Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

LÝ 6 CHỦ đề 2 đo THỂ TICH CHẤT LỎNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.15 KB, 15 trang )

CHỦ ĐỀ 2

ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG

Chuẩn cần
đánh giá
C1: Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng và các
đơn vị đo thể tích.
C2: Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
C3: Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ.

A/ KIẾN THỨC CẦN NHỚ.
I. ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH.
* Mọi vật dù to hay nhỏ cũng chiếm một chỗ trong khơng gian nên chúng đều có
thể tích. Thể tích là đại lượng cho biết sự to hay nhỏ của mọi vật.
* Thể tích kí hiệu là V. Đơn vị đo thể tích của nước ta là mét khối (kí hiệu m3) và
lít (kí hiệu l)”.
* Ngồi đơn vị m3 cịn có các đơn vị đo thể tích như:
kilơmét khối (km3) , Héctơmét khối (hm3) , Đềcamét khối (dam3) , đềximét khối
(dm3) , xentimét khối (cm3) , milimét khối (mm3).
* Ngồi đơn vị lít cịn cơ đơn vị đo thể tích như:
mililít (ml)

; cc

* Thứ tự đơn vị đo thể tích

1


* Chú ý:


1dm3 = 1 lít

1cm3 = 1 ml

1ml = 1cc

* Các đơn vị thể tích nước ngồi.
1 gallon Mỹ = 3,785 lít
1gallon Anh = 4,546 lí
II. CÁCH ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH.
* Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ: cứ giảm một tên đơn vị thì lấy số đơn vị lớn
nhân thêm 1000.
VD: 1m3 = 1000dm3

1m3 = 1000000cm3
0,5 lít = 0,5 �1000 ml = 500ml

1lít = 1000 ml

* Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn: cứ tăng một tên đơn vị thì lấy số đơn vị bé
chia thêm 1000.
2
VD: 2cm3 = 1000 dm3

3
3cm3 = 1000000 m3

1
1ml = 1000 lít


2
2cc = 1000 lít

III. DỤNG CỤ ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG.
Các dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng là:
+ bình chia độ, ống chia độ.

+ ca, cốc, chai…có vạch chia thể tích.

2


IV. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG BẰNG BÌNH CHIA ĐỘ
- B1: Ước lượng chất lỏng cần đo, chọn BCĐ thích hợp (có GHĐ và ĐCNN phù
hợp)
- B2: Đặt BCĐ thẳng đứng, rót từ từ chất lỏng vào BCĐ.
- B3: Đặt mắt ngang với mực chất lỏng trong bình.
- B4: Đọc kết quả theo vạch chia gần nhất, ghi kết quả theo ĐCNN.
V. THỂ TÍCH BÌNH ĐỰNG CHẤT LỎNG HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT.
* Khối lập phương có cạnh bằng a
=> Thể tích V = a3
* Khối hộp chữ nhật có chiều rộng bằng a, chiều dài bằng b, chiều cao bằng h
=> Thể tích V = a . b . h
* Khối hình trụ có bán kính đáy là r , chiều cao là h
=> Thể tích V = π. r2 . h
* Khối cầu có bán kính là R
4
=> Thể tích là V = 3 . π . R3

B/ BÀI TẬP VẬN DỤNG.

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN.
Câu 1: Một người cần dùng 55cc nước. Hỏi người đó cần đổ nước
vào bình đến vạch chia ở vị trí kí hiệu số mấy?
Câu 2: Một ống đong thẳng có dung tích 500ml lâu ngày bị mờ các vạch chia vì vậy mà
khi đong các chất lỏng thường khơng chính xác. Để khắc phục tình trạng trên hãy nêu
phương án sửa chữa để ống đong có thể sử dụng một cách khá chính xác với các ĐCNN:

3


a) 5ml
b) 2ml
Câu 3: Trên các chai đựng rượu người ta thường ghi 650ml. Hỏi khi ta rót đầy rượu vào
chai thì lượng rượu đó có chính xác là 650ml khơng?
Câu 4: Trên các lon bia có ghi “333 ml ” con số đó có ý nghĩa gì?
Câu 5: Hình bên có ba bình thủy tinh, trong đó có hai bình đều đựng 1 lít nước. Hỏi khi
dùng bình 1 và bình 2 để chia độ cho bình 3 dùng bình nào để chia độ sẽ chính xác hơn?
Tại sao?

Câu 6: Một người cầm một can 3 lít đi mua nước mắm, người bán hàng chỉ có loại can 5
lít khơng có vạch chia độ. Hỏi người bán hàng phải đong như thế nào để ngưịi đó mua:
a) 1 lít nước mắm
b) 2 lít nước mắm.
Câu 7: Người bán hàng có hai loại can 3 lít và 5 lít khơng có vạch chia độ, làm thế nào để
người đó đong được 7lít dầu.
II. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ CẤP ĐỘ.
Mức độ nhận biết
Câu 1: Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN
của chúng và các đơn vị đo thể tích.
Câu hỏi: Đổi 543cm3 ra lít ta được kết quả:

A. 5,43 lít

B. 54,3lít

C. 0,0543lít

D. 0,543lít

Câu 2: Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN
của chúng và các đơn vị đo thể tích.
Câu hỏi: Để đo thể tích của nửa lít cồn ta nên dùng bình chia độ có:
A. GHĐ 500 cm3, ĐCNN 2 cm3 và diện tích tiết diện 10 cm 2.
B. GHĐ 500 cm3, ĐCNN 1 cm3 và diện tích tiết diện 5 cm 2.
C. GHĐ 1000 cm3, ĐCNN 1 cm3 và diện tích tiết diện 10 cm 2.

4


D. GHĐ 1000 cm3, ĐCNN 1 cm3 và diện tích tiết diện 5 cm 2.
Mức độ thông hiểu
Câu 3: Chuẩn cần đánh giá: Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
Câu hỏi: Dùng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3 để đo thể tích của một lượng cồn.
Cách ghi kết quả đúng là:
A. V = 500 cm3

B. V = 500,1 cm3

C. V = 500,50 cm3

D. V = 500,5 cm3


Câu 4: Chuẩn cần đánh giá: Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
Câu hỏi: Một can nhựa có 10 vạch chia cách đều nhau vạch chia trên cùng nằm
dưới miệng can có ghi 5 lít. Can nhựa này có:
A. GHĐ 5 lít và ĐCNN là 1 lít.

B. GHĐ 5 lít và ĐCNN là 0,5 lít

C. GHĐ 5,2 lít và ĐCNN là 0,2 lít

D. GHĐ 5,2 lít và ĐCNN là 0,5 lít

Câu 5: Chuẩn cần đánh giá: Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng
cụ đo thể tích.
Câu hỏi: Cho một bình sữa như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia
nhỏ nhất của bình lần lượt là:
A. GHĐ 150 ml, ĐCNN 30 ml
B. GHĐ 150 ml, ĐCNN 15 ml
C. GHĐ 150 ml, ĐCNN 20 ml
D. GHĐ 150 ml, ĐCNN 10 ml
Mức độ vận dụng thấp:
Câu 6: Chuẩn cần đánh giá: Đo được thể tích của một lượng chất lỏng
bằng bình chia độ.
Câu hỏi: Cho bình chia độ như hình bên. Thể tích mực chất lỏng
trong bình là:
A. 38 cm3

B. 39 cm3

C. 36 cm3


D. 35 cm3

Câu 7: Chuẩn cần đánh giá: Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia
độ.
Câu hỏi: Để đo thể tích của cùng một lượng chất lỏng, các bạn trong nhóm thực
hành đã dùng các bình chia độ khác nhau. Kết quả đo được như sau:

5


Bạn Việt: V1 = 119,7 cm3.
Bạn Nam: V2 = 129 cm3.
Bạn Hịa: V3 = 119,5 cm3.
Mỗi bạn đã dùng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu?
Mức độ vận dụng cao:
Câu 8: Chuẩn cần đánh giá: Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia
độ
Câu hỏi: Có một can chứa 10 lít dầu hỏa và ba can khơng chứa gì gồm hai can 3l
và 1 can 7l. Làm thế nào để được 5l dầu hỏa?
Câu 9: Chuẩn cần đánh giá: Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ
Câu hỏi: Có ba chiếc can, can thứ nhất ghi 10 lít và chứa 10 lít nước, can thứ hai
ghi 8 lít, can thứ ba ghi 5 lít. Làm thế nào để trong can thứ nhất chỉ cịn 7 lít nước?
III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.
Câu 1. Hãy chọn bình chia độ thích hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể
tích của một lượng chất lỏng chứa gần đầy trai 1 lít.
A. Bình 1000 ml có vạch chia tới 10 ml
B. Bình 500 ml có vạch chia tới 5 ml
C. Bình 100 ml có vạch chia tới 1 ml
D. Bình 1000 ml có vạch chia tới 2 ml

Câu 2. Nam dùng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 0,5 cm3 để đo thể tích nước ngọt
đựng trong 1 chai nước ngọt và đọc được kết quả đúng. Đáp án nào sau đây là kết quả của
Nam :
A. 299,15 cm3

C. 299,3 cm3

B. 299,2 cm3

D. 299,5 cm3

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng: Giới hạn đo của bình chia độ là:
A. Thể tích lớn nhất mà bình có thể chứa.
B. Thể tích chất lỏng lớn nhất mà bình có thể chứa.
C. Độ lớn của hai vạch chia liên tiếp ghi trên bình.
D. Số đo thể tích lớn nhất ghi trên bình
Câu 4. Chọn câu trả lời sai: Một bình chứa hai lít nước. Đổ thêm vào bình 0,5 lít, thể
thích của nước chứa trong bình lúc này là:

6


A.2,5 lít

C. 25 cm3

B.2,5 dm3

D. 2500 cm3


Câu 5. Chọn câu trả lời đúng: Hãy xác định độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ
(BCĐ) có giới hạn đo (GHĐ) là 200 ml và gồm 20 vạch chia liên tiếp:
A. 10 ml

B.10 cc

C. 2 ml

D. A và B đều đúng

Câu 6. Chọn đáp án đúng: Gia đình em mỗi tháng tiêu thụ hết 18 khối nước (1 khối = 1
m3) . Số lít nước nhà em tiêu thụ mỗi tháng là:
A. 18.000 lít

B. 1.800 lít

C. 180 lít

D. 18 lít

Câu 7. Chọn câu trả lời sai: Gia đình Nam có 4 người, mỗi ngày tiêu thụ trung bình 0,1m3
nước mỗi ngày. Thể tích nước nhà Nam tiêu thụ hết trong một tháng là;
A. 12 m3

B. 12.000 dm3

C. 12.000 lít

D. 1.200 lít


Câu 8. Chọn câu trả lời đúng: Một hộp nhựa hình lập phương có cạnh 2 cm. Nếu đổ đầy
nước vào hộp thì thể tích nước là:
A. 2 cm3

B. 8 cm3

C. 8 ml

D. B và C đều đúng

Câu 9. Chọn âu trả lời sai: Một hồ bơi có chiều rộng 5 m, dài 20 m, cao 1,5 m. Thể tích
nước mà hồ bơi có thể chứa được nhiều nhất là:
A. 150.000 dm

B. 150.000 lít

C. 150 lít

D. 150 m

Câu 10. Chọn câu trả lời đúng: Bể nước nhà Mai còn 1 m3 nước. Bố Mai đố Mai đổ hết
vào một thùng phy hình trụ có tiết diện là 200 dm3 thì thùng phải có chiều cao tối thiểu là
bao nhiêu? Em hãy giúp Mai tìm ra câu trả lời đúng.
A. 5 dm

B. 500 cm

C. 50dm

D. 5 m


Câu 11. Chọn câu trả lời đúng: Một thùng chứa nước hình trụ có thể chứa được tối đa
942 lít nước. Độ cao của thùng là 1,2 m. Lấy số bi = 3,14. Bán kính của đáy thùng là:
A. 25cm

