tiêu chủ đề ngoại khóa.


72B


<b>2.4.1 Giáo án “ Vui cùng anh em nhóm VA” </b>


Nhằm mục đích ơn tập củng cố kiến thức nhóm nitơ, do đó khi thiết kế, chúng tơi lựa chọn
các hình thức trả lời câu hỏi, trị chơi ơ chữ với những kiến thức lý thuyết trọng tâm và có sự lựa


chọn phiếu câu hỏi để có thể ơn tập được nhiều dạng bài tập của chương. Trò chơi diễn kịch nhằm
phát huy khả năng sáng tạo đồng thời tạo điều kiện cho HS có sự nghiên cứu tìm tịi, thảo luận
nhóm tạo khơng khí sinh động, vui vẻ.


<b>Tuần: </b> <b>Ngày: </b>


<b>GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA HỌC </b>
<b>Chủ đề: “VUI CÙNG ANH EM NHÓM VA” </b>
<b>I/ MỤC TIÊU </b>


• <i><b>Tri thức </b></i>


Ơn tập, củng cố kiến thức, giúp học sinh nắm:


- Tính chất vật lí, hóa học của: NR2, RNHR3R, NO, NOR2R, HNOR3R, NHR4RP


+


P


, P; PR2ROR5R; HR3RPOR4R.


- Phương pháp điều chế, ứng dụng liên quan đến các đơn chất và hợp chất của nito và photpho.
• <i><b>Kĩ năng </b></i>


- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, dự đốn tính chất của chất.


- Rèn kĩ năng liên hệ kiến thức hóa học với đời sống, giải thích được các hiện tượng trong tự
nhiên bằng kiến thức khoa học.



- Rèn kĩ năng giải tốn nhanh.
• <i><b>Giáo dục tư tưởng </b></i>


- Giáo dục cho học sinh tình cảm u thiên nhiên, có ý thức bảo vệ nôi trường, đặc biệt là môi
trường không khí và đất.


- Có ý thức gắn lí thuyết với thực tiễn để nâng cao chất lượng cuộc sống.


<b>II/ CHUẨN BỊ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>a. </b><i>Hình thức tổ chức: tổ chức hội thi gồm 4 vòng. </i>


<i>- Vòng 1: <b>Khởi động: gồm 8 câu hỏi, các đội sẽ giơ tay giành quyền trả lời hoặc bấm chng </b></i>


sau khi có tín hiệu hết giờ, mỗi câu hỏi có 5 giây suy nghĩ, mỗi đáp án đúng được 5 điểm).


<i>- Vòng 2: <b>Vượt chướng ngại vật : trị chơi ơ chữ gồm 8 hàng ngang; mỗi đội lần lượt chọn ô </b></i>


chữ, bắt đầu từ đội có số điểm thấp nhất; mỗi ô chữ được giải đáp đúng được 5 điểm; giải từ khóa
của ơ chữ được 20 điểm. Sau hết một lượt 4 đội mới có quyền đốn từ khóa. Đốn sai từ khóa sẽ bị
loại khỏi vịng 2.


<i><b>- Vòng 3: </b><b>Tăng tốc: gồm 4 phiếu câu hỏi (mỗi phiếu câu hỏi gồm 3 câu lý thuyết + bài tốn) </b></i>


với 4 chủ đề ; đội có số điểm thấp nhất ưu tiên lựa chọn phiếu câu hỏi trước, mỗi phiếu câu hỏi ứng
với 15 điểm / 3 câu) . Mỗi đội có 5 phút thực hiện (thảo luận, tính tốn và ghi đáp án các câu).


<i>- Vịng 4: <b>Hợp sức về đích </b></i>


<i><b> + Cách 1: </b></i>4 đội chọn thăm ứng với 4 từ khóa về một chất cụ thể. Hội ý 3 phút để miêu tả


(diễn hoạt cảnh) về chất đó (tìm những đặc trưng thể hiện tính chất vật lí, hóa học, ...) sau đó có 2
<i><b>phút để diễn tả chất đó (có thể chọn cử bạn bất kì trong tổ). </b></i>


<i><b>+ Cách 2: </b></i>học sinh họp nhóm (tổ), tự lựa chọn chất cụ thể và tiến hành tương tự cách 1 (chú ý:
giữ bí mật trong nhóm).=> diễn đạt (kiến thức + dí dỏm): tối đa 20 điểm (BGK chấm + góp ý của
khán giả); đội khác trả lời đúng chất: 10 điểm.


- <i><b>Ví dụ: Hoạt cảnh: vào một buổi trưa hè nóng nực, 4 học sinh rủ nhau đi tắm sông cho </b></i>
mát. Ra tới kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè khơng có ai dám xuống tắm vì nước đen thui và có
<i><b>mùi hôi thối bốc lên không thể chịu được. Hỏi: “mùi hơi thối đó là do khí nào bốc lên”? </b></i>
- <i>Đáp án: hiđro sunfua (H</i>R2RS).


b. <i>Đối tượng: học sinh lớp 11, chia thành 4 đội (3 HS/ đội tham gia vòng 1,2,3). </i>
c. <i>Phương pháp: nghiên cứu, diễn giảng, thảo luận nhóm, đóng kịch. </i>


d. <i><b>Nội dung tham khảo: kiến thức hóa học lớp 11 THPT chương nhóm nitơ và kiến thức hóa học </b></i>
đời sống liên quan.


e. <i>Thời gian, địa điểm: </i>


- Thời gian tổ chức: tuần 13.


- Địa điểm: lớp học (hoặc hội trường).
- <b>Thời lượng tiến hành: 45-60 phút. </b>


<b>2. Học sinh </b>


- Chuẩn bị theo kế hoạch ngoại khóa.
- Hỗ trợ khâu trang trí, sắp xếp bàn ghế.



<b>3. Ban tổ chức </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

- Dẫn chương trình: 1 (GV hoặc HS có tài ăn nói + kiến thức vững).
- Điều khiển máy tính: 1.


- Thư kí: 2 (Nhiệm vụ: hỗ trợ ghi điểm; chia bảng thành 4 cột/ 4 đội/ 4 vòng, trao phiếu câu hỏi
cho các đội).


- Ban hỗ trợ quan sát: 2.


<b>4. Phương tiện kĩ thuật </b>


- Máy chiếu, loa, bảng lớn, bảng nhỏ dùng cho HS.


<b>5. Kinh phí </b>


- Quỹ lớp hỗ trợ + quỹ tổ chun mơn.
- Giải thưởng: 2 giải.


<b>III/ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN </b>
<b>1. Ổn định tổ chức </b>


- Ổn định.


- Kiểm tra sĩ số lớp.


<b>2. Tiến hành </b>


<b>Hoạt động </b>
<b>ban tổ chức </b>



<b>Hoạt động HS </b> <b>Nội dung </b>


<b>GV:</b>(giới thiệu mục đích của


<b>tiết ngoại khóa) ( 2 phút) </b>


“ - Củng cố, hệ thống hóa kiến
thức, giúp kiến thức gắn liền
với đời sống.


- Tạo sân chơi lành mạnh,
giao lưu học tập với bạn bè.


- Gồm 4 vòng thi với những
nội dung kiến thức liên quan
đến chương nhóm nitơ”


- MC: giới thiệu các đội chơi.


<b>Vòng 1: Khởi động (10 phút) </b>


-MC: “gồm 8 câu hỏi, các đội
sẽ giơ tay (bấm chuông) giành


- HS vỗ tay chào
mừng.


- Các đội chơi
chào khán giả.



<i>Vòng 1: Khởi động </i>


Câu 1: Dạng lỏng của chất này được dùng để
bảo quản máu và các mẩu sinh vật học.


Đáp án: Nitơ lỏng.


<i>Bổ sung: Do nhiệt độ hóa lỏng của Nitơ là </i>


-196P


0


P


C rất thấp, nên có tác dụng bảo quản máu
và mẩu sinh học khỏi bị nhiễm khuẩn rất cao.
Câu 2: Nitơ trong hợp chất có cộng hóa trị tối
đa là bao nhiêu?


Đáp án: 4.


<i>Bổ sung: Nitơ chỉ có 3 electron độc thân tạo 3 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

quyền trả lời sau đồng hồ đếm
5 giây, mỗi đáp án đúng được
5 điểm. Bấm chng trước khi
có tín hiệu hết giờ là vi
phạm”.



- Sau mỗi đáp án đội chơi trả
lời:


+ MC kết luận đúng/ sai và bổ
sung thêm tư liệu.


+ Người điều khiển chiếu đáp
án + tư liệu bổ sung trên màn
hình.


+ Thư kí ghi điểm cho đội trả
<b>lời đúng. </b>


- Các đội bấm
chuông giành
quyền trả lời sau
khi kết thúc tín
hiệu hết giờ ở
mỗi câu.


kích thích năng lượng như các ngun tố
nhóm VA cịn lại.


Câu 3: Trước đây trong thời gian chiến tranh ở
Việt Nam, đế quốc Mỹ đã sử dụng bom napan
là loại bom gây cháy bỏng nghiêm trọng.
Trong thành phần bom napan có chứa chất gì?
Đáp án: Photpho trắng.



<i>Bổ sung: Photpho trắng có độc tính cao, với </i>


50mg là liều trung bình gây chết người. Khi
thao tác với P cần dùng kẹp chuyên dụng.
Câu 4: Nồng độ ion NOR3RP




-Ptrong nước uống tối


đa cho phép là 9mg/l. Nếu thừa ion NOR3RP




-P sẽ


gây ra một loại bệnh thiếu máu hoặc tạo thành
nitrosamin (một hợp chất gây ung thư trong
đường tiêu hóa). Để nhận biết sự tồn tại ion
NOR3RP




-Pngười ta có thể dùng hóa chất nào?


Đáp án: Cu trong dung dịch axit loãng ( HCl,
HR2RSOR4R).


<i>Bổ sung: Hiện tượng thu được: dung dịch màu </i>



xanh (CuP


2+


P


), khí khơng màu (NO) hóa nâu
ngồi khơng khí (NOR2R).


Câu 5: Sản phẩm thu được khi nhiệt phân
muối Cu(NOR3R)R2R?


Đáp án: CuO, NOR2R, OR2R.
<i>Bổ sung: </i>


Nhiệt phân muối nitrat kim loại mạnh( Na,
K,..) tạo muối nitrit + OR2


Nhiệt phân muối nitrat kim loại từ Mg  Cu:
oxit kim loại + NOR2R + OR2R. ( nNOR2R =


4nOR2R)


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>Câu 8: Người điều khiển </b>


click chuột vào phim TN sau
khi các đội trả lời xong , tiếp
tục click chuột để hiện đáp án
và bổ sung.



<b> - MC </b>tổng kết số điểm mỗi
đội sau vòng 1.


U


<b>Vòng 2</b>U: <b>Vượt chướng ngại </b>


<b>vật ( 10 phút) </b>


<b>- MC</b>: “Trị chơi ơ chữ gồm 8


hàng ngang, mỗi ô chữ giải
đáp đúng được 5 điểm; sau 10
giây đội chơi phải đưa ra kết
quả. Giải từ khóa của ơ chữ
được 20 điểm, đoán sai từ
khóa <b>loại khỏi vịng 2. Đội có </b>


<b>số điểm thấp nhất ưu tiên </b>


chọn ô chữ bất kì trước, sau
đó đến đội có số điểm thấp kế
tiếp”.


- <b>Người điều khiển máy </b>


kim loại + NOR2R + OR2R .


( nNOR2R = 2nOR2R)



Câu 6: Vào mùa thi, mọi người đều khuyên:
tăng cường ăn chất đạm, rau xanh để học bài
mau thuộc. Vậy trong các chất đó có chứa
những nguyên tố cần thiết nào?


Đáp án: Nitơ, Photpho.


<i>Bổ sung: </i>


- Protein (chất đạm, chứa nitơ) cần thiết cho
sự sống.


- Photpho có nhiều trong các loại rau quả (xà
lách, cà rốt, cà chua, dâu tây,..) trong thực
phẩm từ động vật (thịt nạc, óc, cá trứng,..)
giúp duy trì khả năng làm việc của các tế bào
thần kinh.


Câu 7: Vì sao tro bếp được sử dụng như một
loại phân bón hóa học?


Đáp án: Trong tro bếp có chứa KR2RCOR3R cung


cấp nguyên tố K cho cây.


<i>Bổ sung: Ở một số dân tộc miền núi, người ta </i>


dùng phân dê để bón phân cho lúa do trong
phân dê có chứa NaNOR3R cung cấp phân đạm



cho cây.


Câu 8: ( <i>xem phim thí nghiệm) Nhỏ từ từ đến </i>
dư dung dịch NHR3R vào dung dịch CuSOR4R và


lắc đều dung dịch. Hiện tượng quan sát được
là gì?


Đáp án: Có kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa từ
từ tan ra tạo dung dịch xanh lam đậm.


<i>Bổ sung: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<b>tính: </b>tuần tự chiếu câu hỏi


ứng với ô chữ người chơi
chọn (click chuột vào câu
chọn). Khi người dẫn chương
trình kết luận đội chơi trả lời


<b>đúng thì hiển thị đáp án ô </b>
<b>chữ (click chuột câu chọn). </b>


<b>Nếu trả lời sai không hiển thị </b>
đáp án đúng .


- <b>Thư kí ghi điểm. </b>


<b>- MC </b>tổng kết số điểm mỗi
đội sau vòng 2.



U


<b>Vòng 3</b>U<b>: Tăng tốc ( 10 phút) </b>


<b>- MC</b>: “gồm 4 phiếu câu hỏi
với 4 chủ đề, đội có số điểm
thấp nhất ưu tiên lựa chọn
phiếu câu hỏi trước, mỗi phiếu
câu hỏi ứng với 15 điểm / 3
câu”.


- Lần lượt các đội lựa chọn
phiếu câu hỏi, bắt đầu từ đội
có số điểm thấp nhất.


- <b>Người điều khiển máy tính </b>


click chuột vào phiếu câu hỏi
để biến mất phần phiếu câu
hỏi đã chọn, các đội còn lại
tiếp tục lựa chọn các phiếu
câu hỏi còn lại.


Câu 8:


- Đội chơi quan
sát phim thí
nghiệm, bấm
chng giành


quyền trả lời sau
tín hiệu hết giờ.


- Đội có số điểm
thấp nhất từ
vịng 1 sẽ chọn ơ
chữ bất kì trước.


- Sau tín hiệu
hết giờ, đội chọn
ô chữ cho đáp
án.


Cu(OH)R2R+ 4NHR3 R Cu(NHR3R)R4R(OH)R2


ZnP


2+


P


, AgP


+


P cũng tạo phức được với dung dịch


NHR3; Rmàu của phức là do màu của


Cu(NHR3R)R4RP



2+


P


.


<i>Vịng 2: Vượt chướng ngại vật </i>


Ơ số 1: (gồm 8 chữ cái) Thành phần khí chủ
yếu gây hiện tượng ma trơi ngoài nghĩa địa.
Đáp án: PHOTPHIN.


Ô số 2: (gồm 7 chữ cái) Dung dịch thuốc thử
dùng để phân biệt dung dịch chứa AlClR3R và


ZnClR2R.


Đáp án: AMONIAC.


Ô số 3: ( gồm 13 chữ cái) Hỗn hợp của một
thể tích axit HNOR3 Rvà ba thể tích axit HCl đặc


dùng để hòa tan vàng.


Đáp án: NƯỚC CƯỜNG THỦY (hay Nước
cường toan).


<i>Ô số 4: ( gồm 8 chữ cái) Xem đoạn phim thí </i>



<i>nghiệm. </i>


Đáp án: ION AMONI.


Ơ số 5: ( gồm 10 chữ cái) Người ta trộn lẫn S
+ C + chất nào để điều chế thuốc nổ đen?
Đáp án: KALINITRAT.


Ô số 6: (gồm 3 chữ cái) Ở những vùng đất
chua, trước khi bón phân đạm người ta thường
xử lí đất bằng chất này.


Đáp án: VÔI.


Ô số 7: ( gồm 3 chữ cái) Phân đạm có chứa
hàm lượng nitơ cao nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

- <b>Thư kí đưa phiếu câu hỏi </b>
cho mỗi đội.


- 4 đội: thảo luận và lên bảng
ghi đáp án trong thời gian 5
phút.


- <b>Người điều khiển máy tính </b>


chiếu 4 phiếu câu hỏi của 4
đội lên màn hình.


- Khán giả tham gia giải.


- Sau 5 phút bốn đội trình bày
ngắn gọn đáp án tên bảng (câu
số 3 chỉ cần cho kết quả).


- <b>Người hướng dẫn: chấm </b>


đáp án của 4 đội trên bảng; có
thể nhờ sự trợ giúp Ban cố
vấn khi có vấn đề.


- <b>Người điều khiển máy tính </b>


chiếu đáp án, bài giải của 4
phiếu câu hỏi.




- Nếu sau hết
một lượt chơi
(trả lời 4 ơ chữ),
đội nào tìm ra từ
khóa thì có
quyền bấm
chng xin trả
lời.


- Đội có số điểm
thấp nhất từ 2
vòng chơi chọn
phiếu câu hỏi


đầu tiên, lần lượt
các đội còn lại.


- Các đội nhận
phiếu câu hỏi từ
thư kí. Có 5 phút
để thảo luận,
trình bày và ghi
đáp án lên phần


Ô số 8: (gồm 4 chữ cái) Kim loại phản ứng
được với nitơ ở điều kiện thường.


Đáp án: LITI.


U


Vòng 3U: <i>Tăng tốc </i>


U


<i>Phiếu câu hỏi số 1</i>U<i>: Nitơ và các oxit nitơ. </i>


Câu 1:


NR2R + 3HR2R € 2 NHR3 R ∆H <0


Muốn làm tăng hiệu suất tổng hợp NHR3R cần


tác động những điều kiện như thế nào về nhiệt


độ, áp suất?


Câu 2: Hấp thụ x mol NOR2R vào dung dịch


chứa x mol NaOH thì dung dịch thu được có
pH như thế nào?


Câu 3: Tính khối lượng dung dịch HNOR3R 60%


điều chế được từ 112000 lít NR2R (đktc), biết


hiệu suất tồn bộ q trình là 40%.


U


<i>Phiếu câu hỏi số 2:</i>U<i>Amoniac và muối amoni. </i>


Câu 1: Công thức đạm một lá, đạm hai lá.
Câu 2: Để nhận biết khí NHR3R có thể dùng thí


nghiệm đơn giản nào (2 cách)?


Câu 3: Cho dung dịch Ba(OH)R2R đến dư vào


50ml dung dịch A có chứa các ion NHR4RP


+


P



,
SOR4RP




2-P


, NOR3RP




-P


. Có trong 11,65 gam kết tủa được
tạo ra và đun nóng có 4,48 lít một chất khí bay
ra ( dktc). Tính nồng độ mol/ lit của mổi muối
trong dung dịch A.


U


<i>Phiếu câu hỏi số 3</i>U<i>: Axit nitric và muối nitrat. </i>


Câu 1: HNOR3R được điều chế trong phịng thí


nghiệm bằng cách nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

bảng dành cho
trả lời.


ứng Mg + HNOR3R loãng (tạo sản phẩm NO)?



Câu 3: Nung một khối lượng Cu(NOR3R)R2R, sau


một thời gian dừng lại, làm nguội rồi cân thấy
khối lượng giảm 0,54 gam. Tính khối lượng
Cu(NOR3R)R2Rđã bị nhiệt phân.


U


<i>Phiếu câu hỏi số 4:</i>U <i>Photpho, hợp chất </i>
<i>photpho, kiến thức tổng hợp chương. </i>


Câu 1: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh
giá bằng hàm lượng nào?


Câu 2: Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch
chứa 0,1mol HR3RPOR4R. Sau phản ứng trong dung


dịch có chứa những muối nào?
Câu 3: Cho 24,6 gam hỗn hợp Al và


Cu tác dụng vừa đủ với 2 lít dung dịch HNOR3R


lỗng thì thu được 8,96 lít khí NO thốt ra
(đktc). Tính thành phần % về khối lượng mỗi
chất trong hỗn hợp ban đầu.


U


Đáp án:



U


<i>Phiếu câu hỏi số 1: </i>


1/ giảm nhiệt độ (giữ khoảng 450P


0


P


C), tăng áp
suất.


2/ pH > 7.


NOR2R + NaOH  NaNOR3R + NaNOR2R + HR2RO


NaNOR2Rmuối tạo bởi bazơ mạnh và axit yếu


có tính bazơ.


3/ NR2R  2NHR3R  2NO  2NOR2R  2HNOR3


Từ nNR2R nHNOR3R = 2.nHR2R =


2. 112000/22,4=10000 mol
 mHNOR3R (H = 60%)


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

U



<b>Vịng 4</b>U: <b>Hợp sức về đích (10 </b>


phút) GV nên lựa chọn cách 2
để HS có sự đầu tư chuẩn bị.


- Ban giám khảo nhận xét và
cho điểm.


U


<b>Tổng kết: </b>U( 5 phút)


- <b>Thư kí tổng hợp điểm 4 đội. </b>


- Người dẫn chương trình
cơng bố giải nhất và nhì.


- <b>Ban giám khảo </b>


+ Nêu những ưu điểm và hạn
chế của các đội thi.


+ Trao quà cho các đội thắng
cuộc.


<b>+ Văn nghệ kết thúc cuộc thi. </b>


- Các đội và
khán giả chú ý


nghe trả lời câu
hỏi.


mddHNOR3R= 252kg.100/60= 420kg


U


<i>Phiếu câu hỏi số 2: </i>


1/ đạm 1 lá: (NHR4R)R2RSOR4R.


đạm 2 lá: NHR4RNOR3R.


2/ quỳ tím ẩm; khí HCl.
3/ n BaSOR4R = nSOR4RP




2-P


= 0,05 mol
= n (NHR4R)R2RSOR4


nNHR3R = nNHR4RP


+


P = 4,48/22,4=0,2


nNHR4RNOR3R=nNHR4RP



+


P


-2.n (NHR4R)R2RSOR4


=0,2-0,05.2 = 0,1


 [NHR4RNOR3R] = 0,1/0,05 = 2M


[NHR4R)R2RSOR4R] = 0,05/0,05 = 1M


U


<i>Phiếu câu hỏi số 3: </i>


<i>1/ KNO</i>R3Rtinh thể + HR2RSOR4Rđặc, nóng.


2/ 2.


3/ Cu(NOR3R)R2 CuO+2NOR R2R + 1/2OR2R


Ta có: nNOR2R = 4 nOR2


m = 0,54 = mNOR2R + mOR2R


= 4a.46 + a. 32  a= 0,0025
 n Cu(NOR3R)R2R = 2a = 0,005



 mCu(NOR3R)R2R = 0,94 g


U


<i>Phiếu câu hỏi số 4: </i>


1/ PR2ROR5R.


2/ KHR2RPOR4 và KR R2R HPOR4R.


3/ nAl = x; nCu =y
27x + 64 y = 24,6


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

- Đội chơi lần
lượt diễn tiểu
phẩm minh họa
về một chất cụ
thể.


- Các đội cịn lại
suy nghĩ và bấm
chng giành
quyền đoán chất.


3x +2y = 3.8,96/22,4


n e cho= ne nhận
 x = 0,2; y = 0,3


%mAl = 0,2.27/24,6 =21,95%


% mCu =78,05%


U


Vịng 4U: <i>Hợp sức về đích </i>


<b>IV/ RÚT KINH NGHIỆM: </b>


<b>- Vịng 4: </b>Có sự duyệt trước của GV hóa đối với việc lựa chọn và mơ tả tính chất lý, hóa các chất


mà các đội chọn. Đánh giá kết quả vòng 4 có thể dựa kết quả bầu chọn của khán giả về đội diễn
nhất tốt nhất (có sự tư vấn sau cùng của BGK khi đội được bầu chọn khơng có sai sót về mặt kiến
thức).


73B


<b>2.4.2. Giáo án “ Đường lên đỉnh Olympia” </b>


“Đường lên đỉnh Olympia” có thể thực hiện sau khi học xong một học kì hay kết thúc năm
học nhằm ôn tập củng cố kiến thức và thay đổi khơng khí vừa học vừa chơi. Các hoạt động mà
chúng tôi lựa chọn ngoài việc trả lời các câu hỏi lý thuyết trọng tâm dưới trị chơi ơ chữ, cịn có các
trị chơi vận động thể hiện sự đoàn kết của tập thể như: trò chơi tiếp sức xây dựng chuỗi phản ứng
và xây dựng mơ hình phân tử bằng bong bóng. Học sinh cũng được rèn luyện kĩ năng thí nghiệm
thơng qua bài tốn nhận biết chất.


<i>Vì số lượng trang có hạn, chúng tơi xin giới thiệu kế hoạch ngoại khóa, giáo án chi tiết được </i>
<i>lưu trong CD. </i>


<b>KẾ HOẠCH NGOẠI KHÓA </b>



<b>Chủ đề: “ ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA” </b>
<b>1. </b><i>Hình thức tổ chức: hội thi hóa học. </i>


<b>Vịng loại: gồm 16 câu hỏi trắc nghiệm. Hết thời gian mỗi câu (10 giây câu lý thuyết hoặc 60 </b>


giây dành cho câu có tính tốn), các đội giơ bảng đáp án.


<i><b>Giải lao: (giao lưu với khán giả) gồm 5 câu hỏi hóa học liên quan kiến thức đời sống, sản </b></i>


xuất.


<b>Vòng trong: </b>


<b> Vòng 1: Hợp sức xây chuỗi biến đổi chất </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<i>Bắt đầu từ một chất hóa học có sẵn trong tự nhiên (ban tổ chức gợi ý), các thành viên trong </i>
đội tiếp sức xây dựng chuỗi biến đổi chất. Chuỗi biến đổi dài hay ngắn tùy thuộc vào kiến thức, kĩ
năng viết PTHH và tốc độ di chuyển của các thành viên trong đội trong thời gian 5 phút. Mỗi lượt
đi/ 1 thành viên / (viết 1 chất và 1 PTHH) hoặc (sữa lỗi chất hay PTHH của thành viên trước).


Mỗi mắc xích đúng của phương trình (kèm PTHH viết đúng) được 2 điểm. Đội cao điểm
nhất là đội xây dựng được chuỗi biến đổi đúng nhất và dài nhất.


<b>Vịng 2: Xây dựng mơ hình phân tử </b>


- Các đội giải bài tốn xác định cơng thức hóa học của chất.


- Thổi bóng và kết bóng thành một chùm biểu diễn cơng thức hóa học của chất.


- Viết kí hiệu ngun tố hóa học thích hợp lên chùm bóng (cùng ngun tố thì bóng cùng


màu).


- <b>Trong tối đa 5 phút, đội hoàn thành đúng và sớm nhất được 20 điểm; đội về nhì được 15 </b>
điểm; đội về ba được 10 điểm, đội còn lại: 5 điểm.


<b>Vòng 3: Vượt chứng ngại vật </b>


<b>- </b>Trị chơi ơ chữ gồm 8 hàng ngang, sau 5 giây đội chơi phải đưa ra kết quả; mỗi ô chữ giải


đúng được 5 điểm.


- Giải từ khóa của ơ chữ được 20 điểm, đốn sai từ khóa loại khỏi vịng 2.


<i>( sau hết 1 lượt 4 đội, có quyền giơ tay đốn từ khóa ơ chữ) </i>


- Có 1 ơ chữ may mắn, giải đúng được số điểm gấp đôi (10 điểm).
- Bắt đầu từ đội có số điểm thấp nhất lựa chọn ơ chữ bất kì.


<b>Vịng 4: Thử tài nhà hóa học </b>


<b>- </b>Bằng cách tiến hành các thí nghiệm, các nhà hóa học sẽ xác định dung dịch chứa trong mỗi


ống nghiệm không ghi nhãn.


- Trong tối đa 10 phút, các đội báo cáo kết quả. Đội xác định đúng nhất và sớm nhất được tối
đa 20 điểm, đội về nhì được 15 điểm, về ba được 10 điểm và đội cuối cùng được 5 điểm.


2. <i>Đối tượng: học sinh lớp 11. </i>


- Mỗi đội khoảng từ 3 đến 5 HS. Nếu số lớp nhiều thì tổ chức vịng loại, sau đó chọn 4 đội có số


điểm cao nhất vào vòng trong (thi từ vòng 1 vòng 4). Nếu số lớp ít (khoảng 2 đến 4 lớp) thì chọn
4 đội tham gia thi hết từ vòng 1 vòng 4.


3. <i>Phương pháp: nghiên cứu, diễn giảng, thảo luận nhóm, đóng kịch, trị chơi. </i>


4. <i><b>Nội dung tham khảo: kiến thức hóa học lớp 11 học kì I (hóa học vơ cơ + đại cương hóa học </b></i>
hữu cơ) và kiến thức hóa học đời sống liên quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

- Thời gian chuẩn bị: 1-2 tuần trước khi tổ chức.
- Địa điểm: hội trường lớn (hoặc sân trường).
- Thời lượng tiến hành: 90 phút.


<b>2.4.3 Giáo án “ HĨA HỌC VÀ MƠI TRƯỜNG” </b>


Ơ nhiễm môi trường là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay, tuy nhiên kiến thức về môi trường
trong chương trình hóa học 11 được đưa vào rời rạc, khơng khắc sâu và chưa có tác dụng tác động
tích cực đến học sinh trong việc chung tay bảo vệ mơi trường sống. Với chun đề “ Hóa học và
mơi trường” có thể đem đến cho HS một kiến thức tổng quan về môi trường: các vấn đề mơi trường
nóng bỏng hiện nay, ngun nhân, hậu quả, cách khắc phục,…Là người chủ tương lai, chính bản
thân các em HS phải thấu hiểu, khắc phục và giữ gìn chính cuộc sống của mình _ mơi trường xanh
đẹp. Do đó, hình thức thuyết trình sẽ giúp học sinh đào sâu nghiên cứu về các vấn đề môi trường mà
cả thế giới quan tâm hiện nay, đồng thời qua hình thức trả lời câu hỏi, trị chơi ô chữ có thể khắc sâu
những kiến thức trọng tâm cho tất cả các HS tham dự. Ngoài ra chúng ta có thể phát huy khả năng
sáng tạo của học sinh qua hình thức thi vẽ tranh hay trở thành nhà nhiếp ảnh tài ba khi giúp mọi
người hiểu thêm về môi trường thông qua các bức tranh, bức ảnh.


<b>Tuần: </b> <b>Ngày: </b>


<b>GIÁO ÁN NGOẠI KHĨA </b>



U


<i><b>Chủ đề :</b></i>U “<b>HĨA HỌC và MƠI TRƯỜNG”. </b>


<b>I> MỤC TIÊU </b>


<i><b>1. Tri thức </b></i>


- Hiểu sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường sống (đất, nước, khơng khí) đến con người và
sinh vật.


- Biết được vai trị của hóa học (nguyên tắc và vận dụng một số biện pháp). trong việc bảo vệ
môi trường trong sản xuất, đời sống và học tập hóa học.


<i><b>2. Kĩ năng </b></i>


- Biết phát hiện một số vấn đề thực tế mơi trường khơng khí, đất, nước.


- Biết giải quyết vấn đề bằng những thông tin thu thập được từ nội dung hoạt động ngoại khóa,
từ các kiến thức đã biết, qua các phương tiện thơng tin đại chúng hoặc qua băng hình, hình vẽ, trên
internet,..


- <i>Xây dựng kế hoạch hành động vì mơi trường (ở phạm vi nơi khu phố em sống). </i>
- Kiên định thực hiện kế hoạch hành động vì mơi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

- Giáo dục cho học sinh tình cảm yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ nơi trường, đặc biệt là mơi
trường khơng khí, đất, nước.


- Có ý thức gắn lí thuyết với thực tiễn để nâng cao chất lượng cuộc sống.



<b>II> CHUẨN BỊ </b>


<b>1. GV lập kế hoạch ngoại khóa </b>


<b>a. </b><i><b>Hình thức tổ chức: tổ chức hội vui hóa học. </b></i>


<b> Vịng 1: Thuyết trình: Vấn đề mơi trường nóng bỏng </b>


<i>(nhóm HS bốc thăm lựa chọn) (5 phút/ nhóm) </i>
<i>Vấn đề 1: Hiệu ứng nhà kính. </i>


<i>Vấn đề 2: Lổ thủng tầng ozon. </i>


<i>Vấn đề 3: Tổng hợp: sự ảnh hưởng của một số hợp chất hóa học vơ cơ (chương trình hóa 11 </i>


THPT) đến con người (sức khỏe, môi trường, ...).


<i>Vấn đề 4: Tổng hợp: sự ảnh hưởng của một số hợp chất hóa học hữu cơ (chương trình hóa 11 </i>


THPT) đến con người (sức khỏe, môi trường, ...).


=> <i>các vấn đề cần thể hiện được: nguyên nhân, tác hại, hướng khắc phục (nếu có). </i>


<b>Điểm: tối đa 50 (nội dung hay, phong phú, chính xác, có sự đầu tư chuẩn bị chu đáo, sáng </b>


<b>tạo trong cách trình bày, có thể thay bằng hình thức diễn tiểu phẩm). </b>


<i><b> Vịng 2 và vịng 3: dành cho 4 nhóm (3 HS/ nhóm). </b></i>


<b>- Vịng 2: Ai tài hơn nào: (40 điểm) gồm 8 câu hỏi, các nhóm sẽ đồng loạt giơ bảng trả lời sau </b>



đồng hồ đếm 10 giây, mỗi đáp án đúng được 5 điểm.


<b>- Vịng 3: Trị chơi ơ chữ:(40 điểm) gồm 9 hàng ngang; mỗi đội lần lượt chọn ô chữ, bắt đầu </b>


từ đội có số điểm thấp nhất (cộng điểm vịng 1và vịng 2) (nếu đội chọn ơ chữ khơng giải đáp được
có thể gọi thêm 1 đội để trả lời); mỗi ô chữ giải đáp đúng được 5 điểm; giải từ khóa của ơ chữ được
20 điểm, đốn sai từ khóa loại khỏi vịng 2 (sau hết 1 lượt 4 đội, mới có quyền giơ tay đốn từ khóa
ơ chữ). Hàng ngang cuối cùng dành cho khán giả (đoán đúng được phần thưởng).


<b>Kết quả: tổng điểm 3 vòng. </b>


b. <i>Đối tượng: học sinh lớp 11. </i>
- Theo lớp hoặc nhiều lớp.
- Chia thành 4 đội (1đội/ 3 HS).


c. <i>Phương pháp: nghiên cứu, thảo luận nhóm, thuyết trình, đóng kịch, trị chơi. </i>


d. <i><b>Nội dung tham khảo: kiến thức môi trường trong chương trình hóa học lớp 11 và kiến thức </b></i>
hóa học mơi trường, đời sống liên quan.


e. <i>Thời gian, địa điểm: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

- Thời gian chuẩn bị: 1-2 tuần trước khi tổ chức.
- Địa điểm: hội trường lớn (hoặc sân trường).
- Thời lượng tiến hành: 90 phút.


<b>2. Học sinh </b>


- Chuẩn bị theo kế hoạch ngoại khóa.


- Hỗ trợ khâu trang trí, sắp xếp bàn ghế.


<b>3. Ban tổ chức </b>


- Giám khảo (Ban cố vấn): 2 ( GV Hóa + GVCN : giám sát + chấm điểm).
- Dẫn chương trình: 1 (GV hoặc HS có tài ăn nói + kiến thức vững).
- Điều khiển máy tính: 1.


- Thư kí: 2.


- Ban hỗ trợ quan sát: 2.


<b>4. Phương tiện kĩ thuật </b>


- Máy chiếu, loa.


<b>5. Kinh phí </b>


- Quỹ lớp hỗ trợ + quỹ tổ chuyên môn.


- Giải thưởng: 3 giải, 3 phần quà dành cho khán giả.


<b>III> TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN </b>


<b>Hoạt động 1: Giới thiệu: “ Ngày nay, chúng ta đang sống trong một không gian êm ấm, một bầu </b>


trời trong xanh, mát mẻ. Nơi ấy có những cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Nhưng có ai trong mỗi chúng
ta từng nghĩ rằng, trái đất của chúng ta, bầu trời của chúng ta đang ngày càng bị hủy diệt bởi sự ơ
nhiễm do chính con người gây nên. Nhằm trang bị thêm kiến thức về môi trường cho HS để các em
cùng chung tay bảo vệ môi trường sống, đó chính là lí do của buổi ngoại khóa “Hóa học và mơi


trường”.


<b>Hoạt động 2: Vịng 1: Thuyết trình “ Các vấn đề mơi trường nóng bỏng” </b>


- Đại diện nhóm HS thuyết trình vấn đề 1, 2, 3, 4.


- Các HS khác lắng nghe, ghi chú, đặt câu hỏi với vấn đề chưa thông suốt.
- Đại diện HS thuyết trình giải đáp thắc mắc khi có bạn HS hỏi.


- Giáo viên trợ giúp giải đáp thắc mắc.


<i><b> </b><b>GV bổ sung kiến thức cần thiết, quan trọng theo các vấn đề nếu HS thiếu sót hay nhấn mạnh </b></i>
<i><b>thêm kiến thức trọng tâm . </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>Hoạt động 3: </b>


<b>Vòng 2: Ai tài hơn nào </b>


MC: gồm 8 câu hỏi (tối
đa 40 điểm), các đội/
nhóm sẽ đồng loạt giơ
bảng trả lời sau đồng hồ
đếm 10 giây, mỗi đáp
án đúng được 5 điểm.


<i>Hết thời gian đối với </i>
<i>mỗi câu: </i>


<i><b>+ MC </b>thông báo đáp án </i>
<i> kiến thức bổ sung </i>



<i>kết luận đúng/ sai và </i>
<i>điểm số các đội. Có thể </i>
<i>nhờ sự trợ giúp của ban </i>
<i>cố vấn khi có vấn đề </i>
<i>nảy sinh. </i>


<i>+ </i> <i><b>Người điều khiển </b></i>
<i>chiếu đáp án + tư liệu </i>
<i>bổ sung trên màn hình. </i>
<i>+ <b>Thư kí ghi điểm cho </b></i>
<i><b>đội trả lời đúng. </b></i>


<b>Câu 5: </b>


U<i><b>Vòng 2</b></i>U<b>: Ai tài hơn nào </b>


<b>Câu 1: </b>Nguồn năng nào sau đây là nguồn năng lượng sạch, không


<i>gây ô nhiễm môi trường: năng lượng hóa thạch, năng lượng hạt </i>


<i>nhân, năng lượng thủy lực, năng lượng gió, năng lượng mặt trời? </i>


<b>Đáp án: Năng lượng thủy lực, năng lượng gió, năng lượng mặt trời. </b>


<i><b>Bổ sung: Nhiên liệu sạch hiện nay đang được nghiên cứu để thay thế </b></i>
một số nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường khác là khí hidro.


<b>Câu 2: </b>Khơng khí phịng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để



khử độc, có thể xịt vào khơng khí dung dịch nào trong số các dung
dịch sau: HCl; NHR3R; HR2RSOR4R loãng?


<b>Đáp án: NH</b>R3R (AMONIAC).


<i><b>Bổ sung: 2NH</b></i>R<i>3</i>R<i> + 3Cl</i>R<i>2</i>R<i> </i><i> N</i>R<i>2</i>R<i> + 6HCl </i>


 <i>ứng dụng tích cực của NH</i>R<i>3</i>R<i>với mơi trường. </i>


<b>Câu 3: </b>Sau tiết thực hành hóa học, trong một số chất thải dạng dung


dịch chứa các ion: CuP


2+


P


, ZnP


2+


P


, PbP


2+


P


, HgP



2+


P


, FeP


3+


P


, MnP


2+


P


. Theo em, hóa
chất tốt nhất có thể loại bỏ hết kim loại nặng trên là chất nào trong số
các chất sau: nước vôi trong dư, HNOR3R, giấm ăn, etanol?


<b>Đáp án: Nước vôi trong dư. </b>


<b>Bổ sung: Nước vôi trong Ca(OH)</b>R2R là nguồn nguyên liệu rẻ tiền, có


thể kết tủa các ion kim loại dưới dạng hidroxit. Ngoài ra là một bazơ
tan nên nước vơi trong có thể dùng để loại chất khí gây ô nhiễm như
COR2R, SOR2R, NOR2R,..


<b>Câu 4: </b>Nhiều cái chết thương tâm xảy ra khi có sự thiếu hiểu biết của



người dân về việc đốt than trong phịng kín để sưởi ấm, hoặc sử dụng
đèn xe máy, ô tô trong nhà kín khi xảy ra sự cố cúp điện, nguyên
nhân là do các hoạt động trên sản sinh khí độc chủ yếu nào?


<b>Đáp án: Khí CO (cacbonmonoxit). </b>


<b>Bổ sung: Trong các thành phố, các khí thải từ động cơ xe máy, ô tô </b>


như CO, COR2R góp phần đáng kể làm gia tăng hàm lượng khí nhà


kính.


Người ta thường có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt khi kẹt xe. Nguyên
nhân do CO kết hợp với hemoglobin trong máu ngăn cản sự vận
chuyển oxi đến tế bào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<b>MC: </b> <i><b>Thời gian dành </b></i>


<i><b>cho câu 5 là 30 giây. </b></i>


<i><b>Hết thời gian </b></i><i> MC có </i>
<i>thể hỏi một đội trả lời </i>
<i><b>đúng bất kì: “Trình </b></i>


<i><b>bày hướng giải”. MC </b></i>


<i>cần chú ý xem hướng </i>
<i>giải đội trình bày đúng </i>
<i>hay sai (có thể nhờ trợ </i>


<i>giúp ban cố vấn). </i>


<i>Nếu hướng giải sai </i>


<i>khơng có điểm. </i>


<i>Phần bổ sung MC cần </i>
<i>giảng giải tương đối kĩ </i>
<i>để học sinh các lớp </i>
<i>hiểu </i>


<i><b>Câu 6: Hết thời gian, </b></i>
<i>MC </i> <i>có thể hỏi một </i>
<i>đội trả lời đúng bất kì: </i>


<b>“Hiện tượng thu được </b>


<b>là gì?” </b>


 <i>Đáp án </i> <i>bổ sung </i>
<i>kiến thức </i>


<i>Nếu trả lời không đúng </i>
<i>hiện tượng có thể trừ ½ </i>
<i>số điểm. </i>


<i>Câu 7: MC có thể hỏi </i>
<i>thêm HS </i>


- Ngày môi trường thế


giới?


- Môi trường thế giới
thường xoay quanh
những vấn đề nào?


nhiễm môi trường. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định nếu lượng
SOR2R vượt q 3.10P


5


P


mol/ mP


3


Pkhơng khí coi như bị ô nhiễm. Người ta


lấy 100 ml không khí ở một thành phố và phân tích thu được 0,024
mg SOR2R. Kết luận về nồng độ SOR2R và khả năng bị ơ nhiễm khơng khí


của thành phố đó?


<b>Đáp án: Nồng độ SO</b>R2R bằng 3,75.10P


-3


P



mol/ mP


3


PR, Rkhơng khí đã bị ô


nhiễm.


<b>Bổ sung: </b>


<b>Câu 6: </b>Nồng độ ion NOR3RP




-Ptrong nước uống tối đa cho phép là 9 mg/l.


Nếu thừa ion NOR3RP




-Psẽ gây ra một loại bệnh thiếu máu hoặc tạo thành


<b>nitrosamin (một hợp chất gây ung thư trong đường tiêu hóa). Để </b>


nhận biết sự tồn tại ion NOR3RP




-Pngười ta có thể dùng hóa chất nào?



<b>Đáp án: Cu trong dung dịch axit loãng (HCl, H</b>R2RSOR4R).


<i><b>Bổ sung: </b></i>
3 Cu + 8HP


+


P


+ 2NOR3RP




-P


 3CuP


2+


P


+ 2NO + 4HR2RO


( dd màu xanh)
2NO + OR2R  2NOR2 R( nâu đỏ)


Khuyến cáo nên hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa muối diêm (có
nhiều trong lạp xưởng,...) do dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao sinh ra
muối nitrit tạo nitrosamin gây ung thư.



<b>Câu 7: </b>Chủ đề ngày môi trường thế giới năm 2010?


<b>Đáp án: Nhiều loài-Một hành tinh-Tương lai chúng ta. </b>


<b>Bổ sung: Ngày môi trường Thế giới: 5/6. </b>


2007 : Băng tan – một vấn đề nóng bỏng.


2008 : Hãy thay đổi thói quen : hướng đến một nền kinh tế ít cacbon.
2009 : Trái đất cần chúng ta ! Hãy liên kết chống lại biến đổi khí hậu.
 Các chủ đề môi trường đều đề cập đến vấn đề tồn cầu: sa mạc
hóa, băng tan, trái đất nóng dần lên, ..hầu hết xuất phát từ sự ảnh
hưởng các hợp chất của cacbon (CO, COR2R,..).


3
7
2
0, 024.10
3, 75.10
64
<i>g</i>
<i>nSO</i> <i>mol</i>


= =
7


3 3 5


2 6 3



3, 75.10


[ ] 3, 75.10 / 3.10


100.10


<i>mol</i>


<i>SO</i> <i>mol m</i>


<i>m</i>




− −




</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

 bổ sung tư liệu.


<b>Hết vòng 2: MC công </b>


bố điểm số 4 đội.


<i><b>MC: </b>sau đây là câu hỏi </i>


<i><b>dành cho khán giả. </b></i>


<b>Hoạt động 3: </b>



<b>* Vịng 3: Trị chơi ơ </b>
<b>chữ </b>


<b>MC: - Tr</b>ị chơi ơ chữ


gồm 9 hàng ngang
(hàng ngang cuối cùng
dành cho khán giả), sau
5 giây đội chơi phải


<b>Câu 8:</b> Các ion khống trong đất sẽ khó chuyển vào cây nếu loại đất


đó bị dư loại phân nào trong số các loại phân sau: phân đạm, phân
lân, phân kali, phân vi lượng?


<b>Đáp án: Phân lân. </b>


<i><b>Bổ sung: Phân lân chứa gốc photphat dễ tạo kết tủa với các ion kim </b></i>
loại khác nên khó chuyển vào đất. Phân lân góp phần gián tiếp tích tụ
kim loại nặng trong cơ thể con người (một số kim loại độc: Pb, Hg,
As, …).


<b>** Câu hỏi dành cho khán giả </b>


Giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động bằng PTHH (nếu
có).


<b>Đáp án: CaCO</b>R3R + COR2R + HR2RO  Ca(HCOR3R)R2



Ca(HCOR3R)


0
<i>t</i>


→CaCOR3R + HR2RO + COR2


<b>Bổ sung: Nước mưa có hịa tan CO</b>R2R làm đá vôi CaCOR3R tan ra.


Ca(HCOR3R)R2R tan ra chảy xuống hang, và bị nhiệt phân hủy thành đá


vơi, lâu ngày tích tụ thành thạch nhũ.


U


<b>Vịng 3</b>U<b>: Trị chơi ơ chữ </b>


<b>Câu 1</b>: Hợp chất dùng trong tàu ngầm để cung cấp oxi và hấp thụ khí


COR2Rdo thủy thủ tàu thải ra trong q trình hô hấp? (11 chữ)


<b>Đáp án: Natripeoxit ( Na</b>R2ROR2R).


<b>Bổ sung: 2CO</b>R2R + 2


1
2
2
Na O





 OR2R + 2NaR2RCOR3


<b>Câu 2</b>: Căn bệnh Minamata, ở thị trấn Minamata Nhật Bản, Hậu quả


2248 người mắc bệnh, trong đó 1004 người chết và 2000 người đòi
bồi thường. Nguyên nhân do nguyên tố nào gây ra? Biết rằng, để
tránh hít phải hơi độc ngun tố này ta có thể dùng bột lưu huỳnh phủ
lên đó. (8 chữ).


<b>Đáp án: Thủy ngân.</b>


<i><b>Bổ sung: Sau 12 năm nghiên </b></i> cứu, đến


năm 1969 các nhà nghiên cứu đã đưa ra


kết luận căn bệnh này do nhiễm độc


methyl thủy ngân gây ra. Methyl


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

đưa ra kết quả; mỗi ô
chữ giải đúng được 5
<i>điểm (nếu đội chọn ô </i>


<i>chữ khơng giải đáp </i>
<i>được có thể gọi thêm 1 </i>
<i>đội khác trả lời). </i>


- Giải từ khóa của ô


chữ được 20 điểm,
đoán sai từ khóa loại
khỏi vịng 2. (sau hết 1
lượt 4 đội, mới có
quyền giơ tay đốn từ
khóa ơ chữ).


- Có 2 ơ chữ may mắn,
giải đúng được số điểm
gấp đôi (10 điểm).
- Bắt đầu từ đội có số
điểm thấp nhất lựa chọn
ơ chữ bất kì.


- <b>Người điều khiển </b>


<b>máy tính: </b><i>tuần tự chiếu </i>


<i>câu hỏi ứng với ô chữ </i>
<i>đội chơi chọn (click </i>
<i>chuột lần 1 vào ô </i>
<i>chọn). </i>


<b>MC: 5 </b>giây bắt đầu.


<b> </b> <b>Người điều khiển </b>


<i><b>máy tính </b>click vào mặt </i>


<i>cười để tính thời gian. </i>


<i>Khi MC kết luận đội </i>
<i><b>chơi trả lời đúng thì </b></i>


<i><b>hiển thị đáp án ô chữ </b></i>


<i>(click lần 2: câu hỏi </i>
<i>biến mất </i> <i>click chuột </i>


máy phân hóa học Chisso thải ra.


<b>Câu 3: </b>Hiện tượng các đường ống dẫn nước của một thành phố bị


nghẽn do rong rêu bám đầy cho thấy đất đai tại khi vực đó bị dư loại
phân nào trong số các loại phân sau: phân đạm, phân lân, phân kali,
phân vi lượng? (7 chữ)


<b>Đáp án: Phân đạm. </b>


<b>Bổ sung: Phân đạm dư chứa NO</b>R3RP




-Ptích tụ trong nước ngầm làm giảm


chất lượng nước; rong tảo phát triển mạnh gây tắc nghẽn đường ống
nước, gây thối nước,… gây ung thư cho con người do lượng NOR3RP




P



chuyển vào rau; góp phần vào hội chứng methelmoglobinaemia (blue
baby – trẻ da xanh);…


<b>Câu 4: </b>Australia là một trong những nước đầu tiên trên thế giới ngăn


cấm việc sử dụng oxit của một kim loại dùng trong sơn vì lí do sức
khỏe. Kim loại đề cập là?


<b>Đáp án: Chì (Pb). </b>


<b>Bổ sung: Chì asenat là một ngun nhân gây ơ nhiễm vì chất này bền </b>


<i><b>và khó tan. Ngồi ra, </b></i>các hợp chất asen (As) cũng rất độc, nhất là hợp
chất asen vô cơ.


<b>Câu 5: </b>Sự đốt các nhiên liệu hóa thạch trên bình diện rộng đã góp


phần vào vấn đề mưa axit, đặc biệt tại Châu Âu. Khí góp phần nhiều
nhất vào sự hình thành mưa axit?


<b>Đáp án: SUNFURƠ (SO</b>R2R).


<b>Bổ sung: Trong q trình đốt than đá và dầu mỏ, có thể sinh ra các </b>


khí SOR2R, NOR2R. Các khí này hịa tan trong nước mưa, nếu nước mưa


<b>có độ pH < 5,6 được gọi là mưa axit. Nước mưa axit có thể hồ tan </b>
được một số bụi kim loại và ơxit kim loại có trong khơng khí như
ơxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn đối với cây cối, vật


nuôi và con người.


<b>Câu 6: </b>Cơ quan cung cấp nước xử lí nước bằng nhiều cách khác


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<i>lần 3 hiển thị đáp án). </i>
<i><b>Nếu trả lời sai không </b></i>


<i><b>hiển thị đáp án đúng ( </b></i>


<i>không click chuột lần </i>
<i>3). </i>


- <i><b>Thư kí ghi điểm. </b></i>


<b>MC: </b> <b>Ô số 2: Chúc </b>


mừng đội. Đây là ô chữ
may mắn. Giải đúng
đội được số điểm gấp
đơi là 10 điểm.


<b>MC: Ơ số 4: Chúc </b>


mừng đội. Đây là ô chữ
may mắn. Giải đúng
đội được số điểm gấp
đôi 10 điểm.


<i>Sau 9 ô chữ các đội </i>
<i>khơng đốn ra từ khóa </i>



<b> MC gợi ý từ khóa ơ </b>


chữ.


<i>Tối đa 10 giây, đội nào </i>
<i>giơ tay trước sẽ trả lời </i>
<i>giành quyền trả lời . </i>


<b>Đáp án : Nước trong. </b>


<b>Bổ sung: Al</b>P


3+


Pthủy phân trong nước tạo thành kết tủa dạng keo, lắng


xuống đáy kéo theo các chất bẩn, bụi bặm.


<b>Câu 7: </b>Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang nóng lên do


các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà
khơng bức xạ ra ngồi vũ trụ. Chất nào là nguyên nhân chính gây nên
hiệu ứng nhà kính?


<b>Đáp án: CACBONĐIOXIT (CO</b>R2R).


<b>Bổ sung: Khí nhà kính gồm: CO</b>R2R, bụi, hơi nước, CHR4R( khí metan),


CFC,..trong đó CHR4R khả năng giữ nhiệt cao nhất, hơi nước là khí có



sự biến đổi nồng độ nhiều nhất.


Vai trị gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ
tự sau: COR2R > CFC > CHR4R > OR3R >NOR2R.


<b>Câu 8: </b>Ozon có khả năng này nhờ tính oxi hóa rất mạnh.


<b>Đáp án: Diệt khuẩn. </b>


<b>Bổ sung: Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp </b>


khơng khí giàu khí ozon (OR3R). Lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia


cực tím có hại khơng xun qua bầu khí quyển Trái đất. Tầng ozon
càng ngày mỏng, nguyên nhân này có liên quan hợp chất feron có
trong chất làm lạnh, còn gọi là CFC (cloroflorocacbon).


<b>Câu 9: </b>Hiện tượng thường gặp trong các hồ đô thị, các sông và kênh


dẫn nước thải với biểu hiện là nồng độ chất dinh dưỡng N, P cao. Đó
là hiện tượng gì?


<b>Đáp án: Phú dưỡng. </b>


<b>Bổ sung: Phú dưỡng là hiện tượng thường gặp trong các hồ đô thị, </b>


<b>các sông và kênh dẫn nước thải. Biểu hiện phú dưỡng là nồng độ </b>


<b>chất dinh dưỡng N, P cao. Có tác động tiêu cực tới hoạt động văn </b>



hố của dân cư đơ thị, làm biến đổi hệ sinh thái nước hồ, tăng thêm
mức độ ô nhiễm khơng khí của đơ thị.


U


<b>Từ khóa:</b>U “Một trong những nội dung quan trọng của công tác giáo


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<b>IV/ RÚT KINH NGHIỆM </b>


<b>Vòng 1 : có thể thay hình thức thuyết trình bằng </b>


- Cuộc thi vẽ tranh về ô nhiễm môi trường và có thuyết minh.
<i><b>Hoặc: </b></i>


- Cuộc thi ảnh” Hóa học quanh ta” (liên quan đến môi trường): các đội tự suy nghĩ đưa vấn đề hóa
học mà mình muốn nhắn gửi tới mọi người để cùng lưu tâm thông qua bức ảnh hoặc tranh vẽ.
 Tùy theo mức độ gây ấn tượng của tranh vẽ hoặc bức ảnh cùng sự thuyết trình lơi cuốn, hấp dẫn
sẽ giành điểm số cao về cho các đội.


<i><b>Hoặc: </b></i>


<b> MC + </b> <b>người điều </b>


<i><b>khiển máy tính hiển </b></i>


<i>thị hết các câu hỏi + </i>
<i>đáp án còn lại. </i>


- Thư ký tổng kết điểm.


- Người điều khiển máy
tính chiếu powerpoint
một số tư liệu hình ảnh
về mơi trường cho HS
tham khảo (nếu thời
gian khơng q eo hẹp
có thể cho các khán giả
tham gia bằng cách đặt
câu hỏi liên quan đến
các bức ảnh tư liệu).
- MC: công bố điểm 4
đội.


<b>Hoạt động 4: Tổng kết </b>


- Đại diện ban giám
khảo trao quà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

- Cuộc thi hùng biện về môi trường. Ban tổ chức chuẩn bị sẵn một số bức tranh hoặc đoạn phim
ngắn về các vấn đề mơi trường nóng bỏng hiện nay. Học sinh sau khi xem tranh hoặc đọan phim đó
sẽ bắt đầu bài thuyết trình liên quan đến chủ đề bức tranh (hoặc đoạn phim đề cập). Bài thuyết trình
sâu sắc và đúng trọng tâm sẽ được đánh giá cao.


