Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu hệ số an toàn vốn và khả năng áp dụng basel III tại các ngân hàng TMCP việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.15 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------

TRẦN THANH THUẬN

NGHIÊN CỨU HỆ SỐ AN TOÀN VỐN VÀ
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BASEL III TẠI CÁC
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------

TRẦN THANH THUẬN

NGHIÊN CỨU HỆ SỐ AN TOÀN VỐN VÀ
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BASEL III TẠI CÁC
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
(Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :


TS. LÊ ĐẠT CHÍ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả nghiên cứu xin cam đoạn luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu hệ số an toàn
vốn và khả năng áp dụng Basel III tại các ngân hàng TMCP Việt Nam” là kết quả
nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Đạt Chí – Giảng viên
Trường Đại học Kinh tế Thành phố HỒ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Trần Thanh Thuận

năm 2019


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TĨM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................. 1

1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................2
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BASEL VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ...................................................................................................................... 3
2.1 Những thay đổi của Basel từ Basel I đến Basel III ........................................3
2.2 Các nghiên cứu về việc áp dụng Basel III tại các nước trên thế giới ............9
2.3 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các nước
trên thế giới ...........................................................................................................13
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN HỆ SỐ CAR CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM ................................ 16
3.1 Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................16
3.2 Mơ hình nghiên cứu .....................................................................................16
3.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ..................................................................17
3.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận ..................................................................20
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BASEL TẠI VIỆT NAM VÀ KHẢ
NĂNG ÁP DỤNG BASEL III ................................................................................ 26
4.1 Thực trạng áp dụng Basel tại Việt Nam .......................................................26
4.2 So sánh tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel III và thông tư tại Việt Nam ....30


CHƯƠNG 5: KHÓ KHĂN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ................................ 35
5.1 Khó khăn khi triển khai hiệp ước Basel .......................................................35
5.2 Kiến nghị và giải pháp .................................................................................37
5.2.1 Đối với ngân hàng .................................................................................37
5.2.2 Đối với ngân hàng Nhà nước ................................................................41
5.2.3 Đối với chính phủ .................................................................................45
5.3 Kết luận ........................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 47

PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank)

ASF

Nguồn tài trợ ổn định hiện có (Asset Stable Funding)

BCBS

Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (Basel Committee on
Banking Supervision)

CAR

Hệ số an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio)

CET1

Tỷ lệ vốn cấp 1 (Common Equity Tier 1)

GLS

Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (Generalized Least

Squares).

LCR

Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio)

MAS

Cơ quan tiền tệ Singapore (Monetary Authority of Singapore)

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung ương

NIM

Thu nhập lãi thuần hay biên lợi nhuận ròng (Net Interest Margin)

NSFR

Tỷ lệ tài trợ ổn định thuần (Net Stable Funding Ratio)

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic
Co-operation and Development)


RSF

Nguồn tài trợ ổn định cần có (Required Stable Funding)

RWA

Trọng số tài sản có rủi ro (Risk-weighted asset)

TCTD

Tổ chức tín dụng

TG

Thế giới

TMCP

Thương mại cổ phần


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 So sánh các tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel II và Basel III ....................6
Bảng 2.2 Vốn điều lệ tăng thêm của các ngân hàng trong năm (2018). ...................29
Bảng 3.1 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu ..........................................................19
Bảng 3.2 Thống kê mô tả các biến ............................................................................20
Bảng 3.3 Hệ số tương quan giữa các biến.................................................................21
Bảng 3.4 Kết quả tóm tắt hồi quy sử dụng phương pháp FGLS. ..............................23
Bảng 2.3 So sánh Thông tư 36 tại Việt Nam và các chỉ tiêu Basel III .....................32



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hệ số CAR tại Việt Nam và các nước trên thế giới giai đoạn 2013-2018 .....
...................................................................................................................................34


TĨM TẮT
Mục đích nghiên cứu này nhằm giới thiệu sơ lược những điểm mới của Basel III
và một vài kết quả đạt được từ các quốc gia thế giới sau khi đã triển khai thành
cơng. Bên cạnh đó nêu ra những điểm khác biệt cơ bản các chỉ tiêu an tồn vốn giữa
Việt Nam và Basel III. Sau đó xem xét đến những tác động của các chỉ tiêu quan
trọng đến hệ số an tồn vốn và xây dựng mơ hình xem xét các yếu tố tác động đến
hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng tại Việt Nam. Thông qua việc sử dụng kỹ thuật
hồi quy bảng (Panel Regression) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an
toàn vốn (CAR) của 30 ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2018.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các ngân hàng tại Việt Nam có tỷ suất lợi nhuận
trên tài sản (ROA), quy mô ngân hàng (SIZE), khả năng huy động vốn (DEP) có
các động tiêu cực đến hệ số an toàn vốn. Trong khi đó chỉ tiêu địn bẩy tài chính
(LEV) và thu nhập lãi thuần (NIM) có ảnh thưởng tích cực đến hệ số an tồn vốn.
Tuy nhiên nghiên cứu lại khơng tìm thấy được sự tác động của tỷ lệ nợ xấu (NPL),
tỷ lệ cho vay (LOA) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đến hệ số an toàn vốn. Từ
kết quả phân tích mơ hình cũng như các kết quả từ cuộc cải cách Basel III của các
nước trên thế giới. Đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm giúp hệ thống ngân
hàng có những định hướng phát triển phù hợp hơn với mục đích mà Basel đưa ra,
nhằm giúp các ngân hàng Việt Nam phấn đấu đạt theo chuẩn quốc tế.
Từ khố: An tồn vốn, Basel III, Rủi ro, Biên lợi nhuận ròng.


ABSTRACT

This study aims at introducing the new regulations of Basel III and the
regulation’s impacts on the global economy. Moreover, the study presents basic
differences in capital adequacy criteria between Vietnam and Basel III in order to
analyze key factors affecting capital adequacy ratio (CAR) and construct a model
dealing with these factors which impact particularly on banks in Vietnam. The
study uses panel regression to make an analysis of 30 banks in Vietnam in the
period between 2010 and 2018. The results show that in Vietnam, return on assets
(ROA), size (SIZE) and deposit ratio (DEP) have negative effects on CAR while
leverage ratio (LEV) and net interest margin (NIM) produce positive impacts. As
for other factors like non-performing loans ratio (NPL), loan ratio (LOA) and gross
domestic product (GDP), they have no effect on CAR. From the results of the study
as well as of the reality in the countries where Basel III is applied, we need to give
suggestions and solutions to improve and standardize the banking system of
Vietnam.
Keywords: Captial adequacy ratio, Basel III, Risk, NIM.


1

1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn đề tài
Từ những bài học kinh nghiệm sau các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới,
đã cho thấy rằng ngành ngân hàng là một trong những lĩnh vực đối mặt với nhiều
loại rủi ro nhất, gây tổn thất nhiều cho nền kinh tế. Vì thế các ngân hàng trên thế
giới nói chung và các ngân hàng Việt Nam nói riêng đã chú trọng rất nhiều vào việc
quản trị rủi ro ngân hàng. Hiệp ước Basel đã trở thành bộ tiêu chuẩn chung phổ biến
nhằm giúp các ngân hàng có thể chuẩn hố, cải thiện và lành mạnh trong lĩnh hoạt

động kinh doanh ngân hàng. Những thay đổi từ Basel I đến Basel III đã đưa ra
những yêu cầu khắt khe hơn phần nào đã khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong
việc ổn định các nguồn vốn nhằm giúp đảm bảo hệ thống ngân hàng được hoạt
động ổn định. Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam chưa là thành viên BCBS nên
không bị ràng buộc thời gian tuân thủ tiêu chuẩn Basel, nhưng hiện tại Ngân hàng
nhà nước cũng đã ban hành các thông tư, các nghị định bám sát theo các quy chuẩn
Basel nhằm nâng cao an toàn vốn, quản lý thanh khoản nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm
ẩn của hệ thống ngân hàng. Và trong khn khổ Basel, chỉ tiêu hệ số an tồn vốn
(CAR) là được quan tâm hơn cả. Hệ số an toàn vốn (CAR) là một trong những chỉ
tiêu quan trọng nhằm đánh giá mức độ an toàn của ngân hàng. Các cơ quan quản lý
ngân hàng cũng như các ngân hàng đều quan tâm đặc biệt đến hệ số này, luôn đảm
bảo duy trì hệ số CAR thơng qua các cơ chế, chính sách phù hợp.
Tại Việt Nam, NHNN đã có những hướng triển khai áp dụng Basel vào quản trị
rủi ro ngân hàng và xem đó là trọng tâm của ngành. Đến năm 2020, 10 ngân hàng
thí điểm cần đạt chuẩn Basel II và đến 2025 các ngân hàng còn lại phải đạt chuẩn để
từ đó có thể xem xét đến việc áp dụng Basel III. Tuy nhiên, các ngân hàng hiện tại
đang bộc lộ quá nhiều điểm yếu đặc biệt là hệ số an toàn vốn. Như vậy việc các
ngân hàng đáp ứng Basel II , cũng như việc tiến đến Basel II cũng đồng nghĩa với
việc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu về hệ số an tồn
vốn (CAR) theo chuẩn thơng lệ quốc tế. Từ những điều đó, tơi xin chọn đề tài luận


