Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.05 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>1. Mở bài</b>
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. (Thạch Lam
là nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm tiêu biểu, trong đó phải kể đến Hai đứa
trẻ).
<b>2. Thân bài</b>
<i><b>a.</b></i> <i><b>Khái quát chung</b></i>
Phong cách văn chương: mỗi truyện như một bài thơ trữ tình giọng điệu điềm đạm
nhưng chứa đựng tình cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm trước những biến
thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm,
sâu sắc.
Tác phẩm: một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, có sự hịa quyện
của hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.
<i><b>b.</b></i> <i><b>Phân tích tác phẩm</b></i>
<i>• Bức tranh phố huyện lúc chiều tà</i>
Cảnh vật: đám mây đỏ rực, lũy tre đen lại, các nhà dần dần lên đèn, phiên chợ
chiều chỉ cịn những rác rưởi (vỏ thị, lá nhãn, lá mía) bốc mùi ẩm mốc, mấy đứa trẻ
con nhà nghèo nhặt nhạnh những thứ còn dùng được của người bán hàng để lại.
Âm thanh: tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái ngồi đồng ruộng, tiếng người bán
→ Bức tranh đặc trưng của một vùng quê nghèo khó.
<i>• Bức tranh phố huyện lúc tối và đêm khuya</i>
Cảnh vật: Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối; tối hết con đường
thẳm thẳm ra sông; con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn
nữa; chỉ có những khe sánh, quầng sáng, chấm lửa nhỏ, hột sáng…
<i>• Bức tranh phố huyện khi tàu đi qua</i>
An và Liên: thức để bán hàng; để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua.
Hình ảnh đồn tàu:
- Khi xuất hiện: Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Những toa
hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính
sáng.
- Khi tàu đi vào đêm tối: Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Chiếc
đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
→ Đoàn tàu mang ánh sáng, mang sự sống nhộn nhịp đến cho người dân phố
huyện dù chỉ trong chốc lát nhưng làm bừng sáng nơi đây.
<b>3. Kết bài</b>
Khái quát lại nội dung, giá trị của tác phẩm.
Thạch Lam được biết đến là nhà văn với một phong cách sáng tác vô cùng riêng
biệt. Các tác phẩm của ông không chỉ nhẹ nhàng, thấm đượm chất trữ tình mà cịn
mang nhiều nét nghệ thuật độc đáo, nổi bật. Một trong số những tác phẩm đó
khơng thể khơng nhắc đến chính là Hai đứa trẻ. Câu chuyện về Liên và An đã gây
nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Mở đầu câu chuyện là hình ảnh phố huyện lúc chiều tà. Đó là tiếng trống thu
khơng, là hình ảnh đám mây đỏ rực, lũy tre đen kịt, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài
đồng, tiếng muỗi vo ve,… gợi cảm giác bâng khuâng, man mác. Trong bức tranh
chiều tàn nơi phố huyện có sự hồ trộn giữa hai loại hình ảnh: hình ảnh êm đềm,
thi vị (tiếng trống thu khơng) và hình ảnh gợi sự nghèo khổ, bần cùng (tiếng ếch
nhái kêu ran, tiếng muỗi vo ve) thật nhịp nhàng, hòa hợp giữa cảnh với người.
Những câu từ vừa giàu hình ảnh, nhạc điệu, vừa uyển chuyển, tinh tế. Nó khơng
những khiến người đọc hình dung ra cảnh vật mà cịn khơi gợi tình cảm, xúc cảm
trước thiên nhiên gần gũi, bình dị của quê hương. Cảnh chợ chiều đã vãn bộc lộ rõ
cái nghèo: rác rưởi vung vãi trên nền chợ và những đứa trẻ lom khom tìm kiếm
những gì có thể dùng được cho cuộc sống nghèo khổ của gia đình chúng. Đó là
mặt trái, là một thứ bóng tối của xã hội lúc bấy giờ.
Bắt đầu đêm thì đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. Bác hàng
phở lom khom nhóm lửa thì bóng bác mênh mang ngả xuống đất một vùng và kéo
đến tận đàng xa. Chị em Liên ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc bàng với cái tối
chung quanh. Mẹ con chị Tí ra mở hàng nước. Bà cụ Thi hơi điên đi mua rượu với
tiếng cười gây sợ hãi. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối; tối
hết con đường thẳm thẳm ra sông; con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng
càng sẫm đen hơn nữa; chỉ có những khe sánh, quầng sáng, chấm lửa nhỏ, hột
sáng… Bóng tối át cả ánh sáng. Vài ánh sáng thưa thớt, mờ nhạt khiến bóng tối lại
càng dày đặc. Vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào
Trang sách nhuộm đầy bóng tối là để gắn vào cái khung tối tăm ấy những mảnh
đời không kém tối tăm. Trong cảnh ngày tàn, chợ tàn, hiện lên những kiếp người
tàn tạ. Họ có chung cuộc sống tối tăm, nghèo đói, chung cảnh ngộ tẻ nhạt, buồn
chán. Tuy vậy, trong tâm hồn họ vẫn ánh lên vẻ đẹp của tình người, tình q hương
và le lói một niềm hi vọng vào một ngày mai tươi sáng. Ngồi trước cửa hàng, Liên
lặng lẽ cảm nhận khung cảnh chiều quê, tuy buồn bã nhưng thân thuộc, gần gũi và
cảm thông, chia sẻ với những con người sống lay lắt nơi phố huyện nghèo này.
sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh. Cuối cùng là cảnh đoàn tàu
đi xa dần, mất hút trong đêm tối mênh mông, để lại những đốm than đỏ bay tung
trên đường sắt, cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi
rồi khuất sau rặng tre… Chuyến tàu đêm mang đến cho con người nơi đây sự hoạt
động náo nhiệt, sáng rực, vui vẻ và huyên háo, đầy hấp dẫn trái ngược với cuộc
sống của người dân nơi đây: lặng lẽ, tối tăm, im lặng mênh mông của đêm tối,
trong giấc ngủ và cả trong sự lãng quên. Chuyến tàu đêm chỉ thoáng qua trong
chốc lát rồi lại trả cuộc sống phố huyện về trạng thái mênh mang, yên lặng và đầy
bóng tối. Điều đó dường như làm cho nỗi buồn càng thêm thấm thía trong tâm hồn
hai đứa trẻ; để lại cho chúng sự khát khao, nuối tiếc không nguôi. Gần như đã
thành nếp, những người dân nơi phố huyện chỉ chấm dứt hoạt động của một ngày
khi chuyến tàu đêm đã đi xa. Đối với chị em Liên, đoàn tàu đến từ Hà Nội gợi lại
những kỉ niệm đẹp, nơi hai chị em đã sống thời thơ ấu êm ấm và sung sướng. Đó là
cuộc sống ở một thời chưa xa, hoàn toàn khác với cuộc sống ở phố huyện buồn tẻ
và nghèo nàn này. Đồn tàu cịn là hình ảnh của tương lai, nó khiến những người
nghèo khổ hình dung ra một thế giới giàu sang, nhộn nhịp, đầy âm thanh và ánh
sáng.
Thạch Lam đã tạo ra sự tương ứng giữa thế giới ngoại cảnh (bức tranh phố huyện)
với thế, giới nội tâm nhân vật (tâm trạng cô bé Liên) trong từng thời khắc: cảnh
Giọng văn Thạch Lam nhẹ nhàng, khách quan nhưng ẩn chứa một tình cảm xót
thương thực sự đối với những con người nghèo khổ. Tình cảm nhân đạo của tác giả
rất đáng trân trọng. Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả tinh tế mà vẫn rất
tự nhiên, khiến người đọc khó quên. Nhiều năm tháng qua đi nhưng tác phẩm vẫn
giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều
thế hệ bạn đọc.
---Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
Soạn bài lớp 11
Văn mẫu lớp 11