Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CÂU hỏi ôn THI tốt NGHIỆP CÔNG NGHỆ ĐÓNG tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.87 KB, 4 trang )

CÂU HỎI THI TỐT NGHIỆP
MÔN 1: CƠ SỞ NGÀNH
(Ngành Thiết Kế - Cơng Nghệ Đóng Tàu)
I. Lý thuyết tàu 1
A. Câu hỏi
1. Anh (chị) hãy trình bày cách xác định lực nổi tác động lên thân tàu ngâm trong nước? Nêu điều kiện cân
bằng tàu trong trạng thái nổi?
2. Anh (chị) phân biệt các khái niệm: lượng chiếm nước của tàu, thể tích ngâm nước, trọng lượng tàu
khơng, sức chở của tàu? Xây dựng cơng thức tính lượng chiếm nước?
3. Anh (chị) giải thích tại sao phải kiểm tra cân bằng dọc tàu trên nước? Nêu các tiêu chí cơ bản để xác định
cân bằng dọc tàu trên nước tĩnh?
4. Anh (chị) hãy xây dựng cơng thức tính mơmen làm tàu nghiêng 1 độ, mơmen làm chúi tàu 1cm chiều
chìm (có hình vẽ minh họa)?
5. Anh (chị) nêu khái niệm về ổn định? Phân loại ổn định? Hãy chỉ ra cánh tay đòn ổn định tĩnh GZ phụ
thuộc vào yếu tố nào khi tàu nghiêng một góc <15o (có hình vẽ minh họa)?
6. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm ổn định tàu? Phân loại ổn định? Thế nào là ổn định tàu ở góc nghiêng
lớn? Nêu những yếu tố nào ảnh hưởng lớn đến ổn định tàu tại góc nghiêng lớn?
7. Anh (chị) hãy trình bày đồ thị ổn định tĩnh, nêu các dạng đồ thị thường gặp (có hình vẽ minh họa)?
8. Anh (chị) hãy trình bày điều kiện ổn định tĩnh (có hình vẽ minh họa)? Sự khác nhau giữa ổn định ngang
ban đầu và ổn định góc lớn? Một con tàu đảm bảo ổn định tĩnh đã được xem là đảm bảo ổn định chưa?
9. Anh (chị) giải thích tại sao trên tàu dầu người ta lại phải đặt vách dọc (có hình vẽ minh họa)? Trình bày
ảnh hưởng của hàng lỏng đến ổn định tàu?
10. Anh (chị) nêu cách xây dựng họ đường cong Bonjean và thể hiện họ đường cong Bonjean bằng đồ thị?
Ứng dụng của đường Bonjean trong thiết kế, chế tạo?
11. Anh (chị) nêu ý nghĩa của họ đường cong mang tên Cross Curves hay cịn gọi Pantokaren? Trình bày
cách xác định tay địn hình dáng của phần chìm thân tàu trong nước? Mô tả họ đường cong Cross
Curves?
12. Anh (chị) hãy nêu khái niệm ổn định động? Cách xác định mômen lật tàu trên đồ thị ổn định (có hình vẽ
minh họa)?
13. Anh (chị) giải thích tại sao nói chiều cao tâm nghiêng GM là thước đo ổn định ban đầu (có hình vẽ minh
họa)?


14. Anh (chị) giải thích tại sao phải xác lập tiêu chuẩn ổn định? Trình bày yêu cầu về ổn định theo tiêu
chuẩn Quốc gia?
15. Anh (chị) hãy trình bày nội dung chung của thơng báo ổn định dành cho thuyền trưởng? Nêu cách lập
thông báo ổn định cho tàu?
16. Anh (chị) nêu khái niệm về tính chống chìm tàu thủy, nhiệm vụ của tính chống chìm, các trường hợp gì
xảy ra khi nước tràn vào khoang bị đắm của tàu?
17. Anh (chị) hãy phân loại khoang bị ngập? Các phương pháp giải bài toán khoang bị ngập, phạm vi ứng
dụng của từng phương pháp?
18. Anh (chị) hãy trình bày các giai đoạn hạ thủy ngang? Phân tích lực và đặc điểm của từng giai đoạn?
19. Anh (chị) nêu khái niệm chung về hạ thủy, hạ thủy dọc? Phân tích lực và đặc điểm của các giai đoạn hạ
thủy dọc?
20. Anh (chị) hãy trình bày đồ thị ổn định, mối liên hệ giữa đường cong ổn định tĩnh và đường cong ổn định
động trên đồ thị ổn định (có hình vẽ minh họa)?


B. Bài tập ứng dụng
1. Tàu có lượng chiếm nước 3500T, chiều cao tâm nghiêng GM= 0,85m, ta nâng nồi hơi phụ có trọng
lượng 10T từ khoang máy lên boong với độ cao a = 6,5m, sau đó dịch chuyển sang mạn trái khoảng e = 4,2m. Tính chiều cao tâm nghiêng mới và góc nghiêng do dịch chuyển ngang?
2. Lượng chiếm nước của tàu lúc không tải o = 2500T, cao độ trọng tâm tàu lúc này là KGo = 4,70m. Xác
định trọng lượng hàng Ph nhận vào tàu? Biết rằng khi tàu chở đầy hàng thì KG1 = 5.7m và cao độ trọng
tâm khối hàng Zg = 6,5m
3. Một sà lan hình hộp chữ nhật kích thước LxBxD (75m x 6m x 4m) có lượng chiếm nước khơng tải 180
tấn. Hãy tìm chiều chìm cuối cùng và dự trữ lực nổi ? Nếu chất 360 tấn quặng lên sà lan, biết rằng khi đó
sà lan đang nổi trong nước ngọt.
4. Dùng bảng tra tung độ đường cong KN (Cross curves) cho dưới đây của tàu có lượng chiếm nước 40000
tấn và chiều cao trọng tâm KG là 10m, hãy vẽ đường cong ổn định tĩnh GZ để từ đó xác định:
a) Giá trị lớn nhất của GZ.
b) Giá trị gần đúng GM.
c) Mơ men nghiêng tàu tại góc nghiêng 25o.
d) Phạm vi ổn định của tàu.

Góc () 0

5

10

15

20

30

45

60

75

90

KN (m)

0,9

1,92

3,11

4,25


6,30

8,44

9,39

9,29

8,5

0

5. Trên tàu chở khách có lượng chiếm nước  = 3000t, chiều rộng B = 12,4m, chiều cao tâm nghiêng
ngang GM = 0,90m, khi đó có 250 hành khách đang tập trung về một bên mạn. Xác định góc nghiêng
ngang do hành khách tập trung trong khu vực dài l = 14m gây ra?
Thông lệ trọng lượng hành khách người Việt nam trung bình 65kG, trên mỗi m2 diện tích mặt boong tập
trung 6 người.
6. Tàu chạy trên biển có 1 = 1,025T/m3, chiều chìm d = 3,5m, chiều cao tâm nghiêng GM = 0,92m, khi lấy
nước có 2 = 1,0T/m3 vào 2 bể chứa ở đáy đơi, kích thước mỗi bể l x b = 10m x 6 m, chiều cao mực
nước trong bể t = 0,6m. Tính biến lượng chiều cao tâm nghiêng GM? Biết trong bể chứa có mặt thống
và lượng chiếm nuớc của tàu sau khi đã lấy nước vào  = 3200T, hệ số thay đổi chiều chìm là 13T/cm.
7. Tàu bị va vào đá ngầm, do đáy tàu bị thủng nước vào hoàn tồn các bể chứa rỗng ở đáy đơi mạn trái có
dung tích v = 66m3. Tọa độ trọng tâm của bể chứa: xg = -24m; yg = -2,80m; zg = 0,60m. Tàu trước khi bị
va có:  = 4200T, L = 98,0m; d = 6,6m; LCF = -0,3m; GM = 0,82m; GML = 122m; hệ số đắm  = 0,95,
 = 1,025T/m3.
Xác định tư thế và ổn định ban đầu của tàu sau khi hư hỏng? Nếu cho biết hệ số thay đổi chiều chìm là
9,2T/cm.
8. Tàu trả hàng, trọng lượng hàng trả w = 150T, tọa độ trọng tâm xw = 15,20m; yw = 1,80m; zw = 6,70m.
Các thông số của tàu trước khi trả hàng:  = 4000T; L = 135m; dF = 5,80m; dA = 5,5m; Aw = 1300m2;
LCF = -1,40m; GM = 0,950m; GML = 142m;  = 1,025T/m3.

