Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

luận văn thạc sĩ thiết kế các hoạt động trải nghiệm các địa danh cho học sinh tiểu học ở thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2018 – 2019

THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CÁC ĐỊA DANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Ở THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
Mã số đề tài: SPD2018.02.20

Chủ nhiệm đề tài: SV VÕ THỊ TÚ LAN
Giảng viên hướng dẫn: ThS LÊ THỊ MỸ TRÀ

Đồng Tháp, Tháng 8/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2018 – 2019

THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CÁC ĐỊA DANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Ở THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
Mã số đề tài: SPD2018.02.20
Xác nhận của Chủ tịch hội đồng
(ký, ghi rõ họ tên)

Đồng Tháp, Tháng 8/2019



Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ tên)


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong đề tài này là trung thực chưa từng
được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tác giả đề tài

VÕ THỊ TÚ LAN


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt bốn năm qua, chúng tôi được học tập và rèn luyện ở khoa Giáo
dục, trường Đại học Đồng Tháp. Chúng tôi đã nhận được sự tận tình giúp đỡ của
Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa, cùng quý thầy, cô. Chúng tôi đã
tiếp thu rất nhiều kiến thức quý báu cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ sư phạm, kết
quả học tập của chúng tôi đã được chứng minh bằng sự lớn dần về vốn tri thức, kĩ
năng và năng lực sư phạm để có thể vững vàng trở thành một giáo viên Tiểu học.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài “Thiết kế các hoạt động
trải nghiệm các địa danh cho học sinh tiểu học ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp”, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý thầy, cơ trong và
ngồi trường. Qua đây, chúng tơi xin chân thành cảm ơn đến;
- Ban Giám hiệu nhà trường Đại học Đồng Tháp, Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục và tất
cả quý thầy cô đã tạo điều kiện cho chúng tơi thực hiện và hồn thành bài nghiên cứu này.

Đặc biệt, tôi xin cảm ơn chân thành đến ThS. Lê Thị Mỹ Trà - người đã trực tiếp hướng
dẫn, theo sát và định hướng kịp thời cũng như chỉ bảo về nhiều mặt, kể cả việc tìm tư liệu
và kỹ thuật trình bày bài nghiên cứu để chúng tơi có thể hồn thành tốt đề tài của mình.
- Ban Giám hiệu và quý thầy cô ở các trường Tiểu học trên địa bàn Tp. Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho chúng tơi tìm hiểu thực trạng và thử nghiệm đề tài.

Cuối lời, kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, thành công và hạnh phúc!
Sinh viên thực hiện: Võ Thị Tú Lan
1

MỤC LỤC
Mục lục ...............................................................................................................
Danh mục các bảng biểu, hình ảnh ....................................................................
Danh mục các từ viết tắt .....................................................................................
Thông tin kết quả nghiên cứu .............................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận của hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học 16


1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động trải nghiệm .........................................
1.1.1. Khái niệm hoạt động giáo dục .................................................................
1.1.2. Khái niệm trải nghiệm ..............................................................................
1.1.3. Khái niệm hoạt động trải nghiệm .............................................................
1.2. Chương trình hoạt động trải nghiệm ở tiểu học .........................................
1.3.

Vị trí, vai trị của hoạt động trải nghiệm trong chương

................................................................................................................................
1.4.


Một số nguyên tắc tổ chức hoạt động trải nghiệm .......

1.4.1. Gắn với tình huống đời sống thực tiễn .....................................................
1.4.2. Gắn với kiến thức đã học và kinh nghiệm sống của học sinh ..................
1.4.3. Giáo viên chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn ................................................
1.4.4. Môi trường học tập phải mang tính cộng đồng ........................................
1.5.

Một số vấn đề lí luận về học trải nghiệm .....................

1.5.1. Học qua trải nghiệm .................................................................................
1.5.2. Chu trình học trải nghiệm của David A. Kolb (1984) .............................
1.6.

Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm .....................

1.7. Đánh giá hoạt động trải nghiệm theo tiếp cận năng lực ..............................
* Tiểu kết chương 1............................................................................................
Chƣơng 2: Thực trạng và thiết kế hoạt động trải nghiệm các địa danh
cho học sinh tiểu học .............................................................................................
2.1. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm các địa danh ở một số
trường tiểu học thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ...........................................
2.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm các địa danh cho học sinh Tiểu học ở thành phố
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp .....................................................................................


2

2.2.1. Đề xuất thiết kế một số kế hoạch hoạt động trải nghiệm tham quan, dã ngoại

ở một số địa danh tại Đồng Tháp ...........................................................................
2.2.1.1. Thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm lĩnh vực “Lịch sử và địa lý”
................................................................................................................................
2.2.1.2. Thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm lĩnh vực “Thiên nhiên” .......
2.2.1.3. Thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm lĩnh vực “Nghề nghiệp” ......
2.3. Thử nghiệm .................................................................................................
* Tiểu kết chương 2............................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................
Tài liệu tham khảo ..............................................................................................
Phụ lục ................................................................................................................


3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
Các bảng:
Bảng 1.1. Tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp tiểu học ..............................................
Bảng 1.2. Tóm tắt các bước trong chu trình hoạt động trải nghiệm.......................
Bảng 1.3. So sánh đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kỹ năng ...................
Bảng 1.4. Tham khảo tiêu chí đánh giá ..................................................................
Bảng 2.1. Tổng hợp các trường Tiểu học khảo sát .................................................
Bảng 2.2. Thống kê kết quả khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên
Bảng 2.3. Thống kê kết quả khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến của học sinh .....
Bảng 2.4. Kết quả đánh giá HĐTN “Tri ân và noi gương cụ Nguyễn Sinh Sắc” ..
Bảng 2.5. Kết quả đánh giá HĐTN “Một ngày làm nơng nhân nhí” .....................
Hình ảnh:
Hình 1. Vườn Quốc gia Tràm Chim .......................................................................
Hình 2. Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng ...............................................................
Hình 3. Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc ....................................................................
Hình 4. Khu di tích Gị Tháp ..................................................................................

Hình 5. Khu di tích Xẻo Qt ................................................................................
Hình 6. Bảo tàng Đồng Tháp ..................................................................................
Hình 7. Làng nghề chiếu Định Yên ........................................................................
Hình 8. Làng nghề trồng hoa kiểng Sa Đéc............................................................
Hình 9. Làng nghề làm nem Lai Vung ...................................................................
Mơ hình:
Mơ hình 1: Chu trình học trải nghiệm của David A. Kolb .....................................
Sơ đồ:
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc của năng lực ............................................................................


4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1

Ch

2

Gi

3

Gi

4

Gi


5

Ho

6

Họ

7

Ho

8



9

Th

10

Th


5

THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thơng tin chung

- Tên đề tài: Thiết kế các hoạt động trải nghiệm các địa danh cho học sinh tiểu

học ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Mã số: SPD2018.02.20
- Chủ nhiệm đề tài: SV. Võ Thị Tú Lan
- Đơn vị: Lớp ĐHGDTH15A, khoa Giáo dục, trường Đại học Đồng Tháp.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 06/2018 đến tháng 05/2019.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm các địa danh cho

học sinh Tiểu học ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm các địa danh cho học sinh Tiểu học ở

thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
3. Nội dung nghiên cứu
- Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của hoạt động trải nghiệm.
- Chƣơng 2: Thực trạng và thiết kế hoạt động trải nghiệm các địa danh cho học

sinh Tiểu học.
4. Kết quả nghiên cứu
- Xây dựng các vấn đề lí luận của hoạt động trải nghiệm.
- Khảo sát và đánh giá được thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm các

địa danh ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Đề xuất quy trình thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm và thiết kế

minh họa được một số hoạt động trải nghiệm các địa danh.
- Thử nghiệm sư phạm ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Cao

Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Kết quả thử nghiệm bước đầu cho thấy học sinh hiểu được nội

dung trải nghiệm và xử lý vấn đề giải quyết trong nhiệm vụ học tập khá tốt.
4. Sản phẩm của nhiệm vụ
- Sản phẩm khoa học: 01 bài đăng tạp chí có chỉ số ISSN và 01 bài báo đăng hội

thảo nghiên cứu khoa học ở Khoa.
- Sản phẩm ứng dụng: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học

trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh đó, đề tài sẽ làm tài liệu


6

cho sinh viên tham khảo cho môn hoạt động trải nghiệm ở tiểu học cho sinh viên
ngành Giáo dục Tiểu học trường Đại học Đồng Tháp.
- Báo cáo tổng kết đề tài.
- Báo cáo tóm tắt nhiệm vụ.


7

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information
- Project title: Design an experience activities about some landmarks for primary

school students in Cao Lanh City, Dong Thap Province.
- Code number: SPD2018.02.20
- Coordinator: Student Vo Thi Tu Lan
- Implementing Institution: DHGDTH15A Class, Department of Primary

Education, Dong Thap University.

- Duration: From June 2018 to May 2019.
2. Objective(s)
- Evaluating the reality of organizing the experience activities about some

landmarks for primary school students in Cao Lanh City, Dong Thap Province.
- Designing the experience activities about some landmarks for primary school

students in Cao Lanh City, Dong Thap Province.
3. Research content
- Chapter 1: The rationale of the experience activities.
- Chapter 2: The reality and the design of the experience activities about some

landmarks for primary school students in Cao Lanh City, Dong Thap Province.
4. Research results
- Developing the theoretical issues about the experience activities.
- Surveying and evaluating the reality of organizing the experience activities

about some landmarks for primary school students in Cao Lanh City, Dong Thap
Province.
- Proposing the process of designing organizational plan and designing the

illustration of the organizing the experience activies about some landmarks.
- Experimenting in some primary schools in Cao Lanh city, Dong Thap province.

