PGS.TS. Vũ Minh Khương
NHẬP MƠN
NGÀNH KỸ TḤT CƠ KHÍ
Hà Nợi - 2020
1
Mục Lục
Nội dung
Trang
Chương 1 - KỸ THUẬT VÀ NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
Định nghĩa và sự phát triển của kỹ thuật
Các ngành kỹ thuật
Cơ hội cho kỹ sư
Giới thiệu các ngành của Khoa Cơ khí
Giới thiệu chuyên ngành Máy Xây Dựng
Chương 2 - HỌC TẬP HIỆU QUẢ
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
Học tập ở bậc đại học
Các phương pháp học tập hiệu quả
Phương pháp thi hiệu quả
Tạo động lực học tập
Một số lời khuyên
Câu hỏi thảo luận và bài tập
Chương 3 - ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
Định nghĩa kỹ sư
Chuẩn mực đạo đức sinh viên trường đại học kỹ thuật
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cơ bản của kỹ sư
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cơ bản của kỹ sư
Một sớ thí dụ liên quan đến đạo đức nghề nghiệp
Chương 4 – CÁCH TRÌNH BÀY MỘT ĐỒ ÁN KỸ THUẬT
3.1
3.2
3.3
3.4
Cách trình bày và thuyết trình một báo cáo chuyên môn
Cách quy định về trình bày bản thuyết minh đồ án
Cách quy định về trình bày bản thuyết minh đồ án
Cách thức tiến hành viết đồ án môn học và Đồ án tốt nghiệp
Chương 5: THAM QUAN KIẾN TẬP
5.1. Tham quan các phịng thí nghiệm, xưởng thực hành trong trường
3.5 Tham quan các doanh nghiệp máy xây dựng
3.6 Báo cáo thu hoạch tham quan kiến tập
2
Chương 1 - KỸ THUẬT VÀ NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ
Mục tiêu của chương
Trong thời đại ngày nay, khoa học kĩ thuật đã trở thành yếu tố cốt tử cho sự phát
triển, là lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu. Do đó, nhu cầu xã hội về
nguồn nhân lực có kiến thức khoa học kĩ thuật ngày càng tăng. Chính vì vậy nhóm
ngành kĩ thuật đã được nhiều sinh viên chọn lựa.
Chương này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lich sử phát
triển của kĩ thuật, chân dung của kĩ sư và chun ngành máy xây dựng trong bới cảnh
tồn cầu hóa và các thách thức trong tương lai.
Trên cơ sở đó, sinh viên có thể:
- Biết cách và thực hiện tìm thông tin, có những hiểu biết tổng quát về các
ngành kĩ thuật và nhất là chuyên ngành máy xây dựng,…
- Biết cách trình bày tóm tắt lý lịch của một kĩ sư cơ khí và nghề nghiệp máy
xây dựng hiện tại và trong tương lai
- Tiếp xúc với các chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành máy xây dựng
- Nhận ra và biết cách chuẩn bị trước kiến thức để nắm bắt các cơ hội và đối
mặt với các thách thức trong tương lai.
Sinh viên cảm thấy thú vị, hứng khởi và yêu thích nghề nghiệp
1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KỸ THUẬT
1.1.1. Định nghĩa về kĩ thuật
Kỹ thuật là một chuỗi hoạt động liên tục, nối tiếp, đổi mới bằng cách đứng trên
vai những người đi trước và cả chính chúng ta trong tương lai. Theo Ủy ban Kiểm định
Kỹ thuật và Công nghệ (Accriditation Board foor Engineering & technology – ABET):
“ Kỹ thuật là nghề nghiệp trong đó các tri thức có được thông qua học tập, trải nghiệm
và thực hành những môn học về khoa học tự nhiên và toán học, được áp dụng để phát
triển các phương pháp sử dụng hiệu quả các nguyên liệu và nguồn lực tự nhiên, nhằm
mang lại lợi ích cho con người”.
Các kĩ sư ln đóng vai trị tạo ra các ảnh hưởng tích cực đến con người ở mọi
giai đoạn phát triển của xã hội với những đóng góp to lớn thúc đẩy sự phát triển của
nhân loại.
1.1.2. Lịch sử phát triển của kĩ thuật
Có thể nói là kĩ thuật đã có từ thời tiền sử. Các nhà cải cách thời tiền sử chính là
những kỹ sư đầu tiên. Các công trình do họ sáng tạo ra chính là sự minh chứng cho
những đóng góp to lớn của các kỹ sư vào sự phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của
nhân loại. Nhiều công trình xây dựng nổi tiếng cho đến tận ngày nay .
Các kim tự tháp Ai cập được xây dựng để làm lăng mộ cho các nhà vua
(Pharaoh). Quần thể các kim tự tháp Giza, Khafra và Menkhaura là một trong bảy kỳ
3
quan thế giới.
Đền thờ cổ Parthenon ở Hy Lạp được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 trước công
nguyên được coi là đỉnh cao của văn hóa Ai Cập cổ đại, được đánh giá là một trong
những công trình văn hóa vĩ đại nhất thế giới.
Kim tự tháp Ai Cập
Đền cổ Pathenon, Hy Lạp
Hệ thống dẫn nước La mã, Thổ Nhĩ Kỳ
Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc
Hình 1.1 – Các công trình vĩ đại của nhân loại trong lịch sử
Hệ thống dẫn nước La Mã cung cấp cho thành phố Aspendos được xây dựng
vào thế kỷ thứ ba tại Thổ Nhĩ Kỳ là sự tính tốn khoa học của các kỹ sư La mã vẫn có
những giá trị bền vững cho đến ngày nay.
Vạn Lý Trường Thành dài 6.352 km được xây dựng từ thế kỉ thứ V TCN cho
đến thế kỷ XVI là một công trình vĩ đại của người Trung Quốc và nhân loại.
1.1.3. Các cột mốc lịch sử phát triển kỹ thuật
1. Trên thế giới
a. Năm 1200 (TCN) đến năm 1 (SCN)
- Gươm kiếm được chế tạo hàng loạt
4
- Các tường thành được xây dựng hoàn hảo
- Người Hy Lạp phát triển công nghệ chế tạo. Archimedes giới thiệu tốn học ở
Hy Lạp
- Bê tơng được dùng để xây dựng cầu đường và kênh dẫn nước ở La Mã
b. Năm 1 đến năm 1000 (SCN)
c.
-
Người Trung Hoa phát triển các nghiên cứu về tốn học
Th́c súng được hồn thiện. Bông và tơ lụa được sản xuất
Năm 1000 đến năm 1400
Công nghệ tơ lụa và thủy tinh tiếp tục được phát triển
Nhà toán học Leonardo Fibonacci (1170 -1240) viết cuốn đại số đầu tiên
d. Năm 1400 đến năm 1700
- Geogius Agricola có một luận án về khai thác mỏ luyện kim
- Fedẻigo Giambeli chế tạo bom lần đầu tiên để chống lại Tây ban Nha, bao
vây Antwerp, Bỉ.
- Bồn cầu đầu tiên được phát minh tại Anh
- Galileo tạo ra một loạt kính viễn vọng và quan sát các hành tinh quay quanh
mặt trời
- Sử dụng rãnh tiêu nước và cới xay gió, xây dựng hệ thớng thốt nước hồ
Beemster (17.000 mẫu anh) tại Hà Lan.
- Otto Von Guerick lần đầu tiên chứng minh sự tồn tại của chân khơng
- Issac Newton xây dựng kính thiên văn phản xạ đầu tiên
- Nhân văn và khoa học là hai sự việc được phân biệt rõ ràng và riêng biệt
- Leibniz phát minh ra một máy tính thực hiện hai phép tính nhân và chia.
e. Năm 1700 đến 1800
-
Cách mạng cơng nghiệp bắt đầu ở Châu Âu
James Watt phát minh ra động cơ hơi nước đầu tiên
Hiệp hội kỹ sư được thành lập ở London
Tòa nhà đầu tiên được xây dựng hoàn toàn bằng gang đúc ở Anh
f. Năm 1800 đến 1825
-
Tự động hóa máy móc được thực hiện đầu tiên ở Pháp
Đầu máy xe lửa cho đường sắt đầu tiên được thiết kế chế tạo
Các kí hiệu hóa học bắt đầu được sử dụng như ngày nay
Điện tín có dây bắt đầu phát triển
g. Năm 1825 đến 1875
-
Bê tông cốt thép lần đầu tiên được sử dụng
Vật liệu nhựa tổng hợp lần đầu được chế tạo
Bessemer phát triển quy trình công nghệ chế tạo thép bền hơn
Giếng khoan đầu tiên được đào ở Pénnsylvania
5
- Máy đánh chữ đầu tiên được hoàn thiện.
h. Năm 1875 đến 1900
- Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại tại Mỹ
- Thomas Edison (Mỹ) phát minh ra bóng đèn và máy hát
- Gottlieb Daimler (Đức) phát triển động cơ xăng
- Karl Benz (Đức) giới thiệu xe hời
i. Năm 1900 đến 1925
- Anh em nhà Wright (Carolina, Mỹ) hoàn thành chiếc máy bay đầu tiên và bay
thử được 40 m vào ngày 17/12/1903.
- Ford phát triển động cơ đi-ê-zen đầu tiên
- Đường bay thương mại đầu tiên từ Paris đi London
- Detroit trở thành trung tâm ngành công nghiệp ô tô
Động cơ xăng đầu tiên, 1883
Ô tô đầu tiên,1885
Động cơ đi-ê-zen đầu tiên, 1893
Máy bay đầu tiên,1903
Hình 1.2 – Các động cơ, ô tô, máy bay đầu tiên trên thế giới
k. Năm 1925 đến 1950
- John Logie Baird (Scotland) phát minh TV đầu tiên, 1925
- Bom nguyên tử đầu tiên được sử dụng
- Transitor được phát minh
6
Hình 1.3 – John Logie Baird (Scotland) phát minh TV đầu tiên, 1925
l. Năm 1950 đến 1975
-
Máy tính được đưa ra thị trường và trở nên thông dụng vào năm 1960
Liên xô phóng vệ tinh Spunik I vào không gian
Vệ tinh truyền thông đầu tiên Testa được đưa vào không gian
Mỹ hoàn thành việc đưa người lên mặt trăng lần đầu tiên
m. Năm 1975 đến 1990
- Máy bay siêu thanh Concord thực hiện chuyến bay đầu tiên từ Châu Âu sang
Hoa Kỳ
- Tàu con thoi Colombia được tái sử dụng cho du hành không gian
- Lần đầu tiên tim nhân tạo được cấy ghép thành công
n. Năm 1990 đến nay
- Robot du hành trên sao hỏa
- Đường hầm dưới biển Măng-sơ nới liền Anh – Pháp được hồn thành
- Hệ thớng định vị tồn cầu lần đầu tiên được sử dụng trong dự báo thời tiết và
nhiều ứng dụng dân dụng khác.
2. Ở Việt Nam
a. Thời đại đồ đá (15000 đến 18000 TCN)
- Các công cụ bằng đá
- Đồ trang sức chạm trở
- Vũ khí bằng đá, chưa được mài nhọn, chưa có cạnh sắc
7
b. Thời đại đồ đồng (3000 TCN)
- Các công cụ bằng đờng
- Đờ trang sức chạm trở
- Vũ khí bằng đồng, được mài
nhọn, có cạnh sắc
c. Thời đại đồ sắt (1200 TCN)
- Các công cụ bằng sắt
- Đồ trang sức chạm trở
- Vũ khí bằng sắt, được mài nhọn,
có cạnh sắc
- Trống đồng có họa tiết văn minh,
tinh xảo
d.Thế kỉ 11 (1001 đến 1100)
- Công trình kiến trúc chùa tháp với
mái nhọn, hình rồng
- Chùa một cột là công trình nổi bật
- Các lăng tẩm của vua chúa
Hình 1.4 - Trống đồng ngọc lũ
Hình 1.5 – Chùa một cột
1.2. CÁC NGÀNH KỸ THUẬT
1.2.1. Sơ lược về các ngành kĩ thuật
1. Kĩ thuật hàng không
2.
3.
4.
5.
6.
