Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.6 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ QUỲNH NHƯ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI
BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ CƠNG TÁC THU THUẾ TẠI CÁC CƠ
QUAN THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ QUỲNH NHƯ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI
BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ CƠNG TÁC THU THUẾ TẠI CÁC CƠ
QUAN THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Kế tốn
Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN ANH HOA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, năm 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội
bộ đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ
Chí Minh” là cơng trình nghiên cứu của bản thân tơi và được hồn thành dưới sự
hướng dẫn của cô Trần Anh Hoa. Nội dung và số liệu nêu trong đề tài là hồn tồn
do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Những kiến nghị khoa học của đề tài chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Bùi Thị Quỳnh Như


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................ 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 4
6. Đóng góp của nghiên cứu ............................................................................................... 5
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................................... 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .........................6

1.1

Những nghiên cứu ngoài nước .......................................................................6

1.1.1

Những nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công ................ 6

1.1.2

Những nghiên cứu về hệ thống kiểm sốt nội bộ trong cơng tác thu thuế ......... 8

1.2

Những nghiên cứu trong nước .......................................................................9

1.2.1

Những nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực cơng................ 9

1.2.2

Những nghiên cứu về hệ thống kiểm sốt nội bộ trong lĩnh vực thuế .............. 11

1.3

Nhận xét tổng quan các nghiên cứu trước ..................................................14

1.4


Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả ...........15

1.4.1 Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................................... 15
1.4.2 Định hướng nghiên cứu của tác giả ......................................................................... 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LÝ THUYẾT NỀN..............................17
2.1 Một số vấn đề chung về hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................17
2.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ ....................................... 17
2.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của hệ thống kiểm sốt nội bộ trong khu vực cơng ... 18
2.1.3 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công .................................. 20
2.1.4 Giới hạn của hệ thống kiểm sốt nội bộ trong khu vực cơng .................................. 21


2.2 Các nhân tố cấu thành của hệ thống kiểm sốt nội bộ trong khu vực cơng 21
2.2.1 Mơi trường kiểm soát ................................................................................................. 21
2.2.2 Đánh giá rủi ro........................................................................................................... 23
2.2.3 Hoạt động kiểm sốt .................................................................................................. 24
2.2.4 Thơng tin và truyền thơng ......................................................................................... 25
2.2.5 Giám sát...................................................................................................................... 26

2.3 Cơ sở lý luận về thuế và quản lý thuế .............................................................26
2.3.1 Khái niệm thuế ........................................................................................................... 27
2.3.2 Đặc điểm của thuế ..................................................................................................... 27
2.3.3 Chức năng của thuế................................................................................................... 27
2.3.4 Công tác quản lý thu thuế và chống thất thu thuế ................................................... 28
2.3.4.1 Khái niệm quản lý thu thuế và chống thất thu thuế ........................................... 28
2.3.4.2 Vai trò của quản lý thu thuế và chống thất thu thuế .......................................... 29
2.3.4.3 Nguyên tắc của quản lý thu thuế và chống thất thu thuế................................... 29

2.4 Tổng quan về cơ quan Thuế và ngành Thuế TP. Hồ Chí Minh ...................30

2.4.1 Khái niệm về cơ quan Thuế và tổ chức bộ máy ngành Thuế .................................. 30
2.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan thuế và đặc điểm hoạt động thu thuế của
ngành Thuế TP. Hồ Chí Minh ........................................................................................... 32

2.5 Các lý thuyết nền có liên quan .........................................................................34
2.5.1 Lý thuyết đại diện ....................................................................................................... 34
2.5.2 Nhóm Lý thuyết về hành vi - tâm lý xã hội - quan hệ con người ............................ 35

2.6 Mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả công tác thu thuế ................37
2.6.1 Mục tiêu và hiệu quả công tác thu thuế.................................................................... 37
2.6.2 Mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả công tác thu thuế .......................... 37

2.7 Mơ hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................38
2.7.1 Mơ hình nghiên cứu .................................................................................................. 38
2.7.2 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................... 39

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................40
3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................40
3.1.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................... 40
3.1.2 Nguồn dữ liệu, phương pháp thu thập và phân tích nghiên cứu ............................ 42


3.1.2.1 Nghiên cứu định tính .................................................................................... 42
3.1.2.2 Nghiên cứu định lượng .................................................................................. 46

3.2 Điều chỉnh thang đo ..........................................................................................48
3.2.1 Thang đo Hiệu quả công tác thu thuế ...................................................................... 48
3.2.2 Thang đo các thành phần của hệ thống KSNB (khung lý thuyết của mơ hình
nghiên cứu) ......................................................................................................................... 49


3.3 Thực hiện nghiên cứu định lượng ....................................................................52
3.3.1 Mẫu nghiên cứu ......................................................................................................... 53
3.3.2 Thực hiện khảo sát .................................................................................................... 54

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................56
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................................56
4.2 Đánh giá thang đo .............................................................................................57
4.2.1 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha .................................................................... 57
4.2.2 Đánh giá độ giá trị thang đo – EFA.......................................................................... 59
4.2.2.1 Thang đo các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ .......................... 59
4.2.2.2 Thang đo hiệu quả công tác thu thuế ........................................................... 65

4.3 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................66
4.3.1 Phân tích tương quan ................................................................................................ 66
4.3.2 Phân tích hồi quy ....................................................................................................... 67
4.3.2.1 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình hồi quy ............................................... 68
4.3.2.2 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các trọng số hồi quy ......................... 69
4.3.3 Dị tìm sự vi phạm các giả định trong hồi quy tuyến tính ........................................ 72
4.3.3.1 Giả định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng
như hiện tượng phương sai thay đổi (heteroskedasticity) ...................................... 72
4.3.3.2 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư .................................................. 73
4.3.3.3 Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (đo lường hiện
tượng đa cộng tuyến) ................................................................................................. 73

