Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Điều tra thành phần sâu mọt hại cám cá và nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài lasioderma serricone (anobiidae coleoptera) tại tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************************

PHẠM VĂN HIỆP

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI CÁM CÁ VIÊN
VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA LOÀI Lasioderma serricorne Fabricius
(ANOBIIDAE - COLEOPTERA)
TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 06/ 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************************

PHẠM VĂN HIỆP

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI CÁM CÁ VIÊN
VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA LOÀI Lasioderma serricorne Fabricius
(ANOBIIDAE - COLEOPTERA)
TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP


Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số ngành: 60.62.01.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hƣớng dẫn khoa học:
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/ 2014


ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI CÁM CÁ VIÊN
VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA LOÀI Lasioderma serricorne Fabricius
(ANOBIIDAE - COLEOPTERA)
TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

PHẠM VĂN HIỆP

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:
2. Thƣ ký:

3. Phản biện 1:

4. Phản biện 2:
5. Ủy viên:

i



LÍ LỊCH CÁ NHÂN
Tơi tên là Phạm Văn Hiệp, sinh ngày 18 tháng 10 năm 1987, tại huyện Hồng
Ngự, tỉnh Đồng Tháp, là con của Ông Phạm Văn Hƣng và Bà Phạm Thị Súp. Tôi đã
tốt nghiệp phổ thông trƣờng trung học phổ thông Hồng Ngự 3, tỉnh Đồng Tháp vào
năm 2005.
Tôi tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Sƣ phạm Sinh học hệ Chính Quy, tại
trƣờng Đại học Đồng Tháp, tỉnh Đồng Tháp vào năm 2009.
Tháng 10 năm 2011 theo học hệ Cao học chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật tại
trƣờng Đại học Nơng Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện tôi đang cƣ ngụ tại 783, đƣờng Phạm Hữu Lầu, phƣờng 6, thành phố
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Điện thoại: 0945193968
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công
bố trong bất kì cơng trình nào khác.

Tác giả

Phạm Văn Hiệp

iii



LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu trƣờng Đại học Nơng
Lâm, Phịng Đào tạo sau đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Nông Học đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Đầu tiên, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lịng biết ơn sâu sắc đến giảng
viên hƣớng dẫn, tiến sĩ Trần Thị Thiên An - ngƣời đã ln tận tình chỉ dạy và động
viên tơi để hồn thành luận văn trong suốt năm qua.
Xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến q thầy cơ trong trƣờng đại học Nơng Lâm
vì đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tơi những kiến thức khoa học và thức tiễn
vô cùng quý báu.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trƣờng Đại học
Đồng Tháp, ban Chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi Trƣờng, các bạn đồng nghiệp
đã đã ln giúp đỡ và động viên tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến các cán bộ của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh
Đồng Tháp đặc biệt là chú Nguyễn Hữu Phƣớc đã sự giúp đỡ tận tình trong quá
trình điều tra thành phần loài mọt gây hại trên các kho thủy sản tại tỉnh Đồng Tháp.
Cuối cùng cho phép tôi đƣợc gửi lịng biết ơn vơ bờ bến đến ba mẹ vì đã ln
ủng hộ, giúp đỡ cho tơi về vật chất lẫn tinh thần để tơi có thể hồn thành chƣơng
trình thạc sĩ.

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Điều tra thành phần sâu mọt hại cám cá và nghiên cứu đặc điểm sinh
học của loài Lasioderma serricone (Anobiidae - Coleoptera) tại tỉnh Đồng Tháp”
đƣợc thực hiện trong phịng thí nghiệm Bộ mơn Khoa Tài ngun & Môi trƣờng,
trƣờng Đại học Đồng Tháp và 5 kho chứa thức ăn thu sản ở tỉnh Đồng Tháp từ
tháng 3/2013 đến tháng 1/2014. Đề tài đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp thu bắt
mẫu mọt trực tiếp tại các điểm điều tra để định danh và nuôi sinh học cá thể để

nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của loài L. serricorne.
Đề tài đã thu đƣợc một số kết quả:
Có 6 lồi mọt xuất hiện gây hại trên cám cá viên ở các kho chứa thức ăn
thu

sản là Tribolium castaneum (Tenebrionidae), Alphitobius diaperinus

(Tenebrionidae),

Lasioderma

serricorne

(Anobiidae),

Sitophilus

oryzae

(Curculionidae), Ryzopertha dominica (Bostrichidae) và Araecerus fasciculatus
(Anthribidae). Trong đ , các loài Tribolium castaneum, Alphitobius diaperinus
Lasioderma serricorne là những loài gây hại nặng trong các kho.
Sau 3 tháng thí nghiệm, từ 1 đến 20 cặp mọt L. serricorne thả ban đầu đã làm
giảm trọng lƣợng cám cá viên từ 3,06 đến 23,06 %.
Trứng của mọt L. serricorne có dạng hình bầu dục. Khi ni trên cám cá
viên, mọt non có 4 tuổi, kích thƣớc cơ thể tăng theo số tuổi mọt non. Nhộng L.
serricorne là dạng nhộng trần, mọt trƣởng thành c màu nâu đỏ, kích thƣớc mọt đực
nhỏ hơn kích thƣớc mọt cái.
Ở điều kiện nhiệt độ 28 ± 2 oC, độ ẩm 65 ± 5 %, thời gian phát triển vòng đời
của mọt L. serricorne với thức ăn là cám cá viên, cám ếch và cám tôm lần lƣợt là