The experiment results show that students understand the experience activity targets
and solve the problem of the learning task quite well.
4. Product
- Scientific products: 01 ISSN journal articles, 01 conference papers.
- Application products: Organizing the experience activities in primary schools in


Cao Lanh city, Dong Thap province. Besides, the topic will be a document for students


8

to refer to the experience activity subject in primary school for Primary Education
students in Dong Thap University.
- Final report topics.
- Task summary report.


9

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29 ngày 4/11/2013 của Ban Chấp Hành Trung ương khóa XI đã
đề cập vấn đề đổi mới căn bản toàn diện GD & ĐT của nước ta. Ở khoản 2, mục I đã
nêu:“Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực
tiễn; GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội” và mục III đã nêu:
“Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các
hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”. Xuất phát từ yêu cầu này, Bộ
GD & ĐT đã và đang thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng (CTGDPT)
sau năm 2015. Trong đó, Bộ GD & ĐT xây dựng hoạt động GD bắt buộc là “hoạt động
trải nghiệm” mới hoàn toàn mới so với các CTGDPT trước đây, nhằm thực hiện mục
tiêu “Gắn lý thuyết với thực tiễn” và triển khai hình thức dạy học theo hướng xã hội
hóa; Kết hợp GD nhà trường với GD gia đình và GD xã hội.
Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận của CTGDPT sau năm 2015, là hoạt
động GD mà mỗi HS với tư cách là chủ thể và được tham gia trực tiếp vào các hoạt
động đời sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội dưới sự tổ chức

và hướng dẫn của Nhà GD. Đồng thời, HĐTN có chức năng làm “cầu nối” giúp HS
nhận ra các mối quan hệ của kiến thức giữa các môn học và lý thuyết với thực tiễn.
Thơng qua HĐTN, HS có khả năng thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp
phần phát triển phẩm chất, các kỹ năng sống cần thiết, phát huy tiềm năng sáng tạo,
niềm tin đúng đắn,… nhằm hình thành những năng lực cần có, đáp ứng yêu cầu của xã
hội phát triển hiện đại; là con đường giúp HS phát triển tồn diện nhân cách, đáp ứng
mục tiêu GD phổ thơng.
Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu việc tổ chức HĐTN ở các trường tiểu học trên
địa bàn thành phố (Tp) Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, chúng tơi có một số nhận xét sau:
- Ở Việt Nam, HĐTN là hoạt động hồn tồn mới. Do đó, tài liệu rất ít và chưa có

hướng dẫn cụ thể mà vẫn đang chờ ban hành CTGDPT mới. Bên cạnh đó, Sở GD &
ĐT Đồng Tháp: do nhiều nguyên nhân về kinh phí, thời gian,… nên chỉ tổ chức tập
huấn cho giáo viên (GV) cốt cán, chủ yếu là đối tượng phụ trách công tác đội và thời
gian rất ngắn (một buổi) nên chỉ dừng ở mức độ giới thiệu;


10
- Việc tổ chức HĐTN ở trường tiểu học chủ yếu là do người phụ trách công tác đội

và GV chỉ đóng vai trị hỗ trợ quản lý HS. Đây là một trong bất cập, bởi người phụ
trách công tác đội khơng thể xây dựng được nội dung tích hợp cho HĐTN. Bên cạnh
đó, GV chưa được tiếp cận lý luận sâu sát và thực hành bài bản, nên việc tổ chức các
HĐTN ở các trường tiểu học chưa đi sâu vào bản chất mà vẫn cịn mang nặng hình
thức ngoài giờ lên lớp. Hệ lụy của việc hiểu HĐTN không đúng, dẫn đến HS hiểu
HĐTN là cuộc tham quan dã ngoại (TQDN) vui chơi đơn thuần mà chưa gắn với nội
dung lý thuyết từ chương trình các mơn học nên HS không thể nhận ra mối quan hệ
giữa lý thuyết và thực tiễn và chưa phát huy được tính GD cao.
Để chuẩn bị cho việc giảng dạy CTGDPT tổng thể sau 2015 khi ra trường,
chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Thiết kế các hoạt động trải nghiệm các địa

danh cho học sinh tiểu học ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” với mong
muốn tìm hiểu về vấn đề HĐTN và tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
 Lịch sử nghiên cứu ngồi nước

Dạy học thơng qua hoạt động trải nghiệm (HĐTN) đã trở thành tư tưởng giáo
dục (GD) chính thống khi được các nhà tâm lý học, GD học nghiên cứu như: John
Dewey, Kurt Lewin, Jean Piaget, Lev Vygotsky, David Kolb, William James, Carl
Jung, Paulo Freire, Carl Rogers, Mary Parker Follett,…
Năm 1902, tại Mỹ, HĐTN đã thực sự đưa vào GD hiện đại từ những năm đầu
của thế kỷ XX. “Câu lạc bộ trồng ngô” đầu tiên dành cho trẻ em được thành lập với
mục đích dạy cho học sinh (HS) thực hành trồng ngô, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
nông nghiệp thông qua các công việc nhà nông thực tế. Hơn 100 năm sau, hệ thống
các câu lạc bộ này trở thành hoạt động cốt lõi của tổ chức phát triển thanh thiếu niên
lớn nhất của Mỹ, tiên phong trong ứng dụng học tập qua lao động, trải nghiệm. Hiện
nay, tư tưởng “Học thông qua làm, học qua trải nghiệm” vẫn là một trong những triết
lý GD điển hình.
Năm 1907, tại Anh, một Trung tướng trong quân đội Anh đã tổ chức một cuộc
cắm trại hướng đạo đầu tiên. Hoạt động này sau phát triển thành phong trào Hướng
đạo sinh rộng khắp toàn cầu. Hướng đạo sinh là một loại hình HĐTN, chú ý đặc biệt
vào các hoạt động thực hành ngoài trời, bao gồm: cắm trại, kỹ năng sống trong rừng,
kỹ năng sinh tồn, lửa trại, các trị chơi tập thể và các mơn thể thao.


11

Những năm 30 của thế kỷ XX, trong bối cảnh GD của Hoa Kỳ đã lạc hậu, sách
vở với lối dạy nhồi nhét, áp đặt, xa rời đời sống thực và kinh nghiệm, lâm vào khủng
hoảng nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, ở Mỹ xuất hiện trào lưu Tân GD, người sáng
lập là nhà triết học vĩ đại, nhà Tâm lý học, GD học nổi tiếng John. Dewey (1859-1952)

đã đề xuất hệ thống triết lý GD có tính cách mạng và sâu sắc về một nền GD mới.
Trong đó có luận điểm then chốt: GD là bản thân cuộc sống; GD không phải là chuẩn
bị tương lai mơ hồ cho HS, mà phải gắn và khai thác đời sống thực tại của các em; HS
là trung tâm của GD và nhà trường; GD là sự phát triển bên trong kinh nghiệm, vì kinh
nghiệm, do kinh nghiệm và bởi kinh nghiệm của HS.
Năm 1971, lý thuyết “học trải nghiệm” của David Kolb (1939) chính thức được
cơng bố lần đầu tiên và được xem là lý thuyết tương đối toàn diện về phương thức học
tập tích lũy, chuyển hóa kinh nghiệm. Tư tưởng “Học thông qua làm, học qua trải
nghiệm” được nhiều quốc gia có nền GD tiên tiến trên thế giới được áp dụng ít nhất
trong 30 lĩnh vực và ngành học nghiên cứu (Kolb & Kolb 2013, chương 7), và đã trở
thành tư tưởng GD chính thống. Những nguyên tắc và khái niệm về học thuyết này đã
được sử dụng rộng rãi để phát triển và phổ cập các chương trình phổ thơng (Mc.
Carthy, 1987), GD sau đại học (Mentkowski, 2000), và đào tạo chuyên nghiệp (Reese,
1998; Boyatzis, Cowan, & Kolb, 1995).
Năm 1977, với sự thành lập của Hiệp hội GD Trải nghiệm (Association for
Experiential Education – AEE), “GD trải nghiệm” đã chính thức được thừa nhận bằng
văn bản và được tuyên bố rộng rãi.
Năm 2002, HĐTN bước thêm một bước tiến mạnh mẽ hơn, tại Hội nghị thượng
đỉnh Liên hiệp quốc tế Phát triển bền vững, UNESCO đã thông qua chương trình
“Dạy và học vì một tương lai bền vững”, trong đó “GD trải nghiệm” đã được giới
thiệu phổ biến và phát triển sâu rộng.
Khi UNESCO thừa nhận “HĐTN như là một triển vọng tương lai tươi sáng cho
GD tồn cầu trong các thập kỷ tới” thì HĐTN đã và đang tiếp tục ứng dụng, phát triển
và hình thành mạng lưới rộng lớn những cá nhân, tổ chức GD, trường học trong
chương trình GD ở nhiều nước trên thế giới như: Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Singapore, Đức. Australia, Canada,…nhất là các nước tiếp cận CTGDPT theo hướng
tiếp cận năng lực (NL); chú ý GD nhân văn, GD sáng tạo, GD phẩm chất, GD kỹ năng
sống và thường được tổ chức gắn với các hoạt động xã hội.



12

Dựa vào mục tiêu GD mà mỗi nước có cách triển khai HĐTN riêng, nhưng hầu
hết chương trình GD của các nước đều có điểm chung là coi trọng hoạt động giáo dục
(HĐGD) (trong quá trình tham gia HĐTN) như là một thành tố cơ bản cấu thành nên
chương trình.
 Lịch sử nghiên cứu trong nước

Cho tới thời điểm thực hiện đề tài này, chúng tơi được biết có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu về HĐTN ở trong nước trước đây. Chúng tơi chọn lọc một số tài liệu
có liên quan đến đề tài. Cụ thể như sau:
Về nghiên cứu lý luận thiết kế kế hoạch tổ chức HĐTN như: cách thiết kế mục
tiêu, trình bày các nội dung, hình thức, phương pháp; cách đánh giá HĐTN ở phổ
thông cũng như ở tiểu học. Tuy nhiên, các tài liệu chỉ dừng lại ở lý luận chung mang
tính chất gợi ý mà chưa cụ thể hóa trong thiết kế kế hoạch tổ chức HĐTN cho từng
dạng nội dung hoặc hình thức. Bao gồm các tài liệu sau:
- Tài liệu tập huấn của Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD & ĐT) do nhóm tác giả

Nguyễn Thúy Hồng – Định Thị Kim Thoa – Nguyễn Văn Hiển – Trần Văn Tính – Bùi
Ngọc Diệp – Nguyễn Hồng Đào (2015), “Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Tài liệu tập huấn của Bộ GD & ĐT do nhóm tác giả Nguyễn Thị Liên (Chủ biên)

– Nguyễn Thị Hằng – Tường Duy Hải – Đào Thị Ngọc Minh (2016),“Tổ chức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”, NXB Giáo dục Việt Nam.
- Bùi Ngọc Diệp chủ nhiệm đề tài (2013 – 2014), “Hoạt động giáo dục của

trường tiểu học giai đoạn sau năm 2015”, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Mã số:
- Nguyễn Mậu Đức – Nguyễn Thị Nguyệt, “Xây dựng và tổ chức các hoạt động


trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thơng mới”, Tạp chí Khoa học Giáo dục
số 146, tháng 11/2017.
Về thiết kế một số HĐTN ở tiểu học: các tài liệu trình bày chi tiết cách thiết kế
HĐTN qua các chủ đề cụ thể từng bước thiết kế và cách thực hiện. Tuy nhiên, tài liệu
chưa chính thức thành chương trình HĐTN ở tiểu học đang trong giai đoạn thí điểm và
mang tính gợi ý. Bao gồm các tài liệu sau:
- Bộ tài liệu dành cho cả GV và HS thí điểm HĐTN do nhóm tác giả Định Thị

Kim Thoa (Chủ biên) – Bùi Ngọc Diệp – Vũ Phương Liên – Lại Thị Yến Ngọc – Trần


13

Thị Quỳnh Trang (2017), “Hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học lớp 1, 2, 3, 4
và 5”, NXB Giáo dục Việt Nam.
- Bộ tài liệu do nhóm tác giả Nguyễn Quốc Vương (chủ biên) – Nguyễn Thị Ngọc

Minh – Trần Thị Thùy Dung – Lê Xuân Quang – Nguyễn Văn Tuấn – Nguyễn Đức Huy
(2017), “Hoạt động trải nghiệm” (dành cho học sinh tiểu học), NXB Đại học Sư phạm.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng việc tổ chức HĐTN các địa danh cho HS Tiểu học ở

Tp. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Thiết kế một số HĐTN các địa danh cho HS Tiểu học ở Tp. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
4. Cách tiếp cận
 Tiếp cận hệ thống

Vận dụng tiếp cận hệ thống, chúng tôi đặt HĐTN trong chỉnh thể các hình thức
dạy học nói chung. Tìm mối liên hệ giữa HĐTN với các phương pháp dạy học khác,
qua đó vận dụng linh hoạt HĐTN trong dạy học nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Điểm tương đồng của HĐTN với các hình thức dạy học tích cực khác là đều
nhằm tổ chức cho HS hoạt động tích cực, tự lực giải quyết vấn đề. Trong quá trình dạy
học HS là chủ thể nhận thức, GV có vai trị tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động
học tập sao cho HS tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Về cơ bản thì tiến trình dạy
học cũng diễn ra theo 3 pha chính là: chuyển giao nhiệm vụ cho HS; HS hoạt động tự
chủ giải quyết vấn đề; báo cáo, hợp thức hóa và vận dụng kiến thức mới.
 Tiếp cận hoạt động

Theo cách tiếp cận này, hoạt động học được hiểu là các hoạt động dành cho HS,
nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Đặc biệt trong việc dạy
học theo hình thức HĐTN, HS là trung tâm của hoạt động, tự lực nghiên cứu để tìm ra
kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng của bài học từ đó hình thành các NL ở HS. Do vậy,
khi thiết kế các hoạt động học tập phải thể hiện rõ các công việc mà HS phải tham gia
vào quá trình học tập để chiếm lĩnh tri thức, nếu HS nào không tham gia hoạt động thì
sẽ khơng chủ động chiếm lĩnh được tri thức, hình thành kĩ năng mà chỉ tiếp nhận thụ
động, kiến thức dễ bị qn và khơng thể hình thành kĩ năng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết


14

Để thu thập thông tin, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các tài liệu liên quan với
HĐTN như: văn bản, nghị quyết, sách báo, luận văn,… nhằm xây dựng cơ sở cho lý
luận của đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a. Phương pháp điều tra
Để thu thập thông tin cần thiết, chúng tơi thực hiện các hình thức điều tra như sau: Sử
dụng phiếu câu hỏi trắc nghiệm để khảo sát gián tiếp GV. Hệ thống câu hỏi tập trung
về nhận thức của HS về HĐTN, nhận thức của GV kiến thức, cách tổ chức,

cách đánh giá HĐTN nhằm đánh giá thực trạng tổ chức HĐTN ở một số trường tiểu
học trên địa bàn Tp. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Phỏng vấn trực tiếp GV và HS thăm dò ý kiến về nhận thức của HS về HĐTN,
nhận thức của GV kiến thức, cách tổ chức, cách đánh giá HĐTN để kiểm chứng nhằm
thu thập dữ liệu và đối chứng thông tin phiếu khảo sát. b. Phương pháp quan sát
Tham dự trực tiếp một số HĐTN ở trường tiểu học trên địa bàn Tp. Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp nhằm tìm hiểu cách tổ chức HĐTN thực tiễn của các trường.
Quan sát quá trình thử nghiệm một số HĐTN ở trường tiểu học nhằm nắm bắt
tình hình trong triển khai thực tiễn.
c. Phương pháp thử nghiệm
Tiến hành thử nghiệm sư phạm ở một số trường tiểu học trên địa bàn Tp. Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nhằm kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của các thiết kế
HĐTN đã đề xuất. (Dự kiến thử nghiệm trường tiểu học Chu Văn An, trường tiểu học
Thực Hành Sư Phạm, trường tiểu học Phan Chu Trinh). d. Phương pháp phân tích thống kê
Sử dụng phương pháp phân tích – thống kê để xử lý số liệu trong quá trình tham
gia HĐTN thực tiễn và thực hiện thử nghiệm.
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: thiết kế HĐTN các địa danh ở một số trường tiểu học trên

địa bàn Tp. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Phạm vi nghiên cứu: trường tiểu học Chu Văn An, trường tiểu học Thực Hành

Sư Phạm, trường tiểu học Phan Chu Trinh.
7. Nội dung nghiên cứu


15

Trong phạm vi này, đề tài có các nội dung chính sau:
- Khái quát cơ sở lý luận về HĐTN.

- Thực trạng việc tổ chức HĐTN các địa danh ở một số trường tiểu học trên địa

bàn Tp. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Thiết kế HĐTN các địa danh cho HS tiểu học ở Tp. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Thử nghiệm tổ chức HĐTN các địa danh ở một số trường tiểu học trên địa bàn

Tp. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
8. Giả thuyết khoa học

Nếu thiết kế được các hoạt động trải nghiệm địa danh phù hợp, thử nghiệm khả
thi và hiệu quả cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
thì thành công của đề tài.


16

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động trải nghiệm
1.1.1. Khái niệm hoạt động giáo dục
Các hoạt động giáo dục (HĐGD) cơ bản gồm: vui chơi, học tập, lao động sản
xuất, giao lưu,… Các loại HĐGD này tồn tại xen kẻ với nhau. Mỗi hoạt động thường
bao gồm các yếu tố của các hoạt động khác. Ví dụ: trong học tập có vui chơi, trong lao
động có học tập, trong hoạt động xã hội có giao lưu, trong sinh hoạt tập thể có vui
chơi. HĐGD bao gồm các hoạt động sau:
- Hoạt động dạy của GV: Trong hoạt động này có hai q trình (hoạt động); hoạt

động dạy học và HĐGD, tức là các hoạt động hướng tới hình thành cho HS thế giới quan,
niềm tin đạo đức và các hành vi thói quen cư xử đúng đắn trong cuộc sống hằng ngày.

- Hoạt động học của HS: Qúa trình học của HS được diễn ra dưới sự hướng dẫn

của GV – tức là HS chịu sự tác động của GV trong hoạt động dạy và các HĐGD theo
những lĩnh vực khác nhau.
Một trong những nguyên tắc GD của nhà trường, đó là GD phải gắn với thực
tiễn cuộc sống xã hội, với thực tiễn đất nước. Thông qua các hoạt động đa dạng, HS
được tham gia vào các mối quan hệ xã hội khác nhau. Đó chính là các hoạt động sống
thực của HS được tổ chức bởi HĐGD của GV. Trong các hình thức HĐGD ở nhà
trường thì HĐTN giúp HS gắn kết giữa lý thuyết với thực hành, với thực tiễn một cách
cụ thể và hiệu quả tốt hơn các loại HĐGD khác.
1.1.2. Khái niệm trải nghiệm
Theo từ điển Tiếng Việt, “trải” là từng biết, từng sống qua; “nghiệm” là ngẫm,
suy, chứng thực, nghiệm lại. Như vậy “trải nghiệm” có nghĩa là suy ngẫm, chứng thực,
nghiệm lại những gì đã từng biết, từng sống qua hay trải qua.
Nhà triết học vĩ đại người Nga Solvyev V.S quan niệm rằng “Trải nghiệm là
kiến thức kinh nghiệm thực tiễn; là thể thống nhất bao gồm kiến thức và kỹ năng. Trải
nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác”.
Theo Đinh Thị Kim Thoa: “Làm, thực hành, trải nghiệm đều là những phương
thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực. Việc học