4.4 Bàn luận từ kết quả nghiên cứu .......................................................................74
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................78
5.1 Kết luận ..............................................................................................................78
5.2 Hàm ý chính sách ..............................................................................................78
5.2.1 Đối với Ban lãnh đạo các cơ quan thuế .................................................................... 79



5.2.1.1 Hàm ý liên quan đến Giám sát ..................................................................... 79
5.2.1.2 Hàm ý liên quan đến Mơi trường kiểm sốt ................................................ 81
5.2.1.3 Hàm ý liên quan đến Đánh giá rủi ro.......................................................... 82
5.2.1.4 Hàm ý liên quan đến Thông tin và truyền thông ........................................ 83
5.2.1.5 Hàm ý liên quan đến Hoạt động kiểm soát .................................................. 84
5.2.2 Đối với các cơ quan Nhà nước và ngành Thuế ........................................................ 85

5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................86
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCC:

Cán bộ công chức

CNTT:

Công nghệ thông tin

CoBIT:

Control Objectives for Information and Related Technologies

COSO:

Committee of Sponsoring Organizations


DN:

Doanh nghiệp

DGRR:

Đánh giá rủi ro

ERM:

Enterprise risk management

GS:

Giám sát

HDKS:

Hoạt động kiểm sốt

HQCT:

Hiệu quả cơng tác thu thuế

HTKSNB:

Hệ thống Kiểm sốt nội bộ

INTOSAI:


International Organization of Supreme Audit Institutions

KSNB:

Kiểm sốt nội bộ

MTKS:

Mơi trường kiểm sốt

NNT:

Người nộp thuế

NSNN:

Ngân sách Nhà nước

QLRR:

Quản lý rủi ro

TTTT:

Thơng tin và truyền thông


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp tóm tắt các nghiên cứu trước........................................... 12

Bảng 3.1: Thang đo Hiệu quả công tác thu thuế ...................................................... 49
Bảng 3.2: Thang đo các thành phần của hệ thống KSNB ........................................ 50
Bảng 3.3: Thống kê tình hình khảo sát .................................................................... 55
Bảng 4.1 Thống kê mẫu khảo sát ............................................................................. 57
Bảng 4.2: Kiểm định độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s Alpha .................. 58
Bảng 4.3: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần của hệ thống KSNB lần
thứ nhất ..................................................................................................................... 60
Bảng 4.4: Bảng phương sai trích lần thứ nhất.......................................................... 60
Bảng 4.5: Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay lần thứ nhất ..................................... 61
Bảng 4.6: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần của hệ thống KSNB lần
thứ ba (lần cuối) ....................................................................................................... 62
Bảng 4.7: Bảng phương sai trích lần thứ ba (lần cuối) ............................................ 63
Bảng 4.8: Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay lần thứ ba (lần cuối) ........................ 63
Bảng 4.9: Hệ số KMO và kiểm định Barlett hiệu quả công tác thu thuế................. 65
Bảng 4.10: Bảng phương sai trích ........................................................................... 65
Bảng 4.11: Bảng ma trận nhân tố ............................................................................. 66
Bảng 4.12: Ma trận tương quan giữa các biến ......................................................... 67
Bảng 4.13: Thống kê mơ tả các biến phân tích hồi quy ........................................... 67
Bảng 4.14: Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình................................................. 68
Bảng 4.15: Tổng kết mơ hình ................................................................................... 68
Bảng 4.16: Phân tích ANOVA ................................................................................. 69
Bảng 4.17: Kết quả các trọng số hồi quy ................................................................. 69
Bảng 5.1: Bảng sắp xếp thứ tự quan trọng theo hệ số Beta của các nhân tố ........... 79


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Khái qt quy trình đánh giá rủi ro của COSO ...................................... 23
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy ngành Thuế theo các cấp từ Trung ương đến địa
phương.................................................................................................................... 32
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu đề xuất .................................................................. 38

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 41
Hình 4.1: Kết quả mơ hình hồi quy ........................................................................ 71
Hình 4.2: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đốn và phần dư.................................... 72
Hình 4.3: Đồ thị phân tán của phần dư chuẩn hóa ................................................. 73


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuế đã tồn tại và có một q trình phát triển lâu dài trong lịch sử loài người.
Sự xuất hiện của Thuế gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước và sự phát triển của
nền kinh tế hàng hố tiền tệ. Nó được xem là một khoản đóng góp mang tính bắt
buộc đối với các thể nhân và pháp nhân, được quy định thông qua hệ thống pháp
luật của Nhà nước. Ở nước ta từ những năm 1990, Thuế đã thực sự trở thành nguồn
thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu
chủ yếu của ngân sách nhà nước mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng
trưởng kinh tế, về sự công bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội. Do đó, Thuế
đóng một vai trị rất quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia (Yuniati,
2017).
TP. Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế có quy mơ lớn nhất nước. Vì vậy,
ngành thuế TP. Hồ Chí Minh cũng giữ một vai trị quan trọng trong công tác thu
Ngân sách Nhà nước của cả nước.
Công tác chống thất thu thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong
công tác quản lý thuế hiện nay nhằm góp phần đảm bảo nguồn thu cho Ngân Sách
Nhà Nước (NSNN) và tạo sự công bằng về nghĩa vụ thuế đối với Người nộp thuế.
Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập trong các quy định về thuế:
nhiều thủ tục rườm rà, thiếu minh bạch; chính sách thuế “sớm nắng chiều mưa”,
không rõ ràng; hoạt động thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo, gây tốn kém và khó
khăn cho doanh nghiệp; hay các hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu của cơng chức

thuế vẫn cịn xảy ra, cơng chức thuế bắt tay với các doanh nghiệp để giúp doanh
nghiệp trốn thuế...vv
Vì vậy, có thể nói cơng tác thu thuế, chống thất thu thuế, nâng cao hiệu quả
công tác thu thuế, chất lượng quản lý thuế gắn với cải cách hành chính là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm trong cơng tác quản lý thuế hiện nay nhằm góp phần
đảm bảo nguồn thu cho Ngân Sách Nhà Nước (NSNN) và tạo sự công bằng về
nghĩa vụ thuế đối với Người nộp thuế.


