Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn địa lớp 12 năm 2020 2021 THCS đinh tiên hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.81 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKI - KHỐI 12 - MÔN ĐỊA - 2020 - 2021
I.LÝ THUYẾT ( 3,0 ĐIỂM)
Câu 1: So sánh sự khác nhau về khí hậu 2 miền Nam, Bắc ở nước ta.
 Đặc trưng khí hậu lãnh thổ phía Bắc: nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đơng lạnh. Nhiệt độ trung bình
năm trên 200C, biên độ nhiệt lớn, có 2-3 tháng lạnh dưới 180C.
 Đặc trưng khí hậu lãnh thổ phía Nam: Cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa mưa và khơ rõ rệt. Nhiệt độ
trung bình năm trên 250C, biên độ nhiệt nhỏ, khơng có tháng lạnh.
Câu 2: Tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới. Nêu biểu hiện của nó.
 Nguyên nhân: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, 1 năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
 Biểu hiện: Tổng bức xạ lớn. Cân bằng bức xạ luôn dương. Nhiệt độ cao > 20 0C, nhiều nắng (1400
→ 3000 giờ /năm).
Câu 3: Tại sao nước ta có lượng mưa, độ ẩm lớn? Nêu biểu hiện của nó.
 Nguyên nhân: Do các khối khí đi qua biển mang theo độ ẩm và lượng mưa lớn.
 Biểu hiện: Lượng mưa lớn 1500 → 2000 mm/năm, sườn núi đón gió và núi cao lượng mưa từ 3500
→ 4000 mm/năm. Độ ẩm cao trên 80%. Cân bằng ẩm luôn dương.
Câu 4: So sánh vùng biển, thềm lục địa của Bắc Bộ, Nam Bộ với Trung Bộ. Nguyên nhân dẫn đến sự
khác nhau đó.
 Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam: đáy nông, rộng do giáp với đồng bằng rộng lớn.
 Thềm lục địa Trung Bộ: hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu do núi lan ra sát biển.
 Độ nông sâu, rộng hẹp của thềm lục địa phụ thuộc vào vùng đồng bằng hay đồi núi kề bên.
Câu 5: So sánh sự khác nhau vùng đồng bằng ven biển miền Trung với đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ.
 ĐB Bắc Bộ và Nam Bộ : Diện tích mở rộng, bãi triều thấp, phẳng, thềm lục địa rộng, nông. Thiên
nhiên trù phú, xanh tươi thay đổi theo mùa.
 ĐB Duyên Hải Miền Trung: Diện tích hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ.Thềm lục
địa: hẹp, sâu. Bờ biển khúc khuỷu: hình thành nhiều địa hình vũng, vịnh, cồn cát, đầm phá  phát
triển kinh tế biển. Thiên nhiên: khắc nghiệt, đất kém màu mỡ.
Câu 6: Trình bày đặc điểm sơng ngịi ở nước ta. Tại sao sơng ngịi miền Trung nước ta lũ lên nhanh
 Mạng lưới sơng ngịi dày đặc (có hơn 2360 con sơng dài trên 10km).
 Sơng ngịi nhiều nước, giàu phù sa do mưa nhiều.
 Chế độ nước theo mùa: do mưa theo mùa.
 Sông ngịi miền Trung nước ta lũ lên nhanh do: sơng ngắn, dốc, mưa tập trung, nước biển dâng và do


mất nhiều lớp phủ thực vật.
Câu 7: Trình bày các đặc điểm chính của địa hình Việt Nam.
 Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu à đồi núi thấp.
 Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
 Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
 Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Câu 8: Nguyên nhân thiên nhiên phân hóa theo độ cao. Ở miền núi có những đai cao nào? Thành
phố Hồ Chí Minh nằm trong miền địa lý tự nhiên nào?


 Nguyên nhân: Do sự giảm nhanh của nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa
ở miền núi.
 Theo độ cao ở miền núi nước ta có 3 đai cao: Đai nhiệt đới gió mùa chân núi, đai cận nhiệt đới gió
mùa trên núi, đai ơn đới gió mùa trên núi.
 Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong miền địa lý tự nhiên: Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 9: Trình bày hoạt động của gió mùa mùa đơng (gió mùa Đơng Bắc) ở nước ta.
 Nguồn gốc xuất phát từ áp cao Xi-bia. Hướng Đông Bắc là chủ yếu.
 Phạm vi hoạt động: Từ phía Bắc đến dãy Bạch Mã.
 Thời gian hoạt động: hoạt động theo từng đợt từ tháng 11→ 4 năm sau.
 Tính chất: Tạo mùa đơng lạnh ở miền Bắc. Nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm
gây mưa phùn cho đồng bằng Bắc Bộ và BắcTrung Bộ do đi qua biển.

II. TRẮC NGHIỆM 7,0 ĐIỂM

BÀI 2, 6,7, 9, 10, 11, 12. ( BAN XÃ HỘI)
BÀI 6 ,8, 9, 10 ( BAN TỰ NHIÊN)




×