Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

(Luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn kỳ hạn nợ của các công ty niêm yết việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ NGỌC HÀ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC LỰA CHỌN KỲ HẠN NỢ CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ NGỌC HÀ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC LỰA CHỌN KỲ HẠN NỢ CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa
chọn kỳ hạn nợ của các Công ty niêm yết Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi với sự hỗ trợ từ phía Giảng viên hướng dẫn là TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên.
Các số liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá trong Luận văn có nguồn gốc rõ
ràng và được tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy. Nội dung Luận văn đảm
bảo không sao chép bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.
TP.HCM, ngày 19 tháng 06 năm 2019
Tác giả

Bùi Thị Ngọc Hà


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. I
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... IV
DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................................... V
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... VI
TÓM

TẮT
…………………………………………………………………………………VII

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................... 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU – CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 2
1.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 2
1.4. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY............................... 4
2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA NHĨM NHÂN TỐ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN ĐẾN SỰ LỰA CHỌN
KỲ HẠN NỢ CỦA CÔNG TY ................................................................................... 4
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA NHÓM NHÂN TỐ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN ĐẾN SỰ
LỰA CHỌN KỲ HẠN NỢ TRONG DOANH NGHIỆP ............................................ 8
2.3 ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ ĐẾN SỰ LỰA CHỌN KỲ HẠN NỢ TRONG DOANH
NGHIỆP .................................................................................................................... 13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 16
3.1 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 16
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 19
3.2.1. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..................................................................... 19
3.2.2 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU – MÔ TẢ BIẾN ......................................................... 21
3.2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 29
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ HỒI QUY ............................................................................... 33
4.1 MÔ TẢ THỐNG KÊ ................................................................................................. 33
4.2

HỆ SỐ TƯƠNG QUAN ........................................................................................... 38


iii

4.3. KẾT QUẢ HỒI QUY ................................................................................................ 40
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN .............................................................................................. 47
5.1 KẾT LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 47
5.2 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU............................................ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 50

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: MÔ TẢ THỐNG KÊ .................................................................................... 54
PHỤ LỤC 2: HỆ SỐ TƯƠNG QUAN ............................................................................... 58
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ HỒI QUY ................................................................................... 59


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn kỳ hạn
nợ của doanh nghiệp .......................................................................................................... 14
Bảng 3.1: Thống kê bộ mẫu dữ liệu sử dụng trong bài nghiên cứu .................................. 18
Bảng 3.2: Tóm tắt ý nghĩa và phương pháp tính tốn của các biến trong mơ hình nghiên
cứu ..................................................................................................................................... 28
Bảng 3.2: Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn kỳ hạn nợ và các dấu hiệu dự kiến
........................................................................................................................................... 31
Bảng 4.1: Mơ tả thống kê tồn mẫu .................................................................................. 33
Bảng 4.2: Mơ tả thống kê Nhóm cơng ty hạn chế tài chính và ít bị hạn chế tài chính phân
loại theo Quy mơ ............................................................................................................... 34
Bảng 4.3: Mơ tả thống kê Nhóm cơng ty hạn chế tài chính và ít bị hạn chế tài chính phân
loại theo Tính thanh khoản ................................................................................................ 36
Bảng 4.4: Mơ tả thống kê Nhóm cơng ty hạn chế tài chính và Nhóm cơng ty ít bị hạn chế
tài chính phân loại theo Khả năng tiếp cận thị trường trái phiếu ...................................... 37
Bảng 4.5: Hệ số tương quan .............................................................................................. 38
Bảng 4.6: Hệ số VIF và 1/VIF của từng biến độc lập ....................................................... 39
Bảng 4.7:Kết quả hồi quy toàn mẫu và các mẫu con phân loại theo Quy mô .................. 40
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy các mẫu con phân loại theo Tính thanh khoản và Khả năng
tiếp cận thị trường trái phiếu ............................................................................................. 44



v

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Các bước thực hiện nghiên cứu ......................................................................... 30


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt đầy đủ bằng

Từ viết tắt đầy đủ bằng

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Từ viết tắt

Sở Giao dịch Chứng khoán
HNX

Hanoi Stock Exchange
Hà Nội

HOSE

Hochiminh Stock Exchange


Sở Giao dịch Chứng khốn
Thành phố Hồ Chí Minh


vii

ABSTRACT
This paper examines the impact of factors affecting the debt maturity of Vietnamese
listed stock companies including asset maturity, firm size, growth opportunities, turnover,
earnings volatility, liquidity, leverage, access to bond markets and tax. With a sample of
328 joint stock companies listed on Ho Chi Minh City Stock Exchange and Hanoi Stock
Exchange from 2008 to 2018. In addition, to study the effect of factors constraint
financing to the selection of debt maturity of Vietnamese listed companies, the author
separates the research sample into two groups of companies: financially constrained
companies and financially unconstrained companies, based on firm size, liquidity, and
access to bond markets. Through the use of Tobit Fixed Effects (Tobit Fixed Effects), the
study presents evidence that the asset maturity, firm size, turnover, earnings volatility,
liquidity, access to bond markets and leverage affect the choice of debt maturity of listed
companies in Vietnam. In addition, results show that financially constrained companies
and financially unconstrained companies to react differently to liquidity risks and thus
pursue different debt maturity strategies. Financially unconstrained companies will
shorten the debt structure, while financially constrained companies that are prone to
liquidity risk will extend the debt maturity structure.
Keywords: Asset maturity, Firm size, Growth opportunities, Turnover, Earnings
volatility, Liquidity, Leverage, Access to bond markets, Tax, Debt maturity, Tobit Fixed
Effects, Financial constraint.


