Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tải Cảm nghĩ của anh chị về Chí Phèo khi ăn bát cháo hành - Phân tích hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.98 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cảm nghĩ của anh chị về Chí Phèo khi ăn bát cháo hành</b>



<b>Dàn ý Cảm nghĩ của anh chị về Chí Phèo khi ăn bát cháo hành</b>



<b>1. Mở bài</b>


Giới thiệu tác giả Nam Cao, truyện ngắn Chí Phèo và hình ảnh bát cháo hành.


<b>2. Thân bài</b>


<i>a. Khái quát chung</i>


Ngoại hình: đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, mặt cơng cơng, hai mắt gườm gườm,
ngực và tay đầy những nét chạm trổ.


Là kẻ đâm thuê chém mướn cho Bá Kiến, chuyên đi rạch mặt ăn vạ.


Là kẻ nát rượu, suốt ngày ngập ngụa trong hơi men.


Trở thành tên đầu trâu mặt ngựa khiến nhiều người khiếp sợ.


<i>b. Chí Phèo khi ăn bát cháo hành của Thị Nở</i>


Khi nhìn thấy bát cháo hành Thị Nở mang vào Chí Phèo lấy làm rất ngạc nhiên, hết
ngạc nhiên hắn thấy mắt mình ươn ướt vì cảm động.


Đây là lần đầu tiên hắn được người khác cho mà không phải dọa nạt hay cướp giật.


Hắn nhìn bát cháo hành mà lâng lâng và thấy Thị Nở có duyên đến lạ.


Hắn thấy vừa vui vừa buồn và ăn năn vì những lỗi lầm mà mình đã gây ra.



Khi ăn bát cháo hành, hắn thấy ngon lạ thường vì trước giờ chưa ai nấu cho hắn ăn
như thế, chưa bao giờ hắn được chăm sóc bởi bàn tay một người đàn bà.


Sau khi ăn bát cháo hành, mồ hôi ra nhiều, hắn cảm thấy sảng khối, thấy lịng
thành trẻ con, hắn muốn làm nũng với thị → nhìn hắn lúc này hiền hơn bất cứ khi
nào hết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Khi thấy Thị Nở lườm, hắn thích chí cười khanh khách nghe thật hiền.


→ Bát cháo của Thị Nở đã làm thay đổi hoàn toàn con người Chí Phèo khiến cho
hắn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, sống lại những ngày khi hắn còn hiền lành, lương
thiện trước kia.


<b>3. Kết bài</b>


Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.


<b>Văn mẫu Cảm nghĩ của anh chị về Chí Phèo khi ăn bát cháo hành</b>



Đề tài người nơng dân có thể coi là mảnh đất màu mỡ mà các nhà văn hiện thực
1930 - 1945 đã gieo hạt nghệ thuật và gặt hái được những mùa bội thu. Nam Cao là
người đến sau khi mà mảnh đất ấy đã được khai vỡ, nhưng bằng tất cả tâm huyết,
tình cảm của mình đối với những con người nghèo khổ – những kẻ dưới đáy của xã
hội, Nam Cao đã tìm được cho mình một chỗ đứng riêng. Tác phẩm Chí Phèo –
đứa con sinh sau đẻ muộn nhưng không chịu thua kém “anh chị” mình vươn mình
lên hàng kiệt tác – đỉnh cao của văn học 1930 – 1945. Chí Phèo có được vị trí ấy là
bởi giá trị tư tưởng mới mẻ, độc đáo, bởi nghệ thuật viết truyện lôi cuốn, hấp dẫn
của ngịi bút Nam Cao. Và một điều khơng thể khơng kể đến đó là bởi Nam Cao đã
xây dựng thành công những chi tiết nghệ thuật độc đáo: bát cháo hành của Thị Nở.



Bát cháo hành xuất hiện ở gần cuối thiên truyện. Chí Phèo sau khi uống rượu nhà
Tự Lãng khơng về túp lều của mình mà ra thẳng bờ sơng. Ở đó bắt gặp Thị Nở –
người đàn bà ngớ ngẩn, xấu ma chê quỷ hờn, đi kín nước nhưng ngủ qn ở bờ
sơng. Khung cảnh hữu tình: trăng lấp lánh trên mặt sơng, gió thổi mát rượi và
những tàu chuối “giãy đành đạch như hứng tình”, cùng với hơi men của rượu đã
đưa đến mối tình Chí Phèo – Thị Nở. Sau đêm trăng gió với Thị, Chí bị cảm, Thị
Nở thương tình, sau một đêm trằn trọc suy nghĩ, Thị chạy đi tìm gạo và nấu cháo
hành mang sang cho Chí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Bát cháo hành – vị thuốc giải cảm cho Chí. Sau khi bị thổ, lần đầu tiên Chí tỉnh,
lần đầu tiên cảm nhận được cuộc sống, nghe thấy được những âm thanh xung
quanh: “tiếng chim hót ngồi kia vui vẻ q”, “tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo
đuổi cá”, “tiếng những người đi chợ trò chuyện… Một ước mơ xa xăm của một
thời nào Chí thấy như xa lắm. Hắn đã từng mơ có một gia đình nho nhỏ, chồng
cuốc mướn cày th, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ vốn nuôi một con lợn. Khá giả thì
mua dăm ba sào ruộng làm”. Trận ốm đã làm cho hắn thoát khỏi cơn say triền miên
mà nhận thức được mình, thấy mình đang ở cái dốc bên kia của cuộc đời, biết sợ
tuổi già, ốm rét và cô độc. Trận ốm đã làm cho hắn biết sợ – cái mà có lẽ trước giờ
chưa bao giờ hắn nghĩ tới. Thị Nở sang cùng bát cháo hành đưa cho hắn. Nhận bát
cháo từ tay Thị mà hắn “ngạc nhiên”. Ngạc nhiên cũng đúng thơi vì “từ trước đến
giờ đã ai cho hắn cái gì. Muốn cái gì hắn phải dọa nạt hay cướp giật”. Một cảm xúc
khác thay cho cái ngạc nhiên ban đầu “hắn thấy mắt ươn ướt, một chút gì như là ăn
năn”. Chí ăn năn về những gì mình đã gây ra, có thể là như lời nhà văn “người ta
thường ăn năn về những việc mình làm khi người ta khơng ác được nữa” nhưng
dẫu sao điều ấy là khơng muộn. Chí ăn cháo hành và thấy “cháo hành ăn rất ngon”.
Tình người đầu tiên Chí nhận được sao khơng ngon cho được. Sự chăm sóc đầy ân
tình dẫu chăng cịn thơ vụng của Thị Nở nhưng vẫn đáng quý biết bao. Cịn gì q
giá hơn khi người ta ốm cịng queo một mình mà lại được một bàn tay chăm sóc.
Chí đã khao khát biết bao một bàn tay chăm sóc như thế. Bát cháo hành – sự chăm


sóc, quan tâm vơ tư của Thị Nở làm Chí nghĩ tới bà Ba Bá Kiến. Hai người đàn bà
quan tâm tới Chí nhưng một người mặt hoa da phấn, áo quần là lượt nhưng tâm địa
tà dâm chỉ cốt thỏa mình, cịn một người xấu ma chê quỷ hờn nhưng tâm địa tốt,
quan tâm Chí thật lịng. Bát cháo hành trên tay hơi nghi ngút làm cho Chí “vã mồ
hơi ra như tắm”. Bát cháo tưởng vặt vãnh đã trở thành liều thuốc giải cảm hữu hiệu
cho Chí.


Bát cháo hành – vị thuốc giải độc cho cuộc đời Chí. Khơng chỉ giải cảm, bát cháo
hành – tình người duy nhất đã gợi thức phần lương tri ngủ quên trong lốt “con quỷ
dữ Chí Phèo”. Từ ăn năn, hối hận, Chí bỗng thấy thèm lương thiện, thèm trở về
cuộc sống ngày trước. Bát cháo hành đã dẫn đường cho hi vọng hoàn lương: Thị
Nở có thể làm hịa với hắn thì mọi người cũng có thể làm hịa với hắn. Khát khao
lương thiện bùng dậy mãnh liệt đã khiến Chí dồn hết hi vọng vào Thị Nở – về cây
cầu đưa hắn về với cuộc đời lương thiện. Bát cháo hành đã hoàn thành thiên chức
gọi chất người, khơi hòn than đỏ vùi trong lớp tro tàn đang âm ỉ, nó đưa Chí qua
một cuộc lột xác để về với sự lương thiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

kiến bà cô. Thị bị bà cô xỉa xói vào mặt và khi quay lại nhà Chí Phèo, Thị chửi Chí
bằng tất cả những lời của bà cơ và vùng vằng quay về. Chí “ngẩn người ra” và
chạy vội ra níu tay Thị nhưng bị Thị dúi cho một cái rồi bỏ về. Chí rơi xuống hố
sâu của tuyệt vọng. Thị Nở đã phụ bạc hắn, hắn không còn cơ hội để quay về với
cuộc sống lương thiện. Tuyệt vọng, hắn uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh và
thoang thoảng cứ thấy “hơi cháo hành”. Đó là biến thể của “bát cháo hành”. Hắn
khơng say, vị ngọt tình người cứ thoang thoảng để hắn đau khổ “khóc rưng rức”.
Cuối cùng Chí lựa chọn cầm dao đến nhà Bá Kiến, đâm Bá Kiến và tự sát. Hơi
cháo hành đã không cho phép hắn trở lại cuộc sống con quỷ một lần nữa. Hắn để
trở về lương thiện chỉ còn cách duy nhất là tự sát. Bát cháo hành đã gọi dậy con
người trong Chí để nó thức dậy mặc dù chỉ để khổ đau, để phải bi kịch. Nhưng dẫu
thế nó cũng khơng chấp nhận chết đi mãi mãi. Và bát cháo hành chính là cánh cửa
đưa nó thốt khỏi kiếp đọa đày.



Bát cháo hành – một chi tiết nghệ thuật mang đầy dụng cơng của Nam Cao. Nó
góp phần thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn: Điều mà chúng ta thiếu đó
chính là lịng tốt – một lịng tốt rất bình thường cũng có thể cứu rỗi con người. Và
kết cục của Chí Phèo thể hiện một niềm tin của nhà văn: dẫu có bị bầm dập về
nhân hình lẫn nhân tính, lương thiện trong con người đặc biệt là những người nông
dân cũng không mất đi, nó chỉ cần đợi có cơ hội là sẽ bùng lên mạnh mẽ.


Qua chi tiết nó cũng cho ta thấy một hiện thực mà nhà văn đau đáu: đó là những
định kiến làng xã nông thôn đã tước đi quyền được sống của con người… Qua đó
nhà văn cũng gióng lên một hồi chng khẩn thiết địi thay máu cho xã hội để ít
nhất con người được sống lương thiện.


Bát cháo hành – chi tiết đặc sắc đã góp phần làm nên “nhà văn lớn” Nam Cao. Tác
phẩm khép lại nhưng dư âm của tình người trong chi tiết nghệ thuật ấy vẫn còn
mãi.




---Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:


Soạn bài lớp 11
Văn mẫu lớp 11


Tóm tắt tác phẩm lớp 11


</div>

<!--links-->

×