Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.6 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ</b> <b> ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II</b>
<b> Môn: Ngữ văn – lớp 7</b>
<b> Năm học: 2014 – 2015</b>
<i><b>Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề)</b></i>
<b>PHẦN I: VĂN - TIẾNG VIỆT (4 điểm)</b>
<i><b>Câu 1: (2 điểm)</b></i>
<i><b>Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây được rút gọn thành phần nào? Mục đích</b></i>
của việc rút gọn câu trên là gì?
<i><b>Câu 2: (2 điểm)</b></i>
<i><b>Sau khi học văn bản Ca Huế trên sơng Hương, em có nhận xét gì về giá trị nội</b></i>
dung của văn bản?
<b>PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm) </b>
<i><b> Câu 1: (2 điểm)</b></i>
Cho tình huống sau: Ở địa phương em có một di tích lịch sử có liên quan đến nội
dung bài học sắp tới. Cả lớp em muốn đến tham quan.
Em hãy thay mặt lớp viết một văn bản đề nghị với thầy cô giáo chủ nhiệm nguyện
vọng trên.
<i>(Học sinh lưu ý không ghi họ tên thật)</i>
<i><b>Câu 2: (4 điểm)</b></i>
Viết bài văn ngắn giải thích câu tục ngữ:
<b>Một cây làm chẳng nên non</b>
<b>Ba cây chụm lại nên hòn núi cao</b>
<b>PHỊNG GD-ĐT CAM LỘ</b>
<b>HƯỚNG DẪN CHẤM</b>
<b>MƠN NGỮ VĂN 7 - HỌC KÌ II</b>
<b>Năm học 2014-2015</b>
<b>PHẦN I: VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm)</b>
<i><b>Câu 1: (2 điểm)</b></i>
<i>- Câu tục ngữ được rút gọn thành phần chủ ngữ (1 điểm)</i>
- Mục đích: Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
<i>(1điểm) </i>
<i><b>Câu 2: (2 điểm)</b></i>
Học sinh nêu được các ý sau:
- Cố đô Huế không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà
<i>cón nổi tiếng với các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. (1 điểm)</i>
- Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một
<i>sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển. (1điểm)</i>
<b>PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm) </b>
<i><b>Câu 1: (2 điểm)</b></i>
HS biết viết văn bản đê nghị:
- Trình bày được các yêu cầu sau về nội dung: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị
<i><b>điều gì? (1điểm) </b></i>
- Đáp ứng được các yêu cầu về hình thức của văn bản đề nghị (Cách trình bày,
<i><b>các mục trong văn bản, diễn đạt, chữ viết...) (1 điểm) </b></i>
<b>Câu 2 (4 điểm)</b>
<b>* Yêu cầu chung:</b>
- Xác định đúng thể loại văn nghị luận giải thích kết hợp chứng minh.
- Giải thích rõ ràng, dễ hiểu có kết hợp dẫn chứng minh họa tiêu biểu.
- Bố cục đầy đủ 3 phần. Viết đúng chính tả, chữ viết sạch, đẹp.
<b>* Yêu cầu cụ thể:</b>
<b>a. Mở bài: (0,5 điểm) </b>
Giới thiệu câu tục ngữ và chủ đề cần giải thích.
<b>b. Thân bài: (3 điểm)</b>
<i><b>- Nêu được ý nghĩa câu câu tục ngữ (1điểm) </b></i>
<i><b>- Có những dẫn chứng tiêu biểu dể chứng minh làm rõ vấn đề (1điểm) </b></i>
<b>c. Kết bài: (0,5 điểm) </b>
Khẳng định lại lời khuyên về tinh tần đoàn kết là sức mạnh của ông cha ta.
<b>* Hướng dẫn cho điểm:</b>
<i><b>- Điểm 4: Bài văn đáp ứng tốt yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu</b></i>
và toàn diện. Lập luận và trình bày khơng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
<i><b>- Điểm 3- < 4: Đúng yêu cầu đề văn nghị luận giải thích, chứng minh, bố cục rõ</b></i>
ràng, dẫn chứng chưa thật tiêu biểu. Lập luận chưa chặt chẽ, sức thuyết phục chưa cao,
mắc 1-2 lỗi ngữ pháp, 2-4 chính tả.
<i><b>- Điểm 2- < 3: Đảm bảo yêu cầu thể loại văn nghị luận giải thích, chứng minh,</b></i>
đảm bảo về bố cục, nội dung thực hiện chưa đầy đủ. Mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt.