Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Kế hoạch đổi mới cho các chú( Tuấn Anh-Nga Điền)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.62 KB, 7 trang )

PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 HẢI BA
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
NĂM HỌC: 2009 – 2010
Họ và tên: Lê Dõng
Ngày tháng năm sinh: 02/07/1968
Ngày vào ngành: 20/8/1996
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm
Nhiệm vụ được giao: giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3 A.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 của Phòng GD&ĐT Hải Lăng
về việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như các yêu cầu của quá trình dạy
học trong nhà trường. Bản thân tôi xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp
dạy học như sau:
I. MỤC TIÊU:
- Nâng cao chất lượng dạy học.
- Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.
II. THỰC TRẠNG:
Đổi mới phương pháp dạy học (ĐMPPDH) hiện nay không chỉ là phong
trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên (GV). Thông thường,
ở các giờ thao giảng hay dự thi GV giỏi, tất cả GV đều nỗ lực trong việc
ĐMPPDH, dù còn có người chưa thành công như mong muốn. Trên thực tế,
khảo sát và điều tra xã hội học cho thấy tỷ lệ GV thực hiện được yêu cầu này
ở các trường chưa phải là nhiều. Vậy thực chất, họ đang gặp những khó khăn
gì?
Trước hết là do thói quen đọc - chép, thuyết giảng, lệ thuộc sách giáo
khoa của một bộ phận GV. Căn bệnh cố hữu là chây ỳ, ngại thay đổi, thậm chí
lười biếng khiến nhiều GV, trong đó có cả những GV lâu năm, đã thuộc làu
từng nội dung kiến thức trong sách giáo khoa nên khi giảng thường đọc luôn
cho học sinh (HS) chép lại các ý chính. Điều này tạo ra thói quen thụ động


của trò. Thầy nói sao, trò ghi vậy, và chỉ biết học thuộc lòng, không cần suy
nghĩ. Để chống lại thói quen xấu này, nhiều GV đã chủ động trong việc tìm
tòi những cách thức mới trong việc truyền đạt kiến thức, song do nhận thức
chưa thật đầy đủ, nên việc ĐMPPDH chưa hiệu quả.
1
Nhằm mục đích phát huy tính tích cực của HS, trong nhiều tiết học từ
đầu tới cuối chỉ thấy có GV hỏi, HS trả lời, hoặc cả tiết học, HS không ghi
được gì ngoài các tiêu đề chính. Theo GV, như thế là chống đọc chép. Lại
cũng có GV sử dụng máy tính, máy chiếu đa năng, song lại chẳng hề chú ý
xem có cần thiết và phù hợp với bài học không, liều lượng thế nào... và
nghiễm nhiên coi như mình đã ĐMPPDH mà quên mất rằng, đó chỉ là phương
tiện hỗ trợ cho việc
Những vấn đề tưởng nhỏ ấy, nhưng để GV vượt qua được không phải dễ.
Không chỉ cần sự tự giác, ý chí quyết tâm của mỗi GV, mà nó còn đòi hỏi sự
vào cuộc của ban giám hiệu nhà trường trong việc sáng tạo, đưa ra những biện
pháp quản lý hiệu quả giúp GV vượt qua rào cản này cả về nhận thức lẫn
hành vi trong từng giờ lên lớp.
Từ lối quen thuyết giảng, không ít người chỉ “chạy” theo khối lượng kiến
thức có trong sách giáo khoa, không quan tâm đến việc tìm ra những biện
pháp tác động đến quá trình nhận thức của HS. Đây là thói quen, cũng là rào
cản thứ hai của GV khi ĐMPPDH. Bản chất của việc dạy học là làm cho HS
chủ động tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức. HS tiếp thu kiến thức không phải
chỉ thông qua kênh nghe, kênh nhìn mà còn phải được tham gia thực hành
ngay trên lớp hoặc được vận dụng, trao đổi thể hiện suy nghĩ, chính kiến của
mình. Từ xa xưa, người phương Đông đã có câu: “Tôi nghe thì tôi quên, tôi
nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu”. Những kết quả nghiên cứu khoa học
hiện đại cũng đã cho thấy, HS chỉ có thể nhớ được 5% nội dung kiến thức
thông qua đọc tài liệu. Nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng thì nhớ được 15%
nội dung kiến thức. Nếu quan sát có thể nhớ 20%. Kết hợp nghe và nhìn thì
nhớ được 25%. Thông qua thảo luận với nhau, HS có thể nhớ được 55%.

Nhưng nếu HS được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu
kiến thức thì có khả năng nhớ tới 75%. Còn nếu giảng lại cho người khác thì
có thể nhớ tới được 90%. Điều này cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Để việc ĐMPPDH không chỉ là phong trào, để nó không chỉ được nhìn
thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường, từng lớp học, trở
thành thói quen của mỗi thầy cô giáo thì một trong những điều kiện cần thiết
là sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ thiết thực từ phía ban giám hiệu nhà trường
và các cấp quản lý. Vì rất nhiều lý do như đã thoát ly giảng dạy, bận bịu với
quá nhiều việc, nên ban giám hiệu các nhà trường thường ít có thời gian dự
giờ, có nơi chưa thực sự đi sâu, đi sát, tháo gỡ kịp thời những băn khoăn,
2
vướng mắc của GV trong việc triển khai yêu cầu này. Thực tế cho thấy, nếu
hiệu trưởng trường nào quan tâm đến việc ĐMPPDH, thì chắc chắn GV
trường ấy sẽ được tạo điều kiện để tiếp cận với các phương pháp dạy học mới,
với trang thiết bị hiện đại, có cơ hội được tham dự những buổi hướng dẫn,
trao đổi kinh nghiệm của những chuyên gia... Ngoài việc chuẩn bị điều kiện
cơ sở vật chất, trang thiết bị, tập huấn GV... điều quan trọng nữa là ban giám
hiệu các trường phải chủ động, sáng tạo trong cách tổ chức, quản lý để khích
lệ GV thường xuyên thực hiện đổi mới trong các giờ dạy, không để tình trạng
người làm cũng được, người không làm cũng chẳng sao.
Sự cần thiết phải ĐMPPDH thì đã rõ, song để thực hiện được rộng khắp
trong toàn ngành thật không đơn giản. Nó đòi hỏi người thầy không chỉ có
bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, mà còn phải tự mình vượt qua những thói
quen đã ăn sâu, bám rễ. Nói như một vị cán bộ quản lý ngành: “Nó đòi
hỏithay đổi nhận thức về sự trao đổi chủ thể trong một tiết dạy và phục vụ
cho điều ấy là biết bao công sức: Làm quen với công nghệ thông tin và những
phương tiện dạy học hiện đại, sử dụng được đa dạng các hình thức kiểm tra
đánh giá, tiếp cận với những đòi hỏi mới về kiến thức cũng như tâm lý của
học trò... Hãy nhìn vào những đôi mắt học trò! Chúng ta sẽ thấy sự háo hức,

niềm khát khao hiểu biết vô bờ. Chúng đang mong đợi các thầy cô truyền cho
cách tự phát hiện, chiếm lĩnh và sử dụng tri thức một cách tự nhiên nhất, giản
đơn nhất và cũng khó quên nhất. Vậy thì, ĐMPPDH là một nhu cầu không
thể thiếu, và mỗi thầy cô giáo hãy nỗ lực hết mình.
II. NỘI DUNG ĐỔI MỚI:
1. Đổi mới không gian lớp học:
Muốn đổi mới phương pháp dạy học thì cần đến môi trường lớp học
(phòng học) xây dựng mỗi phòng là một môi trường giáo dục (Sử dụng lực
lượng và không gian lớp học để tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với các tư
liệu, phương tiện…
Phòng học được trang trí đơn giản, thoáng mát, đủ ánh sáng, có cây
xanh.
Bàn ghế đảm bảo kích cở phù hợp với học sinh, luôn thay đổi cách sắp
xếp để không gây sự nhàm chán.
2. Đưa ứng dụng CNTT vào dạy học:
Trong quá trình đổi mới này, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học
hiện đại đóng một vai trò hết sức quan trọng.
3
Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã nêu rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động
mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công
nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập” .
Hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức thứ 150 của WTO. Làm
thế nào để vươn ra biển lớn và hội nhập quốc tế? Làm thế nào để đào tạo một
thế hệ trẻ năng động , yêu nước, có tài có đức ? Nhiệm vụ của Giáo dục và
Đào tạo hết sức nặng nề và vô cùng vinh quang.
Hiện nay máy vi tính không những dùng để dạy môn tin học mà là
phương tiện dạy học hiện đại. Về mặt kĩ thuật, máy vi tính có thể thay thế cho
các phương tiện khác như băng từ, đĩa, đèn chiếu ... Với sự hỗ trợ của máy
tính và một số phần mềm dạy học, GV có thể tổ chức tiết dạy một cách sinh

động theo hướng tăng cường hoạt động tự chủ, độc lập giải quyết vấn đề của
học sinh.
‘‘Giáo án điện tử’’ với những thông tin được trình bày theo đúng
nguyên tắc sư phạm , nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách tốt
nhất, nâng cao hiệu quả dạy học.
Đứng trước yêu cầu này, Sở, Phòng GD&ĐT, nhà trường cũng đã mở
nhiều lớp tập huấn về giảng dạy với máy vi tính và nhiều trường đã được
trang bị hệ thống máy tương đối hiện đại. Nhiều thầy cô giáo đã tâm huyết
đầu tư vào ‘‘Giáo án điện tử’’ . Nhưng một số thầy cô giáo vẫn còn xa lạ với
mô hình này. Hơn nữa, nếu mỗi thầy cô giáo tự soạn giáo án điện tử để giảng
dạy thì mất rất nhiều thời gian.
Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học , phương tiện dạy học
truyền thống tỏ ra bất cập khi ta tiến hành tổ chức dạy học theo phương pháp
dạy học mới, do đó chúng ta cần phải phát huy tính tích cực của phương tiện
dạy học hiện đại. Khi sử dụng phương pháp dạy học hiện đại, ngoài bảng đen,
phấn trắng, tùy vào đặc trưng của mỗi môn học, bài học, có thể cần có thêm :
− Giáo án điện tử với sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
− Phiếu học tập.
− Các tình huống, trao đổi giữa thầy và trò.
− Phòng học phù hợp và các phương tiện hiện đại như máy tính và màn
hình lớn (53 inches), máy chiếu Projector,...
Máy tính là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học thông qua
các phần mềm dạy học, kiểm tra, đánh giá,... Chẳng hạn, trong phần kiểm tra
kiến thức cũ của học sinh, giáo viên có thể sử dụng máy tính để đưa ra các
4
tình huống có vấn đề; các câu hỏi phát huy trí lực. Khi củng cố, giáo viên
cũng có thể dùng máy tính để đưa ra bài tập củng cố, trắc nghiệm...
Quy trình thiết kế bài giảng điện tử:
Khi xây dựng GAĐT, tiến hành theo quy trình sau :
* Xác định mục tiêu bài học:

GAĐT trước hết là một bài giảng nên khi thiết kế cần phải xác định được
mục tiêu của bài học (bao gồm mục tiêu về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ),
từ đó giúp cho chúng ta vạch ra kế hoạch thực hiện và dự kiến được nội dung
chi tiết của bài học.
* Dự kiến nội dung chi tiết:
Đây là một khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị một tiết dạy. Bao
gồm:
− Phân tích nội dung : Phân tích nội dung bài dạy giúp cho giáo viên dự
kiến được những đồ dùng dạy học cần thiết trong tiết dạy đồng thời dự kiến
được phương pháp dạy học thích hợp.
− Sắp xếp trình tự các nội dung một cách hợp lý : Sau khi phân tích được
nội dung dạy học, giáo viên dự kiến trình tự giảng dạy các nội dung kiến thức
trong tiết dạy.
− Dự kiến cấu trúc nội dung : Dựa vào nội dung đã phân tích và trình tự
nội dung kiến thức, giáo viên dự kiến cấu trúc của nội dung để việc nhập nội
dung bài giảng vào các Slide được dễ dàng.
− Không nên quá lạm dụng đưa tất cả nội dung sgk lên màn hình
mà phải kết hợp với nhiều phương pháp giảng dạy khác như nêu vấn đề, sử
dụng phiếu học tập, sử dụng sgk…
* Để giáo án điện tử được sử dụng rộng rãi:
- Không yêu cầu cao về kỹ năng máy tính đối với người sử dụng.
- GAĐT cần phải đơn giản, dễ dàng cho người sử dụng, do đó cần chọn
chương trình, phần mềm vừa đảm bảo nội dung dạy học nhưng không quá
phức tạp trong quá trình sử dụng. Làm thế nào để cho một giáo viên biết các
thao tác dùng chuột, bàn phím cũng có thể sử dụng được.
3. Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với
đặc thù của từng bộ môn và đối tượng học sinh:
Phối hợp hợp lý các hình thức dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy
học cả lớp, dạy học ở hiện trường (ở cơ sở sản xuất, bảo tàng địa phương, ở
vường trường…) dạy học có sử dụng trò chơi học tập.

5

×