<b>Vòng 3: </b>có thể thay bằng hình thức diễn tiểu phẩm về ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng hóa học và


biện pháp khắc phục. Nội dung tiểu phẩm phải được GV duyệt trước.


74B


<b>2.4.4 Giáo án “ LỊCH SỬ CÁC NHÀ HÓA HỌC” </b>



Qua khảo sát GV và HS về các chủ đề ngoại khóa hóa học ưa thích thì “ Lịch sử các nhà hóa
học” là chủ đề ít được GV và HS quan tâm nhiều. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy đây là một chủ đề
hay. Thơng qua tìm hiểu về lịch sử các nhà hóa học, HS sẽ được hiểu ngọn nguồn về hóa học, biết
được để có thành tựu to lớn, cống hiến cho nhân loại đã có những tấm gương miệt mài trong phịng
thí nghiệm, có những giọt mồ hơi, những tai nạn và cả những cái chết thương tâm của các nhà hóa
học…Tuy nhiên, kiến thức học sinh có về lịch sử các nhà hóa học chưa nhiều. Do đó, đối với chủ đề
này, tác giả chỉ đưa ra ý tưởng, HS sẽ nghiên cứu các tài liệu tham khảo và tự mình thiết kế sân chơi
dựa trên một số trò chơi như trong các game show truyền hình. Qua việc nghiên cứu, tìm tịi sách
vở, tư liệu những tấm gương miệt mài nghiên cứu, các nhân cách sống quên mình vì mọi người,…sẽ
đọng lại trong tâm trí HS. Đây chính là một phương pháp rèn luyện kĩ năng sống hiệu quả cho học
sinh trong mơi trường giáo dục cịn nhiều bất cập hiện nay.


<b>Tuần </b> <b>Ngày: </b>


<b>GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA HỌC </b>
<b>Chủ đề: “LỊCH SỬ CÁC NHÀ HÓA HỌC” </b>


U


<b>I> Mục tiêu: </b>


<i><b>1. Tri </b><b>thức </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Học sinh nắm khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, thành tựu của một số nhà hóa học trong
chương trình hóa học 11.


<i><b>2. Giáo dục </b></i>


- Học sinh có nhận thức về khoa học và những tấm gương miệt mài, say mê lao động tri thức


chân chính cống hiến cho xã hội lồi người.


- Góp phần làm nảy sinh lịng say mê khoa học, u thích việc tìm ra cái mới…
- Biết trân trọng kế thừa thành quả các nhà bác học đi trước, biết say mê nghiên cứu.


- Khơi gợi hứng thú của học sinh đối với bài giảng và môn học. Giúp HS ghi nhớ bài học lâu
khi những kiến thức gắn với câu chuyện kể một cách nhẹ nhàng, thoải mái và hiệu quả.


U


<b>II> Chuẩn bị: </b>


- Hình thức: hội vui chuyên đề.


- Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm tham khảo các nguồn tài liệu về những nhà hóa học trong
<b>chương trình hóa 11 THPT. Soạn thảo, trình bày bằng powerpoint. </b>


U


<b>III> Thiết kế hoạt động </b>


U


<i>Hoạt động 1</i>U<b>: GV </b><i><b>giới thiệu mục đích buổi ngoại khóa </b></i>


“ Mỗi nhà khoa học đều là những tấm gương lao động nghiêm túc và hết mình. Họ cống hiến
tài năng, cơng sức cho sự phát triển của khoa học và cả nhân loại. Những phát minh đó dù nhỏ hay
lớn đều góp phần giải phóng con người.Tuy nhiên để có được những thành cơng đó khơng đơn
thuần chỉ dựa vào những bộ óc bẩm sinh đã thơng minh mà cịn là bao nhiêu mồ hơi và cả những
mất mát to lớn. Những tấm gương làm việc miệt mài trong phịng thí nghiệm, những tấm gương


đem chính bản thân mình ra để thí nghiệm và trong số họ đã có những người đã hi sinh cho khoa
học và hậu thế mãi lưu danh… Nhằm giúp học sinh có nhận thức sâu sắc về khoa học với những
tấm gương miệt mài, say mê lao động, đồng thời biết trân trọng kế thừa thành quả các nhà khoa học
đi trước, biết say mê nghiên cứu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho nhân loại, cùng xây đắp kho
tàng kiến thức nhân loại.


Đó chính là chủ đề buổi ngoại khóa hơm nay “ LỊCH SỬ CÁC NHÀ HĨA HỌC”. Qua đây,
chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, thành tựu một số nhà hóa học tiêu biểu.


<i><b>HS thiết kế hoạt động </b></i>


U


<i>Hoạt động 2:</i>U <b>Trị chơi “ Đuổi hình bắt tên”. </b>


<b>- Nhóm 1: </b>HS thảo luận, hội ý lựa chọn hình ảnh nhà hóa học (khoảng 4-6 nhà hóa học) kèm theo


một số sự kiện nổi bật về nhà bác học đó (ngun tố được tìm ra hoặc thành tựu nổi bật hoặc một
câu chuyên vui lí thú có liên quan,..)  khán giả đốn tên nhà hóa học..


U


<i>Hoạt động 3:</i>U <b>Thuyết trình về cuộc đời, sự nghiệp một nhà hóa học (có thể là nhà hóa học </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>Nhóm 2 thực hiện  Khán giả đội khác đốn tên nhà hóa học. </b>


U


<i>Hoạt động 4</i>U<i><b>: </b></i><b>Kể chuyện </b>



<b>Nhóm 3: Kể 1 câu chuyện vui, hấp dẫn về nhà hóa học khán giả đốn tên nhà hóa học (hoặc sự </b>


<b>kiện hóa học nổi bật liên quan với nhà hóa học đó). </b>


U


<i>Hoạt động 5:</i>U<b>Trị chơi ‘ Khám phá ơ chữ” </b>


<b> Nhóm 4: </b>HS thảo luận, hội ý lựa chọn , xây dựng ơ chữ là tên nhà hóa học với gợi ý là các sự kiện


hóa học, các câu chuyện vui đặc trưng gắn liền với tên tuổi các nhà hóa học.
 Khán giả của đội nào thì khơng trả lời câu hỏi của đội đó.


Tính điểm đội bằng tổng điểm của khán giả đội đó.


<i><b>Một số slide trong giáo án Powerpoint HS thiết kế (lưu trong CD) </b></i>




“Scandal của các nhà hóa học



<b>CHÀO M</b>

<b>ừNG</b>


<b>CƠ VÀ CÁC B</b>

<b>ạN</b>


<b>ĐếN VớI PHầN TÌM </b>


<b>HI</b>

<b>ểU LịCH Sử HĨA </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<b>2.4.5 Giáo án “Nhà ảo thuật tài ba” </b>


Hóa học là khoa học thực nghiệm, hóa học có thể làm nên những điều kì diệu, được tự mình
khám phá những điều kì diệu đó là niềm vui sướng của hầu hết các em HS. Chủ đề ngoại khóa “Nhà


ảo thuật tài ba” rất được HS quan tâm yêu thích. Thí nghiệm ảo thuật hấp dẫn cùng sự diễn xuất hài
hước vui nhộn sẽ là một sân chơi hấp dẫn cho HS sau những giờ học căng thẳng. Tuy nhiên nhiều
thí nghiệm tương đối phức tạp nên GV và HS cần có sự chuẩn bị chu đáo.


<b>Tuần: </b> <b>Ngày: </b>


<b>GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA HỌC </b>
<b>Chủ đề: NHÀ ẢO THUẬT TÀI BA </b>


U


<b>I> Mục tiêu: </b>


- Ôn tập, củng cố kiến thức hóa học thơng qua các thí nghiệm vui.
- Rèn kỹ năng thực hành.


- Tăng hứng thú học tập, thấy hóa học gần gũi với cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

- Giải thích được một số “điều kì diệu” mà hóa học mang lại.
- Rèn kỹ năng giải bài tập.


U


<b>II> Chuẩn bị: </b>


<b>1. GV lập kế hoạch ngoại khóa </b>


<b>a. </b><i><b>Hình thức tổ chức: hội vui hóa học. </b></i>


<b>Vịng 1: </b>Ảo thuật cùng hóa học



<b>- </b> <i>Các đội bắt thăm chọn thí nghiệm biểu diễn (có hướng dẫn thao tác thí nghiệm, dụng cụ hóa </i>


<i>chất) hoặc tự lựa chọn thí nghiệm với yêu cầu: </i>


+ Thí nghiệm vui, hấp dẫn, đảm bảo an tồn, thành cơng.


+ Nội dung kiến thức nằm trong chương trình hóa 10, 11 hoặc có liên quan đến bài học và
phải giải thích được các hiện tượng thí nghiệm.


+ Có tiểu phẩm minh họa kèm theo.


- Các lớp gửi chi tiết kế hoạch thí nghiệm (dụng cụ, hóa chất cần sử dụng) và nội dung tiểu
phẩm đến GV Hóa phụ trách và ghi chú thời gian thực hành thí nghiệm thử.


- <b>Điểm: tối đa 50 (thí nghiệm vui, hấp dẫn, tiểu phẩm hài hước vui nhộn, có sự đầu tư chuẩn </b>


<b>bị chu đáo, sáng tạo trong cách trình bày). </b>


- Nếu số lượng đội đơng (mỗi lớp là một đội), sau khi thi vòng 1 sẽ chọn 4 đội điểm cao nhất
tiếp tục thi tài ở vòng 2.


<b>Vòng 2</b>: Nhà ảo thuật học giỏi khơng?


4 đội ảo thuật (3 HS/ đội) có điểm số cao nhất được lọt vào vòng chung kết. Và được thi tài
bằng hình thức trả lời câu hỏi liên quan đến thí nghiệm. Vịng chung kết gồm 8 câu hỏi, các đội sẽ
đồng loạt giơ bảng trả lời sau đồng hồ đếm 10 giây, mỗi đáp án đúng được 5 điểm. Đội thắng cuộc
có tổng điểm hai vòng cao nhất đoạt giải “Nhà ảo thuật tài ba”.


b. <i>Đối tượng: học sinh lớp 11. </i>



Ngoại khóa tồn trường hoặc nhiều lớp (1 lớp/ 1 đội).
c. <i>Phương pháp: thảo luận nhóm, thí nghiệm, đóng kịch. </i>


d. <i><b>Nội dung tham khảo: các thí nghiệm hóa học trong chương trình lớp 10, 11 hoặc một số thí </b></i>
nghiệm vui GV gợi ý.


e. <i>Thời gian, địa điểm: </i>


- Thời gian tổ chức: tuần lễ sau khi thi HK II.
- Thời gian chuẩn bị: 1-2 tuần trước khi tổ chức.
- Địa điểm: hội trường lớn (hoặc sân trường).
- Thời lượng tiến hành: 90 phút.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

- Chuẩn bị theo kế hoạch ngoại khóa.


- Hỗ trợ khâu trang trí, sắp xếp bàn ghế. Chuẩn bị sân khấu cao để mọi người có thể quan sát các
thí nghiệm rõ ràng


<b>3. Ban tổ chức </b>


- Giám khảo (Ban cố vấn): 2 (GV Hóa + GVCN : giám sát + chấm điểm).
- Dẫn chương trình: 1 (GV hoặc HS có tài ăn nói + kiến thức vững).
- Điều khiển máy tính: 1.


- Thư kí: 2.


- Ban hỗ trợ quan sát: 2.


<b>4. Phương tiện kĩ thuật </b>



- Máy chiếu, loa, bàn ghế.
- Bộ dụng cụ sơ cấp cứu.


<b>5. Kinh phí </b>


- Quỹ lớp hỗ trợ + quỹ tổ chuyên môn.
- Giải thưởng: 2 giải.


U


<b>III> Thiết kế hoạt động </b>


U


<b>Hoạt động 1</b>U: GV <i>giới thiệu mục đích buổi ngoại khóa </i>


Trong việc học phải có giải trí, trong việc giải trí phải có sự học, để giúp các em dễ học, dễ
hiểu, dễ nhớ - đào sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái đó chính là mục đích của buổi ngoại


khóa hóa học “Nhà ảo thuật tài ba”.


Như chúng ta đã biết những biến đổi hóa học thật vơ cùng phong phú, một số phản ứng hóa học xảy
ra có kèm theo những hiện tượng kỳ lạ như phát ra tiếng kêu hoặc tiếng nổ, tự bốc cháy hay phát ra
ánh sáng lạnh, tạo ra chất kết tủa hay làm chất kết tủa tan đi, làm màu sắc biến đổi khôn lường như


có phép "thần thơng biến hóa".


Dựa vào những kiến thức đã học, ta có thể xây dựng nên những thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học.
Và hơm nay chúng ta sẽ tận mắt chứng kiến những màn ảo thuật có một khơng hai của các nhà ảo


thuật gia nghiệp dư của các lớp. Ai sẽ là nhà ảo thuật tài ba? Vừa giỏi học vừa giỏi hành?


Chào mừng đến với buổi ngoại khóa hóa học với chủ đề “ Nhà ảo thuật tài ba”.


U


<b>Hoạt động 2:</b>U<b> Vịng 1: ảo thuật cùng hóa học </b>


- Các đội biểu diễn thí nghiệm và tiểu phẩm minh họa. Mỗi đội có 10 phút cho phần trình
bày. Thứ tự các đội trình bày theo thứ tự thí nghiệm.


- Ban giám khảo chấm điểm: tối đa 50 (thí nghiệm vui, hấp dẫn, tiểu phẩm hài hước vui
<b>nhộn, có sự đầu tư chuẩn bị chu đáo, sáng tạo trong cách trình bày). </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<i>( lưu đĩa CD) </i>


TN1: Bó hoa cảm xúc.
TN2: Vết lửa màu nhiệm.
TN3: Trứng chui vào lọ.
TN4: Bức thư tình bí mật.
TN5: Những chiếc cốc thần.


TN6: <i>Đốt cháy bàn tay (hoặc Đốt khăn khơng cháy). </i>


TN7: <i>Khơng có lửa ... mà lại có khói (hoặc Nhóm bếp than bằng đũa thủy tinh). </i>
TN8: Đốt nước đá cháy.


TN9: Núi lửa phun.


TN10: Những chiếc đũa có phép lạ.



U


<b>Hoạt động 3</b>U<b>: Vịng 2: Nhà ảo thuật học giỏi khơng? </b>


<b>Hoạt động </b> <b>Nội dung </b>


<b>MC: 4 </b> đội ảo thuật có


điểm số cao nhất được lọt
vào vòng 2 và được thi tài
bằng hình thức trả lời câu
hỏi liên quan đến thí
nghiệm. Vịng 2 gồm 8
câu hỏi, các đội sẽ đồng
loạt giơ bảng trả lời sau
đồng hồ đếm giây, mỗi
đáp án đúng được 5 điểm
(riêng câu 2; 7 là 10 điểm)


<b>Câu 1: 1 phút </b>


(1) B: HR2ROR2


(2) C: MnOR2


<b>Câu 2: (10 điểm) 2 phút </b>


1. 5 điểm
2KClOR3R



0
2,


<i>MnO t</i>


→ 2KCl + 3OR2


NHR3R + OR2R


0
2,


<i>MnO t</i>


→ NR2R


+HR2RO


2. 5 điểm


n KClOR3R = 0,1 mol


<b>Câu 1</b>: Cho hình vẽ sau( Hình 6.1)


Hãy cho biết (1), (2) là những chất nào sau đây:
(1) A. HR2RO B. HR2ROR2R C. HR2RSOR4


(2) A. KMnOR4R B. KNOR3R C. MnOR2



<b>Câu 2: </b>Nhìn vào hình vẽ 2.4, học sinh trả lời các câu hỏi sau đây:


1. Viết phản ứng điều chế khí oxi và phản ứng của khí NHR3Rvới oxi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

 nOR2R = 0,15 mol


 VRROR2R = 3,36 lit


<b>Câu 3: 1 phút </b>


1. Cu(OH)R2


2.


2CR3RHR5R(OH)R3R + Cu(OH)R2R


 CR3RHR5R(OH)R2R]R2RCu + HR2RO


<i><b>Câu 4: 1 phút </b></i>


Khí thu được không tan
trong nước: HR2R, OR2R, NR2R.


<b>Câu 5: 1 phút </b>


Có kết tủa xanh lam, sau
đó kết tủa tan ra tạo dung
dịch xanh lam đậm.


<b>Câu 3: </b>Nhìn vào (hình 8.4) học sinh trả lời các câu hỏi:



1. Để phân biệt hai chất trên ta dùng hóa chất nào?
2. Viết phản ứng minh họa.


<b>Câu 4: </b>Hãy cho biết theo cách mơ tả như ở các hình dưới có thể áp


dụng trong phịng thí nghiệm để thu được những khí nào trong số các
khí sau: HR2R, OR2R , NR2R, Cl2R R , HCl, NHR3R , SOR2R , HR2RS.


<b>Câu 5</b>: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NHR3Rvào dung dịch CuSOR4R và lắc


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<b>Câu 6: Photpho cháy </b>


sáng trong bình, sinh ra
nhiều khói trắng là tinh
thể PR2ROR5R.


<b>Câu 7</b>: ( 10 điểm) 2 phút


a. (5 điểm) dung dịch màu
xanh, khí khơng màu hóa
nâu.


3Cu + 8HP


+


P


+ 2NOR3RP




-P

3CuP
2+
P


+ 2NO + 4HR2RO


b.dung dịch bazơ (NaOH,
KOH,...)


<b>Câu 8: A </b>


<b>Câu 9: D </b>


<b>Câu 10: D </b>


n CHR3RCOCHR3R = 2,5 = n


CR6RHR5RCH(CHR3R)R2


 mCR6RHR5RCH(CHR3R)R2R =


2,5.120.100/75 = 400g


<i>( xem phim thí nghiệm) </i>


<b>Câu 6: X</b>em đoạn phim thí nghiệm. Hiện tượng xảy ra tiếp sau đó?



<b>Câu 7: </b>Có thí nghiệm sau: cho một mảnh đồng nhỏ vào ống nghiệm


đựng dung dịch kali nitrat rồi nhỏ vài giọt dung dịch axit sunfuric
loãng đậy nút bông lại, lắc đều.


a. Nêu hiện tượng xảy ra. Viết phương trình phản ứng nếu có.


b. Nút bông cần được tẩm hố chất gì để khơng gây ô nhiễm môi
trường?


<b>Câu 8: </b>Cho sơ đồ chuyển hóa sau:


Stiren <i>H O H</i>2 , ,<i>t</i>0
+


→X→<i>CuO t</i>,0 <sub>Y </sub>→<i>Br CH COOH</i>2, 3 Z. Vậy X,


Y, Z lần lượt là


A. CR6RHR5RCHOHCHR3R, CR6RHR5RCOCHR3R, CR6RHR5RCOCHR2RBr.


B. CR6RHR5RCHR2RCHR2ROH, CR6RHR5RCHR2RCHO, CR6RHR5RCHR2 RCOOH.


C. CR6RHR5RCHR2RCHR2ROH, C6R RHR5RCHR2RCHO, m-BrCR6RHR4RCOOH.


D. CR6RHR5RCHOHCHR3R, CR6RH5R RCOCHR3R, m-BrCR6RHR4RCOCHR3R.


<b>Câu 9: </b>Sau tiết thực hành hóa học, trong một số chất thải dạng dung



dịch chứa các ion: CuP


2+


P


, ZnP


2+


P


, PbP


2+


P


, HgP


2+


P


, FeP


3+


P



, MnP


2+


P


. Theo em, hóa
chất tốt nhất có thể loại bỏ hết kim loại nặng trên là


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

A. ancol etylic. B. axit nitric.


C. giấm ăn. D. nước vôi trong dư.


<b>Câu 10: </b>Hiện nay trong công nghiệp, người ta điều chế axeton bằng


cách oxi hóa cumen bằng oxi, sau đó thủy phân trong dung dịch axit
HR2RSOR4R lỗng. Để thu được 145 gam axeton thì lượng cumen cần là


bao nhiêu ( hiệu suất quá trình đạt 75%)?
A.300 gam. B. 600 gam.
C. 500 gam. D. 400 gam.


U


<b>Hoạt động 4:</b>U<b>Tổng kết. </b>


- Ban tổ chức (hoặc GVCN hoặc GV bộ mơn Hóa) nhận xét về kiến thức, kỹ năng làm thí
nghiệm của HS từ đó đề ra phương pháp phù hợp cho việc dạy và học.


- Trao quà cho các đội thắng cuộc.



75B


<b>2.4.6 Giáo án “ Hóa học và thực phẩm” </b>


Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề đáng lo ngại hiện nay. Hóa học ảnh hưởng như thế nào?
Lợi gì, hại gì? Thơng qua chun đề “ Hóa học và thực phẩm” HS sẽ được sẽ giải thích được các
điều trên. Kiến thức về hóa học và thực phẩm của HS khơng nhiều do đó vịng thi đầu tiên sẽ có tác
dụng củng cố và mở rộng kiến thức lý thuyết với trò chơi hỏi đáp hay ô chữ. Sau đó HS có thể trổ
tài tề gia bằng hình thức thi nấu ăn có sử dụng kiến thức hóa học giúp cơng việc nấu nướng thêm dễ
dàng và thêm nhiều hương vị cho món ăn. Qua chuyên đề này, HS thấy được sự gần gũi và tầm
quan trọng của hóa học đối với cuộc sống .


<i>( vì số lượng trang có hạn nên chúng tơi chỉ giới thiệu kế hoạch ngoại khóa đối với giáo án </i>
<i>Hóa học và thực phẩm). </i>


<b>KẾ HOẠCH NGOẠI KHÓA </b>
<b>Chủ đề: HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM </b>


1. <i><b>Hình thức tổ chức: hội vui chun đề. </b></i>


<b>Vịng 1: </b>Ai là triệu phú ghế nóng (25 phút)


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

- Gồm 10 câu hỏi với mức giá trị tiền thưởng tương ứng từ 5.000 50.000 (phần thưởng quy
đổi thành bánh kẹo cho đội thắng cuộc) cùng số điểm dành cho các đội tương ứng với số câu mà
mỗi đội đã trả lời đúng (câu 1: 5 điểm, câu 2: 10 điểm và tăng dần lên). Với đội bị dừng cuộc chơi:
0 điểm.


- 4 đội bắt phiếu để lấy thứ tự cho cuộc chơi. Bắt đầu từ đội với phiếu số 1.



<b>Vòng 2: </b>Cùng đi chợ (30 phút).


- Các đội có 10 phút đi chợ và mỗi đội có 5 phút để trả lời câu hỏi của ban giám khảo. Các
đội sẽ đi chợ để mua thực phẩm và gia vị cho bữa ăn (mua 4 sản phẩm). Thực phẩm và gia vị đảm
bảo an toàn vệ sinh với sự giải thích thoải đáng lý do lựa chọn. Ban giám khảo có thể đặt câu hỏi
liên quan đến cách lựa chọn thực phẩm của các đội (có thể là mẹo vặt khi lựa thực phẩm, chế biến
món ăn….liên quan kiến thức hóa học). Kết quả có sự hội ý ban giám khảo với mức điểm dành cho
4 đội lần lượt từ cao xuống thấp là 50, 40, 30, 20.


- <i>Ban tổ chức chuẩn bị sẵn thực phẩm để các đội đi chợ (có thể là thực thẩm thật hoặc là </i>


<i>hình ảnh minh họa). </i>


<i><b>Một số loại thực phẩm cần thiết </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>Vòng 3</b>: Nấu ăn cùng hóa học (30 phút)


Là vịng thi thực hành. Các đội có sự thảo luận lựa chọn và chuẩn bị sẵn thực phẩm, gia vị để
nấu tại chỗ một món ăn mà trong đó có sử dụng kiến thức hóa học làm gia tăng hương vị món ăn
hay tiết kiện thời gian nấu nướng…Giám khảo chấm điểm trực tiếp và đặt câu hỏi liên quan kiến
thức hóa học mà các đội đã sử dụng. Đội về nhất phần nấu ăn đạt 50 điểm, các đội kế tiếp lần lượt
đạt 40, 30, 20.


b. <i>Đối tượng: học sinh lớp 11. </i>


Theo lớp hoặc nhiều lớp (chia làm 4 đội).


c. <i>Phương pháp: nghiên cứu, thảo luận nhóm, trị chơi. </i>


d. <i><b>Nội dung tham khảo: các kiến thức hóa học trong chương trình lớp 10, 11 hoặc kiến thức đời </b></i>


sống liên quan đến thực phẩm.


e. <i>Thời gian, địa điểm: </i>


- Thời gian tổ chức: tuần lễ sau khi thi HK I (hoặc nghỉ giữa kì HK II hoặc sau khi thi HKII).
- Thời gian chuẩn bị: 1-2 tuần trước khi tổ chức.


- Địa điểm: sân trường.


- Thời lượng tiến hành: 90 phút.


<b>2. Học sinh </b>


- Chuẩn bị theo kế hoạch ngoại khóa.


- Hỗ trợ khâu trang trí, sắp xếp bàn ghế. Chuẩn bị sân khấu cao để mọi người có thể quan sát các
thí nghiệm rõ ràng.


<b>3. Ban tổ chức </b>


- Giám khảo (Ban cố vấn): 2 (GV Hóa + GVCN : giám sát + chấm điểm).
- Dẫn chương trình: 1 (GV hoặc HS có tài ăn nói + kiến thức vững).
- Điều khiển máy tính: 1.


- Thư kí: 2.


- Ban hỗ trợ quan sát: 2.


<b>4. Phương tiện kĩ thuật </b>



- Máy chiếu, loa, bàn ghế.
- Bộ dụng cụ sơ cấp cứu.


<b>5. Kinh phí </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

27B


<b>2.5. SỬ DỤNG GIÁO ÁN TRONG TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA HÓA HỌC </b>


Trước khi tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa, GV cần gởi bản kế hoạch đến tổ bộ mơn,
Ban giám hiệu. Sau khi có sự thơng duyệt cấp trên, GV gởi kế hoạch chi tiết về nội dung, hình thức
tổ chức, thời gian, địa điểm,…cho HS nghiên cứu, chuẩn bị. Mặc dù giáo án được soạn rất cẩn thận,
các bước chuẩn bị rất chu đáo nhưng khi tiến hành tổ chức các GV vẫn gặp vẫn nhiều lúng túng và
chất lượng buổi ngoại khóa không cao…Cụ thể như:


 <b>Thời gian tiến hành </b>


GV lên kế hoạch HĐNK nhưng bị trùng giờ với GV khác nên không tổ chức được theo kế
hoạch dẫn đến nội dung giáo án thiết kế không phù hợp với thời điểm tổ chức, HS khơng cịn hứng
thú. Để khắc phục hạn chế này, ngay từ ban đầu GV nên lên kế hoạch tổ chức HĐNK với ngày giờ
cụ thể và báo với tổ chuyên môn thông qua Ban Giám hiệu để không bị động giờ với các GV khác.
Thường trong một năm học, các trường có được 1 tuần (học kì I), 2 tuần (học kì II) dành cho các
hoạt động khác, thời điểm này tổ chức HĐNK cho HS là thích hợp. Hoặc GV có thể tổ chức cùng
thời điểm với các hoạt động cộng đồng có ý nghĩa phù hợp (ngày bảo vệ mơi trường,…).


Nếu kiêm chủ nhiệm lớp thì GV có thể lồng ghép nội dung một số chủ đề ngoại khóa như: vấn
đề bảo vệ mơi trường, vấn đề phòng ngừa, đẩy lùi các bệnh tật hiểm nghèo,… vào HĐGD NGLL
(thường thực hiện vào thứ 2 hai tuần) để tổ chức thực hiện nội dung. Tuy nhiên, lượng thời gian
dùng cho HĐGD NGLL tương đối ít, GV cần chú ý nội dung giáo án thiết kế không quá dài.



Một số hoạt động như: thuyết trình, các trị chơi vận động,…thường bị kéo dài thời gian hơn
dự kiến, ảnh hưởng các hoạt động sư phạm khác. GV nên kiên quyết dừng các hoạt động lại khi hết
giờ qui định. Để làm được vậy, trước khi tiến hành GV nên nhắc nhở HS phải lưu ý cách thực hiện
nhanh, gọn, hiệu quả.


 <b>Nội dung kiến thức </b>


Hoạt động ngoại khóa hóa học lớp 11 sử dụng các kiến thức trong chương trình SGK 11, kiến
thức lớp dưới, kiến thức đời sống liên quan,…Giáo án ngoại khóa khơng đạt u cầu về nội dung có
thể do câu hỏi khơng phù hợp (kiến thức khơng có trong sách giáo khoa, kiến thức mở rộng quá
nhiều, kiến thức lớp dưới dễ quên…). Đây là khả năng dễ xảy khi khi tổ chức HĐNK với qui mơ
lớn (tồn khối 11), HS hai ban cơ bản và nâng cao đều tham gia. Do đó, khi thiết kế giáo án ngoại
khóa GV nên lựa chọn các nội dung kiến thức cả hai ban đều có, bám sát SGK, thống nhất nội dung
ôn tập và tài liệu tham khảo với các GV khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

HS không lưu tâm nên khi tổ chức HS không thực hiện đúng các yêu cầu hoạt động, tốn nhiều thời
gian,… GV bộ môn nên phân công cụ thể nhiệm vụ các thành viên, nhắc nhở, khuyến khích HS tích
cực nghiên cứu tìm tịi, chuẩn bị cho buổi ngoại khóa diễn ra tốt đẹp.


 <b>Đối tượng </b>


Đối tượng HS tham dự cũng là một yếu tố làm nên thành công của buổi ngoại khóa. Thường
thì HĐNK dựa trên ý thức tự nguyện của HS và nhiều em HS khá giỏi lại không hứng thú tham gia.
Với hình thức tổ chức hội thi giữa các lớp, cần có sự giúp đỡ của GV bộ mơn hóa, GVCN trong
việc khuyến khích HS đại diện lớp tham dự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>TÓM TẮT CHƯƠNG 2 </b>


Trong chương 2, chúng tôi đã thực hiện được các cơng việc sau:



1. Tìm hiểu cơ sở khoa học cho việc thiết kế giáo án ngoại khóa hóa học.
Cụ thể, đã trình bày:


- Đặc điểm của mơn hóa học ở trường phổ thông.


- Các nhiệm vụ của việc dạy học hóa ở trường phổ thơng..
- Nội dung hóa học có thể dùng trong tổ chức ngoại khóa.
2. Xây dựng các nguyên tắc thiết kế giáo án ngoại khóa hóa học:
- Đảm bảo tính chính xác – khoa học.


- Đảm bảo tính sư phạm.
- Đảm bảo đặc trưng bộ môn.


- Đảm bảo đúng mục tiêu của chủ đề ngoại khóa.
- Đảm bảo hình thức, phương pháp tổ chức phù hợp.
- Đảm bảo tính hữu ích, thời sự.


- Đảm bảo tính thẩm mỹ về hình thức trình bày.


- Số hoạt động thiết kế trong một buổi ngoại khóa vừa phải.


3. Xây dựng qui trình thiết kế giáo án ngoại khóa hóa học, gồm 5 bước:
- Bước 1: Xác định tên chủ đề ngoại khóa.


- Bước 2: Nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu liên quan.


- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh.
- Bước 4: Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa.


- Bước 5: Thiết kế giáo án ngoại khóa



Trong bước 5, chúng tơi thực hiện các công việc cụ thể sau:
+ Xác định mục tiêu của chủ đề.


+ Chia nội dung thành từng phần ứng với các hoạt động.
+ Dự tính thời gian cho từng hoạt động.


+ Thiết kế các hoạt động ứng với từng mục tiêu chủ đề.
+ Xây dựng thang điểm, tiêu chí đánh giá.


+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện hỗ trợ.
+ Dự đốn các tình huống phát sinh, biện pháp xử lí.
+ Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

hội thi hóa học, hội vui chuyên đề, hội vui tổng hợp và sử dụng một số phương pháp như nghiên
cứu, thảo luận, hợp tác, trò chơi,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

6B


<b>CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM </b>



28B


<b>3.1. </b> <b>MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM</b>


- Xác nhận tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng một số giáo án ngoại khóa hóa học lớp 11
đã được thiết kế.


+ Tính khả thi thể hiện qua sự thành cơng tiết ngoại khóa hóa học. GV có thể tham khảo các
giáo án ngoại khóa theo các chủ đề với hệ thống câu hỏi thay đổi linh hoạt phù hợp với trình độ học


sinh để tổ chức một buổi ngoại khóa hóa học bổ ích, thiết thực mà ít tốn thời gian nhất.


+ Tính hiệu quả được đánh giá bằng điểm số bài kiểm tra. Nếu điểm trung bình của lớp thực
nghiệm cao hơn đối xứng và mức độ yêu thích hoạt động ngoại khóa mơn hóa học của lớp thực
nghiệm cao hơn chứng tỏ hoạt động ngoại khóa có tác dụng mở rộng kiến thức hóa học, nâng cao
hiệu quả học tập, khơi gợi hứng thú học tập môn hóa học cũng như rèn luyện một số kỹ năng mà
người học sinh cần có.


- Rút ra các bài học kinh nghiệm về việc tổ chức và thiết kế các hoạt động, qua đó hồn chỉnh
thêm đề tài.


<b> 3.2. </b> <b>NỘI DUNG THỰC NGHIỆM </b>


<i>Bảng 3.1 Các chủ đề HĐNK hóa học lớp 11 THPT có thể thực hiện </i>


<b> Chủ đề </b>


<b>Mức độ </b>


Không


đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý Hồn tồn đồng ý


Vui cùng anh em nhóm VA 0 2 18 5


Đường lên đỉnh Olympia 0 2 15 8


Hóa học và mơi trường 0 0 1 24


Lịch sử các nhà hóa học 8 12 5 0



Nhà ảo thuật tài ba 0 0 18 7


Hóa học hữu cơ 0 3 20 2


Hóa học và thực phẩm 0 0 2 23


Từ kết quả thăm dò ý kiến GV (bảng 3.1) về các chủ đề HĐNK hóa học có khả năng tiến hành.
Chúng tơi đã lựa chọn thực nghiệm giáo án hoạt động ngoại khóa hóa học lớp 11 THPT với các chủ
đề:


1. Vui cùng anh em nhóm VA.
2. Lịch sử các nhà hóa học.
3. Hóa học và môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

30B


<b>3.3. </b> <b>ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM </b>


Học sinh lớp 11 tại 5 trường THPT thuộc tỉnh Bình Dương, Long An, TP. HCM.


<i>Bảng 3.2 Danh sách các lớp TN – ĐC</i>


<b>Trường THPT </b> <b>GV dạy thực </b>


<b>nghiệm </b> <b>Chủ đề </b> <b>Lớp TN </b> <b>Lớp ĐC </b>


Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số
An Mỹ (Bình Dương) Hồ Thị Thùy Giang



Vui cùng anh
em nhóm VA


11T1 40 11T2 39


Trung Học Thực Hành
( TP. HCM)


Trần Thị Hiền 11A3 41 11A2 40


An Mỹ ( Bình Dương) Hồ Thị Thùy Giang Hóa học và
môi trường


11T3 35 11T4 35


Nguyễn Du( TP.HCM) Trần Thị Hồng Châu 11B8 44 11B9 43


Chuyên Long An
( Long An )


Nguyễn Thị Hương Lịch sử các


nhà hóa học 11L 30 11S 28


Trịnh Hồi Đức
(Bình Dương)


Nguyễn Thị Khánh
Chi



Đường lên


đỉnh Olympia HS khối 11 tham dự <sub>(đại diện thi: 5HS / lớp) </sub>


31B


<b>3.4. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM </b>


Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm theo các bước sau:


76B


<b>3.4.1. </b> <b>Bước 1: Chọn lớp thực nghiệm </b>


77B


<b>3.4.2. </b> <b>Bước 2: Gặp gỡ GV dạy thực nghiệm để trao đổi </b>


Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã gặp các GV tham gia thực nghiệm để:


- Tìm hiểu về tình hình hoạt động ngoại khóa các trường và lựa chọn trường thực nghiệm.
- Trao đổi với giáo viên tham gia thực nghiệm: chọn các lớp tương đồng về sức học và có cùng
điều kiện học tập để làm lớp thực nghiệm – đối chứng. Lựa chọn chủ đề, hình thức tổ chức ngoại
khóa hệ thống câu hỏi phù hợp với khả năng, đặc điểm HS.


- Gởi giáo án ngoại khóa hóa học (dạng text và powerpoint) đến giáo viên các trường thực
nghiệm.


- Soạn các đề kiểm tra và phiếu ý kiến cho GV và HS sau khi tham gia thực nghiệm.



78B


<b>3.4.3. </b> <b>Bước 3: Tổ chức thực nghiệm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

+ Chủ đề 1, 3, 4: thực nghiệm trên phạm vi 1 lớp 11.
+ Chủ đề 2: thực nghiệm trên phạm vi nhiều lớp 11.


- Lớp đối chứng: dạy bằng giáo án bình thường của các GV tham gia thực nghiệm.
+ Chủ đề 1: tiết ơn tập chương nhóm nitơ.


+ Chủ đề 2: tiết ôn tập học kì I.


+ Chủ đề 3, 4: nội dung liên quan đến chủ đề thường được đề cập rải rác trong SGK (GV
phát tài liệu tham khảo thêm).


79B


<b>3.4.4. </b> <b>Tiến hành kiểm tra </b>


- Tiến hành kiểm tra bài một tiết sau khi thực hiện chủ đề 1, 3.
- Tiến hành kiểm tra một bài 15 phút sau khi thực hiện chủ đề 2.


- Sau mỗi chủ đề, phát phiếu nhận xét về buổi HĐNK vừa thực hiện cho HS.


32B


<b>3.5. </b> <b>CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM</b>


80B



<b>3.5.1. </b> <b>Về mặt định tính </b>
Sử dụng phiếu điều tra đánh giá


- Phiếu điều tra dành cho GV: đánh giá sự khả thi và hiệu quả giáo án dùng cho hoạt động
ngoại khóa.


- Phiếu điều tra dành cho HS: đánh giá việc thực hiện hoạt động ngoại khóa, tác dụng của hoạt
động ngoại khóa.


81B


<b>3.5.2. </b> <b>Về mặt định lượng [14] </b>


Kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng qua bài kiểm tra 1 tiết (chủ đề 1,3), bài kiểm tra 15
phút (chủ đề 4) và xử lý kết quả theo phương pháp thống kê toán học theo các bước:


1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích.
2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích


3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập
4. Tính các tham số thống kê đặc trưng


a. Trung bình cộng


1 1 2 2 k k


i i
1


1 2 k



n x + n x + ... + n x 1


x = = n x


n + n +... + n n


<i>k</i>


<i>i</i>=




</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

n: số HS tham gia thực nghiệm.
b. Phương sai SP


2


Pvà độ lệch chuẩn S là các số đo độ phân tán của sự phân phối quanh giá


trị trung bình cộng. S càng nhỏ số liệu càng ít phân tán.


SP


2


P


=



2
i i
n (x -x)


n-1


<sub> và S = </sub> 2
i i
n (x -x)


n-1



c. Hệ số biến thiên V: Trường hợp hai bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau,
người ta so sánh mức độ phân tán của các số liệu đó bằng hệ số biến thiên. Nhóm có hệ số biến
thiên V nhỏ hơn sẽ có chất lượng đồng đều hơn.


V = S


x .100% + Nếu V < 30%: Độ dao động đáng tin cậy.


+ Nếu V > 30%: Độ dao động không đáng tin cậy.
d. Sai số tiêu chuẩn m: giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng
m = S


n


Sai số càng nhỏ thì giá trị điểm trung bình càng đáng tin cậy.


33B



<b>3.6. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM</b>


82B


<b>3.6.1. </b> <b>Kết quả định tính </b>


 <b>Ý kiến HS </b>


Tiến hành khảo sát lấy ý kiến của HS ở 5 lớp (150 HS) có tham gia các tiết HĐNK hóa học lớp 11
theo các chủ đề đã thực nghiệm.


<i>Bảng 3.3 Mức độ ham thích của HS sau khi tham gia HĐNK hóa học </i>


<b>Khơng </b> <b>Có cũng được </b> <b>Thích </b> <b>Rất thích </b>


Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm


0 0 10 6,67 109 <b>72,67 </b> 31 <b>20,66 </b>


Rõ ràng sau khi được tham gia các tiết ngoại khóa hóa học, mức độ ham thích tham gia
HĐNK của HS có sự gia tăng (72,67% mức độ thích và 20,66 % mức độ là rất thích) so với lúc
khảo sát khi chưa tiến hành thực nghiệm (có 52,2% mức độ thích và 17,5% mức độ rất thích). Như
vậy, việc thiết kế các giáo án ngoại khóa hóa học có hiệu quả giúp gia tăng sự ham thích HĐNK của
HS.


<i>Bảng 3.4 Nhận xét của HS về buổi HĐNK vừa thực hiện </i>


<b>Nhận xét </b> Không <b>Mức độ </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

- Nội dung bổ ích, thiết thực 0 23(15,3%) <b>97(64,7%) </b> <b>30(20,0%) </b>
- Khơng khí vui vẻ, sinh động. 0 0 <b>82(54,7%) </b> <b>68(45,3%) </b>


Nhìn chung buổi HĐNK lôi cuốn được HS, tạo được không khí vui vẻ, sinh động là nhờ sự
góp phần nhiều yếu tố: hình thức thu hút; nội dung hấp dẫn; nội dung bổ ích, thiết thực. Điều đó thể
hiện qua số HS đồng ý, đồng ý hoàn toàn chiếm rất cao (từ gần 85% trở lên).


<i>Bảng 3.5 Tác dụng của HĐNK hóa học mà HS vừa tham gia </i>


<b>Tác dụng </b> Không <b>Mức độ đồng ý </b>


đồng ý một phần Đồng ý Đồng ý hoàn toàn Đồng ý
- Mở rộng kiến thức đời sống. 4


(2,7%)
31
(20,7%)
52
(34,7%)
63
(42%)


- Khắc sâu, củng cố kiến thức bài
học.


0 27


(18%)


38


(25,3%)


85
(56,7%)


- Rèn kĩ năng tư duy, sáng tạo. 0 48
(32%)


75
(50%)


27
(18%)


- Rèn các kỹ năng liên quan hóa học:
thực hành, giải thích hiện tượng,…


9
(6%)
56
(37,3 %)
49
(32,7%)
36
(24%)


- Tăng hứng thú học tập cho HS. 0 0 64
(42,7%)


86


(57,3%)


- Rèn luyện kĩ năng sống: xử lý tình


huống, giao tiếp, làm việc tập thể,... 0 (5,3%) 8


113
(75,3%)


29
(19,3%)


- Tạo sân chơi lành mạnh. 0 0 112


(74,7%)


38
(25,3%)


Hầu hết các HS đều thấy được tác dụng nhiều mặt của HĐNK hóa học mang lại: mở rộng
kiến thức hóa học và đời sống (mức độ đồng ý và đồng ý hoàn toàn chiếm 76,7%); khắc sâu, củng
cố kiến thức cho bài học trên lớp (mức độ đồng ý và đồng ý hoàn toàn chiếm 82%); rèn kĩ năng tư
duy, khả năng sáng tạo (mức độ đồng ý và đồng ý hoàn toàn chiếm 68%). Về tác dụng rèn các kỹ
năng liên quan bộ mơn hóa học số HS đồng ý và đồng ý hồn tồn chiếm 56,7%, có thể lí giải do
khơng phải chủ đề ngoại khóa nào cũng có thể đưa các thí nghiệm thực hành vào và tác giả cũng đã
cố gắng đưa bài tập thực hành vào để góp phần rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS. 100% HS đồng
ý việc tham gia HĐNK giúp tăng hứng thú học tập mơn hóa, rèn kĩ năng sống cần thiết cho HS
(mức độ đồng ý và đồng ý hoàn toàn chiếm 94,6%).


<i>Bảng 3.6 Nhận xét của HS về các hạn chế buổi HĐNK hóa học </i>



<b>Các hạn chế </b> Không <b>Mức độ đồng ý </b>


ý kiến
(1)
Không
đồng ý
(2)
Đồng ý
một phần
(3)
Đồng
ý
(4)
Đồng ý
hoàn
toàn (5)


- Nội dung câu hỏi không vừa sức. 12
(8%)
99
(82,5%)
18
(12%)
<b>9 </b>
<b>(6%) </b>
12
<b>(8%) </b>


- HS tốn nhiều thời gian vơ ích cho khâu



chuẩn bị. (5,3%) 8


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

- Chỉ phù hợp HS khá, giỏi, năng động. 20
(13,3%)
88
<b>(58,7%) </b>
22
(14,7%)
12
(8%)
8
(5,3%)


- <b>Về nội dung câu hỏi khơng vừa sức thì có 14% HS đồng tình (chọn mức độ 4,5). Theo chúng </b>
tôi, hạn chế này sẽ càng được khắc phục khi GV biết rõ tình hình và năng lực học tập của chính HS
mình. Mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng trao đổi, hỏi han tình hình học tập của HS qua GV dạy
thực nghiệm cũng khơng tránh khỏi thiếu sót do không hiểu rõ năng lực HS của các trường bằng
chính GV dạy lớp.


- Về việc chuẩn bị cho HĐNK có thể làm HS tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên nếu các em biết
sắp xếp, có sự phân cơng tổ chức hợp lí sẽ giảm thời gian đáng kể và lượng thời gian các em bỏ ra
hồn tồn khơng vơ ích mà nhằm mục đích tích lũy kiến thức nâng cao trình độ bản thân.


- Nhận xét về HĐNK chỉ phù hợp với HS khá giỏi thì có tới 58,7% HS không đồng ý, 13,3%
HS không ý kiến. Thực tế là các em HS chưa khá vẫn có thể tham gia với nội dung phù hợp hay có
thể tham gia dưới hình thức thi của khán giả với nhiều câu hỏi liên quan thực tiễn đời sống đòi hỏi
kiến thức tổng quát của HS.


 <b>Ý kiến của GV </b>



Tiến hành lấy ý kiến của 15 GV (GV tham gia thực nghiệm và một số GV khác) sau khi các
GV tham khảo các giáo án ngoại khóa hóa học lớp 11 dùng cho HĐNK (dạng text và powerpoint)
mà chúng tôi đã thiết kế. Kết quả như sau:


<i>Bảng 3.7 Đánh giá của GV về giáo án HĐNK mà GV tham khảo </i>


<b>Tiêu chí đánh giá </b> 1 <b>Mức độ </b>


( Kém)


2


( Yếu) ( TB) 3


4


( Khá)


5


( Tốt)


<b>Về nội dung </b>


- Nội dung bổ ích, thiết thực.
- Kiến thức trọng tâm theo chủ đề.
- Kiến thức chính xác, khoa học.
- Có liên hệ thức tế, có tính giáo dục



0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
1
3
4
0
9
12
11
15
5


<b>Về hình thức </b>
<b>- Trình bày thu hút. </b>


- Hiệu ứng hấp dẫn, sinh động, nhấn mạnh trọng
tâm, khơng gây phản cảm.


- Hài hịa về nội dung, phương pháp, cách thức trình
bày.
0


0
0
0
0
0
0
0
0
5
2
6
10
13
9


<b>Về phương pháp </b>


- Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp
với nội dung chủ đề.


- Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện và thiết bị .


0
0
0
0
1
2
4
5


10
8


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<b>- </b>Hiệu ứng đơn giản, dễ sử dụng.


- Phù hợp với khả năng của giáo viên.
- Phù hợp với điều kiện CSVC trường


0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
4
5
15
11
10


<b>Về hiệu quả </b>


- Là tư liệu tham khảo thiết thực, bổ ích cho GV.
- Giúp GV tiết kiệm thời gian khi thiết kế giáo án
ngoại khóa hóa học.



- HS nắm vững kiến thức trọng tâm của chủ đề ngoại
khóa hóa học.


-.Tăng hứng thú học tập mơn hóa học cho HS.


- Rèn luyện các kĩ năng liên quan đến bộ mơn hóa
học.


- Rèn luyện kĩ năng sống.


- Tạo sân chơi lành mạnh cho HS.


0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
3
0


4
0
0
2
7
5
0
7
1
0
13
8
7
15
4
14
15
- Nhìn chung thì các tiêu chí trong phần nội dung, hình thức, tính khả thi của giáo án được các
GV đánh giá cao (mức độ khá tốt là 100%, mức độ tốt chiếm phần lớn).


- Về việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp, chỉ có 1/15 GV đánh giá mức độ
thấp nhất là trung bình trong đó tốt là 10/15 GV.


- Việc sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện và thiết bị có 2/15 GV đánh giá mức độ thấp
nhất là trung bình, mức độ tốt có 8/15 GV đánh giá (trên 50%).


- Các GV đánh giá cao về hiệu quả mà giáo án mang lại. Các tiêu chí về hiệu quả đều được
đánh giá khá, tốt trong đó các tiêu chí được đánh giá tốt đều khá cao.


- Việc HS nắm vững kiến thức trọng tâm của chủ đề ngoại khóa hóa học thì có 3/15 GV chỉ


đồng ý mức độ trung bình; đánh giá việc rèn luyện các kĩ năng liên quan đến bộ mơn hóa học có
4/15 GV đánh giá mức độ trung bình.


Từ các ý kiến nhận xét của GV và HS cho thấy các giáo án ngoại khóa hóa học lớp 11 THPT
mà chúng tôi thiết kế được đánh giá cao và sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho GV khi tổ chức
HĐNK hóa học cho HS.


83B


<b>3.6.2. Kết quả bài kiểm tra của HS </b>


107B


<i><b>3.6.2.1. Kết quả bài kiểm tra sau khi tổ chức HĐNK chủ đề “Vui cùng anh em </b></i>
<i><b>nhóm VA” </b></i>


<i>Bảng 3.8 Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN1 và ĐC1 </i>


Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi % số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống


TN ĐC TN ĐC TN ĐC


0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

2 0 2 0.00 5.13 0.00 5.13


3 0 4 0.00 10.26 0.00 15.38


4 2 8 5.00 20.51 5.00 35.90



5 9 12 22.50 30.77 27.50 66.67


6 10 7 25.00 17.95 52.50 84.62


7 9 4 22.50 10.26 75.00 94.87


8 6 2 15.00 5.13 90.00 100.00


9 3 0 7.50 0.00 97.50 100.00


10 1 0 2.50 0.00 100.00 100.00


Tổng 40 39


<i>Bảng 3.9 Bảng tổng hợp kết quả học tập lớp TN1 và ĐC1 </i>


%


Lớp YK TB KG


TN1 5.00 47.50 47.50


ĐC1 35.90 48.72 15.38


<i> </i>


<i>Hình 3.1 Đồ thị đường tích lũy điểm số của lớp TN1 và ĐC1 </i>


<i>Nhận xét: Đồ thị đường tích lũy điểm số lớp thực nghiệm nằm bên phải lớp đối chứng, chứng </i>



tỏ điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Ngoài ra, lớp đối chứng khơng có điểm
tối đa. Có thể thấy, học sinh lớp thực nghiệm tiếp thu và ghi nhớ tốt các kiến thức trọng tâm, các
dạng bài tập cũng như các kiến thức đời sống mở rộng trong chương nhóm nitơ tốt hơn lớp đối
chứng. Như vậy, việc sử dụng giáo án ngoại khóa để ôn tập và củng cố kiến thức là có hiệu quả.


<i>Bảng 3.10 Các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lớp TN1 và ĐC1 </i>


Lớp XRTB SP


2


S Hệ số biến
thiên V


Sai số tiêu
chuẩn m
0.00


20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00


0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

TN 6.53 2.10 1.45 22.21 <sub>0.23 </sub>


ĐC 4.97 2.18 1.48 29.78 <sub>0.24 </sub>



<i>Nhận xét: Hệ số biến thiên của 2 lớp TN1 và ĐC1 đều dưới 30% chứng tỏ độ dao động của </i>


kết quả khảo sát tại hai lớp là đáng tin cậy. Lớp thực nghiệm có hệ số biến thiên thấp hơn lớp đối
chứng cho thấy kết quả lớp thực nghiệm đều hơn lớp đối chứng. Có thể kết luận, việc sử dụng giáo
án ngoại khóa trong việc ơn tập, củng cố và mở rộng kiến thức cho kết quả đồng đều hơn việc học
sinh được ôn tập củng cố kiến thức qua các tiết ôn tập thông thường.


<i>Bảng 3.11 Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN2 và ĐC2 </i>


Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi % số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống


TN ĐC TN ĐC TN ĐC


0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00


1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00


2 0 1 0.00 2.50 0.00 2.50


3 0 3 0.00 7.50 0.00 10.00


4 1 2 2.44 5.00 2.44 15.00


5 2 10 4.88 25.00 7.32 40.00


6 2 11 4.88 27.50 12.20 67.50


7 14 7 34.15 17.50 46.34 85.00



8 17 6 41.46 15.00 87.80 100.00


9 4 0 9.76 0.00 97.56 100.00


10 1 0 2.44 0.00 100.00 100.00


Tổng 41 40 <sub> </sub> <sub> </sub> <sub> </sub> <sub> </sub>


<i>Bảng 3.12 Bảng tổng hợp kết quả học tập lớp TN2 và ĐC2 </i>


%


Lớp Yếu-Kém TB Khá- Giỏi


TN 2.44 9.76 87.80


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<i>Hình 3.2 Đồ thị đường tích lũy điểm số của lớp TN2 và ĐC2 </i>


<i>Nhận xét: Đồ thị đường tích lũy điểm số lớp thực nghiệm nằm bên phải lớp đối chứng, chứng </i>


tỏ điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Ngồi ra, lớp đối chứng khơng có điểm
tối đa. Có thể thấy, học sinh lớp thực nghiệm tiếp thu và ghi nhớ tốt các kiến thức trọng tâm, các
dạng bài tập cũng như các kiến thức đời sống mở rộng trong chương nitơ-photpho dưới hình thức
trị chơi tốt hơn lớp đối chứng. Như vậy, việc sử dụng giáo án ngoại khóa trong ôn tập và củng cố
kiến thức là có hiệu quả.


<i>Bảng 3.13 Các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lớp TN2 và ĐC2 </i>


Lớp XRTB SP



2


S Hệ số biến
thiên V


Sai số tiêu
chuẩn m


TN 7.46 1.30 1.14 15.28 <sub>0.18 </sub>


ĐC 5.80 2.32 1.52 26.21 <sub>0.24 </sub>


<i>Nhận xét: Hệ số biến thiên của 2 lớp TN1 và ĐC1 đều dưới 30% chứng tỏ độ dao động của kết quả </i>


khảo sát tại hai lớp là đáng tin cậy. Lớp thực nghiệm có hệ số biến thiên thấp hơn lớp đối chứng cho
thấy kết quả lớp thực đều hơn lớp đối chứng. Có thể kết luận, việc sử dụng giáo án ngoại khóa trong
việc ơn tập, củng cố và mở rộng kiến thức cho kết quả đồng đều hơn việc học sinh được ôn tập củng
cố kiến thức qua các tiết ôn tập thông thường.


108B


<i><b>3.6.2.2. Kết quả bài kiểm tra sau khi tổ chức HĐNK chủ đề “ Hóa học và mơi </b></i>
<i><b>trường” </b></i>


<i>Bảng 3.14 Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN1 và ĐC1 </i>


Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi % số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống


TN ĐC TN ĐC TN ĐC



0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00


1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00


0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00


0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00


0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


TN
ĐC


2 0 2 0.00 5.71 0.00 5.71


3 0 7 0.00 20.00 0.00 25.71



4 1 10 2.86 28.57 2.86 54.29


5 5 11 14.29 31.43 17.14 85.71


6 7 4 20.00 11.43 37.14 97.14


7 12 1 34.29 2.86 71.43 100.00


8 8 0 22.86 0.00 94.29 100.00


9 1 0 2.86 0.00 97.14 100.00


10 1 0 2.86 0.00 100.00 100.00


Tổng 35 35


<i>Bảng 3.15 Bảng tổng hợp kết quả học tập lớp TN1 và ĐC1 </i>


%


Lớp Yếu- Kém TB Khá-Giỏi


TN 2.86 34.29 62.86


ĐC 54.29 42.86 2.86


<i><b>Hình 3.3 Đồ thị so sánh điểm số của lớp TN1 và ĐC1 </b></i>


<i>Nhận xét: Đồ thị đường tích lũy điểm số lớp thực nghiệm nằm bên phải lớp đối chứng, chứng </i>



tỏ điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Ngồi ra, lớp đối chứng khơng có điểm
tối đa. Có thể thấy, học sinh lớp thực nghiệm tiếp thu và ghi nhớ tốt các kiến thức hóa học mơi
trường mà giáo án ngoại khóa chủ đề về hóa học và môi trường đã đề cập. Như vậy, việc sử dụng
giáo án ngoại khóa trong việc mở rộng và đào sâu kiến thức về một chủ đề là có hiệu quả.


<i>Bảng 3.16 Các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lớp TN1 và ĐC1 </i>


Lớp XRTB SP


2


S Hệ số biến
thiên V


Sai số tiêu
chuẩn m


TN 6.80 1.64 1.28 18.82 0.22


ĐC 4.31 1.40 1.18 27.38 <sub>0.2 </sub>


<i>Nhận xét: Hệ số biến thiên của 2 lớp TN1 và ĐC1 đều dưới 30% chứng tỏ độ dao động của kết quả </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

thấy kết quả lớp thực đều hơn lớp đối chứng. Có thể kết luận, việc sử dụng giáo án ngoại khóa trong
việc ơn tập, củng cố và mở rộng kiến thức cho kết quả đồng đều hơn việc học sinh được ôn tập củng
cố kiến thức qua các tiết ôn tập thông thường.


<i>Bảng 3.17 Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN2 và ĐC2 </i>



Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi % số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống


TN ĐC TN ĐC TN ĐC


0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00


1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00


2 0 3 0.00 6.98 0.00 6.98


3 0 8 0.00 18.60 0.00 25.58


4 1 15 2.27 34.88 2.27 60.47


5 3 10 6.82 23.26 9.09 83.72


6 11 5 25.00 11.63 34.09 95.35


7 13 2 29.55 4.65 63.64 100.00


8 8 0 18.18 0.00 81.82 100.00


9 6 0 13.64 0.00 95.45 100.00


10 2 0 4.55 0.00 100.00 100.00


Tổng 44 43


<i>Bảng 3.18 Bảng tổng hợp kết quả học tập lớp TN2 và ĐC2 </i>



%


Lớp Yếu-Kém TB Khá-Giỏi


TN 2.27 31.82 65.91


ĐC 60.47 34.88 4.65


<i><b>Hình 3.4 Đồ thị so sánh điểm số của lớp TN2 và ĐC2 </b></i>


<i>Nhận xét: Đồ thị đường tích lũy điểm số lớp thực nghiệm nằm bên phải lớp đối chứng, chứng </i>


tỏ điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Ngồi ra, lớp đối chứng khơng có điểm
tối đa. Có thể thấy, học sinh lớp thực nghiệm tiếp thu và ghi nhớ tốt các kiến thức hóa học mơi


0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00


0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

trường mà giáo án ngoại khóa chủ đề “Hóa học và mơi trường” đã đề cập. Như vậy, việc sử dụng
giáo án ngoại khóa trong việc mở rộng và đào sâu kiến thức về một chủ đề cụ thể là có hiệu quả.


<i><b>Bảng 3.19 Các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lớp TN2 và ĐC2 </b></i>



Lớp XRTB SP


2


S Hệ số biến
thiên V


Sai số tiêu
chuẩn m


TN 7.14 1.89 1.37 19.19 <sub>0.21 </sub>


ĐC 4.28 1.54 1.24 28.97 <sub>0.19 </sub>


<i>Nhận xét: Hệ số biến thiên của 2 lớp TN2 và ĐC2 đều dưới 30% chứng tỏ độ dao động của kết quả </i>


khảo sát tại hai lớp là đáng tin cậy. Lớp thực nghiệm có hệ số biến thiên thấp hơn lớp đối chứng cho
thấy kết quả lớp thực đều hơn lớp đối chứng. Có thể kết luận, việc GV sử dụng giáo án ngoại khóa
giúp cho HS trong việc tiếp thu và mở rộng kiến thức về chủ đề hóa học mơi trường cho kết quả
đồng đều hơn việc học sinh được cung cấp những kiến thức hóa học và mơi trường rời rạc theo nội
dung sách giáo khoa hay học sinh tự tìm hiểu qua các hình thức khác.


109B


<i><b>3.6.2.3. Kết quả bài kiểm tra sau khi tổ chức HĐNK chủ đề “ Lịch sử các nhà hóa </b></i>
<i><b>học” </b></i>


<i><b>Bảng 3.20 Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích lớp TN1 và ĐC1 </b></i>


Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi % số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống



TN ĐC TN ĐC TN ĐC


0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00


1 0 1 0.00 2.44 0.00 2.44


2 0 3 0.00 7.32 0.00 9.76


3 0 7 0.00 17.07 0.00 26.83


4 0 18 0.00 43.90 0.00 70.73


5 4 8 9.52 19.51 9.52 90.24


6 14 4 33.33 9.76 42.86 100.00


7 10 0 23.81 0.00 66.67 100.00


8 9 0 21.43 0.00 88.10 100.00


9 3 0 7.14 0.00 95.24 100.00


10 2 0 4.76 0.00 100.00 100.00


Tổng 42 41


<i>Bảng 3.21 Bảng tổng hợp kết quả học tập lớp TN1 và ĐC1 </i>


%



Lớp Yếu-Kém TB Khá-Giỏi


TN 0.00 42.86 57.14


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<i><b>Hình 3.5 Đồ thị so sánh điểm số của lớp TN1 và ĐC1 </b></i>


<i>Nhận xét: Đồ thị đường tích lũy điểm số lớp thực nghiệm nằm bên phải lớp đối chứng, chứng </i>


tỏ điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Ngoài ra, lớp đối chứng khơng có điểm
tối đa. Có thể thấy, học sinh lớp thực nghiệm tiếp thu và ghi nhớ tốt các kiến thức lịch sử các nhà
hóa học mà buổi ngoại khóa hóa học mang lại. Như vậy, việc sử dụng giáo án ngoại khóa trong
việc mở rộng kiến thức về một chủ đề cụ thể là có hiệu quả.


<i>Bảng 3.22 Các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lớp TN1 và ĐC1 </i>


Lớp XRTB SP


2


S V


TN 6.98 1.68 1.30 18.62


ĐC 4.00 1.30 1.14 28.50


<i>Nhận xét: Hệ số biến thiên của 2 lớp TN1và ĐC1 đều dưới 30% chứng tỏ độ dao động của kết </i>


quả khảo sát tại hai lớp là đáng tin cậy. Lớp thực nghiệm có hệ số biến thiên thấp hơn lớp đối chứng
cho thấy kết quả lớp thực nghiệm đều hơn lớp đối chứng. Có thể kết luận, việc GV sử dụng giáo án


ngoại khóa giúp HS trong việc tiếp thu và mở rộng kiến thức về chủ đề lịch sử các nhà hóa học cho
kết quả đồng đều hơn việc học sinh được cung cấp những kiến thức đó rời rạc theo nội dung sách
giáo khoa hay học sinh tự tìm hiểu qua các các kênh thơng tin khác.


84B


<b>3.6.3. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm </b>


Từ việc lấy ý kiến của GV và HS cũng như qua các thông số từ kết quả định lượng, cho
thấy các giáo án được thiết kế đạt được những yêu cầu sau:


- Về nội dung: đảm bảo tính chính xác, khoa học, nội dung phong phú và bám sát nội dung
sách giáo khoa.


0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00


0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

- Về tính khả thi: giáo án thiết kế có chú ý sự ham thích, trình độ của HS, có thay đổi phù
hợp với đặc điểm, cơ sở vật chất trường học,.. nên dễ áp dụng trong quá trình tổ chức thực tế.


- Về tính hiệu quả: học sinh các lớp thực nghiệm được tham gia hoạt động ngoại khóa đều
thể hiện sự say mê, hứng thú và từ đó thêm u thích mơn hóa hơn. Các em bắt đầu quan tâm đến
các vấn đề đời sống có liên quan đến hóa học. Qua điểm số thực nghiệm, có thể thấy các giáo án


ngoại khóa hóa học góp phần thành cơng trong q trình tổ chức hoạt động ngoại khóa và có hiệu
quả trong việc củng cố ôn tập, mở rộng kiến thức, cung cấp thông tin hay tác động đến sự ghi nhớ
kiến thức của các em so với việc giảng dạy theo nội dung sách thơng thường.


Như vậy, có thể nói nếu GV có sự đầu tư vào hoạt động ngoại khóa sẽ giúp nâng cao chất
lượng dạy và học mơn hóa, giúp HS thấy được hóa học rất gần gũi với đời sống con người từ đó
ni dưỡng lịng đam mê u thích hóa học và càng ngày có sự cố gắng học tập mơn hóa. Đồng thời
việc tạo một sân chơi ngoại khóa hóa học hấp dẫn sẽ góp phần rèn luyện những kĩ năng cần có của
người học sinh, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội đang có xu hướng xâm nhập học đường.


Vừa học vừa chơi đó là cách dạy học hiệu quả. Vậy, việc thiết kế các giáo án ngoại khóa hóa
học theo đa dạng hình thức và chủ đề là rất hiệu quả và thiết thực.


34B


<b>3.7. BÀI HỌC RÚT RA TỪ THỰC NGHIỆM </b>


Thông qua tổ chức thực nghiệm và tiếp thu ý kiến đóng góp từ GV và HS, chúng tôi rút ra
một số bài học kinh nghiệm để tổ chức hiệu quả hoạt động ngoại khóa hóa học như sau:


1. Tìm hiểu thật kĩ đặc điểm tâm lí của HS để lựa chọn hình thức và phương pháp tổ chức
ngoại khóa thích hợp. Với những lớp học sinh động, học sinh năng nổ nhiệt tình thì có thể giao việc
thiết kế chương trình cho các em, GV đóng vai trò là người hướng dẫn gợi ý và duyệt chương trình,
nội dung sau khi các em thiết kế. Với lớp học trầm lắng, nên dùng những hình thức trị chơi, đố vui,
thí nghiệm ảo thuật,... khơng nên dùng (hoặc hạn chế) hình thức thuyết trình khiến các em dễ chán
nản, mệt mỏi...GV cũng nên có sự động viên, khuyến khích sự nhiệt tình của HS tham gia.


2. Tìm hiểu về trình độ, năng lực học tập của HS để có thể lựa chọn câu hỏi cho phù hợp,
không quá dễ khiến các em không thèm quan tâm, khơng q khó khiến các em chán nản. Nếu tổ
chức chung học sinh cả ban cơ bản và ban nâng cao nên lựa chọn những kiến thức chung cả hai ban,


bám sát sách giáo khoa, giới hạn phạm vi kiến thức và giới thiệu các tài liệu tham khảo cho HS. Nên
đưa các câu hỏi gắn liền với thực tế đời sống để thu hút HS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100></div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Trong chương, chúng tơi đã trình bày q trình thực nghiệm theo từng bước, gồm các công việc:


1. Tiến hành thực nghiệm trong năm học 2010-2011 với các giáo án thiết kế dùng cho HĐNK hóa
học. Đối tượng thực nghiệm là HS lớp 11 trong 3 tỉnh thành (Bình Dương, Long An, TP. Hồ Chí
Minh), với tổng số HS lớp thực nghiệm là 190, đối chứng là 185.


- Số trường tham gia thực nghiệm: 5.
- Tổng số GV tham gia thực nghiệm: 5.
- Số giáo án tiến hành thực nghiệm: 4.


2. Lấy ý kiến của các GV và các HS đã tham gia thực nghiệm về hoạt động ngoại khóa hóa học.
3. Xử lí và phân tích kết quả định lượng cho thấy kết quả học tập ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn
lớp đối chứng. Kết quả này có được là do hiệu quả của việc sử dụng các giáo án hoạt động ngoại
khóa hóa học đã được thiết kế chứ khơng phải do ngẫu nhiên.


4. Phân tích kết quả định tính cũng cho thấy việc áp dụng tổ chức hoạt động ngoại khóa cũng mang
lại hiệu quả thật sự. Thể hiện ở: tạo hứng thú học tập cho HS, rèn HS một số kĩ năng hợp tác như
thảo luận, làm việc tập thể, giao tiếp, diễn đạt, rèn kĩ năng sống,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

7B


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>



35B



<b>1. </b> <b>Kết luận </b>


Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đã đề ra, đề tài đã hồn thành được những cơng việc sau:


<b>1.1 </b> Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài. Qua đó, chúng tơi đã bổ sung lí luận về hoạt động


ngoại khóa thể hiện ở các nội dung:


- Các khái niệm liên quan: bài giảng, giáo án, giáo án ngoại khóa hóa học.


- Tổng quan về hoạt động ngoại khóa bao gồm: tìm hiểu lịch sử hình thành hoạt động ngoại
khóa; tác dụng của hoạt động ngoại khóa đối với sự phát triển toàn diện của HS; các đặc điểm,
nhiệm vụ, nguyên tắc, các hình thức tổ chức cơ bản và các phương pháp được sử dụng trong hoạt
động ngoại khóa.


<b>1.2 </b> Nghiên cứu thực trạng về việc tổ chức HĐNK hóa học của 25 GV ở 25 trường thuộc 8 tỉnh


thành phía Nam và 60 HS ở 6 trường thuộc 3 tỉnh thành.
Kết quả thu được:


- Đa số GV và HS đều nhận thức được tầm quan trọng của HĐNK. Các trường THPT cũng
quan tâm đến việc tổ chức ngoại khóa cho HS. Tuy nhiên HĐNK hóa học lại chưa được các GV bộ
mơn hóa quan tâm và đầu tư thích đáng. Một số khó khăn cịn tồn tại như: cơ sở vật chất thiếu thốn,
thiếu tài liệu, chưa được hướng dẫn cách tổ chức, thiếu giáo án mẩu để tham khảo,…dẫn đến hiệu
quả tổ chức ngoại khóa chưa cao.


<b>1.3 </b> Nghiên cứu: đặc điểm mơn hóa học, các nhiệm vụ của của việc dạy học hóa học ở trường


phổ thơng, tìm hiểu cấu trúc chương trình hóa học lớp 11 để xác định nội dung ngoại khóa hóa
học,.. làm cơ sở khoa học cho việc thiết kế giáo án ngoại khóa hóa học.



<b>1.4 </b> Xây dựng 8 nguyên tắc và quy trình gồm 5 bước định hướng cho việc thiết kế giáo án ngoại


khóa hóa học. Trong bước 5 thiết kế giáo án ngoại khóa, chúng tôi đề xuất thêm 8 việc cần làm để
xây dựng một giáo án ngoại khóa hồn chỉnh.


<b>1.5 </b> Đề xuất và thực nghiệm một số giáo án ngoại khóa hóa học với nội dung chủ đề thiết thực,


bổ ích được tổ chức theo các hình thức ngoại khóa có tính khả thi cao, dễ tiến hành, phù hợp với
điều kiện trường học và tâm lí HS.


+ Hội thi hóa học: Vui cùng anh em nhóm VA.


+ Hội vui chuyên đề: Hóa học và mơi trường, Lịch sử các nhà hóa học.
+ Hội vui tổng hợp: Đường lên đỉnh Olympia.


<b>1.6 </b> Thiết kế được 6 giáo án ngoại khóa hóa học theo các nguyên tắc và qui trình đã xây dựng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

<b>1.7 </b> Tiến hành thực nghiệm sư phạm trong năm học 2010-2011 với ba giáo án, 5 cặp lớp thực


nghiệm – đối chứng (số HS thực nghiệm là 190, số HS đối chứng là 185) ở 4 trường THPT thuộc 3
tỉnh thành (Bình Dương, Long An, TP. Hồ Chí Minh) và một giáo án được thực nghiệm với HS toàn
khối lớp 11( khoảng 150 HS, đại điện tham gia thi gồm 5 HS/ lớp) ở trường THPT Trịnh Hồi Đức,
Bình Dương. Sau đó, chúng tơi tiến hành xử lí và phân tích kết quả định lượng (5 cặp lớp thực
nghiệm – đối chứng) và định tính với tất cả HS tham gia HĐNK hóa học.


Chúng tơi cũng tiến hành lấy ý của các GV tham gia thực nghiệm và một số GV khác có tham
khảo giáo án ngoại khóa hóa học đã thiết kế (dạng text và powerpoint). Rút ra các bài học kinh
nghiệm khi sử dụng giáo án thiết kế vào tổ chức hoạt động ngoại khóa hóa học ở trường THPT.



36B


<b>2. </b> <b>Kiến nghị </b>


Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, để hoạt động ngoại khóa hóa học được q thầy cơ quan
tâm và tổ chức hiệu quả chúng tơi có một số kiến nghị sau:


<b>2.1. Với Bộ Giáo dục & Đào tạo </b>


- Cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của hoạt động ngoại khóa cho cán bộ, giáo viên,
học sinh và các lực lượng xã hội khác.


- Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng về kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa nói chung
và hoạt động ngoại khóa hóa học nói riêng cho GV THPT.


- Đầu tư cung cấp tư liệu về hoạt động ngoại khóa, kinh phí hỗ trợ cho hoạt động ngoại khóa
ở các trường phổ thông.


- Cung cấp đầy đủ thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại, tạo điều kiện cho việc tổ chức hoạt
động ngoại khóa ở trường THPT.


<b>2.2. Với trường THPT </b>


- Có quy định thích hợp để việc tham gia hoạt động ngoại khóa là nhiệm vụ học tập của học
sinh.


- Bổ sung kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho hoạt động ngoại khóa có thể tiến
hành.


. - Ban giám hiệu, tổ chun mơn có sự chỉ đạo nội dung, chương trình hoạt động ngoại khóa


cụ thể cho các khối lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

- Tổ chức các buổi chuyên đề về tổ chức hoạt động ngoại khóa để GV học hỏi, rút kinh
nghiệm lẫn nhau.


- Có sự hỗ trợ của Đồn trường đối với việc tổ chức ngoại khóa của GV bộ môn.


- Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa cho cán bộ, giáo viên, cán bộ lớp, cán bộ
Đoàn - Đội.


- Bồi dưỡng năng lực hoạt động cho học sinh.


<b>2.3. Với giáo viên </b>


- Tìm cách khắc phục khó khăn và tìm tịi nghiên cứu tư liệu, thiết kế giáo án và mạnh dạn tổ
chức hoạt động ngoại khóa hóa học cho HS.


- Tích cực tham gia các buổi bồi dưỡng về chuyên mơn, nghiệp vụ.


- Tích cực khai thác và sử dụng các phương tiện dạy hoc hiện đại, ứng dụng công nghệ thông
tin vào thiết kế giáo án, tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS.


- Tự bồi dưỡng, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, internet về thiết kế giáo án và
tổ chức HĐNK hóa học cho HS.


<b>3. Hướng phát triển của đề tài </b>


- Tiếp tục cập nhật thêm tư liệu để xây dựng hệ thống câu hỏi phong phú phục vụ cho việc thiết
kế giáo án ngoại khóa hóa học.



- Thiết kế giáo án ngoại khóa hóa học lớp 10, 12 THPT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

8B


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



1. <i>Thái Thị Bi (2006), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ </i>


<i>lên lớp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Bộ môn Tâm lý giáo dục, Đại học An Giang. </i>


2. <i>Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. </i>


3. <i>Trịnh Văn Biều (2004), Lý luận dạy học hóa học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. </i>


4. <i>Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường trung học phổ thơng, ĐHSP TP. Hồ Chí </i>


Minh.


5. <i>Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP TP. Hồ Chí </i>


Minh.


6. <i>Trịnh Văn Biều, Nguyễn Văn Bỉnh (2007), Giáo dục mơi trường thơng qua dạy học hóa học ở </i>


<i>trường THPT, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ III, 2004-2007, ĐHSP </i>


TP. Hồ Chí Minh.


7. <i>Trịnh Văn Biều, Trang Thị Lân, Phạm Ngọc Thủy (2008), Tư liệu dạy học về bảng tuần hoàn và </i>



<i>các ngun tố hóa học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. </i>


8. <i>Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 11(sách giáo viên), NXB </i>
Giáo dục.


9. <i>Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục. </i>


10. <i>Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hóa học 11 cơ bản, NXB Giáo dục. </i>


11. <i>Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo </i>


<i>khoa lớp 11 mơn hóa học, NXB Giáo dục. </i>


12. <i>Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hóa học 12 nâng cao, NXB Giáo dục. </i>


13. <i>Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương </i>


<i>trình giáo dục phổ thơng mơn hóa học lớp 11, NXB Giáo dục. </i>


14. <i>Bộ sách bổ trợ kiến thức Chìa khóa vàng (1998), Hóa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. </i>


15. <i>Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở các trường phổ thông và đại học, NXB </i>
Giáo dục.


16. <i>Trần Thị Hồng Châu (2010), Giáo dục môi trường thơng qua dạy học hóa học lớp 10, 11 ở </i>


<i>trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. </i>


17. <i>Lê Thị Kim Dung (2008), Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học góp phần </i>



<i>giáo dục toàn diện học sinh ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

18. Trương Quang Dũng (2007), “ Một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng HĐGD
<i>NGLL ở trường phổ thông hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối </i>


<i>với việc nâng cao chất lượng dạy - học tập trong nhà trường phổ thông, ĐHSP TP. Hồ Chí </i>


Minh.


19. <i>Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận NCKH, Hà Nội. </i>


20. <i>Nguyễn Quang Đơng (2009), Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lý, Đại học Thái </i>


Nguyên.


21. <i>Cao Cự Giác (2008), Phương pháp giải bài tập hóa học 11 tự luận và trắc nghiệm tập 1, NXB </i>
Đại học Quốc gia Hà Nội.


22. <i>Cao Cự Giác (2008), Phương pháp giải bài tập hóa học 11 tự luận và trắc nghiệm tập 2, NXB </i>
Đại học Quốc gia Hà Nội.


23. Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang (2007), “ Hoạt động ngoại khóa nhìn từ góc độ lợi ích của người
<i>học”, Kỷ yếu hội thảo Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng dạy </i>


<i>- học tập trong nhà trường phổ thông, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. </i>


24. <i>Nguyễn Thị Thanh Hà ( 2009), Thiết kế và tổ chức hoạt động ngồi giờ lên lớp có nội dung hóa </i>


<i>học cho học sinh lớp 10 và 11 trường THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí </i>



Minh.


25. <i>Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, </i>
NXB Từ điển Bách khoa.


26. <i>Trang Thị Lân, “Những phương pháp dạy học tích cực trong hóa học”, Chun đề, ĐHSP TP </i>
Hồ Chí Minh.


27. <i>Phan Thị Lạc, Trần Thị Nhung, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng, Vũ Anh Tuấn (2008), Giáo dục </i>


<i>bảo vệ môi trường trong mơn hóa học trung học phổ thơng, NXB Giáo dục. </i>


28. Lê Thị Thu Liễu (2007), “ Một vài suy nghĩ về giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động
<i>ngoại khóa ở trường phổ thơng”, Kỷ yếu hội thảo Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với </i>


<i>việc nâng cao chất lượng dạy - học tập trong nhà trường phổ thông, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. </i>


29. L.VLAXƠP- <i>Đ. TRIFƠNƠP( Trung tâm Unesco) (2000), Đường lên đỉnh Olympia, NXB văn </i>


hóa thơng tin.


30. <i>Trần Ngọc Mai (2006), Truyện kể 109 nguyên tố hóa học, NXB Giáo dục. </i>


31. <i>Tuấn Minh (2007), Vén bức màn hóa học, NXB Lao động. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

33. <i>Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng </i>


<i>trong chương trình – sách giáo khoa hóa học phổ thơng, Bộ mơn phương pháp giáo dục, Khoa </i>


Hóa học trường ĐHSP Hà Nội.



34. <i>Nguyễn Dục Quang (chủ biên), Lê Thanh Sử (2007), Thiết kế bài giảng hoạt động giáo dục </i>


<i>ngoài giờ lên lớp 11, NXB Giáo Dục. </i>


35. <i>Nguyễn Thị Sửu ( 2007), Tổ chức q trình dạy học hóa học phổ thơng, ĐHSP Hà Nội. </i>


36. Phùng Thị Nguyệt Thu (2007), “ Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất
<i>lượng giảng dạy - học tập trong nhà trường phổ thông”, Kỷ yếu hội thảo Hiệu quả của hoạt động </i>


<i>ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng dạy - học tập trong nhà trường phổ thơng, ĐHSP </i>


TP.Hồ Chí Minh.


37. <i>Trần văn Duy Thái (2011), “ Các màn ảo thuật hóa học vui”, Tạp chí Hóa học và ứng dụng, </i>
số(12), tr. 37-38.


38. <i>Nguyễn Hoàng Phương Thảo (2011), Thiết kế bài giảng hóa học lớp 11 trung học phổ thông </i>


<i>theo tư tưởng dạy học hợp tác, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. </i>


39. <i>Lê thị Kim Thoa ( 2009), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiễn </i>


<i>trong dạy học hóa học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. </i>


40. <i>Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, Tài liệu bồi </i>
dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ III, 2004-2007, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.


41. <i>Nguyễn Xn Trường (2009), Hóa học vui, NXB Hà Nội. </i>



42. <i>Phạm Viết Vượng ( 1997), Phương pháp luận NCKH, Hà Nội. </i>


43. <i>Hà Anh Xương (2011), “ Phụ gia thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng”, Tạp chí Hóa học và </i>


<i>ứng dụng, số(8), tr. 31-33. </i>


44. <i>Tài liệu từ Internet. </i>


<i>- </i>Uhttp: //baigiang.violet.vn/present/show?entry_id=307291


- Uhttp: // ebook.edu.net.vn


- U


<i>- </i> 9TU


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

9B


<b>PHỤ LỤC </b>



<b>Phụ lục 1: Phiếu điều tra thực trạng dành cho GV ... 1 </b>
<b>Phụ lục 2: Phiếu điều tra thực trạng dành cho HS ... 6 </b>
<b>Phụ lục 3: Phiếu tham khảo ý kiến của GV về giáo án ngoại khóa hóa học ... 9 </b>
<b>Phụ lục 4: Phiếu tham khảo ý kiến của HS sau khi thực nghiệm ... 11 </b>
<b>Phụ lục 5: Bài kiểm tra 1 tiết về kiến thức chương nhóm nitơ ... 13 </b>
<b>Phụ lục 6: Bài kiểm tra 15 phút về “Lịch sử các nhà hóa học” ... 18 </b>
<b>Phụ lục 7: Hệ thống câu hỏi, tư liệu dùng cho hoạt động ngoại khóa hóa học lớp 11. . 20 </b>
<i><b>Phụ lục 8: Bài kiểm tra 1 tiết về “Hóa học và môi trường ” (lưu trong CD) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

37B



<b>Phụ lục 1 </b>


Trường ĐHSP Tp HCM


Lớp Cao học LL & PPDH hóa học


<b>PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN </b>


<i><b>Kính thưa q thầy cơ! Nhằm thực hiện luận văn cao học với đề tài “Thiết kế giáo án ngoại </b></i>
<i><b>khóa hóa học lớp 11 trung học phổ thơng”, tơi rất mong các thầy cơ có thể cho một số ý kiến về </b></i>
hoạt động ngoại khóa hóa học tại các trường sở tại của quý thầy cô.


<b>I. </b> <i><b>THƠNG TIN CÁ NHÂN: (</b><b>có thể khơng ghi) </b></i>


• Họ và tên:……….


• Số năm giảng dạy ở phổ thơng:
• Nam Nữ


• Trình độ đào tạo cao nhất: Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ
Tr<i>ường hiện công tác:( ghi rõ Tỉnh thành) ... </i>
• Địa điểm trường: Thành phố Nông thôn Vùng sâu
• Loại hình trường: Công lập Công lập tự chủ


Chuyên Dân lập, tư thục


<b>II. </b> <b>NỘI DUNG GÓP Ý: </b>


1. Số lần HĐNK trong nhà trường được tổ chức trong một năm học


0 lần 1 lần nhiều lần


2. Số lần tổ chức hoạt động ngoại khóa hóa học trong một năm học
0 lần 1 lần nhiều lần


3. Theo thầy cơ, HĐNK hóa học khó thực hiện là do những nguyên nhân nào?


<b>Nguyên nhân </b>


<b>Mức độ </b>


Không


đồng ý một phần Đồng ý Đồng ý


Hoàn tồn
đồng ý
Cơ sở vật chất thiếu thốn.


Khơng có sự hỗ trợ của nhà trường (nhân
lực, phương tiện, kinh phí)


Tốn nhiều thời gian, cơng sức cho việc
thiết kế giáo án HĐNK.


