Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

..……/………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM THỊ OANH

CHO VAY DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH PHÚ XUÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

THỪA THIÊN HUẾ - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

..……/………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA



PHẠM THỊ OANH

CHO VAY DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH PHÚ XUÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Chun ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN VĂN GIAO

THỪA THIÊN HUẾ - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.

Học viên

Phạm Thị Oanh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ........................... 4
6. Đóng góp khoa học mới của luận văn ................................................................ 5
7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .. 7
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại .............................................................. 7
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 7
1.1.2. Chức năng ................................................................................................. 8
1.1.3. Các nghiệp vụ .........................................................................................10
1.2. Tổng quan về doanh nghiệp siêu nhỏ............................................................11
1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp siêu nhỏ...........................................................11
1.2.2. Tầm quan trọng của doanh nghiệp siêu nhỏ ...........................................11
1.2.3. Phân tích hoạt động và triển vọng của loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ13
1.3. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích các hoạt động cho vay doanh nghiệp siêu
nhỏ tại Ngân hàng thương mại .............................................................................15
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ..................................................15
1.3.2. Rủi ro tín dụng ........................................................................................17


1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ tại
Ngân hàng thương mại .........................................................................................19
1.4.1. Các nhân tố khách quan ..........................................................................19
1.4.2. Các nhân tố chủ quan ..............................................................................22
1.5. Kinh nghiệm cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ của một số ngân hàng thương

mại ........................................................................................................................24
1.5.1. Cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ tại ngân hàng VIB ...............................24
1.5.2. Kinh nghiệm cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ của VPBank ...................25
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ tại ngân hàng BIDV .26
Tiểu kết chƣơng 1 ...............................................................................................28
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP
SIÊU NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ XUÂN ...............................29
2.1. Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Chi nhánh Phú Xuân (BIDV Phú Xuân)..........................................................29
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của BIDV Phú Xn ............29
2.1.2. Mơ hình tổ chức của BIDV Phú Xuân ....................................................33
2.3. Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ tại BIDV Phú Xuân .....49
2.3.1. Chính sách cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ tại BIDV Phú Xuân ...........49
2.3.2. Tình hình cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ ..............................................60
2.3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ ...............76
2.3.4. Đánh giá rủi ro của hoạt động cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ ..............79
2.3.5. Đánh giá chung về hoạt động cho vay DNSN tại BIDV Phú Xuân .......84
Tiểu kết chƣơng 2 ...............................................................................................89
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM CHI NHÁNH PHÚ XUÂN ......................................................................90
3.1. Định hướng phát triển cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ của BIDV Phú Xuân ....90


3.1.1. Chiến lược phát triển đến năm 2020 của BIDV .....................................90
3.1.2. Định hướng phát triển của BIDV Phú Xuân ...........................................91
3.1.3. Mục tiêu cho vay cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ tại ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Xuân ......93

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động cho vay doanh
nghiệp siêu nhỏ tại BIDV Phú Xuân ....................................................................94
3.2.1. Giải pháp điều kiện .................................................................................94
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ ...........99
3.3. Một số kiến nghị..........................................................................................103
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ........................................................................103
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ....................105
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................107
KẾT LUẬN .......................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................110


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Nguyên nghĩa

Chữ viết tắt
BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam

BIDV Phú Xuân

Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Phú Xuân

CNTT

Công nghệ thông tin


CVDNSN

Cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ

DNSN

Doanh nghiệp siêu nhỏ

DPRR

Dự phòng rủi ro

GTCG

Giấy tờ có giá

KHKD

Kế hoạch kinh doanh

NHBL

Ngân hàng bán lẻ

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM


Ngân hàng thương mại

QLKH

Quản lý khách hàng

QTTD

Quản trị tín dụng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

TSCĐ

Tài sản cố định



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2013-2015 ....................................39
Bảng 2.2. Dư nợ của BIDV Phú Xuân qua 3 năm ...............................................44
Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của BIDV Phú Xuân qua 3 năm ..........................47
Bảng 2.4. Tình hình cho vay DNSN tại BIDV Phú Xuân qua 3 năm 2013-2015.........61
Bảng 2.5. Tình hình cho vay DNSN theo thời gian vay ......................................64
Bảng 2.6. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế ..................................................66
Bảng 2.7. Doanh số thu nợ DNSN theo thời gian ................................................68
Bảng 2.8. Doanh số thu nợ DNSN theo ngành kinh tế ........................................70
Bảng 2.9. Dư nợ cho vay DNSN theo thời gian ..................................................72
Bảng 2.10. Dư nợ theo ngành kinh tế ..................................................................74
Bảng 2.11. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay DNSN............................................76
Bảng 2.12. Vịng quay vốn tín dụng DNSN ........................................................76
Bảng 2.13. Hệ số thu nợ DNSN ...........................................................................77
Bảng 2.14. Dư nợ DNSN trên tổng nguồn vốn huy động ....................................78
Bảng 2.15. Lợi nhuận trên dư nợ bình quân ........................................................78
Bảng 2.16. Nợ xấu theo ngành kinh tế .................................................................79
Bảng 2.17. Nợ xấu theo thời gian ........................................................................80
Bảng 2.18. Tình hình nợ quá hạn DNSN trên tổng dư nợ DNSN .......................81
Bảng 2.19. Tỉ lệ trích lập DPRR cho DNSN .......................................................82


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ chức năng trung gian tín dụng của NHTM ................................ 8
Sơ đồ 1.2. Chức năng trung gian thanh toán .......................................................... 9
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV Phú Xuân .......................................35
Biểu đồ 2.1. Tình hình huy động vốn của BIDV Phú Xuân qua 3 năm theo kỳ
hạn ........................................................................................................................40

Biểu đồ 2.2. Tình hình huy động vốn của BIDV Phú Xuân qua 3 năm theo đối
tượng kinh tế ........................................................................................................40
Biểu đồ 2.3. Dư nợ của BIDV Phú Xuân qua 3 năm theo kỳ hạn .......................44
Biểu đồ 2.4. Dư nợ của BIDV Phú Xuân qua 3 năm theo đối tượng khách hàng.......45
Biểu đồ 2.5. Kết quả kinh doanh của BIDV Phú Xuân qua 3 năm ..............................48
Biểu đồ 2.6. Doanh số cho vay DNSN ................................................................62
Biểu đồ 2.7. Doanh số thu nợ DNSN ...................................................................62
Biểu đồ 2.8. Dư nợ cho vay DNSN......................................................................63
Biểu đồ 2.9. Nợ xấu cho vay DNSN ....................................................................63
Biểu đồ 2.10. Doanh số cho vay DNSN theo thời gian vay ................................65
Biểu đồ 2.11. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế............................................68
Biểu đồ 2.12. Doanh số thu nợ DNSN theo thời gian vay ...................................69
Biểu đồ 2.13. Doanh số thu nợ DNSN theo ngành kinh tế ..................................72
Biểu đồ 2.14. Doanh số cho vay DNSN theo thời gian vay ................................73
Biểu đồ 2.15. Dư nợ DNSN theo ngành kinh tế ..................................................75
Biểu đồ 2.16. Tình hình trích lập DPRR DNSN ..................................................82


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Doanh nghiệp siêu nhỏ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy
định pháp luật, có quy mơ lao động bình qn năm từ 10 người trở xuống. Đây
là nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số các doanh nghiệp
đang hoạt động kinh doanh và được đánh giá là đối tượng dễ bị tổn thương nhất
trong nền kinh tế. Sự tồn tại và phát triển của loại hình doanh nghiệp này đóng
vai trị quan trọng góp phần đáng kể vào tăng trưởng GDP bình quân đầu người;
bổ sung các giá trị gia tăng thực tế cho sản phẩm, tăng sản lượng sản xuất trong
nền kinh tế; góp phần phát triển các chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị trong khu
vực; giúp ổn định nền kinh tế, nhờ hoạt động dưới hình thức các nhà thầu phụ
cho các tập đồn và doanh nghiệp lớn; đóng góp tích cực cho ngành công nghiệp

và dịch vụ hỗ trợ thông qua tăng cường chun mơn hóa trong q trình sản
xuất, v.v... Mặc dù vậy, loại hình doanh nghiệp này đã và đang gặp nhiều khó
khăn trong q trình phát triển sản xuất và mở rộng kinh doanh. Những khó khăn
này bắt nguồn từ các chính sách, quy định pháp luật của Chính phủ, sự giúp đỡ,
kết nối của các hiệp hội có liên quan ... Thêm vào đó, vấn đề lớn nhất của những
doanh nghiệp siêu nhỏ chính là sự nan giải về vốn. Những khó khăn này vơ tình
làm họ khơng có cơ hội th lao động chất lượng cao hoặc mua những phần
mềm được viết theo đơn đặt hàng, tức là đồng nghĩa với việc họ sẽ khó có điều
kiện để chun nghiệp hóa và chuẩn hóa cơng tác quản lý. Đây là những yếu tố
mang tính khách quan, có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như
khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Dù chiếm đông đảo tại Việt Nam nhưng doanh nghiệp siêu nhỏ lại chưa
thực sự được nhiều Ngân hàng chú ý đến. Bởi vì phần lớn các ngân hàng vẫn
thích chính sách hớt váng hơn, tức là tập trung vào khách hàng tốt, thu nhập cao,
dễ thu hồi nợ, lợi nhuận đem về cho ngân hàng cũng ổn định, còn nhóm khách
hàng siêu nhỏ này lại đi kèm nhiều rủi ro lớn. Để tìm kiếm đủ thơng tin chính
1


thống nhằm đánh giá trước khi đưa ra các quyết định tài chính, tín dụng về họ là
vơ cùng khó khăn. Ngồi ra, thị phần phía trên tập trung vào những khách hàng
lớn hiện đã có quá nhiều cạnh tranh. Ngay cả khi chưa có sự lấn lướt của một số
ơng lớn cũng như các định chế tài chính nước ngoài, “cái bể” ấy vẫn quá chật
hẹp cho các nhà băng phát triển. Ngược lại, ngân hàng nào có hệ thống quản trị
rủi ro tốt và thực sự am hiểu các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ thu được ”trái ngọt”
từ mảnh đất tưởng chừng như khó nhằn này. Điều này cho thấy tiềm năng và sự
cần thiết của việc cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ tại các Ngân hàng thương mại
ở Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Xuân
trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu trong việc cho vay doanh

nghiệp siêu nhỏ tại Ngân hàng như : Cho vay trung hạn và dài hạn phục vụ nhu
cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tài trợ doanh nghiệp theo
ngành,…Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động cho vay doanh
nghiệp siêu nhỏ tại Ngân hàng vẫn còn những tồn tại và hạn chế như: sự an toàn,
chất lượng, hiệu quả…đặc biệt là vấn đề chất lượng của các khoản tín dụng.
Căn cứ từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Cho vay doanh nghiệp
siêu nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Phú Xuân” làm đề tài luận văn cao học là phù hợp với chuyên ngành đào tạo và
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu về hoạt động cho vay
của doanh nghiệp siêu nhỏ, tuy nhiên tác giả đã nghiên cứu một số đề tài tương
tự trong thời gian qua. Cụ thể như:
- Đề tài “Mở rộng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Hà Nội” năm 2008 của tác giả
Nguyễn Thị Xuân Thảo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

2


- Đề tài “Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân
hàng Công thương Chi nhánh Cần Thơ ” năm 2007 của tác giả Nguyễn Hà Vinh.
- Đề tài “Mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở Giao
dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Việt Nam” năm
2013 của tác giả Lê Thị Xuân Nguyên.
Đề tài của tác giả Nguyễn Thị Xuân Thảo và tác giả Nguyễn Hà Vinh đã
trình bày một cách tổng quan về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại,
tổng quan về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm mở rộng, phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các
Ngân hàng nghiên cứu. Các giải pháp đề xuất chưa đề cập sâu đến việc hạn chế

rủi ro tín dụng khi phát triển mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đề tài của tác giả Lê Thị Xuân Nguyên đã trình bày một cách tổng quan về
hoạt động tín dụng, cho vay doang nghiệp vừa và nhỏ và phương pháp quản trị
rủi ro của Ngân hàng thương mại từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi
ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng nghiên cứu.
Vì vậy trong đề tài này, tác giả đã nghiên cứu một cách tổng quát về hoạt
động cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ, các tiêu chí đánh giá sự phát triển và các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển cho vay DNSN. Đồng thời, trên cơ
sở phân tích thực trạng hoạt động cho vay DNSN tại Chi nhánh Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Xuân trong thời gian qua cũng như
xem xét, kế thừa các đề tài nghiên cứu đi trước, tác giả đã đề xuất một số giải
pháp đồng bộ, có tính thực tiễn cao nhằm phát triển hoạt động cho vay DNSN,
một mảng hoạt động mang tính chiến lược của Ngân hàng thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và của Chi nhánh Ngân hàng thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Xuân nói riêng trong thời gian tới. Tại Chi
nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Xuân, đây là đề
tài đầu tiên nghiên cứu về hoạt động cho vay DNSN. Đây là đề tài nghiên cứu
không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây.
3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích: Dựa trên cơ sở khoa học về phân tích các hoạt động cho vay
doanh nghiệp siêu nhỏ tại Ngân hàng TM, luận văn đi vào đánh giá được thực
trạng và đề xuất được những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho
vay doanh nghiệp siêu nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Chi nhánh Phú Xuân
 Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những cơ sở khoa học về các hoạt động cho vay doanh
nghiệp siêu nhỏ tại Ngân hàng TM

- Làm rõ thực trạng các hoạt động cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Xuân
- Đề xuất được những định hướng giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện
hoạt động cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Xuân
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động cho vay đối với DNSN tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Xuân
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian:
Đề tài dựa vào các số liệu thống kê báo cáo về tình hình hoạt động, thực
trạng của cơng tác tín dụng ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Xuân
+ Về thời gian: từ năm 2013 đến năm 2015
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận và cơ sở lý luận:
+ Phương pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác - Lê nin.

