Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà lai (gà chọi x lương phượng) tại trại gà thương phẩm xã khe mo, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 52 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

PHẠM QUANG KIÊN
Tên chun đề:
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG, VÀ PHÒNG TRỊ
BỆNH TRÊN ĐÀN GÀ LAI (♂CHỌI x♀ LƯƠNG PHƯỢNG) TẠI TRẠI GÀ
THƯƠNG PHẨM XÃ KHE MO, ĐỒNG HỶ, THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

:Chính quy

Chun ngành

: Chăn nuôi thú y

Lớp

: K47 –CNTY – N01

Khoa

:Chăn nuôi thú y

Khóa học

: 2015 – 2019



Giảng viên hướng dẫn : TS. Ngô Nhật Thắng

THÁI NGU YÊN, 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi lời cảm
ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm
học vừa qua.
Em xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới Giảng viên TS. Ngơ Nhật Thắng đã
tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt q trình thực tập để hồn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi
Thú y đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tồn thể gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực
tập tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa
vào kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên báo cáo khơng tránh khỏi
sai sót. Em kính mong được ý kiến nhận xét của thầy cô để giúp cho kiến thức
của em ngày càng hồn thiện và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho cơng việc
sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Phạm Quang Kiên



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà thương phẩm . 32
Bảng 4.2. Lịch vệ sinh sát trùng chuồng trại .................................................. 33
Bảng 4.3. Lịch dùng vắcxin và phòng bệnh kháng sinh cho đàn gà ............... 34
Bảng 4.4: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 35
Bảng 4.5. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà lai ........................................................ 37
Bảng 4.6. Sinh trưởng tích lũy của gà nghiên cứu .......................................... 39
Bảng 4.7: Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) (kg TA/kg tăng khối lượng) ...... 40
Bảng 4.8: Tình hình mắc bệnh của đàn gà tại trại .......................................... 41
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của gà lai (VN đồng) ........................................... 42


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ý nghĩa

Từ viết tắt
Cs

Cộng sự

VTM


Vitamin

FCR

Hệ số chuyển hóa thức ăn

Nxb

Nhà xuất bản

MS

Mycoplasma synoviae

SS

Sơ sinh

TN

Thí nghiệm

G+

Gram(+)

G-

Gram(-)


P

Thể trọng

TP

Thành phố

ME

Năng lượng trao đổi

CP

Protein thô


iv

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Danh mục các bảng ........................................................................................... ii
Danh mục từ viết tắt ......................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................. iv
PHẦN I. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu.................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 3

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 4
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 4
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .......................................................................... 4
2.1.3. Điều kiện cơ sở vật chất của trại ............................................................. 5
2.1.4. Cơ cấu tổ chức cơ sở thực tập ................................................................. 6
2.2. Tổng quan và các nghiên cứu trong và ngoài nước ................................... 6
2.2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................... 21
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 26
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 26
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 26
3.4.1. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin ............................................. 26


v

3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 29
4.1. Kết quả chăm sóc, ni dưỡng, vệ sinh và phịng bệnh cho gà. .............. 29
4.1.1 .Cơng tác chăm sóc ................................................................................ 29
4.1.2. Cơng tác vệ sinh phịng bệnh ................................................................ 33
4.1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất........................................................ 35
4.1.4. Công tác khác ....................................................................................... 35
4.2. Kết quả nghiên cứu của chuyên đề .......................................................... 36
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của qua các tuần tuổi ................................................... 36

4.2.2 Sinh trưởng của gà thịt ........................................................................... 38
4.2.3 Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm .................................. 40
4.3. Kết quả điều trị bệnh trên gà .................................................................... 41
4.3.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn gà thịt ..................................................... 41
4.4. Hiệu quả kinh tế của 2 lứa gà trong chăn nuôi ........................................ 42
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 43
5.1. Kết luận .................................................................................................... 43
5.2.Đề nghị ...................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam ta là một trong những quê hương của gà nhà hiện nay. Tập
đoàn các giống gà nội của nước ta rất phong phú, đa dạng. Việc bảo tồn các
giống gà bản địa cũng như sự đa dạng di truyền sinh học đang là vấn đề rất
cấp bách và mang tính tồn cầu. Theo số liệu thống kê năm 2010, trong tổng
số 230 triệu con gà đang nuôi trong cả nước, đàn gà thả vườn chiếm đến trên
80 %. Các giống gà nội, có sức chống chịu tốt, thích nghi với điều kiện khí
hậu tuy nhiên năng suất rất thấp. Để nâng cao năng suất nhằm đáp ứng nhu
cầu của các trang trại và tiêu dùng trong nước, trong những năm gần đây,
chúng ta đã nhập một số giống gà lông màu nổi tiếng như Tam hoàng, Lương
phượng, Sacso, Kabir… hầu hết các giống gà thả vườn nhập nội đều chỉ thích
nghi hoặc thích nghi tốt với việc nuôi nhốt hoặc bán chăn thả, do tập tính lười
vận động, chậm chạp… do đó thịt nhão, chất lượng thịt không cao … không
đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh đó con giống rất đắt và tốn
kém, đồng thời chúng ta lại không chủ động được con giống, phải phụ thuộc

vào các hãng cung cấp nước ngoài.
Các nhà khoa học nhận thấy, bản thân đàn gà địa phương của nước ta là
đàn gà lông màu, thả vườn, đã đáp ứng được rất nhiều tiêu chí về gà Label
Rouge mà thế giới đang phát triển: lơng màu, thích nghi với việc chăn thả,
chất lượng thịt đặc biệt thơm ngon. Một số giống gà như gà Chọi, Đơng Tảo,
gà Mía có ngoại hình rất đặc trưng của một giống gà cho thịt. Tuy nhiên,
chúng đều có nhược điểm rất lớn, đó là khả năng tăng trọng thấp, sinh sản
kém… dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, không đáp ứng được nhu cầu phát triển
của nền chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn - một xu thế chăn nuôi gia
cầm đang phát triển nhanh và chắc chắn sẽ chiếm ưu thế trong tương lai gần,


