Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tải Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Văn: Vợ chồng A Phủ năm 2020 - Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.83 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề thi học kỳ 2 môn Ngữ văn 12: Vợ chồng A Phủ</b>


<b>ĐỀ BÀI: </b>


I. Đọc hiểu văn bản (3đ)


Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


“Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong
trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngồi trơng cũng đẹp, biết bao
người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao
tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?... Không, không,
Ðiền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự
thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Ðiền cái thứ văn chương
của bọn nhàn rỗi quá. Ðiền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được?
Vợ Ðiền khổ, con Ðiền khổ, cha mẹ Ðiền khổ. Chính Ðiền cũng khổ. Bao nhiêu
người nữa, cùng một cảnh, khổ như Ðiền! Cái khổ làm héo một phần lớn những
tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi!
Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng
đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng
Ðiền. Ðiền chẳng cần đi đâu cả. Ðiền chẳng cần trốn tránh, Ðiền cứ đứng trong lao
khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời…


(Trích “Giăng sáng”, Nam Cao)


1. Nêu các phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. (0,5đ)


2. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn trích? Nêu tác
dụng. (0,75đ)


3. Tâm trạng của nhân vật Điền được thể hiện qua những chi tiết nào? (0,75đ)



4. Anh/chị rút ra được thơng điệp gì thơng qua đoạn trích? (1đ)


<b>II. Làm văn (7đ)</b>


1. Trong tác phẩm “Giăng sáng”, nhân vật Điền đã thốt lên: “Chao ôi! Nghệ thuật
không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thốt ra
từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ”


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2. Nêu diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xn (trích tác
phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tơ Hồi) (5đ)


<b>BÀI LÀM</b>


<b>I. Đọc hiểu văn bản</b>


1. Các phương thức biểu đạt của đoạn trích: biểu cảm, nghị luận


2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật:
- Điệp cấu trúc câu: biết bao…”


- Câu cảm thán


Các biện pháp nghệ thuật này giúp cho bạn đọc hình dung ra sự thống khổ, những
khó khăn đến cùng cực mà Điền cũng như người thân trong gia đình và xã hội lúc
bấy giờ đang phải trải qua.


3. Tâm trạng của nhân vật Điền được thể hiện qua những chi tiết:


- Khi ngắm trăng, Điền cảm nhận được vẻ đẹp của trăng, nhưng đằng sau vẻ đẹp
tinh túy đó là những nỗ lo về cuộc sống gia đình mà mình đang phải gánh chịu.



- Điền muốn né tránh sự thật tàn nhẫn đó, tuy nhiên khơng có cách nào thốt ra,
buộc Điền phải chấp nhận nó.


4. Đoạn trích trên được rút từ truyện ngắn “giăng sáng” của nhà văn Nam Cao đã
mang đến cho chúng ta nhiều suy tư, trăn trở. Trong cuộc sống, mỗi con người sẽ
có những ước mơ và hồi bão của riêng mình, khi chúng ta đam mê với điều gì đó,
chúng ta sẽ thấy nó vô cùng đẹp đẽ, cao cả. Tuy nhiên, cuộc sống sẽ có những khó
khăn, những nỗi lo là rào cản để chúng ta thực hiện đam mê đó. Mỗi chúng ta cần
phải biết cân bằng giữa thực tại cuộc sống và giấc mơ, đam mê của mình để có thể
đạt được cuộc sống ổn định, cân bằng nhất.


<b>II. Làm văn (7đ)</b>
1. (2đ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Nghệ thuật chân chính khơng phải là những câu nói, áng văn chương hoa từ mĩ
miều, mà nghệ thuật chân chính nên được được tốt ra từ những giá trị thực của
cuộc sống, từ những điều gần gũi, nhỏ bé nhất trong cuộc sống. Văn chương phải
gắn liền với thực tại và chỉ có giá trị khi nó phản ánh thực tại.


Văn chương góp một phần vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, giá
trị con người. Qua tác phẩm văn chương, mỗi người tự rút ra bài học cho bản thân
và đúc kết ý nghĩa, bài học riêng cho mình. Nếu văn chương không bắt nguồn từ
cuộc sống, không phản ánh giá trị thực của cuộc sống thì thử hỏi độc giả sẽ rút ra
được bài học gì qua tác phẩm đó? Như vậy, giá trị của văn chương có được đánh
giá cao hay không phụ thuộc vào giá trị thực tế mà nó phản ánh.


Tuy nhiên, cũng khơng thể mặc định phiến diện rằng văn chương chỉ được phản
ánh hiện thực đời sống; để làm nên một tác phẩm hay, ý nghĩa, cuốn hút độc giả
cũng cần lắm những sự kết hợp hài hòa giữa thực tế và ảo mộng. Thực tại tạo nên


giá trị cốt lõi cho tác phẩm văn chương còn những yếu tố ảo mộng là phần gia vị
làm cho tác phẩm cuốn hút hơn.