viii


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này thực hiện kiểm định tác động của các yếu tố đến sự lựa chọn kỳ hạn
nợ của các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam bao gồm tính đáo hạn của tài sản, quy mô
công ty, cơ hội tăng trưởng, hiệu quả sử dụng tài sản, biến động lợi nhuận giữ lại, khả
năng thanh tốn ngắn hạn, địn bẩy tài chính, khả năng tiếp cận thị trường trái phiếu và
thuế; dựa trên mẫu quan sát của 328 công ty cổ phần niêm yết tại Sở giao dịch chứng
khoán TP.HCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội giai đoạn từ năm 2008 đến năm
2018. Ngoài ra, để nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố hạn chế tài chính đến sự lựa chọn kỳ
hạn nợ của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, tác giả tách mẫu nghiên cứu thành 2
nhóm cơng ty, nhóm cơng ty bị hạn chế tài chính và nhóm cơng ty ít bị hạn chế tài chính
dựa trên các tiêu thức quy mơ cơng ty, tính thanh khoản và khả năng tiếp cận thị trường
trái phiếu. Thông qua việc sử dụng mơ hình Tobit cố định các ảnh hưởng (Tobit Fixed
Effects), bài nghiên cứu trưng ra bằng chứng cho thấy tính đáo hạn của tài sản, quy mô
công ty, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng tiếp cận thị trường trái phiếu, biến động lợi
nhuận giữ lại, khả năng thanh tốn ngắn hạn và địn bẩy tài chính có ảnh hưởng đến sự
lựa chọn kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Bên cạnh đó, bài nghiên
cứu cịn tìm thấy kết quả cho thấy, các cơng ty bị hạn chế tài chính và ít bị hạn chế tài
chính phản ứng khác nhau về rủi ro thanh khoản và do đó theo đuổi các chiến lược kỳ
hạn nợ khác nhau. Các cơng ty ít bị hạn chế tài chính sẽ rút ngắn cơ cấu kỳ hạn nợ của
doanh nghiệp, trong khi các công ty bị hạn chế tài chính dễ bị rủi ro thanh khoản sẽ kéo
dài cơ cấu kỳ hạn nợ hơn.
Từ khóa: tính đáo hạn của tài sản, quy mô công ty, cơ hội tăng trưởng, hiệu quả sử dụng
tài sản, biến động lợi nhuận giữ lại, khả năng thanh tốn ngắn hạn, địn bẩy tài chính,
khả năng tiếp cận thị trường trái phiếu, thuế, kỳ hạn nợ, Tobit Fixed Effects, hạn chế tài
chính.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. Lý do chọn đề tài
Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi, cổ phần thường
để tài trợ và thực hiện quyết định đầu tư. Với một cấu trúc vốn tối ưu có chi phí sử dụng
vốn bình quân tối thiểu, giá trị doanh nghiệp sẽ được tối đa hóa. Vì thế, việc tìm kiếm
một cấu trúc vốn tối ưu hay việc lựa chọn kỳ hạn nợ để tài trợ luôn là một trong những
nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp.
Đã có nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu trước cho thấy, những quốc gia với hệ thống
tài chính phát triển ln tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc
điều chỉnh cấu trúc vốn hay lựa chọn kỳ hạn nợ để tài trợ. Tuy nhiên, Caprio và
Demirgüc - Kunt (1998); Schmukler và Vesperoni (2006) lại nhận thấy rằng, những công
ty ở các quốc gia đang phát triển có khả năng sinh lợi thấp, khả năng tiếp cận với thị
trường vốn còn nhiều hạn chế sẽ cản trở các công ty thiết lập kỳ hạn nợ tối ưu. Andreas
Stephan, Oleksandr Talavera và Andryi Tsapin (2011) lại cho thấy, chi phí đại diện, tính
thanh khoản, thuế, khả năng tiếp cận với nguồn tài trợ dài hạn dưới hình thức phát hành
trái phiếu, mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp là các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
kỳ hạn nợ của các công ty Ukraina - một nền kinh tế mới nổi, trong khoảng thời gian
2000-2006.
Trong khi đó, những năm qua, nền kinh tế vĩ mô ở Việt Nam đã trải qua khá nhiều biến
động, từ tăng trưởng ổn định đến tăng trưởng cao, suy thoái và cả bị ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm 2008 - 2009. Chính vì vậy, cấu trúc vốn của
các doanh nghiệp cũng bị tác động mạnh, các doanh nghiệp có thể sẽ phải điều chỉnh linh
hoạt việc huy động nguồn tài trợ và lựa chọn kỳ hạn các khoản nợ khi ra và thực hiện
quyết định tài trợ. Nhằm giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có được cái nhìn sâu sắc
hơn trong việc phân tích và lựa chọn kỳ hạn nợ phù hợp trong bối cảnh thị trường đang
có nhiều biến động và khó khăn, tác giả bài nghiên cứu này đã chọn đề tài "Các yếu tố
ảnh hưởng đến việc lựa chọn kỳ hạn nợ của các công ty niêm yết Việt Nam" cho Luận


2
văn Thạc Sĩ của mình với mong muốn những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam sẽ nới rộng

thêm bằng chứng về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn kỳ hạn nợ trong việc ra và
thực hiện quyết định tài trợ của các doanh nghiệp trước những phản ứng của nền kinh tế.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu – Các vấn đề nghiên cứu
Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến việc
lựa chọn kỳ hạn nợ của các công ty niêm yết Việt Nam. Từ mục tiêu nghiên cứu này, bài
nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố như tính đáo hạn của tài sản, quy mơ
cơng ty, cơ hội tăng trưởng, hiệu quả sử dụng tài sản, biến động lợi nhuận giữ lại, khả
năng thanh toán hiện hành, địn bẩy tài chính và thuế đến kỳ hạn nợ của các công ty niêm
yết Việt Nam.
Thứ hai, kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố như tính đáo hạn của tài sản, quy mơ
cơng ty, cơ hội tăng trưởng, hiệu quả sử dụng tài sản, biến động lợi nhuận giữ lại, khả
năng thanh toán hiện hành, địn bẩy tài chính và thuế đến kỳ hạn nợ của các cơng ty niêm
yết Việt Nam ở nhóm cơng ty ít bị hạn chế tài chính và nhóm cơng ty bị hạn chế tài
chính.
1.3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Dữ liệu để thực hiện mơ hình hồi quy sử dụng trong bài nghiên cứu này được tác giả thu
thập từ Báo cáo tài chính cơng bố hàng năm, bao gồm Bảng cân đối kế toán, Bảng lưu
chuyển tiền tệ và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên Sở
giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội được thu
thập thơng qua trang www.s.cafef.vn. Trong đó, tác giả chọn những cơng ty phi tài chính
và niêm yết liên tục từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 12 năm 2018, loại bỏ những công ty
thuộc diện kiểm soát. Bài nghiên cứu sử dụng Microsolf Excel 2010 để tính tốn các dữ
liệu và lọc các dữ liệu cần thiết; sau đó, sử dụng phần mềm Stata 13 để chạy mơ hình hồi
quy Tobit cố định ảnh hưởng (Tobit Fixed Effects) và phân tích dữ liệu.


3
1.4. Bố cục của đề tài
Ngoài phần danh mục bảng, tóm tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài được bố cục

gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài. Trong chương này, tác giả nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cơ sở dữ liệu, ý nghĩa của đề tài và bố cục của đề
tài.
Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây. Trong chương này, tác giả tổng hợp
các bằng chứng thực nghiệm trước đây về tác động của quy mô cơng ty, cơ hội tăng
trưởng, địn bẩy tài chính, biến động lợi nhuận giữ lại, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng
thanh tốn hiện hành, thuế, tính đáo hạn của tài sản đến kỳ hạn nợ của doanh nghiệp.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Ở chương này, tác giả nêu
ra các giả thuyết, trình bày phương pháp, nguồn dữ liệu và đồng thời mô tả biến phụ
thuộc và các biến độc lập được sử dụng trong bài nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Trong chương này, tác giả sử dụng phương pháp thống
kê mơ tả các nhân tố tính đáo hạn của tài sản, quy mô công ty, cơ hội tăng trưởng, hiệu
quả sử dụng tài sản, biến động lợi nhuận giữ lại, khả năng thanh tốn hiện hành, địn bẩy
tài chính, thuế và kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn
Việt Nam. Sau đó, tác giả kiểm định hệ số tương quan của các nhân tố này với kỳ hạn nợ
khi sử dụng mẫu gồm tất cả các công ty, và khi sử dụng mẫu phụ gồm các cơng ty bị hạn
chế tài trợ và ít bị hạn chế tài trợ bằng mơ hình Tobit Fixed Effects.
Chương 5: Kết luận. Cuối bài nghiên cứu, tác giả tổng kết lại vấn đề nghiên cứu, và nêu
ra các hạn chế của nghiên cứu. Những hạn chế đó sẽ làm tiền đề cho các bài nghiên cứu
sau này.


4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Trong các nghiên cứu trước đây trên thế giới về kỳ hạn nợ, các chuyên gia kinh tế và tài
chính đã xác định chi phí đại diện, bất cân xứng thơng tin và thuế là các yếu tố ảnh hưởng
đến sự lựa chọn kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp.
2.1. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố chi phí đại diện đến sự lựa chọn kỳ hạn nợ

của công ty
Các nghiên cứu về chi phí đại diện nhấn mạnh đến vai trị của nợ trong việc làm sụt giảm
chi phí đại diện giữa các cổ đông và các nhà quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là nợ ngắn
hạn. Điều này đã được thể hiện trong nhiều nghiên cứu trước đây.
Myers (1977) đã khẳng định rằng, một cơng ty có thể kiểm sốt chi phí đại diện bằng
cách giảm bớt mức độ nợ sử dụng trong cấu trúc vốn, đưa ra các quy định chặt chẽ hơn
trong các khế ước thỏa thuận, hoặc bằng cách rút ngắn thời gian đáo hạn có hiệu lực của
nợ. Bên cạnh đó, Bolton và Scharfstein (1990) cũng nhấn mạnh đến vai trị của nợ trong
việc giảm chi phí đại diện giữa các cổ đông và các nhà quản lý.
Dựa trên các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của chi phí đại diện đến kỳ hạn nợ, tác
giả bài nghiên cứu này đã xác định được ba nhân tố tác động đến sự lựa chọn kỳ hạn nợ
của một cơng ty đó là tính đáo hạn của tài sản; quy mơ cơng ty và cơ hội tăng trưởng.
Tính đáo hạn của tài sản
Barnea, Haugen và Senbet (1980) cho rằng, khi cấu trúc kỳ hạn của các khoản nợ phù
hợp với tính đáo hạn của tài sản thì chi phí đại diện của tình trạng đầu tư dưới mức sẽ có
xu hướng giảm và làm giảm sự chuyển dịch rủi ro từ cổ đông sang trái chủ. Trong doanh
nghiệp, tài sản cố định được dùng để sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra một dòng tiền
dùng để trả các khoản vay nợ đầu tư vào tài sản cố định. Việc thu hồi các khoản đầu tư
vào tài sản cố định là một q trình qua nhiều năm. Do đó, việc hứa hẹn trả nợ cho chủ
nợ đã tài trợ cho việc mua tài sản cố định với một tốc độ nhanh hơn tốc độ của dòng tiền
thu vào sẽ khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Tình hình kiệt quệ tài
chính sẽ làm chi phí đại diện của công ty gia tăng, và khiến các cổ đông thực hiện các