4


+ Cơ sở lý luận: dựa trên cơ sở lý luận về các hoạt động cho vay doanh
nghiệp siêu nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Phú Xuân.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp thống kê, điều tra
phỏng vấn; Phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh, tổng hợp
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp thống kê, điều tra
6. Đóng góp khoa học mới của luận văn

Việc thực hiện nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận
cũng như thực tiễn.
- Về lý luận, đề tài này tóm tắt và củng cố lại những kiến thức nền tảng về
hoạt động cho vay của một NHTM trong xu hướng hội nhập nền kinh tế quốc tế.
- Về thực tiễn, đề tài chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt
động của Chi nhánh, từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục cho hoạt động của
Chi nhánh nói riêng và hệ thống các Ngân hàng thương mại nói chung. Bên cạnh
đó, việc phân tích chun sâu lĩnh vực cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ
chỉ ra những xu hướng phát triển, giải pháp khắc phục rủi ro, từ đó góp phần
thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Về bản thân người thực hiện
đề tài cũng rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp để nghiên cứu
được hồn thiện hơn.
- Bổ sung về mặt lý luận cho khoa học NHTM và trực tiếp là hoạt động
phát triển cho vay tại NHTM.
- Tài liệu tham khảo bổ ích cho học tập và nghiên cứu về NHTM.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ tại
ngân hàng thương mại
5


Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ
tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh
Phú Xuân.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay đối với
doanh nghiệp siêu nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - chi nhánh Phú Xuân.


6


Chƣơng 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm
Ngân hàng thương mại là định chế trung gian tài chính tiêu biểu, đặc trưng
bởi hình thức hoạt động kinh doanh của nó. Hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thương mại chủ yếu và thường xuyên là thu hút vốn thông qua những
khoản tiền gửi phát séc, tiền gửi tiết kiệm và những khoản tiền gửi khác từ các
chủ thể trong nền kinh tế. Sau đó, ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để cấp tín
dụng và thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính trên thị trường; đồng thời, trong
q trình kinh doanh ngân hàng thương mại cịn thực hiện cung ứng các dịch vụ
trung gian thanh toán. Do vậy, ngân hàng thương mại đóng một vai trị trong
việc khơi thông các nguồn vốn tiết kiệm đáp ứng cho các nhu cầu đầu tư sinh lợi,
góp phần đảm bảo cho nền kinh tế vận động nhịp nhàng, hiệu quả.
Ở Việt Nam cũng như các nước khác, khi định nghĩa về ngân hàng thương
mại đều có điểm chung là dựa trên chức năng và phương thức hoạt động. Ở Pháp:
Ngân hàng thương mại là một xí nghiệp hay cơ sở mà nghiệp vụ thường xuyên là
nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác hay dưới hình thức khác và
sử dụng tài ngun đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng
và tài chính. Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên
cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành cơng nghiệp dịch vụ tài
chính. Ở Ấn Độ: Ngân hàng thương mại là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho
vay hay tài trợ các khoản đầu tư.
Theo điều 20 khoản 2 và 7 Luật các tổ chức tín dụng (12/12/1997): “ Ngân
hàng thương mại là một tổ chức tín dụng thực hiện tồn bộ hoạt động ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là hoạt

động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường
7


xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung cấp các dịch
vụ thanh tốn”.
1.1.2. Chức năng
 Chức năng trung gian tín dụng
Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trị là “cầu nối”
giữa người dư thừa vốn và người cần vốn.
Gửi tiền

Ngƣời dƣ
thừa vốn
Ủy thác
đầu tƣ

Ngân
hàng
thƣơng
mại

Cho vay

Đầu tƣ

Ngƣời
cần vốn

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ chức năng trung gian tín dụng của NHTM

Thơng qua việc huy động vốn các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong
nền kinh tế, NHTM hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền
kinh tế. Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trị là người đi vay vừa đóng
vai trị là người cho vay. Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã góp phần
tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia, bao gồm người gửi tiền, ngân hàng, và
người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
- Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi
của mình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ.
- Đối với người đi vay, họ sẽ thỏa mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi
tiêu, thanh tốn mà khơng phải chi phí nhiều về sức, thời gian để tìm kiếm nơi
cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.
- Đối với ngân hàng thương mại, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận từ chênh
lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng mơi giới. Lợi nhuận
này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của NHTM.
- Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trị quan trọng trong việc thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu về vốn để đảm bảo quá trình tái
sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất.[1]
8


 Chức năng trung gian thanh toán
NH đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh tốn
giữa các KH, giữa người mua và người bán…để hồn tất các quan hệ kinh tế
thương mại giữa họ với nhau. NH cung cấp phương tiện thanh toán, đặc biệt các
phương tiện thanh tốn khơng sử dụng tiền mặt (séc, hối phiếu, thẻ thanh toán,
ủy nhiệm chi/thu…) cho nền kinh tế, tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả cao cho
các chủ thể tham gia thanh toán. Ngày nay việc thanh tốn khơng sử dụng tiền
mặt đang trở nên phổ biến, càng khẳng định vai trò quan trọng của các NHTM.
Lệnh


Ngƣời trả tiền
Ngƣời mua

Trả tiền

Giấy

Ngƣời thụ
hƣởng

báo

Ngƣời bán



(Cơng ty, xí
nghiệp, tổ
chức)

NHTM

(Cơng ty, xí
nghiệp, tổ
chức)

Qua tài khoản

Sơ đồ 1.2. Chức năng trung gian thanh tốn
Chức năng thanh tốn của NHTM có tác dụng:

- Giảm lượng tiền mặt lưu thơng, từ đó chi phí phát hành tiền mặt giảm.
- Chính sách điều tiết các khối tiền tệ dễ dàng thực thi hơn.
- Góp phần tăng nhanh tốc độ lưu chuyển vốn vì vậy sẽ làm giảm lượng
vốn ứ đọng, không sinh lời trong nền kinh tế.
- Kiểm sốt dịng tiền tài chính, nhờ đó kiểm sốt chặt chẽ các hoạt động
trong nền kinh tế.
 Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng
Dịch vụ ngân hàng mà NHTM cung cấp cho KH, không chỉ thuần túy để
hưởng hoa hồng và dịch vụ phí, yếu tố làm gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho
NH mà dich vụ ngân hàng cũng có tác dụng hỗ trợ các mặt hoạt động chính của
NHTM mà trước hết là hoạt động tín dụng. Vì vậy các NHTM chỉ nhận các dịch
vụ có liên quan đến hoạt động của NH.
9


1.1.3. Các nghiệp vụ
 Nghiệp vụ nguồn vốn và tài sản nợ
Nghiệp vụ huy động tiền vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản
thân ngân hàng cũng như xã hội. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thương mại
được sử dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà luật pháp cho phép để
huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội, làm nguồn vốn tín dụng để cho
vay đối với nền kinh tế. Kết quả của nghiệp vụ nguồn vốn là tạo ra nguồn vốn để
đáp ừng nhu cầu của nền kinh tế. Thành phần nguồn vốn của NHTM bao gồm:
vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, vốn huy động, vốn đi vay, vốn tiếp nhận, vốn khác.
 Nghiệp vụ cấp tín dụng và đầu tư
Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất,
quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của NHTM. Đây là nghiệp vụ cấu
thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản có của NH, bao gồm:
- Dự trữ: là một bộ phận cần thiết và tất yếu đối với mọi NH. Bao gồm dự
trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp. Tỷ lệ dự trữ do NHTW ấn định.

- Cấp tín dụng: Số nguồn vốn cịn lại sau khi để dành một phần dự trữ, các
NHTM dung để cấp tín dụng cho các đơn vị kinh tế bao gồm: cho vay, chiết
khấu, cho thuê tài chính, bão lãnh NH, các hình thức khác.
- Đầu tư: NH sẽ dung nguồn vốn ổn định của mình để đầu tư dưới dạng các
hình thức như: hùn vốn mua cổ phần, cổ phiếu của các cơng ty, xí nghiệp hay
mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương, mua trái phiếu cơng ty…
- Tài sản có khác: chủ yếu là tài sản lưu động – cơ sở vật chất để tiến hành
hoạt động của NH.
 Các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng
Những dịch vụ của NH ngày càng phát triển cho phép hỗ trợ đáng kể
nghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư, tạo thu nhập cho
NH. Bao gồm:

10


- Các dịch vụ thanh toán, thu chi hộ cho KH (chuyển tiền, thu hộ séc, dịch
vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh tốn…)
- Nhận bảo quản các tài sản quý giá, giấy tờ, chứng thư quan trọng của
dân chúng.
- Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng, bạc, đá q.
- Tư vấn tài chính cho các cơng ty, xí nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
1.2. Tổng quan về doanh nghiệp siêu nhỏ
1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp siêu nhỏ là những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ bé về mặt
vốn, lao động hay doanh thu. Theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới, doanh
nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người. Ở mỗi
nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ ở nước mình.
Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009, không phân
biệt lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký

kinh doanh theo quy định pháp luật, có quy mơ lao động bình qn năm từ 10
người trở xuống. Tại BIDV, Doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ là doanh nghiệp có
Doanh thu thuần năm liền kề ≤50 tỷ đồng; được thành lập, tổ chức và hoạt động
theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp không xác định được DTT
năm liền kề, Khách hàng thuộc đối tượng Doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ khi
đáp ứng một trong hai điều kiện sau: (i) Tổng nhu cầu tín dụng của khách hàng
≤10 tỷ đồng; (ii) Tổng nhu cầu tiền gửi của khách hàng ≤5 tỷ đồng.
1.2.2. Tầm quan trọng của doanh nghiệp siêu nhỏ
Ở nhiều nước, các doanh nghiệp siêu nhỏ – các tổ chức kinh doanh nhỏ
được tổ chức một cách khơng chính thức, và thường là do người nghèo sở hữu
và điều hành - chiếm đa số trong cộng đồng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
siêu nhỏ tạo ra một phần đáng kể trong tổng số việc làm và tổng sản phẩm quốc
nội (GDP), và họ đóng góp đáng kể vào cơng cuộc xóa đói nghèo. Doanh nghiệp
siêu nhỏ thường là phương tiện sinh nhai chủ yếu đối với những hộ gia đình dễ
11


bị thiệt hại trong những mơi trường có rủi ro cao, như mơi trường có xung đột
dân sự hay có thiên tai. Là một nguồn tạo thu nhập và công ăn việc làm chủ yếu
cho hàng trăm triệu người trên thế giới, nên sự ảnh hưởng của khu vực doanh
nghiệp siêu nhỏ đối với các cá nhân, các hộ gia đình và các nền kinh tế quốc dân
là rất rõ ràng và sâu sắc.
Ở nhiều nước, nhất là ở các nước châu Phi và châu Á, khu vực doanh
nghiệp siêu nhỏ chiếm đa số trong lực lượng lao động. Những số liệu thống kê
sau cho thấy vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ
trong việc tạo cơng ăn việc làm nói chung:
 Các doanh nghiệp có từ năm nhân viên trở xuống chiếm một nửa lực
lượng lao động phi nông nghiệp ở khu vực châu Mỹ Latinh và hai phần ba lực
lượng lao động ở châu Á.
 Ở Thái Lan, cứ 4 việc làm phi nơng nghiệp mới được tạo ra thì trong đó

các doanh nghiệp của khu vực kinh tế khơng chính thức chiếm 3 việc làm, cịn ở
Inđơnêxia thì con số này là một nửa.
 Ở Inđơnêxia, các doanh nghiệp có từ 5 nhân viên trở xuống chiếm gần
một nửa số việc làm trong ngành chế tạo, trong khi các doanh nghiệp nhỏ chiếm
thêm 18%..
 Ở Thái Lan, các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm hơn
97% tổng số doanh nghiệp trong ngành chế tạo và ngành thương mại/dịch vụ.
Các doanh nghiệp siêu nhỏ tạo ra 71% tổng số việc làm trong ngành thương
mại/dịch vụ.
 Ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại, trong số hơn 500.000 doanh
nghiệp đang hoạt động, các doanh nghiệp cỡ lớn chỉ chiếm khoảng 2% và cũng
ngần ấy phần trăm các doanh nghiệp cỡ vừa. Còn lại 95-96% là các doanh
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Riêng doanh nghiệp siêu nhỏ (dưới 10 lao động) đã
chiếm tới 66-67%. Nếu tính cả các hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động trong
nền kinh tế thì tỷ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ có thể chiếm tới 99,9%.
12


1.2.3. Phân tích hoạt động và triển vọng của loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ
1.2.3.1. Thế mạnh
Khi bắt đầu kinh doanh, khơng ít doanh nghiệp siêu nhỏ băn khoăn: nếu
mình là doanh nghiệp nhỏ thì làm sao có thể cạnh tranh được với những đối thủ
lớn? Nhưng thật sự, doanh nghiệp nhỏ có rất nhiều lợi thế so với các doanh
nghiệp lớn như: sự linh hoạt, khả năng phản ứng nhanh nhạy với thị trường và
khả năng cung cấp các dịch vụ có giá cả thấp:
- Trong một chừng mực nào đó, so với các tập đồn lớn, một ưu thế rõ rệt
của các công ty nhỏ là gọn nhẹ và linh hoạt. Các công ty siêu nhỏ là những cơng
ty bám sát thị trường nhất, đồng thời có thể điều chỉnh phương hướng kinh
doanh của mình với tốc độ nhanh nhất. Vì doanh nghiệp siêu nhỏ có quy mơ nhỏ
nên dễ điều chỉnh hoạt động. Điều này giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng

mở rộng quy mơ hoạt động, tận dụng cơ hội nhanh chóng để gia tăng lợi nhuận
khi thị trường chuyển biến tích cực. Ngược lại, khi thị trường chuyển biến tiêu
cực, doanh nghiệp có thể dễ dàng thu hẹp quy mơ hoạt động, giúp nhanh chóng
cắt giảm chi phí, giảm bớt rủi ro thua lỗ. Về mặt quản lý, so với những bộ máy
cồng kềnh, nhiều tầng nấc ở các công ty lớn, việc ra các quyết định kinh doanh
của những công ty nhỏ không cần “thỉnh thị” nhiều cấp, nên khi gặp khó khăn
mọi người đều có thể nhanh chóng giải quyết. Với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, số
lượng nhân viên tương đối ít sẽ đảm bảo sự thống nhất trong các quyết sách từ
lãnh đạo cho đến nhân viên. Từ đó, q trình triển khai và thực hiện các kế
hoạch kinh doanh cũng sẽ dễ dàng hơn và thành công cũng dễ đến với họ hơn.
Hơn nữa, trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, năng suất lao
động tăng nên vốn đầu tư ban đầu khơng cao do đó doanh nghiệp có thể nhanh
chóng tiếp cận khoa học kỹ thuật hơn là các doanh nghiệp cồng kềnh, hoạt động
lâu năm.
- Nhờ cơ cấu gọn nhẹ, giá thành được coi là một trong những vũ khí lợi hại
nhất của các cơng ty nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường luôn “thiên biến
13


văn hố”. Trong khi các tập đồn lớn vất vả với những kế hoạch cắt giảm chi phí
để hạ giá thành, thì những cơng ty nhỏ liên tục đưa ra nhiều mức giá linh hoạt
khác nhau phù hợp với túi tiền của mọi khách hàng.
1.2.3.2. Khó khăn
- Khó khăn đầu tiên phải kể đến của doanh nghiệp siêu nhỏ đó là quy mơ
sản xuất nhỏ, manh mún, vốn ít, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản
xuất lạc hậu. Trình độ quản lý, quản trị doanh nghiệp cịn yếu. Việc phân tích, đưa
ra các chiến lược sản xuất kinh doanh cịn man g tính thời vụ,” bóc ngắn cắn dài”,
thiếu một chiến lược dài hơi.
- Trình độ tay nghề người lao động thấp dẫn đến năng suất, chất lượng sản
phẩm còn hạn chế. Trong quản lý, điều hành doanh nghiệp đa số chưa thực sự chú

trọng đến việc nắm bắt cơ hội, khai thác thông tin về thị trường vốn, thị trường lao
động, nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường xuất khẩu.
- Thiếu tính nhanh nhạy, yếu kém về tiếp cận thị trường, cải tiến mẫu sản
phẩm do đó họ chỉ quan tâm sản xuất, kinh doanh và bán những gì mà họ có mà
không chú ý đến việc phát triển sản xuất những gì thị trường cần. Đặc biệt, mặc
dù có sự phát triển nhanh về số lượng nhưng việc liên kết, hợp tác kinh doanh
của các doanh nghiệp còn rất hạn chế nên phần lớn các doanh nghiệp siêu nhỏ
khơng có khả năng tham gia sản xuất, kinh doanh ở những ngành nghề, lĩnh vực
địi hỏi có nguồn vốn lớn và cơng nghệ cao.
- Trình độ hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp chưa cao.
Điều này rất nguy hiểm khi nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh hội nhập, hàng
loạt công ước quốc tế được ký kết, nếu khơng nắm vững luật pháp nước ta nói riêng
và luật pháp quốc tế nói chung, thì các doanh nghiệp rất dễ bị thua thiệt.
- Ngoài những hạn chế trên, có những hạn chế khơng xuất phát từ bản thân
doanh nghiệp, đó là:
+ Doanh nghiệp siêu nhỏ được ví von như một cơng trình xây dựng vừa yếu
vừa mong manh rủi ro. Nếu bị “hành” bởi các cán bộ công an và Viện kiểm sát
14


thiếu tâm và thiếu tầm, lại có động cơ thiếu minh bạch thì khó mà “ngóc đầu”
lên nổi. Ngồi ra, thái độ của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ DN siêu
nhỏ tìm kiếm thơng tin kinh doanh, tư vấn pháp luật, tìm kiếm đối tác kinh
doanh, xúc tiến thương mại, cơng nghệ… ln có tỷ lệ thấp nhất so với DN siêu
nhỏ hay DN lớn.
+ Thực tế hiện nay, chính sách của các địa phương hiện nay là tận thu, chứ
khơng phải là ni nguồn thu. Vì vậy, các địa phương luôn trải thảm đỏ đối với
các dự án đầu tư lớn, có khả năng nộp ngân sách cho địa phương nhanh chóng, thu
đủ mọi thứ có thể thu. Cịn với nhóm các DN siêu nhỏ thì họ lơ đi, không coi trọng,
không dành ưu đãi cho các DN nhỏ để nuôi nguồn thu bền vững. Trong môi trường

tiêu cực thì người yếu thế là đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất. DN nhỏ cũng như
người nghèo luôn luôn là đối tượng bị tác động và tổn thương nhiều nhất.
+ Hiện nay, các DN siêu nhỏ thực hiện các thủ tục thay đổi dù lớn hay nhỏ,
đơn giản hay phức tạp đều nộp một khoản lệ phí tương đối lớn đối với họ (vì đã
siêu nhỏ thì phải hay thay đổi). Trong khi hàng năm họ vẫn phải đóng các loại
thuế để phục vụ cho việc chi tiêu của bộ máy nhà nước. Nhiều khoản chi cộng
lại là gánh nặng đối với họ.
+ Thực trạng của các doanh nghiệp siêu nhỏ hiện nay là yếu về trình độ
quản lý, quản trị; thiếu về khả năng có tài sản thế chấp, vi phạm tiêu chuẩn cho
vay mà các ngân hàng thương mại đặt ra dẫn đến việc các doanh nghiệp gặp khó
khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
1.3. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích các hoạt động cho vay doanh nghiệp
siêu nhỏ tại Ngân hàng thƣơng mại
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng
1.3.1.1. Vịng quay vốn tín dụng
Vịng quay vốn tín dụng được xác định theo cơng thức:
Vịng quay vốn tín dụng =

Doanh số thu nợ
Dư nợ bình qn
15

(vịng)


Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng. Hay nói cách khác
nó phản ánh số vốn đầu tư quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kì nhất
định (thường là 1 năm). Vịng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ vốn của
ngân hàng luân chuyển càng nhanh. Việc đánh giá chỉ tiêu trên thường được so
sánh giữa các kỳ khác nhau. So với kỳ trước, nếu vịng quay vốn tín dụng càng

nhiều chứng tỏ tốc độ quay vịng vốn tín dụng trong kỳ tăng nhanh và ngược lại.
Như vậy để xem xét thời hạn thu hồi nợ vay doanh nghiệp siêu nhỏ nhanh
hay chậm thì ta vận dụng cơng thức sau:
Doanh số thu nợ DNSN

Vịng quay vốn tín dụng DNSN =

Dư nợ bình qn DNSN

(vịng)

1.3.1.2. Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ DNSN =

Doanh số thu nợ DNSN
Doanh số cho vay DNSN

(%)

Hệ số thu nợ doanh nghiệp siêu nhỏ vừa phản ánh khả năng thu nợ của
Ngân hàng trong việc cung cấp vốn tín dụng doanh nghiệp siêu nhỏ. Nó cho biết
một đồng vốn cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ thì Ngân hàng sẽ thu về được bao
nhiêu đồng trong một kì kinh doanh nhất định.
1.3.1.3. Dư nợ doanh nghiệp siêu nhỏ trên tổng nguồn vốn huy động
Dư nợ DNSN/ Tổng nguồn vốn huy động =

Dư nợ DNSN
Tổng nguồn vốn huy động

(%)


Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó
giúp cho ta so sánh khả năng cho vay DNSN của Ngân hàng với nguồn vốn
huy động được.
1.3.1.4. Tỷ lệ nợ quá hạn
Để đánh giá chất lượng và hiệu quả tín dụng ta có thể xem xét thơng qua
tình trạng nợ quá hạn tại các Ngân hàng thương mại.
Nợ quá hạn là nợ mà đến kỳ hạn trả nợ, người đi vay không trả và cũng
không được gia hạn nợ. Sẽ khơng thể đánh giá chất lượng tín dụng cao nếu nợ
16


×