Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.38 KB, 28 trang )

LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA DOANH NGHIỆP
I. THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.Khái niệm về thị trường
1.1 Khái niệm về thị trường
Thị trường ra đời ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản
xuất hàng hoá. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá thì khái niệm về
thị trường thì rất phong phú và đa dạng:
- Theo cách hiểu cổ điển thì thị trường là nơi diễn ra các quá trình trao đổi và
mua bán.
- Trong thuật ngữ kinh tế hiện đại, thì thị trường là nơi gặp gỡ của cả người bán
và người mua các hàng hoá và dịch vụ, là sự biểu hiện thu gọn của quá trình thông
qua đó tất cả các quyết định của gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết
định của các công ty về sản xuất cái gì, sản xuất thế nào và các quyết định của
công nhân về làm việc cho ai và bao lâu đều được xác định bằng sự điều chỉnh giá
cả.
Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu trong đó những người mua và người
bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua, người bán nhiều hay ít phản
ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Việc xác định nên mua hay nên bán hàng
hoá và dịch vụ với khối lưọng và giá cả bao nhiêu do cung cầu quyết định. Từ đó ta
thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa hai khâu sản xuất và
tiêu thụ hàng hoá.
Như vậy sự hình thành thị trường cần phải có:
+ Đối tượng trao đổi: Sản phẩm hàng hoá dịch vụ.
+ Đối tượng tham gia trao đổi: Người bán người mua.
+ Điều kiện thực hiện trao đổi: Khả năng thanh toán.
Trên thực tế, hoạt động cơ bản của thị trường được thể hiện qua ba nhân tố:
cung, cầu và giá cả. Hay nói cách khác thị trường chỉ có thể ra đời, tồn tại và phát
triển khi có đầy đủ ba yếu tố:
+ Phải có hàng hoá dư thừa để bán ra.


+ Phải có khách hàng, mà khách hàng phải có nhu cầu chưa được thoả mãn và
có sức mua.
+ Giá cả phải phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng và đảm bảo cho
sản xuất kinh doanh có lãi.
Qua đây cho thấy điều quan tâm của doanh nghiệp là phải tìm ra thị trường, tìm
ra nhu cầu và khả năng thanh toán của sản phẩm dịch vụ mà mình cung ứng.
Ngược lại đối với người tiêu dùng họ phải quan tâm đến việc so sánh những sản
phẩm mà nhà sản xuất cung ứng có thoả mãn nhu cầu của mình không và phù hợp
với khả năng thanh toán của mình đến đâu.
Như vậy các doanh nghiệp thông qua thị trường mà tìm cách giải quyết các vấn
đề:
- Phải sản xuất hàng hoá gì? Cho ai?
- Số lượng bao nhiêu?
- Mẫu mã, kiểu cách, chất lượng như thế nào?
Còn người tiêu dùng thì biết:
- Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình?
- Nhu cầu được thoả mãn đến mức nào?
- Khả năng thanh toán ra sao?
Tất cả các câu hỏi trên chỉ có thể trả lời chính xác trên thị tường. Trong công
tác quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch mà không dựa vào thị trường để tính toán
và kiểm chứng số cung, cầu thì kế hoạch sẽ không có cơ sở khoa học và mất
phương hướng, mất cân đối. Ngược lại, việc mở rộng thị trường mà thoát khỏi sự
điều tiết của công cụ kế hoạch thì tất yếu dẫn đến sự rôí loạn trong hoạt động kinh
doanh.
Từ đó ta thấy: Sự nhận thức phiến diện về thị trường cũng như sự điều tiết thị
trường theo ý muốn chủ quan, duy ý trí trong quản lý và chỉ đạo kinh tế đều đồng
nghĩa với việc đi ngược lại các hệ thống qui luật kinh tế vốn có trong thị trường và
hậu quả sẽ làm nền kinh tế khó phát triển.
1.2 Các yếu tố cấu thành thị trường
1.2.1 Cung hàng hoá :Là toàn bộ khối lượng hàng hoá đang có hoặc sẽ được đưa ra

bán trên thị trường trong một khoảng thời gian thích hợp nhất định và mức giá đã
được xác định trước.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung:
+ Các yếu tố về giá cả hàng hoá
+ Các yếu tố về giá cả hàng hoá
+ Cầu về hàng hoá
+ Các yếu tố về chính trị xã hội
+ Trình độ công nghệ
+ Tài nguyên thiên nhiên
1.2.2 Cầu hàng hoá: Là nhu cầu có khả năng thanh toán.
Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Qui mô thị trường
+ Giá cả thị trường
+ Mức quảng cáo về các sản phẩm khác, đặc biệt là sản phẩm bổ sung và sản
phẩm thay thế
+ Thu nhập được sử dụng của người tiêu dùng
+ Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng
+ Cung hàng hoá
+ Giá cả của những hàng hoá khác có liên quan
+ Ngoài ra còn phụ thuộc vào lãi suất, sự sẵn có của tín dụng, kỳ vọng về giá
cả sản phẩm
1.2.3 Giá cả thị trường: Mức giá cả thực tế mà người ta dùng để mua và bán hàng
hoá trên thị trường, hình thành ngay trên thị trường.Các nhân tố ảnh hưởng đến giá
cả thị trường:
+ Nhân tố tác động thông qua cung hàng hoá
+ Nhóm nhân tố tác động thông qua cầu hàng hoá
+ Nhóm nhân tố tác động thông qua sự ảnh hưởng một cách đồng thời
tới cung cầu hàng hoá.
1.2.4 Cạnh tranh: đó là sự ganh đua kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị
trường nhằm cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về

phía mình
1.3 Các quy luật của thị trường
Trên thị trường có nhiều quy luật kinh tế hoạt động đan xen nhau , có quan
hệ mật thiết với nhau. Sau đây là một số quy luật quan trọng.
- Quy luật giá trị: Đây là quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế hàng hoá.
Khi nào còn sản xuất và lưu thông hàng hoá thì quy luật giá trị còn phát huy tác
dụng. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở
phân công lao động xã hội cần thiết trung bình để sản xuất lưu thông hàng hoá và
trao đổi ngang giá. Việc tính toán chi phí sản xuất và lưu thông bằng giá trị là cần
thiết và đòi hỏi của xã hội là với nguồn lực có hạn phải sản xuất được nhiều của cải
vật chất cho xã hội nhất, hay là chi phí cho một đơn vị sản phẩm là ít nhất với điều
kiện chất lượng cao. Người sản xuất kinh doanh nào có chi phí xã hội cho một đơn
vị sản phẩm thấp hơn trung bình thì người đó có lợi, ngược lại người nào có chí khí
cao thì khi trao đổi sẽ không thu về được giá trị đã bỏ ra, không có lãi và phải thu
hẹp hoặc chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Đây là yêu cầu khắt khe buộc người
sản xuất kinh doanh phải tiết kiệm chi phí, không ngừng cải tiến khoa học kỹ thuật,
đổi mới sản phẩm để thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng với chi phí thấp nhất .
- Quy luật cung cầu : Cung, cầu hàng hoá, dịch vụ không tồn tại độc lập,
riêng rẽ mà thường xuyên tác động qua lại với nhau trên cùng một thời gian cụ thể.
Trong thị trường, quan hệ cung cầu là quan hệ cơ bản, thường xuyên lặp đi lặp lại,
khi tăng, khi giảm tạo thành một quy luật trên thị trường. Khi cung cầu hợp nhau,
giá cả trị trường được xác lập (PE), đó là giá cả cân bằng. Gọi là giá cả cân bằng
nghĩa là ở mức giá đó cung, cầu gặp nhau.
Tuy nhiên mức giá (PE) lại không đứng yên, nó luôn giao động trước sự tác
động của lực cung, lực cầu trên thị trường. Khi cung lớn hơn cầu giá sẽ hạ xuống
ngược lại cầu lớn hơn cung gia sẽ tăng lên. Việc giá ở mức (PE) cân bằng chỉ là
tạm thời,việc ở mức giá thay đổi là thường xuyên. Sự thay đổi trên là do một loạt
các nguyên nhân trực tiếp gián tiếp tác động đến cung, cầu cũng như kỳ vọng của
người sản xuất, người kinh doanh và cả khách hàng.
- Quy luật giá trị thặng dư: Yêu cầu hàng hoá bán ra phải bù đắp chi phí sản