5
chiến lược nhằm chuyển dịch rủi ro cho các chủ nợ như thực hiện các dự án có rủi ro cao,
khó thành cơng.
Michael J. Barclay và Clifford W. Smith (1995) cũng cho thấy, có sự ảnh hưởng bởi tính
đáo hạn của tài sản đến việc lựa chọn kỳ hạn nợ của các cơng ty. Các cơng ty có xu
hướng tài trợ cho các tài sản có tuổi thọ dài như nhà máy, máy móc thiết bị bằng nợ vay

dài hạn. Các tài sản này phục vụ sản xuất hay cung cấp dịch vụ qua nhiều năm nên công
ty sẽ thu được tiền từ việc bán các sản phẩm hay dịch vụ được tạo ra từ tài sản cố định
trong thời gian dài ở từng kỳ cụ thể. Số tiền này dùng để trả các khoản nợ tài trợ cho việc
mua tài sản cố định trong từng giai đoạn và sử dụng cho các mục đích khác nhau. Nếu tài
sản hết thời hạn sử dụng hữu ích trong khi các khoản nợ tài trợ vẫn cịn, cơng ty sẽ khơng
thu đủ tiền để trả các khoản nợ đúng hạn, kiệt quệ tài chính có thể xảy ra. Vì vậy, các
cơng ty đều cố gắng sắp xếp phù hợp kỳ hạn của tài sản cố định và kỳ đến hạn của các
khoản nợ.
Liên quan đến tính đáo hạn của tài sản, Stohs và Mauer (1996) có cùng quan điểm với
Michael J. Barclay và Clifford W. Smith (1995) khi cho rằng, các công ty đều cố gắng
sắp xếp phù hợp kỳ đến hạn của các tài sản và các khoản nợ để tránh rơi vào tình trạng
kiệt quệ tài chính. Nếu nợ có kỳ hạn ngắn hơn so với thời gian đáo hạn của tài sản, các
cơng ty có thể khơng có đủ khả năng trả nợ vay khi đến hạn. Nếu nợ có kỳ hạn dài hơn so
với thời gian đáo hạn của tài sản, nguồn thu từ tài sản sẽ chấm dứt trong khi các khoản nợ
vẫn cịn trong hạn.
Quy mơ cơng ty
Titman và Wessels (1988) trong nghiên cứu của mình đã trưng ra bằng chứng cho thấy,
các doanh nghiệp có lợi thế về quy mơ sẽ có xu hướng sử dụng nợ dài hạn nhằm dễ dàng
hoạch định cho các kế hoạch trong tương lai, trong khi các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ
hơn dễ bị phụ thuộc vào nguồn tài trợ ngắn hạn. Titman và Wessels (1988) cho thấy
rằng, các cơng ty có quy mơ nhỏ có xu hướng sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn đáng
kể so với các cơng ty có quy mơ lớn, nghĩa là quy mơ cơng ty có ảnh hưởng đến việc
lựa chọn kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ thường có


6
mức tín nhiệm thấp, điều này khiến họ khó tiếp cận nợ vay từ các chủ nợ, sử dụng nợ
ngắn hạn trong điều kiện này sẽ là biện pháp khắc phục vấn đề này bởi vì việc sử dụng nợ
ngắn hạn sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn so với việc sử
dụng nợ dài hạn khi các điều kiện cho vay ngắn hạn mà ngân hàng thương mại và các tổ

chức tài chính khác đưa ra đối với doanh nghiệp thường ít khắt khe hơn so với tín dụng
dài hạn. Ngược lại, các doanh nghiệp có quy mơ lớn được xem là có nguy cơ phá sản
thấp hơn, do đó, sẽ gặp ít trở ngại hơn khi nhận nguồn tài trợ từ bên ngồi. Họ sẽ chọn nợ
dài hạn với chi phí sử dụng vốn thấp và giúp doanh nghiệp ổn định trong sản xuất kinh
doanh. Michael J. Barclay và Clifford W. Smith (1995) cũng trưng ra bằng chứng cho
thấy, quy mô công ty có tác động đến việc chọn lựa kỳ hạn nợ của các cơng ty. Các cơng
ty có quy mơ lớn thường có được độ tín nhiệm cao từ các chủ nợ nên các công ty này dễ
dàng huy động nguồn tài trợ khi cần thiết, vì vậy các cơng ty có quy mơ lớn thường chọn
phát hành các khoản nợ dài hạn với lãi suất thấp, trong khi đó, các cơng ty có quy mơ nhỏ
do bị hạn chế trong việc tiếp cận với các thị trường vốn để huy động nguồn tài trợ tăng
thêm đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng nên các công ty này thường sử dụng các khoản nợ
ngắn hạn với lãi suất cao nhưng điều kiện xét duyệt cho vay dễ dàng.
Thân Thị Thu Thủy, Lê Văn Lâm và Nguyễn Trung Thông (2014) khi nghiên cứu tại
Việt Nam cũng cho thấy, các công ty có quy mơ càng lớn càng dễ dẫn đến tình trạng có
nhiều ban quản lý ở các cấp khác nhau, dẫn đến sự khó khăn trong việc kiểm sốt chi phí
đại diện, từ đó cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn kỳ hạn nợ của các công ty.
Cơ hội tăng trưởng
Myers (1977) cho rằng, cơ hội đầu tư trong tương lai của công ty cũng giống như các
quyền chọn. Giá trị của các quyền chọn này phụ thuộc vào khả năng cơng ty có thực hiện
chúng một cách tối ưu hay không. Với việc cố định rủi ro trong cấu trúc vốn của cơng ty,
những lợi ích từ việc thực hiện các dự án đầu tư sinh lời được phân chia giữa các cổ đông
và trái chủ. Trong một số trường hợp, các trái chủ có thể mong muốn các cơng ty đầu tư
vào những dự án ít rủi ro và tạo được giá trị tốt trong tương lai vì các dự án có rủi ro thấp
sẽ cung cấp sự bảo đảm hơn cho các trái chủ, khi có một dòng tiền ổn định được tạo ra.


7
Tuy nhiên, dịng tiền an tồn lại khơng tạo ra mức lợi nhuận thặng dư cho các cổ đông.
Trong những trường hợp này, các cổ đơng lại có động lực để từ chối các dự án có giá trị
hiện tại ròng dương. Myers (1977) gọi đây là vấn đề đầu tư dưới mức. Các công ty đang

trong giai đoạn tăng trưởng có rất nhiều các dự án đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, quá nhiều
cơ hội đầu tư sinh lời cũng sẽ khiến cho doanh nghiệp dễ bị sai lầm trong đầu tư. Bởi vì,
khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, những người cho vay sẽ khơng cịn muốn
đầu tư vào doanh nghiệp nữa và họ chỉ quan tâm đến việc thu hồi các khoản tiền đã cho
doanh nghiệp vay. Myers (1977) trong bài nghiên cứu của mình đã khẳng định rằng, chi
phí đại diện có thể được kiểm soát bằng cách rút ngắn thời gian đáo hạn có hiệu lực của
nợ.
Kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu của Michael J. Barclay và Clifford W. Smith (1995)
cũng cho thấy, cơ hội tăng trưởng có tác động đến sự lựa chọn kỳ hạn nợ của các công ty.
Trong giai đoạn tăng trưởng, những cơng ty có doanh số tăng trưởng nhanh phải đầu tư
thêm nhiều cho các hoạt động phát triển thị trường, mở rộng thị phần, mua thêm tài sản
cố định nên rủi ro kinh doanh của các công ty tăng trưởng sẽ rất cao. Khi đương đầu với
rủi ro kinh doanh cao, các công ty tăng trưởng sẽ khó tiếp cận với các nguồn vốn từ các
chủ nợ nên họ thường phát hành nợ ngắn hạn. Bởi vì nợ ngắn hạn có lãi suất cao tương
ứng với rủi ro cao và ln được ưu tiên thanh tốn trước nợ dài hạn khi công ty đối mặt
với phá sản, theo đó, các chủ nợ sẽ dễ dàng hơn khi xem xét các khoản cho công ty vay.
Khác với nghiên cứu của Michael J. Barclay và Clifford W. Smith (1995), Stohs và
Mauer (1996) cho rằng, các công ty ở giai đoạn tăng trưởng có nhiều cơ hội đầu tư sinh
lời nhưng cũng có rủi ro kinh doanh cao tương ứng. Trong giai đoạn này, mâu thuẫn lợi
ích giữa các cổ đông và chủ nợ của công ty trong việc lựa chọn thực hiện các cơ hội đầu
tư là rất lớn. Các cổ đơng thích tập trung đầu tư vào những cơ hội đầu tư rủi ro cao nhưng
có tỷ suất sinh lợi cao trong khi các chủ nợ lại muốn cơng ty đầu tư vào những dự án ít
rủi ro nhằm đảm bảo một dòng tiền ổn định. Mặc dù các chủ nợ khơng có tiếng nói trực
tiếp trong việc điều hành cũng như lựa chọn cơ hội đầu tư nhưng chủ nợ có quyền khơng
cho cơng ty vay nợ để thực hiện dự án. Stohs và Mauer (1996) nhận thấy, khi rút ngắn kỳ


8
hạn nợ thì mâu thuẫn lợi ích này sẽ giảm bớt bởi vì nợ ngắn hạn có lãi suất cao tương ứng
với rủi ro cao và luôn được ưu tiên thanh tốn trước nợ dài hạn khi cơng ty đối mặt với

tình trạng phá sản. Ngồi ra, nợ ngắn hạn có thời gian đáo hạn ngắn, chủ nợ sẽ có nhiều
cơ hội kịp thu hồi nợ trước khi công ty dùng số tiền dành để trả nợ đầu tư vào một cơ hội
đầu tư khác có rủi ro cao hơn. Tóm lại, cơng ty ở giai đoạn tăng trưởng có nhiều cơ hội
đầu tư sinh lời thường phát hành nhiều nợ ngắn hạn để huy động vốn đầu tư. Tuy nhiên,
theo kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu của Stohs và Mauer (1996), các cơng ty có mức
độ tăng trưởng tốt lại có địn bẩy tài chính thấp nghĩa là tỷ lệ vay nợ để đầu tư cho sản
xuất kinh doanh thấp, mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và chủ nợ cũng thấp tương ứng,
do đó các cơng ty này có ít động cơ rút ngắn cấu trúc kỳ hạn nợ để giảm thiểu mâu thuẫn
lợi ích giữa các bên.
Phù hợp với nhận định của Myers (1977) cũng như của Michael J. Barclay và Clifford W.
Smith (1995); Heyman và các cộng sự (2008); Ortiz-Molina và Penas (2008) cũng cho
rằng, các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao bị bắt buộc phải hạ thấp kỳ hạn nợ của
họ để giảm chi phí đại diện. Khi kỳ hạn nợ được rút ngắn, doanh nghiệp sẽ dễ dàng, linh
hoạt điều chỉnh cấu trúc vốn để đầu tư vào các dự án sinh lãi mà các cổ đông và trái chủ
đều hài lịng. Bên cạnh đó nợ ngắn hạn cũng được ưu tiên thanh toán trước nợ dài hạn khi
doanh nghiệp đối mặt với phá sản, giúp chủ nợ yên tâm hơn khi cho doanh nghiệp vay nợ
để thực hiện các dự án đầu tư.
2.2. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố bất cân xứng thông tin đến sự lựa chọn kỳ
hạn nợ trong doanh nghiệp
Michael J. Barclay và Clifford W. Smith (1995) đã cho thấy, các cơng ty có tiềm năng
phát triển cao, chất lượng tín dụng tốt khi bị bất cân xứng thông tin sẽ phát hành nhiều nợ
ngắn hạn để giải quyết nhu cầu về vốn nhằm phát triển sản xuất kinh doanh. Trong giai
đoạn này, do các chủ nợ không đánh giá đúng khả năng trả nợ nên các cơng ty có tiềm
năng phát triển cao phải vay nợ với lãi suất cao cùng với điều kiện xét duyệt cho vay khắt
khe, tài sản thế chấp cao hơn nhiều so với giá trị vay. Vì vậy, việc phát hành nợ dài hạn
để tài trợ cho các dự án đầu tư trong thời gian này là hồn tồn khơng hợp lý. Ngoài ra,


