Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Lop 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.84 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN PHÚ XUYÊN

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MƠN: NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC: 2020 - 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)
Họ và tên: ………………………… Lớp: ….. Trường THCS: ……………………
Điểm

Lời phê của thầy, cô giáo

ĐỀ BÀI
Phần I (6,0 điểm)
Trong tác phẩm Truyện Kiều, khi miêu tả Thúy Vân, đại thi hào Nguyễn Du
viết:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”
(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
Câu 1 (0,5 điểm)
Đoạn thơ trên cho thấy vẻ đẹp của Thúy Vân, đó là vẻ đẹp nào?
Câu 2 (1,0 điểm)
Hãy tìm trong đoạn thơ trên những từ ngữ thể hiện các biện pháp tu từ liệt
kê, ẩn dụ, nhân hóa? Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ?
Câu 3 (1,0 điểm)
Một trong những thành công nổi bật của Nguyễn Du trong đoạn trích Chị
em Thúy Kiều là sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng để miêu tả nhân vật. Em
hiểu thế nào là bút pháp ước lệ tượng trưng? Nêu tên một tác phẩm khác trong


chương trình Ngữ văn 9 cũng sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng (ghi rõ tên tác
giả)
Câu 4 (3,5 điểm)
Viết một đoạn văn khoảng 12 - 15 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử
dụng phép thế để liên kết và một câu bị động để phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân
(gạch dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu bị động).
Phần II (4,0 điểm)
Dưới đây là trích đoạn trong tác phẩm Hồng Lê nhất thống chí của Ngô
gia văn phái:
“- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết
chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương
Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị (…). Các ngươi đều là những kẻ có lương
tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên cơng lớn…”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)


Câu 1 (0,5 điểm)
Lời dụ của vua Quang Trung trên đây được nói với qn lính trong hồn
cảnh nào?
Câu 2 (1,0 điểm)
Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam,
phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì?
Câu 3 (2,5 điểm)
Từ lời kêu gọi mọi người “đồng tâm hiệp lực, để dựng nên cơng lớn” của
vua Quang Trung, em hãy trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn (khoảng 2/3 trang
giấy) về sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống hôm nay.
BÀI LÀM
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MƠN: NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC: 2020 - 2021

Nội dung

Phần I
1.
Đoạn thơ cho thấy vẻ đẹp phúc hậu, trang trọng, cao sang, quý phái
của Thúy Vân.
2.
- Những từ ngữ thể hiện các biện pháp tu từ liệt kê, ẩn dụ, nhân hóa:
khn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt, mây thua, tuyết nhường.
- Tác dụng: làm cho việc miêu tả nhân vật thêm sinh động, hấp dẫn.
3.
- Học sinh nêu đúng cách hiểu về bút pháp nghệ thuật ước lệ tượng
trưng.
- Nêu đúng tên một tác phẩm và tác giả khác trong chương trình Ngữ
văn 9 cũng sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng.
Ví dụ: Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn
Dữ
4.
* Hình thức:
- Đảm bảo đúng dung lượng, có trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý; khơng
mắc lỗi chính tả, ngữ pháp
- Đúng đoạn văn diễn dịch
- Đoạn văn có sử dụng phép thế để liên kết và một câu bị động (gạch
dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu bị động).
* Nội dung: Biết bám sát ngữ liệu và khai thác hiệu quả các tín hiệu
nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, cách ngắt nhịp, biện pháp tu từ,…) để
làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân:
- Vẻ đẹp phúc hậu, trang trọng, cao sang, quý phái
+ Khuôn mặt: xinh tươi, bừng sáng như trăng rằm
+ Nét mày: nở nang như con ngài
+ Nụ cười: tươi tắn như hoa
+ Tiếng nói: trong như ngọc

+ Tóc: mềm mượt đến nỗi mây phải thua
+ Da: trắng mịn màng làm cho tuyết phải nhường
- Vẻ đẹp ấy của Thúy Vân hài hòa với thiên nhiên như dự báo trước
một tương lai êm ả, bình lặng.
Phần II
1.
Đây là lời dụ của vua Quang Trung trước quân lính trong lễ duyệt
binh ở Nghệ An

Điểm
6,0
0,5
1,0
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5

3,5
0,5
0,5
0,5

1,5

0,5
4,0
0,5



2.
Lời nói của nhà vua “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng,
phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm:
- Khẳng định chủ quyền của đất nước
- Kín đáo bày tỏ niềm tự hào về chủ quyền đất nước và sự bình đẳng,
ngang hàng giữa triều đại nước Nam với triều đại Trung Quốc.
3.
* Yêu cầu về hình thức: Học sinh viết được đoạn văn nghị luận xã hội
có độ dài theo quy định, có trình tự mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn
đạt sinh động,...
* u cầu về nội dung:
- Giải thích vấn đề: Đồn kết là sự hợp tác chung tay góp sức để kết
thành một khối thống nhất nhằm đem lại lợi ích và phát triển,...
- Nêu ý nghĩa, tầm quan trọng của đoàn kết trong cuộc sống.
- Bàn luận vấn đề:
+ Khi có giặc ngoại xâm: đồn kết tồn dân sẽ thắng giặc
+ Khi hịa bình: đồn kết sẽ xây dựng tổ quốc giàu mạnh
+ Trong đời sống: đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn,…
- Phê phán những người khơng có tinh thần đồn kết
- Bài học nhận thức và hành động cho bản thân

1,0
0,5
0,5
2,5
0,5

0,5


0,25
0,75
0,25
0,25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×