40,9 ngày, 41,5 ngày và 49,8 ngày.
Mọt L. serricorne cái đẻ trứng nhiều nhất trên cám cá viên và cám ếch.
Tổng số trứng trung bình mọt L. serricorne đẻ trên cám cá viên, cám ếch là 80,9;
81,8 trứng.
Ở điều kiện nhiệt độ trung bình 28 ± 2 oC, độ ẩm 65 ± 5 %, khi thức ăn ni
mọt là cám cá viên, mọt L. serricorne có hệ số nhân thế hệ (Ro) trung bình là 16,74
và chỉ số tăng tự nhiên (r) trung bình là 0,14.
v


ABSTRACT
Thesis “Investigate the composition of insects damaged mix granule food for
fish and study biological characteristics of Lasioderma serricorne (Anobiidae –
Coleoptera) in Dong Thap province” was done at Laboratory of Resource and
Environmental Department under Dong Thap University and 5 warehouse storing
mix granule food for fish in Dong Thap Province from March 2013 to January
2014. Samples were directly collected for identification and increase biomass to
experiments on morphological, biological characteristics of L. entomophila.
The results are:
ix

beetle

species

were

collected

including


Tribolium

castaneum

(Tenebrionidae), Alphitobius diaperinus (Tenebrionidae), Lasioderma serricorne
(Anobiidae),

Sitophilus

oryzae

(Curculionidae),

Ryzopertha

dominica

(Bostrichidae) and Araecerus fasciculatus (Anthribidae) in warehouse storing mix
granule food for fish.
In temperatures of 28 ± 20C and a relative humidity of 65 ± 5%, the weight
loss of mix granule food for fish caused by 1 - 20 initial pairs were from 3.06 % to
23.60 % after 3 months examined.
When raised on mix granule food for fish, raised on mix granule food for
frog, raised on mix granule food for shrimp in laboratory conditions, each female
adult laid 80.9, 81.8 and 72.5 eggs per day, respectively.
In temperatures of 28 ± 2oC and a relative humidity of 65 ± 5%, the life cycle
of L. serricorne fed on mix granule food for fish, fed on mix granule food for frog
and fed on mix granule food for


shrimp were 40.9, 41.5 and 49.8 days,

respectively.
In the laboratory conditions, population growth of L. serricorne was
potentially high. Its net reproductive rate (R0) was 16.74 and the intrinsic rate of
natural increase (r) over three generations was 0.14.
vi


MỤC LỤC
Trang
TRANG CHUẨN Y ....................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iv
TÓM TẮT ....................................................................................................................... v
MỤC LỤC ..................................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. x
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. xi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. xii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
1.1. Một số kết quả nghiên cứu về sâu mọt hại kho trên thế giới .......................... 3
1.1.1. Thành phần sâu mọt hại kho .................................................................... 3
1.1.2. Thiệt hại do sâu mọt gây ra trong kho ..................................................... 4
1.1.3. Một số nghiên cứu về mọt Lasioderma serricorne .................................. 5
1.1.3.1. Vị trí phân loại ...................................................................................... 5
1.1.3.2. Phân bố và ký chủ ................................................................................. 6
1.1.3.3. Một số đặc điểm hình thái, sinh học của mọt Lasioderma serricorne . 6
1.1.3.4. Biện pháp phịng trừ cơn trùng hại kho ................................................ 9
1.2. Một số kết quả nghiên cứu về sâu mọt hại kho ở trong nƣớc ....................... 11

1.2.1. Thành phần sâu mọt hại kho .................................................................. 11
1.2.2. Thiệt hại do sâu mọt gây ra trong kho ................................................... 13
1.2.3. Đặc điểm hình thái, sinh học của mọt Lasioderma serricorne .............. 14
1.2.4. Biện pháp phịng trừ cơn trùng hại kho ................................................. 16
1.3. Tiềm tăng phát triển quần thể của côn trùng ................................................ 17
vii


1.4. Đặc điểm một số kho bảo quản thức ăn thu sản ở Đồng Tháp .................... 20
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 22
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 22
2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 22
2.3. Dụng cụ nghiên cứu và vật liệu thí nghiệm................................................... 22
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 23
2.4.1. Điều tra thành phần sâu mọt hại cám cá viên tại Đồng Tháp ................ 23
2.4.2. Phƣơng pháp nhân nuôi mọt Lasioderma serricorne ............................ 25
2.4.3. Nghiên cứu khả năng gây hao hụt trọng lƣợng cám cá của mọt
Lasioderma serricorne .......................................................................... 25
2.4.4. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của mọt Lasioderma
serricorne .............................................................................................. 27
2.4.4.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tập tính sống, thời gian phát triển
các pha cơ thể và vòng đời mọt Lasioderma serricorne trên cám cá ... 27
2.4.4.2. Khả năng sinh sản và phát triển sau đẻ trứng của mọt Lasioderma
serricorne trên cám cá viên ................................................................... 29
2.4.4.3. Ảnh hƣởng của một số loại thức ăn đến vòng đời, khả năng đẻ
trứng và phát triển sau đẻ trứng của mọt L. serricorne......................... 30
2.4.5. Tiềm năng phát triển quần thể của mọt Lasioderma serricorne ............ 31
2.4.6. Phƣơng pháp xử lí số liệu ...................................................................... 33
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 34
3.1. Thành phần loài và mật số mọt gây hại trên cám cá viên ở một số kho thức