2

Để có những cơ chế, chính sách, những quyết định phù hợp nhằm nâng cao
chất lượng quản lý thuế trong cơng tác thu thuế thì hệ thống kiểm sốt nội bộ
(HTKSNB) chính là một cơng cụ đắc lực và rất cần thiết đối với hoạt động tài chính
Nhà nước: ngăn chặn và phịng ngừa rủi ro, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hoạt
động hiệu quả, tăng cường trách nhiệm giải trình và đạt được sự tuân thủ các quy
trình đã thiết lập (INTOSAI 2004).
Kiểm soát nội bộ (KSNB) là một công cụ quản lý và cũng là một nội dung rất
quan trọng trong lĩnh vực kế tốn và tài chính. Đó là khía cạnh cơ bản của trách
nhiệm quản lý để cung cấp cho các bên liên quan một sự đảm bảo hợp lý rằng tổ
chức của họ được kiểm sốt hiệu quả và thơng tin họ nhận được là chính xác và
đáng tin cậy. Phát triển một hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh mẽ cung cấp sự đảm
bảo này. Theo Aramide and Bashir (2015), áp lực toàn cầu gần đây về kiểm soát
tham nhũng và quản lý quỹ cơng là yếu tố chính địi hỏi phải thực hiện hệ thống
kiểm soát nội bộ trong mọi tổ chức kể cả khu vực công và khu vực tư nhân.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện tại các đơn vị khu vực cơng trong nước
cũng như ngồi nước đã khẳng định tầm quan trọng của hệ thống KSNB, mối quan
hệ chặt chẽ và tích cực của nó đối với phát hiện và ngăn ngừa các gian lận, nâng cao
tính tin cậy của các thông tin phục vụ cho quản lý, nâng cao kết quả hoạt động, là
công cụ tốt để đạt được các mục tiêu của tổ chức (Amudo và Inanga, 2009;

Babatunde (2013); Okelo và Lagat (2016)).
Với những vấn đề đã nêu trên, tác giả nhận thấy rằng vấn đề trọng tâm mà
ngành thuế TP. Hồ Chí Minh cần thực hiện trong giai đoạn hiện nay là việc nâng
cao hiệu quả công tác thu thuế thông qua công cụ đắc lực chính là hệ thống KSNB.
Hiện tại, theo tìm hiểu của tác giả đối với các nghiên cứu trong và ngoài nước có
liên quan đến các nhân tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả thu thuế tại
các cơ quan thuế, tác giả nhận thấy rằng trên thế giới đã có một số tác giả nghiên
cứu và nhận định hệ thống KSNB có tác động tích cực đến hiệu quả công tác thu
thuế như nghiên cứu của Matamande và cộng sự (2012); Ibrahim (2017); Yuniati
(2017); tuy nhiên tại Việt Nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng thì có rất ít
nghiên cứu thực hiện về hệ thống KSNB của lĩnh vực thuế, các nghiên cứu đa số


3

thực hiện theo phương pháp định tính như nghiên cứu của Nguyễn Việt Tường
(2014), Nguyễn Trường Giang (2014), Phạm Vũ Thúy Hằng (2015), chưa có thang
đo lường cụ thể, hay có sử dụng mơ hình định lượng để nhận diện và xem xét mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố hệ thống KSNB đến cơng tác thu thuế thì chỉ có
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), tuy nhiên nghiên cứu này cũng
chỉ thực hiện tại một đơn vị cụ thể; và chưa có một cơng trình nghiên cứu nào ở
trong nước xác định và đưa ra bằng chứng về các nhân tố của hệ thống KSNB có
tác động đến công tác thu thuế tại các cơ quan thuế. Vì vậy, việc thực hiện đề tài:
“Đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả công tác thu
thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” là một đề tài cấp thiết
cần thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống kiểm sốt
nội bộ đến cơng tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, dựa
trên kết quả nghiên cứu đạt được để từ đó tác giả đưa ra các hàm ý chính sách nhằm
nâng cao hiệu quả trong cơng tác thu thuế, kiểm soát các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng
đến việc hoàn thành mục tiêu thu ngân sách của đơn vị, góp phần đảm bảo thu

đúng, thu đủ nguồn thu cho NSNN.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả công tác thu
thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
2.2 Mục tiêu cụ thể


Nhận diện các nhân tố của hệ thống kiểm sốt nội bộ tác động đến

hiệu quả cơng tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh


Đo lường mức độ ảnh hưởng của hệ thống kiểm sốt nội bộ đến hiệu

quả cơng tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Các nhân tố nào của hệ thống kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đến
hiệu quả cơng tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố của hệ thống kiểm soát nội bộ
đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh?


4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống kiểm soát nội bộ của cơ quan thuế và sự tác

động của nó đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ
Chí Minh.

- Đối tượng thu thập dữ liệu: ban lãnh đạo, các chuyên viên am hiểu về hệ
thống kiểm sốt nội bộ đang cơng tác tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh.
- Phạm vi nghiên cứu:
o

Về khơng gian: địa bàn TP. Hồ Chí Minh (gồm Cục Thuế TP. Hồ Chí

Minh và 24 Chi cục Thuế quận, huyện).
o

Thời gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện luận văn của tác giả từ

tháng 3 đến tháng 9 năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Dữ liệu nghiên cứu
- Dữ liệu sơ cấp: các bảng khảo sát thu thập từ các chuyên gia, chuyên viên am
hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Dữ liệu thứ cấp: Các Thông tư, Quyết định, Công văn, Báo cáo, Kế hoạch
của Bộ Tài Chính, Tổng Cục Thuế, Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh liên quan đến công
tác KSNB.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: kết hợp sử dụng 2
phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.


Nghiên cứu sơ bộ định tính: Thực hiện thảo luận nhóm với các cấp

lãnh đạo và cơng chức làm công tác kiểm tra nội bộ tại các đơn vị để phân tích,
đánh giá các nhân tố của hệ thống kiểm soát nội bộ đang hiện hữu tác động đến hiệu

quả cơng tác thu thuế, sau đó thực hiện tiếp việc khảo sát chuyên gia để điều tra
mức độ đồng ý hay không đồng ý với các biến đo lường hệ thống KSNB tác động
đến hiệu quả công tác thu thuế.


Nghiên cứu định lượng: tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi được

tác giả thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ. Sử dụng phần mềm SPSS 22 để


5

xử lý, phân tích số liệu và đưa ra kết quả nghiên cứu về sự tác động của các nhân tố
thuộc hệ thống KSNB đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa
bàn TP. Hồ Chí Minh.
6. Đóng góp của nghiên cứu
 Về mặt lý thuyết: Luận văn đã xác định các yếu tố của hệ thống kiểm
soát nội bộ, đưa ra bằng chứng về sự tác động của hệ thống KSNB tới hiệu quả
công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
 Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích và đánh giá được hiệu quả
các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ đang hiện diện tại các cơ quan thuế; từ đó
đưa ra các hàm ý góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác thu thuế, đặc biệt là kiểm
soát tốt các rủi ro ảnh hưởng đến nhiệm vụ thu NSNN của các cơ quan thuế trên địa
bàn TP. Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và lý thuyết nền
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1.1

Những nghiên cứu ngoài nước

1.1.1 Những nghiên cứu về hệ thống kiểm sốt nội bộ trong khu vực
cơng
Qua một thời gian tìm hiểu và tham khảo nhiều tài liệu đối với các vấn đề liên
quan đến đề tài mà tác giả đang nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng có rất nhiều đề
tài nghiên cứu về hệ thống KSNB và tác động của nó đến khu vực cơng tại nhiều
quốc gia trên thế giới.
Những nghiên cứu của các tác giả về sự yếu kém, thiếu hụt của hệ thống
KSNB đã cho rằng nếu tổ chức không quan tâm đến hệ thống KSNB hay hệ thống
KSNB được xây dựng không phù hợp với hướng dẫn của INTOSAI, điều này có thể
dẫn đến việc quản lý kém trong chi tiêu khu vực công hay tác động tiêu cực đến
việc quản lý các dự án vốn (Amudo và Inanga, 2009; Ayodele và Michael, 2011;
Nwachukwu và Emoh, 2011; Adepeju và Isa, 2014). Các tác giả đã khuyến cáo các
chính phủ cần có trách nhiệm thiết lập một kiểm soát nội bộ hiệu quả để đảm bảo
việc thực hiện các mục tiêu trong quản lý, và nên tn thủ nghiêm ngặt hệ thống
kiểm sốt nội bộ vì lợi ích tốt nhất của cơng dân. Cịn theo nghiên cứu của Rahahleh
(2011) thì cho rằng sự thiếu hụt nguồn lao động có trình độ, khơng xây dựng đầy đủ
các thành phần của hệ thống KSNB hay có nhiều sự kiểm sốt chồng chéo trong
khu vực cơng đã dẫn đến việc vận hành hệ thống KSNB trong các tổ chức công
cộng ở Jordan gặp nhiều vấn đề, ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý quỹ công
chúng ở nhiều cơ quan tại Jordan.

Hiện nay, quản trị trong khu vực tư lẫn khu vực cơng đã trở thành vấn đề
tồn cầu do sự cố liên tục của các vấn đề quản trị, gian lận, khơng hiệu quả, tham
nhũng, kiểm sốt nội bộ kém và quản lý tài chính như sự sụp đổ của ENRON – tập
đoàn năng lượng lớn nhất nước Mỹ, hay trường hợp gian lận của WorldCom,
Parmalat, sự quản lý thiếu hiệu quả của chính phủ các quốc gia dẫn đến nợ công lớn
hay gặp nhiều vấn đề về tài chính, dự án cơng khơng hiệu quả...vv. Điều này đã làm
cho các cơ quan chính phủ, các nhà lãnh đạo quan tâm đặc biệt hơn nữa đến việc
thực hành kiểm sốt nội bộ trong khu vực hành chính cơng. Theo nghiên cứu của