2

khi mà nước ta tiến hành thành công sự nghiệp CNH - HĐH. Cả lý thuyết và
thực tiễn trong những năm qua đều chứng tỏ rằng, khi cho lai gà nội, nhất là
các giống có tầm vóc cơ thể lớn với gà thả vườn nhập nội thì các nhược điểm
kể trên của cả gà nội và nhập nội đều sẽ được khắc phục cơ bản, và đó cũng là
một một xu hướng lớn trong công tác nghiên cứu tạo ra con giống cho nền
chăn nuôi gà của nước ta hiện nay. Cách làm đó đáp ứng nhu cầu của thị
trường về con giống gà lơng màu có chất lượng cao cho các trang trại chăn
nuôi theo phương thức chăn thả quy mô vừa và lớn, giảm sự phụ thuộc vào
việc nhập khẩu con giống từ bên ngoài, tiết kiệm được một phần ngoại tệ
đáng kể, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng ngày càng khó tính và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó,
cơng tác trên cịn có một ý nghĩa khơng kém phần quan trọng, là góp phần
bảo tồn và phát triển đàn con giống địa phương quý hiếm của nước ta. Như
vậy, việc nghiên cứu tìm ra các tổ hợp lai nhằm tạo ra con giống có năng suất,
chất lượng thịt cao, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng …
thích nghi với các điều kiện chăn thả hoặc bán chăn thả ở tất cả các vùng

miền trong cả nước, trên cơ sở sử dụng các giống gia cầm nhập nội và địa
phương sẵn có đang là yêu cầu cấp bách. Nghiên cứu một số công thức lai
giữa gà Chọi với gà Lương Phượng là một trong những nghiên cứu cụ thể
theo định hướng nói trên, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn
và mang lại hiệu quả thiết thực. Xuất phát từ những ý tưởng đó, chúng tơi tiến
hành nghiên cứu chun đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng và
phịng trị bệnh trên đàn gà lai (gà Chọi X Lương Phượng) tại trại gà
thương phẩm xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1 Mục tiêu
- Áp dụng quy trình chăm sóc ni dưỡng cho gà Chọi lai gà
Lương Phượng.


3

- Xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phịng trị bệnh cho gà Chọi lai
gà Lương Phượng nuôi tại trại.
- Đánh giá đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất, chất lượng thịt và
hiệu quả kinh tế của gà lai F1 (Chọi - Lương Phượng) có tỷ lệ 50% máu gà
Chọi, 50% máu gà Lương Phượng.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được tình hình chăn ni tại trại gà thương phẩm xã Khe
Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Áp dụng được các quy trình chăm sóc, ni dưỡng cho gà Chọi lai gà
Lương Phượng.
- Xác định được tình hình nhiễm bệnh, biết cách phòng trị bệnh cho gà
Chọi lai gà Lương Phượng nuôi tại trại.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài sẽ bổ sung thêm minh chứng thực tiễn cho lý thuyết lai kinh tế

trong chăn nuôi gia cầm: từ nguồn nguyên liệu là giống gà Chọi nhiều ưu
điểm nổi trội, với phương pháp lai đơn giản, bước đầu thử nghiệm tạo ra con
lai với giống gà thả vườn nổi tiếng là gà Lương Phượng.
- Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn bởi, nếu thành công, đề tài sẽ
cung cấp cho thực tiễn một số công thức lai tạo ra con thương phẩm thích hợp
với phương thức chăn thả, ngoại hình và chất lượng sản phẩm phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng của nước ta.
- Khi phát triển công thức lai này vào thực tiễn sản xuất, sẽ thúc đẩy
việc tiêu thụ gà Chọi (để làm vật liệu), như vậy sẽ nâng cao được giá trị của
các con giống quý hiếm này, từ đó sẽ thúc đẩy việc bảo tồn các con giống bản
địa một cách bền vững.


4

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Địa phận huyện Đồng Hỷ trải dài từ 21032’ đến 21051’độ vĩ bắc,
105046’ đến 106004’ độ kinh đơng. Phía bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc
Cạn, phía nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Ngun, phía đơng
giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái
Nguyên. Địa giới tự nhiên phân cách Đồng Hỷ và thành phố Thái Ngun là
dịng sơng Cầu uốn lợn quanh co từ xã Cao Ngạn theo hướng bắc - nam
xuống đến đập Thác huống.
Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên 520.59km2. Trong đó đất lâm
nghiệp chiếm 50,8%, đất nơng nghiệp 16,4%, đất thổ cư 3,96%, đất cho các
cơng trình cơng cộng 3,2% và đất chưa sử dụng chiếm 25,7%. Núi Chùa
Hang xa xưa cịn gọi là núi đá Hố Trung, núi Long Tuyền, nằm trên đất thị

trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ ngày nay. Chùa Hang là một trong những
danh thắng nổi tiếng của tỉnh Thái Ngun.
Núi Voi, cịn có tên là núi Thạch Tượng, núi Tượng Lĩnh, ở xã Hoá
Thượng. Thế núi hiểm trở, giống hình con voi. Cuối thế kỷ XVI, nhà Mạc lấy
núi làm căn cứ chống nhau với quan quân nhà Lê - Trịnh.
Huyện Đồng Hỷ được đặt từ thời nhà Trần. Năm 1469, dưới triều vua
Lê Thánh Tông đổi thành Đồng Hỷ; sau đổi là huyện Đồng Gia, rồi lại đổi
thành Đồng Hỷ; là một trong 7 châu, huyện thuộc phủ Phú Bình. Trong thời
nhà Nguyễn (TK XIX), huyện Đồng Hỷ gồm: 9 tổng, 33 xã, thôn, trang,
phường; huyện lỵ đặt ở xã Huống Thượng.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đồng
hỷ đã có những chuyển biến tích cực, đảm bảo tiến độ thực hiện các chỉ tiêu,


5

nhiệm vụ chủ yếu năm 2017. Trong đó nhiều chỉ tiêu đạt cao so với kế hoạch
như: sản lượng lương thực có hạt cả năm ước đạt 52,7 nghìn tấn, vượt 17% kế
hoạch; diện tích trồng rừng đạt gần 1,5 nghìn ha, vượt 49% kế hoạch; thu
ngân sách trong cân đối đạt gần 123 tỉ đồng, vượt 33% dự toán tỉnh giao…
Thực hiện nghị quyết số 422/NQ - UBTTQH14, ngày 18/08/2017 của
Ủy ban Thường trực Quốc hội về việc điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính
Tp Thái Nguyên và thành lập 2 phường thuộc Tp Thái Nguyên, huyện Đồng
hỷ sẽ phải điều chỉnh kế hoạch kinh tế xã hội năm 2017. Cụ thể, huyện điều
chỉnh theo nguyên tắc: giảm các chỉ tiêu đã giao ở đầu năm và các thành
phần, cơ cấu chỉ tiêu tính cho địa bàn tồn huyện nằm trên địa bàn 3 đơn vị:
thị trấn Chùa Hang, xã Linh Sơn, xã Huống Thượng. Trong đó, cơ cấu kinh tế
ngành công nghiệp, xây dựng sau khi điều chỉnh sẽ còn 38,8%; ngành dịch vụ
sau điều chỉnh còn 25,7%; ngành nơng, lâm nghiệp, thủy sản sau điều chỉnh

cịn 35,5% tăng 16,25%...
2.1.3. Điều kiện cơ sở vật chất của trại
Với sự đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình sản xuất nhằm nâng
cao hiệu quả và giảm cơng sức lao động trang trại đã có những đầu tư về cơ
sở vật chất như sau:
- Trại được xây dựng cách xa khu dân cư, có hàng rào bao quanh.
- Trại gồm có 3 gian trại gà và 3 gian trại lợn được nát nền bê tông
và lợp tấm lợp Fibro xi măng, có 1 gian trại lợn là được lợp mái tơn và có
tấm cách nhiệt.
- Mỗi trại gà đều được lắp đặt quạt trần và 1 nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ.
- Hệ thống nước cung cấp cho chăn nuôi và sinh hoạt được sử dụng
bằng nước giếng khoan.
- Hệ thống điện trại sử dụng dịng điện 3 pha.
- Xung quanh trại đều có cây xanh che bóng mát và chắn gió.


6

2.1.4. Cơ cấu tổ chức cơ sở thực tập
Cơ cấu của trại tổ chức như sau:
- Diện tích chuồng trại là 800m2 (3 chuồng).
- Chuồng gà 3 dãy gồm: 2 dãy có thể ni 2000 con gà thịt thương
phẩm vả 1 dãy chuồng nuôi 30 con gà mái đẻ.
- Chuồng lợn 3 dãy gồm: 2 dãy nuôi lợn nái 12 - 14 con, 1 dãy nuôi lợn
thịt 30 con.
- Hệ thống bảo vệ xung quanh được xây tường rào bao quanh cao 2m2
- Đội ngũ cán bộ, quản lý, kĩ thuật, công nhân gồm:
+ 01 chủ trại
+ 01 sinh viên thực tập
- Trong quá trình thực tập tại cơ sở, trại tạo điều kiện cho chỗ ở và sinh

hoạt theo gia đình chủ trại.
2.2. Tổng quan và các nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của giống gà thí nghiệm
* Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của gà Lương Phượng
- Nguồn gốc: Gà Lương Phượng là giống gà kiêm dụng lơng màu có
xuất xứ từ vùng ven sơng Lương Phượng, do xí nghiệp ni gà thành phố
Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) lai tạo thành sau nhiều năm nghiên
cứu, sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập ngoại từ nước ngoài
như Kakir, Discan… Gà Lương Phượng được nhập vào nước ta trong những
năm gần đây. Gà Lương Phượng dễ ni, tính thích nghi cao, chịu đựng tốt
với điều kiện khí hậu nóng ẩm và nhất là thịt thơm ngon nên được nhiều
người tiêu dùng ưa chuộng.
- Đặc điểm: Con mái lông màu vàng nhạt, điểm các đốm đen ở cổ,
cánh. Con trống lông sặc sỡ nhiều màu: Sắc tía ở cổ, nâu cánh gián ở lưng,


7

nâu xanh đen ở đuôi. Da, mỏ, chân đều màu vàng. Mào tích tai phát triển,
mào đơn, đỏ tươi, ức sâu nhiều thịt, thịt thơm ngon. Gà thích nghi cao với
nuôi chăn thả và bán chăn thả.
- Chỉ tiêu năng suất gà Lương Phượng:
+ Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007)
[26], cho biết: khối lượng gà Lương Phượng đến 12 tuần tuổi là 2,0 - 2,5kg;
tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng là 3,0 - 3,2kg. Khối lượng gà vào lúc đẻ: 1,9 2,1kg (gà mái); 2,8 - 3,2kg (gà trống). Sản lượng trứng/10 tháng đẻ là 150 170 quả/mái. Tỷ lệ ấp nở 80 - 85%.
* Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của gà Chọi
Gà Chọi là một giống gà nội nổi tiếng, được nuôi ở nhiều vùng
miền trên cả nước. Gà Chọi tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ, được
tuyển chọn thông qua các cuộc thi gà truyền thống nên màu sắc lơng

tương đối thuần nhất.
Gà trống Chọi có màu lông cơ bản là màu đen, màu trắng, màu xám và
màu tía đỏ…
Gà mái Chọi có ba màu lơng cơ bản là đốm đen, màu xám và màu nâu.
Gà Chọi trường mình, kết cấu thân hình chắc khoẻ. Gà trống đầu tinh nhanh,
mình hình cốc, cánh hình vỏ trai, đi hình nơm, mào đa số mào xt, diều
cân ở giữa, bàn chân dài, đùi dài và săn chắc, vòng chân trịn, các ngón tách
rời nhau, móng chân và cựa sắc nhọn.
Gà mái ngực nở, chân cao vừa phải, mào xuýt, kết cấu toàn thân vững
chắc. So với các giống gà nội khác thì gà Chọi trường mình (dài) hơn, tầm
vóc to, nhanh nhẹn và hung giữ hơn. Gà Chọi mọc lông chậm nên khả năng
chống rét rất kém, không nên thả gà ra ngồi lúc sáng sớm có sương muối
hoặc nhiệt độ môi trường thấp. Gà Chọi trưởng thành có bộ lơng bóng mượt,
tiếng gáy vang, hình dáng cơ thể cân đối và đặc tính rất hăng có tiềm năng
theo hướng gà cảnh và hướng tới nuôi thương phẩm.


8

Gà có tầm vóc tương đối lớn, thon gọn. Khối lượng gà trưởng thành:
con trống 2,8 – 3,8kg; con mái đạt 2,0 – 3,0kg. Khả năng tăng trọng của gà
Chọi rất chậm, nuôi 12 tuần tuổi mới đạt khối lượng 1,0 - 1,4 kg ở con trống;
0,8 - 1,2 kg ở con m ái, đặc biệt trong thời gian này đàn gà cắn mổ nhau mạnh
mẽ gây ảnh hưởng rất lớn quá trình sinh trưởng. Từ nhược điểm trên nên chăn
ni gà Chọi mang tính địa phương quy mơ nhỏ.
2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa ở gà
Gia cầm có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật
có vú. Cường độ tiêu hố mạnh ở gia cầm được xác định bằng tốc độ di
chuyển của thức ăn qua ống tiêu hố. Ở gà cịn non, tốc độ này là 30 - 39 cm
trong 1 giờ; ở gà lớn hơn là 32 - 40 cm và ở gà trưởng thành là 40 -42 cm.

Chiều dài của ống tiêu hố gia cầm khơng lớn, thời gian mà khối thức ăn
được giữ lại trong đó khơng vượt quá 2 - 4 giờ, ngắn hơn rất nhiều so với
động vật khác, do đó để q trình tiêu hố thức ăn diễn ra thuận lợi và có hiệu
quả cao, thức ăn cần phải phù hợp về với tuổi và trạng thái sinh lý, được chế
biến thích hợp, đồng thời có hàm lượng xơ ở mức ít nhất (Hội chăn ni Việt
Nam, 2001 [9]).
* Tiêu hóa ở miệng
Gia cầm khơng có mơi và răng, hàm ở dạng mỏ, chỉ có tác dụng lấy
thức ăn, chứ khơng có tác dụng nghiền nhỏ. Vịt, ngỗng có các răng ngang ở
mép nhỏ chứa nhiều tận cùng dây thần kinh lâm ba, có tác dụng cảm giác.
Khi thức ăn đi qua khoang miệng thì được thấm ướt bởi nước bọt, các
tuyến nước bọt của gia cầm kém phát triển, thành phần chủ yếu của nước bọt
là dịch nhầy. Trong nước bọt có chứa một số ít men amilaza nên có ít tác
dụng tiêu hóa.
Động tác nuốt ở gia cầm được thực hiện nhờ chuyển động rất nhanh
của lưỡi, khi đó thức ăn được chuyển rất nhanh vào vùng trên của hầu vào


9

thực quản. Trong thành thực quản có các tuyến nhầy hình ống, tiết ra chất
nhầy, cũng có tác dụng làm ướt và trơn thức ăn khi nuốt.
* Tiêu hóa ở diều
Diều là khoảng mở rộng của thực quản ở khoang ngực. Diều dự trữ và
chuẩn bị tiêu hóa thức ăn, thức ăn ở diều được thấm ướt, mềm ra trộn kĩ với
một phần tinh bột được thủy phân.
* Tiêu hóa ở dạ dày
Tiêu hóa ở dạ dày tuyến
Dạ dày tuyến giống như cái bao túi, gồm 3 lớp: Màng nhầy, màng cơ,
màng thanh dịch. Màng nhầy rất phát triển. Ở đây các tuyến tiết ra pepsin và

axit muối. Vì vậy tiêu hóa ở dạ dày tuyến có phản ứng axit, độ pH 3,1 – 4,5.
Dịch dạ dày được tiết vào trong khoang của dạ dày tuyến, có axit
clohydric, enzim và musin. Cũng như ở động vật có vú, pepsin được tiết ra ở
dạng không hoạt động - pepsinogen và được hoạt hố bởi axit clohydric. Các
tế bào hình ống của biểu mô màng nhầy bài tiết ra một chất nhầy đặc rất giàu
musin, chất này phủ lên bề mặt niêm mạc của dạ dày. Sự tiết dịch dạ dày ở
gia cầm là liên tục, sau khi ăn thì tốc độ tiết tăng lên.
Tiêu hóa ở dạ dày cơ
Dạ dày cơ có hình dạng như hai chiếc đĩa nhỏ úp vào nhau có thành rất
dày, có màu đỏ sẫm. Dạ dày cơ nằm ở bên trái của gan.
Thức ăn được đưa qua đám rối vị giác (lưỡi và cổ) để phân biệt thức ăn
(đắng, chua)  Thức ăn được thấm ướt nhờ dịch tiết (thực quản và diều).
Nước qua diều tới dạ dày tuyến, dạ dày cơ rồi vào ruột. Nếu gia cầm đói,
thức ăn đi thẳng vào dạ dày tuyến và dạ dày cơ (sau khi đầy rồi mới tích lại
ở diều).
Dưới ảnh hưởng của men amilaza của tuyến nước bọt, tinh bột được
đường hóa do q trình vi sinh vật phân giải ở diều. Thời gian thức ăn ở diều