Kĩ thuật nông nghiệp
Kỹ thuật hóa học
Kỹ thuật xây dựng
Kỹ thuật máy tính và kỹ thuật điện
Kỹ thuật công nghiệp
Kỹ sự công nghiệp thiết kế, triển khai và cải tiến các hệ thống liên kết con
người, vật tư, thiết bị nhằm nâng cao hiệu suất và hiệu quả
7. Kỹ thuật cơ khí
Là ngành kỹ thuật ứng dụng các khoa học cơ bản và khoa học tự nhiên để phân
tích, thiết kế, chế tạo và bảo trì dụng cụ, máy móc và các hệ thớng cơ khí hoặc các hệ
thống hỗn hợp cơ - điện – điện tử.
1.2.2. Vai trò của kỹ sư trong đời sống xã hội
1. Các vấn đề chung về kỹ sư
Kỹ sự là những người phát minh thiết kế, chế tạo, phát triển, kiểm tra, bán, cung
8
cấp các sản phẩm và các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu đời sống của con người. Vì vậy,
kỹ sự là những người có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội.
Các sinh viên ban đầu thường khó hình dung chính xác những gì người kỹ sư
làm và xác định sự phù hợp của bản thân với các cơ hội rộng lớn của người kỹ sư.
Các lý do thường làm cho sinh viên quan tâm đến ngành kỹ thuật bao gờm:
-
Có thiên hướng về tốn học và khoa học tự nhiên
Được tư vấn từ thầy cô trung học
Có người thân là kỹ sư
Biết rằng ngành kỹ thuật có thể mang lại nhiều cơ hội việc làm với mức
lương khởi điểm khá
Các lý do trên có vẻ lô-gic, nhưng chưa đủ. Điều quan trọng là sinh viên cần
phải hiểu những gì mà ngành nghề địi hỏi. Mỡi người đều có những điểm mạnh. Việc
tìm cơ hội để sử dụng những điểm mạnh chính là bí quyết thành cơng nghề nghiệp
trong tương lai. Sinh viên cần tìm hiểu, khám phá vai trị, chức năng, cơng việc đảm
nhận của người kỹ sư trong các ngành kỹ thuật khác nhau.
2. Kỹ sư và nhà khoa học
Để trở thành kỹ sự hay nhà khoa học cần giỏi toán và khoa học tự nhiên. Đây là
điều kiện cần nhưng chưa đủ để xác định nên trở thành kỹ sư hay nhà khoa học.
Kỹ sư và nhà khoa học khác nhau ở đối tượng công việc. Các nhà khoa học tìm
câu trả lời cho câu hỏi công nghệ để làm rõ tại sao một hiện tượng xảy ra. Các kỹ sư
cũng tìm câu trả lời cho câu hỏi công nghệ nhưng ở góc độ ứng dụng.
Nhà khoa học trả lời câu hỏi tại sao để khám phá sự vật hoặc rút ra những kiến
thức mới. Người kỹ sư cũng trả lời câu hỏi tại sao nhưng về vấn đề sản xuất một sản
phẩm hoặc tạo ra một dịch vụ. Người kỹ sư luôn nghĩ về những ứng dụng liên quan
đến các vấn đề như: các yêu cầu của một sản phẩm, giá thành chế tạo sản phẩm, các tác
động của sản phẩm đối với xã hội mơi trường.
Ví dụ: các nhà khoa học nghiên cứu giải mã cấu trúc ren của con người để đề ra
các giải pháp chữa bệnh. Các kỹ sư cũng nghiên cứu các bộ phận của con người nhưng
để thiết kế các bộ phận nhân tạo (Bio-mechanical engineering).
3. Kỹ sư và nhà công nghệ
Kỹ thuật công nghệ là một bộ phận trong lĩnh vực cơng nghệ địi hỏi việc áp
dụng kiến thức, phương pháp khoa học, kỹ thuật kết hợp với các kỹ năng chuyên môn
trong việc hỗ trợ các hoạt động kỹ thuật, nằm trong phạm vi giữa một thợ thủ công và
một kĩ sư.
Người kỹ sư có thể tạo ra những công nghệ mới thông qua nhiên cứu, thiết kế và
phát triển hoặc cải tiến kỹ thuật. Nhà công nghệ chủ yếu ứng dụng các công nghệ vào
quy trình sản xuất. Có những lĩnh vực mà người kỹ sự và nhà công nghệ được giao
9
cùng một nhiệm vụ như chuyên viên giám sát kỹ thuật.
1.3. CƠ HỘI CHO CÁC KỸ SƯ
1.3.1. Các kỹ sư có thể làm gì
Kỹ thuật là những ngành nghề thú vị. Người kỹ sư có một cơ hội việc làm rộng
lớn trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: chế tạo, điện tử, y tế, nông nghiệp,
xây dựng truyền thông, giải trí, năng lượng, hàng tiêu dùng, vận tải, thủy lợi, khai
thác,…Người kỹ sư có thể trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo ngành được đào tạo
như: nghiên cứu, phát triển, kiểm tra, thiết kế, phân tích và hỡ trợ kỹ thuật,…
Người kỹ sư có thể đảm nhiệm các chức vụ vai trò như kỹ sư trưởng, trưởng
nhóm, chỉ huy một nhóm kỹ sư, các chức vụ lãnh đạo từ tở trưởng kỹ thuật, trưởng
phịng, phó giám đớc, giám đốc, tổng giám đốc,… với chức năng điều hành một hệ
thống kỹ thuật hay một hệ thống kinh doanh.
Để tiếp cận các thông tin về nghề nghiệp, sinh viên có thể tham gia các hội chợ
việc làm, hội thảo ở các trường do các nhà tuyển dụng tổ chức, trao đổi với các thầy cô
chuyên môn trong khoa, gặp gỡ các cựu sinh viên đang làm việc,…
1.3.2. Các chức năng kỹ thuật
1.
Nghiên cứu
Trong các chức năng kỹ thuật thì chức năng nghiên cứu gần với chức năng khoa
học nhất. Nhà nghiên cứu cần được trang bị các kiến thức cơ bản như toán, lý,
hóa,…để vượt qua các rào cản tiến bộ. Kỹ sư nghiên cứu có thể tham gia vào các cơng
việc thiết kế, thử nghiệm, phân tích kết quả phối hợp với các nhà khoa học, kỹ thuật
viên, người vận hành,…. Nghiên cứu kỹ thuật cũng có thể được tiến hành bằng máy
tính, xây dựng các mơ phỏng, thực hiện các tính tốn, phân tích thay cho việc thí
nghiệm tốn kém.