2

văn “ Nghiên cứu hệ số an toàn vốn và khả năng áp dụng Basel III tại các ngân
hàng TMCP Việt Nam“ làm luận văn nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
(i) Xem xét những sự thay đổi chính của Basel III so với Basel II và tác động từ
sự thay đổi này đến việc quản trị rủi ro ngân hàng của một số nước trên thế giới.

(ii) Xem xét các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng một số
nước trên thế giới. Từ đó tiến hành thực nghiệm xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến
hệ số an toàn vốn (CAR) tại các ngân hàng Việt Nam.
(iii) Thực trạng áp dụng Basel tại Việt Nam và những điểm khác biệt cơ bản giữa
các tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel III và các thông tư tại Việt Nam.
(iv) Đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm giúp việc quản trị rủi ro các ngân
hàng tại Việt Nam tuân theo hiệp ước Basel.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng số liệu của 30 ngân hàng tại Việt Nam
gồm: Vietinbank, BIDV, Vietcombank, MB, ACB, Sacombank, Techcombank,
SHB, Eximbank, SCB, NCB, Kiên Long Bank, VPBank, VIB, HDBank, SGB,
SeaBank, PGBank, TPBank, MSB, Việt Á Bank, Bắc Á bank, An Bình Bank,
LienVietPostBank, Nam Á Bank, OCB, PVComBank, VietBank, Agribank,
Vietcapital. Dữ liệu được lấy từ báo cáo thường niên/ báo cáo tài chính của các
ngân hàng giai đoạn 2010 -2018 trên website ngân hàng. Và từ nguồn dữ liệu
VietStock : />1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy bảng (Panel Regression) với biến phụ
thuộc là hệ số an toàn vốn (CAR) và các biến độc lập bao gồm: quy mô ngân hàng
(SIZE), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ đòn bẩy (LEV), thu nhập lãi
thuần (NIM), tỷ lệ cho vay (LOA), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ huy động (DEP) và tốc
độ tăng trưởng kinh tế (GDP).


3

2 CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BASEL
VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Nếu nói về chuẩn mực nhằm đảm bảo an tồn trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng nói riêng và các tổ chức tài chính nói chung, người ta sẽ nhắc ngay đến tiêu
chuẩn Basel. Các tiêu chuẩn được ra đời cách đây hơn hai thập kỷ và được hầu hết

