Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tải Hãy nêu cảm nhận của em về văn học dân gian trong xã hội hiện đại - Bài văn mẫu lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.88 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Hãy nêu cảm nhận của em về văn học dân gian trong xã hội hiện</b>
<b>đại</b>


<b>Bài làm</b>


Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập
thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau
trong đời sống cộng đồng. Với người Việt Nam, văn học dân gian là nguồn sữa
trong lành nuôi dưỡng bao thế hệ trẻ lớn lên trong chiếc nôi tre Việt Nam, trong
tiếng ru ầu ơ dân tộc. Văn học dân gian khơng chỉ góp phần thể hiện đời sống
lao động và tâm hồn người bình dân mà cịn là mảnh đất màu mỡ chắp cánh
cho vườn hoa tình yêu tỏa hương khoe sắc. Qua văn học dân gian, ta cảm nhận
rõ hơn sự kỳ diệu của ngơn ngữ tình u, thấy thương hơn gốc lúa, vườn rau,
thương hơn cuộc sống quanh ta.


Về chức năng nhận thức: Văn học dân gian được xem như "bộ bách khoa toàn
thư về kiến thức, tôn giáo, triết học" của nhân dân. Văn học dân gian gìn giữ và
lưu truyền hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tâm linh, kinh nghiệm sống,
ứng xử… Văn học dân gian là người thầy lớn đem lại cho nhân loại những bài
học sinh động, gần gũi và sâu sắc về mọi phương diện của đời sống.


Về chức năng giáo dục: Văn học dân gian có khả năng định hướng đạo đức,
luân lí cho con người trong đời sống xã hội. Chức năng này gần gũi và có sự
giao thoa với phương diện xã hội của chức năng nhận thức. Tuy nhiên, nếu
chức năng nhận thức là sự phản ánh các hiện tượng xã hội một cách khách
quan thì chức năng giáo dục lại là sự tác động, ảnh hưởng, chi phối cả trực tiếp
lẫn gián tiếp đến cộng đồng. Có những tác phẩm, nhiều nhất thuộc thể loại hát
nói, mang ý nghĩa giáo dục trực tiếp, tức ý nghĩa giáo dục được thể hiện một
cách tường minh. Song, phần lớn các sáng tác dân gian chứa đựng ý nghĩa giáo
dục hàm ẩn, tức ý nghĩa giáo dục gián tiếp.



Về chức năng thẩm mĩ: Văn học dân gian là nghệ thuật, là quan niệm thẩm mĩ
của cộng đồng, nó mang vẻ đẹp hồn hậu, giản mộc của nhân dân. Mang bản
chất nguyên hợp, văn học dân gian chỉ thực sự phơ diễn vẻ đẹp của mình khi
sống trong môi trường nảy sinh và tồn tại, tức thành phần nghệ thuật ngôn từ
phải được kết nối với thành phần nghệ thuật âm nhạc, vũ đạo trong môi trường
diễn xướng.


Về chức năng sinh hoạt: Khác với văn học viết, văn học dân gian ra đời và trở
thành một bộ phận hữu cơ trong môi trường sinh hoạt và lao động của nhân
dân. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với cuộc đời mỗi người xuyên suốt "từ
chiếc nôi ra tới nấm mồ". Mơi trường và thói quen sinh hoạt của nhân dân là
điều kiện quan trọng cho văn học dân gian hình thành và phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Bên cạnh tính truyền miệng, tính tập thể của văn học dân gian “biểu hiện mối
quan hệ phụ thuộc của văn học dân gian vào mơi trường sinh hoạt". Tính tập
thể biểu hiện ở quan niệm thẩm mĩ, ở quá trình sáng tác và lưu truyền văn học
dân gian. Về phương diện sáng tác, mỗi tác phẩm văn học dân gian là sự gia
công của nhiều người, qua nhiều thế hệ khác nhau. Tuy nhiên, sáng tác tập thể
ở đây không đối lập với vai trò cá nhân. Những bộ sử thi lớn của thế giới như:
Iliát và Ôđixê, Ramayana, Mahabharata ... thường là kết quả của nhiều người
sáng tác, nhiều thế hệ, nhiều vùng miền khác nhau.


Ảnh hưởng to lớn của văn học dân gian đối với đời sống của con người chính
là: “Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc
Việt Nam". Khơng ít nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc như: Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh,.... đã tiếp
thu văn học dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương lớn. Chúng
ta nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa văn học dân gian với văn nghệ, văn hoá
dân gian và đời sống thực tiễn. Chính văn học dân gian đã giúp đưa các yếu tố
văn hoá khác như: âm nhạc, nhảy múa, diễn xướng, tâm linh ... đến gần hơn với


đời sống con người, góp phần làm phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Khả
năng dễ nói, dễ hiểu, dễ nhớ đã giúp văn học dân gian đi vào đời sống của nhân
dân một cách tự nhiên trong mọi hoàn cảnh. Qua văn học dân gian, những bài
học về cuộc sống trở nên gần gũi hơn, lung linh hơn. Văn học dân gian phản
ánh chân thực cuộc sống lao động; công cuộc dựng nước và giữ nước của
người xưa; thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn của dân tộc;
bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế và sâu sắc của nhân dân; tổng kết
những tri thức, kinh nghiệm về mọi lĩnh vực trong mối quan hệ giữa con người
với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình.


Văn học dân gian là nơi hình thành nên những thể loại văn học cơ bản và tiêu
biểu của dân tộc, là kho lưu giữ những thành tựu ngôn từ nghệ thuật. Văn học
dân gian nêu cao những bài học về phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, tinh thần nhân đạo, lịng lạc quan,… góp phần quan trọng bồi dưỡng
cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích cực và lành
mạnh. Nhiều tác phẩm văn học dân gian đã trở thành những mẫu mực về nghệ
thuật của mọi thời đại mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những tác
phẩm có giá trị .Mang trong mình lý tưởng thẩm mỹ, triết lý sống cao đẹp mà
tác giả gửi gắm một cách kín đáo, đến với văn học dân gian, ta không chỉ cảm
thấy hồn mình thư thái, qn đi bao muộn phiền, mà cịn học được nhiều điều
tưởng như đơn giản nhưng hết sức cần thiết trong cuộc sống. Qua văn học dân
gian, vốn tiếng Việt của ta phong phú hơn. Ta biết sống nhân ái, biết cư xử
đúng mực hơn. Đặc biệt, bài học nhân sinh, bài học về lòng cao thượng mà văn
học dân gian mang lại càng phát huy hiệu quả đối với thanh thiếu niên và học
sinh ngày nay. Học và tiếp cận với văn học dân gian, các em biết trân trọng hơn
những gì mình đang có, biết hành xử đúng mực trong mọi tình huống để người
gần người hơn. Sao cho truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được
lưu giữ và phát triển đến muôn đời sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>


<!--links-->

×