Các kỹ sư nghiên cứu thường làm việc cho các trung tâm nghiên cứu như trong
các trường đại học, các viện nghiên cứu, các phịng thí nghiệm q́c gia,…Do đó,
người làm công tác nghiên cứu cần có kiến thức chuyên ngành vững vàng, thường có
học vị cao như tiến sỹ, hay tối thiểu là thạc sỹ.
2. Phát triển
Kỹ sự phát triển là cầu nối giữa thử nghiệm và thực tế. Chức năng phát triển
thường phải kết hợp với chức năng nghiên cứu, được gọi là nghiên cứu và phát triển
(R&D – Research & Development). Kỹ sư phát triển sẽ áp dụng những kiến thức từ các
nhà nghiên cứu cho một sản phẩm hay một ứng dụng cụ thể.
Kỹ sư phát triển tìm hiểu cách thức để kết hợp các khám phá của các nhà nghiên
cứu vào sản phẩm, nhằm kiểm tra tính khả thi của chúng.
3. Thử nghiệm
Kỹ sư thử nghiệm thực hiẹn các thí nghiệm, kiểm thử để xác định độ tin cậy
của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Các kỹ sư thử nghiệm sẽ mô phỏng điều kiện
10
làm việc thực tế của sản phẩm, làm việc chặt chẽ với các kỹ sư phát triển trong việc
đánh giá nguyên mẫu. Căn cứ vào các kết quả kiểm thử, quyết định xem sản phẩm có
đưa vào sản xuất hay cần có sự thay đổi, cải tiển.
Kỹ sư thử nghiệm phải có những kỹ năng kỹ thuật và giải quyết vấn đề, có khả
năng làm việc theo nhóm để làm việc với kỹ sư thiết kế, kỹ sư phát triển, kỹ thuật viên
và các nhà quản lý.
4. Thiết kế
Kỹ sư thiết kế chịu trách nhiệm:
-
Cung cấp các thông số kỹ thuật của sản phẩm
Với một số chi tiết hoặc một bộ phận sản phẩm để lắp ráp thành sản
phẩm hoàn chỉnh
- Các thông số thiết kế của chi tiết bộ phận phải phù hợp với các chi tiết
liên quan khác
- Sử dụng các cơng cụ, phần mềm máy tính để hỗ trợ việc thiết kế.
- Tạo ra hình dáng sản phẩm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
- Đảm bảo độ tin cậy và độ an toàn của sản phẩm
- Điều chỉnh thiết kế dựa trên các kết quả thử nghiệm
- Làm việc với các sản phẩm hiện có, thiết kế cải tiến theo yêu cầu của
người sử dụng.
5. Phân tích
Phân tích kỹ thuật là một chức năng được thực hiện kết hợp với các chức năng
thiết kế, phát triển và nghiên cứu. Kỹ sư phân tích:
-
Sử dụng các mơ hình tốn học và cơng cụ tính tốn để cung cấp các
thơng tin cần thiết để giúp các kỹ sư thiết kế, phát triển và nghiên cứu
hoàn thành chức năng của mình
- Là những chuyên gia trong lĩnh vực quan trọng phục vụ sản xuất sản
phẩm hoặc dịch vụ
- Là những chuyên gia có kiến thức sâu rộng về truyền nhiệt, cơ học lưu
chất, rung động, động lực học, âm học
- Thường có học vị cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn của
mình.
6. Hệ thống
Kỹ sư hệ thống có liên qua đến việc thiết kế, phát triển, sản xuất và hoạt động
của một hệ thống hoặc một sản phẩm hoàn chỉnh. Kỹ sự thiết kế chịu trách nhiệm thiết
kế các bộ phận riêng lẻ. Kỹ sự hệ thống:
-
Tổng hợp các thành phần bộ phận thành một sản phẩm hoàn chỉnh
Đảm bảo các chi tiết của sản phẩm phối hợp hoạt động hiệu quả
Đảm bảo hình dáng chi tiết hợp lý và làm việc như một đơn vị hoàn
chỉnh
11
-
Xác định tất cả các yêu cầu của thiết kế
Tiếp xúc với khách hàng và nhân viên tiếp thị để xác định chính xác các
nhu cầu của thị trường
- Đáp ứng các yêu cầu thiết kế tổng thể
- Kỹ thuật hệ thống là một lĩnh vực mà người kỹ sư chỉ nên tham gia sau
khi đã thành thạo một số chức năng cơ bản của hệ thống như thiết kế và
phát triển sản phẩm.
7. Chế tạo
Kỹ sư chế tạo:
-
Biến các thông số kỹ thuật của bản vẽ thiết kế thành sản phẩm
Xây dựng quy trình chế tạo sản phẩm, biến nguyên vật liệu thành các chi
tiết, sản phẩm hoàn thiện bằng cách sử dụng máy móc và các quy trình
mới nhất
- Làm việc với các kỹ thuật viên trên dây chuyền gia công, lắp ráp, quản lý
- Sử dụng các phương pháp thớng kê để xác định độ chính xác của một quá
trình
- Duy trì một môi trường làm việc an tồn, tin cậy và tác động mơi trường
- Có khả năng làm việc với nhiều đối tượng, bao gồm cả kỹ sư thiết kế,
nhân viên bán hàng và cán bộ quản lý
8. Vận hành bảo trì
Kỹ sư vận hành và bảo trì:
-
Giám sát hiệu suất hoạt động của nhà máy
Có hiểu biết rộng liên quan đến các lĩnh vực điện, cơ khí để duy trì dây
chuyền sản xuất
- Có khả năng tương đương với các kỹ sư chế tạo, công nhân và kỹ thuật
viên bảo trì thiết bị
- Phối hợp kế hoạch bảo trì của các kỹ thuật viên để đảm bảo hiệu quả hoạt
động của thiết bị, giảm thời gian ngừng máy
- Không làm những công việc sản xuất trực tiếp nhưng có liên quan đến
sản xuất
9. Hỗ trợ kỹ thuật
Kỹ sự hỗ trợ kỹ thuật:
-
Là cầu nối giữa khách hàng và sản phẩm, hỗ ttrợ lắp đặt, vận hành và sử
dụng sản phẩm
- Có thể tham gia vào việc xây dựng, giám sát thành lập một nhà máy
- Giải quyết những vấn đề của một sản phẩm đang được sử dụng như lỗi
thiết kế
- Làm việc với khách hàng để vận hành và quản lý thiết bị của họ.
10. Hỗ trợ khách hàng
12
Kỹ sư hỗ trợ khách hàng:
-
Có chức năng tương tự kỹ sự hỗ trợ kỹ thuật
Tham gia vào hoạt động kinh doanh và quan hệ khách hàng
Có kiến thức kỹ thuật và khả năng giải quyết vấn đề, cần có kinh nghiệm
về sản phẩm, khách hàng và khả năng kinh doanh để làm hài lòng khách
hàng
- Đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua các phản hồi tự khách hàng
11. Bán hàng
Kỹ sư bán hàng:
- Cần có kỹ năng giao tiếp để bán hàng hiệu quả
- Có nền tảng kỹ thuật tốt để có thể trả lời các câu hỏi và mối quan tâm của
khách hàng
- Xác định sản phẩm có phù hợp với yêu cầu làm việc và cách sử dụng
chúng, xác định các sản phẩm và các ứng dụng khác mang lại lợi ích cho
khách hàng và trở nên quyen thuộc với nhu cầu của khách hàng
- Thị trường lao động về kỹ sư bán hàng ngày càng phát triển do các sản
phẩm ngày càng phức tạp về mặt kỹ thuật.
12. Tư vấn
Kỹ sư tư vấn:
-
Làm việc trong công ty tư vấn hoặc là chuyên gia tư vấn độc lập
Lieen quan đến thiết kế, lắp đặt và bảo trì một sản phẩm hay hệ thống
Có thể đánh giá được hiệu quả của một tổ chức, công ty
Có thể đưa ra các đề xuất và hướng dẫn cải thiện quy trình của công ty,
như phương pháp thiết kế, công nghệ sản xuất hay hoạt động kinh doanh.
13. Quản lý
- Quản lý dự án, phịng ban, nhà máy hay tởng thể
- Quản lý các kỹ sư, các nhân viên hỗ trợ hoặc giám sát hoạt động kinh
doanh
- Trước khi nắm các chức vụ quản lý thường đã có kinh nghiệm làm việc
và tham gia một số khóa đào tạo về quản lý.
14. Các chức năng khác
Ngoài những lĩnh vực trên, sinh viên kỹ thuật được đào tạo để có thể thích ứng
với nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác như: giáo dục, luật, ý học, kinh doanh, giải trí,…
1.4. GIỚI THIỆU VỀ KHOA CƠ KHÍ – ĐẠI HỌC THỦY LỢI
1.4.1. Các mốc lịch sử và ngành nghề đào tạo
Ngày 19 tháng 12 năm 1986, Bộ Thủy Lợi ra quyết định thành lập Khoa Cơ khí Thủy
Lợi nay là Khoa Cơ khí được tách ra từ khoa Thủy điện và Thiết bị Thủy Lợi với 4 bộ môn:
Máy xây dựng, Chế tạo máy, Cơ lý thuyết và Hình họa kỹ thuật, để quản lý và đào tạo kỹ sư
13
ngành Máy xây dựng và Thiết bị Thủy Lợi, nhằm phục vụ cho việc xây dựng và khai thác
công trình thủy lợi, thủy điện và các ngành xây dựng khác. Sau đổi tên thành Khoa Máy Xây
Dựng và Thiết bị Thủy Lợi.
Từ năm 2007, để đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế, khoa được đổi tên thành Khoa
Cơ Khí để đào tạo kỹ sự cơ khí với các chuyên ngành: Thiết Bị Làm Đất, Thiết Bị Nâng
Chuyển, Thiết Bị Thủy Công. Thừ Khóa 57 (vào trường năm 2015), ba chuyên ngành trên
được gộp lại thành chuyên ngành Máy Xây Dựng để nâng cao tính đa năng và cơ hội việc làm
cho kỹ sư ra trường.
Từ khóa 58 (vào trường năm 2016) Khoa bắt đầu mở ngành đào tạo Kỹ Tḥt Ơ tơ.
Từ khóa 61 (vào trường năm 2019) Khoa bắt đầu đào tạo thêm ngành Kỹ Thuật Điện
Tử và Cơng Nghệ Chế Tạo. Ngành Kỹ thuật Cơ Khí mở thêm chuyên ngành Kỹ Thuật
Quản Lý Hệ Thống cùng với chuyên ngành Máy Xây Dựng
1.4.2. Đội ngũ cán bộ
Đội ngũ giáo viên trong Khoa đã có nhiều thay đổi kể cả lượng và chất, đã có những
tiến bộ đáng kể. Hiện nay Khoa có 47 cán bộ giảng viên. Trong đó có 3 Phó giáo sư - Giảng
viên Cao cấp, 12 Tiến sỹ, 27 Thạc sỹ và 8 Giảng viên đang làm NCS tại Đức, Pháp, Nhật và 2
Giảng viên học Cao học tại Úc. Đã có 9 thầy giáo là GS. TS, PGS.TS và nhiều giảng viên cao
cấp, và giảng viên chính đã nghỉ hưu nhưng vẫn cộng tác cùng Khoa trong công tác đào tạo.
Lớp giáo viên trẻ cũng liên tục cố gắng học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Khoa đã có 6 giáo viên được phong tặng nhà giáo ưu tú, nhiều người là chiến sỹ thi
đua, giáo viên dạy giỏi, được tặng 4 huân chương lao động hạng 3, nhiều huy chương vì sự
nghiệp giáo dục đào tạo, huy chương vì sự nghiệp nông nghiệp và phát triển nông thôn, bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen Bộ trưởng.