xuất và lưu thông đồng thời phải có một khoản lợi nhuận để tái sản xuất sức lao
động và taí sản xuất mở rộng.
- Quy luật cạnh tranh: Trong nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế, có
nhiều người mua, người bán với lợi ích kinh tế khác nhau thì việc người mua với
người bán, người bán với người bán cạnh tranh với nhau và cạnh tranh giữa người
mua với người mua tạo nên sự vận động của thị trường và trật tự thị trường. Cạnh
tranh trong kinh tế là một cuộc thi đấu không phải với một đối thủ mà với đồng
thời hai đối thủ. Đối thủ thứ nhất là giữa hai phe của hệ thống thị trường và đối thủ
thứ hai là giữa các thành viên của cùng một phía với nhau. Tức là cạnh tranh giữa
người mua với người bán, cạnh tranh giữa những người bán với nhau. Các doanh
nghiệp không thể lẩn trốn cạnh tranh mà phải chấp nhận cạnh tranh, đón trước
cạnh tranh và sẵn sàng sử dụng vũ khí cạnh tranh một cách hữu hiệu.
Trong các qui luật trên, quy luật giá trị là quy luật cơ bản của sản xuất hàng
hoá. Quy luật giá trị được biểu hiện thông qua giá cả thị trường. Quy luật giá trị
biểu hiện bằng giá cả thị trường phải thông qua sự vận động của quy luật cung cầu.
Ngược lại quy luật này biểu hiện yêu cầu của mình thông qua sự vận động của quy
luật giá trị là giá cả.
Quy luật cạnh tranh biểu hiện sự cạnh tranh giữa người bán với người bán,
giữa những người mua với nhau và giữa người mua với người bán. Cạnh tranh vì
lợi ích kinh tế nhằm thực hiện giá trị hàng hoá do đó quy luật giá trị cũng là cơ sở
của quy luật cạnh tranh.
1.4 Phân loại thị trường
Một trong những bí quyết quan trọng nhất để thành công đó là sự am hiểu
cặn kẽ tính chất của từng loại thị trường. Phân loại thị trường là cần thiết là khách
quan để nắm được những đặc điểm chủ yếu của từng thị trường song tuỳ vào mỗi
phương pháp phân loại mà nó có ý nghĩa quan trọng riêng đối với quá trình kinh
doanh .
1.4.1 Căn cứ vào nguồn gốc sản xuất ra hàng hoá mà người ta phân thành: thị
trường hàng công nghiệp và thị trường hàng nông nghiệp (Bao gồm hàng lâm
nghiệp và hàng ngư nghiệp ) .

- Thị trường hàng công nghiệp bao gồm hàng của công nghiệp khai thác và
hàng công nghiệp chế biến. Công nghiệp khai thác có sản phẩm là nguyên vật liệu.
Công nghiệp chế biến có sản phẩm làm hàng tinh chế. Các hàng hoá này có đặc
tính cơ, lý, hoá học và trạng thái khác nhau, hàm lượng kỹ thuật khác nhau.
- Thị trường hàng nông nghiệp bao gồm hàng hoá có nguồn gốc từ thực vật,
các loại hàng ngư nghiệp trong đó có cả hàng hoá qua khâu công nghiệp chế biến
thành hàng tinh chế .
1.4.2 Căn cứ vào nơi sản xuất: Người ta phân ra thành thị trường hàng sản xuất
trong nước và thị trường hàng xuất khẩu .
1.4.3 Căn cứ vào khối lượng hàng hoá tiêu thụ trên thị trường người ta phân chia
thành thị trường chính, thị trường phụ, thị trường nhánh và thị trường mới.
- Đối với mỗi doanh nghiệp lượng hàng tiêu thụ trên thị trường chính là thị
trường chiếm đại đa số hàng hoá của doanh nghiệp .
- Thị trường nhánh là thị trường chỉ tiêu thụ một lượng hàng chiếm tỷ trọng
nhỏ.
-Thị trường mới là thị trường mà doanh nghiệp đang xúc tiến thăm dò và
đưa hàng vào, còn trong giai đoạn thử nghiệm chưa có khách hàng quen thuộc.
1.4.4 Căn cứ vào mặt hàng người ta chia thành thị trường từng loại mặt hàng:
- Thị trường máy móc: Còn gọi là thị trường đầu tư.
- Thị trường hàng nguyên vật liệu: Còn gọi là thị trường hàng trung gian.
Như vậy có rất nhiều tên gọi sản phẩm, mỗi tên gọi đó hiệp thành thị trường của
một hàng hoá cụ thể. Do giá trị và tính chất sử dụng khác nhau của từng nhóm và
mặt hàng mà các thị trường chịu tác động của các nhân tố ảnh hưởng với mức độ
khác nhau. Sự khác nhau này đôi khi ảnh hưởng tới cả phương thức mua bán, vận
chuyển và thanh toán .
1.4.5 Căn cứ vào vai trò của người mua và người bán trên thị trường có thị trường
người mua và thị trường người bán. Trên từng thị trường của người mua hay người
bán mà vai trò quyết định thuộc về người đó .
- Thị trường người bán xuất hiện ở những nền kinh tế mà sản xuất hàng hoá
kém phát triển hoặc ở nền kinh tế kế hoạch tập trung. Trên thị trường này người

mua đóng vai trò thụ động .
- Ngược lại thị trường người mua xuất hiện ở những nền kinh tế phát triển
như trong nền kinh tế thị trường, người mua đóng vai trò trung tâm chủ động vì họ
được ví như "thượng đế" của người bán. Người bán phải chiều chuộng lôi kéo
người mua, khơi dậy và thoả măn nhu cầu của người mua là quan tâm hàng đầu là
sống còn của người sản xuất kinh doanh.
1.4.6 Căn cứ vào sự phát triển của thị trường người ta chia thành: Thị trường hiện
thực và thị trường tiềm năng .
- Thị trường hiện thực (truyền thống) là thị trường đang tiêu thụ hàng hoá
của mình , khách hàng quen thuộc và đã có sự hiểu biết lẫn nhau .
- Thị trường tiềm năng là thị trường có nhu cầu song chưa được khai thác,
hoặc chưa có khả năng thanh toán.
1.4.7 Căn cứ vào phạm vi thị trường người ta chia thành thị trường thế giới, thị
trường khu vực, thị trường toàn quốc, thị trường miền và thị trường địa phương.
- Thị trường thế giới là thị trường ở các nước Châu âu, Châu Phi, Châu á và
Trung Đông .
- Thị trường khu vực: Đối với nước ta là các nước NIC mới, Hồng Kông,
Đài Loan, Nam Triều Tiên, Singapo, các nước Đông Nam á như Inđônêsia, Thái
Lan...
1.5 Chức năng thị trường
Thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Qua thị
trường có thể nhận biệt được sự phân phối các nguồn lực sản xuất thông qua hệ
thống giá cả. Trên thị trường giá cả hàng hoá và các nguồn lực khác về tư liệu sản
xuất sức lao động luôn biến động nhằm đảm bảo các nguồn lực có hạn này được sử
dụng để sản xuất những hàng hoá, dịch vụ, mà xã hội có nhu cầu. Thị trường là
khách quan do vậy các doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở nhận biết nhu cầu xã hội
và lợi thế của mình mà có phương án kinh doanh phù hợp đem lại lợi nhuận cao
nhất. Sở dĩ thị trường có vai trò to lớn như vậy là do các chức năng sau:
1.5.1 Chức năng thừa nhận
Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán. Người bán mong

muốn bán được nhiều hàng hoá với giá cả sao cho bù đắp được mọi chi phí và có
nhiều lợi nhuận. Người mua tìm đến thị trường để mua hàng hoá thoả mãn được
nhu cầu và có khả năng thanh toán theo ý mình. Đối với bất kỳ hàng hoá nào sẽ có
hai khả năng xảy ra:
- Không được thị trường thừa nhận, tức là hàng hoá đó không thoả mãn
được nhu cầu hoặc không phù hợp với điều kiện thanh toán của người mua .
- Được thị trường thừa nhận, hàng hoá đó đáp ứng được yêu cầu về giá cả,
số lượng, chất lượng, sự đồng bộ ... cũng như các yêu cầu khắt khe khác của người
mua, nên hàng hoá đó có người mua.
1.5.2 Chức năng thực hiện
Chức năng này đòi hỏi hàng hoá dịch vụ phải được thực hiện giá trị trao đổi
bằng tiền hoặc giấy tờ có giá trị khác. Người bán cần tiền còn người mua cần hàng,
sự gặp gỡ giữa người mua và người bán được xác định bằng giá cả và số lượng
hàng hoá mua bán. Hàng hoá dịch vụ bán được tức là có sự dịch chuyển hàng hoá
và dịch vụ từ người bán sang người mua .
1.5.3 Chức năng điều tiết và kích thích
Qua hành vi trao đổi hàng hoá dịch vụ trên thị trường, thị trường điều tiết và
kích thích sản xuất kinh doanh phát triển hoặc ngược lại. Đối với các doanh nghiệp
sản xuất và doanh nghiệp thương mại, hàng hoá dịch vụ tiêu thụ nhanh sẽ kích
thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh để cung ứng nhiều hàng hoá hơn
nữa cho thị trường. Ngược lại, nếu hàng hoá dịch vụ không tiêu thụ được sẽ là tác
nhân điều tiết doanh nghiệp hạn chế sản xuất, thu mua hoặc chuyển hướng sản
xuất kinh doanh. Chức năng này còn điều tiết các doanh nghiệp gia nhập ngành
hoặc rút khỏi ngành, khuyến khích các nhà sản xuất kinh doanh nghiên cứu kinh
doanh các mặt hàng mới chất lượng cao khả năng tiêu thụ khối lượng lớn .
1.5.4 Chức năng thông tin
Thông tin thị trường là những thông tin về nguồn cung ứng hàng hoá dịch
vụ, nhu cầu hàng hoá dịch vụ, giá cả hàng hoá và dịch vụ. Đó là những thông tin
quan trọng đối với mọi nhà sản xuất kinh doanh, cả người mua và người bán, cả
người cung ứng và người tiêu dùng, cả người quản lý và những người nghiên cứu

sáng tạo. Có thể nói đó là những thông tin quan trọng đối với toàn xã hội. Có thể
nói thông tin thị trường là thông khách quan vì vậy mà khó có thể dự đoán chính
xác những thông tin này. Không có thông tin thị trường thì không thể có quyết định
đúng đắn trong sản xuất kinh doanh, cũng như trong quyết định của Chính Phủ về
quản lý kinh tế vĩ mô. Bởi vì thị trường có những thông tin tổng hợp về cầu - hành
vi của người mua, cũng như về cung - hành vi của người bán, giá cả thị trường là
kết quả của sự tương tác giữa người mua và người bán với nhau. Vì vậy việc thu
thập các thông tin về thị trường được sự chú ý của cả giới sản xuất kinh doanh, cả
người tiêu dùng và của toàn xã hội .
1.6 Kinh doanh theo cơ chế thị trường của doanh nghiệp thương mại
Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn từ sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh
lời .
Để đạt được mục đích cuối cùng là lợi nhuận, mỗi doanh nghiệp đều có
những hướng đi cho riêng mình, trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp
phải xây dựng các chiến lược mục tiêu trước mắt và lâu dài trong đó ưu tiên hàng
đầu cho các mục tiêu có khả năng thực hiện lớn. Đối với các doanh nghiệp thương
mại thường có 5 mục tiêu cơ bản là khách hàng, chất lượng, đổi mới, lợi nhuận và
cạnh tranh. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp phải tuân
thủ các nguyên tắc sau :
- Sản xuất kinh doanh những hàng hoá và dịch vụ có chất lượng tốt đáp ứng
nhu cầu khách hàng .
- Trong kinh doanh khi làm lợi cho riêng mình đồng thời phải làm lợi cho
khách hàng .
- Trong kinh doanh trước hết phải lôi cuốn khách hàng rồi sau đó mới nghĩ
đến cạnh tranh .
- Tìm kiếm thị trường đang lên và chiếm lĩnh thị trường nhanh .
- Đầu tư vào tài năng vào nguồn lực để tạo ra nhiều giá trị sản phẩm.
- Nhận thức và nắm cho được nhu cầu thị trường để đáp ứng đầy đủ.
Trong nền kinh tế thị trường mọi hoạt động kinh doanh hàng hoá dịch vụ

bao giờ cũng tuân theo cơ chế thị trường và thông qua hoạt động của doanh nghiệp.
Thị trường luôn là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Thị trường tốt liên
tục được mở rộng sẽ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo doanh nghiệp có thể phát
triển tốt.
2 Vai trò của thị trường tiêu thụ trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp :
Thị trường là khâu tất yếu của quá trình tái sản xuất hàng hoá. Thị trường có
vị trí trung tâm nó vừa là mục tiêu của các doanh nghiệp, vừa là môi trường cho
hoạt động kinh doanh. Có thể thấy thị trường qua các vai trò sau:
Thứ nhất, là sống còn đối với sản xuất kinh doanh hàng hoá. Mục đích của
người sản xuất hàng hoá là để bán để thoả mãn nhu cầu của người khác và qua đó
đạt được các mục tiêu của mình. Bán khó hơn mua, bán là bước nhẩy nguy hiểm,
có nhiều rủi ro. Do đó thị trường còn thì còn sản xuất kinh doanh, mất thị trường
thì sản xuất kinh doanh bị đình trệ và phá sản .
Thứ hai, thị trường phá vỡ ranh giới giữa sản xuất tự nhiên , tự cấp, tự túc
để tạo thành tổng thể thống nhất trong toàn nền kinh tế quốc dân. Qua trao đổi mua
bán giữa các vùng, sẽ biến kiểu tổ chức khép kín thành các vùng chuyên môn hoá
sản xuất hàng hoá liên kết với nhau, chuyển kinh tế tự nhiên thành kinh tế hàng
hoá .
Thứ ba, thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh. Các nhà sản xuất kinh
doanh căn cứ vào cung cầu, giá cả thị trường để quyết định sản xuất cái gì, sản
xuất như thế nào, bao nhiêu và sản xuất cho ai? Đồng thời thông qua thị trường nhà
nước tiến hành điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh.

×