Thiếu tài liệu, chưa được hướng dẫn cụ
thể cách tổ chức


HS không hứng thú.



<i>Khơng thực hiện cũng khơng bị phê bình. </i>


4. Lí do thầy cơ thực hiện HĐNK?


<b>Lí do </b>


<b>Mức độ </b>


Không


đồng ý một phần Đồng ý Đồng ý


Hoàn toàn
đồng ý


Nhà trường yêu cầu
Do hứng thú


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

5. T<i>hầy cô tổ chức hình thức HĐNK chủ yếu (hoặc dự định) nào? </i>


<b>Hình thức tổ chức </b> Khơng <b>Mức độ </b>


đồng ý một phần Đồng ý Đồng ý


Hồn tồn
đồng ý


Hội vui hóa học
Hội thi hóa học
Câu lạc bộ hóa học


Thi HSG hóa học
Tham quan
Tổ ngoại khóa


6. <i>Mức độ sử dụng các phương pháp của thầy cô (hoặc dự định) trong tổ chức HĐNK hóa </i>
học?


<b>Phương pháp </b> Không <b>Mức độ </b>


sử dụng Hiếm khi


Thỉnh


thoảng Thxuyên ường


GV thuyết trình (theo chủ đề)
HS thuyết trình (theo chủ đề)


HS chia nhóm thảo luận, trình bày kết quả
Đóng kịch, diễn tiểu phẩm


Tổ chức trò chơi
Thi đố vui


7. Theo q thầy cơ, mức độ tác dụng của HĐNK hóa học đối với HS như thế nào?


<b>Tác dụng </b> <b>Mức độ </b>


Khơng có Rất ít Vừa phải Nhiều



Mở rộng kiến thức đời sống


Khắc sâu, củng cố kiến thức bài học
Rèn kĩ năng tư duy, thực hành, làm việc
tập thể


Tăng hứng thú học tập cho HS
Tạo sân chơi lành mạnh


Rèn kĩ năng sống


8. Theo q thầy cơ, cần có sự chuẩn bị gì để thiết kế tốt giáo án?


<b>Chuẩn bị </b>


<b>Mức độ </b>


Không
đồng ý


Đồng ý
một phần


Đồng
ý


Hoàn toàn
đồng ý


Tư liệu tham khảo



Hệ thống câu hỏi theo từng chủ đề
Giáo án tham khảo dùng cho HĐNK


9. Theo thầy cô, cần có sự chuẩn bị gì để tổ chức thành cơng buổi HĐNK ?


<b>Chuẩn bị </b>


<b>Mức độ </b>


Không
đồng ý


Đồng ý
một phần


Đồng
ý


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

Lựa chọn hình thức tổ chức thu hút
Nội dung hấp dẫn, thiết thực, bổ ích
Có kế hoạch chi tiết cho HS


Giáo án càng chi tiết càng dễ thực hiện


10. Để HĐNK thành hoạt động thiết thực, kiến nghị của thầy cô là


<b>Kiến nghị </b> Không <i><b>Mức độ </b></i>


đồng ý một phần Đồng ý Đồng ý



Hoàn toàn
đồng ý


Cần sự hỗ trợ của Ban Giám hiệu về
phân phối số tiết mơn hóa.


Cần có giáo án mẩu.


Cần được cung cấp tư liệu, cách thức tổ
chức, các trò chơi,…


Cần được dự giờ những tiết hoạt động
ngoại khóa.


Cần được hỗ trợ về kinh phí.


Cần có sự phối hợp của tổ chức Đoàn
thanh niên việc tổ chức HĐNK.


Kiến nghị khác:


11. Theo q thầy cơ, những chủ đề có thể thực hiện được trong HĐNK hóa học lớp 11 THPT


<i>Ghi chú: </i> (I): Khơng thực hiện được.


(II): Có thể thực hiện được nhưng hiệu quả thấp.
(III): Thực hiện được.


(IV): Thực hiện được và hiệu quả.



<b>Chủ đề </b> <b>Nội dung </b> <b>Thời điểm tiến hành </b> <b>Mức độ </b> <b>Ghi </b>


<b>chú </b>


(I) (II) (III) (IV)


<b>1. Vui cùng </b>
<b>anh em </b>
<b>nhóm VA </b>


- Ơn tập, củng cố, mở rộng
kiến thức liên quan chương
nhóm nitơ.


Sau chương nhóm nitơ,
chuẩn bị kiểm tra giữa
học kì I.


<b>2. Chinh </b>
<b>phục đỉnh </b>
<b>Olympia </b>


- Ôn tập, củng cố, mở rộng
kiến thức HK1 hoặc HK2
hoặc cả năm + thí nghiệm
thực hành.


-Trước Tết (nội dung
kiến thức HK 1) hoặc


sau khi thi HK2 (nội
dung kiến thức HK2
hoặc cả năm)


<b>3. Hóa học </b>
<b>và mơi </b>
<b>trường </b>


-Ơn tập, mở rộng kiến thức
về môi trường liên quan đến
hóa học 11


- Nghỉ giữa kì HK II,
hoặc sau khi thi HK II.


<b>4. Các nhà </b>


<b>hóa học </b> - nghiệp, các thành tựu và ảnh Tìm hiểu về cuộc đời, sự


hưởng các nhà hóa học đến
khoa học hóa học.


- Nghỉ giữa kì hoặc sau
khi thi HK II.


<b>5. Ảo thuật </b>


<b>cùng hóa </b>
<b>học </b>



- Thí nghiệm vui, ảo thuật


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

<b>6. Hóa học </b>


<b>hữu cơ </b> - kiến thức về hóa hữu cơ lớp Ôn tập, củng cố, mở rộng


11 (hidrocacbon + dẫn xuất
hidrocacbon ) + thí nghiệm


- Sau khi thi HK II .


<b>7. Hóa học </b>


<b>và thực </b>
<b>phẩm </b>


Mở rộng kiến thức đời sống:
sự ảnh hưởng của hóa học
đến thực phẩm và nấu nướng


- Nghỉ giữa kì HK II ,
hoặc sau khi thi HK II.


12.Các ý kiến khác về thiết kế giáo án HĐNK và tổ chức HĐNK


...
...
...
Rất cám ơn các thầy cô đã đóng góp ý kiến.



Địa chỉ liên lạc:


<i>Hoặc: Hồ Thị Thùy Giang ( 0938983126) Trường THPT An Mỹ, phường Phú Mỹ, thị xã </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

38B


<b>Phụ lục 2 </b>


Trường ĐHSP Tp HCM


Lớp Cao học LL & PPDH hóa học


<b>PHIẾU ĐIỀU TRA </b>


<i><b>Các em thân mến! Nhằm thực hiện luận văn cao học với đề tài “Thiết kế giáo án ngoại khóa </b></i>
<i><b>hóa học lớp 11 trung học phổ thông”, cô rất mong các em có thể cho một số ý kiến liên quan đến </b></i>
hoạt động ngoại khóa hóa học mà em biết.


<i><b>I. THÔNG TIN CÁ NHÂN: ( c</b>ó thể khơng ghi) </i>


Họ tên: Lớp: Trường:


<b>II. NỘI DUNG GĨP Ý: </b>


1. Em có thích tham gia hoạt động NGLL theo chủ điểm hàng tháng do GVCN thực hiện khơng?
Khơng Có cũng được Thích Rất thích


2. Em có thích tham gia hoạt động ngoại khóa (HĐNK) liên quan đến bộ môn học theo các chủ đề
ôn tập kiến thức, các chủ đề liên quan đến thực tế cuộc sống khơng?



Khơng Có cũng được Thích Rất thích
3. Theo em, hoạt động ngoại khóa có quan trọng không?


Không Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng
4. Số lần HĐNK trong nhà trường mà em được tham gia trong một năm học


0 lần 1 lần nhiều lần


<i> <b>nếu em trả lời 0 lần, em chỉ trả lời thêm câu 9,10,11,12 </b></i>


5. <b>Số lần hoạt động ngoại khóa hóa học mà em được tham gia trong một năm học </b>
0 lần 1 lần nhiều lần


6. <i><b>Hình thức tổ chức HĐNK mơn hóa học mà em đã được tham gia (có thể chọn nhiều hình thức </b></i>


<i>nếu em đã từng được tham gia) </i>


<i>Hội vui hóa học </i> <i>Hội thi hóa học </i>
<i>Câu lạc bộ hóa học </i> <i>Thi HSG hóa học </i>


<i>Tham quan </i> <i>Tổ ngoại khóa </i>


7. Phương pháp thường được thầy cơ sử dụng trong hoạt động ngoại khóa


<i>( có thể chọn nhiều phương pháp mà em đã tham gia) </i>
<i>GV thuyết trình </i> <i>HS thuyết trình </i>


<i>HS chia nhóm thảo luận </i> <i>Đóng kịch, diễn tiểu phẩm </i>
<i>Tổ chức trò chơi </i> <i>Thi đố vui </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

<i>( có thể chọn nhiều phương pháp mà em thích) </i>


<i>GV thuyết trình </i> <i>HS thuyết trình </i>


<i>HS chia nhóm thảo luận </i> <i>Đóng kịch, diễn tiểu phẩm </i>
<i>Tổ chức trò chơi </i> <i>Thi đố vui </i>


9. Theo em, HĐNK hóa học có tác dụng gì?


<b>Tác dụng </b> <b>Mức độ tán thành </b>


Không


đồng ý một phần Đồng ý Đồng ý


Đồng ý
hoàn toàn
- Mở rộng kiến thức đời sống.


- Khắc sâu, củng cố kiến thức bài
học.


- Rèn kĩ năng tư duy, thực hành, làm
việc tập thể, khả năng sáng tạo.
- Tăng hứng thú học tập cho HS.
- Tạo sân chơi lành mạnh.


- Rèn luyện kĩ năng sống.


10. Hình thức tổ chức HĐNK hóa học mà em u thích?



<b>Hình thức </b> <b>Mức độ </b>


Khơng thích Vừa phải Thích Rất thích
Hội vui hóa học


Hội thi hóa học
Câu lạc bộ hóa học.
Thi HSG hóa học
Tham quan
Tổ ngoại khóa


11.Các ý kiến khác về HĐNK em muốn đề xuất


………...………
………
………
Rất cám ơn các em đã đóng góp ý kiến.


Địa chỉ liên lạc:
<i>Hoặc: Hồ Thị Thùy Giang </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

39B


<b>Phụ lục 3 </b>


Trường ĐHSP Tp HCM


Lớp Cao học LL & PPDH hóa học



<b>PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN </b>


Kính gửi q thầy, cơ giáo!


<i>Xin q thầy cơ giới thiệu đơi nét về bản thân (có thể không ghi) </i>


Họ tên GV:……… Số năm giảng dạy………...
Trường: ……….Tỉnh, thành phố………..


Rất cám ơn quý thầy cô đã tham khảo giáo án ngoại khóa hóa học lớp 11 THPT (dạng text và
powerpoint) mà chúng tôi thiết kế. Kính mong q thầy cơ cho biết ý kiến của mình về các giáo án
ngoại khóa hóa học bằng cách khoanh tròn vào các chữ số tương ứng với mức độ từ thấp đến cao.


<b>I. Đánh giá về giáo án ngoại khóa hóa học </b>


<b>Tiêu chí đánh giá </b>


<b>Mức độ </b>
1
( Kém)
2
( Yếu)
3
( TB)
4
( Khá)
5
( Tốt)


<b>Về nội dung </b>



- Nội dung bổ ích, thiết thực.


- Kiến thức trọng tâm theo chủ đề.


- Kiến thức chính xác, khoa học.


- Có liên hệ thức tế, có tính giáo dục


1
1
1
1
2
2
2
2
3
3
3
3
4
4
4
4
5
5
5
5



<b>Về hình thức </b>
<b>- Trình bày thu hút. </b>


- Hiệu ứng hấp dẫn, sinh động, nhấn mạnh trọng
tâm, không gây phản cảm, phản tác dụng.


- Hài hòa về nội dung, phương pháp, cách thức


trình bày.
1
1
1
2
2
2
3
3
3
4
4
4
5
5
5


<b>Về phương pháp </b>


- Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù
hợp với nội dung chủ đề.



- Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện và thiết
bị .


- Tổ chức và điều khiển HS tham gia tích cực.


1
1
1
2
2
2
3
3
3
4
4
4
5
5
5


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

<b>- </b>Hiệu ứng đơn giản, dễ sử dụng.


- Phù hợp với khả năng của giáo viên.


- <b>Phù hợp với điều kiện CSVC trường học. </b>


1
1
1


2
2
2
3
3
3
4
4
4
5
5
5


<b>Về hiệu quả </b>


- Là tư liệu tham khảo thiết thực, bổ ích.


- Giúp GV tiết kiệm thời gian khi thiết kế giáo án
ngoại khóa hóa học.


- HS nắm vững kiến thức trọng tâm của chủ đề
ngoại khóa hóa học.


-.Tăng hứng thú học tập mơn hóa học cho HS.


- Rèn luyện các kĩ năng liên quan đến bộ mơn hóa
học.


- Rèn luyện kĩ năng sống.



- Tạo sân chơi lành mạnh cho HS.


1
1
1
1
1
1
1
2
2
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
3
3
4
4
4
4
4
4
4


5
5
5
5
5
5
5


<b>II. Ý kiến đóng góp </b>


Kính mong q thầy cơ đóng góp ý kiến về những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế trong các
giáo án đã thiết kế mà quý thầy cô đã tham khảo.


...
...


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

40B


<b>Phụ lục 4 </b>


Trường ĐHSP Tp HCM


Lớp Cao học LL & PPDH hóa học


<b>PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN </b>


Các em học sinh thân mến!


Vừa qua các em đã được tham gia buổi hoạt động ngoại khóa hóa học. Cơ rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp, chia sẻ cũng như mong muốn của các em để những buổi ngoại khóa hóa


học sau này được tổ chức ngày càng hoàn thiện hơn.


<b>1. Em có thích tham gia hoạt động ngoại khóa hóa học như vừa thực hiện khơng? </b>


Khơng Có cũng được Thích Rất thích


<i>Trong các bảng dưới đây </i>
<i> (1) </i> <i>Không ý kiến </i>
<i> (2) </i> <i>Không đồng ý </i>


<i>(3) </i> <i>Đồng ý khơng hồn tồn </i>
<i>(4) </i> <i>Đồng ý </i>


<i>(5) </i> <i>Hoàn toàn đồng ý </i>


<b>2. Nhận xét của em về buổi hoạt động ngoại khóa vừa thực hiện </b>


<b>Nhận xét </b> <b>Mức độ đồng ý </b>


1 2 3 4 5


Hình thức thu hút.
Nội dung hấp dẫn.


Nội dung bổ ích, thiết thực.
Khơng khí vui vẻ, sinh động.


<i><b>3. </b></i><b>Theo em, hoạt động ngoại khóa hóa học có tác dụng gì? </b>


<b>Tác dụng </b> <b>Mức độ đồng ý </b>



1 2 3 4 5


- Mở rộng kiến thức đời sống.


- Khắc sâu, củng cố kiến thức bài
học.


- Rèn kĩ năng tư duy, khả năng sáng
tạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

<b>4. Các hạn chế trong buổi HĐNK hóa học mà em vừa tham gia? </b>


<b>Hạn chế </b> <b>Mức độ đồng ý </b>


1 2 3 4 5
- Nội dung câu hỏi không vừa sức.


- HS tốn nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị.
- Chỉ phù hợp HS khá, giỏi, năng động.


- Ý kiến khác:


<b>5. Ý kiến khác của em về tổ chức, thiết kế HĐNK hóa học: ... </b>


...
...


<b>Rất cám ơn các em đã đóng góp ý kiến. </b>
<b>Chúc các em học thật tốt! </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

41B


<b>Phụ lục 5 </b>


<b>Bài kiểm tra: KIẾN THỨC CHƯƠNG NHÓM NITƠ </b>


<b>Thời gian: 45 phút. </b>


<b>1. </b>Trong nhóm VA, khi đi từ nitơ đến bitmut, phát biểu đúng là:


A. Độ âm điện các nguyên tố tăng dần.


B. Bitmut thể hiện tính kim loại trội hơn tính phi kim.
C. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần.
D. Asen thể hiện tính kim loại trội hơn tính phi kim.


<b> 2. Trong cơ</b>ng nghiệp, để điều chế khí nitơ, người ta thường dùng cách nào?
A. Chưng cất phân đoạn khơng khí lỏng.


B. Cho khơng khí đi qua bột đồng nung nóng.
C. Dùng photpho để đốt cháy hết oxi khơng khí.
D. Nhiệt phân dung dịch NHR


4R


NOR


2R



bão hòa.


<b> 3. </b>Ở trạng thái khích thích ngun tử photpho có tối đa số electron độc thân là


A. 7. B. 5. C. 3. D.4.


<b> 4. </b>Ở nhiệt độ thường Nitơ phản ứng với
A. HR


2R


. B. OR


2R


. C. Li. D. Na.


<b> 5. </b>Thực hiện phản ứng đốt cháy NHR


3R


trong OR


2Rcó mặt xúc tác Pt, ở nhiệt độ 850-900
P


0


P



C, phản ứng
xảy ra là


A. 4NHR


3R


+ OR


2R


--> 2NO + NR


2R


+ 6HR


2R


O. B. 2NHR


3R


+ 2OR


2R


--> NR


2R



O + 3HR


2R


O.
C. 4NHR


3R


+ 5OR


2R


--> 4NO + 6HR


2R


O. D. 4NHR


3R


+ 3OR


2R


--> 2NR


2R



+ 6HR


2R


O.
<b> 6. </b>Kim loại đồng tan được trong dung dịch nào sau đây?


A. Dung dịch KNOR


3R


+ HCl. B. Dung dịch KNOR


3R


.
C. Dung dịch NHR


3R


. D. Dung dịch KNOR


3R


+ NHR


3R


.
<b> 7</b>. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NHR3Rvào dung dịch CuSOR



4Rthì sản phẩm có màu xanh thẫm của


A. [Cu(NHR


3R
)R
4R
]P
2+
P


. B. [Cu(NHR


3R


)R


4R


](OH)R


2.


C. [Cu(NHR


3R


)R



4R


]SOR


4R


. D. Cu(OH)R


2R


.
<b> 8. </b>Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam HR


3R


POR


4R


. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
đem cô cạn dung dịch thu được


A. 49,2 g NaHR


2R


POR


4R



và 14,2 g NaR


2R


HPOR


4R


.
B. B. 50 gam NaR


3R


POR


4 R và 15 g Na
R


2R


HPOR


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

C. 15 g NaR


2R


HPOR


4R



.
D. 14,2 g NaR


2R


HPOR


4R


và 49,2 g NaR


3R


POR


4R


.


<b> 9. </b>Câu nói: " Nguyên tố của sự sống và tư duy" là đề cập tới nguyên tố


A. kẽm. B. oxi. C. photpho. D. kali.
<b> 10</b>. Có 4 dung dịch riêng biệt: MgClR


2R


, AlClR


3R



, ZnClR


2R


, FeClR


3R


, CuClR


2R. Nếu thêm dung dịch KOH dư


rồi thêm tiếp dung dịch NHR


3Rdư vào thì số kết tủa thu được là


A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.


<b> 11. </b>Cho dung dịch Ba(OH)R


2Rđến dư vào 100ml dung dịch X gồm 2 muối NH
R


4R


NOR


3R


và (NHR



4R


)R


2R


SOR


4R


thì thu được 23,3 gam kết tủa và đun nóng thì có 6,72 lít khí (đktc) một chất khí bay ra. Nồng độ
mol/ l của 2 muối NHR


4R


NOR


3R


và (NHR


4R


)R


2R


SOR



4Rtrong dung dịch X lần lượt là


A. 2M và 2M. B. 1M và 2M.


C. 1M và 1M. D. 2M và 1M.


<b> 12</b>. Có thể phân biệt muối amoni với muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh vì hiện
tượng thu được là


A. thốt ra chất khí khơng màu, hóa nâu ngồi khơng khí.
B. thốt ra chất khí khơng màu, mùi xốc, làm xanh quỳ tím ẩm.
C. tạo kết tủa nâu đỏ.


D. thoát ra chất khí khơng màu, khơng mùi.


<b> 13. </b>Khử đất chua bằng vơi và bón phân đạm cho lúa đúng cách được thực hiện như thế nào sau
đây?


A. Bón vơi khử chua trước vài ngày sau mới bón phân đạm.
B. Cách nào cũng được.


C. Bón đạm trước vài ngày sau mới bón vơi khử chua.
D. Bón đạm cùng một lúc với vôi.


<b> 14. </b>Hàm lượng đạm ( % N ) trong các loại phân đạm sau giảm dần theo dãy nào?
A. Ca(NOR


3R


)R



2 R


,(NHR
4R
)R
2R
SOR
4,R
NHR
4R
NOR
3R


, (NHR


2R


)R


2R


CO.
B. (NHR


2R


)R


2R



CO, NHR


4R


NOR


3R


, (NHR


4R


)R


2R


SOR


4, R


Ca(NOR


3R


)R


2R


.


C. (NHR


4R


)R


2R


SOR


4, R


NHR
4R
NOR
3R
,(NHR
2R
)R
2R


CO, Ca(NOR


3R


)R


2R


.


D. NHR


4R


NOR


3R


, (NHR


4R


)R


2R


SOR


4, R


Ca(NOR
3R
)R
2R
,(NHR
2R
)R
2R
CO.



<b> 15. </b>Nung 37,6 gam muối nitrat của kim loại M đến khối lượng không đổi thu được 16g chất rắn và
hỗn hợp khí X có tỉ khối so với HR


2 Rbằng 21,6. Cơng thức của muối nitrat là


A. Pb(NOR


3R


)R


2R


. B. Mg(NOR


3R


)R


2R


. C. Cu(NOR


3R


)R


2R


. D. AgNOR



3R


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

<b> 16. </b>Để khử sạch amoniac khi giặt tã lót trẻ em, có thể cho vào nước xả sau cùng chất nào sau đây?
A. Muối ăn. B. Nước Gia-ven. C. Giấm ăn. D. Phèn chua.


<b> 17. </b>Thuốc diệt chuột dễ bị thủy phân nên khi ăn phải chuột phải đi tìm nguồn nước uống và chết.
Thành phần chính của thuốc diệt chuột là


A. NaNOR


3R


. B. (NHR


2R


)R


2R


CO. C. ZnR


3R


PR


2R


. D. CaR



3R


NR


2R


.


<b> 18. </b>Đây là một loại khí thường được dùng trong y học, khi dùng với oxy sẽ có tác dụng giảm đau
và vơ cảm nhẹ tại vị trí bị chấn thương. Khi hít vào bệnh nhân thấy cơ thể và tinh thần thư giãn,
khơng lo lắng, có cảm giác hưng phấn, gây cười. Khí đó là


A. COR


2R


. B. NOR


2R


. C. NO. D. NR


2R


OR


.


<b> 19. </b>Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?


A. (NHR


4R


)R


2R


POR


4R


. B. CaCOR


3R


. C. NaCl. D. NHR


4R


HCOR


3R


.
<b> 20. </b>Khi làm thí nghiệm với photpho trắng, cần có chú ý nào dưới đây?


A. Dùng cặp gắp nhanh mẩu P trắng ra khỏi lọ và ngâm ngay vào chậu nước khi chưa dùng đến.
B. Cầm P trắng bằng tay có đeo găng cao su.



C. Có thể để P ngồi khơng khí.
D. Tránh cho P tiếp xúc với nước.


<b> 21. </b>Ở điều kiện thường photpho hoạt động mạnh hơn nitơ là do
A. liên kết trong phân tử photpho kém bền hơn trong phân tử nitơ.
B. tính phi kim của photpho mạnh hơn của nitơ.


C. ái lực electron của photpho lớn hơn của nitơ.
D. độ âm điện của nitơ lớn hơn của photpho.


<b> 22. </b>Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của
A. KCl. B. KP


+


P


. C. K. D. KR


2R


O.
<b> 23</b>. Để nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn là KOH, NHR


4R


Cl, KR


2R



SOR


4R


, (NHR


4R


)R


2R


SOR


4R


, ta có
thể dùng một thuốc thử


A. HCl. B. NaNOR


3R


. C. NaOH. D. Ba(OH)R


2R


.
<b> 24. </b>Axit nitric đặc, nguội có thể phản ứng với tất cả các chất trong dãy



A. Fe, Al(OH)R


3R


, CaSOR


3R


, NaOH. B. Cu, FeR


2R


OR


3R


, Fe(OH)R


2R


, KR


2R


O.
C. Ca, COR


2R


, NaHCOR



3R


, Al(OH)R


3R


. D. Al, NaR


2R


COR


3R


, (NHR


4R


)R


2R


S, Zn(OH)R


2R


.
<b> 25. </b>Trong phương trình phản ứng đồng tác dụng với dung dịch axit loãng HNOR



3R ( giả sử chỉ tạo ra


nito mono oxit). Số phân tử axit HNOR


3Rtham gia tạo muối là


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

<b> 26. </b>Hòa tan 32 gam hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNOR


3R dư, thốt ra 6,72 lít khí NO (


dktc). Khối lượng của CuO trong hỗn hợp ban đầu là


A. 1,88 gam. B. 1,2 gam. C. 2,52 gam. D. 3,2 gam.
<b> 27. </b>Cho 2,56 gam Cu vào 100ml dung dịch chứa đồng thời KNOR


3R


0,4M và HR


2R


SOR


4R 0,4M thấy sinh


ra chất khí khơng màu (hóa nâu ngồi khơng khí). Thể tích khí sinh ra ở đktc là
A. 0,896 lit. B. 0,448 lít. C. 0,336 lít. D. 0,672 lit.
<b> 28. </b>Sản phẩm nhiệt phân đến hoàn toàn hỗn hợp gồm Al(NOR


3R



)R


3R


và AgNOR


3R



A. hai oxit và hai chất khí. B. một oxit, một kim loại, một khí.
C. một muối, một oxit và hai khí. D. một oxit, một kim loại, hai khí.
<b> 29. N trong NH</b>R


4R


NOR


3R




A. hóa trị 4, số oxi hóa là -3, +5. B. hóa trị 5, số oxi hóa là -3, +5.
B. hóa trị 3, số oxi hóa +4, +5. D. hóa trị 4, số oxi hóa +1.
<b> 30. </b>Khối lượng quặng photphorit (kg) chứa 73% CaR


3R


(POR



4R


)R


2Rcần thiết để điều chế được 1 tấn dung


dịch HR


3R


POR


4R


50% là <i>( giả sử hiệu suất tồn bộ q trình là 90%) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

42B


<b>Phụ lục 6 </b>


<b>Bài kiểm tra: KIẾN THỨC LỊCH SỬ CÁC NHÀ HÓA HỌC </b>


<b>Thời gian: 15 phút </b>


<b>1. </b>Tìm ra q trình lưu hóa cao su là kết quả quá trình nghiên cứu miệt mài của nhà bác học nào?


A.Faraday. B.Good Year. C. Ernest Solvay. D. Clauss.


<b>2. </b>Nhà hóa học đạt giải Nobel Hóa học năm 1918 vì nghiên cứu quá trình tổng hợp NHR3R là



A. Kekule. B. Fritz Haber. C. Marie Curie. D. Alfred Nobel.


<b>3. </b>Đây là một loại khí thường được dùng trong y học, khi dùng với oxy sẽ có tác dụng giảm đau và


vơ cảm nhẹ tại vị trí bị chấn thương. Khi hít vào bệnh nhân thấy cơ thể và tinh thần thư giãn, khơng
lo lắng, có cảm giác hưng phấn, gây cười. Đó là cơng lao khám phá của nhà hóa học Humphry Davy
.Tên khí là


A. Nitơ oxit. B. Đinitơ oxit. C. Nitơ đioxit. D. Cacbonic.


<b>4. </b>Cả gia đình là những tấm gương nghiên cứu khoa học không biết mệt mỏi. Vợ, chồng, con gái,


con rể đều đạt giải Nobel. Tên nhà hóa học đó là


A. Kekule. B. Fritz Haber. C. Marie Curie. D. Humphry Davy.


<b>5</b>. S. Arrhenius đạt giải thưởng gì cho việc tìm ra thuyết điện li ?


A. Nobel. B. Huân chương Field.


C. Nhà khoa học mọi thời đại. D. Huy chương huân tước.


<b>6. </b>Nguyên tắc cơ bản của đèn “an toàn dành cho thợ mỏ“ là nó có lưới với những sợi sắt nhỏ đan lại


làm cho khí than chỉ ở bên ngồi khơng cháy đã tránh cho những người thợ mỏ những tai nạn chết
người… Đó là tấm lịng dành cho người lao động của nhà khoa học vĩ đại


A. Berzelius. B. Fritz Haber. C. Ernest Solvay. D. Humphry Davy.


<b>7. </b>“ Hãy học cách nằm mơ, và có khi ấy bạn sẽ tìm thấy sự thật,… chỉ có điều là đừng có cơng bố



cái giấc mơ chúng ta, trước khi chúng được kiểm nghiệm bằng những hiểu biết tỉnh táo”. Nhờ vào
giấc mơ, nhà bác học Kekule đã tìm ra


A. khí gây khóc. B. thuốc nổ TNT.
C. cấu trúc vòng benzen. D. thuyết cấu tạo hóa học.


<b>8. </b>Friedrich Wohler tìm ra khí gì dùng trong đèn xì để hàn và cắt kim loại?


A. CR2RHR2.R B. NR2RO. C. OR2R. D. NHR3R.


<b>9. </b>Bí mật biến nhà ở thành “phịng thí nghiệm” của riêng mình. Vì hành động tinh nghịch đó, thầy


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

A. Soren Peter lauritz Sorensen. B.Aleksandr Mikhailovich Butlerov.
C. Hennig Brandt. D. Daniel Rutherford.


<b>10. Maria Curie</b>_ Nhà hóa học nữ với hai giải Nobel là người nước


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

43B


<b>Phụ lục 7 </b>


<b>Hệ thống câu hỏi, bài tập và tư liệu hóa học lớp 11 </b>
<b>theo các chủ đề ngoại khóa </b>


<b>I. Nhóm nitơ </b>


<b>1</b>/ Tại sao khi đi gần các sơng hồ này nắng nóng, người ta lại ngửi thấy mùi khai?


<b>2/ </b>Nitơ phản ứng với nhiều kim loại nhưng tại sao trong vỏ trái đất không gặp một nitrua kim loại



nào cả?


<b>3/ </b>Thuốc nổ đen được người Trung Quốc và Việt Nam sử dụng từ nhiều thế kỉ trước khi người


Châu Âu biết đến thuốc nổ. Hãy nêu thành phần, phản ứng hóa học chủ yếu và tác dụng của thuốc
nổ đen. Giải thích ý nghĩa của cơng thức kinh nghiệm “Nhứt đồng thán, bán đồng than, lục đồng
diêm”.


<b>4/ </b>Vào mùa hè, ở những khu nghĩa địa hoặc bãi rác có nhiều xác động vật thường có hiện tượng “


<b>ma trơi “. Giải thích hiện tượng. </b>


<b>5/ </b>Có các thí nghiệm sau:


- Thí nghiệm 1: Cho một mảnh đồng nhỏ vào ống nghiệm đựng dung dịch kali nitrat thì khơng
thấy hiện tượng gì xảy ra.


- Thí nghiệm 2: Cho một mảnh đồng nhỏ vào ống nghiệm đựng dung dịch kali nitrat rồi nhỏ vài
giọt dung dịch axit sunfuric đặc và, đậy nút bông lại, lắc đều.


a) Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm 2.


b) Để đảm bảo an tồn khi làm thí nghiệm 2, người ta dùng nút bông để đậy ống nghiệm. Nút
bông cần được tẩm hố chất gì để khơng gây ơ nhiễm môi trường?


c) Dung dịch thải sau khi kết thúc thí nghiệm cần được xử lí như thế nào để đỡ gây ô nhiễm môi
trường?


<b>6</b>/ Việc sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phản ứng thuận nghịch sau đây: NR2(khí)R +



3HR2(khí)R  2NHR3(khí)R ; ∆H = -92 KJ.


Khi hỗn hợp phản ứng đang ở trạng thái cân bằng, những thay đổi nào dưới đây sẽ ảnh hưởng như
thế nào đến vị trí cân bằng?


1. Tăng nhiệt độ. 2. Tăng áp suất. 3. Cho chất xúc tác
4. Giảm nhiệt độ. 5. Lấy amoniac ra khỏi hệ.


<b>7</b>/ Trong phịng thí nghiệm khi sắp xếp lại hố chất, một bạn vơ ý làm mất nhãn một lọ chứa dung


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

<b>8 </b>/ Đây là một loại khí thường được dùng trong y học, khi dùng với oxy sẽ có tác dụng giảm đau và


vơ cảm nhẹ tại vị trí bị chấn thương. Khi hít vào bệnh nhân thấy cơ thể và tinh thần thư giãn, khơng
lo lắng, có cảm giác hưng phấn, gây cười. Khí đó là?


<b>9/ </b> Hai khí gì khác loại nhau


Gặp nhau toả khói trắng phau mịt mơ
Một axit, một bazơ


Hãy mau mau đốn cịn chờ hỏi ai


<b>10/ </b>Theo tính chất vật lí, axit nitric là chất lỏng khơng màu. Nhưng trong các phịng thí nghiệm,


dung dịch axit nitric dù rất lỗng đều có màu vàng nhạt. Em hãy giải thích hiện tượng này và viết
phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).


<b>11</b>/ Khi cho từ từ NHR3R vào dung dịch đồng sufat CuSOR4R<i><b> thì có hi</b></i>ện tượng gì xảy ra ? Giải thích.



<b>12</b>/ Kẽm photphua (ZnR3RPR2R) được dùng để diệt chuột. Chất này dễ bị thuỷ phân nên khi chuột ăn phải


đi tìm nơi có nguồn nước để uống và chết. Viết phương trình phản ứng thuỷ phân của kẽm
photphua.


<b>13/ </b>Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các loại phân bón ở dạng tinh thể rắn sau: kali nitrat,


amonisunfat, supephotphat kép.


<b>14/ </b>Khi nào được trộn phân supephotphat đơn và supephotphat kép với vôi để bón cho cây trồng?


<b>Khi nào khơng được phép trộn, vì sao? </b>


<b>15/ </b>Theo sự điều tra của các nhà khoa học thì đa số đất Việt Nam là đất chua. Đất chua tập trung


nhiều ở vùng đồi núi.


a) Vì sao đất ở vùng đồi núi lại hay bị chua?


b) Để làm giảm độ chua của đất người ta phải làm gì? Hãy chọn những giải pháp mà em cho là đúng
trong những giải pháp sau đây:


1.Trồng cây phủ kín các đồi núi. 2.Bón phân lân tự nhiên trước khi trồng cây.
3.Bón vơi trước khi trồng cây. 4.Bón tro bếp (có KHCOR3R) trước khi trồng cây.


<b>16/ </b>Nguyên chính làm cho đất bị mặn là gì? Nên dùng loại phân đạm nào sau đây để bón cho cây


trồng trên đất mặn : canxi nitrat, natri nitrat?


<b>17/ </b>Vì sao tro bếp lại được sử dụng như một loại phân bón hố học? Tro bếp thích hợp để bón cho



vùng đất chua hay đất mặn? Vì sao?


<b>18</b>/ Vì sao trộn phân đạm một lá (NHR4R)R2RSOR4, hai lá NHR R4RNOR3R hoặc nước tiểu với vôi Ca(OH)R2R hay


tro bếp (hàm lượng KR2RCOR3R cao) đều bị mất đạm?


<b>19/ </b>Bằng kiến thức hoá học hãy giải thích tính khoa học của câu ca dao:


Lúa chiêm lấp ló đầu bờ


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

<b>20/ </b>Bà con nơng dân thường tận dụng nước tiểu đem pha loãng rồi tưới cho rau xanh. Sau hai ngày,


rau trở nên xanh non mỡ màng.


a) Vì sao tưới nước tiểu làm cho rau xanh non hơn?


b) Rau sau khi tưới nước tiểu hai ngày có nên hái bán hoặc dùng khơng? Vì sao?


<b>21</b>/ Có thể bón phân đạm amoni cùng với vôi bột để khử chua được không? Tại sao?


<b>22</b>/ Tại sao không trộn supephotphat với vơi? Giải thích và viết phương trình hóa học của chúng.
<b>23</b>/ Supephotphat đơn được điều chế từ một loại bột quặng có chứa 73,0% CaR3R(POR4R)R2R ; 26% CaCOR3R


và 1,0% SiOR2R.


a) Tính khối lượng dung dịch HR2RSOR4R65% đẻ để tác dụng với 100,0 kg bột quặng đó.


b) Supephotphat đơn thu được gồm những chất nào? Tính tỉ lệ % PR2ROR5R trong loại supephotphat



đơn trên.


<b>24/ </b> Ta vui chăm bón mùa màng


Thoạt nghe tưởng một tiểu bang Hoa Kì
Đố các bạn, hãy đoán đi


Ta đây nguyên tố tên gì đáp nhanh ?


<b>25/ </b>Tã lót trẻ em sau khi giặt sạch vẫn lưu giữ lại một lượng amoniac. Để khử sạch amoniac bạn nên


cho một ít …………vào nước xả cuối cùng để giặt. Khi đó tã lót mới hồn tồn được sạch sẽ. Cụm
từ thích hợp để điền vào chỗ trống trên là


<b>A. phèn chua. B</b>. giấm ăn. C. muối ăn. D. nước gừng tươi.


<b>26/ Người ta thường dùng phản ứng trung hòa để chữa trị vết kiến cắn. Hóa chất nào sau đây khơng </b>
<b>nên </b>dùng để chữa vết kiến cắn?


A. Dung dịch NHR3R lõang vì NHR3Rbay hơi nhanh nên không kịp phản ứng.


B. Dung dịch NaHCOR3Rvì đây là một bazơ q yếu nên khơng hiệu quả.


C. Dung dịch AlR2R(SOR4R)R3Rlỗng vì chất này khơng thể đóng vai trị là một bazơ.


U


<b>D.</b>U Dung dịch NaOH lỗng vì đây là chất ăn da mạnh nên càng làm tổn hại vết thương.


<b>27</b>/ Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?



A. (NHR


4R


)R


2R


POR


4R


. B. CaCOR


3R


. C. NaCl. U<b>D.</b>U NHR


4R


HCOR


3R


.


<b>28</b>/ Có 4 ống nghiệm , mỗi ống đựng đầy một loại khí sau : NHR3R , OR2R , HR2R , ClR2R . Các ống nghiệm


được đánh số 1 , 2 , 3 , 4 . Nhúng miệng cả 4 ống nghiệm vào chậu thủy tinh đựng đầy nước , sau


một thời gian hiện tượng quan sát được là : ống nhiệm (3) có mực nước dâng lên cao nhất , các ống
còn lại mực nước dâng lên không đáng kể . Hỏi ống nghiệm (3) đựng chất khí nào sau đây ?


A. ClR2.R <b>B. NH</b>R3R . C. OR2.R D. HR2R.


<b>29</b>/ Trước đây trong thời gian chiến tranh ở Việt nam, đế quốc Mỹ đã sử dụng bom napan để gây


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

<b>A</b>. photpho trắng. U<b>B.</b>U photpho đỏ. C. lưu huỳnh . D. cacbon.


<b>30</b>/ Khi làm thí nghiệm với photpho trắng cần chú ý gì?


A. Cầm P trắng bằng tay có đeo găng cao su.


U


<b>B.</b>UDùng cặp gắp nhanh mẩu P trắng ra khỏi lọ và ngâm ngay vào chậu đựng đầy nước khi chưa


dùng đến.


C. Tránh cho P trắng tiếp xúc với nước.
D. Có thể để P trắng ngồi khơng khí.


<b>31</b>/ Khử đất chua bằng vơi và bón phân đạm cho lúa đúng cách được thực hiện như thế nào sau đây?


U


<b>A.</b>UBón vơi khử chua trước vài ngày sau mới bón phân đạm.


B. Cách nào cũng được.



C. Bón đạm trước vài ngày sau mới bón vơi khử chua.
D. Bón đạm cùng một lúc với vôi.


<b>36</b>/ Nồng độ ion NOR3RP




-P


trong nước uống tối đa cho phép là 9mg/l. Nếu thừa ion NOR3RP


-


P


sẽ gây ra bệnh
thiếu máu hoặc tạo thành nitrosamin( một hợp chất gây ung thư trong đường tiêu hóa). Để nhận biết
ion NOR3RP




-P


người ta dùng hóa chất nào dưới đây?


A. dd CuSOR4R và dd NaOH <b>B. Cu và dd H</b>R2RSOR4


RRC. Cu và dd NaOH D. Dd CuSOR4 RvàRRdd HR2RSOR4


<b>II. Nhóm cacbon silic </b><i><b>( lưu trong CD) </b></i>



<b>III. Hữu cơ </b>


<b>1/ </b>Chỉ số để đo chất lượng của xăng?
<b>2/ </b> Khí gì trong phân tử


Có mối liên kết bội
Một chút dùng kích thích
Quả xanh đã chín rồi .


<b>3</b>/ Chất có cơng thức phân tử CR6RHR6Rlà một chất lỏng dể nổ.


<b>4</b>/ Hợp chất hóa học do sinh vật tiết ra để thơng báo với đồng loại ?
<b>5</b>/ Qui tắc Maccopnhicop áp dụng cho loại phản ứng gì?


<b>6</b>/ Vì sao rượu để lâu có vị chua?


<b>7/ </b>Giải thích tại sao nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong


<b>khơng khí. </b>


<b>8</b>/ Khi đồ dùng bằng đồng bị gỉ xanh, bạn có thể dùng khăn tẩm giấm để lau chùi. Đồ dùng của bạn


sẽ sáng đẹp như mới. Hãy giải thích cách làm đó và viết các phương trình phản ứng xảy ra nếu có?


<b>9</b>/ Teflon là 1 loại polime bền với nhiệt trên 300P


0


P



</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

<b>10</b>/ Vì sao quả cam lại ngọt còn quả chanh lại chua?


<b>11</b>/ Trong gia đình, kiến thường làm hư hại thực phẩm hoặc gây ra những vết cắn đau. Một phương


pháp diệt kiến là cho borat NaR2RBR4OR R7R.10HR2RO vào mật ong. Khi kiến tha hỗn hợp này về tổ và kiến


chúa ăn nó, tổ kiến sẽ bị tiêu diệt. Hầu hết các loại kiến đều tiết ra một axit. Axit này là nguyên nhân
chính làm giảm pH của tế bào da và làm vết thương đau rát.


a) Khi phân tích nọc độc của một loại kiến thơng thường, người ta xác định được nồng độ
của HCOOH, HP


+


P


(dd), và HCOOP




-P


(dd) lần lượt là: 4,34M; 2,77.10P


-2


P


M và 2,77.10P



-2


P


M. Tính giá trị
hằng số cân bằng KRaRcho hệ này.


b) Một loại dung dịch diệt côn trùng bán trên thị trường có chứa 104,4g/ l borat. Vậy có bao
nhiêu gam Bo trong chai 50ml đựng dung dịch trên?


<b>12</b>/ Viên nén Canxinol của Pháp có thành phần gồm canxi cacbonat và axit citric


{ CR3RHR4ROH(COOH)R3R}. Khi thả vào nước thấy viên nén tan nhanh và sủi bọt.


a. Giải thích hiện tượng đó.


b. Nước ở đây có vai trị gì? Từ đó suy ra cách bảo quản viên thuốc trên.


<b>14/ </b>Licopen (chất màu đỏ trong quả cà chua chín) CR40RHR56Rchỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong


phân tử. Hãy tìm số liên kết đơi trong phân tử.


<b>15/ </b>Caroten (chất màu vàng da cam có trong củ cà rốt) CR40RHR56Rchứa liên kết đơi và vịng no trong


phân tử. Hãy tìm số liên kết đơi và số vòng no trong phân tử caroten, biết rằng khi hiđro hố hồn
tồn caroten thu được hiđrocacbon no CR40RHR78R.


<b>16/ </b>Trong tinh dầu chanh có chất limonen CR10RHR16R.



a. Tính số liên kết đơi và số vịng no trong phân tử limonen.


b. Tính số vịng no, biết rằng hiđro hoá limomen thu được mentan CR10RHR20R.


c. Biết rằng mentan có cơng thức cấu tạo:
Hãy suy ra cơng thức cấu tạo của limonen.
d. Cho limonen tác dụng với nước (HP


+


P xúc tác) thu được tecpinhiđrat CR10RHR20ROR2R dùng làm


thuốc ho. Viết phương trình hố học của phản ứng ở dạng công thức cấu tạo.


<b>17/ </b>Butan thường được những người cắm trại dùng như một nhiên liệu. Khi đốt 1 gam butan, nhiệt


độ của 1 lít nước trong nồi kín tăng 10P


0


P


C, đồng thời sinh ra khí COR2R ( có thể tích là 1,7 lít) cùng


với 1,6 g hơi nước ( có thể tích là 2,1 lít). Vậy muốn đun một lít nước từ 20P


0


P



C đến 100P


0


P


C thì có bao
nhiêu gam COR2Rbị thải ra ngoài?


<b>18</b>/ Hidrocacbon là những hợp chất thường được sử dụng làm nhiên liệu. Hậu tố “an” và “en” cho


biết những cấu trúc khác nhau tồn tại trong các hợp chất tương ứng. Tiến tố “dodec-“ là 12. Vậy
công thức của dodecen là


A. CR6RHR12.R B. CR12RHR12.R <b>C.</b>U U CR12RHR24R. D. CR12RHR26R.


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

<b>19/ </b>Để vết muỗi chích khơng bị ngứa, người ta có thể chà lên vết chích natri hidrocacbonat hoặc xà


phịng. Theo căn cứ trên, khi chích người, muỗi đã tiêm chất gì vào vết chích?


<b>A</b>. Axit yếu. B. Hormon. C. Muối có độc tính. D. vi khuẩn.


<b>20/ </b>Theobromine, một thành phần trong sôcôla nhưng lại là một chất độc đối với


chó. Cơng thức phân tử đúng của theobromine là
A. CR7RHR7RNR4ROR2R . <b>B. C</b>R7RHR8RNR4ROR2R .


C. CR5RHR8NR R4ROR2R . D. CR2RHR7RNR4ROR2R.


<b>21/ </b>Sản xuất rượu vang là quá trình lên men rượu các loại đường của trái nho (glucozơ



và fructozơ) hiện diện trong nước nho ép. Các hãng sản xuất rượu vang cần quan tâm đến vấn đề an
toàn quan trọng nào khi đường bắt đầu lên men?


U


<b>A.</b>U Khí COR2Rgây ngạt, vì thế cần phải thơng gió hợp lí.


B. Etanol là chất độc, vì thế người sản xuất rượu vang khơng được uống.
C. Rượu vang có tính axit nên ăn mịn, vì thế phải tránh tiếp xúc với da.
D. Rượu vang là chất dễ cháy, vì thế phải tránh ngọn lửa.


<b>22/ </b>Người ta tạo bọt khí cho nước uống có gaz bằng cách cho thêm COR2R vào nước ở áp suất cao.


Nhờ đó, axit cabonic được hình thành và tạo ra một vị dễ chịu, chứ khơng chỉ là tạo bọt khí. Sau khi
sủi hết bọt khí, nước có gaz bị mất hết lượng COR2R hịaRRtan, do đó giảm đi một lượng lớn phân tử axit


cacbonic. Phương trình hóa học nào sau đây cho thấy nước uống có gaz bị mất COR2R hịa tan và vị


của nó sau khi đã sủi hết bọt khí?


A. COR2R ( khí)  COR2R ( hịa tan) và HR2RCOR3R ( hòa tan)  HR2RO ( lỏng) + COR2R ( hòa tan).


B. COR2R ( khí)  COR2R ( hịa tan) và HR2RO ( lỏng) + COR2R ( hòa tan) HR2RCOR3R ( hòa tan).


<b>C. </b>COR2R ( hịa tan) COR2R ( khí) và HR2RCOR3R ( hòa tan)  HR2RO ( lỏng) + COR2R ( hòa tan).


D. COR2R (hòa tan)  COR2R ( khí) và HR2O ( R lỏng) + COR2R ( hòa tan) HR2RCOR3R ( hòa tan).


<b>23/ Cembrene C</b>R20RHR32R (được tách từ nhựa thông) khi tác dụng với HR2R dư, xúc tác niken tạo thành



chất X có cơng thức phân tử CR20RHR40R. Điều này chứng tỏ


<b>A</b>. phân tử cembrene có 4 liên kết và một vòng no.


B. phân tử cembrene có 4 liên kết đơi C = C và một vịng no.
C. phân tử cembrene có 2 liên kết ba và một vịng no.


D. phân tử cembrene có tổng số liên kết và vòng no bằng 5.


<b>24/ </b>Việt Nam là một nước xuất khẩu cafe đứng thứ 2 trên thế giới. Trong hạt cafe có lượng đáng kể


của chất cafein CR8RHR10NR R4ROR2R. Cafein dùng trong y học với lượng nhỏ sẽ có tác dụng gây kích thích


thần kinh. Tuy nhiên nếu dùng cafein quá mức sẽ gây bệnh mất ngủ và gây nghiện. Để xác nhận
trong cafein có nguyên tố N, người ta đã chuyển nguyên tố đó thành chất nào ?


A. NR2R. <b> B. NH</b>R3R. C. NaCN. D. NOR2R.


π


π


NH


N
O


O
CH3



</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

<b>25</b>/ Dầu của các loại cây lá xanh quanh năm ( wintergren) được dùng để xoa bóp, làm dịu các cơn


đau cơ. Thành phần hoạt tính của dầu là metyl salicylat, được điều chế theo sơ đồ sau:


a) Sơ đồ phản ứng trên đã được cân bằng. Vậy Q là


A. CHR2RO. B. CR2RHR5ROH. <b>C. CH</b>R3ROH. D. CR2RHR4RO.


b) Khi chuyển từ axit salicylic thành metyl salicylat, phần trăm về khối lượng của oxi là
A. tăng 3,2%. B. tăng 3,6%. <b>C</b>. giảm 3,2%. D. không đổi.


<b>26</b>/ Aspirin hay axit axetylsalixylic có công thức là CR9ROR4RHR8 RđượcR Rđiều chế đầu tiên


năm 1853 bởi Charles Gerhadt, một nhà hóa học người Pháp, nhưng lúc đó nó
chưa có tên là aspirin cho tới năm 1899. Aspirin mang những nhóm chức nào?


A. Một nhóm axit cacboxylic và một nhóm xeton.


<b>B</b>. Một nhóm axit cacboxylic và một nhóm este.


C. Một nhóm este và một nhóm xeton.
D. Một nhóm andehit và một ancol.


<b>IV. Hóa học và mơi trường </b>


<b>1/ </b>Để kiểm tra tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường của một nhà máy sản xuất supe phôtphat, người ta


đã lấy mẫu đất xung quanh nhà máy để phân tích. Kết quả phân tích cho thấy đất đó có pH = 2,5.


Như vậy là đất đó đã bị quá chua ( đất có pH ≤ 6,5 gọi là đất chua).


a) Nguyên nhân nào làm cho đất đó bị chua?


b) Để giảm bớt độ chua cho đất, ta phải xử lí bằng cách nào?


<b>2</b>/ Một mẫu nước thải của nhà máy sản xuất dây lưới thép có pH = 4,0. Để thải được ra mơi trường,


nhà máy đó cần phải tăng pH trong nước thải lên tới 5,8 – 8,6 (theo tiêu chuẩn quy định).


a) Hãy đề nghị hai phương pháp (dùng hai hoá chất khác nhau) làm tăng pH nước thải.


b) Tính lượng vơi sống cần dùng để tăng pH trong một trăm mét khối nước thải từ 4,0 lên 7,0. Giả
thiết thể tích nước thải thay đổi không đáng kể.


<b>6/ Trong n</b>ước mưa ở vùng công nghiệp thường có lẫn axit sunfuric và axit nitric, nhưng trong nước


mưa ở vùng thảo nguyên cách xa vùng cơng nghiệp vẫn lẫn một ít axit nitric. Giải thích.


<b>7/ </b>Làng đá Non Nước trong khu du lịch Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng là một địa điểm thăm quan nổi


tiếng đã và đang thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Khi đến đây, du khách được
xem tất cả các giai đoạn (cưa, xẻ, đục, đẽo đá, mài giũa, đánh bóng tượng) để làm ra một sản phẩm
thủ công mĩ nghệ từ đá (tượng Phật, hươu nai, mỹ nhân ngư). Trong quá trình mài giũa, đánh bóng


OH
OH


O



O
OH


O


+ Q + H2O


Axit salixylic <sub>Metyl salixylat </sub>


C


OH
O
O


C


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

tượng, những người thợ ở đây đã hoà axit sunfuric vào nước rồi đổ trực tiếp lên tượng, như vậy đã
rút ngắn được thời gian và công sức một cách đáng kể. Nước axit tràn xuống sân rồi chảy ra ngoài
đường.


a) Theo em, việc sử dụng axit như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến mơi trường?


b) Em hãy đề nghị cách làm giảm lượng axit sunfuric thải ra môi trường cho từng hộ dân trong
làng nghề đó.


<b>8/ </b>Một bạn dùng dung dịch amoniclorua để rửa khung xe đạp bị gỉ. Gỉ có hết hay khơng? Giải thích


bằng phương trình phản ứng? Việc làm đó có gây ơ nhiễm khơng khí xung quanh hay khơng? Giải
thích tại sao.



<b>9</b>/ Các kết quả phân tích cho thấy nước mưa thường có pH ≈ 5,6 (có tính axit nhẹ). Nước mưa trong


các trận mưa axit có pH = 2 hoặc thậm chí nhỏ hơn nữa.


a) Dựa vào phản ứng hố học đã biết hãy giải thích các trường hợp trên. Biết mưa axit xảy ra khi
có thêm các yếu tố:


- Nhiều sấm sét hơn bình thường.


- Trong khơng khí có nhiều chất khí gây ra mơi trường axit khi hợp nước như lưu huỳnh đioxit,
hiđrosunfua, hiđro clorua…


b) Kể một vài thiệt hại mà mưa axit gây ra và một số hoạt động của con người đã gây ra mưa
axit?


<b>10/ </b> Khí gì hấp thụ được
Tia tử ngoại mặt trời
Là lá chắn hữu hiệu
Cho sự sống sinh sôi


<b>11</b>/ Sơ đồ sau trình bày chu trình làm nước uống an tồn:


Bể nước  Lọc qua màng lưới  Thêm hóa chất để kết khối các hạt rắn mịn  Lắng đọng các
khối rắn  Lọc qua màng lưới có lỗ nhỏ hơn  Thêm clo vào  Vòi nước.


Sự lựa chọn nào đúng với chu trình trên?


A. Lắng đọng, làm đông lại, lọc, lắng đọng, khử trùng.
B. Lọc, lắng đọng, làm đông lại, khử trùng, lọc.



C. Lắng đọng, làm đông lại, lọc, lắng đọng, làm đông lại.


<b>D</b>. lọc, làm đông lại, lắng đọng, lọc, khử trùng.


<b>12</b>/ Nước hồ bơi khơng có vi khuẩn là do có sự hiện diện của “clo tự do” trong hỗn hợp một hỗn


hợp của ClR2R, HClO, và ion ClOP




-P


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

Nếu lượng clo đã liên kết tăng quá nhiều, khả năng chống vi khuẩn của clo giảm. Một vài phương
trình thích hợp cho các phản ứng xảy ra là


ClR2RR(dd)R + HR2OR R(l) R € HCl R(dd)R + HClO R(dd)


HClO R(dd)R + NHR3RR(dd)R € NHR2RCl R(dd)R + HR2RO R(l)


2NHR3RR(dd)R + 3 ClR2R(dd)R R € NR2RR(k)R + 6HCl R(dd)


Người quản lí hồ bơi có thể loại bỏ những hợp chất chứa nitơ bằng cách thêm vào một số hóa chất.
Chất nào sau đây sẽ có hiệu quả nhất để loại bỏ được những hóa chất chứa nitơ mà vẫn duy trì được
khả năng chống vi khuẩn?


A. ClR2 (dd)R <b>B. HCl (dd). </b> C. NaOH (dd). D. HR2RO.


<b>15/ </b>Một trong những hệ quả của việc gia tăng hàm lượng khí COR2Rtồn cầu là sự axit hóa đại dương,



do COR2R hịa tan tạo HR2COR R3R. Điều này làm vỏ hàu bị yếu đi, do vỏ có chứa CaCOR3R và làm giảm tuổi


thọ của hàu. Về lâu dài, sự axit hóa sẽ có thể dẫn đến kết quả nào sau đây?


A. Khí COR2Rsinh ra từ phản ứng giữa axit và muối cacbonat làm giảm sự ấm lên toàn cầu.


<b>B</b>. Sự phong phú về các loài ăn thịt hàu sẽ giảm.


C. Người yêu hàu ở các nước phát triển sẽ có những chế độ ăn kiêng khơng hiệu quả.


D. Số lượng hàu ở các nước phát triển sẽ thải ra lượng COR2R ítRRhơn và cân bằng sẽ được khơi phục.


<b>16/ T</b>rường hợp nào sau đây thay đổi tổng hiệu ứng nhà kính nhiều nhất?


<b>A</b>. Giảm 1% lượng khí cacbonic. B. Giảm 10% lượng khí metan.


C. Giảm 10% lượng khí đinitơ oxit. D. Giảm 1% hơi nước.


<b>17/ </b>Từ năm 1750 đến năm 2000, khí nào sau đây có nồng độ gia tăng lớn nhất ( tính theo phần triệu)


trực tiếp từ các hoạt động của con người?


<b>A. Khí cacbonic. </b> B. Khí metan. C. Khí đinitơ oxit. D. Hơi nước.


<b>18/ </b>Lớp ozon ở tầng bình lưu ngăn cản các tia cực tím gây ung thư da và phá hủy sự sống ở đại


dương. Nghị định thư Montreal đã cấm sử dụng cloroflorocacbon( CFC), chất hủy tầng ozon hơn 20
năm nay. Năm 2002. diện tích lỗ hổng tầng ozon ở nam cực đạ thu hẹp. Tuy nhiên đến năm 2006,
diện tích này đã mở rộng đến mức kỷ lục. Một phần nguyên nhân được quy kết cho sự hạ thấp nhiệt
độ một cách khác thường trong vùng. Điều nào sau đây giải thích sự tồn tại lâu dài của lỗ hổng tầng


ozon?


A. Lượng ozon vượt quá giới hạn sẽ chuyển hóa thành khí oxi.


B. Giáo dục về tác hại của tia cựa tím dẫn đến việc gia tăng sử dụng kem chống nắng.


U


<b>C.</b>UCác chất CFC tồn tại lâu nền trong khí quyển làm giảm q trình tái tạo tầng ozon.


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

<b>19/ </b>Ozon là một tác nhân oxi hóa mạnh và nguy hiểm, rất độc với động vật. Ngay cả ở nồng độ


thấp, ozon có thể làm giảm mạnh tốc độ quang hợp trong cây xanh. Ozon gây nhiều tác hại, tuy thế
ta rất lo ngại khi thất thoáy ozon tạo ra các lỗ thủng ozon. Nguyên nhân chúng ta lo ngại là do


A. lổ thủng ozon sẽ làm cho khơng khí trên thế giới thoát ra mất.
B. lỗ thủng ozon sẽ làm thất thốt nhiệt trên tồn thế giới.


<b>C</b>. khơng có ozon ở tầng bình lưu khí quyển, bức xạ tử ngoại gây tác hại sẽ lọt xuống bề mặt trái


đất.


D. khơng có ozon khơng xảy ra q trình quang hợp cây xanh.


<b>20/ </b>Cặp chất nào đưới đây có thể làm tinh khiết nước máy?


A. Clo và flo. B. Ozon và clo. U<b>C.</b>U Clo và ozon. D.Đá vôi và xôda.


<b>21/ </b>Các oxit của nitơ là thành phần quan trọng trong khói ơ nhiễm rất nguy hiểm đến sức khỏe.



Trong cuộc sống hiện đại, nguồn gốc chính tạo nên các oxit của nitơ là do
A. sự nhiệt luyện các quặng kim loại để điều chế kim loại.


<b>B. k</b>hí thốt ra từ các máy lạnh, tủ lạnh.


C. khí thải của xe cộ.
D. sấm chớp.


<b>22/ </b>Mức cho phép được đề nghị gần đây của chì trong nước uống là 10 µ g trong một lít. Cho 1 µ g


= 10P


-6


P


g. Tính số mg chì được phép chứa trong một lít.
A. 10P


2


P


. <b>B. 10</b>P


-2


P


. C. 10P



3


P


. D. 10P


-3


P


.


<b>23/ </b>Sau bài thực hành hóa học, trong một số chất thải dạng dung dịch, chứa các ion: CuP


2+


P


, ZnP


2+
P
,
FeP
3+
P


, PbP



2+


P


, HgP


2+


P


, ...Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất thải trên?


<b>A</b>. Nước vôi dư. B. Giấm ăn. C. HNOR3R. D. Etanol.


<b>24</b>/ Trong công nghệ xử lí khí thải do q trình hơ hấp của các nhà du hành vũ trụ hay thủy thủ


trong tàu ngầm người ta dùng hóa chất nào sau đây?


<b>A. Na</b>R2ROR2Rrắn. B. NaOH rắn. C. KClOR3Rrắn. D. Than hoạt tính.


<b>25</b>/ Nhiên nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu ứng dụng thay thế một số


nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?


A. Than đá. B. Xăng, dầu. <b>C. Khí butan( gaz). D. Khí hidro. </b>


<b>26</b>/ Hàm lượng chì trong cơ thể được biết đến như là một nguyên nhân gây bệnh cho trẻ em ở ngoại


ơ thành phố. Bên cạnh lượng chì trong khơng khí, trẻ em cịn bị nhiễm chì từ một nguồn quan trọng
khác nữa là



<b>A. chì trong sữa. B. chì trong sơn. </b> C. chì trong thịt. D. chì trong nước biển.


<b>27</b>/ Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn để


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

<b>A</b>. năng lượng mặt trời. B. năng lượng thủy điện.


C. năng lượng gió. D. năng lượng hạt nhân.


<b>28</b>/ Sự đốt các nhiên liệu hóa thạch trên bình diện rộng đã góp phần vào vấn đề mưa axit, đặc biệt ở


châu Âu. Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?
A. Cacbon đoxit. B. Dẫn xuất flo của hidrocacbon.


<b>C</b>. Lưu huỳnh dioxit. D. Ozon.


<b>33</b>/ Hiệu ứng nhà kính là hiệu quả của


A. sự phá hủy ozon trên tầng khí quyển.


U


<b>B.</b>Usự lưu giữ bức xạ hồng ngoại bởi lượng dư khí cacbonic trong khí quyển.


C. sự chuyển động “xanh” duy trì trong sự bảo tồn rừng.
D. sự hiện diện của lưu huỳnh oxit trong khí quyển.


<b>34</b>/ Cơ quan cung cấp nước xử lí nước bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có thể thêm clo và phèn


kép nhơm kali( KR2RSOR4R. AlR2R(SOR4)3R. 24HR2RO. Vì sao phải thêm phèn kép nhôm kali vào nước?



<b>A. </b>Để làm nước trong. B. Để khử trùng nước.
C. Để loại bỏ lượng dư ion florua. D. Để loại bỏ các rong, tảo.


<b>35</b>/ Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ sinh vật trên trái đất


khơng bị bức xạ cực tím. Chất này là


<b>A. ozon. </b> B. oxi. C. lưu huỳnh dioxit. D. cacbon dioxit.


<b>37</b>/ Australia là một trong những nước đầu tiên trên thế giới nghiêm cấm việc sử dụng oxit của một


số kim loại dùng trong sơn vì lí do sức khỏe. Kim loại đề cập ở trên là kim loại nào ?
<b>A. Thủy ngân. B. Chì. </b> C. Cacdimi. D. Titan.


<b>38/ Hàm</b> lượng asen gây chết người đối với người lớn là khoảng 125 mg. Hàm lượng nhỏ hơn


nhưng tác dụng kéo dài có thể dẫn đến bệnh nguy hiểm. Ở Bangladesh, nước chứa asen độc hại phải
được lọc qua các lớp đá. Nếu nước cũng có chứa các hợp chất sắt thì cách duy nhất để có nước tinh
khiết là chứa nó trong bể chứa bằng nhựa lớn để dưới ánh mặt trời và thổi khơng khí đi qua. Oxi
trong khơng khí phản ứng với các chất tan trong nước để các hợp chất của sắt và asen lắng lại và
được lọc bỏ.


a) Phương pháp làm sạch nước này được thực hiện khi
A. asen là chất gây nguy hiểm duy nhất.


B. có ít nhất 125 mg asen trong 1 lít nước.


<b>C</b>. những hợp chất tan của asen phản ứng với oxi và sắt để hình thành các chất không tan.



</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

b) Mỗi ngày con người có thể tiêu thụ và bài tiết khoảng 0,6 mg asen trên 1 kg trọng lượng cơ
thể mà không bị những tác hại nào. Một người 62 kg thì có thể tiêu thụ một khối lượng asen tối đa
trong một tuần là bao nhiêu mà không gây hại?


A. 37,2 mg. B. 103,3 mg. C. 125,0 mg. <b>D. 260,4 mg. </b>


<b>V. Hóa học và thực phẩm </b>


<b>1</b>/ Khi làm bánh từ bột mì khơng có thuốc nở thì bánh khơng xốp nhưng nếu trộn thêm vào bột mì


một ít nước phèn nhơm – kali { KR2RSOR4R. AlR2R(SO4)R3R. 24HR2RO} và xơđa (NaR2RCOR3R. 10HR2RO ) thì bánh


nở phồng, xốp sau khi nướng.


a) Hãy giải thích hiện tượng trên.


b) Cần cho phèn và xơđa theo tỉ lệ khối lượng nào thì hợp lí?


<b>2/ Diêm tiêu (</b>kali nitrat) dùng để ướp thịt muối có tác dụng làm cho thịt giữ được màu sắc đỏ hồng


vốn có. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thịt được ướp bằng diêm tiêu như xúc xích, lạp
xưởng…khơng nên rán kĩ hoặc nướng ở nhiệt độ cao. Hãy nêu cơ sở khoa học của lời khuyên này.


<b>3</b>/ Để khử mùi hơi trong tủ lạnh, ta có thể cho vào trong tủ vài cục than hoa. Vì sao than hoa có thể


khử được mùi hơi trong tủ lạnh?


<b>4</b>/ Trong cuốn sách “ Những điều cần biết và nên tránh trong cuộc sống hiện đại” có viết rằng: Đồ


ăn uống có chất chua khơng nên đựng trong đồ dùng bằng kim loại mà nên đựng trong đồ dùng


bằng thuỷ tinh, sành sứ. Nếu ăn, uống đồ ăn có chất chua đã nấu kĩ hoặc để lâu trong đồ dùng bằng
kim loại thì có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Em hãy giải thích vì sao?


<b>5</b>/ Hiđroxianua (HCN) là một chất lỏng không màu, rất dễ bay hơi và cực độc. Hàm lượng giới hạn


cho phép trong khơng khí là 3.10P


-4


P mg/lít. Những trường hợp bị say hay chết vì ăn sắn là do trong


sắn có một lượng nhỏ HCN. Lượng hiđroxianua còn tập trung khá nhiều ở phần vỏ sắn. Để không bị
nhiễm độc xianua do ăn sắn, theo em khi luộc sắn cần:


<b>A. </b>Rửa sạch vỏ rồi luộc, khi nước sôi nên mở vung khoảng 5 phút.


B. Tách bỏ vỏ rồi luộc.


C. Tách bỏ vỏ rồi luộc, khi nước sôi nên mở vung khoảng 5 phút.
D. Cho thêm ít nước vơi trong vào nồi luộc để trung hoà HCN.


<b>6</b>/ Trong xương động vật, nguyên tố canxi và photpho tồn tại chủ yếu dưới dạng CaR3R(POR4R)R2R. Nếu


muốn nước xương thu được có nhiều canxi và photpho ta nên làm gì?
A. Chỉ ninh xương với nước.


<b>B</b>. Cho thêm vào nước ninh xương một ít quả chua (me, sấu, dọc…).


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

<b>7</b>/ Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây:



A.(NHR4R)R2RSOR4R. U<b>B.</b> NHU R4RHCOR3R.R RC. CaCOR3R. D. NaCl.


<b>8/ </b>Từ lâu con người đã biết dùng dung dịch muối ăn như một chất sát trùng hữu hiệu. Chẳng hạn


như hoa quả tươi, rau sống được ngâm trong dung dịch NaCl từ 10 – 15 phút . Khả năng diệt khuẩn
của dung dịch NaCl là do:


A. Dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl P




-Pcó tính khử.
U


<b>B.</b>UVi khuẩn bị mất nước do thẩm thấu.


C. Dung dịch NaCl độc.
D. Một lí do khác.


<b>9/ Melamin (C</b>R3RNR6RHR6R) là một chất hóa học được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất chất dẻo và


nhựa. Nó đặc biệt hữu ích bởi tính năng khó bắt lửa của nó. Năm 2008, người ta phát hiện melamin
đã được cho vào sữa bất hợp pháp nhằm làm tăng đáng kể hàm lượng protein có trong thực phẩm.


a) Lượng protein có trong thực phẩm có khả năng xác định bằng việc phân tích hàm lượng
nguyên tố nào sau đây?


A. Cacbon. B. Hidro. C. Oxi. <b>D</b>. Nitơ.


b) Melamin có thể được điều chế từ ure dựa theo phương trình sau:


(NHR2R)R2RCO  CR3RNR6RHR6R + NHR3R + COR2


Hệ số cân bằng (số nguyên tối giản) các chất tương ứng của phương trình trên lần lượt là
A. 3, 1, 6, 3. B. 3,2,3,2. <b>C. 6,1,6,3. </b> D. 6,2,3,2.


<b>10</b>/ Một số nhà sản xuất gia tăng hàm lượng ure trong nước mắm quá mức cho phép, thường nhằm


mục đích


U


<b>A.</b>Ulàm tăng độ đạm tổng, dẫn đến việc xác định sai hàm lượng protein và giá trị dinh dưỡng thật


của thực phẩm.


B. tăng khả năng diệt khuẩn.
C. gia tăng hương vị.


D. kéo dài hạn dùng của thực phẩm.


<b>11</b>/ Hàn the có cơng thức phân tử là


<b>A. Na</b>R2RBR4ROR7R.10HR2RO B. KAl(SOR4R)R2R. 12HR2RO.


C. NaHCOR3R. D. hỗn hợp NaCl và KIOR3R.


<b>12</b>/ Ích lợi của việc bảo quản thực phẩm bằng COR2Rhoặc ozon là


A. hạn chế sự phát triển nấm mốc trên bề mặt thịt, cá.
B. ngăn ngừa mùi hơi thối.



C. chi phí rẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

44B


<b>Phụ lục 8 </b>


<b>Câu hỏi kiểm tra: KIẾN THỨC HĨA HỌC VÀ MƠI TRƯỜNG </b>


<b>1. </b>Chất dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên trái đất không bị bức xạ cực


tím. Chất này là


A. cacbon đioxit. B. oxi. C. ozon. D. lưu huỳnh đioxit.


<b> 2. </b>Con người đã sử dụng các nguồn năng lượng: năng lượng hóa thạch, năng lượng hạt nhân, năng
<b>lượng thủy lực, năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Số lượng nguồn năng lượng sạch không gây ô </b>
nhiễm môi trường là


A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.


<b> 3. </b>Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ pH


A. < 6,5. B. < 5,6. C. < 6. D. > 5,6.


<b> 4. </b>Hiện tượng các đường ống dẫn nước của một thành phố bị nghẽn do rong rêu bám đầy cho thấy
A. đất tại khi vực đó bị dư phân đạm. B.đất tại khi vực đó bị dư phân vi lượng.


C. đất tại khi vực đó bị dư phân lân. D. đất tại khi vực đó bị dư phân kali.



<b> 5. </b>Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nguyên liệu hóa thạch bằng cách


A. lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong lò biogaz.
B. cho hơi nước đi qua than nóng đỏ.


C. lên men ngũ cốc.


D. thu khí metan từ khí bùn ao.


<b> 6. </b>Khí thải phát sinh chủ yếu nhất ở các bãi rác là
A. NOR


xR


. B. SOR


2R


. C. CHR


4R


. D. NHR


3R


.


<b> 7. L</b>ạp xưởng có ướp muối diêm là chất tăng nguy cơ ung thư. Muối diêm là
A. muối sunfat. B. muối photphat. C. muối cacbonat. D. muối nitrat.



<b> 8</b>. Băng tan, nước biển dâng, giảm diện tích đất liền, bệnh hơ hấp tăng, năng suất cây trồng giảm là
ảnh hưởng của


A. lổ thủng tầng ozon. B. ô nhiễm nguồn nước.
C. dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. D. hiệu ứng nhà kính.
<b> 9</b>. Có thể khắc phục ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính bằng cách


A. hạn chế phương tiện lưu thông cá nhân. C. trồng nhiều cây xanh.
C. cấm hút thuốc lá, kiểm sốt khí thải nhà máy. D. tất cả biện pháp.
<b> 10. </b>Khí nhà kính nào có khả năng giữ nhiệt cao nhất


A. CHR


4R


. B. COR


2R


. C. NR


2R


O. D. CFC.
<b> 11. </b>Chủ đề ngày môi trường thế giới năm 2008 là


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

B. Trái đất cần chúng ta ! Hãy liên kết chống lại biến đổi khí hậu.
C. Băng tan - một vấn đề nóng bỏng.



D. Hãy thay đổi thói quen: hướng đến một nền kinh tế ít cacbon.


<b> 12. </b>Cơ quan cung cấp nước xử lí nước bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có thể cho thêm phèn
kép nhơm kali ( KR


2R


SOR


4R


. AlR


2R
(SOR
4R
)R
3R
.24HR


2RO). Vì sao phải cho thêm phèn kép nhơm vào nước?


A. Để loại bỏ các rong, tảo. B. Để loại bỏ lượng dư ion florua.
C. Để khử trùng nước. D. Để làm nước trong.


<b> 13. </b>Trong công nghệ xử lí khí thải do q trình hơ hấp của các nhà du hành vũ trụ hay thủy thủ
trong tàu ngầm người ta thường dùng hóa chất


A. than hoạt tính. B. NaR



2R


OR


2Rrắn. C. NaOH rắn.


D. KClOR


3Rrắn.


<b> 14</b>. Khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit?
A. CFC. B. OR


3R


( ozon). C. CHR


4R


. D. SOR


2R


.


<b> 15 </b>Nhiên liệu thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế cho một số nhiên
liệu khác gây ô nhiễm môi trường là


A. than đá. B. khí butan (gaz). C. khí hidro. D. xăng, dầu.
<b> 16. </b>Nitrat sễ chuyển hóa thành chất nào có độc cho cơ thể con người?



A. Nitrit. B. Nitrat. C. Amoni. D. Amoniac.
<b> 17. </b>Ứng dụng tích cực của NHR


3Rvới mơi trường là


A. thay thế CFC trong cơng nghiệp lạnh. B. kiểm sốt vệ sinh mơi trường.
C. hấp thụ khí clo dư trong phịng thí nghiệm. D. tất cả các ứng dụng trên.
<b> 18. </b>Hiệu ứng nhà kính cịn được gọi là


A. hiện tượng thủy triều đỏ. B. hiện tượng trái đất nóng dần lên.
C. hiện tượng mù hóa. D. sự thủng tầng ozon.


<b> 19. </b>Lượng dư loại phân nào sau đây góp phần gián tiếp làm tích tụ kim loại nặng (Pb, Mn, Cu,..)
trong cơ thể con người?


A. Phân lân. B. Phân đạm. C. Phân phức hợp. D.Phân kali.
<i><b> 20. </b></i>Theo tổ chức y tế thế giới nồng độ tối đa của PbP


2+


Ptrong nước sinh hoạt là 0,05 mg/ lít. Nguồn


nước nào trong các đáp án sau bị ô nhiễm nặng bởi PbP


2+


PR


Rbiết kết quả xác định Pb


P


2+


Pnhư sau


A. có 0,20 mg PbP


2+


Ptrong 2 lít nước. B. có 0,15 mg Pb
P


2+


Ptrong 4 lít nước.


C. có 0,02 mg PbP


2+


Ptrong 0,5 lít nước. D. có 0,04 mg Pb
P


2+


Ptrong 0,75 lít nước.


<b> 21. </b>Khí thải một nhà máy có chứa các chất HF, COR



2R


, SOR


2R


, NOR


2R


, NR


2R. Chất tốt nhất để loại bỏ các


khí độc trước khi thải ra khí quyển là


A. ancol etylic. B. nước vôi trong dư (dd Ca(OH)R


2R


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

B. xà phòng. D. giấm ( axit axetic).
<b> 22. </b>Nguồn gây ô nhiễm CO ở các thành phố chủ yếu gây ra từ


A. khí thải từ các động cơ xe máy. B. năng lượng hạt nhân.


B. chưng cất dầu mỏ. D. đốt cháy nhiên liệu hóa thạch.
<b> 23. Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm? </b>


A. Nước thải các nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như PbP



2+


P


, CdP


2+


P


, HgP


2+


P


, NiP


2+


P


.
B. Nước từ các nhà máy nước hoặc giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt quá mức


cho phép.


C. Nước ruộng lúa chứa khoảng 1 % thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
D. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa khuẩn gây bệnh.



<b> 24. </b>Để đề phòng bị nhiễm độc cacbonmonoxit, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là
A. đồng (II) oxit và mangan dioxit. B. đồng (II) oxit và magie oxit.


C. đồng (II) oxit và than hoạt tính. D. than hoạt tính.
<i><b> 25. </b></i>Phú dưỡng là gia tăng hàm lượng chất nào trong nước?


A. N, P. B. N, Fe. C. Fe, P. D. Tất cả đúng.


<b> 26. </b>Hiện tượng trẻ da xanh (hội chứng methalmoglobinaemia - blue baby) tại các nước phát triển là
do


A. con người ăn phải rau có dư lượng phân đạm.
B. con người uống phải nước có dư lượng phân lân.
C. con người ăn phải rau có nhiễm các kim loại nặng.
D. con người hít phải khí NHR


3R


trong khơng khí.


<b> 27. </b>Ngun nhân chính gây lỗ thủng tầng ozon là khí CFC, đó là viết tắt của
A. cacbonflorocloro. B. cloruanatri.


C. cacbontetraflorua. D. cloroflorocacbon.
<b> 28. </b>Dẫn khơng khí bị ơ nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NOR


3R


)R



2 Rthấy dung dịch xuất hiện vết


màu đen. Khơng khí đó khả năng bị nhiễm bẩn khí
A. COR


2R


. B. SOR


2R


. C. HR


2R


S. D. NHR


3R


.
<b> 29. </b>Hiệu ứng nhà kính là hệ quả của


A. sự phá hủy ozon trên tầng khí quyển.


B. sự lưu giữ bức xạ hồng ngoại bởi lượng dư khí cacbonic trong khí quyển.
C. sự chuyển động "xanh" duy trì trong sự bảo tồn rừng.


D. sự hiện diện của lưu huỳnh oxit trong khí quyển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

B. ngăn cản sự vận chuyển oxi của hemoglobin đến tế bào.


C. gây ung thư da.


D. gây tổn hại mắt.


<b>2. Nhóm cacbon silic </b><i>( lưu trong CD) </i>


<b>1/ </b>Sau khi đổ bê tông được 24 giờ, người ta thường phun hoặc ngâm nước để bảo dưỡng bê tơng.


Giải thích việc làm đó và viết phương trình phản ứng.


<b>2/ </b>Vì sao cacbon và silic đều chứa 4 electron hóa trị, nhưng kim cương là chất cách điện, silic là


chất bán dẫn, than chì là chất dẫn điện?


<b>3/ </b>Khi sấy khô, axit silixic bị mất nước một phần tạo thành một loại vật liệu xốp có tên gọi là


silicagen được dùng để hút ẩm và hấp phụ nhiều chất. Hãy cho biết thành phần hoá học của
<b>silicagen gồm những chất gì? Viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có. </b>


<b>4/ </b>Một loại thuỷ tinh có thành phần gồm NaR2RSiOR3R và CaSiOR3R.Viết phương trình phản ứng để giải


thích việc dùng axit flohiđric để khắc chữ lên thuỷ tinh đó.


<b>5/ </b>Để khử mùi hơi trong tủ lạnh, ta có thể cho vào trong tủ vài cục than hoa. Vì sao than hoa có thể


khử được mùi hơi trong tủ lạnh?


<b>6</b>/ Vì sao để nung gạch, ngói người ta thường xếp gạch, ngói mộc xen lẫn với các bánh than?
<b>7/ </b> Khí gì tan trong nước



Ăn mòn được thủy tinh
Dung dịch có ứng dụng
Để khắc chữ thuỷ tinh


<b>8</b>/ Để loại bỏ cacbon monooxit và cacbon đioxit trong khí thải của nhà máy sản xuất gang thép,


người ta làm như sau:


- Thổi luồng không khí nóng vào khí thải.
- Dẫn khí thải vào bể chứa sữa vơi.


Hãy giải thích q trình loại bỏ cacbon monooxit và cacbon đioxit nói trên và viết phương trình
phản ứng xảy ra.


<b>9</b>/ Để có được những tấm đệm cao su êm ái, người ta phải tạo độ xốp cho cao su trong quá trình sản


xuất. Chất tạo xốp là những chất khi bị nhiệt phân có khả năng phóng thích các chất khí nhằm tạo ra
những khoảng trống như những tổ ong nhỏ hoặc cực nhỏ làm cho cao su trở nên xốp. Một trong
những chất tạo xốp đó là natri hiđrocacbonat.


a) Vì sao natri hiđrocacbonat được chọn làm chất tạo xốp cho cao su?
b) Hãy so sánh hiệu quả tạo xốp trong hai trường hợp sau:


- Chỉ dùng x mol natri hiđrocacbonat duy nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

<b>10/</b> Người ta dùng cát (SiOR2R) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám


trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch chất nào sau đây ?
A. Dung dịch HCl. U<b>B.</b>UDung dịch HF.



C. Dung dịch NaOH loãng. D. Dung dịch HR2RSOR4R.


<b>11</b>/ Trong điều kiện thời tiết Việt nam có độ ẩm cao, các thiết bị điện tử đắt tiền như máy quay


phim, máy ảnh,.. rất dễ bị hỏng hoặc bị nấm mốc tấn công nếu để trong nơi có độ ẩm cao trong thời
gian dài. Chất hút ẩm thường hay được sử dụng để bảo quản các thiết bị đó là


<b>A. Slicagen. </b> <b>B. H</b>R2RSOR4Rđặc. C. PR2ROR5R. D. NaOH.


<b>12</b>/ Điều chế kim cương nhân tạo trên quy mô công nghiệp bằng cách nung than chì ở nhiệt độ


khoảng 1800P


0


P


C -3800P


0


P


C và áp suất 60.000-120.000 atm khi có các kim loại Fe, Ni, Cr làm xúc tác.
Vậy có thể điều chế kim cương từ than chì là do


A. than chì tác dụng với oxi của khơng khí.
B. than chì có cấu trúc giống kim cương.
C. than chì tác dụng với các kim loại.



U


<b>D.</b>Ukim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon.


<b>13</b>/ Để đề phòng bị nhiễm độc cacbon monoxit, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

<b>HÓA HỌC MỖI NGÀY GROUP </b>



<b>CHUYÊN: </b>



<b> Giảng dạy Hóa học 8-12 </b>



<b> Rèn luyện Kỹ năng giải quyết các vấn đề Hóa học </b>



<b> Rèn luyện tư duy sáng tạo học tập </b>



<b> Truyền sự đam mê u thích Hóa Học </b>



<b> Luyện thi HSG Hóa học 8-12 </b>



<b> Luyện thi vào trường Chuyên Hùng Vương (BD),… </b>



<b> Tư vấn chọn ngành cho HS </b>



<b> Biên soạn chuyên đề HHC nâng cao cho HSG/ SV </b>



<b> Giảng dạy Cơ chế phản ứng/ Hóa Lập thể,… </b>



<b>LIÊN HỆ: </b>

<b>0986.616.225</b>




<b>Website </b>

<b>:</b>

<b>www.hoahocmoingay.com </b>



<b>Email </b>

<b>: </b>



<b>Fanpage </b>

<b>:</b>

<b>Hóa Học Mỗi Ngày </b>



<b>ĐỊA ĐIỂM: </b>

<b>196/41, Đường N11, KP 3, Phú Tân, </b>



<b>TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương </b>



</div>

<!--links-->

×