Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.83 KB, 23 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SỞ GIAO
DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
( SGD- NHĐT&PTVN)
2.1. Tổng quan về SGD-NHĐT&PTVN.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Được thành lập ngày 28/3/1991 theo quyết định số 76 QĐ/TCCB của Tổng
giám đốc NHĐT&PTVN. Thực nghiệm thành công mô hình mới là đơn vị trực
tiếp kinh doanh của Hội sở chính, thực thi có hiệu quả các nhiệm vụ chiến lược
của BIDV.
SGD là đơn vị chủ lực trong xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với khách
hàng Tập đoàn, Tổng công ty, thực hiện đầu tư các dự án lớn và trọng điểm của
đất nước. SGD cũng là đơn vị đi đầu triển khai thành công hệ thống công nghệ
hiện đại, dự án hiện đại hóa Ngân hàng và hệ thống thanh toán. Triển khai mô
hình tổ chức theo hướng ngân hàng thương mại hiện đại. Thực hiện xuất sắc kế
hoạch kinh doanh hàng năm. Là hạt nhân trong công tác phát triển mạng lưới
trên địa bàn Hà Nội. Mười năm liền được kiểm toán bởi PwC, Ernst and Young.
Bên cạnh đó SGD cũng rất chú trọng xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đáp ứng yêu cầu của hệ thống, gắn bó tâm
huyết với ngành. Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, Công đoàn cơ sở
xuất sắc, Chi đoàn thanh niên tiên tiến.
Đến 31/12/2005, Tổng tài sản đạt 14.000 tỷ đồng, chiếm 10% Tổng tài sản của
hệ thống. Là đơn vị thành viên lớn nhất của BIDV, đóng góp nhiều nhất vào kêt
quả hoạt động kinh doanh của toàn ngành.
Từ ngày đầu thành lập, Sở giao dịch đã có 2 phòng và 1 tổ nghiệp vụ, chủ yếu
làm nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách đầu tư các dự án.
Giai đoạn tiếp theo 1996-2000 với 167 cán bộ nhân viên Sở giao dịch đã có 12
nghiệp vụ, 1 chi nhánh khu vực, 2 phòng giao dịch và 7 quỹ tiết kiệm. Thực
hiện đầy đủ các nghiệp vụ của NHTM, phục vụ đông đảo khách hàng thuộc mọi
tầng lớp kinh tế và dân cư.
Giai đoạn 2001-2005, Sở giao dịch đã thực hiện tách nâng cấp mở 4 chi nhánh
cấp 1 trên địa bàn Hà nội đó là chi nhánh Bắc HN năm 2002, chi nhánh Hà


thành năm 2003, chi nhánh Đông đô năm 2004 và chi nhánh Quang Trung năm
2005. Cơ cấu lại SGD theo mô hình phục vụ giao dịch một cửa thuận lợi cho
khách hàng và quản lý thông tin, thanh toán trực tuyến. Đến nay SGD đã có 15
phòng nghiệp vụ,15 điểm giao dịch với gần 300 cán bộ nhân viên hệ thống,
máy rút tiền tự động ATM hoạt động kết nối các điểm giao dịch BIDV trên
phạm vi toàn quốc hợp thành mạng lưới rộng khắp phục vụ khách hàng sử dụng
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Sau hơn 16 năm hoạt động, hiện nay Sở giao dịch là đơn vị có quy mô 20
phòng nghiệp vụ, 300 cán bộ, với mạng lưới 14 phòng giao dịch, điểm giao
dịch tại 3 quận Hoàn Kiếm , Ba Đình, Hai Bà Trưng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức .
Ban giám đốc
Khối tín dụng
Khối dịch vụ
Khối QL nội bộ
Khối ĐVTT
P. tín dụng1
P tín dụng 2
P tín dụng 3
P. thẩm định
P. quản lý tín dụng
P. thanh toán quốc tế
P. Tài chính kế toán
P.Kế hoạch nguồn vốn
P. Tiền tệ kho quỹ
P. DV Kh cá nhân
P. DV KH DN 2
P. DV KH DN 1
P. Tổ chức cán bộ
P. hành chính quản trị

