Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 219 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀM THỊ DIỄM HẠNH

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH
THAY ĐỔI CƠ BẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀM THỊ DIỄM HẠNH

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH
THAY ĐỔI CƠ BẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
HIỆN NAY

Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 9 38 01 07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. TS. LÊ ĐÌNH NGHỊ
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHUNG

HÀ NỘI, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận án là trung thực. Kết quả nêu trong luận án chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận án

Đàm Thị Diễm Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Lê Đình Nghị và
PGS. TS Nguyễn Thị Nhung – hai người hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình tác giả thực hiện luận án. Tác giả
cũng xin cảm ơn các thầy cô, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
động viên, khuyến khích, giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu để tác giả hoàn
thành Luận án này.

Tác giả luận án

Đàm Thị Diễm Hạnh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................. 8
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 8
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 8
1.1.2 Tình hình nghiên cứu nước ngồi............................................................ 14
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu ................................................................... 19
1.2.1 Về lý luận hợp đồng và thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
cơ bản ............................................................................................................... 19
1.2.2 Về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thực hiện
hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản .......................................................... 21
1.2.3 Về quan điểm, giải pháp .......................................................................... 22
1.2.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu .......................................... 23
1.3. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu ........................................................... 24
1.3.1 Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 24
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................ 24
Kết luận chương 1 ................................................................................................... 26
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOÀN CẢNH THAY ĐỔI
CƠ BẢN VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI
CƠ BẢN ................................................................................................................... 28
2.1 Những vấn đề lý luận về hoàn cảnh thay đổi cơ bản ..................................... 28
2.1.1 Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản ..................................................... 28
2.1.2 Các học thuyết về hoàn cảnh thay đổi cơ bản ......................................... 36
2.1.3 Phân biệt hoàn cảnh thay đổi cơ bản với bất khả kháng ......................... 42
2.2 Những vấn đề lý luận về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản .. 46
2.2.1 Khái niệm thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản ............... 46
2.2.2 Cơ sở ghi nhận điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản ......................................................................................................... 47
2.3 Nội dung thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản ...................... 55



2.3.1 Điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản........................................ 55
2.3.2 Về đàm phán lại hợp đồng....................................................................... 60
2.3.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp và hệ quả khi đàm phán không thành ..... 63
Kết luận chương 2 ................................................................................................... 71
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN
THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN
CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN ................................................................................. 74
3.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản ........................................................................................................ 74
3.1.1 Khái quát quy định pháp luật về hoàn cảnh thay đổi cơ bản................... 74
3.1.2 Điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản........................................ 81
3.1.3 Đàm phán lại............................................................................................ 95
3.1.4 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp và hệ quả khi đàm phán không thành ..... 99
3.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản ............................................................................................................... 107
3.2.1 Thực tiễn thi hành pháp luật trước khi có Bộ luật dân sự năm 2015 .... 107
3.2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật sau khi Bộ luật dân sự năm 2015 có
hiệu lực ........................................................................................................... 110
Kết luận chương 3 ................................................................................................. 124
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN.......................................................... 128
4.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn
cảnh thay đổi cơ bản ............................................................................................. 128
4.1.1 Tiếp thu có chọn lọc các quy định tiên tiến trên thế giới, đáp ứng xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế, thích ứng mơi trường kinh doanh tồn cầu ...... 128
4.1.2 Đảm bảo tính khả thi của pháp luật ....................................................... 129
4.1.3 Đề cao nguyên tắc thiện chí trong q trình giải quyết tranh chấp ....... 129
4.1.4 Khắc phục những bất cập của pháp luật về thực hiện hợp đồng khi

hoàn cảnh thay đổi cơ bản .............................................................................. 130


4.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản ...................................................................................................... 131
4.2.1 Bổ sung khái niệm hoàn cảnh của hợp đồng ......................................... 131
4.2.2 Giải thích thế nào là hồn cảnh thay đổi cơ bản ................................... 134
4.2.3 Hoàn thiện về điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản ............... 135
4.2.4 Hoàn thiện quy định về nghĩa vụ đàm phán lại ..................................... 137
4.2.5 Hồn thiện về hệ quả khi đàm phán khơng thành ................................. 139
4.2.6 Một số kiến nghị khác ........................................................................... 141
4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành các quy định pháp luật về thực
hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản .................................................... 143
4.3.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán ............................................... 144
4.3.2 Tuyên truyền phổ biến pháp luật về hoàn cảnh thay đổi cơ bản, đặc
biệt cho đội ngũ doanh nhân........................................................................... 144
4.3.3 Tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ Kiểm sát viên, Luật sư .................... 145
Kết luận chương 4 ................................................................................................. 146
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 148
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ...................................................................................... 152


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BGB

Bürgerliches Gesetzbuch (Bộ luật dân sự Đức)


BLDS

Bộ luật Dân sự

CISG

United Nation Convention on Contract for the
International Sale of Contract (Công ước Liên hợp
quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế)

DCFR

Draff common Frame of Reference (Dự thảo
Khung tham chiếu chung)

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

NCS

Nghiên cứu sinh

PECL

Principles of European Contract Law (Bộ Nguyên
tắc Luật Hợp đồng Châu Âu)

PICC


Principles of International Commercial Contract
(Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của
UNIDROIT)

TAND

Tòa án nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp đồng ln là chế định trung tâm trong hệ thống pháp luật dân sự nói
chung và kinh doanh thương mại nói riêng. Bởi vì hợp đồng là phương tiện pháp lý
chủ yếu để các cá nhân, pháp nhân trao đổi lợi ích để thỏa mãn nhu cầu vật chất,
tinh thần trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hoặc sinh hoạt tiêu dùng của mình.
Hợp đồng cũng là phương tiện quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đặc biệt
trong giai đoạn mở rộng hợp tác quốc tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta
hiện nay. Mục đích của pháp luật về hợp đồng là bảo vệ quyền tự do ý chí của các
bên. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực ràng buộc với các bên, các bên
phải tôn trọng và thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các hợp đồng, nhất
là các hợp đồng dài hạn, những nhà kinh doanh có thể đối mặt với những rủi ro bất
thường từ thiên nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị, con người... làm cho việc thực hiện
nghĩa vụ trở nên vơ cùng khó khăn, tốn kém, thậm chí khơng thể thực hiện được.
Trong những sự kiện như vậy, không phải các sự kiện đều thuộc trường hợp bất khả
kháng để bên bị thiệt hại có thể được miễn trừ nghĩa vụ hoặc chấm dứt hợp đồng mà
thuộc về hoàn cảnh thay đổi cơ bản với mục đích là các bên điều chỉnh hợp đồng để

hợp đồng có thể được tiếp tục và cố gắng duy trì cân bằng về lợi ích cho cả hai bên.
Ở Việt Nam, trước khi Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời, điều khoản về thực
hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản gần như không được quan tâm nhiều.
Khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ trong thực tiễn pháp lý. Trong một số văn bản
pháp luật chuyên ngành, điều chỉnh hợp đồng cũng được đề cập đến tuy nhiên chỉ ở
một mức độ nhất định. Có thể kể đến là quy định cho phép điều chỉnh phí bảo hiểm
khi "có sự thay đổi những yếu tố là cơ sở tính phí bảo hiểm..." tại Điều 20 Luật
Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010); cho phép các bên thỏa
thuận thay đổi giá bán trong hợp đồng khi "Nhà nước thay đổi về chính sách tiền
lương, chính sách giá các mặt hàng do nhà nước kiểm soát giá" trong Luật Đấu thầu
2013 (Điều 67). Tuy nhiên, đây chỉ là những quy định chuyên biệt liên quan đến các
hợp đồng đặc thù, việc sửa đổi hợp đồng cũng chủ yếu là thông qua các thủ tục
hành chính nên khơng phải là căn cứ chung để giải quyết các tranh chấp hợp đồng
khác. Lần đầu tiên, quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi được đề
cập trong BLDS 2015 tại một điều duy nhất (Điều 420). Theo đó, Điều luật đề cập

1


đến điều kiện để được coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản, quyền u cầu của bên có
lợi ích bị ảnh hưởng, hậu quả khi các bên không thể thỏa thuận được và trách nhiệm
của các bên trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, khi
nghiên cứu sơ bộ Điều luật đã thấy nảy sinh nhiều câu hỏi khác nhau. Chẳng hạn,
“nguyên nhân khách quan” dẫn đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản là những nguyên
nhân nào? “không lường trước được”, “Thiệt hại nghiêm trọng” được hiểu ra sao?
Thế nào là "các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một
thời hạn hợp lý"? Hoàn cảnh thay đổi cơ bản có điểm gì giống và khác với sự kiện
bất khả kháng? Làm thế nào để các bên không lạm dụng quy định của pháp luật khi
có cơ chế điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản?... Đây
là những vấn đề lí luận cịn khá mới mẻ đối với Việt Nam.

Có thể nói, trước BLDS 2015, ở Việt Nam, vấn đề thực hiện hợp đồng khi
hồn cảnh thay đổi làm mất cân bằng lợi ích nghiêm trọng giữa các bên chưa được
biết đến nhiều. Chính vì vậy, quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản là một nội dung mới. Việc nghiên cứu này để trả lời cho những câu hỏi
trên là rất cần thiết để đảm bảo cho việc hiểu và áp dụng thống nhất trong việc giải
quyết các tranh chấp hợp đồng liên quan đến dân sự và đặc biệt là thương mại.
Bên cạnh đó, trong q trình lấy ý kiến dự thảo BLDS 2015, cịn có nhiều ý
kiến trái chiều liên quan đến quy định này. Có quan điểm cho rằng, nếu cho phép
điều chỉnh hợp đồng sẽ vi phạm nguyên tắc hiệu lực bất biến (pacta sunt servanda)
trong lĩnh vực hợp đồng. Quan điểm khác lại cho rằng, quy định này là một ngoại lệ
của nguyên tắc hiệu lực bất biến, bổ sung cho nguyên tắc đó. Do đó, việc nghiên
cứu làm rõ những vấn đề lý luận tạo cơ sở chắc chắn cho quy định mới còn gây
nhiều tranh cãi này là rất cần thiết.
Thực tiễn pháp lý cũng đã có xảy ra tranh chấp liên quan tới yêu cầu điều
chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. Nhưng do pháp luật chưa có quy định nên
đã gây nhiều khó khăn trong q trình giải quyết. BLDS 2015 mới có hiệu lực từ
01/01/2017 cho nên cần có những hướng dẫn áp dụng thống nhất.
Trong tập quán thương mại quốc tế và trong pháp luật của nhiều quốc gia
đều có quy định về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (điều khoản
"hardship" hay "change of circumstances"). Tuy nhiên, điều khoản này cũng không
được hiểu và áp dụng giống nhau ở các quốc gia và trong tập quán thương mại quốc

