Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BHXH Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM TỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.39 KB, 34 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BHXH Ở
NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM TỚI
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BHXH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
3.1.1. Quan điểm phát triển
BHXH là một trong những chính sách xã hội lớn của Nhà nước, đóng góp
một phần vô cùng quan trọng trong hệ thống an sinh quốc gia. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế-xã hội, BHXH nói chung và các chính sách tài chính BHXH
nói riêng cũng phải ngày càng hoàn thiện, phát triển trong tổng thể phát triển của
cả hệ thống các chính sách xã hội của Nhà nước. Hệ thống BHXH cần từng bước
xây dựng và thực hiện hạch toán theo hướng tự quản, xã hội hoá toàn ngành, thực
hiện chức năng đảm bảo sản xuất và đời sống, bảo vệ cuộc sống của các thành viên
trong xã hội khi gặp rủi ro, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội.
3.1.2. Chiến lược phát triển của BHXH Việt nam đến năm 2010
Theo Dự thảo Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt nam đến năm 2010:
“Từ năm 1995 đến nay, quỹ BHXH được quản lý tập trung thống nhất, hạch toán
độc lập và được Nhà nước bảo hộ. Quỹ được thực hiện các biện pháp đầu tư tăng
trưởng theo quy định của Chính phủ. Việc quản lý quỹ thống nhất để chi trả cho
các chế độ trợ cấp BHXH là bước ngoặt trong hoạt động của BHXH ở Việt nam,
mang lại hiệu quả cao, phù hợp với xu hướng phát triển của các nước trên thế giới.
Từ thực tế đó, khẳng định giai đoạn từ nay đến năm 2010 quỹ cần phải được tiếp
tục quản lý theo mô hình tập trung thống nhất, hạch toán độc lập với Ngân sách
Nhà nước, không thành lập các quỹ thành phần, không chia nhỏ các quỹ BHXH
theo loại hình lao động hoặc theo chế độ trợ cấp. Quỹ do ba bên đóng góp (Nhà
nước, người lao động, người sử dụng lao động) thì do ba bên quản lý thông qua
một Hội đồng gọi là Hội đồng quản lý BHXH Việt nam đặt dưới sự chỉ đạo thống
nhất của Thủ tướng Chính phủ.
Mức đóng BHXH phải được tính toán trên cơ sở thu nhập (tiền lương và tiền
công) của người lao động và tỷ lệ thu phải được điều chỉnh dần từ thấp đến cao
theo mức tăng của tiền lương, tiền công, vừa đảm bảo cuộc sống hiện tại của người
lao động, vừa đảm bảo mục tiêu cân đối quỹ đồng thời phải phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong giai đoạn từ nay đến năm 2010.


Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, nước ta cũng cần thiết phải mở rộng
thêm các chế độ BHXH, song việc mở rộng thêm chế độ nào phải tuỳ thuộc vào
nhu cầu về BHXH và khả năng phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước.
Phải mở rộng các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Các đối tượng là
công chức, người làm việc trong các tổ chức đoàn thể, hiệp hội... thụ hưởng kinh
phí từ Ngân sách Nhà nước, lực lượng an ninh quốc phòng và các đối tượng có
quan hệ chủ-thợ đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Ngoài ra, cần phải
áp dụng BHXH tự nguyện cho một số đối tượng lao động tự do hoặc những đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng có nhu cầu tăng thêm về mức trợ cấp. Mục
tiêu phấn đấu đến năm 2010, tăng bình quân mỗi năm khoảng 90 vạn người tham
gia BHXH, trong đó BHXH bắt buộc tăng 50 vạn người/ năm, BHXH tự nguyện
tăng 40 vạn người/năm. Đưa số người tham gia BHXH đến năm 2010 là 12,4 triệu
người, bằng khoảng 23% tổng số người trong độ tuổi lao động”.
Trên đây là những định hướng cơ bản về hoàn thiện chính sách tài chính
BHXH giai đoạn từ nay đến năm 2010. Có thể tóm tắt các nội dung chính về định
hướng hoàn thiện chính sách tài chính BHXH giai đoạn từ nay đến năm 2010 như
sau:
-Quỹ BHXH tiếp tục được quản lý theo mô hình tập trung thống nhất, hạch
toán độc lập với Ngân sách Nhà nước, không thành lập các quỹ thành phần, không
chia nhỏ quỹ theo loại hình lao động hoặc theo chế độ trợ cấp.
-Mức đóng BHXH được điều chỉnh dần từ thấp đến cao theo mức tăng của
thu nhập để đảm bảo cuộc sống của người lao động.
-Quỹ BHXH phải được cân đối thu-chi. Giai đoạn từ nay đến năm 2010, quỹ
BHXH không thể để thâm hụt, thu của quỹ phải đủ chi trả cho các chế độ BHXH.
Nhà nước chỉ hỗ trợ cho quỹ giai đoạn từ nay đến năm 2010 trong các trường hợp
sau:
+Đối với đơn vị trả lương cho người lao động từ nguồn Ngân sách
Nhà nước thì hàng tháng với tư cách là người sử dụng lao động Bộ Tài chính
chuyển tiền về cho các đơn vị để các đơn vị đó đóng theo quy định.
+Nhà nước chỉ có trách nhiệm trả lương hưu cho các đối tượng về hưu

trước ngày 1/1/1995.
+Nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà
nước có thời gian công tác trước ngày 1/1/1995 vì số người này cơ bản chưa đóng
BHXH trong thời gian trước ngày 1/1/1995. Mức hỗ trợ cụ thể sẽ do BHXH Việt
nam và Bộ Tài chính tính toán thống nhất trình Chính phủ.
-Mở rộng dần các chế độ BHXH
-Mở rộng đối tượng tham gia BHXH
-Thực hiện BHXH tự nguyện.
-Thực hiện các biện pháp đầu tư tăng trưởng quỹ.
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BHXH
3.2.1. Hoàn thiện chính sách thu BHXH
3.2.1.1. Cơ sở hoàn thiện
*Dự báo nhu cầu BHXH
Để duy trì sự tồn tại và phát triển, con người phát sinh nhiều loại nhu cầu
khác nhau. Khi thu nhập thấp, mức sống chưa cao thì nhu cầu cấp thiết nhất là thoả
mãn các điều kiện ăn, ở, mặc, học hành và dành dụm một phần thu nhập để đảm
bảo cuộc sống khi ốm đau, thai sản, tuổi già. Khi thu nhập được nâng cao, mức
sống được nâng lên, lúc đó con người phát sinh nhiều nhu cầu mới, đa dạng và
phong phú hơn. Mức độ dành dụm để bảo đảm cuộc sống khi ốm đau, tai nạn, tuổi
già cũng tăng càng nhiều hơn và thường xuyên hơn. Đó là nhu cầu về BHXH. Nhu
cầu về BHXH của người lao động luôn luôn phát sinh gắn liền với quá trình phát
triển kinh tế-xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về BHXH cũng ngày càng
phát triển, đa dạng, phong phú hơn.
Nhu cầu BHXH có thể chia thành hai loại là nhu cầu chung về BHXH và
nhu cầu nội tại của BHXH.
-Nhu cầu chung về BHXH gồm:
+Nhu cầu về tiềm năng của BHXH: Loại nhu cầu này có liên quan
đến phạm trù nhân khẩu học bao gồm số lượng và cơ cấu dân số có nhu cầu tham
gia BHXH. Số đó gọi là nhu cầu tiềm năng bởi vì trong một thời điểm nào đó có
một số nhóm dân cư này hay một nhóm dân cư khác có thể trực tiếp tham gia