ăn thu sản tại Đồng Tháp .................................................................... 34
3.2. Tỉ lệ trọng lƣợng cám cá hao hụt do mọt Lasioderma serricorne gây hại .... 38
3.3. Đặc điểm hình thái, tập quán sinh sống và gây hại của L. serricorne .......... 42
3.4. Tập quán sinh sống và cách gây hại của mọt Lasioderma serricorne .......... 46
3.5. Đặc điểm sinh học của mọt Lasioderma serricorne ..................................... 47
3.5.1. Thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của mọt L. serricorne 47
3.5.2. Khả năng đẻ trứng của mọt Lasioderma serricorne trên cám cá viên ... 49
viii


3.5.3. Khả năng phát triển sau giai đoạn đẻ trứng của mọt Lasioderma
serricorne .............................................................................................. 49
3.6. Ảnh hƣởng của thức ăn đến thời gian phát triển vòng đời, khả năng đẻ
trứng của mọt Lasioderma serricorne .................................................. 50
3.6.1. Ảnh hƣởng của thức ăn đến vòng đời của mọt Lasioderma serricorne 50
3.6.2. Ảnh hƣởng của thức ăn đến khả năng đẻ trứng của mọt Lasioderma
serricorne .............................................................................................. 52
3.6.3. Ảnh hƣởng của thức ăn đến khả năng phát triển sau đẻ trứng của mọt
Lasioderma serricorne .......................................................................... 53
3.7. Tiềm năng phát triển quần thể của mọt Lasioderma serricorne ................... 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 59
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 66

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MSMTB:


Mật số mọt trung bình

NST:

Ngày sau thả mọt

NT:

Nghiệm thức

Ctv:

Cộng tác viên

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TM & DV:

Thƣơng mại và dịch vụ

x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3 1 Thành phần mọt gây hại cám cá viên trên một số kho thức ăn thu sản tại
tỉnh Đồng Tháp .............................................................................................. 34
Bảng 3


Mật số mọt trên cám cá viên ở một số kho bảo quản thức ăn thu sản tại
Đồng Tháp ..................................................................................................... 35

Bảng 3.3. Tỉ lệ trọng lƣợng cám cá viên hao hụt do mọt L. serricorne gây hại.......... 38
Bảng 3.4. Kích thƣớc các pha cơ thể của mọt L. serricorne ........................................ 42
Bảng 3.5. Thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của mọt L. serricorne ...... 47
Bảng 3.6. Khả năng đẻ trứng của mọt L. serricorne .................................................... 49
Bảng 3.7. Khả năng phát triển sau đẻ trứng của mọt L. serricorne .............................. 50
Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của thức ăn đến vòng đời mọt L. serricorne ............................. 51
Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của thức ăn đến khả năng đẻ trứng của mọt L. serricorne ........ 52
Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của thức ăn đến khả năng phát triển sau đẻ trứng của mọt
L. serricorne ................................................................................................... 53
Bảng 3.11. Bảng sống của mọt L. serricorne ............................................................... 55
Bảng 3.12. Các chỉ tiêu sinh học đánh giá tiềm năng phát triển quần thể của mọt
L. serricorne ................................................................................................... 56

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Trƣởng thành và sâu non của mọt L. serricorne .......................................7
Hình 1.2. Đốt cuối bụng của nhộng L. serricorne ......................................................7
H nh 1 Hộp chứa cám cá viên trong thí nghiệm nghiên cứu khả năng gây hại
của mọt L. serricorne ...................................................................................26
Hình 2.2. Thí nghiệm xác định vịng đời mọt L. serricorne ....................................27
H nh 3 1 Các loài mọt hại cám cá viên ở các kho thức ăn thu sản tại tỉnh
Đồng Tháp....................................................................................................37
H nh 3


Cám cá viên trƣớc và sau thí nghiệm ......................................................40

Hình 3.3. Đƣờng biểu diễn các phƣơng trình hồi qui giữa tỉ lệ trọng lƣợng cám
cá viên hao hụt với số cặp mọt thí nghiệm ..................................................41
Hình 3.4. Trứng của mọt L. serricorne ....................................................................43
H nh 3

Mọt non L. serricorne...............................................................................43

Hình 3.6. Nhộng của mọt L. serricorne qua các giai đoạn.......................................44
Hình 3.7. Nhộng của mọt L. serricorne ...................................................................45
Hình 3.8. Mọt L. serricorne trƣởng thành ................................................................45
H nh 3 . Mọt L. serricorne đang bắt cặp và giao phối ...........................................46
Hình 3.10. Vòng đời của mọt L. serricorne trên cám cá viên .................................48
Hình 3.11. Sức sinh sản của mọt L. serricorne ........................................................54

xii


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Đồng Tháp là vùng đất có tiềm năng to lớn trong sản xuất nông – lâm – ngƣ
nghiệp. Theo Sở nơng nghiệp Đồng Tháp, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2014, diện
tích ni trồng thu sản trong tồn tỉnh trên 5.341,78 ha, trong đ diện tích nuôi cá
tra khoảng 1.230,74 ha và sản lƣợng cá tra là 112.462 tấn (chiếm 87,5