Xác định chiều cao tâm nghiêng và tư thế tàu sau khi trả hàng? Biết rằng trước khi trả hàng tàu không
nghiêng
9. Lượng chiếm nước của tàu là 3200T, người ta bơm cả lượng dự trữ chất đốt ở khoang đuôi bên mạn trái
100T đến hai bể trực nhật, bể I là 60T và bể II là 40T. Trọng tâm của tàu trước khi bơm nhiên liệu nằm


trên mặt phẳng đối xứng, cách sườn giữa về phía đuôi 0,65 m và cách đáy 3,82 m; biết trọng tâm của các
bể chứa như sau:
a, Bể dự trữ: cách đáy 3,2m, cách sườn giữa về phía mũi 25,6m và cách mặt phẳng đối xứng về mạn trái
2,80m.
b, Bể trực nhật (sau khi bơm đầy):
- Bể I: cách đáy 5,2m; cách sườn giữa về đuôi 23,4m và cách mặt phẳng đối xứng về mạn phải 4,2m.
- Bể II: cách đáy 3,51m; cách sườn giữa về đuôi 28,2m và cách mặt phẳng đối xứng về mạn trái 3,4m.
Tìm tọa độ trọng tâm tàu sau khi bơm dầu?
10. Xác định tọa độ trọng tâm LCG1 và KG1? Sau khi tàu chạy tiêu hao hết 150 tấn dầu và 5 tấn nhớt. Biết
rằng: Tọa độ trọng tâm dầu là xg1 = 15m và zg1 = 0.8m; tọa độ trọng tâm nhớt là xg2 = 4m và zg2 = 1,2m;
tàu lúc tồn tải có:  = 2950T, trọng tâm tàu LCG = -3,0m, KG = 5,2m .
Chú ý: Yêu cầu sinh viên tham khảo thêm các dạng bài tập ứng dụng ở các phần:
- Phần1. Tính nổi
- Phần 2. Ổn định
- Phần 3. Phân khoang và chống chìm tàu
- Phần 4: Hạ thủy
- Phần 5: Sức cản - thiết bị đẩy chân vịt
Tại sách: “Lý Thuyết tàu (phần tĩnh học) ” của Thầy Trần Cơng nghị hay Thầy Vũ Ngọc Bích; Bài tập
“Lý thuyết tàu” của Thầy Nguyễn Bân….Và đặc biệt các “Bài Tập Lớn”,” Đồ án môn học” đã làm
ở các học phần đã học.
II. Lý thuyết tàu 2
1. Anh (chị) hãy trình bày phương trình lắc đứng, lắc ngang, lắc dọc tàu (hay lắc số 3, 4, 5 trên nước yên
lặng)? Giải thích các thành phần tham gia phương trình, giải thích tần số riêng của lắc, chu kỳ lắc?
2. Anh (chị) nêu cơng thức gần đúng tính chu kỳ lắc đứng, lắc ngang, lắc dọc (giải thích các đại lượng trong

cơng thức)?
3. Anh (chị) nêu các biện pháp giảm lắc cho tàu? Trình bày biện pháp giảm lắc cho tàu dùng ki hông – vây
giảm lắc?
4. Anh (chị) nêu khái niệm tính ăn lái, đặc điểm chuyển động tàu khi quay vịng, các thơng số chủ yếu xác
định tính quay trở của tàu?
5. Anh (chị) hãy phân tích các thành phần lực và momen tác dụng lên tàu khi tàu quay vịng?
6. Anh (chị) hãy trình bày sơ đồ phân loại thành phần sức cản? Giải thích sức cản ma sát? Sức cản sóng
(sức cản do việc tạo sóng quanh thân tàu đang chuyển động thẳng)? Từ các giải thích này đưa ra các
phương pháp hạn chế sức cản?
7. Anh (chị) nêu biểu thức xác định số Froude ký hiệu Fr hoặc Fn và số Reynolds ký hiệu Re hoặc Rn?
8. Anh (chị) nêu vai trò của số Froude và số Reynolds trong thí nghiệm mơ hình tàu thủy? Giải thích cách
trình bày kết quả thử mơ hình của Froude?
9. Anh (chị) hãy trình bày ảnh hưởng tỷ lệ kích thước chính, các hệ số béo thân tàu đến sức cản vỏ tàu? Cụ
thể trình bày ảnh hưởng tỷ lệ L/B, LCB, CB, CP đến sức cản tàu?
10. Anh (chị) hãy trình bày đặc tính động học, động lực học phần tử cách chân vịt (sơ đồ lực, công thức)?
11. Anh (chị) hãy viết phương trình Bernoulli cho 2 điểm thuộc 2 mặt của profin cánh? Giải thích hiện tượng
sủi bọt chân vịt?
12. Anh (chị) hãy trình bày mối quan hệ giữa chân vịt cánh cố định với vỏ tàu, máy chính, vẽ đồ thị?
13. Anh (chị) nêu những dạng ống đang được dùng rộng rãi. Giải thích sự cải thiện lực kéo khi dùng chân vịt
trong ống đạo lưu?
14. Anh (chị) hãy trình bày ảnh hưởng sức cản tàu do hạn chế kích thước của kênh gây ra?