các quốc gia cũng như các tổ chức tài chính trên thế giới tn thủ một cách rộng rãi,
ln là mục tiêu chuẩn mực mà họ cố gắng đạt được nhằm tạo ra một thị trường tài
chính an tồn, ổn định và tạo ra một mặt bằng chung cạnh tranh bình đẳng lẫn nhau
trên quy mơ quốc tế.
2.1 Những thay đổi của Basel từ Basel I đến Basel III
Vào thập niên 1980, hệ thống ngân hàng thương mại trên thế giới phát triển
mạnh mẽ, đồng thời phát sinh ra những cuộc cạnh tranh bất bình đẳng giữa các
ngân hàng. Do đó, nhằm ổn định, củng cố lại hoạt động ngân hàng quốc tế và tạo ra
một cơ chế cạnh tranh lành mạnh, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng được thành
lập (BCBS).
Năm 1988, Ủy ban quyết định ban hành một thoả thuận quốc tế về các tiêu
chuẩn vốn tự có gọi là Hiệp ước vốn Basel I. Theo yêu cầu Hiệp ước này buộc các
ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ vốn bắt buộc trên tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi
ro tối thiểu là 8% để bù bắp cho những rủi ro và những tổn thất có thể xảy ra (hay
cịn được gọi là “tỷ lệ Cook”). Tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR) theo Basel I được tính
theo cơng thức:
Tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR) =
Trong đó, tổng vốn được tổng thành từ những loại vốn cấp 1 (các loại vốn chắc
chắn có như vốn chủ sở hữu vĩnh viễn, lợi nhuận giữ lại, lợi ích thiểu số tại các
cơng ty con có hợp nhất báo cáo tài chính, lợi thế kinh doanh), vốn cấp 2 (vốn có
chất lượng thấp hơn như nguồn vốn tăng do đánh giá lại tài sản, dự phòng các tổn
thất chung, đầu tư tài chính vào cơng ty con và tổ chức tài chính khác, vốn từ những


4

công cụ nợ trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi hay công cụ nợ khác) và vốn cấp
3 (vốn có độ tin cậy thấp nhất như các khoản vay ngắn hạn). Đồng thời cũng yêu
cầu tổng vốn cấp 2 và 3 không vượt quá vốn cấp 1. Tuy nhiên Basel I vẫn cịn vài
hạn chế mà trong đó chủ yếu chỉ tập trung vào một giải pháp là “yêu cầu vốn tối

thiểu” mà chưa đề cập đến rủi ro thị trường cũng như rủi ro trong hoạt động ngân
hàng.
Năm 2004, Ủy ban Basel lại ban hành bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới
(Basel II) có hiệu lực từ năm 2007. Basel II chủ yếu dựa trên 3 trụ cột chính:
Trụ cột 1 liên quan đến việc duy trì tỷ lệ vốn bắt buộc (CAR vẫn giữ mức tối
thiểu 8% nhưng có sự thay đổi về hệ số rủi ro của các tài sản). Đồng thời cách tính
cũng có sự thay đổi :
Tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR) =

Với yêu cầu một tỷ lệ 4% vốn cấp 1 (gồm cổ phần phổ thông và dự trữ được
công bố) và 8% đối với vốn cấp 2 (tăng do đánh giá lại tài sản, dự phịng chung, dự
trữ khơng được công bố, nguồn vốn gia tăng từ trái phiếu chuyển đổi/cổ phiếu ưu
đãi/nợ thứ cấp khác).
Trụ cột 2-3 liên quan đến việc hoạch định các chính sách trong cơng tác giám
sát, thanh tra và hoạt động liên quan đến việc cơng bố thơng tin một cách thích đáng
theo ngun tắc thị trường. Tuy khơng có nhiều tác động đến hệ số an tồn vốn
nhưng quy định này địi hỏi sự công khai minh bạch phù hợp đúng với thông lệ
quốc tế.
Vào thời điểm bắt đầu triển khai, Basel II có thể được xem là khung đánh giá rủi
ro ngân hàng khá tồn diện. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm
2007-2008 chứng tỏ Basel II cịn khá nhiều nhược điểm, nó hồn tồn chưa lường
hết những rủi ro có thể xảy ra khi đối mặt với chu kỳ của một nền kinh tế, đặc biệt
chưa chú trọng vào vấn đề thanh khoản dẫn đến việc phá sản của nhiều ngân hàng.
Do đó, vào 12/09/2010 Uỷ ban Basel đã công bố Hiệp ước Basel III với các tiêu


5

chuẩn mới với những thay đổi về cấu trúc vốn, thêm yêu cầu về tỷ lệ đòn bẩy, đưa
ra các tiêu chuẩn mới về tính thanh khoản nhằm cũng cố các quy định, giám sát,

quản lý rủi ro của ngành ngân hàng nhằm khắc phục những điểm thiếu sót của Basel
II. Bộ tiêu chuẩn Basel III có hiệu lực từ 2013 với những điểm thay đổi đáng chú ý
sau (lộ trình thực hiện Basel III theo Phụ lục 2):
Thứ nhất: rà soát lại các tiêu chuẩn nhằm nâng tỷ trọng và chất lượng nguồn
vốn, cao chất lượng vốn cấp 1 và vốn cấp 2, khấu trừ các khoản vốn không đủ tiêu
chuẩn, chẳng hạn các khoản vốn được đầu tư vào các tổ chức tài chính khác vượt
mức giới hạn 15% sẽ được khấu trừ vào vốn chủ sở hữu. Đưa ra tiêu chuẩn tỷ lệ
đòn bẩy tối thử nghiệm tối thiểu là 3%, đây là mức tỷ lệ vốn cấp 1 so với tổng tài
sản hiện có cộng với các khoản mục ngoại bảng. Chất lượng vốn tốt hơn sẽ giúp
ngân hàng khoẻ hơn, chống đỡ tốt hơn trong thời kỳ khó khăn.
Thứ hai: yêu cầu các ngân hàng nâng cao chất lượng nguồn vốn, đáng chú ý là
việc nâng tỷ trọng vốn cấp 1 tối thiểu từ 4% lên 6% trong đó tỷ trọng vốn cổ đơng
thường (common equity) tăng mức từ 2% lên 4,5%; Ngoài ra bổ sung thêm mức
vốn dự trữ (các tấm vốn đệm dự phịng - vốn đệm bảo tồn vốn và vốn đệm chống
hiệu ứng chu kỳ) đảm bảo bẳng vốn chủ sở hữu nằm trong khoảng từ 0 - 2,5% tuỳ
theo bối cảnh của mỗi quốc gia và loại bỏ vốn cấp 3 ra khỏi cách tính so với ban
đầu. Mục đích của vốn đệm nhằm giúp ngân hàng có thể duy trì mức dự phịng cần
thiết cho các khoản lỗ trong giai đoạn căng thẳng tài chính và kinh tế tồn cầu, có
đủ khả năng tài chính đối mặt với các sự kiện ngược chu kỳ kinh tế.


6

Bảng 2.1 So sánh các tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel II và Basel III
Đơn vị : %
Vốn dự

Các yêu cầu về an toàn vốn
Vốn chủ sở hữu


Vốn cấp 1

phịng
Tổng vốn
Tổng

Các
tiêu

Vốn

chuẩn

đệm dự

giám
sát vốn

u
cầu tối
thiểu

phịng
bảo
tồn
vốn

vốn tối

Vốn


thiểu

đệm dự

u

cộng

phịng

cầu tối

dự

phản

thiểu

phịng

chu kỳ

bảo

kinh tế

Tổng
VCSH


u

cộng

cầu tối

vốn

thiểu

Tổng

đệm

toàn
vốn

Basel II
Basel
III

2

-

-

4

-


8

-

-

4,5

2,5

7

6

8,5

8

10,5

0 – 2,5

(Nguồn: />Thứ ba: giới thiệu phương pháp giám sát an tồn vĩ mơ để hạn chế rủi ro hệ
thống. Phương pháp này bổ sung cho những phương pháp giám sát vi mơ đối với
từng tổ chức tín dụng đã được ban hành. Một là nhằm hướng đến mục tiêu làm
giảm mức độ khuếch đại của khủng hoảng theo chu kỳ kinh tế. Hai là rủi ro tiềm ẩn
từ các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các tổ chức tài chính đặc biệt là những
ngân hàng có vai trị quan trọng trong nền kinh tế tài chính của một quốc gia.
Thứ 4: đưa ra quy định về hai tiêu chuẩn thanh khoản mới có hiệu lực từ

01/01/2015:
(i) Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio) = Tài
sản có tính thanh khoản cao / Tổng lượng tiền mặt ra thuần trong 30 ngày tới.


7

Tỷ lệ này nhằm mục đích ngân hàng ln có một số lượng thích hợp các tài sản
có tính thanh khoản cao có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh
khoản nhanh trong vòng 30 ngày của một đợt kiểm tra sức chịu đựng. Nó cho phép
ngân hàng có thể duy trì hoạt động trong 30 ngày, và đây là thời gian nhằm giúp
ngân hàng có thể quản lý thực hiện các biện pháp nhằm đối phó với việc mất thanh
khoản trong những ngày tới. Ở đây chúng ta hiểu rằng, tài sản có tính thanh khoản
cao là tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt ngay lập tức mà không bị mất bất kỳ
giá trị nào hoặc nếu có bị mất rất ít. Chẳng hạn các khoản mục tiền mặt, hay tiền
gửi không kỳ hạn tại NHNN hoặc tại các TCTD khác. Tổng dòng tiền mặt ra thuần
là hiệu số giữ dòng tiền ra dự tính và tổng tiền vào dự tính. Dịng tiền ra được tính
theo giả định rút vốn (run -off) dựa trên bản chất của nó. Ví dụ như các khoản tiền
gửi của khách hàng có thể ổn định hoặc khơng ổn định. Nếu ổn định thì sẽ hiếm khi
có sự rút vốn bất thường, nên ta giả định tỷ lệ rút vốn là 5% chẳng hạn, ngược lại
nhóm khơng ổn định có tỷ lệ rút vốn cao hơn như 10-15% tuỳ vào quan điểm quản
trị rủi ro từng ngân hàng, sẽ ước lượng tỷ lệ phù hợp. Việc tính tốn dịng tiền này
dựa trên giả định khơng có vỡ nợ xảy ra trong 30 ngày và ượng tiền vào để bù đắp
dòng tiền ra tối đa 75% dòng tiền ra. Hàm ý rằng các ngân hàng phải duy trì những
tài sản có tính thanh khoản cao tối thiểu là 25% dòng tiền ra bất kể dòng tiền mặt là
bao nhiêu.
(ii) Tỷ lệ ổn định ròng (Net Stable Funding Ratio) = Nguồn tài trợ ổn định
hiện có (ASF) / Nguồn tài trợ ổn định cần phải có (RSF)
Tỷ lệ này nhằm giúp ngân hàng tăng cường khả năng chống đỡ thanh khoản
trong dài hạn nhằm giúp ngân hàng qua việc tạo thêm các động cơ để ngân hàng có

thể huy động vốn từ các nguồn ổn định hơn (thời gian cần thiết trong 1 năm), trên
cơ sở việc ngân hàng vẫn tiếp tục hoạt động bình thường. Nó được đo lường tỷ lệ
vốn ổn định sẵng có như vốn cổ phần, cổ phiếu ưu đãi có thời gian nhỏ hơn hoặc
bằng 1 năm, tiền gửi không xác định kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 1 năm với giả định
sẽ khơng bị rút trước hạn hoặc chuyển đi khỏi ngân hàng trong điều kiện không tốt
so với vốn huy động ổn định cần thiết trong thời gian 1 năm và yêu cầu phải đạt tối


8

thiểu 100%. Các nguồn vốn ổn định đó trong bối cảnh NSFR gọi là ASF. Các yếu
tố ASF có thể đạt trọng số giá trị 100%, 90%, 80%, 50% hoặc thậm chí 0% phụ
thuộc vào 2 yêu tố (i) đặc điểm thanh khoản và kỳ hạn còn lại của tài sản của tổ
chức đang nắm giữ (ii) đặc điểm thanh khoản và kỳ hạn còn lại của các khoản mục
ngoại. Kỹ thuật NSFR này sẽ giúp ngân hàng hạn chế được sự phụ thuộc quá mức
vào các nguồn vốn ngắn hạn từ các kênh huy động thông thường để từ đó được hạn
chế được rủi ro thanh khoản của các khoản mục nội bảng và ngoại bảng (chỉ tiêu
RSF). Tuy nhiên, có một sự đánh đổi khi gia tăng tỷ lệ NSFR đó là chính là sẽ dẫn
đến viêc giảm một tỷ lệ biên lãi ròng (Net Interest Margin – NIM). Việc tăng tỷ lệ
NSFR là điều cần thiết đối với ngân hàng bằng việc tăng các nguồn vốn ổn định
(ASF) và giảm các nguồn tài sản (RSF) như việc tăng số lượng chứng khoán được
xếp hạng cao, giảm thời gian đáo hạn. Bởi vì NIM được đo lường bằng việc thu
nhập lãi thuần trên chi phí từ các tài sản sinh lãi (tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD
khác, chứng khoán đầu tư, cho vay khách hàng). Cho nên việc gia tăng bất kì tài sản
này đều sẽ ảnh hưởng đến NIM. Hay nói cách khác, mối quan hệ giữa NSFR và
NIM là một mối quan hệ ngược chiều. