Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Năm điều Bác Hồ dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.54 KB, 2 trang )

5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY THIẾU NIÊN VÀ NHI ĐỒNG
***
Thưa Qúy thầy cô và các bạn.
Sinh thời, Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã dành muôn vàn tình
thương yêu sâu sắc, chăm sóc, dìu dắt, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng-
lớp tuổi trẻ tương lai của đất nước. Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Bác “để lại
muôn vàn tình thân yêu cho các cháu thanh niên và nhi đồng”.
Bác đặt niềm tin ở thế hệ trẻ, mong mỏi thanh thiếu nhi Việt Nam kế tục xứng
đáng sự nghiệp cách mạng vẽ vang của Đảng và truyền thống tốt đẹp, quý báu của
dân tộc. Đối với thiếu niên, nhi đồng, Bác dạy các cháu 5 điều: “Yêu tổ quốc, yêu
đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. Giữ gìn vệ sinh thật
tốt. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”. Một lời dặn dò đơn giản nhưng là cả một tấm
lòng yêu nước, thương dân của Bác. Thứ tình cảm mênh mang đó được ghi cô đọng
vào trong 6 chữ để dặn dò con cháu. Trong 5 điều Bác dạy thì đây là điều thứ nhất.
Thiếu điều tiên quyết này thì những điều sau, dù có tốt mấy cũng không phát huy
được hết tác dụng, thậm chí mất phương hướng. Khi lòng yêu nước nguội lạnh
trong lòng thì tâm hồn ta chỉ còn là một bãi tha ma mộ địa.
Cuộc đời của Bác là đời của nhà yêu nước vĩ đại cho nên bất kỳ ai, dù thuộc
tầng lớp xã hội nào, thuộc lứa tuổi nào, thuộc dân tộc nào mà một lần được vinh dự
gặp Bác, cho là trong chốc lát, cũng lưu lại trong ký ức mình bao nhiêu kỷ niệm sâu
sắc về lòng yêu nước. Những kỷ niệm này trong những lúc tâm hồn thư thái, hay
những khi đêm khuya thanh vắng, có tác dụng làm lắng đọng những suy nghĩ của
lòng ta, làm vang lên những âm thanh kỳ lạ dấy lên tự những sợi dây tình cảm của
trái tim ta.
“ Học tập tốt, lao động tốt” Cũng là những tấm gương về các mặt hoạt động hết
sức phong phú trong con người Bác. Đời Bác là một tấm gương kết hợp học tập và
lao động. Bác rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước với 2 bàn tay trắng. Bản thân
việc tìm ra được con đường cứu nước là cả một quá trình học tập kiên trì. Bác
đứng trước một ngã 3 đường lịch sử: đi theo ngã nào, sang Đông hay sang Tây, Bác
khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh, Phan Bội


Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào. Bác phải dày
công nghiên cứu để tìm một con đường đi mới, con đường thích hợp nhất đối với
nước ta và dân ta. Cách học của Bác không phải cứ miệt mài trong sách vở mà học
ở thực tế, Bác tự rèn giũa mình trong hoạt động thực tiển cách mạng.
Cuộc đời của Bác là một tấm gương cần cù học tập, cần cù lao động, kết hợp
chặt chẽ học tập với lao động, học tập trong lao động, lao động để học tập.
“Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt”. Về mặt này, gương sáng của Bác càng rực rỡ. Ai
cũng thấy rằng Bác là linh hồn của sự đoàn kết dân tộc chống mọi kẻ thù chung. Ai
trong chúng ta mà không nhớ lời dạy sau đây của Bác :
“ Đoàn kết – Đoàn kết – Đại đoàn kết”
“ Thành công – Thành công – Đại thành công”
Nói tới Bác là nói tới sự đoàn kết.
Những tấm gương về kỷ luật tốt ở Bác Hồ là một kho tàng vô giá để chúng ta
khai thác mà học tập. Bác kính già, yêu trẻ, rất mực quan tâm đến các thầy cô giáo,
lúc nào cũng dặn dò cán bộ không xâm phạm đến cái kim, sợi chỉ của dân.
Bác đi năm châu, bốn biển về mà Bác vẫn giữ được một tâm hồn trong sáng,
một lối sống giản dị. Sống ở thủ đô các nước lớn, giữa cảnh xa hoa phù phiếm mà
Bác không hề bận tâm đến các ham muốn tầm thường. Trước sau vẫn là một cuộc
đời thanh đạm, cần lao và khắc khổ, lo cho người trước, lo cho mình sau, dân có
cơm no, áo mặc, con cháu được học hành là Bác vui.
“ Giữ gìn vệ sinh thật tốt, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Những lời dạy đơn
giản này là sự phát biểu thành văn của những ngày Bác sống. Riêng việc tập thể
dục thường xuyên của Bác cũng đã là một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo,
kể cả đối với những nhà thể thao chuyên nghiệp.
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm được coi là những phẩm chất tất yếu của Bác,
của một con người thật sự chí công vô tư. Bác khiêm tốn trong học tập, học tập tất
cả những cái hay của bạn bè. Chưa thấy bao giờ Bác tự đề cao mình. Bác phê phán
kịch liệt thói kiêu ngao, tự mãn, vỗ ngực coi mình là “quan cách mạng”. Nhiều lần
Bác khuyên học sinh phải thật thà trong thi cử, trong đời sống, chống thói ăn cắp
và các thói hư tật xấu, dũng cảm nhận khuyết điểm của mình, dũng cảm bảo vệ cái

đúng, đấu tranh với cái sai, dũng cảm trước quân thù…
Thầy cô và các bạn thân mến.
Chúng em ý thức sâu sắc rằng, 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng và
những lời khuyên nhũ của Người đối với thiếu nhi chúng em là sự đúc kết hết sức
hàm súc những gì mà Người mong muốn cho thiếu nhi Việt Nam phấn đấu vươn
tới để trở thành những cháu ngoan của Bác, để mai sau nối tiếp ông cha, đưa đất
nước ta, dân tộc ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu theo con đường mà
Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe quý thầy cô cùng các bạn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×