10

phụ thuộc vào khối lượng thức ăn, khối lượng nhỏ thức ăn qua diều 2 - 5 phút
còn khối lượng lớn thì vài giờ.
Thức ăn qua dạ dày tuyến tương đối nhanh (hầu như không dừng lại ở
đây), tại đây có phản ứng axit và dịch vị của dạ dày tuyến tiết ra khoảng 30
phút: gà 11,3 ml còn ở ngỗng là 24 ml ở giờ thứ nhất sau khi ăn dịch vị tiết
nhiều hơn.
* Tiêu hóa ở ruột
Q trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng đều xảy ra ở ruột non gia cầm.
Các men tiêu hoá quan trọng nhất là từ dịch dạ dày, cùng với mật đi vào manh

tràng, chất tiết của các tuyến ruột có ý nghĩa kém hơn.
Các men trong ruột hoạt động trong môi trường axit yếu, kiềm yếu; pH
dao động trong những phần khác nhau của ruột.
Dịch ruột là một chất lỏng đục, có phản ứng kiềm yếu (pH là 7,42) với
tỷ trọng 1,0076. Trong thành phần dịch ruột có các men proteolytic,
aminolytic và lypolytic và cả men enterokinaza.
Dịch tuỵ là một chất lỏng khơng màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan
hoặc hơi kiềm (pH 7,2 - 7,5). Trong chất khô của dịch, ngồi các men, cịn có
các axit amin, lipit và các chất khoáng (NaCl, CaCl2, NaHCO3...).
Dịch tuỵ của gia cầm trưởng thành có chứa các men tripsin,
cacbosipeptidaza, amilaza, mantaza, invertaza và lipaza.
Tripsin được bài tiết ra ở dạng chưa hoạt hoá là tripsinogen, dưới tác
động của men dịch ruột enterokinaza, nó được hoạt hoá, phân giải các protein
phức tạp ra các axit amin. Men proteolytic khác là các cacbosipeptidaza được
tripsin hoạt hố cũng có tính chất này.
Các men amilaza và mantaza phân giải các polysacarit đến các
monosacarit như glucoza, lipaza được dịch mật hoạt hoá, phân giải lipit thành
glyserin và axit béo.


11

Các q trình tiêu hố và hấp thu ở ruột non xảy ra đặc biệt tích cực. Sự
phân giải các chất dinh dưỡng khơng chỉ có trong khoang ruột (tiêu hố ở
khoang), mà cả ở trên bề mặt các lơng mao của các tế bào biểu bì (sự tiêu hố
ở màng). Các cấu trúc phân tử và trên phân tử của thức ăn có kích thước lớn
được phân giải dưới tác động của các men trong khoang ruột, tạo ra các sản
phẩm trung gian nhỏ hơn, chúng đi vào vùng có nhiều nhung mao của các tế
bào biểu mơ. Trên các nhung mao có các men tiêu hố, tại đây diễn ra giai
đoạn cuối cùng của sự thuỷ phân để tạo ra sản phẩm cuối cùng như axit amin,

monosacarit chuẩn bị cho việc hấp thu.
Khả năng tiêu hoá chất xơ của gia cầm rất hạn chế. Cũng như ở động
vật có vú, các tuyến tiêu hố của gia cầm khơng tiết ra một men đặc hiệu nào
để tiêu hoá xơ. Một lượng nhỏ chất xơ được phân giải trong manh tràng bằng
các men do vi khuẩn tiết ra. Những gia cầm nào có manh tràng phát triển hơn
như đà điểu, ngan, ngỗng... thì các chất xơ được tiêu hố nhiều hơn.
2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý và giải phẫu cơ quan hô hấp của gà
Theo Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân (1998) [5] cho biết: hệ
hô hấp của gia cầm gồm: lỗ mũi, xoang mũi, khí quản, 2 phế quản, 2 phổi,
9 túi khí.
- Hai lỗ mũi nằm ở gốc mỏ và có đường kính rất nhỏ. Ở gà, phía ngồi
hai lỗ mũi có “van mũi hố sừng bất động” và xung quanh lỗ mũi có lơng
cứng nhằm ngăn ngừa bụi và nước.
- Xoang mũi được phát triển từ xoang miệng sơ cấp ở ngày ấp thứ 7.
Xoang mũi ngắn, chia ra 2 phần: phần xương và phần sụn. Xoang mũi nằm ở
mỏ trên. Xoang mũi là cơ quan thu nhận và lọc khí rồi chuyển vào khí quản, ở
gà thanh quản dưới có hai nếp gấp liên kết, hai nếp gấp đó bị dao động bởi
khơng khí và tạo nên âm thanh.