B. 1 m

C. 50 cm

D. 5 m

Câu 12. Chọn câu trả lời đúng: Một trái khinh khí cầu chứa đầy khí hiđrơ. Biết đường
kính của khinh khí cầu là 4 m. Lấy số pi = 3,14. Thể tích của khí hiđrơ chứa trong khinh
khí cầu là:
A. 33,5 m3

B. 267,9 m3

C. 33,5 lít

7

D. 267,9 lít


Câu 13. Chọn câu trả lời đúng: Trong phịng thí nghiệm để đo thể tích chất lỏng chính xác
đến từng milimét khối ta phải dùng.
A. Ca đong có GHĐ là 0,05 dm3
B. Chai nước uống tinh khiết tương đương 1 xị
C. Bình chai độ có ĐCNN là lớn hơn 1 mm3

D. Bình chai độ có ĐCNN là 1 mm3 hay nhỏ hơn.
Câu 14. Chọn câu trả lời đúng: Khuyết điểm của một bình chia độ do em tự làm là:
A. Động tác chia giai đo dễ tạo nên sai số
B. Giai đo không được chuẩn
C. Kết hợp hai câu trên
D. Cả ba câu đều sai
Câu 15. Trên các chai đựng rượu người ta có ghi 750mml. Con số đó chỉ:
A. Dung tích lớn nhất của chai rượu.
B. Lượng rượu chứa trong chai.
C. Thể tích của chai đựng rượu.
D. Lượng rượu mà chai có thể chứa.
Chọn câu đúng trong các nhận định trên.
Câu 16. Do lỗi của nhà sản xuất mà một số can nhựa loại dung tích 1lít đựng chất lỏng
khơng được chính xác. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất để xác định thể tích của chất
lỏng đựng trong các can trên:
A. Bình 1000ml có vạch chia tới 5ml
B. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml
C. Bình 300ml có vạch chia tới 1ml
D. Bình 1000ml có vạch chia tới 1ml
Câu 17. Khi sử dụng bình chia độ có ĐCNN 0,1cm3 để thực hành đo thể tích chất lỏng.
Các số liệu nào sau đây ghi đúng:
A. V1 = 20,10cm3

B. V2 = 20,1cm3

C. V3 = 20,01cm3

D. V4 = 20,12cm3

Câu 18. Có hai bình chia độ A và B có cùng dung tích, bình A có chiều cao lớn hơn bình

B. Sử dụng bình chia độ nào ta sẽ xác định thể tích của chất lỏng chính xác nhất? Chọn
câu trả lời đúng trong các câu sau:

8


A. Sử dụng bình A

B. Sử dụng bình B

C. Hai bình như nhau

D. Tùy vào cách chia độ

Câu 19. Có ba ống đong A, B, C loại 100ml có vạch chia tới 1ml, chiều cao lần lượt:
100mm ; 150mm ; 200mm. Hỏi sử dụng ống đong nào để chia chính xác nhất thể tích chất
lỏng trong các bình chứa chính xác nhất? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
A. Sử dụng bình A

B. Sử dụng bình B

C. Sử dụng bình C

D. Sử dụng bình A hoặc B hoặc C.

C/ HƯỚNG DẪN – ĐÁP ÁN.
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN.
Câu 1: Trên bình có tất cả 20 khoảng chia nhỏ bằng nhau, mà GHD của bình là 100cm3 =
100ml = 100cc nên ĐCNN của bình là 5cc. Do đó để dùng 55cc nước người này cần đổ
nước vào bình đến vạch chia ở vị trí kí hiệu số 3 trên hình.

