Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tải Ôn thi đại học: Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân - Ôn thi THPT Quốc gia môn Văn theo chuyên đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.4 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÁC PHẨM “NGƯỜI LÁI ĐỊ SƠNG ĐÀ” - Nguyễn Tuân - Ngữ văn 12</b>
<b>A. KIẾN THỨC CƠ BẢN</b>


<b>1. Hồn cảnh sáng tác: </b>


– Người lái đị sơng Đà là một áng văn trong tập tùy bút Sông Đà (1960) – thành quả
nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân trong chuyến đi gian khổ và hào hùng tới miền
Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc. Sông Đà gồm 15 thiên tùy bút và một bài thơ ở dạng
phác thảo.


– Mục đích chính của chuyến đi tới Tây Bắc của nhà văn đồng thời cũng là cảm hứng
chủ đạo của cả tập bút ký là tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và nhất là
chất vàng mười – “thứ vàng đã được thử lửa” ở tâm hồn những con người lao động,
chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng.


<b>2. Vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của hình tượng con sơng Đà </b>
* Vẻ hung bạo, dữ dằn:


– Cảnh đá bờ sơng “dựng vách thành”, có qng lịng sơng bị thắt hẹp lại như cái yết
hầu. – Những quãng dài hàng cây số nước xơ đá, đá xơ sóng, sóng xơ gió cuồn cuộn
luồng gió gùn ghè suốt năm…


– Những “hút nước” chết người ln sẵn sàng nhấn chìm và đập tan chiếc thuyền nào
lọt vào.


– Tiếng nước thác sông Đà với nhiều cung bậc dữ dội khác nhau


– Quãng sông Đà với bao đá nổi, đá chìm, phối hợp cùng sóng thác như dàn thạch
trận, lập nhiều phòng tuyến… sẵn sàng “ăn chết” con thuyền và người lái đị.


* Vẻ trữ tình, thơ mộng:



– Từ trên cao nhìn xuống, dịng chảy uốn lượn của con sơng như mái tóc của người
thiếu nữ diễm kiều.


– Nhìn ngắm con sơng từ nhiều thời gian, khơng gian khác nhau, Nguyễn Tn đó
phát hiện những sắc màu tươi đẹp và đa dạng của màu nước sông Đà. Nó biến đổi theo
mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

– Từ điểm nhìn của một khách hải hồ trên dịng sơng, nhà văn đã quan sát và khắc họa
những vẻ đẹp hết sức đa dạng và nên thơ của cảnh vật ven sông vừa hoang sơ nhuốm
màu cổ tích vừa trù phú, tràn trề nhựa sống;…


Qua hình tượng sơng Đà, Nguyễn Tn thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên
nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vơ song của tạo
hóa. Cảm nhận và miêu tả sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, un bác và
lịch lãm. Hình tượng sơng Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của
người lao động trong chế độ mới.


<b>3. Hình tượng người lái đò</b>


– Là người tinh thạo trong nghề nghiệp


+ Ông lão nắm vững qui luật khắc nghiệt của dịng thác sơng Đà “Nắm chắc quy luật
của thần sơng thần đá”.


+ Ơng thuộc lịng những đặc điểm địa hình của Sơng Đà “nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào
tất cả các luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”, Sông Đà “như một thiên
anh hùng ca mà ơng đị thuộc đến cả những cái chấm than, chấm câu và những đoạn
xuống dòng”.



– Là người trí dũng tuyệt vời: Ơng sẵn sàng đối mặt với thác dữ, chinh phục “cửa tử”,
“cửa sinh”, vượt qua trận thuỷ chiến với đá chìm, đá nổi, với những trùng vi thạch trận
và phịng tuyến đầy nguy hiểm. Ơng lái đò vượt qua bằng những hành động táo bạo và
chuẩn xác. Ông hiện lên như một vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm:


+ Ở trùng vây thứ nhất : thần sơng dàn ra năm cửa đá thì có đến bốn cửa tử, cửa sinh
duy nhất nằm sát bờ trái và huy động hết sức mạnh của sóng thác đánh vỗ mặt con
thuyền. Luồng sóng hung tợn “liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào
bụng và hơng thuyền”. Thậm chí cịn đánh địn tỉa, đánh địn âm… nhưng người lái đị
bình tĩnh giữ chắc mái chèo giúp con thuyền “khỏi bị hất khỏi bờm sóng trận địa
phóng thẳng vào mình”. Ngay cả lúc bị trúng địn hiểm, mặt méo bệch đi nhưng ơng
vẫn tỉnh táo chỉ huy con thuyền lướt đúng vào luồng sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

cửa ải nước này. Ơng khơng né tránh mà đưa con thuyền cưỡi lên sóng thác”“cưỡi lên
thác Sơng Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. “Nắm chắc được cái bờm sóng
đúng luồng rồi, ơng đị ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh
vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo vào cửa đá ấy”. Người lái đò tả xung, hữu
đột như một chiến tướng dày dạn kinh nghiệm trận mạc có thừa lòng quả cảm đã đưa
được con thuyền vượt qua tập đoàn cửa tử khiến cho những bộ mặt đá hung hăng dữ
tợn phải xanh lè, thất vọng.


+ Ở trùng vây thứ 3, thạch trận ít cửa tử hơn nhưng bên phải bên trái đều là luồng chết
cả, cửa sinh lại nằm giữa lịng sơng và bọn đá hậu vệ canh giữ. Nhưng ơng đị khơng
hề bất ngờ trước mưu mô hiểm độc của bọn chúng, tiếp tục chỉ huy con thuyền vượt
qua trùng vây thứ 3.


– Là người tài hoa nghệ sĩ:


+ Ông đối đầu với ghềnh thác cuồng bạo bằng sự tự tin, ung dung nghệ sĩ. Tay lái linh
hoạt, khéo léo, tài hoa như một nghệ sĩ trên sơng nước: “ơng đị vẫn nhớ mặt bọn này,


đứa thì ơng tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ơng đè sấn lên mà chặt đơi ra để mở
đường tiến”, “Vút, vút…thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước”. Dưới
bàn tay chèo lái điêu luyện của ơng con thuyền đã hố thành con tuấn mã hiểu ý
chủ-khi thì khéo léo né tránh luồng sóng dữ, chủ-khi thì phóng thẳng vào cửa đá có 3 tầng cổng
“cánh mở, cánh khép”. Con thuyền như bay trong khơng gian, ơng đị ln nhìn thử
thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn; bình tĩnh và hùng dũng ngay cả lúc bị
thương.


+ nguyên nhân chiến thắng của ơng lái đị: sự ngoan cường, dũng cảm và nhất là kinh
nghiệm sông nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

các một thời vang bóng mà là những người lao động bình thường- chất “vàng mười
của Tây Bắc”. Qua hình tượng người lái đị sơng Đà, nhà văn muốn phát biểu quan
niệm : người anh hùng khơng phải chỉ có trong chiến đấu mà cịn có trong cuộc sống
lao động thường ngày.


– Đoạn văn tả trận thủy chiến, tập trung khắc họa hình tượng ơng lái đị một lần nữa
cho thấy sự uyên bác, lịch lãm của Nguyễn Tuân. ở đây có tri thức, có ngơn ngữ sống
động của qn sự, thể thao, võ thuật, điện ảnh…


<b>4. Nghệ thuật </b>


– Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị của tác
giả.


– Ngơn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.


– Câu văn có nhịp điệu, lúc thì hối hả, mau lẹ, khi thì chậm rãi, như tãi ra để diễn tả vẻ
đẹp trữ tình rất nên thơ của con sơng.



<b>5. Chủ đề: Qua hình tượng sơng Đà và người lái đị, Nguyễn Tuân muốn thể hiện</b>
niềm yêu mến thiết tha với thiên nhiên đất nước và ngợi ca những con người lao động
– chất vàng mười của cuộc sống.


Viết về sông Đà, Nguyễn Tuân không miêu tả một con sông theo lối văn tả cảnh thuần
tuý mà đó là một nhân vật hoạt động, có tính cách tâm trạng rất phức tạp như con
người. Nhà văn đã cho ta thấy hai tính cách cơ bản đó là “Con sơng Tây Bắc hung bạo
và trữ tình”. Tuy nhiên để dựng nên, để hiểu được tính nết của nhân “vật” thiên nhiên
này, Nguyễn Tuân đã vận dụng rất nhiều các loại tri thức khác nhau như lịch sử, địa lí,
quân sự, võ thuật, hội hoạ, điêu khắc, điện ảnh, thơ Đường, thơ Tản Đà,… để quan sát,
mô tả hiện thực bằng nét bút tài hoa của mình.