12

- Khí quản là ống tương đối dài bao gồm nhiều vịng sụn và nhiều vịng
hố xương. Số vịng khí quản ở gà là 110 - 120 và hầu hết là sụn, cịn ở thuỷ
cầm hầu hết đã hố xương. Khí quản tương đối cong queo, thành khí quản
được cấu tạo bởi màng nhầy, màng xơ đàn hồi và màng thanh dịch ngồi.
- Khí quản chia ra làm hai phế quản ở xoang ngực phía sau xương
ngực. Mỗi phế quản dài 6 - 7 cm và có đường kính 5 - 6 mm. Một ống phế
quản nối với lá phổi bên trái, còn một ống nối với lá phổi bên phải. Thành phế
quản cấu tạo bởi màng nhầy (ở đó có nhiều tuyến nhỏ tạo ra các dịch nhầy,

màng xơ đàn hồi), có các bán khuyên sụn trong suốt và thanh dịch ngồi.
- Phổi và phế quản được hình thành từ các nếp gấp ống hầu ở cuối khí
quản vào ngày ấp thứ 4, ở ngày ấp thứ 5 xuất hiện túi phổi có màu dạng phế
quản. Ở ngày ấp thứ 9 phổi đang phát triển và chia ra mạng lưới phế quản, ở
phần cuối của nó hình thành các ống hô hấp. Phổi của gia cầm màu đỏ tươi,
cấu trúc xốp, có dạng bọc nhỏ kéo dài, ít đàn hồi.
Phổi nằm ở xoang ngực phía trục xương sống từ trục xương sườn thứ
nhất đến mép trước của thận. Trọng lượng của phổi vào khoảng 1/180 thể
trọng gia cầm, phụ thuộc vào tuổi và lồi. Chức năng chính của phổi là làm
nhiệm vụ trao đổi khí.
- Túi khí là tổ chức mỏng bên trong chứa đầy khí. Các túi khí là sự mở
rộng và tiếp dài của phế quản. Cơ thể gia cầm có 9 túi khí chính, trong đó có 4
đơi xếp đối xứng, cịn 1 túi khí đơn. Các đơi túi khí xếp đối xứng là đơi túi khí
xương địn, đơi túi khí ngực trước, đơi túi khí ngực sau, đơi túi khí bụng. Túi
khí đơn là túi khí cổ. Các túi khí thực ra khơng phải là xoang tận cùng của phế
quản sơ cấp và phế quản thứ cấp mà tất cả chỉ là phế nang khổng lồ.
Theo Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân (1998) [5], Giáo trình
chăn ni gia cầm, trường ĐHNL Thái Ngun: tần số hơ hấp dao động trong
khoảng rất lớn, nó phụ thuộc vào loài, tuổi, sức sản xuất, trạng thái sinh lý của


13

gia cầm và điều kiện thức ăn, nuôi dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, thành phần khơng
khí. Trong điều kiện ni dưỡng tốt, tần số hô hấp tương đối ổn định. Gia
cầm càng lớn thì tần số hơ hấp càng nhỏ. Ban đêm tần số hô hấp giảm chậm
xuống 30 - 40 %. Nhiệt độ tăng tần số hô hấp cũng tăng. Nếu nhiệt độ tăng tới
370C thì nhịp thở của gà lên tới 150 lần/phút. Tần số hô hấp ở gà trưởng thành
là 25 - 45 lần/phút. Gà từ 4 - 20 ngày tuổi là 30 - 40 lần/phút.
Cơ chế hơ hấp của gia cầm gồm động tác hít vào và động tác thở ra với

sự hoạt động của phổi và hệ thống 9 túi khí chính.
Vận động của xương sườn đóng vai trị quan trọng trong cử động hơ
hấp. Lúc giãn, khơng khí xoang ngực giãn và mở rộng làm cho áp lực xoang
ngực thấp hơn áp lực bên ngồi, do đó khơng khí từ ngồi đi vào trong phổi.
Lúc hít vào, khơng khí qua phổi vào các nhánh nhỏ và vào các túi khí. Lúc
thở ra thì ngược lại, khơng khí đi từ các túi khí đi ra ngồi qua phổi lần thứ
hai, vì vậy người ta gọi là cơ chế hơ hấp kép. Vì phổi gia cầm nhỏ nhưng do
khơng khí tuần hồn hai lần nên lượng oxygen cung cấp vẫn đảm bảo.
Trong thời gian ngủ quá trình trao đổi chất nói chung giảm xuống 50%.
Trong thời gian hoạt động mạnh (bay, chạy, nhảy…) quá trình trao đổi chất
tăng lên và mức độ trao đổi khí tăng lên 60 - 100%.
Hoạt động của phổi và túi khí của gia cầm bao gồm: khí lưu thơng, khí
hít vào thêm, khí thở ra thêm. Hoạt động của phổi và túi khí nói lên khả năng
hơ hấp lớn nhất của gia cầm.
Sau khi thở ra thêm, trong phổi vẫn còn một lượng khí nhỏ lưu lại gọi
là khí cặn. Hoạt động phổi và túi khí của gà tổng cộng là 169 cm3.
Một lượng nhỏ khí O2 được hịa tan vào máu và theo máu đến các mơ
bào, cịn phần lớn kết hợp với hemoglobin trong hồng cầu để tạo oxy hemoglobin vận chuyển theo tuần hoàn máu. Lượng O2 tối đa kết hợp với
hemoglobin gọi là dung lượng O2 máu, dao động trong khoảng 12 - 21 cm3.


14

2.2.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt
Năng lượng: gà có khả năng chuyển hố năng lượng từ những
carbonhydrate đơn giản, một vài carbonhydrate phức tạp như dầu và mỡ,
nhưng những carbonhydrate q phức tạp như cellulose thì gà khơng thể sử
dụng được. Mặc dù vậy nhưng gà cũng cần lượng cellulose nhất định để làm
chất đệm giúp quá trình tiêu hoá được dễ dàng. Tỷ lệ chất xơ trong khẩu phần
không được vượt quá 4%. Nhu cầu về năng lượng cho các mục đích trao đổi

rất khác nhau, do vậy nếu thiếu năng lượng sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các q
trình sản xuất. Đối với gà ni lấy thịt nhu cầu năng lượng thường cao hơn gà
đẻ.
Protein: trong nuôi dưỡng gia cầm là một chỉ số dinh dưỡng quan trọng
có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sức sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Người ta cho rằng 20 - 25 % sức sản xuất của gia cầm ảnh hưởng trực tiếp bởi
dinh dưỡng protein. Gà thịt cần tỉ lệ protein tương đối cao trong khẩu phần để
hỗ trợ tăng trưởng nhanh. Khối lượng của gà thịt thương phẩm sẽ tăng lên gấp
50 – 55 lần trong 6 tuần sau khi nở. Một phần lớn của việc tăng trọng này là
tăng trưởng các mơ có nhiều protein.
Nước: chính là một thành phần dinh dưỡng quan trọng cho bất kỳ cơ
thể sống nào kể cả gia cầm. Nước không những là chất dẫn giúp con vật hấp
thu chất dinh dưỡng tốt hơn mà nước còn giúp cơ thể đào thải độc tố, giúp các
tế bào hoạt động khỏe mạnh hơn… Hầu hết các động vật khác kể cả gà sẽ cần
một lượng nước khoảng 50 ml/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Khi thời tiết
ấm áp, nhu cầu này có tăng lên một chút và tương tự, khi thời tiết lạnh, lượng
nước gà cần sẽ giảm hơn so với bình thường.
Khống chất: là phần vơ cơ trong thành phần thức ăn chăn nuôi gia
cầm, thường chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong khẩu phần thức ăn, tuy nhiên
khoáng chất có một vai trị vơ cùng quan trọng đối với gia cầm.


15

Các chất khoáng đa lượng: Ca, P: trong cơ thể Ca chiếm 1,3 – 1,8%
khối lượng cơ thể, P chiếm 0,8 – 1% khối lượng cơ thể.
Khoáng vi lượng: các khống vi lượng gồm có Cu, Fe, Iodine, Mn, Zn
và Selenium cũng rất cần thiết cho sự phát triển của gia cầm.
Trong cơ thể vật ni và con người khống chất có vai trị quan trọng
trong q trình hình thành các tổ chức trong cơ thể như xương, răng, máu, mơ

thịt…, một số chất khống có vai trị trong q trình tạo các kênh ion như
Na+, K+… một số khác lại có tác dụng trong việc kích thích sự hoạt động của
các enzyme, khống chất cịn có tác dụng trong việc tham gia hệ thống đệm
trong cơ thể ….
2.2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của gà thịt
- Ảnh hưởng của dòng giống
Trong cùng điều kiện chăn ni, mỗi giống khác nhau sẽ có khả năng
sinh trưởng khác nhau.
Theo tài liệu của Chambers J. R. (1990) [25], thì nhiều gen ảnh hưởng
đến sự phát triển của gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh
hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ.
- Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lơng
Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng của cơ thể gà do
yếu tố tính biệt quy định trong đó con trống có tốc độ sinh trưởng nhanh
hơn con mái.
Tốc độ mọc lơng có liên hệ với chất lượng thịt gia cầm, những gia cầm
có tốc độ mọc lơng nhanh thường có chất lượng thịt tốt hơn.
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của gia
cầm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất sẽ
giúp cho gia cầm phát huy cao tiềm năng di truyền về sinh trưởng.


16

Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả
năng sinh trưởng của gia cầm, khi đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thời
gian đạt khối lượng tiêu chuẩn sẽ giảm xuống.
Theo Chanbers J. R.(1990) [25], thì tương quan giữa trọng lượng của
gà và hiệu quả sử dụng thức ăn khá cao (r = 0,5 – 0,9). Để phát huy khả năng

sinh trưởng của gia cầm không những cần cung cấp đủ năng lượng, thức ăn
theo nhu cầu mà còn phải đảm bảo cân bằng protein, acid amin và năng
lượng. Do vậy, khẩu phần ăn cho gà phải hồn hảo trên cơ sở tính tốn nhu
cầu của gia cầm.
- Ảnh hưởng của môi trường
Điều kiện mơi trường có ảnh hưởng lớn đến q trình sinh trưởng của
gia cầm. Nếu điều kiện môi trường là tối ưu cho sự sinh trưởng của gia
cầm thì gia cầm khỏe mạnh, lớn nhanh, nếu điều kiện môi trường không
thuận lợi thì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh ảnh hưởng
đến sức khỏe gia cầm.
Nhiệt độ cao làm cho gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại
kinh tế lớn khi chăn nuôi gà Broiler theo hướng cơng nghiệp ở vùng khí hậu
nhiệt đới.
Chế độ chiếu sáng cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng vì gà rất
nhạy cảm với ánh sáng, do vậy chế độ chiếu sáng là một vấn đề cần quan tâm.
Ngồi ra trong chăn ni cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như: độ
ẩm, độ thơng thống, tốc độ gió lùa và ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt đến
khả năng sinh trưởng của gia cầm.
Sinh trưởng của gia súc, gia cầm luôn gắn với phát dục, đó là q trình
thay đổi chất lượng, là sự tăng lên và hồn chỉnh về tính chất, chức năng hoạt
động của cơ thể. Hai q trình đó liên quan mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau
tạo nên sự hoàn thiện cơ thể gia súc, gia cầm. Sinh trưởng và phát dục của cơ
thể gia súc, gia cầm tuân theo tính quy luật và theo giai đoạn.


17

2.2.1.5. Các bệnh thường gặp trên gà thịt
Trong thời gian ni dưỡng hàng ngày phải theo dõi tình hình sức khỏe
của đàn gà để chẩn đoán, phát hiện bệnh và có những hướng điều trị kịp thời.