Câu 2:
a) Dùng bình chia độ có ĐCNN 5ml hoặc 1ml: Đổ nước vào bình chia độ tới vạch
chia 5ml, rồi sau đó đổ lượng nước đó từ bình chia độ sang ống đong rồi đánh dấu vạch
chia 5ml trên ống đong. Cứ tiếp tục làm như vậy để đánh dấu các vạch chia 5ml tiếp theo
trên ống đong. Như vậy ta có thể sử dụng một cách khá chính xác ống đong ĐCNN là
5ml.
a) Dùng bình chia độ có ĐCNN 1ml: Đổ nước vào bình chia độ tới vạch chia 2ml,
rồi sau đó đổ lượng nước đó từ bình chia độ sang ống đong rồi đánh dấu vạch chia 2ml
trên ống đong. Cứ tiếp tục làm như vậy để đánh dấu các vạch chia 2ml tiếp theo trên ống
đong. Như vậy ta có thể sử dụng một cách khá chính xác ống đong ĐCNN là 2ml.
Câu 3: Con số 650ml ghi trên chai đựng rượu để chỉ lượng thể tích rượu mà chai có thể
chứa. Do đó khi ta rót đầy rượu vào chai thì lượng rượu đó có thể tích chính xác là 650ml.
Câu 4: Con số đó cho biết thể tích bia trong lon là 333ml
Câu 5: Bình 2 có chiều cao thấp hơn thì các vạch chia gần nhau hơn, nên khi dùng bình 2
làm ống đong để chi độ cho bình 3 sẽ chính xác hơn.
Câu 6:

9


a) Người đó dùng can 3 lít và 5 lít để lấy được 8l. Sau đó đổ vào can 5 lít, rồi từ can
5 lít đổi vào 3 lít ta được 2 lít -> cịn lại 6 lít. Đổ tiếp 3 lít từ can 3 lít vào can 5 lít và rót
thêm 2 lít cịn lại. Ta được 1 lít
b) Người đó đong vào can 5l rồi đổ vào 3 l sau đó cịn lại 2l
Câu 7: Đong vào can 5l rồi đổ vào can 3 lít ta được 2 lít. Sau đó dùng tiếp can 5l để được
7 lít
II. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ CẤP ĐỘ.
Mức độ nhận biết
Câu 1: Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN
của chúng và các đơn vị đo thể tích.

Câu hỏi: Đổi 543cm3 ra lít ta được kết quả là
A. 5,43 lít

B. 54,3lít

C. 0,0543lít

D. 0,543lít

Phương án trả lời : D.
Câu 2: Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN
của chúng và các đơn vị đo thể tích.
Câu hỏi: Để đo thể tích của nửa lí cồn ta nên dùng bình chia độ có
E. GHĐ 500 cm3, ĐCNN 2 cm3 và diện tích tiết diện 10 cm 2.
F. GHĐ 500 cm3, ĐCNN 1 cm3 và diện tích tiết diện 5 cm 2.
G. GHĐ 1000 cm3, ĐCNN 1 cm3 và diện tích tiết diện 10 cm 2.
H. GHĐ 1000 cm3, ĐCNN 1 cm3 và diện tích tiết diện 5 cm 2.
Phương án trả lời: D
Mức độ thông hiểu
Câu 3: Chuẩn cần đánh giá: Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
Câu hỏi: Dùng bình chia độ có ĐCNN 0,5 cm3 để đo thể tích của một lượng cồn.
Cách ghi kết quả đúng là
A. V = 500 cm3

B. V = 500,1 cm3

C. V = 500,50 cm3

D. V = 500,5 cm3


Phương án trả lời: D
Câu 4: Chuẩn cần đánh giá: Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
Câu hỏi: Một can nhựa có 10 vạch chia cách đều nhau vạch chia trên cùng nằm
dưới miệng can có ghi 5 lít. Can nhựa này có:

10


A. GHĐ 5 lít và ĐCNN là 1 lít.

B. GHĐ 5 lít và ĐCNN là 0,5 lít

C. GHĐ 5,2 lít và ĐCNN là 0,2 lít

D. GHĐ 5,2 lít và ĐCNN là 0,5 lít

Phương án trả lời: B
Câu 5: Chuẩn cần đánh giá: Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng
cụ đo thể tích.
Câu hỏi: Cho một bình sữa như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia
nhỏ nhất của bình lần lượt là:
A. GHĐ 150 ml, ĐCNN 30 ml
B. GHĐ 150 ml, ĐCNN 15 ml
C. GHĐ 150 ml, ĐCNN 20 ml
D. GHĐ 150 ml, ĐCNN 10 ml
Phương án trả lời: Đáp án D.
- GHĐ của bình là 150 ml.
- Giữa số 30 và 60 có 3 khoảng chia nên ĐCNN của bình là (60 – 30) : 3 = 10ml
Mức độ vận dụng thấp
Câu 6: Chuẩn cần đánh giá: Đo được thể tích của một lượng chất lỏng

bằng bình chia độ.
Câu hỏi: Cho bình chia độ như hình bên. Thể tích mực chất lỏng
trong bình là:
A. 38 cm3

B. 39 cm3

C. 36 cm3

D. 35 cm3

Phương án trả lời: Đáp án A.
- GHĐ của bình là 60cm3 .
- Giữa hai số chia gần nhau nhất ghi trên bình ln có 5 khoảng chia, chẳng hạn
giữa số 10 và 20 có 5 khoảng chia nên ĐCNN của bình là (20 – 10) : 5 = 2cm3
- Mực chất lỏng trong bình vượt qua vạch chia số 30 thêm 4 khoảng chia nữa nên
thể tích chất lỏng trong bình là: V = 30 + 4.2 = 38cm3.
Câu 7: Chuẩn cần đánh giá: Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia
độ.

11


Câu hỏi: Để đo thể tích của cùng một lượng chất lỏng, các bạn trong nhóm thực
hành đã dùng các bình chia độ khác nhau. Kết quả đo được như sau:
Bạn Việt: V1 = 119,7 cm3.
Bạn Nam: V2 = 129 cm3.
Bạn Hịa: V3 = 119,5 cm3.
Mỗi bạn đã dùng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu?
Phương án trả lời:

- Bạn Việt đã dùng bình chia độ có ĐCNN là 0,1 cm3 vì số có nghĩa (số 7) đứng
ngay sau dấu phẩy nên ĐCNN thuộc hàng phần mười của cm3. Vì số có nghĩa là số 7 nên
ĐCNN chỉ có thể là 0,1 cm3.
- Bạn Nam dùng bình có ĐCNN 1 cm3.
- Bạn Hịa dùng bình có ĐCNN là 0,5 cm3 hoặc 0,1 cm3.
Mức độ vận dụng cao
Câu 8: Chuẩn cần đánh giá: Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia
độ
Câu hỏi: Có một can chứa 10 lít dầu hỏa và ba can khơng chứa gì gồm hai can 3l
và 1 can 7l. Làm thế nào để được 5l dầu hỏa?
Phương án trả lời:
Rót dầu vào đầy can 3 l, sau đó rót từ can 3 l sang can 7 l. Thực hiện 3 lần như vậy
thì dầu đầy can 7 l và còn dư 2 l trong can 3 l . Can 10 l còn dư 1 l dầu. Đổ dầu từ can 7 l
sang đầy can 3 l sẽ còn dư 4 l trong can 7 l. Đổ 1 l từ can 10 l sang can 7 l ta sẽ được 5 l
dầu.
Câu 9: Chuẩn cần đánh giá: Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia
độ
Câu hỏi: Có ba chiếc can, can thứ nhất ghi 10 lít và chứa 10 lít nước, can thứ hai
ghi 8 lít, can thứ ba ghi 5 lít. Làm thế nào để trong can thứ nhất chỉ cịn 7 lít nước?
Phương án trả lời:
- Đổ nước từ can 10 lít vào đầy can 8 lít. Trong can 10 lít, cịn lại 2 lít nước.
- Đổ nước từ can 8 lít vào đầy can 5 lít. Trong can 8 lít cịn lại 3 lít nước.
- Đổ nước trong can 5 lít vào can 10 lít. Trong can 10 lít có: 2 lít + 5 lít = 7 lít.

12


III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: Bình chia độ thích hợp nhất để đo thể tích của một lượng chất lỏng chứa gần đầy
chai 1 lít là bình 1000 ml có vạch chia tới 2 ml.

 Đáp án: D
Câu 2: Kết quả của Nam: 299,5 cm3.
 Đáp án: D
Câu 3: Giới hạn đo của bình chia độ là: số đo thể tích lớn nhất ghi trên bình.
 Đáp án: D
Câu 4: Thể tích của nước chứa trong bình là: 25 cm3.
=> Câu trả lời sai C
 Đáp án: C
Câu 5: Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của hình chia độ (BCĐ) có giới hạn đo (GHĐ) là 200
ml và gồm 20 vạch chia liên tiếp là: 10ml = 10cc.
 Đáp án: D
Câu 6: Số lít nước gia đình em đã tiêu thụ mỗi tháng là: 18.000 lít
 Đáp án: A
Câu 7: Thể tích nước gia đình Nam tiêu thụ hết trong một tháng (30 ngày) là:
V = 4 � 30 � 0,1 = 12 m3 = 12.000 dm3 = 12.000lít.
=> Đáp số sai D
 Đáp án: D
Câu 8: Thể tích của nước là: V = 2 � 2 � 2 = 8 cm = 8 ml.
 Đáp án: D
Câu 9: Một hồ bơi có chiều rộng 5m, dài 20m, cao 1,5m. Thể tích nước mà hồ bơi có thể
chứa được nhiều nhất là:

13


V = 5 � 20 � 1.5 = 150 m3 = 150.000 dm3 = 150.000 lít.
=> Đáp số sai B.
 Đáp án: B
Câu 10: Chiều cao tối thiểu của thùng phuy phải bằng chiều cao của cột nước khi đổ vào
thùng:

Ta có: V = 1m3; S = 200 dm2 = 2 m2
V
=> h = S = 0.5 m = 5 dm
 Đáp án: A
Câu 11: Thể tích của thùng là; V = S�h = số pi � R2 � h = 9421 = 0,942 m3
R2 = 0,25m � R = 0,5 m = 50 cm
 Đáp án: B
Câu 12: Bán kính của khinh khí cầu: R = 7 = 2m.
Thể tích của khinh khí cầu bằng thể tích của khí hiđrơ chứa trong nó.
4

Do đó: V = 3 (số pi) � R3 = 33,5 m3.
 Đáp án: A
Câu 13: Trong phịng thí nghiệm để đo thể tích chất lỏng chính xác đến từng milimét
khối ta phải dùng: bình chia độ có ĐCNN là 1 mm3 hay nhỏ hơn.
 Đáp án: D
Câu 14: Khuyết điểm của một bình chia độ do em tự làm là:
- Động tác chia giai đo dễ tạo nên sai số.
- Giai đo không được chuẩn.
 Đáp án: C

14


Câu 15: Trên các chai đựng rượu người ta có ghi 750ml. Con số đó chỉ lượng rượu mà
chai có thể chứa.
 Đáp án: D

Câu 16: Bình chia độ phù hợp nhất để xác định thể tích của chất lỏng đựng trong các can
trên là bình 1000ml có vạch chia tới 1ml

 Đáp án: D

Câu 17: Dùng bình chia độ có ĐCNN 0,1cm3 để thực hành đo thể tích chất lỏng, thì số
liệu ghi đúng trong các đáp án là V2 = 20,1cm3.
 Đáp án: B

Câu 18. Khi đo thể tích của một lượng chất lỏng bất kì:
+ Nếu dùng bình chia độ có độ cao lớn hơn, vạch chia sẽ cách xa nhau và mực nước
cần đo sẽ có thể khơng tới được vạch chia đó.
+ Nếu sử dụng bình chia độ có độ cao thấp hơn thì các vạch chia sẽ gần nhau và
mực nước sẽ tới đúng vạch chia hơn
Vậy sử dụng bình chia độ B sẽ xác định thể tích của chất lỏng chính xác nhất.
 Đáp án: B

Câu 19. Ống đong có chiều cao càng thấp thì các vạch chi sẽ gần nhau, do đó khi đo thể
tích một lượng nước bất kì thì mực nước sẽ tới đúng các vạch chia hơn.
 Đáp án: A

15



×