7

Azizal và Aziz (2015), tác giả đã đưa ra đánh giá tình trạng thực hành hiện tại của
hệ thống kiểm sốt nội bộ giữa các chương trình dịch vụ khác nhau của khu vực
công ở Malaysia. Nghiên cứu này thu thập dữ liệu sơ cấp dựa trên một bảng khảo
sát câu hỏi trong số các bộ phận của 109 phòng ban và các cơ quan thuộc 24 bộ liên
bang, trong đó có Bộ trưởng Thủ tướng Malaysia. Nhìn chung, hệ thống kiểm sốt
nội bộ của nhóm chương trình tài chính là mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc kiểm soát nội
bộ trong hệ thống kỹ thuật, thông tin, giáo dục và y tế & sức khỏe nằm dưới điểm
kiểm soát nội bộ trung bình của tổng thể. Khu vực cơng ở Malaysia cần tập trung
hơn vào kiểm soát nội bộ và hệ thống đánh giá thích hợp để trở thành một khu vực
đáng tin cậy và hiệu quả.
Bên cạnh đó, nhằm ngăn chặn các tình trạng tham nhũng, gian lận, việc thực
hiện quản trị trong khu vực cơng của chính phủ cũng cần phải quản lý tài chính
minh bạch và tăng cường trách nhiệm giải trình hơn nữa dưới sự giám sát chặt chẽ
của công chúng. Các nghiên cứu của các tác giả Babatunde (2013), Aramide và
Bashir (2015), Aziz và cộng sự (2015), đều cho rằng hệ thống KSNB của tổ chức có
ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình. Nghiên cứu hỗ trợ các nhà hoạch định chính
sách nên tăng cường đảm bảo hệ thống KSNB phù hợp và hiệu quả để thiết lập và
nâng cao trách nhiệm giải trình nhiều hơn giữa các phịng ban và cơ quan chính phủ

khác nhau.
Một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ mang lại lợi ích cho một tổ chức trong
việc ngăn chặn các tình huống rủi ro cũng như giúp tổ chức hoạt động hiệu quả.
Trong khu vực cơng thì hệ thống KSNB cần được thành lập để đảm bảo hợp lý rằng
các hoạt động tài chính được thực hiện một cách minh bạch và có trách nhiệm. Theo
nghiên cứu của Okelo và Lagat (2016) thì tác giả đã thực hiện nghiên cứu nhằm
thiết lập hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ về quản lý tài chính tại chính quyền
quận Baringo ở Kenya. Tác giả đã kết luận rằng hệ thống kiểm sốt nội bộ là thành
phần khơng thể tách rời của các quy trình quản lý của một tổ chức trong khu vực
cơng.
Tóm lại, các nghiên cứu trên tác giả tổng hợp đều nhằm khẳng định được sự
cần thiết của hệ thống KSNB trong khu vực công, các nhà lãnh đạo cần nhận thức


8

rõ về tầm quan trọng của hệ thống KSNB nhất là trong cơng tác quản lý rủi ro để
nhằm hồn thành các mục tiêu trong quản lý tài chính, tăng cường tính minh bạch
và trách nhiệm giải trình của đơn vị.
1.1.2

Những nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong cơng tác thu

thuế
Thuế là một lĩnh vực có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của
một quốc gia (Yuniati, 2017), nền tài chính của quốc gia đó sẽ lành mạnh khi có
được nguồn thu chủ yếu từ thuế, và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu từ
thuế ngày càng tăng. Thuế cũng được coi là một khoản thu quan trọng nhất vì khoản
thu này mang tính chất ổn định. Do đó, các tác giả trên thế giới cũng đã nghiên cứu
khá nhiều về lĩnh vực này, riêng đối với nghiên cứu về hệ thống KSNB đối với

công tác thu thuế, tác giả tìm được một số đề tài liên quan đến ngành thuế mà tác
giả đang nghiên cứu để từ đó kế thừa và sửa đổi cho phù hợp với tình hình tại Việt
Nam.
Theo nghiên cứu của Matamande và cộng sự (2012) thì cho rằng thu thuế là
một yếu tố quan trọng trong quản lý tài chính, độ lớn của ngân sách phụ thuộc rất
nhiều vào số tiền thuế thu được. Bài nghiên cứu xem xét hiệu quả của hệ thống
KSNB trong việc thu thuế và quản lý chi tiêu công tại các cơ quan thuế ở Zimbabwe
(ZIMRA). Tác giả cho rằng hệ thống KSNB có ý nghĩa trong việc tăng hiệu quả thu
thuế cũng như giảm rị rỉ chi tiêu cơng. Các nhà chính sách nên tăng cường và cải
thiện hệ thống KSNB để đạt được kết quả tốt nhất trong quản lý quỹ công.
Sự hiểu biết về hệ thống kiểm sốt nội bộ là rất quan trọng bởi vì các tác động
của nó đối với việc tạo doanh thu trong một tổ chức, ngăn chặn được gian lận của
nhân viên (Ewa & Uduuayang, 2012). Tác giả Ibrahim (2017) đã tiến hành một
phân tích thực nghiệm về các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ tác động đến thu
nhập doanh thu tại các cơ quan Federal Inland Revenue Service (FIRS) thuộc khu
vực công ở Nigeria. kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng các thành phần của hệ
thống KSNB bao gồm mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt,
thơng tin và truyền thơng, giám sát có tác động đáng kể đến cơng tác thu thập doanh
thu trong FIRS.


9

Hiện nay, vấn đề tham nhũng xảy ra trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính
trị, văn hóa, giáo dục...vv khơng những ở Việt Nam mà cịn trên tồn thế giới.
Trong đó, vấn đề tham nhũng, quan liêu trong ngành Thuế vẫn được đề cập khá
nhiều. Điều này chứng tỏ sự thiếu hiệu quả hay sự yếu kém của hệ thống KSNB của
các đơn vị trong việc quản lý (Amudo và Inanga, 2009). Tác giả Yuniati (2017) đã
thực hiện nghiên cứu nhằm mục đích kiểm tra hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội
bộ đối với hiệu quả của việc thu thuế. Dựa trên dữ liệu đã được thu thập và kiểm tra

cho thấy hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả hơn bao gồm môi trường quản lý, thiết
lập mục tiêu, xác định sự kiện, đánh giá rủi ro, phản ứng rủi ro, hoạt động kiểm
sốt, thơng tin và truyền thông và giám sát được áp dụng trong cơ quan thuế có thể
tăng hiệu quả của việc thu thuế thu nhập, phòng ngừa các rủi ro về tham nhũng, hối
lộ của các đơn vị trên tất cả các quốc gia hiện nay.
1.2 Những nghiên cứu trong nước
1.2.1

Những nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực

công
Khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì
nền kinh tế của nước ta đã có những bước thay đổi và phát triển mạnh mẽ. Từ đây,
nhu cầu của các bên liên quan ngày càng gia tăng trong vấn đề minh bạch tài chính
khơng chỉ của các doanh nghiệp tư nhân mà còn là các đơn vị thuộc khu vực cơng.
Để đáp ứng nhu cầu đó, đất nước ta cần có một nền tảng căn bản các lý thuyết về
KSNB cũng như việc xây dựng hệ thống KSNB để làm cơ sở cho việc quản lý. Quy
chế về kiểm toán độc lập đã được chính phủ ban hành vào năm 1994. Những năm
sau đó, các chuẩn mực kiểm tốn cũng đã được ban hành để hình thành nên các
định nghĩa về hệ thống KSNB, trong đó chuẩn mực kiểm tốn số 315 đã nêu rõ về
“Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thơng qua hiểu biết về đơn vị kiểm
tốn và mơi trường của đơn vị”.
Những năm sau đó, Luật Kế tốn 2015 và các Thông tư cũng đã hướng dẫn và
quy định về việc phải xây dựng Hệ thống KSNB trong các đơn vị kế tốn, các ngân
hàng, các tổ chức tín dụng...vv. Tuy nhiên, trên thực tế vai trò của Hệ thống KSNB


10

trong các đơn vị ở Việt Nam, đặc biệt là trong các đơn vị thuộc khu vực hành chính

cơng nói chung và các đơn vị thuộc ngành Thuế nói riêng vẫn còn khá mờ nhạt.
Trước hết, tại các trường Đại học, cao đẳng việc nghiên cứu về hệ thống
KSNB được khá nhiều tác giả quan tâm. Tác giả Trần Thị Giang Tân (2012) đã xuất
bản cuốn: “Kiểm soát nội bộ” trình bày rất chi tiết các thơng tin về KSNB và hệ
thống KSNB theo khuôn mẫu của COSO. Các tác giả Phạm Thị Hoàng (2013),
Nguyễn Thị Thu Hậu (2014), Nguyễn Thị Hoàng Anh (2014) và một số tác giả khác
đã nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại các trường đại học, cao đẳng.
Các bài nghiên cứu đã Hệ thống hóa lý luận về hệ thống KSNB theo COSO và đi
sâu nghiên cứu hệ thống KSNB tại khu vực cơng theo INTOSAI, tìm hiểu thực
trạng, phân tích và đánh giá hệ thống kiểm sốt nội bộ, từ đó đưa ra những giải
pháp, kiến nghị cụ thể và thiết thực nhằm hồn thiện và nâng cao hệ thống kiểm
sốt nộ bộ tại các trường Đại học, cao đẳng khu vực công lập.
Để khám phá việc xây dựng và thực hành KSNB trong các cơ quan hành
chính; các tác giả Lê Đoàn Minh Đức và cộng sự (2016) đã thực hiện nghiên
cứu“Khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ tại các cơ quan hành chính”, bài đăng trên
Tạp chí Tài chính kỳ I, số tháng 8/2016, tác giả đã đưa ra những nhận xét và đánh
giá về hệ thống KSNB đang hiện diện tại cơ quan hành chính Nhà nước hiện nay,
bài viết cũng đưa ra những kiến nghị mang tính định hướng nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả cơng việc tại các cơ quan hành chính; góp phần hồn thành tốt nhiệm
vụ được Nhà nước giao và tuân thủ đúng quy định quản lý tài chính.
Đối với các nghiên cứu tại các lĩnh vực cụ thể, cụ thể như nghiên cứu về hệ
thống các bệnh viện công lập, các tác giả Trần Trịnh Như Quỳnh (2017), Nguyễn
Ngọc Tuyền (2017) đã nghiên cứu về tác động của các yếu tố cấu thành đến tính
hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ tại các bệnh viện công lập tại TP.HCM và
tỉnh Phú Yên. Kết quả đều cho thấy 5 yếu tố cấu thành đều có ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập.
Đối với lĩnh vực kho bạc, các nghiên cứu của các tác giả Bùi Thanh Huyền
(2011), Lê Thị Phương Nam (2014) đã nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống
KSNB tại một đơn vị cụ thể là Kho bạc Nhà nước Quận 10 và Kho bạc Nhà nước



11

Tỉnh Bình Thuận, các nghiên cứu này chỉ thực hiện bằng phương pháp định tính,
chưa có số liệu thống kê để chứng minh cụ thể sự ảnh hưởng của hệ thống KSNB
đến hoạt động của Kho bạc. Trong khi đó, kế thừa và phát triển hơn từ các nghiên
cứu trước, tác giả Phạm Huyền Trang (2017) đã Hệ thống hoá các cơ sở lý luận liên
quan đến những nội dung về hệ thống KSNB. Nghiên cứu đã xác định 5 nhân tố và
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB các
KBNN trên địa bàn TPHCM, đó là: đánh giá rủi ro, mơi trường kiểm sốt, thơng tin
và truyền thơng, hoạt động kiểm sốt, giám sát. Từ đó, tác giả Xây dựng giải pháp
cụ thể và các kiến nghị để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Kho bạc
Nhà nước trên địa bàn TP.HCM.
Đối với lĩnh vực ngân hàng, có khá nhiều tác giả đã thực hiện nghiên cứu,
tuy nhiên có nghiên cứu của tác giả Hồ Tuấn Vũ (2017) là nổi bật vì đã chỉ ra 7
nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các ngân hàng
thương mại Việt Nam, ngoài 5 nhân tố của hệ thống KSNB bao gồm: mơi trường
kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, giám sát
thì tác giả đã khám phá ra 2 nhân tố mới là nhân tố thể chế chính trị và lợi ích
nhóm. Từ đó, tác giả đưa ra những hàm ý chính sách nhằm tăng cường sự hữu hiệu
của hệ thống KSNB trong các ngân hàng thương mại Việt nam.
1.2.2

