Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty TNHH user interface technology việt nam KCN yên phong, xã long châu, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU LINH CHI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI VÀ MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI CƠNG TY TNHH USER INTERFACE
TECHNOLOGY VIỆT NAM KCN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chun ngành/ngành

: Khoa học mơi trường

Khoa

: Mơi trường

Khóa học

: 2015 - 2019

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



TRIỆU LINH CHI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI VÀ MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI CƠNG TY TNHH USER INTERFACE
TECHNOLOGY VIỆT NAM KCN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành/ngành: Khoa học mơi trường
Lớp:

K47 - KHMT

Khoa:

Mơi trường

Khóa học:

2015-2019

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Dương Minh Ngọc

Thái Nguyên, năm 2019


i


LỜI CẢM ƠN
Thực tập là quá trình tham gia học hỏi, quan sát, nghiên cứu và ứng dụng
vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế các công tác quản lý môi trường
của các công ty, nhà máy sản xuất.
Báo cáo thực tập vừa là cơ hội để sinh viên trình bày về những vấn đề
mình quan tâm trong quá trình thực tập, đồng thời cũng là một tài liệu quan
trọng giúp các giảng viên kiểm tra đánh giá quá trình học tập và kết quả thực tập
của mỗi sinh viên.
Để hoàn thành báo cáo thực tập này trong thời gian thực tập tại Công Ty
TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Công Nghệ Môi Trường ETECH em xin trân trọng
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Các thầy cô giáo giảng dạy của Khoa Môi trường - Trường Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức chuyên
ngành về môi trường và các vấn đề cấp bách về môi trường hiện nay.
- Cô giáo ThS. Dương Minh Ngọc giáo viên trực tiếp hướng dẫn em trong
đợt thực tập này đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong quá trình thực tập, xây
dựng báo cáo.
- Các cán bộ công nhân viên, đặc biệt là Chị Thúy giám đốc Công Ty
TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Công Nghệ Môi Trường ETECH đã quan tâm, giúp
đỡ, tạo điều kiện cho em tiếp xúc với công việc môi trường của cơ quan trong
thời gian thực tập vừa qua, và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên thực tập

Triệu Linh Chi


năm 2019


ii

DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Giải thích

BTNMT

Bộ tài ngun mơi trường

BYT

Bộ Y Tế

CP

Chính phủ

HTXL

Hệ thống xử lý

KCN


Khu cơng nghiệp



Nghị định

QH

Quốc hội

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT

Thông tư

TC

Tiêu chuẩn


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 4.1. Kết quả phân tích chất lượng khí thải ...........................................................37
Bảng 4.2. Kết quả phân tích mẫu nước thải ..................................................................42


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình cơng nghệ sản xuất của cơng ty ...........................................29
Hình 4.2. Biểu đồ kết quả phân tích chỉ tiêu CO của cơng ty với
QCVN 19:2009/BTNMT...............................................................................................38
Hình 4.3. Biểu đồ kết quả chỉ tiêu SO2 của cơng ty với
QCVN 19:2009/BTNMT...............................................................................................39
Hình 4.4. Biểu đồ kết quả chỉ tiêu Bụi tổng của công ty với
QCVN 19:2009/BTNMT............................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 4.5. Biểu đồ kết quả chỉ tiêu NOx của cơng ty với QCVN 19:2009/BTNMT .....41
Hình 4.6. Kết quả phân tích TSS, BOD5, COD, tổng N................................................43
Hình 4.7. Kết quả phân tích Coliform ...........................................................................43


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .....................................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .....................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học .........................................................................................................4
2.1.1 Các khái niệm về môi trường .................................................................................4
2.1.2. Ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí .................................................5
2.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước .........................................................6
2.1.4. Tác hại của ơ nhiễm mơi trường khơng khí và ơ nhiễm môi trường nước...........7
2.2. Cơ sở pháp lý ..........................................................................................................10
2.3. Hiện trạng mơi trường nước và mơi trường khơng khí trên Thế Giới
và tại Việt Nam ..............................................................................................................11
2.3.1. Hiện trạng môi trường nước và mơi trường khơng khí trên thế giới...................11
2.3.2. Hiện trạng mơi nước và mơi trường khơng khí tại Việt Nam .............................15
2.4. Hiện trạng môi nước và môi trường không khí tại Bắc Ninh .................................21
2.4.1. Hiện trạng mơi trường nước tại Bắc Ninh ...........................................................21
2.4.2. Hiện trạng mơi trường khơng khí tại Bắc Ninh ...................................................22
PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............25
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................25


vi
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..........................................................................25
3.2.1. Địa điểm ..............................................................................................................25
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ...........................................................................................25
3.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................25
3.3.1. Sơ lược về công ty TNHH User Interface Technology Việt Nam ......................25
3.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng mơi trường khơng khí khu vực cơng ty. ...........25

3.3.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước thải tại khu vực công ty. .......25
3.3.4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. ........................................................25
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................25
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................................25
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước thải .....................................................25
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích khí thải ........................................................26
3.4.4. Phương pháp phân tích, xử lý thơng tin: .............................................................27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................28
4.1. Sơ lược về công ty TNHH User Interface Technology Việt Nam. ........................28
4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................................28
4.1.2. Quy trình sản xuất ...............................................................................................28
4.1.3. Các tác động của cơng ty đến mơi trường khơng khí ..........................................31
4.1.4. Các tác động của công ty đến môi trường nước ..................................................33
4.1.5. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường công ty đã thực hiện. .........34
4.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng mơi trường khơng khí khu vực công ty ...............37
4.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước tại khu vực công ty ..................41
4.4. Đề xuất các biện pháp tăng cường bảo vệ môi trường. ..........................................44
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................46
5.1. Kết luận...................................................................................................................46
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................48
PHỤ LỤC ẢNH.............................................................................................................50


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay vấn đề môi trường đang được Nhà nước, xã hội và cộng đồng
quan tâm, bởi lẽ ơ nhiễm mơi trường có ảnh hưởng và tác động lâu dài tới các

thế hệ tương lai. Đặc biệt ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí là hai
vấn đề bức xúc nhất gây tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe
của người dân cần được ưu tiên giải quyến đầu tiên.
Nước và khơng khí là hai nguồn tài ngun vơ cùng quan trọng đối với
con người và sinh vật sống. Nếu khơng có hai nguồn tài ngun này thì trên Trái
đất không thể tồn tại được sự sống cùng với sự phát triển chung của thế giới,
nền kinh tế Việt Nam cũng đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, q
trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã
hội có nhiều chuyển biến tích cực.
Nền kinh tế xã hội càng phát triển, điều kiện kinh tế của người dân được
nâng cao do đó nhu cầu về nhà ở cũng như các cơ sợ hạ tầng khác ngày càng
tăng, song song với tình hình đó là sự phát triển khơng ngừng của nghành cơng
nghiệp điện tử . Do đó các cơng ty sản xuất linh kiện điện tử và các khu vực
sản xuất liên tục được mở ra nhằm đáp ứng nguồn cung cấp sản phẩm cho thị
trường. Bên cạnh những công ty sản xuất linh kiện điện tử đáp ứng được các
tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật môi trường được Nhà nước đưa ra thì vẫn cịn
nhiều cơ sở, cơng ty khác sản xuất khơng có các biện pháp bảo vệ mơi trường
hợp lý và chưa được quản lý chặt chẽ, hệ quả là kéo theo hàng loạt các vấn đề
ô nhiễm và nhiều sức ép cho môi trường đặc biệt là mơi trường khơng khí và
mơi trường nước đây là hai môi trường rất nhạy cảm với sự thay đổi từ các
thành phần tác động bên ngồi và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Ví dụ như
việc các hóa chất độc hại, khói bụi từ ống khói các cơng ty, nhà máy bị phát
tán vào môi trường làm ô nhiễm khơng khí sau đó các chất này lại được nước


2
mưa cuốn trôi vào nguồn nước mặt hoặc theo cơ chế lắng đọng xuống nguồn
nước mặt gây ra ô nhiễm thứ cấp cho môi trường nước.
Xuất phát từ thực trạng chung về yêu cầu chất lượng môi trường khu vực
xung quanh các cơ sở sản xuất linh kiện điện tử và đánh giá sự ảnh hưởng của

chúng đến điều kiện môi trường sinh hoạt của khu vực dân cư. Bên cạnh đó
bảo vệ mơi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân. Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường dưới sự
hướng dẫn của cô giáo ThS. Dương Minh Ngọc - Giảng viên khoa Môi trường,
trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải và mơi trường khơng khí tại
cơng ty TNHH User Interface Technology Việt Nam KCN Yên Phong, xã
Long Châu, huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải và mơi trường khơng khí tại
cơng ty TNHH User Interface Technology Việt Nam KCN Yên Phong, Tỉnh
Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu chung về cơng ty TNHH User Interface Technology Việt Nam
KCN Yên Phong, xã Long Châu, huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá được hiện trạng chất lượng mơi trường khơng khí tại khu vực cơng
ty TNHH User Interface Technology Việt Nam KCN Yên Phong, xã Long
Châu, huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá được hiện trạng môi trường nước thải tại khu vực công ty
TNHH User Interface Technology Việt Nam KCN Yên Phong, xã Long Châu,
huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số biện pháp để khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm
môi trường nước và môi trường không khí nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng
môi trường sinh hoạt, làm việc cho công nhân tại công ty.


3
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Vận dụng những kiến thức đã được học từ trường lớp vào trong nghiên
cứu khoa học thực tiễn.
- Tạo cho sinh viên cơ hội trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng thực
tiễn, giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc mới.
- Là cơ sở nội dung nghiên cứu của sinh viên tiếp cận với hoạt động thực
tiễn trước khi ra trường.
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác sau này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá vấn đề thực tế và hiện trạng mơi trường nước, mơi trường
khơng khí tại khu vực công ty TNHH User Interface Technology Việt Nam
KCN Yên Phong, xã Long Châu, huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh.
- Từ việc đánh giá hiện trạng môi trường nước, mơi trường khơng khí đề
xuất một số giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng về việc bảo vệ
môi trường.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1 Các khái niệm về môi trường
Khái niệm cơ bản về môi trường
Theo UNESCO, mơi trường được hiểu là “Tồn bộ các hệ thống tự nhiên
và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh
sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc
nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người” (Paper JAAPU) [18].
Theo "Luật Bảo vệ mơi trường" của nước CHXHCN Việt Nam thì mơi
trường được khái niệm như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và

sinh vật” (Luật bảo vệ môi trường, 2014) [11].
- Ơ nhiễm mơi trường : là sự tích lũy trong mơi trường các yếu tố vật lý,
hóa học, sinh học vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường khiến cho môi
trường trở nên độc hại đối với con người và sinh vật (Lê Văn Thiện, 2007) [10].
- Ô nhiễm khơng khí: Là sự thay đổi lớn trong thành phần của khơng khí
hoặc có sự xuất hiện của các chất khí lạ làm cho khơng khí khơng sạch, có sự
tỏa mùi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn xa. [11]
- Ơ nhiễm mơi trường nước: Là sự thay đổi thành phần và chất lượng
nước không đáp ứng cho các mục đích sự dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn
cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đền sống của con người và sinh vật. [11]
- Khái niệm về tài nguyên nước:
Là một dạng tài nguyên thiên nhiên vừa hữu hạn vừa vơ hạn và chính bản
thân nước có thể đáp ứng yêu cầu của cuộc sống như ăn uống, sinh hoạt, hoạt
động công nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải, du lịch... (Dư Ngọc Thành,
2008) [8].
- Khái niệm nước mặt: Là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.


5
- Khái niệm nước ngầm: Là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới
mặt đất (Dư Ngọc Thành, 2008) [8].
- Khái niệm về suy thối ơ nhiễm nguồn nước: Sự ô nhiễm môi
trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh
hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật (Lê Văn
Thiện, 2007) [10].
Theo hiến chương Châu Âu: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi chủ
yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây nguy
hại cho việc sử dụng, cho nơng nghiệp, cho cơng nghiệp, ni cá, nghỉ ngơi, giải
trí, cho động vật ni cũng như các lồi hoang dại ( Paper JAAPU ) [18].
- Khái niệm nước thải:

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người
và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng (Nguồn : Trịnh Thị Thanh- Trần
Yên-Phạm Ngọc Hồ, bài giảng Ơ nhiễm mơi trường.) [7].
- Khái niệm nước thải công nghiệp: Theo QCVN 40:2011/BTNMT Nước
thải công ngliệp là nước thải phát sinh từ q trình cơng nghệ của cơ sở sản
xuất, dịch vụ công nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp), từ nhà máy
xử lý nước thải tập trung có đấu nối nước thải của cơ sở công nghiệp [11].
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Là mức giới hạn của các thông số về
chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ơ nhiễm có
trong chất thải, các u cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường. [11]
- Tiêu chuẩn môi trường: Là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ơ nhiễm có trong
chất thải, các u cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ
chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. [11]
2.1.2. Ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí
Hiện nay, vấn đề ơ nhiễm khơng khí đang là vấn đề thời sự nóng bỏng
đang được dư luận đặc biệt quan tâm và cũng gây khơng ít bức xúc. Có rất nhiều


6
ngun nhân dẫn đến khơng khí bị ơ nhiễm, như các hoạt động công nghiệp và
giao thông vận tải đang là ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí hàng
đầu ở nước ta hiện nay.
Các quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ nông nghiệp và
nông nghiệp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ơ nhiễm mơi
trường khơng khí. Các q trình gây ơ nhiễm là q trình đốt các nhiên liệu hóa
thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy
hết: muội than, bụi, quá trình thất thốt, rị rỉ trên dây truyền cơng nghệ, các q
trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.

Nguồn gây ra ơ nhiễm khơng khí từ hoạt động cơng nghiệp có nồng độ
chất độc hại cao, thường tập trung trong một khơng gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy
trình cơng nghệ, quy mơ sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và
loại chất độc hại sẽ khác nhau.
Hoạt động giao thông vận tải là một trong những nguyên nhân hàng đầu
gây ra ô nhiễm môi trường không khí. Các q trình tạo ra các khí gây ơ nhiễm
là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4 các bụi đất đá
cuốn theo trong quá trình di chuyển.
Ngồi ngun nhân về cơng nghiệp và giao thơng vận tải, tình trạng ơ
nhiễm khơng khí cịn có một số nguyên nhân khác như nguyên nhân tự nhiên,
sinh hoạt…
2.1.3. Ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường nước
Ơ nhiễm nguồn nước do con người là nguy cơ trực tiếp gây ra nhiều vấn
đề sức khỏe và cuộc sống con người, trong đó đáng kể là chất thải con người
(phân, nước, rác), chất thải nhà máy khu chế xuất và việc khai thác các khống
sản, mỏ dầu khí. Ngồi ra chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản,
chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm; và hoạt động lưu thơng với khí thải
và các chất thải hóa chất cặn sau sử dụng.
Trong q trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay
con người vơ tình làm ơ nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các
cơng ty, nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình


7
thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại
làm cho nước bẩn chảy vào làm ơ nhiễm nguồn nước ngầm.
Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi cơng nghiệp vào khơng khí làm ô
nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa
cũng gây nên ô nhiễm môi trường nước. Nhưng nguy hiểm nhất phải kể đến là
chất thải phóng xạ gây ảnh hưởng khơn lường đối với con người và sinh vật.

2.1.4. Tác hại của ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm môi trường nước.
2.1.4.1. Tác hại của ơ nhiễm khơng khí
Chất ơ nhiễm sau khi thải vào môi trường sẽ bị phát tán trong khơng khí
trở thành nguồn gây hại cho mơi trường và sức khỏe con người.Bên cạnh đó
chúng cịn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của động thực vật, làm hư
hỏng vật liệu và mĩ quan của các cơng trình kiến trúc.
* Tác động đối với con người và động vật
Sức khỏe và tuổi thọ của con người phụ thuộc rất nhiều vào độ trong sạch
của môi trường khơng khí xung quanh. Lượng khơng khí mà cơ thể cần cho sự
hô hấp hàng ngày khoảng 10m3, nếu trong khơng khí có lẫn nhiều chất độc hại
thì qua hệ thống hô hấp những chất độc hại sẽ xâm nhập sâu vào cơ thể gây ra
một số bệnh nhự lao, suyễn, ho, ung thư phổi, dị ứng.v.v.Mặt khác chúng có thể
gây ra các bệnh về da, mắt, nguy hiểm nhất là gây ung thư, tác động đến hệ thần
kinh. Động vật cũng bị tác động bởi ơ nhiễm khơng khí nhưng bằng cách gián
tiếp như ăn lá cây bị nhiễm độc hoặc trực tiếp qua đường hô hấp (Trần Ngọc
Chấn, 2000) [4].
Tác hại lên phổi và tim: Ô nhiễm gây khó thở, gây các bệnh như hen suyễn, khí
thủng phổi và ung thư phổi, đồng thời tăng nguy cơ đau tim do làm hẹp động mạch.
Não bộ và trí tuệ: Đột quỵ, mất trí nhớ và giảm trí thơng minh là những chứng
bệnh ảnh hưởng đến não bộ đang được cho là có liên quan tới khơng khí ơ
nhiễm, khơng khí độc hại cịn gây khó ngủ.
Khơng khí cịn gây viêm trên toàn cơ thể lan ra toàn cơ thể, tác động đến
não, thận, tụy và các bộ phận khác.


8
Nội tạng và sinh sản: Thận cũng sẽ chịu tác hại vì vai trị của thận là loại bỏ
chất độc khỏi cơ thể. Các nghiên cứu được khảo sát cho thấy liên hệ giữa ơ
nhiễm khơng khí và nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư bàng quang và ruột,
cũng như hội chứng ruột kích thích, tiếp xúc với khơng khí ơ nhiễm làm giảm

khả năng sinh sản và tăng nguy cơ sảy thai. Thai nhi cũng khơng thốt khỏi ô
nhiễm, với một nghiên cứu gần đây tìm thấy các chất ô nhiễm trong nhau thai
nuôi dưỡng thai nhi. Trẻ sơ sinh có thể bị thiếu cân do ơ nhiễm, gây ra các hậu
quả suốt đời khác. Trẻ nhỏ tiếp xúc với khơng khí ơ nhiễm có thể bị chứng
“stunted lung” (tạm dịch: hẹp dung tích phổi), tăng nguy cơ béo phì, bệnh bạch
cầu và bệnh về tâm thần. [15]
* Tác động đối với thực vật
Khi mơi trường khơng khí bị ơ nhiễm, các q trình quang hợp, hơ hấp,
thốt hơi nước của cây đều bị ảnh hưởng và biểu hiện bằng triệu trứng như cây
phát triển chậm, năng suất thấp, lá cháy, cây khô, tổn hại sắc tố làm lá bị đổi
màu do q trình quang hợp và hơ hấp bị hạn chế.
Cá biệt cũng có chất độc có tác động tốt đối với thực vật, làm tăng cường
sinh trưởng cây như là các chất phốt pho, nito là những chất dinh dưỡng tốt cho
các loại tảo phát triển (Trần Ngọc Chấn, 2000) [4].
* Tác động đối với vật liệu
Bụi trong khơng khí làm mài mịn các cơng trình, đặc biệt là các cơng
trình ở ngồi trời.Các khí axit kết hợp với nước thấm vào vật liệu làm ăn mịn
vật liệu, giảm tuổi thọ cơng trình…(Trần Ngọc Chấn, 2000) [4].
* Tác động đối với môi trường
Các chất ô nhiễm khơng khí có thể di chuyển theo gió, mây từ vùng này đến
vùng khác do đó phạm vi gây hại rất rộng.Ngồi việc gây ra hiện tượng ơ nhiễm
cục bộ ở từng địa phương thì ơ nhiễm khơng khí cịn gây nên một số hiện tượng ơ
nhiễm mơi trường có tính tồn cầu như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ozon…
Tác hại của ơ nhiễm khơng khí đối với mơi trường rất to lớn, vì vậy xác
định vùng ơ nhiễm từ đó khoanh vùng ảnh hưởng để có những biện pháp giảm


9
thiểu ô nhiễm, ngăn chặn tác hại đối với môi trường là điều cần thiết (Trần Ngọc
Chấn, 2000) [4].

2.1.4.2. Tác hại của ô nhiễm môi trường nước.
Trong cơ thể chúng ta có 70% là nước. Con người cần nước để duy trì
trạng thái cân bằng trong cơ thể. Với việc khai thác nguồn tài nguyên quá nhiều
của người, nguồn nước sạch khơng chỉ bị khan hiếm mà cịn bị ơ nhiễm trầm
trọng. Việc thiếu nước sạch và ô nhiễm nước sẽ gây những hậu quả nặng nề mà
chúng ta không thể ngờ tới.
* Ảnh hưởng đến suy giảm hệ miễn dịch
Những nguồn nước chưa qua xử lý sẽ có các chất như Asen, Flo và phèn.
Nếu 3 chất này thâm nhập vào cơ thể ít thì khơng sao. Tuy nhiên, nếu tích dần
trong cơ thể trong thời gian dài, đặc biệt là trẻ em sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức
khoẻ. Cụ thể như thần kinh, sắc tố da, tim mạch, đường ruột, thậm chí là ung thư,
tại TP.HCM, người dân ở cạnh kênh Tàu Hủ cũng phàn nàn về vấn đề này. Theo
người dân ở đây, chỉ cần uống nước của con kênh là da bị ngứa ngáy, khó chịu.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, những trẻ em sống ở gần nguồn nước nhiễm
Flo sẽ có IQ thấp hơn so với trẻ em ở vùng khác.
* Làm cho dân trí thụt lùi
Khi không được tiếp cận nước sạch và kinh tế chưa phát triển những
người dân nơi đây sẽ chỉ chú tâm vào việc mưu sinh, tìm và lọc nước mà thơi.
Họ sẽ khơng có cơ hội tiếp cận đến các kiến thức khác như môi trường, kinh tế
và xã hội. Đó là lý do họ khơng nhận thức được những nguy hiểm mà nguồn
nước mang lại. Bên cạnh đó, chính những hành động hàng ngày của họ đã khiến
mơi trường bị ơ nhiễm.
Ví dụ như ở Mũi Né. Tại đây, bãi biển đang ngập chìm trong rác. Khách
du lịch nhiều lần đã tình nguyện đi thu gom rác ở đây. Tuy nhiên tình trạng này
vẫn khơng cải thiện mấy và vẫn tiếp tục diễn ra. Người dân ở đây cho biết họ
vẫn đổ rác ra biển “cho tiện”. Nhiều người nghĩ rằng đổ rác ra biển sẽ được
nước biển cuốn đi xa. Chính vì điều này khiến nhiều bãi biển ở đây có rác trải
dài hàng cây số.



10
* Gây đến tình trạng đói nghèo
Nước bẩn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vào mùa khô hoặc nước bị
ngập mặn, người dân tại vùng ven biển miền Tây và Nam Trung thường phải
xây bể để chứa nước sinh hoạt. Với số tiền này hộ nghèo có thể mua sách cho
con em đến trường.
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường năm 2014 số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua và ban hành ngày 23 tháng
06 năm 2014. [11]

- Luật tài nguyên nước năm 2012 được Quốc hội nước Cộng Hịa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 2 /6/2012. [12]

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02 /2015 của Chính Phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 /11/2013 của Chính Phủ về việc
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước có hiệu lực thi
hành ngày 01/02/2014.

- Thông tư số 12/2014/TT-BTNMT ngày 17/2/2014, Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã ban hành thông tư quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên
nước mặt có hiệu lực thi hành ngày 07/04/2014.

- Thông tư 02/2009/TT - BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường V/v Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của
nguồn nước.

- Thông tư 08/2009/TT - BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường V/v Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế,
khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn nước thải quốc gia về nước thải
công nghiệp. [4]

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng
môi trường không khí xung quanh. [2]


11

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về một số chất
độc hại trong khơng khí. [2]

- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải cơng
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. [3]
2.3. Hiện trạng mơi trường nước và mơi trường khơng khí trên Thế Giới và
tại Việt Nam
2.3.1. Hiện trạng môi trường nước và mơi trường khơng khí trên thế giới
2.3.1.1. Hiện trạng mơi trường nước trên thế giới
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt
đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị
trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống
kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại “Tuần lễ Nước thế giới”
(World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5 tháng 9.
Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do
không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và các
bệnh liên quan đến nước.Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử

vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm.Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) cảnh
báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm
nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước. Hậu quả của việc
khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp
Quốc (UNICEF) ở Việt Nam có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử
dụng nước sạch và khoảng 20 triệu (59%) chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Hàng
năm, 4.000 trẻ em tử vong vì nước bẩn và vệ sinh kém.Đây là con số được Quỹ
Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF công bố. Giám đốc Điều hành UNICEF, bà
Ann M. Veneman cho biết: Trên thế giới, cứ 15 giây lại có một trẻ em tử vong
bởi các bệnh do nước không sạch gây ra và nước không sạch là thủ phạm của
hầu hết các bệnh và nạn suy dinh dưỡng. Một trẻ em lớn lên trong những điều
kiện như thế sẽ có ít cơ hội để thốt khỏi cảnh đói nghèo. Ước tính có khoảng 17


12
triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch và khoảng 20 triệu (59%) chưa
có nhà tiêu hợp vệ sinh. Con số này còn cao hơn ở vùng các dân tộc ít người và
vùng sâu vùng xa. Hiện có tới 10% trẻ em ở thành phố khơng có nhà tiêu. Con
số này ở nông thôn là 40%. Thiếu nước sạch và vệ sinh ảnh hưởng rất lớn đến
tình trạng sức khỏe của trẻ em ở Việt Nam (44% trẻ em bị nhiễm giun và 27%
trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng). Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam
và Đông Á cho thấy chất lượng nước ở khu vực này ngày càng trở thành mối đe
dọa lớn đối với trẻ em. Tình trạng ơ nhiếm a-sen (thạch tín) và flo (fluoride)
trong nước ngầm đang đe dọa nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của 50 triệu
người dân trong khu vực. Các cơng trình nghiên cứu mới đây đã cho thấy những
bệnh do sử dụng nước bẩn gây ra đã ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm khả
năng học hành của các em.Hàng ngày có rất nhiều em ở các nước đang phát
triển khơng được đến trường vì bị các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng đường
ruột. Hơn nữa, nhiều học sinh gái không thể đến trường đi học nếu khơng có
cơng trình nước và vệ sinh riêng biệt cho các em. Tại diễn đàn của Trẻ em thế

giới về nước tổ chức tại Mehico ngày 21/3, UNICEF cho biết 400 triệu trẻ em
trên thế giới đang phải vật lộn với sự sống vì khơng có nước sạch.Theo đó, trẻ
em là người phải trả giá cao nhất khi không được sử dụng nước sạch.Kết quả
nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới năm tuổi dễ bị mắc tiêu chảy nhất (căn bệnh
này gây tử vong cho 4.500 trẻ em mỗi ngày).
Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo nhưng
cũng có thể bị cạn kiệt tùy vào mức độ khai thác của con người và khả năng tái
tạo của môi trường. Ngày nay, sử dụng nước cho mội hoạt động đã trở nên phổ
biến. Tuy nhiên việc sử dụng khai thác nguồn nước tài nguyên này gây ra những
hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn tài nguyên nước.
Tổng lượng nước trên thế giới ước tính khoảng 332 tỷ dặm khối. trong đó
nước đại dương chiếm 94,4% còn lại 2% tồn tại ở dạng băng tuyết ở hai cực và
0,6% ở các bể chứa khác. Trên 80% lượng băng tồn tại ở Nam cực và chỉ có hơn
10% tồn tại ở Bắc cực, phần cịn lại ở các đỉnh núi hoặc sông băng. Lượng nước


13
ngọt chúng ta có thể sử dụng ở các sơng, suối, ao, hồ và nước ngầm chỉ khoảng 2
triệu dặm khối (0,6% tổng lượng nước) trong đó nước mặt chỉ có 36.000 km3 cịn
lại là nước ngầm. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn nước ngầm đề sử dụng hiện
nay gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Do vậy nguồn nước mặt đóng vai trị rất
quan trọng.
Ơ nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn
uống bằng nước bẩn chưa được xử lý ở các nước đang phát triển. Ước tính có
khoảng 500 triệu người Ấn Độ khơng có nhà vệ sinh đúng cách, và khoảng 580
người Ấn Độ chết mỗi ngày vì ơ nhiễm nước. Gần 500 triệu người Trung Quốc
thiếu nguồn nước uống an tồn.
Trong thập niên 60, ơ nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với tốc độ
đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm môi trường nước phản ánh trung thực tốc độ phát
triển kỹ nghệ. Ta có thể kể ra đây một vài ví dụ tiêu biểu.

Anh quốc chẳng hạn: Đầu thế kỉ 19 sông Tamise rất sạch. Nó chở thành
ống cống lộ thiên vào giữa thế kỉ này. Các sơng khác cũng sảy ra tình trạng
tương tự trước khi người ta chưa đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông hơn, nhưng vấn đề
cũng không khác bao nhiêu. Người dân Paris cịn uống nước sơng Seine đến
cuối thế kỉ 18. Từ đó vấn đề đổi khác: các con sơng lớn và nước ngầm nhiều nơi
k cịn dùng làm nước sinh hoạt được nữa 5.000 km sông của Pháp bị ơ nhiễm
mãn tính. Sơng Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa thạch, khu vục có hơn 4 triệu
người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như nạn cháy nhà máy thuốc Sandoz ở
Bale năm 1986 chẳng hạn) thêm vào các nguồn ơ nhiễm thường dun.
Ở Hoa Kì tình trạng tồi tệ hơn ở bờ phía đơng cũng như nhiều vùng khác.
Vùng Đại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiem trọng.
Sự biến đổi khí hậu tồn cầu dẫn đến sự suy giảm tài nguyên nước. Những
nghiên cứu trên thế giới gần đây đã dự báo tổng lượng nước mặt vào các năm 2025,
2070 và 2100 tương ứng khoảng 96%, 91%, 86% số lượng nước hiện nay, trong
khi đó vấn đề ơ nhiễm nước mặt đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.


14
2.3.1.2. Hiện trạng mơi trường khơng khí trên thế giới
Trên thế giới hiện nay tình trạng ơ nhiễm mơi trường khơng khí đang là
vấn đề đáng báo động. Mỗi năm cả thế giới thải ra hàng triệu tấn khí thải gây
hiệu ứng nhà kính. Khơng khí ơ nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong
đó có con người. Ơ nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hơ hấp, bệnh tim mạch,
viêm họng, đau ngực, tức thở.
80% số thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) về chất lượng khơng khí, trong đó chủ yếu tập trung
ở các nước nghèo, Fox News đưa tin. Tổng hợp dữ liệu của 3.000 thành phố, thị
trấn và làng xã của 103 quốc gia từ năm 2008 đến 2013, WHO tuyên bố mức độ
ơ nhiễm khơng khí đơ thị tồn cầu đã tăng 8% bất chấp những cải thiện ở một số

vùng. Điều này dẫn đến nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư phổi cùng
hàng loạt vấn đề về đường hô hấp.
Trong báo cáo mới được đưa ra, thành phố Zabol (Iran) bị coi là nơi ơ
nhiễm khơng khí nặng nhất thế giới. Ấn Độ đã đạt được bước tiến nhất định khi
New Delhi vốn đứng đầu bảng đã xuống hạng 11, năm 2007 ước tính ở Ấn Độ,
ơ nhiễm khơng khí được tin là gây nên 527.700 ca tử vong. Từ năm 2013 đến
2015, giới chức Ấn Độ cấm xe cũ đi vào thành phố, đóng cửa các nhà máy điện
chạy bằng than cũ và phạt nặng hành vi đốt rác, gây ô nhiễm.
Theo Anumita Roychowdhury từ Trung tâm Khoa học và Môi trường
New Delhi, thành công của người Ấn Độ là minh chứng cho thấy kết quả sẽ đến
nếu bạn chịu hành động. Tuy vậy, người dân quốc gia châu Á này nói chung vẫn
gặp khó khăn bởi 4 thành phố Ấn Độ khác là Gwalior, Allahabad, Patna và
Raipur đã vượt qua New Delhi, nằm ở vị trí số 2, 3, 6, 7 trong danh sách ô
nhiễm nhất thế giới.
Ơ nhiễm khơng khí ngồi trời đóng góp đến 1,2 triệu ca tử vong sớm ở
Trung Quốc trong năm 2010, gần 40% của tổng số toàn cầu, theo một bản tóm
tắt mới của dữ liệu từ một nghiên cứu khoa học về nguyên nhân tử vong hàng
đầu trên toàn thế giới.