P. Điện toán
P. kiểm tra nội bộ
P. giao dịch 4
P. giao dịch 1
P. giao dịch 2
P. giao dịch 3
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Sở giao dịch
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh một số năm gần đây.
Quá trình phát triển quy mô hoạt động của Sở giao dịch đuợc thể hiện qua tăng
trưởng khách hàng, tổng tài sản. Đến nay đã có hàng vạn khách hàng mở TK
hoạt động, trong đó có tới 1.400 khách hàng là doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế: Tập đoàn, Tổng công ty, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
liên doanh, cổ phần, TNHH lớn…
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn.
Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn của SGD-NHĐT&PTVN
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tuyệt đối % TT Tuyệt đối % TT Tuyệt đối % TT
Huy động vốn 7,570 6,49 10,111 3,357 13,621 34,71
Tiền gửi TCKT 4,408 18,95 7,285 65,28 11,821 62,27
-TG không kì hạn 844 -17,17 1,645 94,76 3,427 108,28
-TG có kì hạn 3,563 32,67 5,640 58,29 8,394 48,84
Tiền gửi dân cư 3,049 -8,09 2,791 -8,44 1,765 -36,78
-TG tiết kiệm 2,168 -1,83 2,290 5,61 1,601 -30,08
-Kì phiếu 231 -49,92 122 -47,07 28 -77,41
-CCTG, trái phiếu 650 0,35 379 -41,63 136 -64,10
Huy động khác 113 31,64 35 -69,43 35 0.00
(Nguồn : Phòng kế hoạch nguồn vốn SGD-NHĐT&PTVN)
Nguồn vốn Sở giao dịch hình thành chủ yếu từ nguồn tiền gửi thanh toán có kì
hạn từ các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm từ trong dân cư. Đây là hai

nguồn tiền gửi tương đối ổn định.
Tỷ trọng nguồn vốn huy động trung và dài hạn của Sở giao dịch chiếm khoảng
45- 50% tổng nguồn vốn huy động.
Tính đến thời điểm 31/12/2007 tổng nguồn vốn huy động của toàn Sở giao dịch
đạt 13,621 tỷ đồng ( tăng 35% so với năm 2006 ) chiếm 6,25% thị phần trên
địa bàn.
Sở giao dịch giữ vững nền tảng các khách hàng truyền thống ( Ngân hàng phát
triển, Bảo hiểm xã hội Việt nam, Tổng công ty dầu khí..) đồng thời cũng đẩy
mạnh huy động vốn từ các khách hàng mới tiềm năng như tập đoàn Bưu chính
viễn thông, Tổng công ty viễn thông quân đội, Tổng công ty xi măng Vịêt nam,
Tổng công ty Vinaconex…
Với 3 phòng giao dịch mới được mở rộng thêm, huy động vốn từ dân cư tăng
thêm khoảng 1,765 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13% tổng nguồn vốn huy động của
toàn sở giao dịch. Tích cực đẩy mạnh tiền gửi thanh toán, nâng số dư tiền gửi
thanh toán bình quân lên 2000 tỷ đồng.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng.
Tín dụng là hoạt động thế mạnh của SGD-NHĐT&PTVN với số lượng các
khách hàng lớn cũng như chất lượng tín dụng cao, Sở cũng phát triển các
nghiệp vụ dựa trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng được
hội sở chính giao.
Dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2006 đạt khoảng 6700 tỷ đồng, tăng hơn 1000 tỷ
đồng so với năm 2005, đạt 99% giới hạn tín dụng được giao, chiếm 5,09% thị
phần tín dụng trên địa bàn.
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng tại SGD- NHĐT&PTVN
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
1995
Năm
2000

Năm
2005
Năm
2006
Tổng dư nợ 504 4846 5674 6678
Tổng dư nợ ngắn hạn 36 1174 2156 3940
Tổng dư nợ dài hạn 468 3672 3518 2738
(Nguồn: Báo cáo thường niên Sở giao dịch NHĐT&PTVN)
Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của BIDV là:
- Xây lắp dân dụng, công nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Bưu chính viễn thông
- Giao thông vận tải
- Công nghiệp khai khoáng
- Chế biến nông sản, thủy hải sản
- Chế biến hàng xuất khẩu
- Công nghiệp năng lượng và dầu khí
- Các khu công nghiệp trọng điểm
Bảng 2.3: Tỷ trọng dư nợ tín dụng (TD) theo ngành so với
tổng dư nợ qua các năm
Lĩnh vực đầu tư 2004 2005 2006
Xây lắp 30% 25,9
%
23%
Xi măng 3,6% 4,2% 7%
Điện lực 3,7% 5,5% 9%
Dầu khí 2% 3,1% 6%
Xuất khẩu may, gỗ, thủy
sản
3,8% 4% 10%
Bất động sản 4,2% 6% 8%

Khác 52,7
%
51,3
%
37%
Tổng 100% 100% 100
%
( Nguồn: Báo cáo thường niên SGD Ngân hàng ĐT& PT VN )
Trong các lĩnh vực kể trên, xây lắp, xi măng, điện lực và giao thông là những
lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Sở giao dịch. Riêng đối với xây lắp, dư nợ tín dụng
chiếm xấp xỉ ¼ tổng dư nợ qua các năm.
Hầu hết các lĩnh vực nhận tài trợ từ SGD lại là những lĩnh vực tập trung nhiều
dự án lớn trong đó có những dự án trọng điểm của quốc gia, của vùng kinh tế
mà nhu cầu vay vốn luôn ở mức cao và luôn được nhà nước ưu tiên đầu tư thực
hiện.


Bảng 2.4: Tỷ trọng dư nợ theo khách hàng so với tổng dư nợ qua các năm
Khách hàng 2004 2005 2006
Tổng công ty 37% 38% 36%
Doanh nghiệp vừa và
nhỏ
25% 28% 35%
Tư nhân và tiêu dùng 4% 4% 5%
Khác 34% 30% 24%
( Nguồn: Báo cáo thường niên SGD Ngân hàng ĐT&PT VN )
Khách hàng truyền thống của Sở giao dịch là các tổng công ty lớn, tỷ trọng dư
nợ của nhóm khách hàng này luôn chiếm từ 35 – 40% tổng dư nợ của Sở. Tuy
nhiên xu hướng các năm gần đây là tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp vừa và
nhỏ tăng dần.

2.1.3.3. Các dịch vụ của SGD-NHĐT&PTVN.
Các dịch vụ ngân hàng mà SGD cung cấp đã góp một phần quan trọng vào kết
quả kinh doanh chung của toàn hệ thống, bao gồm cả các dịch vụ truyền thống
và hiện đại.
Năm 2004, thu từ dịch vụ chủ yếu vẫn tập trung vào các dịch vụ truyền thống
như bảo lãnh, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ
( 89% tổng thu từ dịch vụ ). Hầu hết là những dịch vụ có quan hệ chặt chẽ với
tín dụng. Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp truyền thống của BIDV.
Thực tế, dịch vụ vẫn là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng các hoạt
động truyền thống khác như huy động vốn và tín dụng.
Những năm gần đây, dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng đã đạt được một số kết quả
nhất định. Ngoài những sản phẩm dịch vụ truyền thống như thanh toán, bảo
lãnh, kinh doanh tiền tệ… BIDV đã chú trọng quan tâm nghiên cứu phát triển
các sản phẩm, dịch vụ mới như dịch vụ thẻ, các sản phẩm Home Banking,
Phone Banking …
Bảng 2.5: Chỉ tiêu của hoạt động thanh toán quốc tế và xuất nhập khẩu
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Doanh số
TTQT
700 2,010 2,749
Doanh số
xuất nhập
khẩu
500 933 1,540
So với năm 2004, năm 2005 hoạt động thanh toán quốc tế của Sở giao dịch
NHĐT&PT VN đã thực sự có những bước tiến đáng kể. Doanh số thanh toán
quốc tế năm 2005 đạt 2,010 triệu USD, tăng gấp gần 3 lần so với năm 2004,
trong đó doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của sở giao dịch đạt 933,657 triệu
USD.

Thu dịch vụ ròng của các năm có sự biến động rõ rệt, nhất là vào năm 2006 thu
dịch vụ ròng là 58,397 triệu, tăng hơn 2 lần so với năm 2005

×