Những nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực thuế

Các tác giả Nguyễn Việt Tường (2014), Nguyễn Trường Giang (2014), Phạm
Vũ Thúy Hằng (2015) và một số tác giả khác đã nghiên cứu thực trạng hệ thống
KSNB tại các Chi cục Thuế theo 5 yếu tố cấu thành cơ bản của hệ thống KSNB
theo COSO và theo INTOSAI, từ đó các tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện
nhằm tổ chức và thực thi hiệu quả hệ thống KSNB trong công tác kiểm tra thuế, thu

thuế và chống thất thu thuế tại các Chi cục thuế được nghiên cứu. Tuy nhiên, các
bài nghiên cứu trên đều thực hiện theo phương pháp định tính, chưa có thang đo
lường cụ thể, và chỉ nghiên cứu tại một đơn vị cụ thể.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), Luận văn thạc sĩ kinh tế, “Các yếu
tố của hệ thống kiếm soát nội bộ ảnh hưởng tới hoạt động thu thuế tại Chi cục Thuế
Quận 9”, nghiên cứu đã nêu lên được thực trạng hệ thống KSNB tại Chi cục Thuế


12

Quận 9, tác giả đã nêu ra 5 yếu tố của hệ thống KSNB có tác động tới hoạt động thu
thuế, xây dựng được thang đo cụ thể, tuy nhiên nghiên cứu này cũng chỉ nghiên cứu
cho phù hợp với đặc thù của một đơn vị là Chi cục Thuế Quận 9.
Bảng 1.1: BẢNG TỔNG HỢP TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
TRONG VÀ NGỒI NƯỚC VỀ HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ
Tác giả (năm)
Amudo

Mục tiêu nghiên

Phương pháp

cứu

nghiên cứu

và Phân tích tác động Dữ liệu bảng.

Inanga, 2009


Kết quả đạt được
Nghiên cứu đưa ra kết luận

của sự thiếu hụt hệ Biến phụ thuộc: Sự rằng sự thiếu hụt hệ thống kiểm
thống kiểm sốt hữu hiệu hệ thống sốt nội bộ có tác động tiêu cực
nội bộ

KSNB.

đáng kể đến công tác quản lý

Biến độc lập: Các nhân khu vực công.
tố của hệ thống KSNB;
công nghệ thông tin
Babatunde

Hệ thống KSNB Dữ liệu bảng.

(2013),

của tổ chức có ảnh Biến phụ thuộc: Trách chính sách nên tăng cường đảm

Aramide

Hỗ trợ các nhà hoạch định

và hưởng đến trách nhiệm giải trình tài bảo hệ thống KSNB phù hợp

Bashir (2015), nhiệm giải trình


chính.

và hiệu quả để thiết lập và nâng

Aziz và cộng

Biến độc lập: Các nhân cao trách nhiệm giải trình

sự (2015)

tố của hệ thống KSNB

nhiều hơn giữa các phịng ban
và cơ quan chính phủ khác
nhau

Mahadeen, Al- Điều tra tác động Dữ liệu bảng.

Đề xuất một số khuyến nghị

Dmour et al. của hệ thống kiểm Biến phụ thuộc: Hiệu liên quan đến việc nâng cao
(2016)

soát nội bộ tác quả tổ chức.

nhận thức về tầm quan trọng

động đến hiệu quả Biến độc lập: Các nhân của các thành phần hệ thống
tổ chức ở Jordan


tố của hệ thống KSNB

kiểm soát nội bộ và các cơ chế
cải thiện các quy trình nội bộ
để cải thiện hiệu quả của tổ
chức


13

Tác giả (năm)

Mục tiêu nghiên

Phương pháp

cứu

nghiên cứu

Kết quả đạt được

Matamande và Hệ thống KSNB Nghiên cứu định lượng Hệ thống KSNB có ý nghĩa
cộng sự (2012) tác động đến thu Biến phụ thuộc: quản trong việc tăng hiệu quả thu
thuế và quản lý chi lý thu thuế.

thuế.

tiêu công tại các Biến độc lập: Các nhân
cơ quan thuế ở tố của hệ thống KSNB

Zimbabwe
(ZIMRA)
Ibrahim

Các yếu tố của hệ Nghiên cứu định lượng Kết quả nghiên cứu đã cho thấy

(2017)

thống kiểm soát Phân tích thực nghiệm
nội bộ tác động
đến

thu

rằng các thành phần của hệ

Biến phụ thuộc: Thu thống KSNB có tác động đáng

nhập nhập doanh thu.

kể đến công tác thu thập doanh

doanh thu tại các Biến độc lập: Các nhân thu trong FIRS.


quan

thuộc

(FIRS) tố của hệ thống KSNB


khu

vực

công ở Nigeria
Yuniati (2017)

Kiểm tra hiệu quả Nghiên cứu định lượng Hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu
của hệ thống kiểm Biến phụ thuộc: Hiệu quả hơn có thể tăng hiệu quả
sốt nội bộ đối với quả công tác thu thuế.

của việc thu thuế thu nhập,

hiệu quả của việc Biến độc lập: Các nhân phòng ngừa các rủi ro về tham
thu thuế

tố của hệ thống KSNB

nhũng, hối lộ của các đơn vị
trên tất cả các quốc gia hiện
nay.

Trần

Trịnh Xác định 5 nhân tố Nghiên cứu định lượng Kết quả đều cho thấy 5 yếu tố

Như

Quỳnh và mức độ ảnh Biến phụ thuộc: tính cấu thành đều có ảnh hưởng


(2017),

hưởng

của

các hữu hiệu của hệ thống đến tính hữu hiệu của hệ thống

Nguyễn Ngọc nhân tố đến tính KSNB.
Tuyền (2017), hữu hiệu của hệ Biến độc lập: Các nhân
Phạm

Huyền thống KSNB tại tố của hệ thống KSNB

Trang (2017)

các đơn vị công

KSNB


14

Tác giả (năm)

Mục tiêu nghiên

Phương pháp


cứu

nghiên cứu

Hồ Tuấn Vũ Xác định 7 nhân tố Nghiên cứu hỗn hợp
(2017)

Kết quả đạt được
Tác giả đã khám phá thêm 2

và mức độ ảnh Biến phụ thuộc: tính nhân tố mới là nhân tố thể chế
hưởng

của

các hữu hiệu của hệ thống chính trị và lợi ích nhóm ngồi

nhân tố đến tính KSNB.

các nhân tố của hệ thống

hữu hiệu của hệ Biến độc lập: 5 nhân tố KSNB có ảnh hưởng đến tính
thống KSNB tại của hệ thống KSNB, hữu hiệu của hệ thống KSNB
các NHTM

thể chế chính trị, lợi tại các NHTM
ích nhóm

Nguyễn


Việt Hồn

thiện

hệ Nghiên cứu định tính Giải pháp hồn thiện nhằm tổ

Tường (2014), thống KSNB tại là chính, chưa có thang chức và thực thi hiệu quả hệ
Nguyễn

các Chi cục Thuế

đo lường cụ thể, và chỉ thống KSNB trong công tác

Trường Giang

nghiên cứu tại một đơn kiểm tra thuế, thu thuế và

(2014), Phạm

vị cụ thể.

Vũ Thúy Hằng

chống thất thu thuế tại các Chi
cục thuế được nghiên cứu.

(2015)
Nguyễn

Thị Các yếu tố của hệ Nghiên cứu định lượng Tác giả đã chỉ ra 5 yếu tố của


Thanh Huyền thống kiếm soát Biến phụ thuộc: Hiệu hệ thống KSNB có tác động tới
(2015)

nội bộ ảnh hưởng quả thu thuế

hoạt động thu thuế, xây dựng

tới hoạt động thu Biến độc lập: Các nhân được thang đo cụ thể, tuy nhiên
thuế tại Chi cục tố của hệ thống KSNB

nghiên cứu này cũng chỉ

Thuế Quận 9

nghiên cứu cho phù hợp với
đặc thù của một đơn vị là Chi
cục Thuế Quận 9

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trong và ngoài nước)
1.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu trước
Sau khi tìm hiểu các bài nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến đề
tài của luận văn, tác giả có một số nhận xét sau:


15

Các cơng trình nghiên cứu đã cho thấy được hệ thống KSNB là một đề tài
vẫn được nhiều tác giả lựa chọn để nghiên cứu cho đến nay. Việc nghiên cứu vận
dụng hệ thống KSNB trong khu vực công đã được thực hiện khá phổ biến ở những

dòng, lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.
Các đề tài nghiên cứu của nước ngoài đã nêu lên được sự hiện diện của hệ
thống KSNB trong các đơn vị, nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống KSNB, nhằm
tăng cường hơn nữa tính minh bạch hay trách nhiệm giải trình tài chính trong quản
lý tài chính của các đơn vị thuộc khu vực cơng hiện nay, đặc biệt là đề cao vai trò
của hệ thống KSNB trong việc tác động tích cực tới cơng tác thu nhập của đơn vị.
Đối với các nghiên cứu trong nước, tác giả nhận thấy rằng các đề tài đã tập
trung nghiên cứu lý luận về hệ thống KSNB, việc thực hiện KSNB theo hướng dẫn
của COSO hay INTOSAI; nghiên cứu hệ thống KSNB tại một đơn vị cụ thể; ảnh
hưởng của hệ thống KSNB theo các khía cạnh khác nhau, các lĩnh vực khác nhau
(như nghiên cứu tại các ngân hàng, kho bạc, bảo hiểm, bệnh viện, trường học...vv),
nhận ra các mặt cịn tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện.
1.4

Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả

1.4.1 Khoảng trống nghiên cứu
Từ việc nhận xét các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan
đến đề tài của luận văn, tác giả nhận thấy có rất ít đề tài nghiên cứu đến hệ thống
KSNB của lĩnh vực thuế tại Việt Nam, hay nói cách khác là nghiên cứu một cách hệ
thống, trực tiếp về sự tác động của các nhân tố thuộc hệ thống KSNB đến hiệu quả
công tác thu thuế; trong khi đó thuế là một lĩnh vực có vai trị rất quan trọng với bất
kỳ quốc gia nào như tác giả đã đề cập ở trên; các nghiên cứu đa số thực hiện theo
phương pháp định tính, chưa có thang đo lường, nếu có thang đo thì cũng chỉ được
nghiên cứu nhằm phù hợp với đặc thù của một tổ chức cụ thể, chưa mở rộng nghiên
cứu tại một lĩnh vực ví dụ như lĩnh vực thuế. Do đó, tác giả cho rằng đây chính là
khoảng trống nghiên cứu để tác giả có thể thực hiện đề tài này.
1.4.2 Định hướng nghiên cứu của tác giả
Tác giả sẽ tiếp tục kế thừa và phát triển các cơng trình nghiên cứu trong và
ngồi nước đã cơng bố để thực hiện nghiên cứu về các nhân tố của hệ thống KSNB



×