Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thiết kế chế tạo máy tự động xếp phôi và hàn sản phẩm cơ khí có dạng hình cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.85 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------------------------

PHÙNG THÁI SƠN

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÁY TỰ ĐỘNG XẾP PHƠI VÀ HÀN
SẢN PHẨM CƠ KHÍ CĨ DẠNG HÌNH CẦU
Chuyên ngành: KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT:
TS. NGUYỄN CHÍ HƯNG

HÀ NỘI – 2018


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng
MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ...................................................................... 8
1.1. Tự động hóa trong q trình sản xuất .........................................................8
1.1.1. Lịch sử phát triển ......................................................................................8
1.1.2. Mục tiêu của tự động hóa ........................................................................10
1.2. Lựa chọn đề tài, tính cấp thiết và yêu cầu của đề tài ................................11
1.2.1. Lựa chọn đề tài ........................................................................................11


1.2.2. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................12
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................13
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP HÀN ................................................................... 15
2.1. Các khái niệm chung về hàn. ......................................................................15
2.1.1. Quá trình hàn. ..........................................................................................15
2.1.3. Đặc điểm của quá trình hàn.....................................................................15
2.1.3. Phân loại các phương pháp hàn. .............................................................16
2.2. Một số phương pháp hàn có thể tự động hóa ............................................16
2.2.1. Hàn TIG ..................................................................................................16
2.2.2. Hàn MIG-MAG .......................................................................................17
2.2.3. Hàn hồ quang dưới lớp thuốc ..................................................................19
2.2.4. Hàn điện tiếp xúc ....................................................................................20
2.3. Lựa chọn phương pháp hàn cho máy hàn tự động ...................................20
2.3.1. Khí hàn ....................................................................................................21
2.3.2. Dạng chuyển dịch giọt kim loại ..............................................................21
2.3.3. Dòng điện hàn .........................................................................................25
2.3.4. Điện áp hàn .............................................................................................25
2.3.5. Tốc độ hàn ...............................................................................................27
2.3.6. Thao tác mỏ hàn ......................................................................................28

Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

1


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng


2.3.7. Khoảng cách giữa miệng phun và kim loại hàn (khoảng nhô ra của đầu
dây hàn) .............................................................................................................28
2.3.8. Bảng chế độ hàn ......................................................................................29
2.3.9. Lựa chọn máy hàn ...................................................................................29
CHƯƠNG 3: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT CẤU CƠ KHÍ................ 31
3.1. Cơ cấu định hướng phơi ..............................................................................33
3.2. Cụm dẫn phôi ...............................................................................................38
3.3. Cơ cấu định vị và kẹp chặt ..........................................................................40
3.4. Cơ cấu hàn và đẩy sản phẩm ......................................................................42
3.5. Các cơ cấu truyền động ...............................................................................45
3.5.1. Lựa chọn động cơ dẫn động thùng chứa phôi .........................................45
3.5.2. Lựa chọn động cơ dẫn động hàn .............................................................46
3.5.2. Lựa chọn xi lanh công tác .......................................................................48
3.5. Thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị ........................................................52
CHƯƠNG 4: BỘ PHẬN ĐIỀU KHIỂN................................................................ 53
4.1. Tổng quan về hệ thống điều khiển ..............................................................53
4.2. Phân loại, cấu tạo và chức năng của PLC..................................................55
4.2.1 Một số dòng sản phẩm PLC thơng dụng ..................................................55
4.2.2 Cấu tạo và vai trị của PLC ......................................................................59
4.3. Thiết bị trong máy hàn tự động ..................................................................63
4.3.1. Tủ điện ....................................................................................................63
4.3.2. Thiết bị đầu vào .......................................................................................65
4.3.2. Thiết bị đầu ra .........................................................................................67
4.4. Quy trình thiết kế chương trình điều khiển dùng PLC ............................68
4.4.1. Xác định quy trình điểu khiển .................................................................68
4.4.2. Xác định tín hiệu vào ra ..........................................................................69
4.4.3. Soạn thảo chương trình ...........................................................................69
4.4.4. Nạp chương trình vào bộ nhớ .................................................................69
4.4.5. Chạy chương trình ...................................................................................69
Học viên: Phùng Thái Sơn

Lớp: CĐT2015B

2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng

4.5. Sơ đồ hệ thống trong tủ điện .......................................................................70
4.5.1. Nguồn cung cấp.......................................................................................70
4.5.1. Động cơ, đèn trạng thái ...........................................................................70
4.5.2. Van điện từ ..............................................................................................71
4.5.3. Đầu vào PLC ...........................................................................................71
4.5.4. Đầu ra PLC ..............................................................................................72
4.6. Xây dựng chương trình điều khiển.............................................................72
4.6.1. Lưu đồ thuật tốn ....................................................................................72
4.6.2. Chương trình điều khiển cho PLC ..........................................................74
4.6.3. Chương trình điều khiển cho HMI TK6070iP ........................................81
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ...................................................................................... 86
5.1. Kết quả đạt được ..........................................................................................86
5.2. Những hạn chế ..............................................................................................88
5.3. Hướng phát triển đề tài. ..............................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 90
PHỤ BIỂU SỐ 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG........................................................... i
PHỤ BIỂU SỐ 2: CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ........................................ viii
PHỤ BIỂU SỐ 3: BẢN VẼ THIẾT KẾ ................................................................xii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bản vẽ sản phẩm. ...................................................................................... 13
Hình 2.1. Nguyên lý hàn MIG-MAG ........................................................................ 17

Hình 2.2. Kiểu chuyển dịch giọt trong hàn MIG.. .................................................... 21
Hình 2.3. Chuyển dịch dạng tia. ................................................................................ 22
Hình 2.4. Chuyển dịch dạng cầu. .............................................................................. 22
Hình 2.5. Chuyển dịch dạng ngắn mạch.. ................................................................. 23
Hình 2.6. Chuyển dịch dạng tia vừa (chuyển dịch hỗn hợp). ................................... 23
Hình 2.7. Quan hệ giữa chuyển dịch giọt và hình dạng phần kim loại ngấu của mối
hàn. ............................................................................................................................ 24
Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

3


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng

Hình 2.8. Đồ thị quan hệ giữa dòng điện hàn với tốc độ đẩy dây hàn và hình dạng
mối hàn. ..................................................................................................................... 25
Hình 2.9. Mối quan hệ giữa điện áp hồ quang và hình dạng mối hàn ...................... 26
Hình 2.10. Đồ thị quan hệ giữa tốc độ hàn và hình dạng mối hàn............................ 27
Hình 2.11. Chọn chiều quay phơi và góc nghiêng mỏ hàn ....................................... 28
Hình 2.12. Khoảng cách giữa miệng phun và kim loại hàn ...................................... 29
Hình 3.1. Kết cấu tổng thể của máy. ......................................................................... 31
Hình 3.2. Cơ cấu định hướng phơi bằng vấu móc. ................................................... 33
Hình 3.3. Cơ cấu định hướng phơi bằng khe rãnh. ................................................... 33
Hình 3.4. Dùng lỗ định hình hoặc túi định hướng. ................................................... 34
Hình 3.5. Định hướng phơi bằng ống........................................................................ 34
Hình 3.6. Phơi hàn ..................................................................................................... 35
Hình 3.7. Cơ cấu định hướng phơi ............................................................................ 35

Hình 3.8. Cơ cấu định hướng phơi sau khi lắp ghép hồn chỉnh .............................. 36
Hình 3.9. Kết cấu cụm trục chính của thùng quay phơi. ........................................... 37
Hình 3.10. Cơ cấu điều chỉnh góc nghiêng của thùng quay phơi. ............................ 38
Hình 3.11. Cơ cấu vận chuyển phơi. ......................................................................... 39
Hình 3.12. Chi tiết máng trung gian .......................................................................... 40
Hình 3.13. Định vị phơi............................................................................................. 40
Hình 3.14. Định vị phơi và kẹp chặt phơi. ................................................................ 41
Hình 3.15. Cơ cấu che chắn, bảo vệ. ......................................................................... 42
Hình 3.16. Kết cấu cụm trục dẫn động phơi hàn....................................................... 43
Hình 3.17. Cơ cấu đẩy sản phẩm. ............................................................................. 44
Hình 3.18. Kết thúc chu trình làm việc của máy. ...................................................... 45
Hình 3.19. Thơng số kỹ thuật động cơ. ..................................................................... 47
Hình 3.20. Thơng số kỹ thuật xi lanh số 1. ............................................................... 48
Hình 3.21. Thơng số kỹ thuật xi lanh số 2, 4. ........................................................... 49
Hình 3.22. Thơng số kỹ thuật xi lanh số 3. ............................................................... 50
Hình 3.23. Thơng số kỹ thuật xi lanh số 5. ............................................................... 52
Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng

Hình 4.1. Lưu đồ điều khiển dùng rơ le .................................................................... 53
Hình 4.2. Lưu đồ điều khiển bằng PLC .................................................................... 54
Hình 4.3. Mơ hình hệ thống điều khiển PLC ............................................................ 55
Hình 4.4. Phân loại PLC ........................................................................................... 56

Hình 4.5. Truyền thơng giữa máy tính, PLC và cơ cấu chấp hành ........................... 59
Hình 4.6. Quy trình thiết kế một hệ thống điều khiển tự động. ................................ 68

Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng
LỜI NĨI ĐẦU

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, robot công
nghiệp, máy tự động, các dây chuyền sản xuất tự động cũng ngày càng phát triển và
có ứng dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp. Trên thế giới nói chung và trong
nước ta nói riêng. Các doanh nghiệp sản xuất đều phải chịu nhiều sức ép cạnh tranh
về giá cả, chất lượng sản phẩm đồng thời phải chịu nhiều áp lực về các tiêu chuẩn
an toàn lao động cho công nhân nên các doanh nghiệp đều phải đưa ra những
phương án sản xuất tối ưu nhất để có thể đứng vững tồn tại và phát triển. Để đáp
ứng nhu cầu đó, các doanh nghiệp đã khơng ngừng nỗ lực, tìm tịi, phấn đấu tìm các
phương án sản xuất mới trong đó có phương án sử dụng các máy sản xuất tự động.
Xuất phát từ nhu cầu trong sản xuất tại đơn vị công tác, kết hợp với các kiến
thức được học trong chương trình cao học chuyên ngành cơ điện tử, đã chọn thực
hiện đề tài tốt nghiệp: “Thiết kế, chế tạo máy tự động xếp phơi và hàn sản phẩm cơ
khí có dạng hình cầu”. Với thiết kế này, thiết bị có thể thay thế hồn tồn người
cơng nhân hàn tay, qua đó giúp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản
phẩm và bảo vệ sức khỏe người lao động. Đề tài chế tạo thiết bị xuất phát từ yêu
cầu thực tiễn, nên có tính thực tế cao.

Nội dung luận văn bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu chung về tự động hóa sản xuất; lý do lựa chọn đề tài.
Chương 2: Tổng quan về các phương pháp hàn, lựa chọn phương pháp hàn.
Chương 3: Nguyên lý hoạt động và kết cấu cơ khí của máy.
Chương 4: Hệ thống điều khiển của máy.
Chương 5: Kết quả đạt được, những mặt hạn chế và phương hướng phát triển đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Bộ môn Cơ sở thiết kế máy và Robot, trường ĐH
Bách khoa Hà Nội, các thầy cô trong Bộ môn và đặc biệt là thầy giáo TS. Nguyễn
Chí Hưng đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ em trong thời gian học tập và
làm đề tài tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện, em đã phấn đấu tiếp cận và học tập
kết hợp với thực tế để hoàn thành mục tiêu của đề tài. Hầu hết các vấn đề của luận
văn đã được giải quyết tới mức tốt nhất với khả năng của bản thân và vẫn còn
Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng

những vấn đề giới hạn chưa thể giải quyết trọn vẹn. Tuy nhiên, do cịn thiếu kinh
nghiệm nên khơng thể tránh khỏi có những sai sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự
giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo để em có thể hồn thiện thêm kiến thức của
mình, đưa kiến thức vào áp dụng thực tiễn để góp phần hợp lý hoá sản xuất trong
đơn vị.

Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B


7


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Tự động hóa trong q trình sản xuất
1.1.1. Lịch sử phát triển
Đã từ xa xưa, con người luôn mơ ước về các loại máy có khả năng thay thế
con người trong các quá trình sản xuất và các cơng việc thường nhật khác. Mặc dù
tự động hóa các quá trình sản xuất là một lĩnh vực đặc trưng của khoa học kỹ thuật
hiện đại của thế kỷ 20, nhưng những thông tin về các cơ cấu tự động, làm việc
khơng cần có sự trợ giúp của con người đã tồn tại từ trước công nguyên.
Các máy tự động cơ học đã được sử dụng ở Ai Cập cổ và Hy Lạp khi thực
hiện các màn múa rối để lôi kéo những người theo đạo. Trong thời trung cổ người ta
đã biết đến các máy tự động cơ khí thực hiện chức năng người gác cổng của Albert.
Một đặc điểm chung của các máy tự động kể trên là chúng khơng có ảnh hưởng gì
tới các q trình sản xuất của xã hội thời đó.
Chiếc máy tự động đầu tiên được sử dụng trong công nghiệp do một thợ cơ
khí người Nga, ơng Pơnzunơp chế tạo vào năm 1765. Nhờ nó mà mức nước trong
nồi hơi được giữ cố định không phụ thuộc vào lượng tiêu hao hơi nước. Để đo mức
nước trong nồi, Pônzunôp dùng một cái phao. Khi mức nước thay đổi phao sẽ tác
động lên cửa van, thực hiện điều chỉnh lượng nước vào nồi. Nguyên tắc điều chỉnh
của cơ cấu này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác
nhau, nó được gọi là nguyên tắc điều chỉnh theo sai lệch hay nguyên tắc Pôdunôp Giôn Oat.
Đầu thế kỷ 19, nhiều cơng trình có mục đích hồn thiện các cơ cấu điều
chỉnh tự động của máy hơi nước đã được thực hiện. Cuối thế kỷ 19 các cơ cấu điều

chỉnh tự động cho các tuabin hơi nước bắt đầu xuất hiện. Năm 1712 ơng Nartơp,
một thợ cơ khí người Nga đã chế tạo được máy tiện chép hình để tiện các chi tiết
định hình. Việc chép hình theo mẫu được thực hiện tự động. Chuyển động dọc của
bàn dao do bánh răng - thanh răng thực hiện. Cho đến năm 1798 ông Henry
Nanđsley người Anh mới thay thế chuyển động này bằng chuyển động của vít me Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng

đai ốc.
Năm 1873 Spender đã chế tạo được máy tiện tự động có ổ cấp phôi và trục
phân phối mang các cam đĩa và cam thùng. Năm 1880 nhiều hãng trên thế giới như
Pittler Ludnig Lowe (Đức), RSK (Anh) đã chế tạo được máy tiện rơvônve dùng
phôi thép thanh.
Năm 1887 Đ.G. Xtôleoôp đã chế tạo được phần tử cảm quang đầu tiên, một
trong những phần tử hiện đại quan trọng nhất của kỹ thuật tự động hóa. Cũng trong
giai đoạn này, các cơ sở của lý thuyết điều chỉnh và điều khiển hệ thống tự động bắt
đầu được nghiên cứu, phát triển. Một trong những cơng trình đầu tiên thuộc lĩnh
vực này thuộc về nhà tốn học nổi tiếng P.M. Chebưsep. Có thể nói, ơng tổ của các
phương pháp tính tốn kỹ thuật của lý thuyết điều chỉnh hệ thống tự động là I.A.m
Vưsnhegratxki, giáo sư toán học nổi tiếng của trường đại học công nghệ thực
nghiệm Xanh Pêtêcbua.
Năm 1876 và l877 ông đã cho đăng các cơng trình “Lý thuyết cơ sở của các
cơ cấu điều chỉnh” và “Các cơ cấu điều chỉnh tác động trực tiếp”. Các phương pháp
đánh giá ổn định và chất lượng của các quá trình quá độ do ông đề xuất vẫn được

dùng cho tới tận bây giờ. Khơng thể khơng kể tới đóng góp to lớn trong sự nghiệp
phát triển lí thuyết điều khiển hệ thống tự động của nhà bác học A.Xtôđô người Séc,
A.Gurvis người Mỹ, A.K.Makxvell và Đ.Paux người Anh, A.M.Lapunôp người
Nga và nhiều nhà bác học khác.
Các thành tựu đạt được trong lĩnh vực tự động hóa đã cho phép chế tạo trong
những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20 các loại máy tự động nhiều trục chính, máy tổ
hợp và các đường dây tự động liên kết cứng và mềm dùng trong sản xuất hàng loạt
lớn và hàng khối.
Cũng trong khoảng thời gian này, sự phát triển mạnh mẽ của điều khiển học,
một môn khoa học về các quy luật chung của các quá trình điều khiển và truyền tin
trong các hệ thống có tổ chức đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển và ứng dụng của
tự động hóa các q trình sản xuất vào cơng nghiệp.
Trong những năm gần đây, các nước có nền cơng nghiệp phát triển tiến hành
Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng

rộng rãi tự động hóa trong sản xuất loạt nhỏ. Điều này phản ánh xu thế chung của
một nền kinh tế thế giới chuyển từ sản xuất loạt lớn và hàng khối sang sản xuất loạt
nhỏ và hàng khối thay đổi. Nhờ các thành tựu to lớn của công nghệ thông tin và các
lĩnh vực khoa học khác, ngành công nghiệp gia công cơ của thế giới trong những
năm cuối của thế kỷ 20 đã có sự thay đổi sâu sắc
Sự xuất hiện của một loạt các công nghệ mũi nhọn như kỹ thuật linh hoạt
(Agile engineering), hệ thống điều hành sản xuất qua màn hình (Visual

Manufacturing Systems), kỹ thuật tạo mẫu nhanh (Rapid Prototyping) và công nghệ
Nanô đã cho phép thực hiện tự động hóa tồn phần khơng chỉ trong sản xuất hàng
khối mà cả trong sản xuất loạt nhỏ và đơn chiếc.
Chính sự thay đổi nhanh của sản xuất đã liên kết chặt chẽ công nghệ thông
tin với công nghệ chế tạo máy, làm xuất hiện một loạt các thiết bị và hệ thống tự
động hố hồn tồn mới như các loại máy điều khiển số, các trung tâm gia công,
các hệ thống điều khiển theo chương trình logic PLC (Programmable Logic
Controller), các hệ thống sản xuất linh hoạt FMS (Flexible Manufacturing Systems),
các hệ thống sản xuất tích hợp CIM (Computer Integrated Manufacturing) cho phép
chuyển đổi nhanh sản phẩm gia công với thời gian chuẩn bị sản xuất ít nhất, rút
ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, đáp ứng tốt tính thay đổi nhanh của sản xuất hiện
đại.
1.1.2. Mục tiêu của tự động hóa
Tự động hóa sản xuất q trình sản xuất là giai đoạn phát triển tiếp theo của
nền sản xuất cơ khí hóa. Nó sẽ thực hiện phần cơng việc mà cơ khí hóa khơng thể
đảm đương được đó là điều khiển quá trình. Với các thiết bị vạn năng và bán tự
động, các chuyển động phụ do người thợ thực hiện, còn trên các thiết bị tự động hóa
và máy tự động, tồn bộ q trình làm việc đều được thực hiện tự động nhờ các cơ
cấu và hệ thống điều khiển tự động, không cần đến sự tham gia trực tiếp của con
người. Như vậy, tự động hóa q trình sản xuất là tổng hợp các biện pháp được sử
dụng khi thiết kế quá trình sản xuất và cơng nghệ mới, tiến hành các hệ thống có
năng suất cao, tự động thực hiện các q trình chính và phụ bằng các cơ cấu và thiết
Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

10


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng

bị tự động, mà không cần đến sự tham gia của con người. Tự động hóa q trình sản
xuất ln gắn liền với việc ứng dụng các cơ cấu tự động vào các q trình cơng
nghệ cụ thể. Và chỉ có trên cơ sở của q trình cơng nghệ cụ thể mới có thể thiết lập
và ứng dụng các cơ cấu hệ thống điều khiển tự động.
Có hai loại máy: Máy bán tự động và máy tự động. Máy bán tự động là loại
máy chỉ tự động trong một chu kì gia cơng, khi chuyển sang chu kì mới cần có sự
giúp đỡ của con người. Cịn máy tự động, là máy có khả năng lấy phôi, gá đặt, tiến
hành gia công, tháo sản phẩm ra, tự động thực hiện chu kì mới mà khơng cần sự
giúp đỡ của con người.
Tự động hóa nhằm mục tiêu nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm, vì vậy cần
làm chủ các vấn đề sau :
- Làm chủ giá thành.
- Làm chủ chất lượng sản phẩm.
- Khả năng linh hoạt hóa, thay đổi mẫu mã ứng dụng nhu cầu thị trường.
- Giải phóng sức lao động của con người, bảo vệ con người tránh khỏi những
tác nhân độc hại trong quá trình sản xuất.
1.2. Lựa chọn đề tài, tính cấp thiết và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Lựa chọn đề tài
Là một kỹ sư cơ khí chế tạo máy, làm việc tại phòng quản lý thiết bị của đơn
vị, được giao nhiệm vụ quản lý công tác sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị của Nhà
máy và chế tạo các trang thiết bị phụ trợ cho dây chuyền sản xuất, phát hiện và thực
thi sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để tối ưu hố q trình sản xuất của đơn vị.
Qua thực tế sản xuất tại nơi công tác, tại đơn vị đang triển khai sản xuất các
sản phẩm quốc phòng phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong quân đội, trong đó có sản
phẩm dạng cầu rỗng giữa có đường kính ngồi là 50mm với sản lượng hàng năm
lớn. Với công nghệ hiện tại, hai nửa quả cầu được chế tạo bằng phương pháp đột
dập, sau đó hàn hai nửa quả cầu lại với nhau bằng phương pháp thủ cơng để tạo một
quả cầu hồn chỉnh.

Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng

Khi quan sát công đoạn hàn sản phẩm do người công nhân thực hiện thủ
cơng, đã có ý tưởng cần phải tự động hố cơng đoạn này. Với ý tưởng như vậy, đã
trao đổi với thầy Nguyễn Chí Hưng và thầy đã gợi ý đề tài: Thiết kế, chế tạo máy tự
động xếp phơi và hàn sản phẩm cơ khí có dạng hình cầu. Thiết bị này có khả năng
thay thế người cơng nhân, giúp cho quá trình hàn đạt năng suất cao hơn, độ chính
xác cao hơn.
Sau khi trao đổi với thầy giáo hướng dẫn, đây là một đề tài rất thực tế, là một
cơ hội lớn để có thể áp dụng kiến thức tổng hợp đã được học và kinh nghiệm thực tế
vào sản xuất tại đơn vị, đồng thời cũng là cơ hội chứng tỏ năng lực của bản thân với
lãnh đạo đơn vị, vì vậy đã quyết định chọn đề tài “Thiết kế, chế tạo máy tự động
xếp phôi và hàn sản phẩm cơ khí có dạng hình cầu” để làm đề tài tốt nghiệp.
1.2.2. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hàn hai nửa quả cầu với nhau, người công nhân phải tiến
hành gá đặt 2 nửa quả cầu xếp chồng lên nhau, rồi tiến hành hàn theo một đường
trịn. Với một người cơng nhân thành thạo tay nghề, đã có kinh nghiệm, thì họ mất
khoảng 3-5 phút, từ việc lấy phôi, căn chỉnh 2 nửa quả cầu, kẹp chặt, hàn đính và
cuối cùng là hàn kín một vòng tròn. Kết quả của mối hàn hay độ đồng tâm của hai
nửa cầu hoàn toàn phụ thuộc vào tay nghề của người thợ hàn và gần như không thể
kiểm sốt được. Ngồi ra sức khoẻ của người thợ còn bị ảnh hưởng nhiều bởi các
tác nhân độc hại trong q trình hàn như nhiệt, khói, hồ quang.

Nếu tạo ra được một chiếc máy hàn tự động, hoàn toàn tự động từ khâu phân
loại phôi, định hướng phôi, vận chuyển phơi, gá đặt và hàn. Thì hiệu quả cơng việc
sẽ tăng lên, rút ngắn được thời gian trung bình để tạo ra được một sản phẩm, chất
lượng mối hàn được nâng cao, độ chính xác, độ đồng tâm của 2 nửa cầu cũng được
kiểm sốt. Khơng những vậy, nếu sử dụng máy hàn tự động, thì sẽ bảo vệ người
cơng nhân tránh được những độc hại trong q trình hàn gây ra. Nếu thiết bị được
đưa vào sử dụng trong thực tế sẽ tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản
phẩm và bảo vệ người lao động. Với những lợi ích thiết thực như vậy, việc nghiên
cứu và chế tạo ra chiếc máy hàn tự động là rất cấp thiết, và cần được thực hiện
Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

12


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng

ngay.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
a) Bản vẽ sản phẩm

Hình 1.1. Bản vẽ sản phẩm.
b) Yêu cầu thiết bị
- Kết cấu cơ khí:
+ Máy hoạt động tự động và liên tục qua các bước: định hướng phôi, dẫn
phôi, định vị, kẹp chặt, hàn theo yêu cầu bản vẽ sản phẩm.
Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B


13


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng

+ Sai số đồng tâm của hai nửa quả cầu không quá 0.5mm.
+ Mối hàn ngấu, chất lượng tốt.
+ Hoạt động ổn định.
+ Đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Yêu cầu điều khiển:
+ Sử dụng PLC để điều khiển hoạt động của máy.

Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

14


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP HÀN

Trong chương này trình bày tổng quan về hàn, một số phương pháp hàn tự
động hiện tại. Từ đó sẽ chọn được một phương pháp hàn có thể đưa vào sử dụng
cho máy hàn tự động hai nửa cầu.
2.1. Các khái niệm chung về hàn.

2.1.1. Quá trình hàn.
Hàn là phương pháp nối hai hay nhiều chi tiết kim loại thành một mà không
thể tháo rời được bằng cách nung nóng chúng tại vùng tiếp xúc đến trạng thái nóng
chảy hay dẻo, sau đó khơng dùng áp lực hoặc dùng áp lực để ép chi tiết hàn dính
chặt với nhau.
Khi hàn nóng chảy, kim loại bị nóng chảy, sau đó kết tinh hoàn toàn thành
mối hàn.
Khi hàn áp lực, kim loại được nung đến trạng thái dẻo, sau đó được ép để tạo
nên mối liên kết kim loại và tăng khả năng thẩm thấu, khuếch tán của các phần tử
vật chất giữa hai mặt chi tiết cần hàn làm cho các chi tiết liên kết chặt với nhau tạo
thành mối hàn.
2.1.3. Đặc điểm của quá trình hàn.
- Tiết kiệm kim loại: so với tán ri vê tiết kiệm từ 10-20%, so với phương
pháp đúc có thể tiết kiệm được 30-50% lượng kim loại.
- Giảm được thời gian và giá thành chế tạo kết cấu như dầm, giàn, khung.
- Có thể tạo được các kết cấu nhẹ nhưng khả năng chịu lực cao.
- Độ bền và độ kín của mối hàn lớn.
- Có thể hàn được hai kim loại có tính chất khác nhau.
- Thiết bị hàn đơn giản, vốn đầu tư không cao.
- Trong kết cấu hàn tồn tại ứng suất dư nhiệt lớn, nên vật dễ bị biến dạng và
cong vênh.
- Tổ chức kim loại gần mối hàn bị giòn nên kết cấu hàn chịu xung lực kém.
Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

15


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng

- Hàn được sử dụng rộng rãi để tạo phôi, đặc biệt trong ngành chế tạo máy,
chế tạo kết cấu dạng khung, giàn trong xây dựng, cầu đường.
2.1.3. Phân loại các phương pháp hàn.
- Theo trạng thái hàn: Hàn nóng chảy, hàn áp lực, hàn nhiệt.
+ Hàn nóng chảy: Hàn hồ quang, hàn khí, hàn điện xỉ, hàn bằng tia điện tử,
hàn bằng laser, hàn plasma,... Khi hàn nóng chảy, kim loại mép hàn được nung đến
trạng thái nóng chảy kết hợp với kim loại bổ sung từ ngoài vào điền đầy khe hở
giữa hai chi tiết hàn, sau đó đơng đặc tạo ra mối hàn.
+ Hàn áp lực: Hàn tiếp xúc, hàn ma sát, hàn nổ, hàn siêu âm, hàn khí ép, hàn
cao tần, hàn khuếch tán,... Khi hàn bằng áp lực, kim loại ở vùng mép hàn được nung
nóng đến trạng thái dẻo sau đó hai chi tiết được ép lại với nhau với lực ép đủ lớn,
tạo ra mối hàn.
+ Hàn nhiệt: Là sử dụng nhiệt của các phản ứng hóa học phát nhiệt để nung
kim loại mép hàn đến trạng thái nóng chảy đồng thời kết hợp với lực ép để tạo ra
mối hàn.
- Theo năng lượng sử dụng:
+ Điện năng: Hàn hồ quang, hàn điện tiếp xúc,...
+ Hóa năng: Hàn khí, hàn nhiệt,...
+ Cơ năng: Hàn ma sát, hàn nguội,...
- Theo mức độ tự động hóa: Hàn bằng tay, hàn bán tự động, hàn tự động.
2.2. Một số phương pháp hàn có thể tự động hóa
2.2.1. Hàn TIG
Hàn TIG (Tungsten Inert Gas) hay hàn hồ quang điện cực khơng nóng chảy
trong mơi trường khí trơ (Gas Tungsten Arc Welding - GTAW) là q trình hàn
nóng chảy, trong đó nguồn nhiệt điện cung cấp bởi hồ quang được tạo thành giữa
điện cực khơng nóng chảy và vũng hàn. Vùng hồ quang được bảo vệ bằng mơi
trường khí trơ (Ar, He hoặc Ar + He) để ngăn cản những tác động có hại của oxy và
nitơ trong khơng khí. Điện cực khơng nóng chảy thường dùng là volfram.

Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

16


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng

- Một số ưu điểm của phương pháp hàn TIG:
+ Tạo mối hàn có chất lượng cao đối với hầu hết kim loại và hợp kim.
+ Mối hàn không phải làm sạch sau khi hàn hồ quang và vũng hàn có thể
quan sát được trong khi hàn.
+ Khơng có kim loại bắn tóe.
+ Có thể hàn ở mọi vị trí trong khơng gian.
+ Nhiệt tập trung cho phép tăng tốc độ hàn, giảm biến dạng của liên kết hàn.
- Phạm vi ứng dụng của phương pháp hàn TIG:
+ Phương pháp hàn TIG được áp dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất, đặc biệt
rất thích hợp trong hàn thép hợp kim cao, kim loại màu và hợp kim của chúng.
+ Phương pháp hàn này thơng thường được thao tác bàng tay và có thể tự
động hóa hai khâu di chuyển hồ quang cũng như cấp dây hàn phụ.
+ Thường được sử dụng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, trong sản xuất xe.
+ Sử dụng hàn các tấm mỏng, ống thành mỏng trong ngành cơng nghiệp xe
đạp.
+ Thường được sử dụng trong q trình phục chế sửa chữa các chi tiết bị
hỏng, đặc biệt là các chi tiết làm bằng nhôm và magiê.
2.2.2. Hàn MIG-MAG

Hình 2.1. Nguyên lý hàn MIG-MAG

Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

17


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng

Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong mơi trường khí bảo vệ (Gas
Metal Arc Welding - GMAW) phân thành 2 loại MAG (Metal Active Gas welding)
và MIG (Metal Inert Gas welding) là q trình hàn nóng chảy trong đó nguồn nhiệt
hàn được cung cấp bởi hồ quang tạo ra giữa điện cực nóng chảy (dây hàn) và vật
hàn: Hồ quang và kim loại nóng chảy được bảo vệ khỏi tác dụng của oxi và nitơ
trong môi trường xung quanh bởi một loại khí hoặc một hỗn hợp khí.
Trong hàn MIG: Khí bảo vệ là khí trơ (Ar, He hoặc hỗn hợp Ar + He) không
tác dụng với kim loại lỏng trong khi hàn. Vì các loại khí trơ có giá thành cao nên
không được ứng dụng rộng rãi, chỉ dùng để hàn kim loại mầu và thép hợp kim.
Trong hàn MAG: Khí bảo vệ là khí hoạt tính (CO2; CO2 + O2; CO2 + Ar,...)
có tác dụng chiếm chỗ và đẩy khơng khí ra khỏi vùng hàn để hạn chế tác dụng xấu
của nó. Phương pháp hàn MAG sử dụng khí bảo vệ CO2 được ứng dụng rộng rãi do
có rất nhiều ưu điểm:
- CO2 là loại khí dễ kiếm, dễ sản xuất và giá thành thấp.
- Năng suất hàn trong CO2 cao, gấp hơn 2,5 lần so với hàn hồ quang tay.
- Tính cơng nghệ của hàn trong CO2 cao hơn so với hàn hồ quang dưới lớp
thuốc vì có thể tiến hành ở mọi vị trí khơng gian khác nhau.
- Chất lượng hàn cao. Sản phẩm hàn ít bị cong vênh đo tốc độ hàn cao,
nguồn nhiệt tập trung, hiệu suất sử dụng nhiệt lớn, vùng ảnh hưởng nhiệt hẹp.
- Điều kiện lao động tốt hơn so với hàn hồ quang tay và trong q trình hàn

khơng phát sinh khí độc.
Phạm vi ứng dụng:
- Hàn các loại thép kết cấu thông thường, thép không gỉ, thép chịu nhiệt, thép
bền nóng, các hợp kim đặc biệt, các hợp kim nhơm, magiê, niken, đồng, các hợp
kim có ái lực hóa học mạnh với ơxi.
- Phương pháp hàn này có thể sử dụng được ở mọi vị trí trong khơng gian.
- Chiều dày vật hàn từ 0,4-4,8 mm thì chỉ cần hàn một lớp mà khơng phải vát
mép, từ l,6-10mm thì hàn một lớp có vát mép, cịn từ 3,2-25mm thì hàn nhiều lớp.
- Khơng thích hợp cho hàn ngồi trời, vì sự chuyển động của khơng khí xung
Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

18


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng

quanh có thể làm ảnh hưởng tới khí bảo vệ và mối hàn nên sử dụng trong ngành xây
dựng khá hạn chế.
- Được dùng phổ biến trong hàn tự động và bán tự động.
2.2.3. Hàn hồ quang dưới lớp thuốc
Hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ còn gọi là hàn hồ quang chìm, tiếng
Anh viết tắt là SAW (Submerged Arc Welding) là q trình hàn nóng chảy mà hồ
quang cháy giữa dây hàn (điện cực hàn) và vật hàn dưới một lớp thuốc bảo vệ.
Đặc điểm hàn hồ quang dưới lớp thuốc:
- Nhiệt lượng hồ quang rất tập trung và nhiệt độ rất cao, cho phép hàn với tốc
độ lớn. Vì vậy phương pháp hàn này có thể hàn những chi tiết có chiều dày lớn mà
khơng cần phải vát mép.

- Chất lượng liên kết hàn cao do bảo vệ tốt kim loại mối hàn khỏi tác dụng
của oxi và nitơ trong khơng khí xung quanh. Kim loại mối hàn đồng nhất về thành
phần hóa học. Lớp thuốc và xỉ hàn làm liên kết nguội chậm nên ít bị thiên tích. Mối
hàn có hình dạng tốt, đều đặn, ít bị các khuyết tật như khơng ngấu, rỗ khí, nứt và
bắn tóe.
- Giảm tiêu hao vật liệu (dây hàn).
- Hồ quang được bao bọc kín bởi thuốc hàn nên khơng làm hại mắt và da của
thợ hàn. Lượng khói (khí độc) sinh ra trong q trình hàn rất ít so với hàn hồ quang
tay.
- Dễ cơ khí hóa và tự động hóa q trình hàn.
Phạm vi ứng dụng của hàn hồ quang dưới lớp thuốc:
- Các kết cấu thép dạng tấm vỏ kích thước lớn, các dầm thép có khẩu độ và
chiều cao, các ống thép có đường kính lớn, các bồn, bể chứa, bình chịu áp lực và
trong cơng nghiệp đóng tàu,…
- Chủ yếu được ứng dụng để hàn các mối hàn ở vị trí hàn bằng các mối hàn
có chiều dài lớn và có quỹ đạo khơng phức tạp.
- Hàn được các chi tiết có chiều dày từ vài mm cho đến hàng trăm mm.

Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

19


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng

2.2.4. Hàn điện tiếp xúc
Hàn điện tiếp xúc (còn gọi là hàn tiếp xúc) là dạng hàn áp lực, sử dụng nhiệt

do biến đổi điện năng thành nhiệt năng bằng cách cho dòng điện có cường độ lớn đi
qua mặt tiếp xúc của hai chi tiết hàn để nung nóng kim loại.
Đặc điểm của hàn điện tiếp xúc:
- Thời gian hàn ngắn, năng suất cao, mối hàn đẹp và bền.
- Dễ cơ khí hóa và tự động hóa các hệ thống hàn điện tiếp xúc.
- Địi hỏi phải có máy hàn cơng suất lớn (dịng điện hàn có thể lên đến vài
chục nghìn Ampe), thiết bị hàn đắt, vốn đầu tư lớn.
Hàn điện tiếp xúc có hai loại: hàn điểm và hàn đường.
2.3. Lựa chọn phương pháp hàn cho máy hàn tự động
Đặc điểm của hai nửa cầu kim loại cần phải hàn:
- Làm bằng thép Cacbon thấp.
- Chiều dày vật liệu là 2mm.
- Đường hàn là một đường trịn có đường kính 50mm.
- Yêu cầu chất lượng mối hàn: đều, ổn định, không bị khuyết tật.
Dựa vào đặc điểm của hai nửa cầu cần hàn, và qua tìm hiểu đặc điểm của
những phương pháp hàn có thể tự động hóa, ta lựa chọn phương pháp hàn MIGMAG để sử dụng cho máy hàn tự động do các ưu điểm sau
- CO2 là loại khí dễ kiếm, dễ sản xuất và giá thành thấp.
- Năng suất hàn trong CO2 cao, gấp hơn 2,5 lần so với hàn hồ quang tay.
- Tính cơng nghệ của hàn trong CO2 cao hơn so với hàn hồ quang dưới lớp
thuốc vì có thể tiến hành ở mọi vị trí khơng gian khác nhau.
- Chất lượng hàn cao. Sản phẩm hàn ít bị cong vênh đo tốc độ hàn cao,
nguồn nhiệt tập trung, hiệu suất sử dụng nhiệt lớn, vùng ảnh hưởng nhiệt hẹp.
- Điều kiện lao động tốt hơn so với hàn hồ quang tay và trong q trình hàn
khơng phát sinh khí độc.
Phương pháp hàn MIG-MAG này rất phổ biến, thỏa mãn các yêu cầu đề ra,
Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

20



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng

đồng thời, phương pháp hàn này mang lại hiệu quả cao về kinh tế, do chi phí đầu tư
nhỏ hơn so với các phương pháp hàn khác.
Dựa trên kích thước, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, tra cứu tài liệu, ta lựa
chọn chế độ cơng nghệ hàn như sau:
2.3.1. Khí hàn
Chọn hỗn hợp khí Argon (Ar) hoặc Heli (He) với Oxy theo tỷ lệ 2-10% Oxy
để hồ quang cháy ổn định và vẫn giữ được hoạt động làm sạch của khí trơ. Để tiết
kiệm chi phí sản xuất có thể dùng khí CO2 hoặc hỗn hợp khí Ar với khí CO2. Áp lực
khí từ 1~3 kg/cm2, lưu lượng 15-25 lít/phút.
2.3.2. Dạng chuyển dịch giọt kim loại
Chuyển dịch giọt kim loại từ đầu dây hàn vào bể hàn trong hàn MIG có 3
loại: “chuyển dịch tia”, “chuyển dịch cầu”, và "chuyển dịch ngắn mạch”. Ngồi ra
cịn có "chuyển dịch hỗn hợp". Chúng ta gọi đó là “Mezzo-spray transfer - chuyển
dịch tia vừa”.

Hình 2.2. Kiểu chuyển dịch giọt trong hàn MIG.
a. Chuyển dịch tia
Đây là trạng thái mà dây hàn nóng chảy thành những giọt nhỏ chuyển dịch
vào bể hàn nhanh, liên tục. Chuyển dịch tia xảy ra trên dòng tới hạn của hàn MIG.
Dòng tới hạn nghĩa là dòng điện hàn mà tại đó trạng thái của chuyển dịch kim loại
Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

21



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng

thay đổi. Trong kiểu hàn này, kim loại nóng chảy trên đầu dây hàn bị kéo theo chiều
dọc và chuyển qua hồ quang thành giọt nhỏ hơn nhiều so với đường kính của dây
hàn

Hình 2.3. Chuyển dịch dạng tia

b. Chuyển dịch cầu
Trong trường hợp dòng điện hàn thấp hơn dòng điện tới hạn, chuyển dịch
cầu xảy ra. Chuyển dịch này cho thấy trạng thái các giọt bằng hoặc lớn hơn đường
kính của dây hàn. Mức độ bắn toé tăng lên so với các chuyển dịch khác.

Hình 2.4. Chuyển dịch dạng cầu
c. Chuyển dịch ngắn mạch
Đây là kiểu chuyển dịch cho thấy trạng thái nhỏ giọt ngắn mạch với kim loại
hàn và tạo hồ quang. Chúng ta có thể gọi chuyển dịch này là "Hồ quang ngắn. Tần
suất của ngắn mạch là 50÷150 lần trên giây.

Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

22


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng

Hình 2.5. Chuyển dịch dạng ngắn mạch.
d. Chuyển dịch tia vừa

Hình 2.6. Chuyển dịch dạng tia vừa (chuyển dịch hỗn hợp).
Chuyển dịch này nằm ở khoảng giữa của chuyển dịch ngắn mạch và chuyển
dịch tia. Thực tế khi hàn MIG cho các loại hợp kim nhôm thường dùng kiểu chuyển
dịch này.
d. Quan hệ giữa chuyển dịch giọt và hình dạng phần kim loại ngấu của mối hàn
Hình dạng phần kim loại ngấu trong chuyển dịch ngắn mạch là hình bán
nguyệt giống như đáy chảo khi hàn MAG/CO2 và hàn hồ quang bằng que hàn. Hình
dạng phần kim loại ngấu trong chuyển dịch cầu hoặc chuyển dịch tia vừa là hình
"ngón tay" do chuyển dịch của giọt ở tốc độ cao bằng dòng plasma.
Độ rộng phần kim loại ngấu hình ngón tay hẹp hơn độ rộng mối hàn. Do đó,
chúng ta phải chĩa đầu dây hàn vào đúng đường hàn.
Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

23


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Chí Hưng

Hình 2.7. Quan hệ giữa chuyển dịch giọt và hình dạng phần kim loại ngấu của mối
hàn.
e. Áp dụng chuyển dịch giọt thích hợp trong hàn MIG
Bảng 2.1. Dạng chuyển dịch giọt tương ứng với dịng diện hàn và đường kính dây

Loại dịng diện hàn

200 ÷ 500A trong hàn
MIG

20 ÷ 400A trong hàn
MIG xung
100 ÷ 125A trong hàn
MIG với dây hàn loại tốt

Đường kính
Dạng chuyển dịch
Ứng dụng
dây hàn
Chuyển dịch tia Hàn sấp và hàn góc cho
0,9 ÷ 1.6mm
hoặc tia vừa
kim loại vừa và mỏng
0,9 ÷ 12mm

Chuyển dịch ngắn

Hàn kim loại vừa và

mạch

mỏng (tất cả các vị trí)

Giữa chuyển dịch
0,9 ÷ 1,6mn


cầu và chuyển
dịch tia

0,4 ÷ 0,8mm

Hàn kim loại vừa và
mỏng (tất cả các vị trí)

Chuyển dịch ngắn Hàn kim loại mỏng (tất
mạch

cả các vị trí)

Dựa vào đặc tính của vật hàn (vật liệu thép các bon thấp, khá mỏng), ta lựa
chọn kiểu chuyển dịch ngắn mạch.

Học viên: Phùng Thái Sơn
Lớp: CĐT2015B

24


×