1.4.3. Cơ sở vật chất
Hiện nay Khoa có Trung tâm Cơ khí quản lí một Xưởng Cơ khí, 7 Phịng thí nghiệm
Máy xây dựng, cơng nghệ chế tạo, đồ họa, cơ kỹ thuật, thiết kế, cơng nghệ mới, phịng thực
hành phần mềm và Gara sửa chữa ô tô. Trong đó có các máy móc phục vụ thực tập cho sinh
viên. Một số thiết bị cũ đã được nghiên cứu cải tiến để thành các thiết bị học tập sinh động tốt hơn và cũng đã được trang bị một số thiết bị mới như Cabin điện tử, Bàn thủy lực, máy
phay CNC… Các Bộ môn đã được trang bị máy tính thế hệ mới và trang thiết bị đồng bộ để
phục vụ cho việc soạn bài giảng theo phương pháp mới, nghiên cứu khoa học…
1.4.4. Kết quả đào tạo
14
Cho đến nay ngành Máy xây dựng và Thiết bị Thủy Lợi đã đào tạo được hơn 2500 kỹ
sư ngành Kỹ thuật cơ khí, đào tạo 5 Tiến sỹ chuyên ngành Cơ học vật thể rắn, 33 Thạc sỹ
chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí, Cơ học cơng trình và Cơ học máy.
Hầu hết các Kỹ sư cơ khí sau khi ra trường đã tự xin được việc làm ổn định với mức
thu nhập đảm bảo và điều kiện làm việc tốt, có khả năng phát triển và thành đạt. Có những
sinh viên cơ khí Đại học Thuỷ lợi sau 7 đến 8 năm ra trường đã trở thành giám đốc, phó giám
đớc, trưởng phó phịng của những cơng ty lớn.
Nhiều kỹ sư cơ khí đã trở thành các cán bộ cấp cao quan trọng trong bộ máy quản lý
nhà nước. Có những người đang đảm nhiệm những chức vụ quan trọng như: Phó chủ tịch tỉnh,
Thứ trưởng, Vụ trưởng, Vụ phó, phó viện trưởng, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch huyện, Hiệu
trưởng trường đại học, Phó tổng giám đốc, Giám đớc cơng ty,…
Kỹ sư cơ khí của trường ĐHTL được các cơ sở sản xuất sử dụng đánh giá cao về năng
lực làm việc và tính năng động, sáng tạo. Nhiều người sau khi ra trường đã tiếp tục học tập và
trở thành thạc sỹ, tiến sỹ, phó giáo sư, giáo sư có những đóng góp khoa học quan trọng trong
các lĩnh vực của nền kinh tế của đất nước.
1.4.5. Sau khi ra trường, kỹ sư cơ khí có khả năng:
-
Quản lý, sử dụng, thiết kế chế tạo và sửa chữa các Máy xây dựng, máy thuỷ lực,
thiết bị thủy lợi, thuỷ điện và các chuyên ngành cơ khí khác.
Làm việc cho các dự án, xí nghiệp trong nước và liên doanh với nước ngoài.
Làm giảng viên các trường đại học và Trung học chuyên nghiệp, nghiên cứu
viên lĩnh vực cơ khí của các viện nghiên cứu.
Với phương pháp luận đã được trang bị, kĩ sư cơ khí cịn có thể làm tốt nhiều
việc khác như kinh doanh thiết bị, lãnh đạo doanh nghiệp, quản lí nhà nước.
Được trang bị đầy đủ kiến thức để có thể tiếp tục học tập nghiên cứu ở bậc thạc
sỹ và tiến sỹ.
1.4.6. Chương trình đào tạo
Hình thức đào tạo: Chính quy, thời gian 4,5 năm.
Ngành đào tạo: Kỹ thuật cơ khí
Bằng cấp: Kỹ sư cơ khí
15
1.4.7. Sơ đờ tở chức
CHI BỘ
ĐẢNG
BAN CHỦ NHIỆM KHOA
CƠ KHÍ
BỘ
MƠN
BỘ
MƠN
CƠ
HỌC
KỸ
THUẬT
BỘ
MƠN
ĐỒ
HOẠ
KỸ
THUẬT
CƠ KHÍ
PHỊNG
THÍ
NGHIỆM
CƠ
KỸ
THUẬT
PHỊNG
THỰC
HÀNH
ĐỒ
HOẠ
KT
CƠNG
ĐỒN
1.4.8. Các
BỘ
MƠN
Q.LÝ
KTHT
BỘ
MƠN
KỸ
THUẬT
OTƠ
PHỊNG
THÍ
NGHIỆM
CƠNG
NGHỆ
CƠ KHÍ
PHỊNG
THÍ
NGHIỆM
MÁY
XÂY
DỰNG
PHỊNG
THÍ
NGHIỆM
KỸ
THUẬT
OTƠ
CHI
ĐỒN
GV
NỮ
CƠNG
CƠNG
CƠNG
NGHỆ
BỘ
MƠN
CƠ
ĐIỆN
TỬ
TRUNG
TÂM
CƠ
KHÍ
PHỊNG
THÍ
NGHIỆM
CƠ ĐIỆN
TỬ
LIÊN CHI
ĐỒN
SV
trưởng khoa qua các thời kỳ
1. KS Vũ Trường Sinh
2. PGS.TS Nguyễn Đăng Cường
Chủ nhiệm Khoa
Chủ nhiệm Khoa
Từ năm1986 tới năm1995.
Từ năm 1995 tới năm 2008
3. PGS-TS. Vũ Minh Khương
4. TS. Đoàn Yên Thế
Trưởng Khoa
Trưởng Khoa
Từ năm 2008 tới năm 2016
Từ năm 2016 tới nay
16
1.4.9. Các
giảng viên trong Khoa
1.4.10. Giới thiệu chuyên ngành Máy Xây Dựng
1. Phân loại
Máy xây dựng bao gồm tất cả các máy móc được sử dụng để thực hiện các công
việc xây dựng. Máy xây dựng được phân làm các loại chủ yếu sau:
1. Máy làm đất
2. Máy nâng chuyển/Thiết bị thủy công
3. Máy làm vật liệu
17
18
2.
-
Cơ hội nghề nghiệp:
Kỹ sư bảo hành (Hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ khách hàng)
Kỹ sư bán hàng
Kỹ sư thiết kế, cải tiến, chế tạo
Quản lý thiết bị, máy móc xây dựng tại các công ty xây dựng
Cán bộ quản lý, kinh doanh
Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường cao đẳng nghề, các trường đại học,
viện nghiên cứu
Các công việc khác
19
20
Chương 2 - HỌC TẬP HIỆU QUẢ
Mục tiêu quan trọng đối với mỗi sinh viên là làm thế nào để tiếp thu kiến thức
một cách hiệu quả nhất. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, năng lực, tính cách
và ý chí của mỗi sinh viên.
Học tập ở bậc đại học rất khác đối với bậc phổ thông. Cấu trúc các môn học
được biên soạn khác, khối lượng kiến thức nhiều. Điều đó đòi hỏi sinh viên phải chủ
động và thay đổi phương pháp học tập cho hiệu quả hơn. Chương này sẽ giới thiệu một
số phương pháp học tập hiệu quả. Mỗi sinh viên phải tự mình nghiên cứu và tìm ra
phương pháp nào phù hợp nhất với mình.
Mục tiêu của chương này nhằm giúp sinh viên:
-
Nắm được các đặc điểm học tập ở bậc đại học và các phương pháp học tập hiệu
quả.
Lập kế hoặc, thực hành các phương pháp học tập và tự tạo động lực học tập hiệu
quả.
Tin tưởng và tích cực học tập một cách hiệu quả nhất.
1.1. HỌC TẬP Ở BẬC ĐẠI HỌC
1.1.1. Bối cảnh và những thách thức đối với sinh viên Việt Nam
Nước ta đang trong quá trình hội nhập toàn cầu, giao thương kinh tế với nhiều
nước trên thế giới. Công nghệ, khoa học kỹ thuật phát triển ngày càng cao. Con người
cần phải tiếp thu nhiều kiến thức và kỹ năng để có thể sống và làm việc tốt trong một
môi trường năng động đầy áp lực này.
Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực vì thế cũng đang thay đổi theo sao cho phù hợp
với thị trường lao động. Trở thành “công dân toàn cầu” là niểm mơ ước của nhiều
người, đòi hỏi một quá trình phấn đấu học tập và làm việc không ngừng.
1.1.2. Những quan niệm mới về học tập ở bậc đại học
Khối lượng kiến thức ở bậc đại học vô cùng lớn. Phương pháp giảng dạy và môi
trường học tập cũng khác xa bậc học phổ thông. Vì vậy sinh viên phải có phương pháp
học tập thích hợp để tiếp thu khối lượng kiến thức đó.
Bước vào học đại học, sinh viên không khỏi bỡ ngỡ với cách dạy, cách học mới.
Sinh viên là những người trưởng thành, việc học và dạy ở đại học nhấn mạnh đến sự tự
giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân. Do đó, năng lực cơ bản
của người được đào tạo ở bậc đại học là:
-
Sáng tạo.
Thích nghi, đáp ứng với những biến động của hoàn cảnh
Có khả năng làm việc theo nhóm
Tự học, tự rèn luyện, tự đánh giá để chủ động phát triển.
Học tập là công việc suốt đời trong một xã hội học tập.
21
UNESCO đã xác định bốn mục tiêu của việc học đại học là:
- Học để biết
- Học để làm
- Học để làm người, học để tồn tại
- Học để chung sớng, để hòa nhập
1.1.3. Một số khó khăn thường gặp của sinh viên
Một nghiên cứu cho thấy hầu hết sinh viên trên thế giới đều gặp những khó khăn
phổ biến sau:
- Trí nhớ kém
- Thích trì hoãn công việc
- Lười biếng
- Nghiện trò chơi điện tử, xem TV, internet
- Gặp khó khăn trong việc hiểu bài giảng
- Dễ bị xao lãng
- Khả năng tập trung kém
- Ngủ gật trong lớp
- Sợ thi cử
- Hay phạm lỗi do bất cẩn
- Chịu áp lực từ gia đình
- Có quá nhiều thứ để học và quá ít thời gian
- Thiếu kiên trì, dễ bỏ cuộc
- Thầy cô dạy không lôi cuốn
- Không có hứng thú đối với môn học
1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến học tập của sinh viên
Trong giai đoạn chuyển tiếp, một số sinh viên thường mang theo một số thói
quen và quan niệm không phù hợp, ảnh hưởng đến việc học tập như:
- Tập quán thụ động của sinh viên Việt nam
- Hầu hết sinh viên chưa có phương pháp tự học tốt nhất. Đây là yếu tố
quyết định việc tiếp thu kiến thức bền chắc và sâu sắc nhất. Mỗi sinh viên
phải tự đúc kết, rèn luyện, tìm ra phương pháp tự học tốt nhất cho mình
- Kỹ năng làm việc theo nhóm là kỹ năng quan trong nhất trong 20 kỹ năng
cần thiết trong hành trang của người kỹ sư, cử nhân mới ra trường cần có
để làm việc. Do tập quán, kinh tế, văn hóa, khả năng làm việc theo nhóm
của sinh viên Việt nam thua kém so với hầu hết các nước trên thế giới.
- Tiêu cực, thiếu trung thực trong công việc và học tập
- Bận tâm về việc làm thêm, kiếm sống
- Ngoài ra người học chủ yếu học để lấy bằng mà ít lo tích lũy kiến thức, tìm
hiểu, đánh giá học hỏi để vận dụng vào thực tiễn.
1.1.5. Một số đặc điểm khác biệt giữa học ở đại học và phổ thông
Sinh viên cần hiểu sự khác biệt giữa môi trường học tập ở đại học so với ở bậc
22
phổ thông để thay đổi và thích nghi mới có khả năng học tập hiệu quả.
Khối lượng kiến thức ở bậc đại học đồ sộ. Có nhiều môn học. Mỗi môn là một
ngành khoa học, một lĩnh vực kiến thức hoàn chỉnh.
Ngoài những môn học bắt buộc, bạn có thể lựa chọn một số môn học mà trước
đó thậm chí bạn chưa bao giờ nghe nói. Hãy khám phá những điều chưa biết qua mỗi
môn học và tận dụng những bài thực hành. Chúng sẽ rất có ích cho cuộc sống sau này.
Có nhiều hoạt động học tập mà ở bậc phổ thông còn xa lạ như: thuyết trình, thảo
luận, làm thí nghiệm, làm đồ án, nghiên cứu khoa học,…
Có nhiều nguồn thông tin, tài liệu cần tham khảo. Trước hết sinh viên nên tìm
nguồn tài liệu theo sự hướng dẫn của thầy cô, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Ngoài ra,
sinh viên có thể tìm hiểu thêm kiến thức trên internet, sách báo, tạp chí,…
Chất lượng học tập phụ thuộc vào năng lực, cảm xúc, phương pháp, thái độ học
tập và sự nỗ lực của mỗi cá nhân.
1.1.6. Học tập trong học chế tín chỉ
Tín chỉ là đại lượng đo khối lượng học tập trung bình của người học, là toàn bộ
thời gian trung bình mà người học phải học tập, bao gồm:
- Thời gian học tập trung trên lớp
- Thời gian học trong phòng thí nghiệm, thực hành, thời gian làm việc dưới
sự hướng dẫn của giảng viên hoặc các phần việc khác đã được quy định
trong đề cương môn học
- Thời gian tự học, nghiên cứu, và chuẩn bị bài.
Phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ xuất phát từ triết lý giáo dục: Lấy
người học làm trung tâm, giúp người học có thói quen tự học, tự khám phá, tự giải
quyết vấn đề, chủ động thời gian, tự chọn thời khóa biểu và chương trình học.
Trong phương pháp đào tạo này, môn học nào cũng bao gồm ít nhất hai trong ba
hình thức giảng dạy:
- Bài giảng của giáo viên
- Thực tập, thực hành, làm bài tập, tiểu luận, thảo luận, làm việc theo nhóm
- Tự học, tự nghiên cứu
Những điểm khác nhau của dạy và học theo học chế tín chỉ so với phương pháp
truyền thống:
- Dạy bằng chính những hoạt động của người học
- Dạy học thông qua việc phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của người
học
- Dạy học thông qua việc đánh giá và tự đánh giá của người dạy và người
học.
23
Trong phương pháp truyền thống người dạy có hai vai trò:
- Thầy là nguồn kiến thức duy nhất, đầy đủ và toàn ven
- Thầy là người toàn quyền quyết định về nội dung, phương pháp, khối
lượng và thời lượng môn học mà người học phải hoàn toàn phục tùng.
Trong học chế tín chỉ, người dạy có thêm ba vai trò:
-
Cố vấn cho quá trình học tập của sinh viên
Tham gia vào quá trình dạy và học
Cũng là người học và là nhà nghiên cứu.
Vai trò của người học:
Trong học chế tín chỉ, người học được tạo điều kiện để thực sự trở thành người
quyết định và là người thương lượng với chính mình, đối với mục tiêu học tập, đối với
các thành viên trong nhóm lớp và đối với người dạy.
1.1.7. Học tập chủ động
Nếu học tập không có khoa học thì hiệu quả thấp, kiến thức không vững chắc và
khó có ứng dụng trong thực tế. Sinh viên cần phải có phương pháp thích hợp trong tất
cả các khâu: nghe giảng, ghi chép, làm bài và chú tâm tự học.
Sự chú tâm nghe giảng giúp sinh viên tiếp thu tới 50% lượng kiến thức truyền
đạt. Trong đời sống hàng ngày, quá trình thông tin chiếm 2/3 hoạt động của con người
và nghe chiếm tới 45%. Phương pháp nghe thiếu khoa học: căm cụi ghi chép mà không
hiểu bài giảng nói gì, không suy nghĩ về bài giảng hoặc nghĩ đến việc khác còn khá phổ
biến.
Ghi chép rất quan trọng. Khi một ý niệm được ghi trên giấy thì ý niệm đó được
in đậm nét trong trí não. Ghi chép không khoa học là trí não mệt mỏi và kém hiệu quả.
Học đi đôi với hành. Chỉ có làm bài tập, thực hành, thực tập nhiều mới có thể
nhớ kỹ, nhớ lâu. Trong học đại học, làm bài tập, thực hành, thí nghiệm, thực tập là
những phần không thể thiếu để củng cố, kiểm tra kiến thức đã học và tập ứng dụng các
kiến thức đã học vào thực tế.
Sinh viên cần rèn luyện khả năng tự học để tìm hiểu sâu về những điều đã học.
Tập luyện kết hợp ba khả năng nghe, xem và ghi. Khi trí nhớ âm thanh được kết hợp
với trí nhớ hình ảnh, ấn tượng của kiến thức sẽ ăn sâu vào trong vỏ não. Việc tự học
đòi hỏi sinh viên phải rèn luyện tính tỷ mỷ, cẩn thận, chính xác và khả năng tập trung
chú ý. Để làm được điều đó, sinh viên cần có nghị lực và chiến thắng chính mình.
Theo “tháp học tập” của nhà giáo dục học người Mỹ - Edgar Dale, con người có
thể tiếp thu 90% kiến thức nếu học tập bằng cách chơi một trò chơi mô phỏng thực tế
và làm thực tế.
24
Sau 2 tuần chúng ta có xu
hướng nhớ
Bản chất sự tham gia
10% những gì được ĐỌC
Tiếp nhận từ ngữ
20% những gì được NGHE
30% những gì được THẤY
50% những gì được
NGHE và THẤY
70% những gì được NÓI
90% những gì được
NÓI & LÀM
ĐỌC
NGHE CÁC TỪ
NHÌN CÁC HÌNH
XEM PHIM
XEM TRƯNG BÀY
XEM TRÌNH DIỄN
XEM CHÚNG HOẠT ĐỘNG
THAM GIA THẢO LUẬN PHÁT
BIỂU
Tiếp nhận
hình ảnh
Tiếp nhận/
Tham gia
TRÌNH BÀY BÁO CÁO RẤT
TỐT, MÔ PHỎNG TRẢI
NGHIỆM THỰC TẾ LÀM
RA HIỆN VẬT
Làm
Hình 2.1 – Tháp học tập Edgar Dale
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ
2.2.1. Làm thế nào để học tập hiệu quả
Quá trình học tập thành công cần 9 bước và cần bắt đầu ngay từ đầu học kỳ;
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Xác định mục tiêu rõ ràng
Lập kế hoạch thời gian hợp lý
Hành động kiên định
Áp dụng phương pháp đọc hiệu quả
Áp dụng phương pháp ghi chép hiệu quả bằng sơ đồ tư duy
Áp dụng mô hình trí nhớ hiệu quả
Áp dụng lý thuyết vào thực hành hiệu quả
Tăng tốc cho kỳ thi
Đi thi.
25