15
Bằng cách so sánh với Trung Quốc, Ấn Độ, mà cũng đã tập trung đông dân
cư thành phố đang phải vật lộn với mức độ tương tự như ô nhiễm, đã có 620.000
người chết sớm trong năm 2010 vì ơ nhiễm khơng khí ngồi trời, nghiên cứu cho
thấy. Đó được coi là kẻ giết người phổ biến nhất thứ sáu ở Nam Á.
Tại châu Âu, khơng khí thành phố Tuzla (Bosnia) là tồi tệ nhất dù mức độ
kém xa Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc. Nơi ô nhiễm nặng nhất ở Mỹ là
Visalia-Porterville song xếp thứ 1.080, rất xa so với các quốc gia đang phát
triển. Những địa danh nổi tiếng khác như Paris nằm ở vị trí 1.116, London giữ
hạng 1.389 và khu vực New York - Northern New Jersey - Long Island chiếm

mục 2.369.
"Ơ nhiễm khơng khí tiếp tục tăng cao với tốc độ đáng báo động, tàn phá
sức khỏe con người", tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Chương trình mơi trường và
sức khỏe cộng đồng của WHO cho biết. "Nhận thức người dân cũng tăng và
nhiều thành phố đang giám sát chất lượng khơng khí của họ. Khi khơng khí sạch
hơn, các bệnh về hơ hấp và tim mạch trên tồn cầu sẽ giảm".
2.3.2. Hiện trạng mơi trường nước và mơi trường khơng khí tại Việt Nam
2.3.2.1. Hiện trạng môi trường nước tại Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ mơi trường, nhưng tình
trạng ơ nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ cơng nghiệp hóa và đơ thị
hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài
nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng
bị ơ nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hằng
trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm mơi trường nước do khơng
có cơng trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp
là rất nặng.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung rất lớn.


16
Tại cụm cơng nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước
bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính
500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, nhuộm, bột giặt, dệt. ở thành phố Thái
Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang
thép, luyện kim màu, khai thác than, về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực
thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu. Nước thải từ
sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu

cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu...
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhơm, chì, giấy, dệt nhuộm
ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ngày không qua xử lý,
gây ô nhiễm nguồn nước và mơi trường trong khu vực.
Tình trạng ơ nhiễm nước ở các khu đơ thị là nhìn rõ nhất ở thành phố Hồ
Chí Minh và thành phố Hà Nội. Ở các thành phố này nước thải sinh hoạt khơng
có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh,
mương). Mặt khác cịn có rất nhiều cơ sở sản xuất khơng xử lý nước thải, phần
lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng
lớn rác thải rắn trong thành phố không thu gom hết được...là những nguồn quan
trọng gây ô nhiễm nước. Hiện nay mức độ ô nhiễm trong các kênh, sơng, hồ ở
các thành phố lớn là rất nặng
Tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nơng nghiệp,
hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở
hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được
xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trơi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn
nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca colifom trung bình biến đổi từ
1.500-3.500NMP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới
3800-12.500NMP/100ml ở các kênh tưới tiêu.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật,
các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi
trường nước và sức khỏe nhân dân.


17
Do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, khơng tn theo quy trình
kỹ thuật nên đã gây ra nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với
việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hóa chất trong ni trồng thủy
sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lịng sơng làm cho môi trường

nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và
xuất hiện một số tảo đọc, thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thủy triều đổ ở một
số vùng ven biển Việt Nam.
Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông
nghiệp. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và
nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sơng Thái Bình, sơng
Cửu Long, ven biển miền Trung[17]
Tại Việt Nam, mức độ ô nhiễm và khan hiếm nước ngọt đang trong tình
trạng đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân:
+ Khoảng 17,2 triệu người (21,5% dân số) chưa được tiếp cận nguồn
nước ngọt (theo Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường).
+ Khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước và vệ sinh kém
(theo thống kê của Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên- Môi Trường)
+ Khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mỗi năm mà
một trong những ngun nhân chính là do ơ nhiễm nguồn nước (theo thống kê
của Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên- Môi Trường).[7]
+ Khoảng 30% người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của nước
sạch (theo đánh giá của Bộ Y Tế).
+ Khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen (theo báo
cáo của Bộ Tài Ngun- Mơi Trường)[13]
2.3.2.2. Hiện trạng mơi trường khơng khí tại Việt Nam
Ơ nhiễm khơng khí Ơ nhiễm mơi trường khơng khí đang là một vấn đề
bức xúc đối với mơi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện
nay. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con
người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh


×