17

thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm đều giúp người học đạt được
tri thức và kinh nghiệm nhưng theo các hướng tiếp cận không hồn tồn như nhau,
trong đó trải nghiệm có ý nghĩa GD cao nhất và có phần bao hàm cả làm và thực
hành”.
Từ phân tích trên có thể rút ra khái niệm: “Trải nghiệm là quá trình nhận thức,
khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất

bên ngồi (nhìn, sờ, nếm, ngửi...) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư
duy, tưởng tượng). Qua đó, HS có thể học hỏi, tìm tịi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được
những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kỹ năng trong cuộc sống”.
1.1.3. Khái niệm hoạt động trải nghiệm
Theo David Kolb, “Học trải nghiệm là quá trình học theo đó kiến thức, năng
lực được tạo ra thơng qua việc chuyển hóa kinh nghiệm; đồng thời, kiến thức là thành
quả của sự kết hợp giữa việc nắm bắt kinh nghiệm và chuyển đổi kinh nghiệm đó”.
Theo đó, người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức hoặc cung cấp ý tưởng mới cho
người học, mà còn phải giúp người học tái cấu trúc và hoàn thiện kinh nghiệm cũ của
họ để tạo ra kinh nghiệm/kiến thức mới. Q trình đó được gọi là GD hoặc dạy học
dựa trên kinh nghiệm của người học – GD theo hướng tiếp cận trải nghiệm.
Theo hướng tiếp cận này, mục tiêu học tập là những kinh nghiệm/kiến thức thực
tiễn. Người học tham gia trực tiếp HĐTN thực tiễn bằng nhiệm vụ học tập là giải
quyết tình huống có vấn đề cụ thể trong thực tiễn. Thơng qua, việc thực hiện hồn
thành nhiệm vụ học tập, người học rút ra nội dung kiến thức học tập. Do đó, trải
nghiệm thực tiễn là phương thức, phương tiện để người học chuyển đổi kiến thức, thái
độ hay kỹ năng thành kinh nghiệm của bản thân. Trong quá trình đó, người học phải
huy động những kiến đã học và kinh nghiệm sống để phân tích, đánh giá, khái quát
thành những kinh nghiệm mới.
Vậy có thể hiểu khái niệm “HĐTN là HĐGD. Trong đó, mỗi HS được trực tiếp
tham gia hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc ngoài xã hội dưới sự hướng dẫn và
tổ chức của GV. Qua đó, HS phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất, nhân cách, các NL
và tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân”.

Hoạt động trải nghiệm là một phương thức học tập, có thể thực hiện ở nhiều
lĩnh vực tri thức như: khoa học, đạo đức, kinh tế, xã hội,… nhằm tạo điều kiện cho HS


18


kết nối kiến thức lý thuyết với thực tiễn, nhận ra mối quan hệ kiến thức giữa các môn
học nhằm giúp HS hình thành và phát triển nhân cách tồn diện.
1.2. Chƣơng trình hoạt động trải nghiệm ở tiểu học
Theo CTGDPT tổng thể, mục tiêu của chương trình GD tiểu học được xác định
là “giúp HS hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát
triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và NL, định hướng chính vào GD về
giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học
tập và sinh hoạt”. Để thực hiện được mục tiêu này, Chương trình đã xác định nội dung
GD của bậc tiểu học được thực hiện thông qua “các môn học và HĐGD bắt buộc” như:
Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Ngoại ngữ 1 (lớp 3, lớp 4, lớp 5), Tự nhiên và Xã hội (lớp
1, lớp 2, lớp 3), Lịch sử và Địa lý (lớp 4, lớp 5), Khoa học (lớp 4, lớp 5), Tin học và
Công nghệ (lớp 3, lớp 4, lớp 5), GD thể chất; Nghệ thuật, HĐTN (trong đó có nội dung
GD địa phương). Chương trình nhấn mạnh: “HĐTN được thiết kế thành các chủ đề,
HS được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả
năng tổ chức của nhà trường”. Thời lượng dành cho HĐTN ở mỗi khối lớp là 105 tiết
thể hiện cụ thể ở bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1. Tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp tiểu học

Nội dung giáo dục

Môn học bắt buộc
Tiếng Việt
Toán
Ngoại ngữ 1
Đạo đức
Tự nhiên và Xã hội
Lịch sử và Địa lí
Khoa học
Tin học và Cơng nghệ
Giáo dục thể chất



Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)


19

Hoạt động giáo dục bắt buộc
Hoạt động trải nghiệm
Môn học tự chọn
Tiếng dân tộc thiểu số
Ngoại ngữ 1
Tổng số tiết/năm học
(khơng kể các mơn học tự chọn)
Số tiết trung bình/tuần
(khơng kể các môn học tự chọn)
Nội dung của HĐTN rất rộng nhưng về cơ bản sẽ được thiết kế dựa trên “các
mối quan hệ giữa cá nhân HS với bản thân; giữa HS với người khác, cộng đồng và xã
hội; giữa HS với môi trường; giữa HS với nghề nghiệp”. Vì vậy, các HĐTN được xác
định gồm bốn nhóm chính:
- Hoạt động phát triển cá nhân
- Hoạt động lao động
- Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng
- Hoạt động hướng nghiệp

Chương trình cũng gợi ý về khơng gian đa dạng và rộng mở của HĐTN cũng
như cách thức tổ chức hoạt động. Nó có thể được tổ chức theo quy mơ lớp, nhóm, khối
lớp, trường với nhiều hình thức khác nhau hoặc phối hợp với các hoạt động sinh hoạt
tập thể truyền thống. Chương trình cũng lưu ý về mức độ khai thác nội dung và cách
thức tổ chức HĐTN sao cho phù hợp với mục tiêu GD tiểu học và đặc điểm tâm – sinh

lí HS ở cấp học này: “Ở tiểu học, nội dung hoạt động tập trung nhiều hơn vào các hoạt
động phát triển bản thân, các kỹ năng sống, kỹ năng quan hệ với bạn bè, thầy cơ và
những người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, các hoạt động lao động, hoạt động xã
hội và làm quen với một số nghề gần gũi với HS cũng được tổ chức thực hiện”.
Trong khi thiết kế và thực hiện tổ chức tiến hành các chủ đề trải nghiệm, GV
cần phải luôn lưu ý đến những vấn đề trên, tránh sa đà vào việc truyền dạy tri thức hay
tiến hành các hoạt động không phù hợp.
1.3. Vị trí, vai trị của hoạt động trải nghiệm trong chƣơng trình giáo dục tiểu học
1.3.1. Vị trí của của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục tiểu học


20

Hoạt động trải nghiệm có vị trí rất quan trọng trong q trình GD HS. Bởi vì nó
là một bộ phận quan trọng của chương trình GD và là một thành tố quan trọng cấu
thành nên chương trình GD quốc gia. Bên cạnh các môn học khác, HĐTN là nội dung
GD khơng bị bó hẹp trong sách vở, mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội. HĐTN
là con đường quan trọng để kết nối học với hành, lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự
thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý
chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống, niềm tin đúng đắn cho HS, hình thành những NL
cần có của con người trong xã hội hiện đại; là con đường để phát triển toàn diện nhân
cách HS, đáp ứng mục tiêu GD phổ thông ở Việt Nam.
1.3.2. Vai trị của của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục tiểu học

Hoạt động trải nghiệm có vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển
nhân cách toàn diện cho HS. HĐTN là HĐGD thực tiễn được tiến hành song song với
hoạt động dạy học trong nhà trường nhằm tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm trong
thực tiễn cuộc sống, được thể hiện, bộc lộ, phát triển các tố chất và tiềm năng, bồi
dưỡng ý thức sống tự lập, tự khẳng định bản thân. Đồng thời, HS được giao lưu, chia
sẻ, học hỏi bạn bè và mọi người xung quanh khi tham gia các hoạt động. Bên cạnh đó,

HĐTN tác động tích cực đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi của HS, giúp
các em hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm,
giá trị, kỹ năng sống và những NL chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.
1.4. Một số nguyên tắc tổ chức hoạt động trải nghiệm
1.4.1. Nội dung trải nghiệm gắn với tình huống đời sống thực tiễn
Nội dung trải nghiệm gắn với tình huống đời sống thực tiễn nhằm giúp HS nhận
thức được việc học và cuộc sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; chúng hỗ trợ và bổ
sung cho nhau. Bên cạnh đó, nó kích thích nhu cầu giải quyết tình huống học tập để
phục vụ cuộc sống của bản thân.
1.4.2. Nội dung trải nghiệm gắn với kiến thức đã học và kinh nghiệm sống của học
sinh

Nội dung trải nghiệm gắn với kiến thức nền (gồm kiến thức môn học và kinh
sống) của HS nhằm tạo điều kiện cho HS vận dụng kiến thức đã học giải quyết những
vấn đề trong cuộc sống. Qua đó, HS hình thành các kỹ năng, giá trị cần thiết để có khả
năng thích ứng với cuộc sống thực tiễn.
1.4.3. Giáo viên chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn.


×