15. Anh (chị) hãy trình bày lực cản ma sát của tấm phẳng?
16. Anh (chị) hãy trình bày lực cản tàu chạy ở chế độ quá độ và chế độ lướt?
17. Anh (chị) hãy trình bày các chuẩn đồng dạng trong nghiên cứu chân vịt?
18. Anh (chị) hãy trình bày sự tương tác thủy động lực học giữa thiết bị đẩy và thân tàu?
19. Anh (chị) hãy trình bày lớp biên và vết thủy động học trong nghiên cứu chân vịt?
20. Anh (chị) hãy trình bày ảnh hưởng của lắc tàu đến tính hành hải của tàu?
III. Sức bền và cơ kết cấu

1. Vẽ và trình bày biểu thức miêu tả ứng suất tại điểm hay còn gọi tenso ứng suất. Áp dụng: Trình bày cách
tính tốn tenso ứng suất căn bản theo yêu cầu của GV.
2. Trình bày các tiêu chuẩn bền trong tính tốn lý thuyết đàn hồi. Áp dụng: Trình bày các thành phần ứng
suất khi kiểm tra bền kết cấu cụ thể theo chuẩn bền von-Misses.
3. Trình bày định luật Hooke tổng quát. Áp dụng: Cho trước thành phần tenso ứng suất, trình bày cách xác
định tenso biến dạng theo yêu cầu.
4. Trình bày cách xác định ứng suất cắt dầm tiết diện chữ nhật, cao h, rộng b, chịu lực cắt F. Trình bày
bằng hình vẽ và cơng thức.
5. Trình bày cách vẽ vịng trịn Mohr xác định ứng suất chính, mặt chính, phương chính trong trạng thái
ứng suất phẳng. Áp dụng: Dùng Vòng tròn Mohr cho trường hợp cụ thể.
6. Khái niệm dầm chịu uốn, các mối quan hệ trong uốn dầm? Áp dụng: Cho trước dầm 1 nhịp hai đầu tựa tự
do trên gối cứng , chịu tải trọng rải đều, trình bày cách tính mơ men uốn và lực cắt của dầm.
7. Trình bày phương trình vi phân uốn dầm? Áp dụng: Trình bày cách viết phương trình được đàn hồi của
dầm khi biết tải tác dụng và điều kiện biên cụ thể.
8. Dầm Composite là gì? Xây dựng cơng thức xác định chiều rộng tương đương của dầm console làm từ hai
lớp vật liệu có module đàn hồi E1 và E2 ? Áp dụng: Phân tích cho kết cấu tàu làm bằng 2 loại vật liệu
khác nhau.
9. Trình bày cơng thức xác định giá trị bốn dạng công. Vẽ biểu đồ minh họa ?
10. Trình bày Ngun lý cơng bù ảo, viết công thức của Định lý Castigliano. Ứng dụng của định lý
Castigliano?
11. Trình bày phân bố ứng suất trong bài tốn tấm có chiều dày t. Trình bày ngắn gọn điều kiện cân bằng
tấm?
12. Viết phương trình vi phân uốn tấm và trình bày điều kiện biên áp dụng cho các bài toán về tấm?
13. Xác định độ võng lớn nhất, moment lớn nhất của tấm vuông cạnh a, chịu tác động tải phân bố đều p0
14. Khung phẳng là gì? Phân loại khung phẳng? Các phương pháp xác định chuyển vị khung? Áp dụng:
Trình bày cách tính khung phẳng đơn giản theo sơ đồ cụ thể.
15. Trình bày phương pháp chuyển vị góc trong bài tốn khung phẳng? Áp dụng: Trình bày cách tính khung
phẳng phức tạp theo sơ đồ cụ thể.
16. Thủ tục thực hiện tính khung phẳng theo phương pháp Cross? Áp dụng: Trình bày cách tính khung
phẳng phức tạp theo sơ đồ cụ thể bằng phương pháp Cross.

17. Khái niệm lực, lực suy rộng, chuyển vị, chuyển vị suy rộng, ứng suất và biến dạng? Áp dụng: Xác định
lực suy rộng theo sơ đồ cụ thể.
18. Trình bày phương pháp giải bài tốn dầm nhiều nhịp theo phương trình 3 moment. Áp dụng: Các tính
dầm nhiều nhịp theo sơ đồ khi các gối trung gian là gối đàn hồi.
19. Dầm siêu tĩnh là gì? Cách xác định bậc không tĩnh định của dầm siêu tĩnh và trình bày ngắn gọn các
phương pháp giải bài tốn dầm siêu tĩnh?
20. Trình bày phương trình vi phân uốn dầm trên nền đàn hồi, có vẽ hình minh họa?



×