BHXH (nộp và hưởng các chế độ BHXH) trở thành đối tượng của BHXH. Các
nước có bề dày lịch sử phát triển BHXH từ đầu thế kỷ 19 thì nhu cầu tiềm năng về
BHXH đã trở thành nhu cầu hiện thực vì các nước này đã thực hiện BHXH cho
mọi người lao động.
Đối với BHXH, xác định được nhu cầu tiềm năng có một ý nghĩa rất lớn
trong việc dự đoán số người tham gia BHXH, cân dối được nguồn thu của quỹ
BHXH để từ đó cân đối thu-chi, đáp ứng nhu cầu về BHXH.
+Nhu cầu hiện có của BHXH: đó là những nhu cầu có liên quan đến
đặc điểm lao động và người lao động, bao gồm: số lượng, cơ cấu lao động theo độ
tuổi, giới tính, nghề nghiệp, đặc biệt là điều kiện thu nhập của người lao động có
khả năng đóng BHXH tạo nguồn tài chính để đảm các nhu cầu đó. Xác định nhu
cầu hiện có của BHXH có một ý nghĩa rất quan trọng trong dự báo quy mô, cơ cấu
nguồn thu của quỹ, xác định được phương thức hoạt động của BHXH.
-Nhu cầu nội tại: là các nhu cầu của người lao động đã và đang tham gia
đóng và hưởng các chế độ BHXH. Xác định được các loại nhu cầu nội tại nhằm
điều chỉnh, bổ sung chính sách chế độ BHXH, cân đối quỹ BHXH. Nhìn chung,
khi có nhu cầu mới phát sinh phải tính đến ngay nguồn tài chính để chi cho nhu
cầu đó. Nếu cần thiết phải điều chỉnh mức thu, đối tượng thu để có nguồn tài chính
đáp ứng nhu cầu mới phát sinh.
Những biểu hiện cụ thể của từng nhu cầu nói trên phải được lượng hoá
thành nhu cầu chung về BHXH trong một thời kỳ nhất định. Cán bộ tác nghiệp
BHXH phải tính toán, tập hợp trên cơ sở số đông các nhu cầu từng cá nhân để xác
định nhu cầu chung về BHXH toàn xã hội. Đó là các chi phí phát sinh về BHXH
mà đòi hỏi phải có một quỹ tài chính được hình thành đủ khả năng chi trả cho các
nhu cầu đó. Do đó cần thiết phải dự báo nhu cầu BHXH.
Do đặc điểm nhu cầu BHXH rất phong phú, đa dạng và đan xen lẫn nhau
nên việc dự báo nhu cầu BHXH rất khó khăn, phức tạp. Để dự báo được nhu cầu
BHXH phải dựa trên các cơ sở sau đây:
-Căn cứ vào khả năng đáp ứng nhu cầu của bản thân người lao động và gia
đình họ.

Nếu người lao động không có đủ thu nhập đủ để nuôi sống bản thân và gia
đình họ thì không thể nói đến nhu cầu BHXH. Vì vậy các chỉ tiêu để tính toán nhu
cầu BHXH gồm:
+Thu nhập bình quân của một hộ gia đình hàng năm hoặc thu nhập
bình quân một người.
+Cơ cấu thu nhập theo ngành nghề, khu vực và tính ổn định của nó.
+Chi tiêu bình quân một hộ gia đình hàng năm hoặc chi tiêu bình quân
một người.
+Cơ cấu chi tiêu của từng ngành, từng khu vực và tính ổn định của nó.
+Mức độ tích luỹ.
Mối quan hệ giữa thu nhập, chi tiêu, tích luỹ là căn cứ để dự báo nhu cầu xã
hội. Nếu thu nhập của một hộ gia đình bằng hoặc thấp hơn chi tiêu thì đương nhiên
chưa có nhu cầu về BHXH vì không có tích luỹ để tham gia BHXH. Đây là một
vấn đề vừa mang tính lý luận lại vừa có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế
nước ta. Một đất nước mà 80% dân số làm nghề nông. Khi người dân chưa đủ
lương thực để ăn thì khó có nhu cầu đóng BHXH để được hưởng các chế độ
BHXH quy định. Nếu thu nhập của một hộ gia đình lớn hơn chi tiêu thì mới có
điều kiện tích luỹ và có nhu cầu về BHXH. Khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi
tiêu càng lớn thì nhu cầu BHXH càng phong phú vì người lao động có điều kiện
tham gia đóng BHXH để bảo hiểm cho bản thân và gia đình họ.
Đây là căn cứ có ý nghĩa quyết định nhất để dự báo nhu cầu BHXH, làm cơ
sở để mở rộng đối tượng tham gia BHXH trong các thành phần kinh tế.
-Căn cứ vào khả năng đáp ứng nhu cầu BHXH của xã hội.
Để tính được khả năng này cần phải có các chỉ tiêu sau:
+Thu nhập quốc dân hoặc tổng sản phẩm xã hội (GDP) hoặc chỉ tiêu
mang tính bình quân đầu người.
+Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm.
+Thu nhập dòng của các cơ sở kinh tế hàng năm.
+Các chỉ tiêu liên quan khác.
Các chỉ tiêu này nhằm xác định mức tích luỹ hàng năm của nền kinh tế quốc

dân và các cơ sở kinh tế. Nếu có tích luỹ thì Nhà nước và các cơ sở kinh tế (chủ sử
dụng lao động) mới có điều kiện đóng và trợ giúp cho quỹ BHXH. Từ đó, mới thực
hiện được mối quan hệ ba bên: Nhà nước, chủ sử dụng lao động và người lao động
tham gia BHXH nhằm đảm bảo tính an toàn, ổn định và phát triển cuả quỹ BHXH.
*Dự báo số người tham gia BHXH:
Số người tham gia BHXH là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc đảm bảo
an toàn xã hội và tăng nguồn đóng góp vào quỹ BHXH. Hầu hết các nước trên thế
giới đều quan tâm đến các giải pháp để tăng số lượng người đóng BHXH. Như ở
Malayxia có 8,8 triệu người lao động thì có 8 triệu người tham gia đóng BHXH,
chiếm 90%; Mỹ có 95% số lao động tham gia đóng BHXH. Đối với nước ta là một
nước có tốc độ phát triển dân số khá nhanh. Theo tính toán của các nhà nhân khẩu
học, để tăng dân số từ 17 triệu người lên 34 triệu người phải mất 34 năm, nhưng để
tăng dân số từ 30 triệu người lên 60 triệu người thì thời gian lại rút ngắn chỉ còn 25
năm. Đây là một áp lực lớn đối với việc phát triển kinh tế-xã hội nhưng lại là điều
kiện tiềm năng lớn về nhu cầu BHXH.
Hiện nay nước ta có khoảng hơn 80 triệu người trong đó có khoảng 56 triệu
người trong độ tuổi lao động (nam từ 15-60 tuổi, nữ từ 15-55 tuổi). Nhưng số
người tham gia BHXH tính đến hết năm 2002 mới có khoảng 6 triệu người, bằng
hơn khoảng 10% số người trong độ tuổi lao động, còn 90% số người trong độ tuổi
lao động là chưa tham gia đóng BHXH. Đây là tiềm năng rất lớn để tăng số người
tham gia BHXH. Vì vậy cần có biện pháp dự báo được số người tham gia BHXH
trong thời gian tới. Trên cơ sở dự báo được số người tham gia đóng BHXH mới dự
báo được nguồn quỹ, mới cân đối được thu-chi tài chính BHXH.
Để dự báo được số lượng người tham gia đóng BHXH trong một thời kỳ
nào đó phải căn cứ vào các yếu tố chủ yếu sau:
-Tốc độ phát triển dân số hàng năm, tỷ lệ chết hàng năm.
-Tổng số lao động trong độ tuổi trong đó phân rõ nam, nữ theo từng độ tuổi.
-Tổng số lao động của các ngành, của từng vùng, lao động trong khu vực
Nhà nước, lao động trong các thành phần kinh tế khác, lao động tự do...
-Tuổi thọ bình quân.

-Thu nhập bình quân đầu người toàn xã hội và phân theo từng ngành.
-Tỷ lệ thất nghiệp hàng năm.
...
3.2.1.2. Nội dung cần hoàn thiện chính sách thu BHXH
*Mở rộng đối tượng tham gia BHXH
Như trên đã trình bày, hiện nay nước ta còn 90% số người trong độ tuổi lao
động chưa tham gia đóng BHXH vì vậy cần thiết phải có biện pháp tăng nhanh số
lượng người lao động tham gia đóng BHXH. Đây là giải pháp cơ bản nhất để cân
đối thu-chi quỹ BHXH, ổn định tài chính BHXH.
Hiện nay đối tượng tham gia BHXH bao gồm:
Các đối tượng đang thực hiện theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của
Chính phủ:
-Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước.
-Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
-Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
khu chế xuất, khu công nghiệp; trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt
nam.
-Người làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành
chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể.
-Người làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực
lượng vũ trang.
-Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử và những người làm việc trong các cơ
quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện.
-Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự
nghiệp.
Các đối tượng trên đều được tham gia và hưởng 5 chế độ BHXH hiện hành.
Các đối tượng thực hiện theo Nghị định 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính
phủ:
-Quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí (bản thân

không phải đóng BHXH ) được hưởng 2 chế dộ BHXH là trợ cấp tai nạn lao động
hoặc bệnh nghề nghiệp và chế độ tử tuất.
Các đối tượng thực hiện theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của
Chính phủ:
-Bí thư Đảng uỷ xã
-Phó Bí thư Đảng uỷ xã, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Chủ tịch UBND
xã.
-Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Phó Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch Mặt
trận Tổ quốc, Trưởng các đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh,
Đoàn thanh niên cộng sản), xã đội trưởng, trưởng công an xã.
-Uỷ viên UBND xã.
-4 chức danh chuyên môn: địa chính, tư pháp, tài chính kế toán, văn phòng
UBND.
Nên mở rộng thêm các đối tượng tham gia BHXH như sau:
-Người làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có dưới 10 lao
động.
-Người làm việc trong các hợp tác xã phi nông nghiệp
-Người làm việc thuộc các đơn vị, cơ sở ngoài quốc doanh, các hộ gia đình
đăng ký kinh doanh có thuê mướn lao động.
-Người nước ngoài làm việc tại Việt nam lâu dài.
*Bổ sung hoàn thiện mức thu BHXH
Hiện nay mức thu BHXH của nước ta là 20% trên tiền lương, tiền công của
người lao động trong đó người lao động đóng 5%, chủ sử dụng lao động đóng 15%
để chi trả cho 5 chế độ BHXH. Nếu kể cả 3% bảo hiểm y tế thì thu các chế độ
BHXH là 23%. Nếu nâng mức đóng của người lao động lên nữa sẽ ảnh hưởng tới
đời sống của người lao động vì mức thu nhập bình quân hiện nay chỉ từ 400.000
đồng đến 500.000 đồng/tháng/người, sau khi đóng BHXH và các khoản đóng góp
khác, người lao động chỉ đảm bảo mức sống tối thiểu. Đối với chủ sử dụng lao
động tuy khoản đóng góp là 17% trên tổng quỹ tiền lương (trong đó BHXH là
15%, BHYT là 2%) được hạch toán vào giá thành sản phẩm nhưng trong điều kiện

sức mua của thị trường có hạn (sức mua từ thu nhập từ 400.000 đồng đến 500.000
đồng/tháng/người) thì khó có thể tăng mức đóng góp của chủ sử dụng lao động.
Nếu tăng mức đóng BHXH lên sẽ tăng giá thành sản phẩm người tiêu dùng không
chấp nhận, dẫn đến xí nghiệp bị thua lỗ do vậy sẽ không còn khả năng đóng
BHXH.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự nâng cao chất lượng đời
sống của người lao động thì BHXH cũng phải mở rộng thêmcác chế độ trợ cấp
BHXH. Việc mở rộng thêm các chế độ trợ cấp BHXH cũng phải tính đến nguồn bù
đắp. Lúc đó phải tính đến việc tăng phí đóng góp BHXH cho tương xứng với việc
hưởng thêm các chế độ trợ cấp mới. Ví dụ, nếu Nhà nước áp dụng thêm chế độ trợ
cấp thất nghiệp thì phải thu thêm một tỷ lệ nhất định, có thể là 5% trong đó người
lao động phải đóng thêm 1%, chủ sử dụng lao động phải đóng thêm 4%, mức đóng
này còn là thấp so với các nước trong khu vực. Ví dụ, Thái lan 15% trên tổng tiền
lương được thu cho chế độ trợ cấp thất nghiệp trong đó người lao động đóng 5%,
chủ sử dụng lao động đóng 5% còn Nhà nước đóng 5%.
Bên cạnh đó, phải tăng cường công tác thu, xây dựng quy trình thu và quản
lý thu hợp lý nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất việc
thất thu của quỹ.
*Thi hành BHXH tự nguyện
Hiện nay, nước ta chưa thực hiện BHXH tự nguyện nhưng nhu cầu của tham
gia BHXH tự nguyện đang ngày càng tăng cao nhất là lao động trong lĩnh vực
nông nghiệp, một lĩnh vực chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nước ta. Theo
số liệu điều tra của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội kết hợp với tổ chức ILO
điều tra ở khu vực nông nghiệp tại Hà tây, Hải dương, Hà nội thì có khoảng 83,3%
lao động muốn tham gia BHXH. Tuy nhiên do đặc thù trong sản xuất và tiêu dùng
của ngành nông nghiệp không thể áp dụng ngay biện pháp bắt buộc cho tất cả lao
động nông nghiệp mà trước mắt chỉ áp dụng hình thức BHXH tự nguyện cho
những đối tượng có điều kiện, thu nhập gia đình lớn hơn chi tiêu, có tích luỹ.
Nguyên tắc tài chính đối với BHXH tự nguyện là bảo đảm cân đối thu-chi, có đóng
mới có hưởng, đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít. Đương nhiên thực hiện

BHXH tự nguyện hoàn toàn không giống với một quỹ tiết kiệm. Người tham gia
BHXH tự nguyện không thể tự ý muốn rút tiền lúc nào cũng được, họ phải đóng
góp suốt cả thời gian dài đến khi nghỉ hưu. Trong suốt thời gian đó người lao động
không được rút tiền ra khỏi quỹ chỉ khi về hưu mới được hưởng chế độ trợ cấp
BHXH theo quy định.
Hình thức BHXH tự nguyện nên áp dụng đối với các đối tượng sau:
-Xã viên hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
-Người lao động tự do.
-Những người tham gia BHXH bắt buộc muốn tham gia thêm BHXH tự
nguyện.
Mức đóng BHXH tự nguyện:
Dự kiến nếu người lao động được hưởng 2 chế độ trợ cấp là hưu trí và tử
tuất thì ít nhất cũng phải đóng 15% tiền lương hoặc thu nhập. Tuy nhiên việc tính
toán mức thu nhập của người lao động nông nghiệp và lao động tự do rất phức tạp
lại không ổn định vì vậy có thể áp dụng một hoặc một số mức thu nhập chuẩn,
chẳng hạn lấy mức thu nhập tương đương mức lương tối thiểu để làm cơ sở tính
mức thu BHXH tự nguyện.
Việc tính toán để ban hành chính sách tài chính đối với BHXH tự nguyện là
một vấn đề khó và phức tạp đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng cũng
vẫn phải đảm bảo nguyên tắc cân đối thu-chi.
3.2.2. Hoàn thiện chính sách chi BHXH
3.2.2.1. Nguyên tắc cơ bản để hoàn thiện chính sách chi BHXH
Thu, chi BHXH là những hoạt động chính của công tác tài chính BHXH,
hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính BHXH chủ yếu cũng là hoàn thiện cơ chế thu-
chi BHXH. Trong đó, hoàn thiện cơ chế chi BHXH chính là quá trình nghiên cứu
sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ tài chính để đảm bảo quyền lợi của người
lao động, quyền lợi đó tương xứng với nghĩa vụ đóng góp của họ. Cơ chế chi trả
BHXH còn gắn với công tác quản lý chi nhằm chi đúng đối tượng, chi đủ số lượng,
đảm bảo thời gian, không để thất thoát và có hiệu quả cao. Để thực hiện được nội
dung này cần phải dựa trên các nguyên tắc làm cơ sở cho việc hoàn thiện cơ chế

chi trả BHXH như sau:
-Mức trợ cấp BHXH phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người tham gia
BHXH. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất, xuyên suốt toàn bộ các chính sách, chế độ
trợ cấp cho người lao động vì mục đích của BHXH là nhằm ổn định cuộc sống cho
người lao động và gia đình họ. Vì vậy, mức chi trợ cấp BHXH phải đảm bảo mức
sống tối thiểu cơ bản cho người lao động, mức trợ cấp quá thấp thì BHXH không
còn ý nghĩa “đảm bảo” nữa. Nếu mức trợ cấp BHXH quá cao vượt khả năng chi trả
của quỹ sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng chi của quỹ, mất cân đối quỹ, quỹ BHXH
sẽ dần dần đến phá sản.
-Mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức lương và tiền công khi đang làm
việc của người lao động. Nguyên tắc này đã được quy định cụ thể tại Công ước
102 của Tổ chức Lao động Quốc té (ILO), mức phổ biến bằng 40%-50% tiền

×