9
Michael J. Barclay và Clifford W. Smith (1995) cũng chỉ ra rằng, trong thị trường bất cân

xứng thông tin, khi những người trong nội bộ công ty tiếp cận thông tin về khả năng
thanh tốn các khoản nợ của cơng ty nhanh hơn các chủ nợ bên ngồi thì tính thanh
khoản sẽ trở thành nhân tố cung cấp các tín hiệu rõ nhất về khả năng tín dụng của cơng
ty. Các cơng ty có tính thanh khoản tốt sẽ có mức tín nhiệm cao từ các chủ nợ, lúc đó khả
năng huy động nợ dài hạn với lãi suất thấp của công ty sẽ dễ dàng hơn. Kết quả thực
nghiệm của Michael J. Barclay và Clifford W. Smith (1995) cũng cho thấy, mối tương
quan dương giữa xếp hạng trái phiếu Standard & Poor’s và sự lựa chọn kỳ hạn nợ của các
cơng ty. Xếp hạng trái phiếu là phán đốn về các triển vọng tài chính và kinh doanh cũng
như phản ánh xác suất vỡ nợ của công ty. Hầu hết nợ vay dài hạn của công ty thường là
dưới hình thức phát hành các loại trái phiếu. Cơng ty có xếp hạng trái phiếu cao, có xác
suất vỡ nợ thấp, triển vọng tài chính tốt thường được nhận nhiều ưu đãi của chủ nợ nên
việc phát hành trái phiếu hay vay nợ dài hạn với lãi suất thấp sẽ trở nên rất dễ dàng.
Liên quan tới bất cân xứng thông tin, Stohs và Mauer (1996) cũng trưng ra bằng chứng
rằng, các cơng ty có mức sinh lợi hàng năm cao hơn kỳ vọng của nhà đầu tư thì sử dụng
nhiều nợ ngắn hạn trong cấu trúc kỳ hạn nợ. Thực chất, các cơng ty này có tiềm năng
phát triển và chất lượng tín dụng tốt nhưng do bất cân xứng thông tin nên không được thị
trường đánh giá đúng khả năng trả nợ. Điều này làm cho công ty gặp nhiều khó khăn khi
tiếp cận với nguồn vốn, phải vay nợ với lãi suất cao với tài sản thế chấp lớn vì vậy các
cơng ty này phát hành nhiều nợ ngắn hạn vì tin tưởng rằng trong tương lai cơng ty sẽ có
nhiều ưu đãi hơn trong việc tiếp cận vốn, lãi suất vay nợ sẽ thấp hơn.
Dựa trên các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin đến kỳ hạn
nợ liên quan đến thuyết truyền tín hiệu và tính thanh khoản của doanh nghiệp. Trong đó,
thuyết truyền tín hiệu cho rằng các nhân tố ảnh hưởng tới kỳ hạn nợ của doanh nghiệp là
hiệu quả sử dụng tài sản và biến động lợi nhuận giữ lại. Cịn đại diện cho tính thanh
khoản của doanh nghiệp ảnh hưởng tới kỳ hạn nợ thì bao gồm các nhân tố: khả năng
thanh tốn hiện hành, địn bẩy tài chính và khả năng tiếp cận thị trường trái phiếu.


10
Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc thuyết truyền tín hiệu đến kỳ hạn nợ của doanh

nghiệp
Flannery (1986) sử dụng mơ hình hai giai đoạn liên quan đến sự lựa chọn kỳ hạn nợ trong
tình trạng bất cân xứng thơng tin để đánh giá mức độ mà việc lựa chọn kỳ hạn nợ có thể
báo hiệu thơng tin về chất lượng trong nội bộ công ty. Flannery (1986) lập luận rằng, khi
các nhà đầu tư và những người trong công ty có cùng một thơng tin về triển vọng của
cơng ty, nợ phải trả của công ty sẽ được định giá một cách chính xác, đầy đủ và tức thời
theo các thơng tin hiện có. Tuy nhiên, nếu trong nội bộ cơng ty có hệ thống thơng tin tốt
hơn các nhà đầu tư bên ngoài, họ sẽ lựa chọn vay những khoản nợ có kỳ hạn phù hợp với
tình hình hoạt động hiện tại của công ty. Biết được điều này, các nhà đầu tư hợp lý sẽ cố
gắng suy luận thông tin nội bộ công ty từ kỳ hạn của các khoản nợ mà công ty đang thực
hiện. Do phải tốn chi phí giao dịch nên nếu các nhà đầu tư không phân biệt được các
công ty tốt hay xấu, thị trường có thể sẽ định dưới giá các công ty tốt và định trên giá các
công ty xấu. Những cơng ty chất lượng hoạt động và tín dụng tốt sẽ cân nhắc phát hành
công cụ nợ ngắn hạn nhằm thực hiện chiến lược vay tốn kém, việc mà các công ty khác
không thể thực hiện được, nhằm phát tín hiệu về chất lượng thực sự của họ ra thị trường.
Bên cạnh đó, phát hành nợ ngắn hạn trong hiện tại cho thấy sự tin tưởng của các công
ty chất lượng tài chính tốt về việc các khoản vay nợ để tái cấp vốn trong tương lai sẽ
được thị trường định giá tăng lên nhằm phản ánh chính xác tiềm năng của cơng ty,
lúc đó cơng ty sẽ có nhiều ưu đãi hơn trong việc tiếp cận vốn, phí bảo hiểm rủi ro vay
nợ và lãi suất phải trả của cơng ty sẽ thấp hơn. Trong khi đó, các doanh nghiệp có chất
lượng tín dụng thấp sẽ tham gia vào thị trường nợ dài hạn bởi vì các cơng cụ nợ của họ
đang được định giá cao và họ lo sợ trong tương lai sẽ bị định giá giảm xuống, lúc đó cơng
ty sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn, phí bảo hiểm rủi ro vay nợ của cơng ty sẽ cao
hơn. Như vậy, chất lượng tín dụng của cơng ty có ảnh hưởng đến kỳ hạn nợ của doanh
nghiệp.
Khi xem xét mối quan hệ giữa chất lượng, danh tiếng của doanh nghiệp với doanh thu
tiêu thụ sản phẩm ở mức độ thực tế, Bandyopadhyay, A., và Kumar Das, S. (2005) đã cho


11

thấy, doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có quan hệ với tín hiệu thực sự của
thị trường như quảng cáo, tiếp thị, phân phối, nghiên cứu và phát triển, chứng nhận chất
lượng ISO của bên thứ ba. Bandyopadhyay, A., và Kumar Das, S. (2005) lập luận rằng,
một trong những vấn đề chính mà các cơng ty phải đối mặt trong tiêu thụ sản phẩm là
thông tin bất cân xứng. Khi chất lượng thực sự của một sản phẩm không được biết trước,
khi mua hàng, người tiêu dùng có thể dựa vào danh tiếng của một cơng ty để hình thành
kỳ vọng về chất lượng của sản phẩm. Trong điều kiện không chắc chắn như vậy, các đối
tác sẽ trải qua rủi ro giao dịch lớn liên quan đến chất lượng thực tế của sản phẩm hoặc
dịch vụ đang được trao đổi. Danh tiếng của công ty là một trong những nhân tố làm giảm
rủi ro giao dịch và thúc đẩy sự gia tăng trong doanh số bán hàng của cơng ty. Từ đó, khi
có sự gia tăng trong doanh thu tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp sẽ tìm mọi cách để
nâng cao danh tiếng của mình thông qua chiến lược quảng cáo, chứng nhận chất lượng
ISO, mức độ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển và cuối cùng là tham gia các hoạt động
để mượn danh tiếng của bên thứ ba, chủ yếu là ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính
phát triển. Vì vậy, khi doanh nghiệp có doanh thu tiêu thụ sản phẩm gia tăng, họ sẽ đẩy
mạnh việc sử dụng nợ ngắn hạn với thủ tục vay nợ nhanh để tận dụng các cơ hội hiện tại
và tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của thị trường trong ngắn hạn.
Ảnh hưởng của tính thanh khoản đến kỳ hạn nợ của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán hiện hành
Giống như kết quả nghiên cứu của Michael J. Barclay và Clifford W. Smith (1995), kết
quả nghiên cứu thực nghiệm của Stohs và Mauer (1996) cũng cho thấy, tính thanh khoản
có tác động đến việc lựa chọn kỳ hạn nợ của công ty. Trong mẫu nghiên cứu của Stohs và
Mauer (1996), các công ty có tính thanh khoản cao nhất có cấu trúc kỳ hạn nợ ngắn hơn
so với các cơng ty có tính thanh khoản thấp. Trong điều kiện bất cân xứng thơng tin, cơng
ty có tính thanh khoản tốt dễ nhận được nhiều sự tín nhiệm của chủ nợ. Lúc đó, các công
ty sẽ ưu tiên sử dụng các khoản nợ dài hạn với lãi suất thấp để phục vụ cho chiến lược
kinh doanh lâu dài.


12

Trong khi đó, Shane A. Johnson (2003) lại cho thấy, sự gia tăng rủi ro thanh khoản sẽ
làm gia tăng tỷ trọng của nợ ngắn hạn trong cấu trúc nợ của các doanh nghiệp. Do vay nợ
nhiều sẽ khiến cho các công ty luôn phải đối mặt với áp lực trả nợ gốc tại thời điểm đáo
hạn và trả lãi vay cho chủ nợ, từ đó khiến các cơng ty khó có khả năng duy trì đủ thanh
khoản và khả năng thanh toán sẽ trở thành một vấn đề lớn dẫn đến rủi ro thanh khoản
tăng cao. Khi đó, doanh nghiệp chủ yếu chỉ được vay các khoản nợ ngắn hạn với lãi suất
cao và điều kiện xét duyệt dễ dàng.
Địn bẩy tài chính
Khi nghiên cứu về cấu trúc kỳ hạn nợ, Michael J. Barclay và Clifford W. Smith (1995)
cho rằng, các cơng ty ở giai đoạn tăng trưởng có nhiều cơ hội đầu tư sinh lời thường phát
hành nhiều nợ ngắn hạn để huy động vốn đầu tư, từ đó làm giảm bớt mâu thuẫn lợi ích
giữa cổ đơng và trái chủ. Khi kỳ hạn nợ được rút ngắn, doanh nghiệp sẽ dễ dàng, linh
hoạt điều chỉnh cấu trúc vốn để đầu tư vào các dự án sinh lãi mà các cổ đơng và trái chủ
đều hài lịng. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu của Stohs và Mauer (1996)
về cấu trúc kỳ hạn nợ lại cho thấy rằng, các cơng ty đang có tốc độ tăng trưởng tốt thì lại
có địn bẩy tài chính thấp, nghĩa là tỷ lệ vay nợ để đầu tư cho sản xuất kinh doanh thấp,
mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và chủ nợ cũng thấp tương ứng, do đó có ít động cơ
giảm bớt cấu trúc kỳ hạn nợ để giảm thiểu xung đột lợi ích giữa cổ đơng và trái chủ trong
việc thực hiện các cơ hội đầu tư.
Khả năng tiếp cận với thị trường trái phiếu
Schmukler và Vesperoni (2006) đã cho thấy có tác động của tồn cầu hóa đến cấu trúc kỳ
hạn nợ của các cơng ty hoạt động trong các trong nền kinh tế mới nổi như Argentina,
Brazil, Mexico, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan. Schmukler và Vesperoni
(2006) đã cho thấy, các công ty có khả năng tiếp cận thị trường trái phiếu và vốn từ thị
trường vốn quốc tế thì có xu hướng gia tăng nợ dài hạn và có cấu trúc kỳ hạn nợ dài hơn.
Mặt khác, các công ty chỉ nhận tài trợ trong nước thì sẽ rút ngắn cấu trúc kỳ hạn của họ
khi tự do hóa tài chính. Việc các công ty thu hút được vốn từ thị trường trái phiếu giúp họ
đa dạng hóa các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy, các doanh nghiệp



13
này có thể huy động được vốn với chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với các doanh nghiệp
khác. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ gia tăng nợ dài hạn nhằm sở hữu lượng tài chính lớn
với lãi suất thấp, có đủ thời gian để phát triển các dự án đầu tư sinh lời cao và có thể
hoạch định được kế hoạch trả nợ một cách hợp lý trong tương lai.
2.3. Ảnh hưởng của thuế đến sự lựa chọn kỳ hạn nợ trong doanh nghiệp
Các nghiên cứu trước đây của các nhà kinh tế học và chuyên gia tài chính về mối quan hệ
giữa thuế và kỳ hạn nợ cho ra nhiều kết quả.
Brick và Ravid (1985) khi phân tích tác động của thuế đến sự lựa chọn kỳ hạn nợ của các
doanh nghiệp đã cho rằng, sự kỳ vọng giảm khoản thuế phải nộp nhờ vào chi phí lãi vay
được khấu trừ thuế của công ty phụ thuộc vào cấu trúc kỳ hạn nợ khi lãi suất ở các kỳ hạn
nợ khác nhau là không bằng nhau. Khi đường cong lãi suất 1 có độ dốc hướng lên thì lãi
suất trái phiếu dài hạn cao hơn so với lãi suất trái phiếu ngắn hạn do những rủi ro liên
quan đến thời gian. Trong trường hợp này, Brick và Ravid (1985) chứng minh được rằng,
doanh nghiệp sẽ phát hành trái phiếu dài hạn để làm giảm nghĩa vụ thuế dự kiến của công
ty. Ngược lại, nếu đường cong lãi suất dốc xuống, lãi suất trái phiếu ngắn hạn cao hơn so
với lãi suất trái phiếu dài hạn, doanh nghiệp sẽ phát hành nợ ngắn hạn để tận dụng tấm
chắn thuế từ chi phí lãi vay. Như vậy, thuế có ảnh hưởng đến sự lựa chọn kỳ hạn nợ của
doanh nghiệp.
Newberry và Novack (1999) lại chứng minh được rằng, một cơng ty có thể gia tăng giá
trị của mình bằng cách phát hành nợ dài hạn nhằm đảm bảo tấm chắn thuế sẽ được thực
hiện trong một thời gian dài, từ đó giúp cơng ty nộp thuế ít hơn.

1

Đường cong lãi suất mô tả mối quan hệ giữa lãi suất và kỳ hạn của một công cụ nợ.


14


Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
sự lựa chọn kỳ hạn nợ của doanh nghiệp
T

Tên biến

Tác giả nghiên cứu trước đây

1

2

3

Tính đáo hạn của tài

Michael J. Barclay và Clifford

sản

W. Smith (1995)

Tương quan
với Kỳ hạn nợ
4

+

Stohs và Mauer (1996)
Nhóm

nhân tố

Quy mơ cơng ty

Titman và Wessels (1988)

+

chi phí
Myers (1977)

đại diện
Cơ hội tăng trưởng

Michael J. Barclay và Clifford
W. Smith (1995)

-

Heyman và các cộng sự (2008)
Ortiz-Molina và Penas (2008)
Michael J. Barclay và Clifford
W. Smith (1995)

Nhóm
nhân tố

Doanh thu

Stohs và Mauer (1996)


bất cân

Bandyopadhyay, A., và Kumar

xứng

Das, S. (2005)

thông tin
Biến động của lợi

-

Michael J. Barclay và Clifford
W. Smith (1995)

nhuận giữ lại
Stohs và Mauer (1996)

-


15

Michael J. Barclay và Clifford
Khả năng thanh

W. Smith (1995)


toán hiện hành

Shane A.Johnson (2003)
Stohs và Mauer (1996)

+

-

Địn bẩy tài chính
Stohs và Mauer (1996)

+

Khả năng tiếp cận
với thị trường trái

Michael J. Barclay và Clifford
W. Smith (1995)

phiếu

+

Schmukler và Vesperoni (2006)

Khơng tìm thấy
Stohs và Mauer (1996)
Nhân tố
thuế


Thuế

bằng chứng có
quan hệ với kỳ
hạn nợ

Brick và Ravid (1985)
+
Newberry và Novack (1999)
(Mẫu nghiên cứu của tác giả)


×