Câu nói của Điền không chỉ mang ý nghĩa sâu xa về giá trị của văn chương mà nó
cịn giúp độc giả phần nào hiểu được đúng đắn bản chất của nghề làm văn.


2. (5đ)


<b>Dàn ý</b>


<b>1. Mở bài:</b>


Vợ chồng A Phủ là đoạn trích mang nhiều giá trị nghệ thuật sâu sắc, trong đó phải
nhắc đến đoạn trích kể về diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa
xuân.


<b>2. Thân bài</b>


- Tiếng sáo gọi bạn tình là hình ảnh mang tính biểu tượng: tình u trong sáng,
khát vọng tự do, sự sống, yêu đời,...của con người đặc biệt là trai gái ở miền núi
Tây Bắc.


- Tiếng sáo đã thức tỉnh tâm hồn, sức sống của Mị tưởng đã bị hoàn cảnh hủy hoại,
vùi lấp, nay đã trổi dậy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Mày có con trai con gái rồi...Ta đi tìm người yêu.


- Sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị bằng hành động uống rượu
+ Ngày tết, Mị cũng uống rượu.



+ Mị cứ lén lấy hủ rượu cứ uống ừng ực từng bát.


- Tiếng sáo, hương rượu ngà say, tiếng người hát đồng đã đưa Mị sống, nhớ lại
quá khứ êm đẹp thời thiếu nữ trẻ trung, yêu đời.


+ Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lịng
Mị thì đang sống về ngày trước.


+ Tai Mị văng vẳng nghe tiếng sáo gọi bạn đầu làng.
+ Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi


+....Mị thấy vui sướng, phơi phới, tràn đầy sức sống nhưng cũng đau đớn, tuyệt
vọng nghĩ đến cái chết để khỏi đối diện với thực tại.


+ Mị khơng biết, Mị ngồi trơ một mình giữa nhà.


+ Mị thấy phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày
trước.


+ Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.


+ Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn
nhớ lại nữa.


+ Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra.


- Tâm trạng tưởng như mâu thuẫn nhưng hợp lý thể hiện sự khám phá, cái nhìn
biện chứng vào cõi sâu tâm hồn để khái quát quy luật tâm lí con người.


+ Khi niềm khao khát sống là làm người được phục sinh, tự nó trở thành một mãnh


lực, xung đột gay gắt, quyết một mất một còn với trạng thái vô nghĩa của thực tại.
+ Quá khứ Mị hiện về như một đối chứng, làm rõ thực tại đau khổ, nên từ tâm
trạng hồi tưởng quá khứ tươi đẹp Mị đã có ý nghĩ chết đi vì thực tại vơ cùng đau
khổ, cơ nhục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Bây giờ Mị cũng khơng nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xoắn một miếng bỏ
vào đĩa đèn cho sáng.


+ Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi.


+ Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa ở phía trong vách.


- Mị bị A Sử đàn áp thô bạo, Mị nửa mê, nửa tỉnh nhưng đã phản kháng rất quyết
liệt, tâm trạng buồn đau đớn nghĩ về thân phận.


+ Mị khơng nói...Mị đứng lặng khơng biết mình đang bị trói.


+ Hơi rượi nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi. + Mị
vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được.


+ Mị thổn thức nghĩ mình khơng bằng một con ngựa...Mị nín khóc, Mị lạo bồi hồi.


- Sáng tỉnh dậy, Mị cảm giác sợ và đau đớn khi nghĩ về thân phận mình.
+ Mị bàng hồng tỉnh.


+ Mị sợ q, Mị cựa quậy…


- Khơng khí đêm tình mùa xuân trên bản Mèo và tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh
thức sức sống, lay tỉnh tâm hồn Mị



- dù bị chà đạp nhưng sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị vẫn không bị lụi tắt.
Tâm trạng Mị phức tạp với những xung đột giằng xé diễn ra âm thầm, đau đớn
trong cõi tâm tư giữa niềm khao khát hạnh phúc cháy bỏng đang trổi dậy mạnh mẽ
và thực tại tàn bạo, lạnh lùng.


=> Sức sống tiềm tàng và khát vọng mãnh liệt


<b>3. Kết bài</b>


Đoạn trích khơng chỉ tái hiện lại đêm tình mùa xn ở vùng núi cao Tây Bắc mà
còn lột tả được suy tư, tâm lí đa chiều của nhân vật Mị vơ cùng tinh tế. Đoạn trích
nói riêng và tác phẩm nói chung đã góp phần khơng nhỉ làm nên sự đa dạng, phong
phú cho nền văn học Việt Nam.


</div>

<!--links-->

×