Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

(Luận văn thạc sĩ) cải thiện sinh kế của người dân trước yêu cầu bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
______________________________

PHẠM THỊ NA
CẢI THIỆN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRƯỚC YÊU CẦU
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU - PHƯỚC BỬU TỈNH BÀ RỊA –VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
______________________________

PHẠM THỊ NA
CẢI THIỆN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRƯỚC YÊU CẦU
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU - PHƯỚC BỬU TỈNH BÀ RỊA –VŨNG TÀU

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. TRẦN TIẾN KHAI


TP.Hồ Chí Minh - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan luận văn này hồn tồn do tôi tiến hành khảo sát, tham khảo tài liệu
và tự viết. Các đoạn trích dẫn, số liệu được sử dụng trong luận văn đều được trích
nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này
không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Tác giả

Phạm Thị Na


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ
TĨM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1.Bối cảnh nghiên cứu.............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 3
1.5. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 3
1.6.1. Khung lý thuyết ................................................................................................. 3

1.6.2.Phương pháp lấy mẫu ........................................................................................ 3
1.6.3. Quy trình các bước nghiên cứu: ....................................................................... 4
1.6.4. Thu thập dữ liệu nghiên cứu ............................................................................. 5
1.6.5. Phương pháp phân tích dữ liệu: tác giả sử dụng chủ yếu 2 phương pháp ....... 5
1.7. Bố cục luận văn: ................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ................... 7
2.1. Các khái niệm liên quan: ...................................................................................... 7
2.1.1. Khái niệm sinh kế: ............................................................................................. 7
2.1.2. Khái niệm bối cảnh tổn thương: ....................................................................... 8
2.1.3. Khái niệm tài sản sinh kế: ................................................................................. 8
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước: ......................................................................... 9
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN .... 14
3.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu .......................................................................... 14
3.1. 1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 14
3.1.2. Diện tích, địa hình: ......................................................................................... 14


3.1.3. Khí hậu: ........................................................................................................... 16
3.1.4. Tình hình dân số, lao động. ............................................................................. 16
3.1.5. Cơ sở hạ tầng .................................................................................................. 18
3.1.6. Tình hình dân di cư ......................................................................................... 18
3.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 19
3.2.1 Hiện trạng sinh kế hộ gia đình cư trú trong Khu bảo tồn BC – PB................. 19
3.2.1.a. Vốn con người: ............................................................................................. 19
3.2.1.c. Vốn tài chính: ............................................................................................... 25
3.2.1.d. Vốn vật chất: ................................................................................................ 30
3.2.1.đ. Vốn xã hội: ................................................................................................... 31
3.2.2 Bối cảnh tổn thương:........................................................................................ 32
3.2.2.a. Các cú sốc: ................................................................................................... 32
3.2.2.b. Các xu hướng: .............................................................................................. 33

3.2.2.c. Tính mùa vụ: ................................................................................................. 33
3.2.2.d. Chiến lược sinh kế ứng phó tổn thương ....................................................... 35
3.2.3.Những chính sách bảo tồn đối với rừng đặc dụng ........................................... 35
3.2.3.a. Tác động của chính sách hiện hành đến Ban QL Khu BTTN BC-PB và cộng
đồng dân cư ............................................................................................................... 35
3.2.3.b. Chính sách mới tác động tới bảo tồn rừng và sinh kế của hộ dân theo Luật
Lâm nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 ............................................................. 39
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:....................................................... 44
4.1. Kết luận .............................................................................................................. 44
4.2. Kiến nghị: ........................................................................................................... 46
4.2.1. Chính sách giao đất ở tái định cư: .................................................................. 46
4.2.2. Nhóm chính sách việc làm: ............................................................................. 48
4.2.3. Nhóm chính sách về bảo tồn: .......................................................................... 51
4.2.4. Nhóm chính sách về đền bù: ........................................................................... 52
4.3. Hạn chế của đề tài .............................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU
Chữ viết tắt

Tên Tiếng Anh

TĐC

Resettlement

DFID

Department


Tên Tiếng Việt
Tái định cư
for Cơ quan phát triển Quốc tế

International

Vương Quốc Anh

Development, UK
ADB

Asian Developmet Bank

Ngân hàng phát triển Châu Á

Người BAH

Affected person

Người bị ảnh hưởng

TĐC

Tái định cư

BQL KBT

Ban Quản lý Khu bảo tồn


BC-PB

Bình Châu – Phước Bửu

CCB

Cựu chiến binh

HPN

Hội phụ nữ

UBND
NN&PTNT

People’s commitee

Ủy ban nhân dân
Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn

CNC

Công nghệ cao


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1. Bảng phân phối mẫu khảo sát ......................................................................... 4
Bảng 3.1. Số liệu thống kê diện tích, dân số, lao động ................................................. 16
Bảng 3.2. Bảng tỷ lệ ngành nghề và thu nhập bình quân .............................................. 23

Bảng 3.3. Bảng thống kê số liệu hộ có nhà ở ................................................................ 30
Bảng 3.4. Bảng tỉ lệ hộ sử dụng các loại năng lượng ................................................... 31
Bảng 3.5. Bảng tỷ lệ hộ sử dụng nước để sinh hoạt trồng trọt...................................... 31
Bảng 3.6. Bảng mô tả thời vụ cây trồng, ngành nghề chủ yếu của người dân sống
trong Khu Bảo tồn TNBC-PB ....................................................................................... 34
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tỷ lệ lao động/dân số ................................................................... 17
Biểu đồ 3.2. Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2014 ........................................ 18
Biểu đồ 3.3 Biểu đồ cơ cấu tỷ lệ lao động và phụ thuộc............................................... 19
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ tỷ lệ giáo dục trẻ em giai đoạn 2010-2017.................................. 21
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ tỷ lệ trẻ em được học nghề giai đoạn 2010-2017 ........................ 21
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ lao động theo nhóm ngành .......................................................... 24
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ TNBQ theo đầu người theo ngành .............................................. 24
Biểu đồ 3.8. Biểu đồ phân loại đối tượng hộ tại khu BTTNBC-PB ............................. 26
Biểu đồ 3.9. Thu nhập bình quân đầu người của các hộ ............................................... 27
Biểu đồ 3.10. Nguồn vốn vay của các hộ dân ............................................................... 29
Biểu đồ 3.11. Biểu đồ mục đích vay vốn của hộ dân .................................................... 30
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ hộ dân tham gia các tổ chức xã hội, tôn giáo ................................ 32
Sơ đồ 2.1. Khung phân tích sinh kế bền vững theo DFID .............................................. 7
Sơ đồ 3.1. Hình vẽ các hộ dân canh tác, cư trú trong rừng BC-PB .............................. 15
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tác động của chính sách hiện hành tới bảo vệ rừng và sinh kế của
hộ dân nhận khoán rừng. ............................................................................................... 36
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ chính sách mới về giao khốn rừng đặc dụng ................................... 39
Sơ đồ 3.4. Sơ đồ tác động của chính sách mới tới bảo vệ rừng và sinh kế hộ dân
nhận khoán rừng ............................................................................................................ 40
Sơ đồ 3.5. Sơ đồ sinh kế của hộ dân ở trong rừng và di dời ra khỏi rừng .................... 41


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Sự hình thành các khu vực dân cư sinh sống và canh tác trong rừng Bình Châu –
Phước Bửu do chính sách di dân phát triển kinh tế mới sau ngày giải phóng đất

nước và q trình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu người dân cần đất để ở và canh
tác dẫn đến một bộ phận người dân di cư tự phát vào rừng lấn chiếm đất để ở và
canh tác sinh sống trong rừng. Tuy nhiên, trong quá trình người dân sống và canh
tác trong rừng đã tác động lớn đến rừng chặt rừng làm nương rẫy ảnh hưởng đến hệ
sinh thái rừng tự nhiên ven biển và môi trường sinh thái trong khu vực.Trước thực
trạng đó chủ trương của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là phải di dời dân đang sống và
canh tác trong rừng ra khỏi Khu bảo tồn để tái tạo rừng và thúc đẩy đầu tư các dự án
du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng nhằm vừa bảo tồn đồng thời vừa phục vụ mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Luận văn này được thực hiện dựa trên khung phân tích của sinh kế bền vững của Bộ
Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh (DFID, 2001) nhằm xác định yếu tố hình thành
sinh kế của người dân trong tình huống các hộ dân sinh kế trong rừng Bình Châu –
Phước Bửu nằm trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR-VT.
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu chủ rừng, trao đổi làm việc các cấp chính quyền
thuộc huyện Xuyên Mộc và điều tra khảo sát kết hợp phỏng vấn hộ gia đình tại các
khu vực chia theo địa giới hành chính xã để tìm hiểu về lịch sử hình thành các khu
vực dân cư và sinh kế của người dân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cuộc sống của người dân có nhiều khó khăn do khơng
được chính quyền đầu tư về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ thiết yếu phục vụ cho nhu
cầu đời sống của các hộ dân. Tài sản sinh kế của người dân sống trong rừng cịn
nhiều khó khăn, thiếu thốn, Mặt khác khi người dân sinh sống trong rừng sẽ có tác
động khơng nhỏ vào hệ sinh thái và môi trường tự nhiên của rừng.
Kết quả nghiên cứu dẫn đến đề xuất là cần thiết phải di dân ra khỏi rừng và giải
quyết các chính sách để người dân ổn định cuộc sống. Mặc dù vậy, cần nghiên cứu
những tác động, ảnh hưởng để đề xuất những chính sách để thực hiện thành cơng đề
án di dời dân ra khỏi Khu bảo tồn.


1


CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU
1.1.Bối cảnh nghiên cứu
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu được thành lập từ năm
1978 theo Quyết định số 643/UB ngày 26/5/1978 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh Đồng Nai với tên gọi là Khu rừng cấm Bình Châu – Phước Bửu, diện tích
khoảng 7.000 ha. Tháng 11 năm 1991 tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu chính thức thành lập
và được UBND tỉnh Đồng Nai bàn giao cho quản lý Khu rừng cấm Bình Châu Phước Bửu. Đến năm 1992, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Quyết định
số 1124/QĐ.UBT ngày 10/11/1992 bổ sung 4.065 ha từ đất rừng của Lâm trường
Xuyên Mộc vào Khu rừng cấm Bình Châu – Phước Bửu quản lý. Sau đó UBND
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 1017/QĐ.UBT ngày 12/7/1993
phê duyệt Dự án Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu với diện tích
11.293 ha tọa lạc tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR-VT, nhưng đến năm 2015 diện tích
khoảng 10.400,9 ha(1).
Do đặc thù địa hình rừng tại Khu bảo tồn bằng phẳng và chu vi hơn 60 km
tiếp giáp với dân cư các xã Bình Châu, Bưng Riềng, Bơng Trang, Phước Thuận và
thị trấn Phước Bửu mà đa số là dân kinh tế mới đời sống có nhiều khó khăn nên
trước đây và thời gian sau khi thành lập Khu bảo tồn thì cịn nhiều người dân vào
canh tác sinh sống tại Khu bảo tồn. Cụ thể qua điều tra, thống kê của BQL Khu bảo
tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu cho thấy diện tích đất rừng các hộ dân đã
canh tác và sử dụng đất đến nay là 1.570 ha rừng chiếm tỷ lệ 15% diện tích rừng tự nhiên
với số dân hiện đang sinh sống canh tác trong rừng là 583 hộ(2)
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành văn bản số 5637 ngày 07/8/2014 thể
hiện chủ trương cho phép di dời dân ra khỏi Khu bảo tồn tuy nhiên cho đến nay mới
chỉ tiến hành khảo sát thống kê tình hình nhưng vẫn chưa thực hiện được di dời do
(1) Theo số liệu diễn biến rừng và đất lâm nghiệp đến 31/12/2015 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh BR-VT
(2)Đề án di dời dân ra khỏi Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu.


2


quá trình khảo sát số liệu xây dựng đề án mất nhiều thời gian, mặt khác kinh phí
cho việc di dời tương đối lớn tỉnh mặc dù quyết tâm nhưng cho đến nay tỉnh chưa
bố trí được nguồn lực để thực hiện được việc di dời.
Tác động của chính sách bảo tồn và sự chậm trễ trong việc thực hiện chính sách di
dời đã làm cho người dân hiện đang sinh sống canh tác trong khu bảo tồn gặp rất
nhiều khó khăn như tình trạng nhà ở tạm bợ khơng được xây dựng nhà kiên cố, giao
thơng đi lại khó khăn, tình hình sản xuất khơng ổn định năng suất thấp, người dân
sống phụ thuộc chủ yếu vào trồng cây nơng nghiệp trong rừng khơng bền vững.
Trong khi đó theo báo cáo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tình hình vi phạm lâm
luật từ năm 2005 – 2014 xảy ra trên địa bàn tỉnh là 1.570 vụ riêng ở Khu bảo tồn
thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu là 1.069 vụ chiếm tỷ lệ 68% tồn tỉnh (trong
đó: chặt phá cây rừng là 245 vụ; lấn, chiếm đất rừng là 355 vụ; cất chòi, nhà trái
phép 21 vụ; khai thác rừng, vận chuyển lâm sản trái phép là 361vụ; cất giấu, kinh
doanh lâm sản là 87 vụ).
Sự mâu thuẫn giữa mục tiêu bảo tồn rừng Bình Châu-Phước Bửu với sự ổn
định sinh kế của người dân đang sinh sống canh tác trong lõi rừng không thể thực
hiện được trong khi triển khai việc di dời chưa được thực hiện.
Vì vậy tác giả nhận thấy cần thiết nghiên cứu sinh kế của các hộ dân trong
Khu Bảo tồn để thấy được thực trạng sinh kế của các hộ dân đang sinh sống và canh
tác trong Khu Bảo tồn từ đó khuyến nghị các chính sách hỗ trợ hay tìm cách di dời dân
và tái định cư một cách hợp lý nhất để vừa đạt được mục tiêu bảo tồn rừng và vừa giải
quyết sinh kế của người dân.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu tác động của chính sách đến sinh kế của người
dân đang sinh sống tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu qua đó đề
xuất những chính sách để giải quyết chính sách sinh kế của hộ dân thời đáp ứng yêu
cầu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và động, thực vật rừng tại KBT BC-PB.



3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
1. Hiện trạng sinh kế của người dân trong KBTN Bình Châu - Phước Bửu
như thế nào?
2. Các chính sách của Nhà nước tác động như thế nào đến sinh kế của người
dân đang sống trong Khu Bảo tồn?
3. Những chính sách nào cần thiết để cải thiện sinh kế cho các hộ dân?
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sinh kế của các hộ dân đang sinh sống canh tác
trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu trong bối cảnh dễ bị tổn
thương do những tác động của chính sách bảo tồn tác động đến cuộc sống của người dân.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu các hộ dân đang sinh sống tại khu vực
Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 4 tháng từ 8/2017 – 3/2018.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Khung lý thuyết
Đề tài nghiên cứu sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ phát triển
vương quốc Anh (DFID, 2001) để tìm ra các yếu tố hình thành sinh kế của con
người và những mối quan hệ tác động của chúng
1.6.2.Phương pháp lấy mẫu
Qua khảo sát sơ bộ và phỏng vấn sâu tác giả nhận thấy các hộ dân sinh sống canh
tác trong rừng chủ yếu là người dân di cư sống tập trung tại mỗi khu vực có quan hệ
huyết thống hoặc làng xóm nên có đặc điểm kinh tế - xã hội tương đồng nhau và bị
ảnh hưởng tương đối giống nhau nếu nhà nước thực hiện chủ trương di dân ra khỏi
lõi rừng. Do vậy tác giả tiến hành khảo sát 38 hộ gia đình, chiếm tỷ lệ khoảng gần
6,5% tổng thể 583 hộ dân nằm trong đối tượng di dời. Qua đó tác giả nắm được
thực trạng tài sản sinh kế của các hộ dân, hoạt động sinh kế của họ, dự kiến sinh kế
trong tương lai và tâm tư nguyện vọng và kiến nghị đề xuất nếu hộ phải di dời.



4

Bảng 1.1. Bảng phân phối mẫu khảo sát
n =38 mẫu
Địa điểm lấy mẫu

Số hộ dân khu vực

Số hộ khảo

Tỷ lệ

nghiên cứu (hộ)

sát

(%)

(hộ)
Tổng mẫu

583

38

6,5

Xã Bình Châu


425

20

4,7

Xã Bơng Trang, thị trấn

103

10

10,0

Xã Phước Thuận

6

3

50,0

Xã Bưng Riềng

49

5

10,0


Phước Bửu

(Nguồn: Tác giả khảo sát và thống kê)
1.6.3. Quy trình các bước nghiên cứu:

Vấn đề
nghiên cứu

Mục tiêu
nghiên
cứu

Thơng tin sơ cấp

Phỏng
vấn dân

Phỏng
vấn CQ

Thu thập
thơng tin tài
liệu

Tổng hợp
Phân tích xử
lý số liệu

Câu hỏi

nghiên
cứu

Thông tin thứ cấp

Báo
cáo

ĐA di
dời
dân

Viết báo cáo


5

1.6.4. Thu thập dữ liệu nghiên cứu
Thu thập thông tin thứ cấp: Tác giả thu thập nguồn thông tin thứ cấp bao
gồm: báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội và phương hướng hoạt động năm
2016,2017 của huyện Xuyên Mộc, cáo báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ và
phương hướng hoạt động năm 2016,2017 của chi cục Kiểm lâm tỉnh, Ban Quản lý
Khu bảo tồn TNBC-PB; để nắm bắt thông tin về vi phạm lâm luật và tình hình kinh
tế xã hội của người dân trên địa bàn tỉnh BR-VT nói chung và huyện Xun Mộc
nói riêng.
Ngồi ra, tác giả thu thập đề án di dời dân ra khỏi Khu bảo tồn thiên nhiên Bình
Châu-Phước Bửu của Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên BC-PB để có thơng tin
cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.
Thu thập thông tin sơ cấp:
Phỏng vấn sơ bộ: tác giả tiến hành phỏng vấn sơ bộ 4 hộ dân để có thơng tin

hồn thiện phiếu điều tra.
Xây dựng phiếu điều tra khảo sát và tiến hành phát phiếu điều tra: Tác giả
xây dựng phiếu điều tra và phát 38 phiếu điều tra khảo sát lấy ý kiến hộ gia đình
đang sinh sống hoặc canh tác trong Khu bảo tồn để thu thập thông tin cần thiết cho
việc nghiên cứu.
Phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu đối tượng là các hộ dân
đang sinh sống và canh tác trong rừng đồng thời phỏng vấn sâu các chuyên gia là
nhà lãnh đạo, quản lý thuộc ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu –
Phước Bửu, Hạt kiểm lâm Bình Châu, lãnh đạo UBND huyện Xuyên Mộc lựa chọn
phương thức phỏng vấn phù hợp với từng đối tượng là phỏng vấn qua điện thoại và
phỏng vấn trực tiếp sau đó tác giả ghi lại lời phỏng vấn.
1.6.5. Phương pháp phân tích dữ liệu: tác giả sử dụng chủ yếu 2 phương
pháp
Phương pháp mô tả: Mô tả bối cảnh nghiên cứu và thực trạng sinh kế của
các hộ dân sinh sống trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu.


6

Phương pháp phân tích định tính: Trên cơ sở số liệu thu thập được đánh
giá kết quả sinh kế của người dân và đề xuất những giải pháp sinh kế bền vững của
các hộ dân.
1.7. Bố cục luận văn:
Luận văn được thiết kế thành 5 chương. Trong đó chương 1 giới thiệu bối cảnh
nghiên cứu để ra đời đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và bố cục luận văn. Chương 2 trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết và mơ
hình nghiên cứu và các nghiên cứu trước đây. Chương 3 trình bày kết quả nghiên
cứu, phân tích và thảo luận. Chương 4 trình bày kết luận về đề tài nghiên cứu và đề
xuất một số khuyến nghị đồng thời làm rõ những hạn chế của đề tài trong quá trình
nghiên cứu.



7

CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ Phát triển Quốc tế
Vương Quốc Anh (DFID, 2001) nhằm xác định yếu tố hình thành sinh kế của con
người và những mối quan hệ tác động của các chính sách đến các yếu tố đó.
Sơ đồ 2.1. Khung phân tích sinh kế bền vững theo DFID

TÀI SẢN SINH KẾ
BỐI CẢNH DẼ TỔN
THƯƠNG

 Các cú sốc

Vốn con người
Vốn tự nhiên

Vốn xã hội

CÁC CƠ CẤU VÀ QUY
TRÌNH CHUYỂN ĐỔI

KẾT QUẢ SINH
KẾ
 Tăng thu nhập

CƠ CẤU:


 Tăng phúc lợi

 Thể chế

 Các xu
hướng
Vốn vật chất

ẢNH
HƯỞNG & Chính quyền
Vốn tài chính
TIẾP CẬN

 Tính mùa vụ

 KV tư nhân

* Phápluật
* Chính sách

* Văn hóa

 Giảm tổn
CHIẾ
N
thương
LƯỢ
C
 Cải thiện lương

SINH
thực
KẾ
 Sử dụng bền
vững các nguồn
lực tự nhiên

(Nguồn: DFID, 2001).
2.1. Các khái niệm liên quan:
2.1.1. Khái niệm sinh kế:
Sinh kế của con người được hình thành dựa trên các yếu tố bao gồm năng lực của
con người, tài sản vật chất và xã hội mà họ có thể tiếp cận và hoạt động cần thiết để
phối hợp các nguồn lực trên nhằm mục đích kiếm sống (Chambers R. và R.Conway
G.R.,1991,tr6).
Sinh kế được gọi là bền vững khi nó có khả năng phản ứng tự vệ trước các
tổn thương mà không cần sự hỗ trợ nhất thời từ bên ngồi, đồng thời khơng gây ảnh
hưởng bất lợi đến sinh kế của người khác và không làm giảm nguồn tài nguyên có
thể khai thác của thế hệ tương lai (DFID,2001).


8

2.1.2. Khái niệm bối cảnh tổn thương:
Là những tình huống bất lợi xảy ra nhưng con người khơng có khả năng đối phó
(GLOPP,2008,tr3). Có 3 loại tổn thương:
- Các cú sốc có thể kể đến như tai nạn, bệnh tật, thiên tai hoặc dịch bệnh làm cho
suy giảm tài sản của hộ gia đình.
- Các xu hướng có thể xảy ra trong tương lai như sự suy giảm tài nguyên thiên
nhiên, hạn hán do biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt, chăn
nuôi của hộ gia đình, hoặc các xu hướng biến động kinh tế gây bất lợi cho cá nhân

hoặc hộ gia đình.
- Tính mùa vụ: là sự thay đổi theo chu kỳ sinh trưởng cuả động thực vật, hoặc tính
biến động theo mùa của thị trường, gây ra các xáo trộn có tính chu kỳ.
2.1.3. Khái niệm tài sản sinh kế:
Tài sản sinh kế có 5 loại: Vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài
chính và vốn xã hội (DFID, 2001).
Nguồn vốn con người gồm các năng lực cụ thể của con người như kiến thức,
kĩ năng và năng lực tiềm tàng thuộc về mỗi cá nhân để giúp họ tạo ra phúc lợi cho
bản thân và cho xã hội (OECD, 2001, tr.18).
Khảo sát ở cấp độ hộ gia đình, vốn nhân lực được thể hiện ở năm yếu tố: số nhân
khẩu trong hộ, số lao động tạo thu nhập cho gia đình, trình độ giáo dục, kiến thức và
kĩ năng của các thành viên hộ (FAO, 2005, tr.3).
Nguồn vốn xã hội là mối quan hệ kết nối những con người khác nhau trong xã hội
để phối hợp hoạt động có hiệu quả không chỉ dựa trên cơ sở của niềm tin, sự hiểu
biết lẫn nhau mà còn dựa trên các giá trị chia sẻ cho nhau (Don Cohen & Laurence
Prusak, 2001, tr.3).
Nguồn vốn tự nhiên là các yếu tố thuộc về tài nguyên thiên nhiên mà con người có
thể khai thác và sử dụng để tạo ra giá trị một cách trực tiếp hay gián tiếp (Natural
Capital -14- Committee, 2013, tr.10).


9

Nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng đối với những người mà hoạt động sinh kế
căn bản phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên (trồng trọt, chăn nuôi, khai thác
sử dụng các sản phẩm từ rừng).
Nguồn vốn vật chất: bao gồm tài sản công cộng và tài sản sở hữu tư nhân.
Tài sản công cộng gồm cơ sở hạ tầng kĩ thuật như: đường sá, phương tiện giao
thông công cộng, nguồn nước sạch, hệ thống điện, hệ thống truyền thông tin và cơ
sở hạ tầng xã hội trường học, cơ sở y tế, chợ.

Tài sản thuộc sở hữu tư nhân gồm các phương tiện phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Đối với người dân đang sống tại lõi rừng của Khu Bảo tồn tài sản vật chất của họ
gồm: nhà cửa, xe cộ, máy móc, trang thiết bị sinh hoạt và sản xuất, dụng cụ lao
động, động vật ni.
Nguồn vốn tài chính: được hiểu là tiền và các khoản tương đương tiền có thể dễ
dàng quy đổi thành tiền để phục vụ cho việc đạt được các mục tiêu sinh kế. Vốn tài
chính thể hiện dưới dạng nguồn thu nhập, tiết kiệm tiền mặt, các khoản tín dụng,
bảo hiểm, trang sức, vật nuôi, trợ cấp. Các cơ cấu và các quy trình chuyển đổi đề
cập đến mơi trường thể chế, cách thức tổ chức cùng với sự hiện diện của các chính
sách, các quy định pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của người dân
(DFID, 2001).
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước:
Nghiên cứu tình huống sinh kế của người dân tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình
Châu – Phước Bửu tác giả dựa vào 3 nghiên cứu của một số tác giả trước đó có sử
dụng khung phân tích DFID như sau:
Về vấn đề giải quyết chính sách định canh, định cư tác giả đã tham khảo
nghiên cứu của Dương Minh Ngọc (2013) thực hiện nghiên cứu về tình huống
người dân di cư vào cư trú giữa rừng Buôn Ya wầm trên địa bàn xã EA KIẾT huyện
Cư Mgar, tỉnh Đắc Lắc. Chủ rừng đã phối hợp với chính quyền địa phương di dân
ra khỏi rừng bố trí khu vực định canh định cư có chính sách hỗ trợ cấp 600m2 đất ở,
cấp bảo hiểm y tế miễn phí, hỗ trợ tiền di chuyển với mức 5 triệu đồng mỗi hộ và cấp
mỗi hộ 2 con heo giống để ni phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, Nhà nước hợp


10

thức hóa đất khai hoang trong rừng cho người dân tiếp tục sản xuất. Tuy nhiên sau
hai năm khi dự án định cư, định canh hình thành chỉ có 51 hộ trong tổng số 131 hộ
đang sống trong rừng chuyển vào khu định canh định cư bởi nếu hộ dân di chuyển
ra ngoài sợ mất đất sản xuất, sợ bị thu hồi lại tài sản nếu hộ chuyển đi nơi khác, đi

lại từ nơi ở đến nơi canh tác xa sợ bị phá hoại cây trồng trong khi đó nguồn nước
nơi ở mới có nhiều lắng cặn làm người dân lo lắng. Từ đó tác giả có những khuyến
nghị đối với UBND tỉnh Đắk lắk phải bố trí nguồn vốn tăng mức hỗ trợ di dời, xây
dựng hệ thống thoát nước để thu hút người dân đồng thời kiến nghị huyện Cư
M’gar phải cưỡng chế các hộ dân cư trú trong rừng ra ngồi nhằm hạn chế tình
trạng phá rừng đồng thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm lâm luật.
Về vấn đề giải quyết sinh kế cho hộ dân tác giả tham khảo nghiên cứu tình huống
của Nguyễn Xuân Vinh (2014) chính sách sinh kế kết hợp bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên tình huống được nghiên cứu tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Nghiên cứu này tác giả đã đề xuất mơ hình sinh kế cộng đồng nhằm đem lại cho
người dân sự cải thiện về khả năng tiếp cận các nguồn vốn vật chất và nguồn vốn tài
chính bởi theo tác giả Nguyễn Xuân Vinh các hộ dân bị thiếu hụt nguồn vốn và kỹ
thuật có thể được giải quyết bằng cách tham gia các mơ hình sản xuất tập thể hợp
tác xã và nhóm sản xuất có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Về vấn đề giải quyết di dời dân ra khỏi rừng đặc dụng tác giả tham khảo nghiên
cứu của Đỗ Vũ Gia Linh (2015): “Cải thiện sinh kế cho người dân trong yêu cầu
bảo tồn tài nguyên tại ấp 5 xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”, khi thực hiện
chủ trương di dời 1300 hộ dân ra khỏi rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa
Đồng Nai. Tuy nhiên dự án hình thành từ năm 2001 kéo dài 15 năm nhưng vẫn chưa
thực hiện được vì thiếu nguồn lực từ đó tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị như ưu
tiên giải quyết di dời cho hộ nghèo vì họ dễ thỏa hiệp đồng ý phương án hỗ trợ khi di
dời, còn các hộ nhiều đất sản xuất kinh tế khá có thể ổn định tại chỗ để bảo vệ rừng. Bên
cạnh đó tác giả đề xuất UBND tỉnh Đồng Nai mạnh dạn thực hiện thí điểm mơ hình giao
khốn đất rừng đặc dụng vì nó đã áp dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Đồng thời tác giả cũng khuyến nghị các cơ quan chức năng của tỉnh cần có chính sách hỗ


11

trợ kỹ thuật chuyển đổi giống cây trồng như giống điều cao sản có năng suất chất lượng

cao, hỗ trợ giống bị laisin để các hộ chăn ni và tổ chức các lớp dạy nghề cho đối
tượng bị tác động để từng bước họ chuyển đổi nghề nghiệp giảm tình trạng chặt phá rừng
làm nương rẫy.
Về vấn đề tái định cư và nghiên cứu những người bị ảnh hưởng khi thực hiện
dự án tác giả dựa vào nghiên cứu: “Cuốn cẩm nang tái định cư” của ngân hàng
ADB trong đó đề cao chính sách tái định cư bắt buộc đã được Ban giám đốc của
ngân hàng thông qua vào tháng 11 năm 1995. Trong cuốn cẩm nang này nghiên cứu
rất cụ thể những thiệt hại do tái định cư gây ra và những người được gọi là người bị
ảnh hưởng. Đó chính là những người phải chịu thiệt hại do hậu quả của dự án, toàn
bộ hay một phần tài sản vật chất hay phi vật chất bao gồm nhà cửa, cộng đồng, đất
canh tác, tài nguyên rừng, đất chăn ni, nơi đánh cá hoặc những điểm văn hóa
quan trọng, những tài sản có gía trị thương mại, sự th mướn, những cơ hội tạo thu
nhập, những mạng lưới và các hoạt động xã hội và văn hóa.
Những thiệt hại từ tái định cư thường nảy sinh nhiều nhất do bị chiếm dụng thông
qua việc trưng dụng và sử dụng các đặc quyền của Chính Phủ hay những biện pháp
khác để thu hồi đất; nhà cửa, các cấu trúc và hệ thống cộng đồng và dịch vụ xã hội
có thể bị phá vỡ. Các phương tiện sản xuất như đất đai cả nguồn thu nhập và các kế
sinh nhai có thể bị phá vỡ. Người bị ảnh hưởng (BAH) không cịn cách lựa chọn
nào khác phải tìm cách xây dựng lại cuộc sống, thu nhập và cơ sở vật chất của họ ở
nơi khác. Trong trường hợp này ngân hàng giúp khôi phục chất lượng cuộc sống và
nguồn sống của những người BAH bằng cách ngân hàng ADB đã đưa ra 4 loại hình
thiệt hại chính và các biện pháp giảm thiểu thiệt hại bao gồm:


12

STT
1

Loại thiệt hại


Các biện pháp giảm thiểu

Mất phương tiện - Đền bù theo giá thay thế hoặc thay thế những thu nhập và
sản xuất: bao gồm nguồn thu nhập bị mất.
đất đai thu nhập

- Những chi phí chuyển đổi trong thời gian tái thiết cộng đồng.
-Các biện pháp khôi phục thu nhập trong trường hợp bị mất
sinh kế.

2

Mất nhà cửa, các -Đền bù nhà cửa bị thiệt hại và những tài sản gắn liền với nó
hệ

thống

cộng theo giá thay thế.

đồng và các dịch - Các phương án di chuyển kể cả xây dựng khu tái định cư.
vụ
3

- Biện pháp khôi phục mức sống

Mất các tài sản Đền bù theo giá thay thế
khác

4


Mất tài nguyên - Thay thế nếu có thể hoặc đền bù theo giá thay thế
của cộng đồng, - Các biện pháp khôi phục
môi trường sống
tự nhiên các điểm
văn hóa

Ngồi ra cuốn cẩm nang tái định cư của ngân hàng ADB đưa ra các mục tiêu và
nguyên tắc của chính sách TĐC bắt buộc trong đó trú trọng những người BAH phải
được thông tin đầy đủ và được tham khảo ý kiến về các phương án tái định cư và
đền bù. Khi người BAH di chuyển đến nơi TĐC thì những thiết chế văn hóa xã hội
hiện hữu của người bị di chuyển và người ở nơi tiếp nhận dân TĐC cần phải được
hỗ trợ và sử dụng tới mức tối đa có thể để họ có thể hịa nhập về mặt kinh tế - xã hội
vào cộng đồng nơi họ di chuyển đến. Mặt khác cuốn cẩm nang về TĐC ngân hàng
ADB cũng đưa ra khuyến cáo đối với những trường hợp thiếu các quyền pháp lý
chính thức về đất không thể cản trở họ được đền bù và cần quan tâm chú ý những
trường hợp chủ hộ là nữ, dân tộc thiểu số là đối tượng dễ BAH nhất.
Đối với vấn đề giao rừng cho dân tác giả dựa vào nghiên cứu của Tô Xuân Phúc
và Trần Hữu Nghị (2014) báo cáo giao đất rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm


13

nghiệp cơ hội phát triển rừng và cải thiện sinh kế vùng cao. Báo cáo đã nhìn nhận
thấy nếu nhà nước có chính sách giao khốn đất rừng cho người dân trồng bảo vệ
thì hiệu quả phát huy tốt hơn so với các tổ chức nhà nước quản lý. Tuy nhiên báo
cáo cũng đề cập đến vấn đề hưởng lợi thành quả trên đất rừng được công bằng, hợp
lý giữa hộ dân và cộng đồng thì sẽ phát huy hiệu quả một cách to lớn trong việc bảo
vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.



14

CHƯƠNG 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN
Chương 3 tác giả trình bày tình hình tự nhiên - xã hội của khu vực nghiên
cứu, các thông tin về dân số, đất đai, tài sản, chiến lược sinh kế, quá trình sử dụng
tài nguyên thiên nhiên trong rừng, kết quả phỏng vấn sâu của các nhà lãnh đạo,
quản lý và kết quả phân tích tổng hợp số liệu của 38 hộ được phát phiếu điều tra và
phỏng vấn theo nhóm thuộc đối tượng nghiên cứu.
3.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu
3.1. 1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu nằm trong địa giới hành
chính của 4 xã: Bình Châu, Bưng Riềng, Bơng Trang, Phước Thuận và 1 thị trấn
Phước Bửu thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tọa độ địa lý: Từ
10028’65” đến 10038’04” vĩ độ Bắc và Từ 107024’77” đến 107033’52” kinh độ Đông.
Ranh giới Khu Bảo tồn: Phía Đơng Bắc giáp Suối Bang, Phía Tây giáp Sơng Hoả,
Phía Bắc giáp Cơng ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp và Phía Nam giáp biển
Đơng có giới hạn bởi bờ biển từ ấp Thuận Biên, xã Phước Thuận đến xã Bình Châu
với khoảng 12 km đường ven biển. Khu bảo tồn bao gồm 09 tiểu khu rừng (tiểu khu
22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30).
3.1.2. Diện tích, địa hình:
Tổng diện tích tự nhiên Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu là
10.400,9 ha. Tồn bộ Khu bảo tồn có địa hình tương đối bằng phẳng, hơi thoải từ
bốn phía Bắc đến phía Nam, tạo thành 4 vùng địa hình khác nhau như sau:
- Vùng bằng phẳng chiếm diện tích lớn nhất khoảng 9.000 ha, trải rộng từ
phía Bắc đến phía Nam.
- Vùng đồi: Có diện tích khoảng 600ha, bao gồm một số ngọn đồi có độ cao
từ 50m đến 150 m như: núi Hồng Nhung (118 m) nằm ở phía Bắc khu bảo tồn, cụm
Hồ Linh nằm ở ven biển thuộc tiểu khu 28, khu vực Mộ Ơng – Gái Ma ở phía Tây

Nam thuộc tiểu khu 25.


15

- Vùng cồn cát ven biển có diện tích khoảng 500 ha, ở phía Nam Khu bảo tồn
từ ấp Thuận Biên, xã Phước Thuận đến gần Bến Lội, xã Bình Châu.
- Vùng hồ có diện tích khoảng 200 ha, gồm các hồ trũng ven suối thường
ngập nước vào mùa mưa như: Hồ Linh, Hồ Tràm, Hồ Cốc, Bàu Nhám, Bàu Trịn….
Các dạng địa hình khác nhau tạo cho Khu bảo tồn có cảnh quan đa dạng và
phong phú các lồi sinh vật, thích hợp cho nghiên cứu khoa học và tham quan du
lịch.
Sơ đồ 3.1. Hình vẽ các hộ dân canh tác, cư trú trong rừng BC-PB

(Nguồn: Đề án di dời dân ra khỏi Khu Bảo tồn thiên nhiên BC-PB)
*Ghi chú:
Khu vực đất các hộ dân sinh sống canh tác
Ranh giới Khu bảo tồn
Ranh giới xã


16

3.1.3. Khí hậu:
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu nằm trong vùng ảnh hưởng của
chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Theo số liệu quan trắc của Trạm Vũng Tàu lượng mưa
bình quân hàng năm là 1.396 mm, số ngày mưa bình quân trong năm là 124 ngày, thấp
hơn hẳn so các khu vực lân cận. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa
thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10, nhưng lượng mưa thường tập
trung vào tháng 7, 8, 9 hàng năm. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 kéo dài đến tháng

4 năm sau, trong khi đó lượng bốc hơi lại cao, chiếm gần 60% tổng lượng bốc hơi, dẫn
đến đất bị giảm chất hữu cơ và chai cứng bề mặt. Nhiệt độ bình quân hàng năm của
khơng khí đạt 25,30c , nhiệt độ cao nhất thường xuất hiện vào tháng 4 -5, thấp nhất vào
tháng 12, tháng 1. Độ ẩm của khơng khí khá cao, độ ẩm tuyệt đối trung bình hàng năm là
85,2%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 1 đến tháng 3.
3.1.4. Tình hình dân số, lao động.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu nằm trên địa bàn 4 xã và 1
thị trấn gồm Bình Châu, Bưng Riềng, Bơng Trang, Phước Thuận và thị trấn Phước
Bửu. Đến năm 2014 tổng số dân cư trên địa bàn 4 xã và 1 thị trấn là 54.747 người
với 12.670 hộ, bình quân 4,32 người/hộ, mật độ dân số bình quân là 233 người/km2;
riêng thị trấn Phước Bửu là có mật độ dân số cao nhất lên đến 1.569 người/km2,
thấp nhất là hai xã Bưng Riềng và Bông Trang.
Bảng 3.1. Số liệu thống kê diện tích, dân số, lao động
Diện tích

Dân số

Lao động

Mật độ dân số

(km2)

(người)

(người)

(người/km2)

- TT Phước Bửu


9,2

14.433

9.678

1.569

- Xã Bình Châu

89,85

21.480

14.680

239

- Xã Bưng Riềng

49,99

5.805

3.125

116

- Xã Bông Trang


34,84

4.169

2.439

120

- Xã Phước Thuận

50,64

8.860

5.150

175

234,52

54.747

35.072

233

Tên xã

Tổng cộng


(Nguồn: Báo cáo thống kê huyện Xuyên Mộc 2014)


17

* Lao động:Theo số liệu báo cáo thống kê năm 2014 của huyện Xuyên Mộc
đối với 5 xã, thị trấn trên, tổng số dân là 54.747 người trong đó số người trong độ
tuổi lao động là 35.072 nhưng lao động nông nghiệp chiếm 78,5% so tổng số lao
động.
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tỷ lệ lao động/dân số
25000
20000
15000
Dân số

10000

Lao động

5000
0
TT Phước
Bửu

X. Bình
Châu

X. Bưng
Riềng


X. Bơng
Trang

X. PHước
Thuận

(Đơn vị tính: người)
(Nguồn: Số liệu thống kê H. Xuyên Mộc)
* Về thu nhập: Đến năm 2014 bình quân đầu người của huyện theo giá trị thực tế
đạt 29,25 triệu đồng/người/năm bằng 26,6% so bình qn tồn tỉnh là 110 triệu
đồng/người/năm (khơng tính dầu khí). Như vậy, thu nhập bình qn đầu người trên
địa bàn huyện cịn thấp so với mức thu nhập bình quân đầu người của toàn tỉnh.


×