<i>1/ a) Sơng Đà là một “Nhân vật có tính cách hung bạo”. </i>


- Dịng sơng rất dữ dội (bờ đá dựng vách thành, chẹt lòng sơng Đà khiến nó hẹp
lại, dịng sơng như một cái hang, tối, sâu và lạnh). Tri thức điện ảnh trong việc mơ tả
hình ảnh có quan tâm tới mảng sáng tối từ mặt đất nhìn lên, từ một góc độ chếch ở cao
nhìn xuống. Nó gây cảm giác mạnh: hơi lạnh, bóng tối, độ cao hun hút đến chóng
mặt…


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

gió…”) Những động từ mạnh, lặp lại và ken ken đặc nói đến sự tiếp diễn của hành
động “xô” được diễn ra trên một không gian dài như con sơng và hành động đó dữ dội
khơng chỉ ở trong lịng mà cả trên mặt sơng (“Cuồn cuộn luồng gió gùn ghe…).


- Tính cách hung bạo của sơng Đà được biểu diễn dữ dội ở những dòng thác
“lao dịng” chặn đánh người lái đị. Con sơng Đà “thành ra diện mạo và tâm địa của
một thứ kẻ thù số một”. Nó hiện lên như một lồi thủy qi khổng lồ vừa nham hiểm
và hung dữ, vừa khôn ngoan và mưu trí. Lúc thì ẩn nấp mai phục, lừa đánh địn du
kích, khi thì vịng lại đánh kiểu vu hồi, khi thì xơng xáo liều mạng, tổng tấn cơng tới
tấp ồ ạt khắp bốn mặt. Và thật nham hiểm khi nó biết kết hợp đánh người lái đị cả trên


mặt trận ngoại giao; khi thì ốn trách van xin, khi thì “khiêu khích, giọng gằn và chế
nhạo”, khi thì “rống lên trong tất cả bấy nhiêu cái luồng giận dữ”, “reo như đun sôi”,
“muốn hất tung đi một cái thuyền”. Khi thì hị la, gầm thét vang động núi rừng “Mặt
nước hò reo la vang dậy “ùa vào” như thể “quân liều mạng”, “đánh những đòn hiểm
độc nhất”. Quả thật con sơng như một sinh thể thật sự. Trí tưởng tượng tạo hình của
tác giả quan sát rất kỹ lưỡng và chính xác, tác giả cung cấp những kiến thức rất phong
phú và không tùy tiện, đồng thời sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, sinh động.


<i>b) Sông Đà là một “nhân vật” có tính cách trữ tình: </i>
- Tác giả hình dung nó như một người đàn bà kiều diễm.


 “Sơng Đà như một áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải”.


 “Sông Đà ln dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong
mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo”…


 Sơng Đà có “luồng em” “đằm dịu” mn đời êm “sơng nước thanh bình”.
- Sơng Đà được nhìn qua làn mây mùa xn, ánh nắng mùa thu. Tác giả theo
dõi những biến của màu sắc. Khi “lừ lừ chín đỏ” khi “dịng xanh ngọc bích”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

là một âm thanh vẳng đưa trong tưởng tượng đã gợi cái tĩnh lặng hoang dã của sông
Đà. Thật là một liên tưởng tạt ngang rất độc đáo và thú vị.


<i>2/ Nhân vật người lái đị Sơng Đà: </i>


- Nhân vật người lái đị được Nguyễn Tuân nhìn như là đối tượng của cái Đẹp.
Nó lấp lánh ánh sáng của người tài hoa nghệ sĩ. Theo Nguyễn Tn, khơng cứ gì cứ là
người hoạt động ở các ngành nghệ thuật họ mới là kẻ tài hoa nghệ sĩ. Mà những con
người xung quanh chúng ta biết tơn trọng cái Đẹp đều có thể ứng xử Đẹp và tự giác
sáng tạo ra cái Đẹp. Những người uống trà trong sương sớm, những kẻ biết thưởng


thức “hương cuội”… đều là những nghệ sĩ tài hoa. Và do vậy “Người lái đị sơng Đà
“là người lái đị – nghệ sĩ”. Chờ đò, lái đò là cả một nghệ thuật cao cường và đầy tài
hoa.


Nghệ thuật ở đây chính là nó đã nhập thân vào người lái đị cả phương diện
hình thức lẫn tính cách. “Trên thác hiên ngang một người lái đị sơng Đà có tự do, vì
người lái đị ấy nắm được qui luật tất yếu của dịng sơng Đà


Hình ảnh người lái đị sông Đà được Nguyễn Tuân dựng tượng khiến cho ta
như sờ mó được. Bức tượng ấy khơng phải là con người chung chung mà nó tạo dáng
hết sức riêng biệt khơng thể đặt tên gì khác hơn là “người lái đị sơng Đà”. Bức tượng
hắt chiếu ra tính cách bên trong của con người này. “Tay ông dài lêu nghêu như cái
sào, chân ông lúc nào… nhỡn giới ông vời vợi như lúc nào cũng mong một cái bến xa
nào đó trong sương mù”


- Để làm nổi bật tài nghệ của ơng lái đị, Nguyễn Tn đã sáng tạo ra một cuộc
vượt thác của ông như là một viên tướng ngày xưa lao vào một trận đồ bát quái của
Khổng Minh với biết bao nhiêu cạm bẫy, hết vòng này đến vịng khác, và mỗi vịng,
đá trên thác sơng Đà đều có những viên tướng mưu trí và gian thâm chỉ huy. Để áp đảo
“kẻ địch” dám “quân thác đá” còn nổi trống chiêng la hò dữ dội “Rống lên như ngàn
con trâu mộng đang lồng lộn… rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu cháy bùng bùng”


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

văn dựng cảnh đầy giá trị tạo hình, nó như một cuốn phim quay cận cảnh và dựng lại
đặc tả các chi tiết (chính Nguyễn Tn đã có ý định sử dụng vốn văn hóa về mơn nghệ
thuật thứ bảy này để dựng cảnh, dựng truyện: “Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn
quay phim… những thước phim màu cũng quay tít… cái phim ảnh thu được…


Ta cũng lưu ý lối thuật kể đầy hồi hộp, đầy kịch tính căng thẳng, vốn tri thức về
quân sự và võ thuật được đưa ra ứng dụng. Quả là “ông lái đã nắm chắc được binh
pháp của thần sông, thần đá. Ơng đã thuộc qui luật phục kích của lũ đá…, Ơng đã


“cưỡi”lên thác sơng Đà: “Nắm chặt lấy cái bờm sóng”, “bám chắc lấy luồng nước” lúc
“phóng nhanh” lúc “lái miết”, nhớ mặt bọn đá “đứa thì ơng tránh” “đứa thì ơng đè xấn
lên”…


Ơng lái đị quả là vị tướng đầy thao lược tài ba.


Ông đang trình diễn nghệ thuật của mình với qui luật thiên nhiên khắc nghiệt.
Nếu thiếu một chút bình tĩnh, thiếu một chút chính xác, ơng phải trả giá bằng mạng
sống của mình.


Nguyễn Tuân quả là ưa khai thác những cảm giác mạnh để tác động những ấn
tượng không phai mờ trong tâm não của độc giả!


Qua nhân vật người lái đò, Nguyễn Tuân cho rằng chủ nghĩa anh hùng đâu phải
tìm kiếm đâu xa lạ. Nó có trong cuộc sống tìm miếng cơm manh áo của nhân dân lao
động đấy thơi. Những người bình dị có trí dũng tài ba họ có thể viết nên những thiên
anh hùng ca, có thể tạo hình tạc mẫu cho nghệ thuật. Họ là đối tượng của cái đẹp, của
ánh sáng thẩm mỹ mới.


<i> 3/ Phong cách Nguyễn Tuân nổi rất rõ trong bài tùy bút đó là: </i>
a) Cảm hứng đặc biệt đối với những gì gây cảm giác mạnh.
b) Nhìn cảnh vật con người ở phương diện cái Đẹp.


c) Đầy ắp những tri thức uyên bác của các ngành.
d) Viết phóng túng với ngơn ngữ giàu có và điêu luyện.
- Chúng ta có thể thấy những từ dùng:


* “Nhỡn giới ơng vịi vọi” (tr. 146)


* “Ơng đị… mặt méo bệch đi”… (tr. 152)


* “Thác… hồng hộc tế …” (tr. 153)


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

* “Vui như nối lại chiêm bao đứt quãng” (Tr. 155)
* “Đằm thắm, đầm ấm như gặp được cố nhân” (Tr. 156)
- Việc sử dụng từ ngữ chính xác điêu luyện.


Khai thác nước thị uy để đe dọa người lái đò thì Nguyễn Tn dùng từ “hị la”,
“Mặt nước hị la vang dậy” (Tr. 152)


Khi “Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền” thì “chỉ cịn vắng tiếng reo hị
của sóng thác nguồn sinh” (tr. 153) chỉ thay có một thành tố “la” và “reo” mà diễn đạt
được chính xác điều cần nói


<b>Đề 1: Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người qua “Người lái đị sơng Đà”</b>
<b>của Nguyễn Tn để qua đó thấy được phong cách nghệ thuật của tác giả.</b>


<b>* Bài làm</b>


Hiếm ai có được một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người như Nguyễn
Tuân, một cây bút tiêu biểu của văn xi Việt Nam hiện đại. Đó là một nghệ thuật
miêu tả rất tinh vi, sắc sảo, và đầy tài hoa. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các tác
phẩm của ơng, tiêu biểu là đoạn “Người lái đị Sơng Đà” trích từ tập tùy bút “Sơng
Đà” viết năm 1960.


Đi sâu tìm hiểu nghệ thuật miêu tả độc đáo của Nguyễn Tn trong “Người lái
đị Sơng Đà”, ta không những thấy hết những nét đẹp độc đáo của thiên nhiên và con
người Sơng Đà qua ngịi bút “trăm màu của ơng, mà cịn cảm nhận được bề sâu tình
cảm và con người nơi “miền sơng” đó.


<i>Trước hết nhân vật “thiên nhiên” Sông Đà. Ta gọi là “nhân vật” vì qua nét bút</i>


Nguyễn Tn, Sơng Đà hiện lên như một con người thực thụ, với tất cả những cảm
xúc, tính khí phứt tạp. (Nhà văn ln viết hoa hai chữ Sơng Đà).


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

lắm là dịng chảy, màu sắc dịng sơng v.v… Khơng! Sơng Đà của Nguyễn Tuân đặc
biệt hơn nhiều! Nó là một tổ hợp của cát, bờ, của gió của đá của thạch trận và của
nước, mỗi yếu tố trên con Sông Đà đều được Nguyễn Tuân miêu tả rất chi tiết mỗi cái
có một tư thế riêng, tưởng như nó sinh ra là chỉ để gắn với Sơng Đà, để góp phần tạo
nên hai tiếng “Sơng Đà” với đầy đủ tính chất và ý nghĩa của nó. Khi “quan sát” Sơng
Đà của Nguyễn Tuân trong từng lời văn ta thấy hiện lên một con sơng với hai tính
cách hồn tồn mâu thuẫn nhau: rất hung bạo nhưng cũng rất trữ tình.


Cái độc đáo của Nguyễn Tn là ơng có cái nhìn hết sức tinh vi và đặc sắc về
mọi sự vật, từ những cái bé nhỏ nhất mà ít ai để ý nhất. Chẳng hạn như cát. Cát là vật
bình thường, nhưng cát Sơng Đà của ơng thì “nó đục thủng gan bàn chân lỗ rỗ như
những vết hà đục thủng đáy và mạn dưới các thuyền gỗ”. Bờ cát cũng có đặc điểm
riêng của nó, ơng miêu tả thiên nhiên có đầy đủ màu sắc, đường nét, âm thanh sống
động nhất – thiên nhiên sự vận dụng cách quan sát của nhiều ngành nghệ thuật khác
nhau, từ hội hoạ, thi ca đến điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh. Lúc thì rất hội họa: “Mùa
Xn dịng xanh ngọc bích chứ nước Sơng Đà không xanh màu xanh hến của sông
Gầm, sông Lô. Mùa thu nước Sơng Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm vì rượu
bữa…” Lúc lại rất tạo hình và giàu chất thơ: “Con Sơng Đà tn dài như một áng tóc
trữ tình”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Đoạn tùy bút “Người lái đị Sơng Đà” miêu tả thiên nhiên rất độc đáo và rất dài,
nhưng có lẽ cái thiên nhiên đó thể hiện lên chỉ làm nền cho hình ảnh con người mà
<i>thôi. Thiên nhiên càng hùng vĩ bao nhiêu, dữ tợn bao nhiêu, hiền hịa bao nhiêu thì con</i>
<i>người trong thiên nhiên đó càng kiên cường, anh dũng và tài hoa, thơ mộng bấy nhiêu.</i>