2


tế. Do đó, việc tìm hiểu quy định này để học hỏi kinh nghiệm cho Việt Nam lại
càng trở nên cấp thiết.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc giao lưu thương mại giữa cá nhân,
pháp nhân Việt Nam với các cá nhân, pháp nhân nước ngồi thậm chí giữa các quốc
gia với nhau ngày càng phổ biến, ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Hơn nữa,

bối cảnh chính trị - xã hội trên bình diện quốc tế chưa khi nào khơng chứa đựng
những diễn biến khó lường. Chính vì vậy, dự liệu khó khăn, vướng mắc và đề xuất
kiến nghị, giải pháp cho vấn đề này lại càng cần được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả lựa chọn đề tài "Thực hiện hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo pháp luật Việt Nam hiện nay" để làm luận
án tiến sỹ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ vấn đề lí luận về thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và
thực tiễn thi hành pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản,
đối chiếu với các quy định của một số Bộ quy tắc về hợp đồng thương mại quốc tế
và pháp luật của một số quốc gia, trên cơ sở đó, luận án đề xuất giải pháp hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vấn đề này.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận án có các
nhiệm vụ sau:
+ Làm rõ được các vấn đề lí luận cơ bản về khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ
bản, thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản; nghiên cứu các học thuyết
về hoàn cảnh thay đổi cơ bản; phân biệt hoàn cảnh thay đổi với sự kiện bất khả
kháng; cơ sở lý luận của điều khoản và phân tích nội dung cơ bản của điều khoản
thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
+ Nghiên cứu các điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản và hệ quả
pháp lý theo pháp luật Việt Nam hiện hành nhằm làm rõ quy định, có sự đối chiếu
với quy định này trong các bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế và pháp
luật của một số quốc gia;
+ Nghiên cứu thực tiễn pháp thi hành pháp luật trước khi có BLDS năm 2015
và thực tiễn thi hành pháp luật sau khi BLDS năm 2015 có hiệu lực pháp luật;

3



+ Đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật và đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Các vấn đề lý luận chung về hoàn cảnh thay đổi cơ bản và thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu các quy
định cũng như thực tiễn thi hành pháp luật của Việt Nam;
+ Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trên cơ sở so sánh với
pháp luật một số quốc gia, trong đó tập trung nghiên cứu quy định về thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định tại Điều 420 BLDS năm 2015;
+ Thực tiễn thi hành pháp luật trước khi có quy định về thực hiện hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và thực tiễn thi hành pháp luật sau điều khoản về
thực hiện hợp đồng khi hồn cảnh thay đổi cơ bản có hiệu lực thi hành;
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Bộ luật dân sự là luật gốc, luật chung điều chỉnh các quan hệ
dân sự theo nghĩa rộng bao gồm quan hệ dân sự và kinh doanh, thương mại. Các
khía cạnh của hợp đồng chủ yếu được quy định trong BLDS, trường hợp luật khác
có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái
với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Do đó, hợp đồng kinh doanh thương
mại hay dân sự đều được đề cập đến trong đề tài và được gọi chung là hợp đồng.
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về các vấn đề liên
quan đến thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản chủ yếu trong kinh
doanh, thương mại và dân sự, vì vậy đề tài sẽ khơng đề cập đến các loại hợp đồng
khác và cũng không đề cập đến mọi khía cạnh của hợp đồng nói chung. Luận án
cũng nghiên cứu các bản án, quyết định về kinh doanh thương mại và dân sự nhằm
làm rõ vấn đề lí luận;
+ Về khơng gian: Luận án nghiên cứu quy định pháp luật Việt Nam hiện
hành và thực tiễn thi hành pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

cơ bản trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam trong đó tập trung làm rõ quy định của
BLDS 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Ngoài ra, luận án
cũng nghiên cứu các quy định của Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương

4


mại quốc tế (PICC), Bộ nguyên tắc Luật Hợp đồng chung Châu Âu (PECL), Công
ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CIGS),
pháp luật một số quốc gia đại diện cho hệ thống pháp luật Châu âu lục địa Civil
law, hệ thống pháp luật Thông luật Common law và các tài liệu, vụ việc tham khảo
từ các quốc gia khác chỉ là nguồn tham khảo, đối chiếu, so sánh nhằm phân tích,
đánh giá để có cái nhìn khách quan và tồn diện về pháp luật Việt Nam về thực hiện
hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
+ Về thời gian: Luận án nghiên cứu hệ thống pháp luật thực định về hoàn
cảnh thay đổi trong hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, có so sánh
hoặc tham chiếu đến các quy định pháp luật của một số quốc gia khác trên thế giới.
Về thực tiễn thi hành pháp luật, luận án nghiên cứu thực tiễn và các bản án và từ
năm 2005 đến nay, tập trung chủ yếu từ năm 2015 đến nay.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, Luận án sử dụng phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác – Lenin và các quan điểm, mục tiêu, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước.
Luận án được triển khai nghiên cứu trên cơ sở sử dụng các phương pháp
nghiên cứu truyền thống như: phương pháp phân tích, mơ tả, phương pháp tổng
hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống hóa... Cụ thể như sau:
Thứ nhất, phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa. được tập trung sử dụng trong
phần tổng quan tình nghiên cứu, nhằm hệ thống hố các cơng trình khoa học nghiên
cứu về lĩnh vực hợp đồng và điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

cơ bản và đánh giá, kết luận ở mỗi nội dung;
Thứ hai, phương pháp mơ tả, phân tích. Đây là phương pháp được áp dụng
trong toàn bộ nội dung của luận án nhằm luận giải, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận,
phân tích các nội dung để từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá mang tính kết luận;
Thứ ba, phương pháp lịch sử. Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu
học thuyết và sự phát triển của quy phạm thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản trên thế giới và ở Việt Nam;
Thứ tư, phương pháp so sánh. Đây là phương pháp được sử dụng tập trung ở
chương 2 và chương 3 khi nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật.

5


Phương pháp này được sử dụng như một công cụ nhằm phân tích, so sánh, đối chiếu
quan điểm của các học giả tại các quốc gia thuộc hai hệ thống pháp luật chính là
civil law và common law. Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế,
Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu và pháp luật hợp đồng Pháp, Đức và Pháp
luật hợp đồng Anh, Mỹ được lựa chọn để so sánh, phân tích nội dung hồn cảnh
thay đổi cơ bản. Phương pháp giúp tìm ra những điểm tích cực, những điểm bất cập
của các quy định pháp luật, trên cơ sở đó, NCS có cơ sở để đánh giá và đề xuất
kiến nghị ở chương tiếp theo.
Thứ năm, phương pháp nghiên cứu hồ sơ. Phương pháp này được sử dụng để
nghiên cứu thực trạng các tranh chấp xảy ra và giải quyết tranh chấp khi có yêu cầu
áp dụng quy định hoàn cảnh thay đổi cơ bản của các chủ thể trong hợp đồng. Qua
đó, nêu khó khăn, vướng mắc mà các cơ quan có thẩm quyền gặp phải khi áp dụng
pháp luật để giải quyết tranh chấp.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, Luận án đã bổ sung và làm sâu sắc những vấn đề lý luận về hoàn
cảnh thay đổi cơ bản và thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Các vấn
đề lý luận đã được làm rõ như: khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản, thực hiện hợp

đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản; các học thuyết về hoàn cảnh thay đổi cơ bản;
phân biệt sự kiện bất khả kháng với hoàn cảnh thay đổi; cơ sở lý luận và nội dung
thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản;
Thứ hai, luận án phân tích một cách có hệ thống thực trạng pháp luật về điều
kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản, đàm phán lại và hệ quả pháp lý của thực
hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Trên cơ sở so sánh với Bộ nguyên tắc
Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế; bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu,
quy định của một số quốc gia trên thế giới, đề tài làm rõ quy định pháp luật đồng
thời cũng chỉ ra những bất cập của pháp luật Việt Nam về quy định này;
Thứ ba, thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy các bên trong hợp đồng chưa
hiểu rõ về các điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản và ngay cả Tịa án cũng
cịn lúng túng trong việc xác định hồn cảnh thay đổi cơ bản. Luận án làm rõ cách
xác định từng yếu tố của hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong tình huống cụ thể;

6


Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thi hành, luận án đưa ra
những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
cơ bản nhằm thống nhất nhận thức và áp dụng pháp luật.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu có hệ thống về các vấn đề lý luận liên quan tới hoàn cảnh
thay đổi cơ bản, đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần thống nhất nhận thức và tăng cường hiệu quả áp dụng
pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt
Nam với xu hướng hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực;
Kết quả nghiên cứu cũng góp phần nâng cao ý thức hiểu biết pháp luật của

các chủ thể trong quan hệ hợp đồng, giúp các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ tốt hơn
quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể khi tham gia hợp đồng.
Ngoài ra, Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo chuyên sâu cho nghiên
cứu, giảng dạy và học tập cho những người làm công tác pháp luật, giảng viên, sinh
viên chuyên ngành luật hợp đồng.
7. Kết cấu luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận
án gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần
nghiên cứu về đề tài luận án
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về hoàn cảnh thay đổi cơ bản và thực hiện
hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Chương 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn thi hành pháp luật về
thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thi
hành pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
CẦN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận của đề tài luận án
- Nhóm cơng trình nghiên cứu lý luận về hợp đồng:
Đây là nhóm vấn đề có lượng tài liệu phong phú nhất. Các vấn đề lý luận hợp
đồng cũng rất đa dạng, từ khái niệm, bản chất, nguyên tắc pháp luật hợp đồng, phân
loại hợp đồng, hiệu lực hợp đồng, giải thích hợp đồng, giao kết hợp đồng, thực hiện

hợp đồng và sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng. Có thể kể một số cơng trình sau:
Các giáo trình của các cơ sở đào tạo luật như Giáo trình Luật Hợp đồng phần
chung của PGS.TS Ngô Huy Cương [15], NXB Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản
năm 2003, Giáo trình Luật dân sự tập 2 do PGS. TS Nguyễn Ngọc Điện chủ biên
[22], NXB ĐH Quốc Gia TPHCM xuất bản năm 2016, Giáo trình Luật dân sự tập 2
của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội do PGS. TS Vũ Thị Hồng Vân chủ biên [61],
NXB Chính trị quốc gia sự thật năm 2017... đều đề cập đến các vấn đề cơ bản của
hợp đồng và luật hợp đồng như khái niệm, bản chất, phân loại, giao kết hợp đồng,
hiệu lực hợp đồng... Giáo trình cung cấp về mặt lý luận cơ bản các vấn đề liên quan
đến hợp đồng, là tiền đề quan trọng trong việc nghiên cứu các vấn đề tiếp theo của
luận án.
Ngồi giáo trình, bình luận bộ luật dân sự thì cịn có rất nhiều các cơng trình
nghiên cứu từ các sách chuyên khảo đến các bài viết tạp chí. Có thể kể đến các cơng
trình nghiên cứu sau: Cuốn sách "Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng
hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam" của TS. Đỗ Văn Đại [16] do nhà
xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2013; "Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án
và bình luận bản án" của TS. Đỗ Văn Đại [20] do nhà xuất bản Hồng Đức, tái bản
lần thứ 6 năm 2017; Cuốn “Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam”
(2007) của TS Nguyễn Ngọc Khánh [38], NXB Tư pháp phát hành luận giải khá sâu

8


sắc và đầy đủ từ lịch sử của chế định hợp đồng trên thế giới và ở Việt Nam, thuật
ngữ, khái niệm hợp đồng đến chức năng, vị trí của hợp đồng, ý chí và tự do ý chí
trong hợp đồng, các khiếm khuyết của sự thống nhất ý chí, hình thức hợp đồng, giao
kết, thực hiện, sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng, trách nhiệm hợp đồng. Tác giả sử dụng
phương pháp so sánh luật học để luận giải các vấn đề và có minh họa bằng các ví dụ
cụ thể nên cuốn sách rất có giá trị kế thừa và tiếp thu.
Nhóm cơng trình nghiên cứu lý luận về hợp đồng là nhóm cơng trình đa

dạng, phong phú, đề cập ở các khía cạnh khác nhau liên quan đến hợp đồng.
- Nhóm cơng trình nghiên cứu lý luận về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản
Trong cuốn “Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS năm 2015” do
PGS. TS Đỗ Văn Đại chủ biên [18, tr.388-390], khi đề cập đến thực hiện hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi nêu quá trình chỉnh lý dự thảo trình Quốc hội về điều luật
này. Cuốn “Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam” của TS Nguyễn
Ngọc Khánh [38, tr.490-538] đề cập trong Chương IV Trách nhiệm hợp đồng ở mục
IV Các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Mục này nghiên
cứu luật của một số quốc gia đại diện cho các hệ thống pháp luật như Pháp, Đức,
Liên bang Nga, Anh, Mỹ và nghiên cứu Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc
tế về các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Tác giả đã đề cập
đến nhiều thuật ngữ như “sự kiện bất khả kháng”, “khó khăn trở ngại”, “hợp đồng
khơng thể thực hiện được về mặt kinh tế”, “khơng cịn căn cứ giao dịch”, “khó khăn
đặc biệt về kinh tế”, “sự biến động lớn về tình hình”, “sự vơ ích của hợp đồng”, “trở
ngại”. Tác giả đã luận giải và so sánh về các căn cứ miễn trách nhiệm giữa luật của
các quốc gia. Đây là những tiền đề quan trọng để NCS tiếp tục nghiên cứu.
Luận án tiến sỹ luật học “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật
Việt Nam” bảo vệ thành công năm 2010 của tác giả Lê Minh Hùng [35] là một
nghiên cứu có giá trị tham khảo. Chương 5 của Luận án đề cập đến hiệu lực hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi. Luận án phân tích khái niệm, nội dung cơ bản điều
khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi; điều khoản sửa đổi hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật các nước và trong tập quán thương mại quốc tế.

9


Luận án cũng đề cập đến thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam về điều
khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. Luận án đề xuất việc đưa quy định
về hoàn cảnh thay đổi vào phần chung của pháp luật về hợp đồng.

Trong quá trình xây dựng BLDS 2015 có một số các bài viết góp ý dự thảo
BLDS về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và khi BLDS 2015 ra
đời, cũng đã xuất hiện một số bài viết phân tích quy định pháp luật, so sánh với sự
kiện bất khả kháng, diễn giải áp dụng điều luật. Cụ thể:
Tác giả Lê Minh Hùng với bài viết “Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do
hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt
Nam” [34] nghiên cứu điều khoản hardship trong pháp luật các nước và tập quán
thương mại quốc tế, một số nội dung cơ bản của điều khoản hardship như khái
niệm, các điều kiện của hoàn cảnh được coi là hardship, hạn chế áp dụng, các hệ
quả pháp lý của việc áp dụng điều khoản này.
Đề tài khoa học “Nghiên cứu so sánh các quy định chung trong Luật Hợp
đồng của một số nước trên thế giới” của TS Nguyễn Thị Ánh Vân chủ biên [60] làm
rõ sự tương đồng và khác biệt điển hình giữa các quy định chung trong luật Hợp
đồng của một số quốc gia trên thế giới, chủ yếu là Pháp, Đức, Anh, Mỹ trên các lĩnh
vực: giao kết hợp đồng, nội dung hợp đồng, hợp đồng vô hiệu, thực hiện hợp đồng,
chấm dứt hợp đồng. Chuyên đề 16 của đề tài “Chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng” nghiên
cứu về các trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật của Anh, Mỹ,
Đức trong đó có đề cập đến chấm dứt hợp đồng do hợp đồng trở nên vơ ích
(frustration) trong đó có liệt kê các trường hợp nào là frustration (Anh, Mỹ) và
chấm dứt hợp đồng do không thể thực hiện được (Đức).
Cũng trên cơ sở nghiên cứu quy định pháp luật của một số quốc gia như
BLDS Cộng hòa Liên bang Đức, BLDS Liên bang Nga, Bộ luật thương mại thống
nhất Hoa Kỳ và một số tập quán thương mại quốc tế như Bộ nguyên tắc Unidriot về
hợp đồng thương mại quốc tế, Bộ nguyên tắc luật hợp đồng chung châu Âu, bài viết
“Các vấn đề pháp lý đặt ra trong việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi”
của TS Vũ Thị Lan Anh [3] đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5 (337) năm
2016 đã đưa ra khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản và so sánh hoàn cảnh thay đổi
với sự kiện bất khả kháng.

10



Bài viết của TS Nguyễn Minh Hằng và Ths Trần Thị Giang Thu [26] đăng
trên Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 86 “Đề xuất diễn giải và áp dụng Điều 420 BLDS
năm 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” nêu lên nguyên tắc
áp dụng quy định thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản dựa trên lý
thuyết về hardship. Hardship ra đời trên cơ sở hai nguyên tắc cơ bản của pháp luật
hợp đồng là nguyên tắc tôn trọng cam kết thỏa thuận (pacta sunt survanda) và
nguyên tắc thiện chí.
1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu những vấn đề về thực trạng pháp luật và thực
tiễn thi hành pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Do điều khoản về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi mới được ghi
nhận minh thị trong BLDS 2015 nên chưa có nhiều các cơng trình nghiên cứu trực
tiếp đến những quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật. Tuy nhiên,
trước đó vẫn có những tác phẩm đề cập đến những quy định của pháp luật và thực
tiễn thi hành pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Và sau
khi BLDS 2015 được thông qua, đã xuất hiện các bài viết đăng trên các tạp chí khoa
học đề cập đến chủ đề này. Có thể kể một số tác phẩm sau:
Sách chuyên khảo“Chế định hợp đồng trong BLDS Việt Nam” của Nguyễn
Ngọc Khánh [38, tr.343-527] tại chương IV về Các căn cứ miễn trách nhiệm do vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng, tác giả đã phân tích các hệ thống pháp luật về căn cứ
miễn trách nhiệm của các hệ thống pháp luật và một số quốc gia đại diện cho các
dịng pháp luật đó. Trong phần này, tác giả có đề cập đến các căn cứ miễn trách
nhiệm và đưa ra một vài án lệ điển hình. Mặc dù tác phẩm khơng chỉ ra hồn cảnh
thay đổi là một căn cứ miễn trách nhiệm nhưng bản chất của các thuật ngữ giống
với thuật ngữ hoàn cảnh thay đổi. Đây cũng là những tham khảo cho khái niệm và
diễn giải điều luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Sách chuyên khảo “Luật Hợp đồng Việt Nam Bản án và bình luận”, NXB
Hồng Đức của PGS. TS Đỗ Văn Đại [20], tái bản lần thứ 6, có sửa chữa, bổ sung
cung cấp một lượng kiến thức về hợp đồng: từ nguồn điều chỉnh đến giao kết, thực

hiện, chấm dứt hợp đồng. Với cách tiếp cận từ việc phân tích một số vấn đề pháp lý
của bản án, tác giả bình luận dựa trên quan điểm của tác giả và so sánh với pháp

11


luật nước ngồi. Trong tác phẩm này, có một số bản án và bình luận liên quan đến
vấn đề mà nghiên cứu sinh dự định nghiên cứu như nguyên tắc tự do cam kết, thỏa
thuận, thiện chí, trung thực, sự kiện bất khả kháng, buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp
đồng, nguyên nhân khách quan, chủ quan, trở ngại khách quan…
Bài viết “Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản
trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Lê Minh
Hùng [34] đề cập đến thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam về điều
khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. Trong luận án, tác giả cũng đưa ra
phân tích và bình luận một số các bản án trong đó các tranh chấp do nguyên nhân
xảy ra sự kiện hoàn cảnh thay đổi nhưng chưa có căn cứ áp dụng để giải quyết dẫn
đến việc giải quyết của Tịa án là khơng nhất qn. Thời điểm này pháp luật chưa có
quy định minh thị điều khoản này nên
TS Vũ Thị Lan Anh trong bài viết “Các vấn đề pháp lý đặt ra trong việc thực
hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi” [3] đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật
số 5 (337) năm 2016 ngoài việc đưa ra khái niệm hoàn cảnh thay đổi cịn phân tích
các dấu hiệu xác định hồn cảnh thay đổi cơ bản, cơ chế thực hiện quyền yêu cầu
sửa đổi, chấm dứt hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và dự kiến một số vướng
mắc có thể phát sinh trong thực tiễn áp dụng.
Bài viết của TS. Nguyễn Minh Hằng và Th.s Trần Thị Giang Thu [26] đăng trên
Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 86 “Đề xuất diễn giải và áp dụng Điều 420 BLDS năm
2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” dự kiến việc áp dụng quy
định này tại Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn do có nhiều cách hiểu và quan điểm trái
chiều. Chẳng hạn, hiểu thế nào là “thiệt hại nghiêm trọng”, “thời hạn hợp lý”?
Bài viết “Điều khoản hardship trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”

của tác giả Trần Thanh Tâm, Nguyễn Minh Hiền [51] có khảo sát về việc áp dụng
điều khoản hardship trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam, trong
đó có đưa ra bảng thống kê lí do doanh nghiệp được khảo sát chưa biết đến điều
khoản hardship và bảng thống kê lí do doanh nghiệp sẽ khơng sử dụng điều khoản
hardship. Ngồi ra, các tác giả cũng đưa ra nhận xét lí do tại sao các doanh nghiệp
không quan tâm đến điều khoản này.

12


Tham luận “Các điều khoản hardship” trong cuốn “Tài liệu hội thảo “Hợp
đồng thương mại quốc tế” [33] do Nhà pháp luật Việt - Pháp tổ chức ngày 1314/12/2004 của Giáo sư Henry Lesguillons Trường Đại học Paris X Nanterre, Tổng
biên tập Tạp chí Luật Thương mại quốc tế, đề cập đến điều khoản hardship áp dụng
trong các trường hợp nào, phân biệt với sự kiện bất khả kháng; tham luận cũng nhắc
đến các loại hoàn cảnh và ảnh hưởng của hồn cảnh đối với hợp đồng; thơng báo sự
kiện hardship, đàm phán và hậu quả của đàm phán không thành.
Về thực tiễn giải quyết tranh chấp, bộ tài liệu “50 phán quyết trọng tài quốc
tế chọn lọc” đăng tải trên trang web của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam [13]
cũng là một tham khảo cho NCS khi tìm hiểu về cách giải thích và áp dụng pháp
luật của Trọng tài khi giải quyết tranh chấp.
1.1.1.3 Tình hình nghiên cứu và luận giải về các đề xuất, kiến nghị của đề tài
luận án
Luận án tiến sỹ luật học “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật
Việt Nam” bảo vệ thành công năm 2010 của tác giả Lê Minh Hùng [35] đã kiến nghị
xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi. Ngoài các kiến nghị bổ sung điều luật vào BLDS sửa đổi, tác giả cũng đưa ra
các kiến nghị hết sức cụ thể về thủ tục yêu cầu bên kia sửa đổi hợp đồng, thủ tục yêu
cầu Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết. Luận án đã có những đề xuất rất sát với BLDS
2015 sau này (thời điểm luận án được bảo vệ cịn chưa có dự thảo sửa đổi BLDS).
Ngồi ra, tác giả còn đưa ra các kiến nghị khác đối với ngành Tòa án, đối với các bên

tham gia hợp đồng và đề xuất các “kênh trung chuyển” lý thuyết đến thực tiễn là thông
qua hoạt động tư vấn của luật sư và thông qua việc đào tạo sinh viên luật.
Bài viết “Bàn thêm về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi” của tác
giả Đỗ Văn Đại [17] đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13 (293) tháng 7
năm 2015 là góp ý của tác giả trong quá trình dự thảo xây dựng BLDS năm 2015.
Bài viết đã nêu lên sự cần thiết của quy định hoàn cảnh thay đổi, những điểm bất
hợp lý của dự thảo và đề xuất sửa đổi quy định trong dự thảo. Có những đề xuất
được tiếp thu và có những đề xuất không được ghi nhận trong BLDS 2015. Đây
cũng là điểm mà luận án tiếp tục nghiên cứu.

13


Bài viết “Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản
trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam” [34] đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 3(143) tháng 3 năm 2009 của tác giả Lê Minh Hùng đã nêu
một số kiến nghị bước đầu về việc tiếp thu có chọn lọc các quy định tiến tiến của
pháp luật các nước, các nguyên tắc, tập quán thương mại về pháp luật hợp đồng,
làm cơ sở cho việc bổ sung và hoàn thiện hơn pháp luật hợp đồng Việt Nam.
Bài viết của TS. Nguyễn Minh Hằng và Th.s Trần Thị Giang Thu [26] đăng trên
Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 86 “Đề xuất diễn giải và áp dụng Điều 420 BLDS năm
2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” dự kiến việc áp dụng quy
định này tại Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn do có nhiều cách hiểu và quan điểm trái
chiều. Do đó, tác giả đề xuất một số ý kiến diễn giải và áp dụng Điều 420 BLDS 2015.
Bài viết “Các vấn đề pháp lý đặt ra trong việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi” của TS Vũ Thị Lan Anh [3] đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5 (337)
năm 2016 đã dự kiến một số vướng mắc phát sinh và một số khuyến nghị nhằm khắc
phục các vướng mắc có thể nảy sinh trong thực tiễn áp dụng. Đó là khuyến nghị đối với
các bên giao kết, khuyến nghị đối với Tòa án và khuyến nghị đối với nhà lập pháp.
Tác giả Ngô Thu Trang - Nguyễn Thế Đức Tâm [53] trong bài viết “Thực

hiện hợp đồng khi hồn cảnh thay đổi cơ bản” đăng trên cổng thơng tin điện tử của
Bộ Tư pháp đã phân tích quy định thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới và Bộ nguyên tắc Unidroit năm
2010 về hợp đồng thương mại quốc tế và pháp luật Việt Nam. Tác giả khẳng định
đây là quy định có ý nghĩa quan trọng và tiến bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng
như nguyên tắc thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền
và nghĩa vụ dân sự. Bài viết cũng đặt ra một số vấn đề pháp lý cần nghiên cứu về
thực hiện hợp đồng khi hồn cảnh thay đổi cơ bản ở Việt Nam
1.1.2 Tình hình nghiên cứu nước ngồi
Các cơng trình nghiên cứu lý luận và quy định pháp luật, thực tiễn thi
hành pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Liên quan đến thực hiện hợp đồng khi hồn cảnh thay đổi cơ bản, có nhiều
tác giả cũng quan tâm nghiên cứu. Các cơng trình này hầu như đề cập đến cả vấn đề

14


lý luận và quy định của pháp luật quốc tế hoặc pháp luật quốc gia về thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Các quốc gia khác nhau thì có tên gọi khác
nhau đối với điều khoản này, chẳng hạn, trong PICC gọi là “hardship”, trong PECL
gọi là “changes of circumstance”… tuy nhiên thuật ngữ “hardship” được sử dụng
phổ biến nhất. Để thuận tiện cho việc trình bày các tài liệu nước ngoài, NCS sẽ sử
dụng thuật ngữ “hardship”.
Có thể kể đến một số các tác phẩm liên quan trực tiếp đến hardship như sau:
- Cuốn “The effect of a change of circumstances on the binding force of
contracts - Comparative perspectives” của R.A Momberg Uribe [92] (tạm dịch:
Ảnh hưởng của sự thay đổi hoàn cdon Press
TÀI LIỆU WEBSITE
103. truy
cập 10:56 pm ngày 10/2/2018

104.

/>
mua-ban-hang-hoa-quoc-te-5789/
105.

/>
106. />107. />108. truy cập 20/2/2020
109. />110. />111. />112. />08/9/2019

161

truy

cập

lần

cuối


113. />114. /> />115. />116. />?q=impracticability ngày 14/7/2019

162


PHỤ LỤC
TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
BẢN ÁN 02/2018/KDTM-PT NGÀY 26/01/2018 VỀ TRANH CHẤP HỢP
ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG

NGHIỆP, TUYÊN HỦY THƯ BÃO LÃNH
Ngày 26 tháng 01 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng,
xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 27/2017/TLPT- KDTM ngày
20/11/2017 về Tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp; tuyên hủy thư bảo lãnh.
Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 06/2017/KDTM-ST ngày
29/9/2017 của Tòa án nhân dân quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 01/2018/QĐ-PT ngày
02/01/2018, Quyết định hỗn phiên tịa số 01/2018/QĐ- PT ngày 15/01/2018 giữa
các đương sự:
- Nguyên đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thương mại
du lịch P.
Địa chỉ: Số 323 đường Đ, quận S, thành phố Đà Nẵng. Người đại diện theo
pháp luật: Ông Đàm Đức H, chức vụ: Giám đốc
Người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng: Ông Lê Xuân C - sinh năm
1991. Địa chỉ: Số 77 đường T, quận H, thành phố Đà Nẵng (Văn bản ủy quyền số
1809/UQ.17 ngày 18/9/2017). Có mặt.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngun đơn: Ơng Trần Khánh
L, Luật sư của Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn L thuộc Đồn Luật sư thành phố
Đà Nẵng. Có mặt.
- Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn V.
Địa chỉ: Số 121 đường Y, Quận A, Thành phố Hồ Chí Minh. Người đại diện
theo pháp luật: Ơng Thái Hoạt Đ, chức vụ: Giám đốc
Người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng: Bà Nguyễn Thị Ngọc O Sinh năm: 1966.

163


×