sản lƣợng

thu sản). Hiện nay, ở Đồng Tháp c hơn 50 cơng ty, xí nghiệp chế biến cám cá

viên có kho dự trữ từ 2.000 đến 10.000 tấn tập trung chủ yếu ở các huyện Lai Vung,
Lấp Vị, Thanh Bình, thành phố Sa Đéc và thành phố Cao Lãnh (Chi cục Bảo vệ
thực vật tỉnh Đồng Tháp, 2013). Tuy nhiên, công tác bảo quản cám cá viên trong
các kho gặp rất nhiều kh khăn do sự gây hại của nhiều loài sâu mọt.
Trong những loài mọt gây hại trên cám cá viên thì lồi Lasioderma serricorne
chiếm mật số khá lớn. Mọt L. serricorne xuất hiện và gây hại nặng ở các kho, trong
đ mọt non là nguyên nhân chính làm giảm trọng lƣợng, nhiễm bẩn cám cá viên bảo
quản (Roesli và ctv., 2003). Tại

c, m i năm mọt L. serricorne gây thiệt hại hơn

300 triệu USD (Muhammad Saeed, 2008).
Tại các nƣớc trên thế giới, đã c khá nhiều nghiên cứu về mọt L. serricorne
tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ tập trung chủ yếu trên thuốc lá và các loại nơng
sản bảo quản khác mà có rất ít nghiên cứu về mọt L. serricorne trong các kho chứa
cám cá viên. Ở Việt Nam, ngoài những nghiên cứu của Hoàng Lệ H ng (2010) về
đặc điểm sinh học, khả năng gây hại và biện pháp quản l lồi mọt L. serricorne
trên thuốc lá thì cho đến hiện nay, vẫn chƣa c một số liệu nào về mọt L. serricorne
gây hại cám cá viên tại Việt Nam n i chung và Đồng Tháp n i riêng, trƣớc tình
hình đ những nghiên cứu mới về mọt L. serricorne là cần thiết. Chính vì vậy, đề
tài “ Điều tra thành phần sâu mọt hại cám cá viên và nghiên cứu đặc điểm sinh học
1


của loài Lasioderma serricone Fabricius 1792 (Anobiidae - Coleoptera) tại tỉnh
Đồng Tháp” đƣợc thực hiện.
Mục đích của đề tài
Cung cấp số liệu nghiên cứu về thành phần loài sâu mọt, khả năng gây hại,
đặc điểm hình thái và sinh học của mọt L. serricorne trên cám cá viên nh m cung
cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng biện pháp quản lí mọt L.

serricorne trong các kho thức ăn thủy sản tại địa phƣơng.
c

n hi n c

- Xác định đƣợc thành phần loài, mật độ sâu mọt gây hại cám cá viên ở một số
kho thức ăn thu sản tại Đồng Tháp.
- Xác định đƣợc tỉ lệ trọng lƣợng cám cá viên hao hụt do mọt L. serricorne
gây hại.
- Nghiên cứu đƣợc một số đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học chính của
mọt L. serricorne trên cám cá viên.
- Xác định đƣợc tiềm năng phát triển quần thể của mọt L. serricorne trong
điều kiện thí nghiệm.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. M

ốk

ả nghi n ứ

ọ h i kh trên th gi i

1.1.1. Thành phần sâu mọt h i kho
Theo Haines và Pranata (1982), đã ghi nhận có 53 lồi cơn trùng ở các kho

bán lẻ ở Indonesia, trong đ c 29 loài đƣợc xem là dịch hại. Các loài sâu mọt hại
nghiêm trọng ảnh hƣởng kinh tế là Sitophilus oryzae, Sitophilus granarius và
Tribolium castaneum. Cũng theo nh m tác giả trên đã xác định đƣợc 265 lồi chân
đốt trong tổng số 1235 lồi cơn trùng và nhện trong quá trình điều tra các kho ở
Indonesia vào năm 1997. Trong đ , tần số xuất hiện của loài Tribolium castaneum
là cao nhất chiếm tỉ lệ 40%.
Snelson (1987), đã thống kê đƣợc số lƣợng lồi cơn trùng gây hại hạt trong
các kho dự trữ trên thế giới gồm 43 lồi, trong đ c 19 lồi thuộc nhóm cơn trùng
gây hại chủ yếu và 24 loài gây hại thứ yếu.
Theo kết quả điều tra của Haines (1991), thành phần côn trùng hại kho nông
sản thuộc Bộ Cánh cứng (Coleoptera) và Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) ở Indonesia,
Thái Lan, Malaysia, Philippines và một số nƣớc khác thuộc khu vực Đông Nam Á
có 174 lồi thuộc 38 họ, trong đ Bộ Cánh cứng (Coleoptera) có 153 lồi thuộc 34
họ khác nhau, chiếm 87,93%, Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) có 21 lồi thuộc 4 họ
khác nhau, chiếm 12,07%. Kết quả trên cho thấy, khu vực Đông Nam Á là vùng c
thành phần côn trùng hại kho nông sản tƣơng đối phong phú và đa dạng.
Trong số 250.000 lồi cơn trùng thuộc Bộ Cánh cứng (Coleoptera), có rất
nhiều lồi cơn trùng gây hại nghiêm trọng trong kho, chúng phân bố rộng khắp trên
phạm vi toàn thế giới, phần lớn các loài tập trung vào 7 họ: Bostrichidae,

3


Bruchidae, Cucujidae, Curulionidae, Dermetidae, Silvanidae và Tenebrionidae
(Bhadriraju và ctv., 1996).
Theo Christian (1999), côn trùng gây hại trên sắn, thuốc lá gồm các lồi mọt
răng cƣa (Oryzaephilus surinamensis), mọt ngơ (Sitophilus zeamais), mọt thuốc lá
(L. serricorne), mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica), mọt cà phê (Araecerus
fasciculatus), mọt tre (Dinoderus minutus). Ở Đức, Christoph và Reichmuth (2000)
đã ghi nhận đƣợc 55 loài côn trùng trên một số sản phẩm bảo quản.

Kết quả điều tra của Roesli và ctv. (2003), ghi nhận trong 8 kho bảo quản
thức ăn thu sản và thức ăn gia súc ở Kansas - Thái Lan, c 30 loài côn trùng thuộc
20 họ, 4 bộ. Trong đ , bộ Coleoptera có 24 lồi, bộ Hymenoptera có 3 lồi, bộ
Lepidoptera có 1 lồi và bộ Psocoptera có 2 lồi. Các loài Sitophilus spp., Plodia
interpunctella, O. mercaror và L. serricorne là các loài phổ biến trong kho.
Theo kết quả điều tra của Chomchalow (2003), côn trùng hại bắp bảo quản ở
Thái Lan c 12 loài thƣờng xuyên xuất hiện và gây hại là Corcyra cephalonica,
Crolestes ferrugineus, Cryptolestes pusillus, Esphestia cautella, Latheticus oryzae,
Oryzaephilus mercator, Rhizopertha dominica, Sitophilus oryzae, Sitophilus
granarius , Sitophilus zeamays, Sitotroga cerealela và Tribolium confusum.
Trên thế giới c hơn 60 lồi cơn trùng gây hại nơng sản trong các loại kho
bảo quản. Các loài xuất hiện phổ biến là Rhyzopertha dominica, Sitophilus oryzae,
Sitophilus zeamays, Tribolium confusum và Tribolium castaneum (Herbert, 2010).
1.1.2. Thiệt h i do sâu mọt gây ra trong kho
Ở Cộng hoà liên bang Ðức, chỉ riêng một loài mọt thóc Sitophilus granarius
đã làm thiệt hại trên 100 triệu Max (Schulze, 1964).
Theo Barak và Harein (1981), ở Hoa Kỳ lƣơng thực trong kho tổn thất hơn
500.000 USD m i năm, nguyên nhân chủ yếu là do côn trùng và nấm bệnh gây hại.
Hầu hết các lồi cơn trùng gây hại trong kho là loài gây hại sơ cấp. Theo USDA
(2005), ƣớc tính thiệt hại sau thu hoạch do cơn trùng gây ra trên bắp và lúa mì
khoảng 1,25 – 2,5 t USD chiếm 5 – 10% tổng giá trị xuất nhập khẩu bắp và lúa mì,
về mất mát nơng sản sau thu hoạch ở các nƣớc công nghiệp phát triển đã lên đến 42

4


triệu tấn, b ng 95% tổng sản lƣợng thu hoạch của nƣớc Canada hay gấp đôi sản
lƣợng lƣơng thực trong năm 1992 của nƣớc ta.
Theo kết quả điều tra của FAO (1991), nhiều loài mọt đã gây ra những thiệt
hại lớn cho những kho dự trữ ngô ở Tanzania và các nƣớc Trung Phi khác, thiệt hại

lên đến 34% ở các kho chứa ngô và khoảng 70% ở các kho chứa ngũ cốc.
Sigmund và Gustav (1991), có nhiều lồi sâu hại lá và thân thuốc lá, trong
đ mọt L. serricorne và ngài thuốc lá (Ephestia cantella) làm ảnh hƣởng nghiêm
trọng đến năng suất và phẩm chất trong quá trình tồn trữ và chế biến thuốc lá.
Theo Alleoni (2007), hàng năm trên thế giới, mức tổn thất lƣơng thực trong
kho bảo quản là 10%, ở Mỹ là 5% so với tổng số lƣơng thực sản xuất. Ở các nƣớc
Châu Á, Châu Mỹ La tinh và Châu Phi, mức thiệt hại này là 10%, riêng ở các nƣớc
c trình độ bảo quản nơng sản cịn thấp và vùng khí hậu nhiệt đới thì mức tổn thất
lƣơng thực lên đến 20%. Thiệt hại từ khi thu hoạch đến khi tiêu thụ từ 25 – 50%
phẩm chất hạt thóc ở các nƣớc phát triển. Tại Campuchia, thiệt hại trong quá trình
bảo quản hạt trong kho chiếm trung bình 10,7

năng suất thóc.

Sâu bệnh hại sau thu hoạch gây tổn thất ƣớc tính khoảng 10% tổng sản lƣợng
và tổn thất trọng lƣợng từ 0,5 - 17%. Tuy nhiên ở các nƣớc châu Phi mức tổn thất
này rất cao, đặc biệt bắp tổn thất lên đến 30% sau vài tháng bảo quản (Ukeh, 2009).
Theo Macharia (2010), Sitophilus oryzae là một trong những loài mọt gây hại
nghiêm trọng tại Kenya chúng làm giảm khả năng nảy mầm của hạt, giảm trọng
lƣợng và chất lƣợng của hạt đồng thời tạo điều kiện cho mọt thứ cấp, nấm bệnh và
vi sinh vật gây hại và xâm nhập.
1.1.3. M t số nghiên cứu v mọt Lasioderma serricorne
1.1.3.1. Vị trí phân lo i
Mọt L. serricorne có tên tiếng Anh là Cigarette beetle, Tobacco beetle, Two
bug hoặc Herbarium beetle. Theo kh a phân loại của Haines (1991), mọt L.
serricorne c vị trí phân loại nhƣ sau:

5



Ngành: Arthropoda
Lớp: Insecta
Bộ: Coleoptera
Họ: Anobiidae
Giống: Lasioderma
Loài: Lasioderma serricorne
1.1.3.2. Phân bố và ký chủ
Loài L. serricorne phân bố ở các nƣớc ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và lần
đầu tiên đƣợc ghi nhận trên thuốc lá tại Paris năm 1848 (Ryan, 1999) và là dịch hại
chính trên các kho thuốc lá trên toàn thế giới (Papadopoulou và Athanassiou, 2004).
Ngoài các kho thuốc lá, mọt L. serricorne còn gây hại còn gây hại trên các
kho chứa thức ăn chăn nuôi và nơng sản dự trữ nhƣ khoai tây, bột mì, cám, cà độc
dƣợc, hoa cúc, bông vải khô (Yokoyama và Mackey, 1987). Mọt L. serricorne cũng
gây hại trên các gia vị khô và thảo mộc nhƣ tiêu, ớt, quế, rau mùi, thì là, bột cà ri,
tỏi, gừng, rễ nhân sâm, hành tây, nghệ (Jacob, 1992). Theo Scheurer và Bauer
(1999), kết quả kiểm tra 4.078 kho hàng hóa tại Berlin phát hiện có 29 lồi, các lồi
gây hại phổ biến là L. serricorne, Tenebrio moliter và Trogoderma angustorn.
Theo Ryan (1999), mọt L. serricorne có phổ thức ăn khá phong phú với trên
50 loại sản phẩm nông sản khác nhau. Theo Cabrera (2001), L. serricorne là loài
mọt gây hại sơ cấp trên thuốc lá và ngủ cốc. Thiệt hại chủ yếu do mọt non gây ra.
Chúng là nguyên nhân trực tiếp làm giảm trọng lƣợng và chất lƣợng hàng h a.
Ngoài ra, mọt L. serricorne còn làm giảm khả năng nảy mầm của hạt. Mọt L.
serricorne cũng gây hại phổ biến lên các hàng hóa có giá trị kinh tế cao nhƣ coca,
café, thuốc bắc, nho khô… và các nông sản đã qua chế biến. Chúng còn gây hại trên
tiêu bản thực vật, động vật, vải, nilong, sách báo (Dimetry, 2004).
1.1.3.3. M

ố ặ

iểm hình thái, sinh học của mọt Lasioderma serricorne


Theo Ryan (1999), mọt L. serricorne trƣởng thành c chiều dài 2,0 – 3,7
mm. Kích thƣớc mọt phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn và nhiệt độ trong q trính phát
triển. Thơng thƣờng, mọt cái lớn hơn mọt đực. Mọt L. serricorne trƣởng thành có

6


màu nâu đỏ, thân hình trịn hoặc bầu dục, cánh trƣớc trơn, đƣợc che phủ bởi các
lông cứng (Arbogast, 2002). Theo Ashworth (1993), Trứng mọt hình bầu dục, màu
trắng nhạt và c một lớp sáp bảo vệ, mọt non L. serricorne có từ 4 - 6 tuổi, thân
cong hình chữ C.

Hình 1.1. Trƣởng thành và sâu non của mọt L. serricorne
(Nguồn: Cabrera, 2001)
Nhộng của mọt L.serricorne màu trắng, dài 3,5 mm và rộng 1,7 mm. Sự khác
nhau về giới tính đƣợc phân biệt ở chổ đốt cuối bụng của nhộng (Ashworth, 1993).

Nhộng của mọt đực

Nhộng của mọt cái

Hình 1.2. Đốt cuối bụng của nhộng L. serricorne
(Nguồn: Chun Yu, 2008)

7


Theo Ryan (1999), mọt L. serricorne trƣởng thành c thể bay xa tới 3 km,
mọt thƣờng bay vào buổi chiều muộn hoặc khi có ánh sáng kích thƣớc đặc biệt bay

nhanh trong thời gian đẻ trứng.
Vòng đời của mọt L. serricorne phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và thức ăn,
thƣờng kéo dài 40 - 90 ngày (Howe, 1957). Keohler (1994), mọt L. serricorne
trƣởng thành trong điều kiện bình thƣờng có thể sống từ 3 đến 4 tuần. Thời gian
hồn thành vòng đời của mọt L. serricorne là 2 đến 3 tháng, trong điều kiện ấm áp
sinh sản 5 - 6 lứa trong một năm.
Theo Cabrera (2001), vòng đời của L. serricorne là 26 ngày ở 37oC và 120
ngày ở 20oC. Kết quả nghiên cứu của Mahroof và Phillips (2008a) khoảng nhiệt độ
từ 20 đến 37,5oC thời gian hoàn thành giai đoạn trứng từ 5,3 đến 20,4 ngày, 18,2
đến 101 ngày ở giai đoạn mọt non, 6,4 - 25,9 ngày ở giai đoạn nhộng và 18 đến 46
ngày cho giai đoạn trƣởng thành.
Ngồi ảnh hƣởng đến vịng đời, nhiệt độ còn liên quan chặt ch đến hoạt
động sinh sản của mọt L. serricorne (Ashworth, 1993). Ở nhiệt độ 15oC mọt L.
serricorne cái s giao phối sớm hơn ở nhiệt độ 29oC. Mọt L. serricorne có khả năng
đẻ trứng ở nhiệt độ 15oC, trứng nở ở nhiệt độ 20 - 34ºC. Tất cả các giai đoạn trứng,
sâu non, nhộng, mọt trƣởng thành bị tiêu diệt trong 16 ngày ở nhiệt độ ở 2,2°C hoặc
(-)3,8°C trong 7 ngày.
Ngoài ảnh hƣởng bởi nhiệt độ, vòng đời của mọt L. serricorne còn bị ảnh
hƣởng nhiều bởi các loại thức ăn. Theo Chun Yu (2008), vòng đời của L. serricorne
đƣợc ghi nhận là 18-20 ngày khi thức ăn nuôi mọt là cám viên gà c bổ sung thêm
nấm men.
Kết quả nghiên cứu của Visarathanonth (1985) cho biết vòng đời của mọt L.
serricorne lần lƣợt là 56,35 ngày khi nuôi với thức ăn là bột lúa mì; 61,5 ngày với
thức ăn là bột cari và 66,2 ngày với thức ăn là đậu nành. Theo Allotey và Unanaowo
(1993) tuổi thọ mọt L. serricorne là 26,6-33,2 ngày trên thức ăn là lúa, 22,6 - 26,5
ngày thức ăn là gạo, 24,0 - 31,7 ngày với thức ăn là đậu đũa, 26,0; 30,8 ngày trên
ngô và 24,6 - 27,7 ngày với thức ăn ni mọt là lúa mì.

8



Khả năng đẻ trứng của L. serricorne cũng bị ảnh hƣởng bởi thức ăn. Theo
kết quả nghiên cứu của Mahroof và Phillips (2008b), khi nuôi mọt với thức ăn là
bột lúa mì thì mọt L. serricorne đẻ trung bình là 52,4 ± 4,8 trứng/mọt cái, cịn khi
ni trên xì gà thì mọt đẻ trung bình 5,8 ± 0,8 trứng/mọt cái. Thời gian phát triển
trung bình của giai đoạn trứng là 4,8 ngày, mọt non là 38 ngày, nhộng là 4,6 ngày
khi ni với thức ăn là bột mì. Trên ớt ngọt thời gian phát triển trung bình của mọt
L. serricorne ở giai đoạn trứng là 5 ngày, sâu non là 73 ngày và nhộng là 18,3 ngày.
1.1.3.4. Biện pháp phòng trừ cơn trùng h i kho
- Biện pháp hóa học
Theo Carter (1975), hợp chất PH60-40 có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt
các loài Sitophilus granaries, Sitophilus oryzae, Tribolium caastaneum và
L.serricorne.
Nghiên cứu của Visarathanonth (1985), sử dụng phosphine nồng độ 125 ppm
trong 48 giờ hoặc 115 ppm trong 72 giờ để khử trùng đã ghi nhận tỉ lệ chết của mọt
L. serricorne là 100

. Đối với giai đoạn nhộng, hiệu quả xông hơi của phosphine

không cao. Theo Crampton và ctv. (1990), sử dụng kết hợp 2 hoạt chất
Cypermethin và Bioresmethrin có hiệu quả cao trong phịng trừ mọt L. serricorne.
Theo kết quả nghiên cứu của Mousry và ctv. (1993), sử dụng hoạt chất
tralomethrin liều lƣợng 0,2g và 0,4g đã làm chết đƣợc 50 % và 95 % mọt L.
serricorne trƣởng thành trong 1 giờ. Ngoài ra, độ độc của thuốc đối với mọt L.
serricorne cũng bị ảnh hƣởng bởi nhiệt độ. Trong khoảng nhiệt độ 15 – 35oC hiệu
quả của thuốc dichlorvos và carbaryl tăng khi nhiệt độ tăng. So với Tetramethrin và
Carbaryl, Cypermethrin và Dichlorvos c

độ độc mạnh hơn. Nghiên cứu của


Benezet và ctv (1995) liều lƣợng gây chết trung bình mọt L. serricorne trƣởng
thành của hoạt chất nicotien và trichlorfon lần lƣợt là 7200 mg/g và 13800 µg/g.
Kết quả nghiên cứu của Ryan (1999) khi xử lí thuốc Cyphenothrin 7,2 %
(1 viên/250 m2) và Pestoxin (Phosphine) 56 % với liều lƣợng 12 g PH3/tấn đã diệt
100 % mọt L. serricorne sau 4 ngày xử lí.

9


- Biện pháp sinh học
Thiên địch của mọt L. serricorne bao gồm các côn trùng ăn thịt nhƣ
Tenebroides mauritanicus, Thomeroclerus bugueti. Ngồi các lồi ăn thịt kể trên
cịn c một số lồi cơn trùng thuộc họ Bethylidae và Pteromalidae đặc biệt là
Anisopteromalus calandrae và Cephalonomia gallicola ký sinh và tiêu diệt mọt L.
serricorne (Massey, 1999). Trứng, sâu non và nhộng của nhiều lồi cơn trùng hại
kho nhƣ Plodia interpunctella, Corcyra cephalonica, Ephestia cautella,
Acanthoscelides obtectus, Dermestes maculatus, Sitophilus zeamais, Cryptolestes
ferrugineus, Sitophilus granarius, Tribolium confusum, Tribolium castaneum, L.
serricorne và Sitotroga cerealella là thức ăn của bọ xít Xylocoris flavipes
(Christoph và Reichmuth, 2000).
Theo Bilah và ctv. (2011), có 4 lồi kí sinh là Anisopteromalus calanrae,
Lariophagus distinguendus, Pteromalus cereallae, Ericydnus sipylus và nhện bắt
mồi Tyrophagus putrescentiae là thiên địch của mọt L. serricorne. Tỉ lệ mọt L.
serricorne non bị tiêu diệt từ 54 đến 78 % khi sử dụng nhện bắt mồi Tyrophagus
putrescentiae sau 4 đến 6 ngày (Canevari và ctv., 2012).
Theo McGaugher (1980), sử dụng một lƣợng nhỏ chế phẩm Bacillus
thuringiensis trên lớp bề mặt kho (khoảng 10 cm) đã hạn chế khoảng 81 % quần thể
ngài Ấn Độ (Plodia interpunctella), ngài Địa trung hải (Esphestia cautella) và kết
quả hạn chế sự ăn hại của chúng tới hơn 92 %.
Theo kết quả nghiên cứu của Lui AiYing (2009), sử dụng nấm Beauveria

bassiana với nồng độ 4 x 1010 bào tử/g tỉ lệ tử vong của mọt L.serricorne là 84 %.
Trong phòng trừ mọt L. serricorne, tỉ lệ tử vong sâu non tuổi 2 sau 9 ngày xử lí nấm
Beauveria bassiana với liều lƣợng 1,46 x 108 bào tử/ml là 100 %.
- Biện pháp vật lý
Vệ sinh kho thƣờng xuyên và kiểm tra hàng h a trƣớc khi nhập vào kho làm
giảm đáng kể nguồn lây nhiễm côn trùng gây hại trong kho. Hàng hóa dự trữ nên
đƣợc bảo quản trong các túi plastic.

10


Theo kết quả nghiên cứu của Cabrera (2001), xử lí kho ở nhiệt độ 2oC trong
16 ngày, 0oC trong 7 ngày và - 4oC sau 4 đến 7 ngày s tiêu diệt tất cả các giai đoạn
của mọt L. serricorne. Khi xử lí kho ở nhiệt độ 87oC trong 1 giờ và ở nhiệt độ 48oC
từ 16 đến 24 giờ c hiệu quả cao trong phòng trừ sâu mọt hại kho.
Chari và ctv. (1995) đã sử dụng methoprence - thành phần của pheromone
của mọt L. serricorne với liều lƣợng 8, 10, 12, 13 và 15 ppm làm ngăn cản sự phát
triển từ sâu non lên mọt trƣởng thành, với liều lƣợng thấp hơn từ 5, 10, 15 ppm để
làm biến dạng hình thái mọt L. serricorne trƣởng thành. Ngồi ra, hợp chất này còn
làm giảm sự sinh sản của mọt L. serricorne cái thông qua việc tạo phôi muộn.
Theo Buchelos và Papadoulon (1999) các loại bẫy màu, bẫy pheromone có
hiệu quả cao trong việc thu giữ mọt L. serricorne trong kho, trong đ hiệu quả thu
giữ của bẫy đạt 95,4 %. Khi so sánh hiệu quả của bốn loại bẫy trong phịng trừ mọt
L. serricorne trƣởng thành thì bẫy ánh sáng điện cho hiệu quả cao nhất.
Theo kết quả thí nghiệm của Childs và Overby (1983), khi thành phần khơng
khí có 65 % CO2 tỉ lệ tử vong của mọt L. serricorne cao hơn so với nuôi mọt L.
serricorne trong điều kiện hàm lƣợng CO2 chiếm 35 % và 92 %. Theo Hashem
(2000), ở giai đoạn nhộng, mọt L. serricorne trƣởng thành dễ bị ảnh hƣởng bởi h n
hợp khí CO2 và O2. Khi nồng độ CO2 60% tỉ lệ tử vong của chúng cao hơn so với
nồng độ C02 chiếm 20 %, 30 %, 40 %.

1.2. M

ốk

ả nghi n ứ

sâu

ọ h i kh ở

ng nƣ

1.2.1. Thành phần sâu mọt h i kho
Theo Hà Thanh Hƣơng (1993), phát hiện 56 lồi cơn trùng và 1 lồi nhện
thuộc 26 họ, 4 bộ và 2 lớp khi điều tra ở kho thức ăn gia súc và một số kho dự trữ
tại 17 tỉnh ở phía Bắc Việt Nam. Các lồi xuất hiện với tần số trên 50 % là
Rhyzopertha dominica, Cryptolesres pusillus, Sitophilus oryzae, Tribolium
castaneum và Lophocateres pusillus. Các mặt hàng xuất nhập khẩu ở vùng I (Hải
Phòng) và vùng II (thành phố Hồ Chí Minh) thống kê có 70 lồi cơn trùng.
Bùi Cơng Hiển (1995) đã cơng bố có 55 lồi bọ cánh cứng gây hại các nông
sản bảo quản trong kho. Kết quả điều tra của Phạm Thị Vân (1995) trong một số

11


×