Hãy nhìn ơng lái đị “Tay ơng lêu nghêu như cái sào, chân ơng lúc nào cũng
luỳnh khuỳnh ghì lại như kẹp lại một cái cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như


tiếng nước trước mặt ghềnh sơng, nhỡn giới ơng vịi vọi như lúc nào cũng mong một
cái bến xa xa trong sương mù”.


Tất cả đều là những hình ảnh rất mạnh, rất độc đáo. Các chữ đều tượng hình sắc
nét. Cả âm thanh cũng như như trào lên qua nhiều từ láy nối liền nhau.


Với nghệ thuật so sánh tài tình phong phú. Nguyễn Tuân cho ta thấy hết được
các tư thế dũng cảm của người lái đị Sơng Đà, và đặc điểm riêng biệt của ông không
thể phân biệt với ai. Hiểu biết của ơng lái đị càng đáng khâm phục hơn nữa: “Trí nhớ
của ơng được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đinh vào tất
cả những luồng nước của tất cả con thác hiểm trở”. Lái đò ở miền cao thì cần xào
chống…, lái đị miền xi thì cần buồm… Hình ảnh người lái đị được Nguyễn Tn
hun đúc không chỉ bằng lời văn tài hoa nhiều màu vẻ mà còn bởi bề sâu kinh nghiệm
và hiểu biết mà ơng thu lượm được. Ơng lái đị qua ngịi bút Nguyễn Tuân hiện lên
như một vị dũng tướng trước trận thế của đá, trước những luồng nước hung dữ, trước
những cơn reo, nước rống, nước ặc ặc.


Thế nhưng ông đã cưỡi lên thác Sông Đà, cưỡi lên hổ và bao giờ cũng chiến
thắng. Miêu tả thiên nhiên để từ đó nổi bật lên hình ảnh con người, miêu tả sự vất vả,
can trường của con người chống chọi với sơng nước để tái hiện thiên nhiên bí hiểm,
hung dữ. Để đạt được như thế phải là một cây bút tài hoa, uyên bác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

giàu tình cảm. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc đã khiến ơng nhìn con Sơng Đà như một
người có cá tính, có linh hồn và có cả tâm trạng, lúc “ặc ặc giận dữ”, lúc “oán trách”,
lúc “van xin”, rồi lại như khiêu khích, giọng gằn và chế nhạo. Ơng đã viết “Con Sơng
Đà gợi cảm” nhưng ơng nhìn Sơng Đà đầm ấm như một cố nhân và trông con sông mà
“Vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”.


Nguyễn Tuân say mê trong những dòng cảm xúc miên man về việc khai thác
những vẻ đẹp của người lái đò Sơng Đà, cả về hình dáng lẫn tài năng. Khơng phải


ngẫu nhiên mà ơng ví cái “vết bầm lên một khoanh củ nâu trên ngực vú, bả vai người
lái đò là cái đồng tiền tụ máu là hình ảnh q giá của một thứ huân chương lao động
siêu hạng tặng cho người lái đị Sơng Đà”. Sự ví von đó không chỉ thể hiện tài hoa của
Nguyễn Tuân trong nghệ thuật so sánh, sự độc đáo trong trí tưởng tượng phong phú,
mà cịn là một biểu hiện tình cảm sâu sắc đối với nghề lái đò âm thầm mà cực kỳ gian
trn của người lái đị Sơng Đà.


Qua bài “Người lái đị Sơng Đà”, ta thấy được rất rõ nghệ thuật miêu tả thiên
nhiên và con người của Nguyễn Tuân. Trong mỗi trang viết, ông luôn chứng tỏ nét tài
hoa và uyên bác của mình. Vì vậy, mỗi nhân vật của Nguyễn Tuân, từ “nhân vật” thiên
nhiên đến “nhân vật” con người, dù người lái đị bình thường đi chăng nữa cũng mang
một cái gì đó rất thơ mộng, rất nghệ sĩ.


Những quan sát, suy nghĩ, xúc cảm của ông rất tinh vi nhưng cũng rất chân thật,
xuyên suốt cả tác phẩm là lời văn mạnh mẽ, dữ dội và đầy chiều sâu kiến thức lẫn
chiều sâu của ngơn ngữ văn chương. Có điều, đơi khi ơng q mê mải, sa đà vào khối
lượng trí thức ngồn ngộn, sa đà vào việc tỉa tót văn chương, đã làm một số đoạn văn
trở nên nặng nề, khô khan và tản mạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i>“Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sơng ở đây lặng lờ. Hình như từ đời</i>
<i>Lí đời Trần đời Lê, qng sơng này cũng lặng lờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua</i>
<i>một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịch khơng một bóng người. Cỏ</i>
<i>gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm</i>
<i>sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi</i>
<i>niềm cổ tích ngày xưa. Chao ơi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng cịi xúp – lê</i>
<i>của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Phọ – Yên Bái – Lai Châu. Con hươu</i>
<i>thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng có sương, chăm chăm nhìn tơi lừ đừ trơi trên một</i>
<i>mũi đỏ. Hươu vểnh tai, nhìn tơi khơng chớp mắt mà như hỏi mình bằng cái tiếng nói</i>
<i>riêng của con vật lành: “Hỡi ơng khách Sơng Đà, có phải ơng cũng vừa nghe thấy</i>
<i>một tiếng cịi sương?” Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc</i>


<i>rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên</i>
<i>“dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người</i>
<i>tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dịng sơng qng này lững lờ như nhớ thương</i>
<i>những hịn đá thác xa xơi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang</i>
<i>lắng nghe những giọng nói êm êm của người xi, và con sơng đang trơi những con</i>
<i>đị mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đị đi én thắt mình dây cổ điển</i>
<i>trên dòng trên”. </i>


<b>* Gợi ý làm bài</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Nội dung của đoạn văn là nói về vẻ thơ mộng của Sông Đà ở quãng trung lưu.
Thác ghềnh lúc này chỉ cịn lại trong nỗi nhớ. Thuyền được trơi êm và câu văn mở đầu
vì thế cũng trở nên lâng lâng, mơ màng, khơng vướng víu với một thanh trắc nào:
“Thuyền tôi trôi trên sông Đà”. Cái ý “lặng lờ” được nhắc đi nhắc lại mấy lần theo một
kiểu trùng điệp rất đặc thù của thơ: “Cảnh ven sông ở đây lặng lờ, hình như từ đời Lí
đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng lờ như thế là thôi”, nghĩa là không thể lặng
lờ hơn được nữa! Thiên nhiên thật hài hòa và mang vẻ trong trẻo nguyên sơ, dành
riêng cho con mắt nhìn “xanh non” của tác giả những hình ảnh kì thú: “Cỏ gianh đồi
núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương
đêm” Cảnh đã làm cho vị tình nhân của non nước Đà giang hết sức xúc động. Ơng
thấy cần phải nói thêm nữa để diễn tả cho cùng kiệt đặc tính của đối tượng: “Bờ sông
hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa”.
Những so sánh lạ lẫm, chính xác mà cũng thật Nguyễn Tuân! Nhà văn đã đi ngược
thói quen, đem giải thích một đặc tính vốn đã khá trừu tượng bằng những khái niệm
trừu tượng hơn nữa, khiến cho cảm giác trực tiếp bỗng mở ra những liên tưởng trùng
trùng, bát ngát. Đi từ “hoang dại”, “hồn nhiên” là cái cịn có thể cảm nhận được, đến
“tiền sử” và “nỗi niềm cổ tích ngày xưa”, câu văn đã cập bờ siêu cảm giác, địi hỏi
người đọc phải tiếp nhận nó bằng siêu giác quan chứ khơng phải bằng giác quan bình
thường. Trong câu tiếp theo: “Chao ơi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi
xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu”, một mặt


nhà văn bộc lộ thèm ước muốn có tiếng cịi kéo mình ra khỏi mạng lưới vơ hình mà
quấn chặt của giấc mơ xưa, mặt khác tạo nên một cái cớ tuyệt diệu để biến cả một
đoạn văn thành một bài thơ siêu thực mà trong đó giữa người với cảnh có sự tương
thơng rất đỗi huyền nhiệm và cái hư phút chốc biến thành cái thực: “Con hươu thơ ngộ
ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tơi lừ đừ trơi trên một mũi đỏ.
Hươu vểnh tai, nhìn tơi khơng chớp mắt mà như hỏi mình bằng cái tiếng nói riêng của
con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi
sương?”


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước
sông đuổi mất đàn hươu vụt biến”. Phút sực tỉnh cũng là phút nhà văn hiến cho độc giả
một hình ảnh cực kỳ sống động mà ai được một lần thấy trong đời hẳn phải nhớ mãi.
Bút pháp mượn cái động để tả cái tĩnh đã được vận dụng ở đây hết sức đắc địa. Cảnh
tĩnh lặng đến mức chỉ tiếng cá quẫy cũng đủ khiến ta phải giật mình. Nhưng dưới ngịi
bút Nguyễn Tn, cái tĩnh không đồng nghĩa với sự phẳng lặng, đơn điệu mà vẫn luôn
hàm chứa sự bất ngờ, vẫn không ngớt biến hóa. Theo con thuyền thả trơi, điểm nhìn
của nhà văn liên tục di động và “di động” hơn nữa là cái nhìn của Nguyễn Tn. Có vẻ
như ơng muốn học cách nhìn của “con hươu thơ ngộ”, “vểnh tai”, “nhìn khơng chớp
mắt” những sự vật như hiện lên từ thế giới cổ tích, sau đó truyền sự bỡ ngỡ lại cho độc
giả qua những từ dùng độc đáo, sáng tạo, kích thích rất mạnh giác quan và vốn ngơn
ngữ của chúng ta: “thơ ngộ”, “đầu nhung”, “áng cỏ sương”, “tiếng còi sương…”. Vật
nào cảnh nào được cây đũa thần của nhà văn động đến đều cựa quậy, không chịp ép
mình làm một tiêu bản dẹt. Có lúc, Nguyễn Tn như vượt qua lề luật của phép diễn
đạt thông thường để viết: “Đàn cá đầm xanh quẫy vọt lên mặt sơng bụng trắng như bạc
rơi thoi”. Có thể nói câu văn kia đã được viết theo bút pháp của hội họa “lập thể” mà
mục đích của nó là muốn cùng một lúc thấy được sự vật ở nhiều chiều. Trước một nét
miêu tả rất cô đọng như thế, ta không chỉ thấy mà còn nghe – thấy cái lấp lánh ánh bạc
của bụng cá và nghe tiếng quẫy nước rộn ràng vang ngân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sơng


như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi
những con đị mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đị đi én thắt mình
dây cổ điển trên dòng trên”. Qua mỗi dặm đường đất nước, nhà văn đều thấy cảnh vật
và con người gắn quyện với nhau rất chặt chẽ.


u sơng Đà cũng chính là u Tổ quốc và yêu con người Việt Nam – những
“đồng tác giả” của trăm vẻ đẹp từng làm đắm đuối lịng ta trên “trăm dáng sơng xi”
(ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm).


Chỉ mới qua một đoạn trích ngắn ngủi, ta chưa có điều kiện thấy hết những đặc
sắc của văn Nguyễn Tuân. Nhưng chừng ấy tưởng cũng đã đủ để ta quý trọng một tài
năng, một tấm lòng, một Nguyễn Tuân – con người suốt cuộc đời đi tìm cái đẹp trong
cuộc sống để sáng tạo nên những áng văn đẹp làm phong phú, giàu có thêm đời sống
tinh thần của tất cả độc giả chúng ta.


* * *


</div>

<!--links-->

×