Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.64 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Soạn Văn: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh</b>
<b>Bố cục:</b>
<i>- Phần 1 (từ đầu ... đó là triệu bất thường): Thói ăn chơi xa xỉ vơ độ của chúa.</i>
- Phần 2 (còn lại): Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại.
<b>Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):</b>
- Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hầu cận được miêu tả:
+ Xây dựng đền đài liên miên và thói ngao du vét sản vật quý của dân.
+ Bọn nội thần bày trò lố lăng, tốn kém: Giải trò mua bán, bài trí dàn nhạc khắp nơi.
- Lời văn tác giả mang giọng khách quan, không cần thể hiện quá nhiều, những sự việc kể lại đã
đủ bóc trần bản chất xã hội, đủ để tỏ nhìn nhận thái độ của tác giả.
<i>- Lời kết thúc “...kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường” là lời dự báo về một thảm họa ắt sẽ xảy</i>
ra khi xã hội hỗn loạn như thế này.
<b>Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):</b>
- Bọn quan lại nhũng nhiễu dân bằng thủ đoạn vừa ăn cắp vừa la làng. Người dân như bị cướp tới
hai lần, bằng khơng thì phải tự tay hủy của quý của mình.
- Ý nghĩa đoạn cuối: Là minh chứng giúp tăng sức thuyết phục cho những chi tiết thực đã ghi
chép và bộc lộ thái độ bất bình, phê phán của tác giả.
<b>Câu 3 (trang 63 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):</b>
<i>Sự khác biệt giữa truyện và tùy bút:</i>
- Truyện: Có cốt truyện cụ thể, có thể là thật và tưởng tượng, có xây dựng nhân vật với ngoại
hình, tính cách, tâm lí...
- Tùy bút: Ghi chép tùy hứng, có khi tản mạn những sự việc có thật, không theo một cốt truyện
nào.