Trong thời gian ni gà thường gặp bệnh như sau:
 Bệnh Bạch lị
- Nguyên nhân:
Do vi khuẩn Gram âm Salmonella gallinarum và Salmonella
pullorum gây ra, chủ yếu thơng qua đường tiêu hố và hơ hấp. Gà đã khỏi
bệnh vẫn tiếp tục thải vi khuẩn ra theo phân, đây là nguồn lây lan quan
trọng và nguy hiểm nhất.
- Triệu chứng:
+ Ở gà con: gà bị bệnh nặng từ mới nở đến 2 tuần tuổi, tỷ lệ mắc bệnh
cao nhất vào lúc 24 – 28 giờ sau khi nở. Biểu hiện: Gà yếu, bụng trễ do lịng
đỏ khơng tiêu, tụ tập thành từng đám, kêu xáo xác, ủ rũ. Lông xù, ỉa chảy,
phân trắng mùi hôi khắm có bọt trắng, có khi lẫn máu, phân bết quanh hậu
môn, gà chết 2 – 3 ngày sau khi phát bệnh.
+ Ở gà lớn: gà thường bị bệnh ở dạng ẩn (mãn tính). Gà biểu hiện gầy
yếu, ủ rũ, xù lơng, niêm mạc, mào, yếm nhợt nhạt…
- Bệnh tích: ở gà con mổ khám thấy gan, lách bị viêm sưng có màu đỏ,
tím ở lách, tim, phổi có các hoại tử.
- Phòng bệnh:
+ Nhập giống từ cơ sở gà bố mẹ đảm bảo nguồn gốc.
+ Ni dưỡng chăm sóc tốt để tăng sức đề kháng cho gà.
+ Thức ăn trên máng phải thường xuyên sàng qua để loại bỏ những
phân gà dính bám vào thức ăn có mang mầm bệnh.
+ Giữ gìn vệ sinh chuồng trại để làm giảm nguy cơ lây lan bệnh.


18

+ Dùng dung dịch formol 2 - 5% để sát trùng tồn bộ khu chuồng ni
và khu vực xung quanh.
- Điều trị:

+ Dùng nofacolipha vào nước hoặc trộn vào thức ăn, vitamin B –
complex: 1g/1 lít nước, vitamin C: 1g/1 lít nước. Dùng liên tục 3 – 5 ngày.
+ Hoặc dùng thuốc colistin: liều 1g/2 lít nước cho gà uống liên tục
trong 4 – 5 ngày.
 Bệnh CRD
- Nguyên nhân:
Do Mycoplasma gallisepticum gây ra.
Gà 2 – 12 tuần tuổi và gà sắp đẻ dễ bị nhiễm hơn các lứa tuổi khác,
thường hay phát bệnh khi trời có mưa phùn, gió mùa, độ ẩm khơng khí cao.
- Triệu chứng:
+ Thời gian ủ bệnh từ 6 – 21 ngày.
+ Gà trưởng thành và gà đẻ: tăng khối lượng chậm, thở khò khè, chảy
nước mũi, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng nhưng vẫn
duy trì ở mức độ thấp.
+ Gà thịt: xảy ra giữa 3 – 8 tuần tuổi với triệu chứng nặng hơn so với các
loại gà khác do kết hợp với các mầm bệnh khác (thường với E.coli). Vì vậy
trên gà thịt cịn gọi là thể kết hợp E. coli - CRD (C - CRD) với các triệu chứng:
âm ran khí quản, chảy nước mũi, ho, sưng mặt, sưng mí mắt, viêm kết mạc.
- Phịng bệnh: thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, chuồng thơng
thống, mật độ hợp lý, nhiệt độ thích hợp, chăm sóc và ni dưỡng tốt, cho
uống thuốc để phịng bệnh.
- Điều trị:
+ CRD-Stop: liều 1 g/lít nước, uống liên tục: 3 - 5 ngày.
+ Tiamulin: liều 1 g/4 lít nước, uống liên tục: 3 - 5 ngày.


19

+ Gia cầm và thủy cầm: liều 1 g/ 2 – 4 lít nước uống.
 Bệnh Cầu trùng

- Nguyên nhân:
Do các loại cầu trùng thuộc giống Eimeria gây ra. Gà con 9 - 10 ngày
tuổi bắt đầu nhiễm bệnh nhưng tỷ lệ nhiễm cao nhất ở giai đoạn từ 15 - 45
ngày tuổi. Gà bị nhiễm do nuốt phải noãn nang cầu trùng có trong thức ăn,
nước uống. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng trầm trọng nhất là vào vụ xuân hè
khi thời tiết nóng ẩm.
- Triệu chứng:
+ Gà bệnh ủ rũ, ăn ít, uống nhiều nước, xù lơng, cánh sã, chậm chạp,
phân dính quanh hậu mơn, phân lỗng, sệt, có màu socola hoặc đen như bùn.
+ Nếu gà bị bệnh nặng thì phân lẫn máu tươi, gà mất thăng bằng, cánh
tê liệt, niêm mạc nhợt nhạt, da và mào tái nhợt do mất máu. Tỷ lệ ốm cao,
nhiều gà chết.
- Bệnh tích:
+ Cầu trùng manh tràng: manh tràng sưng to và chứa đầy máu.
+ Cầu trùng ruột non: ruột non căng phồng, xuất huyết bề mặt ruột có
nhiều đốm trắng xám, bên trong ruột có dịch nhầy màu hồng.
- Điều trị:
+ Dùng coxymax: liều 1g/1 lít nước hoặc 100g/500 kg P, dùng liên tục
trong 3 ngày, nghỉ 2 ngày sau đó dùng liệu trình mới nếu gà chưa khỏi.
+ Dùng colistin: liều 1g/2 lít nước cho gà uống liên tục trong 4 - 5
ngày. Kết hợp tiêm bắp VTM K chống mất máu và cho uống VTM C để tăng
sức đề kháng cho gà.
 Bệnh do E. coli (Colibacillosis)
- Nguyên nhân:
Do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) gây ra.


×