Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.41 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Đề bài</b>
<i>Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau:</i>
<i>Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ</i>
<i>Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,</i>
<i>Như đứa trẻ thơ đói lịng gặp sữa</i>
<i>Chiếc nơi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.</i>
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên, Sách Ngữ văn 12, NXBGD-2007, tr. 144)
<b>Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt trong đoạn thơ.</b>
<b>Câu 2. Cách xưng hơ con trong đoạn thơ có ý nghĩa gì?</b>
<b>Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn</b>
thơ.
<b>Câu 4. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình?</b>
<b>Lời giải chi tiết</b>
<b>Câu 1: Những phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả, tự sự.</b>
<b>Câu 2: Cách xưng hô: Tác giả xưng con thể hiện lịng biết ơn sâu nặng của</b>
mình với cuộc kháng chiến, với tây bắc. Tây Bắc chính là mảnh đất mẹ, là Mẹ
<b>Câu 3:</b>
Biện pháp nghệ thuật so sánh:
Tác giả dùng tới 5 hình ảnh so sánh, là những so sánh kép, tầng bậc, làm thành
từng chùm hình ảnh độc đáo: nghệ sĩ như nai, cỏ, én, đứa trẻ thơ đói lịng; nhân
dân như suối ngọt, như cánh tay đưa nơi,… Tất cả những hình ảnh trên đều lấy
từ đời sống tự nhiên gần gũi của con người, nhưng trong cách nói của nhà thơ
nó vẫn gợi lên những liên tưởng mới lạ, đưa lại hiệu quả thẫm mĩ cao.
<b>Câu 4: Khổ thơ thể hiện niềm vui người chiến sĩ cách mạng khi gặp lại nhân</b>
sướng tột độ, ý nghĩa sâu xa của cuộc trở về cho thấy sự trở về này là lẽ tự
nhiên, hợp quy luật: nghệ sĩ phải đến với nhân dân, gắn bó mật thiết với cuộc
sống của nhân dân.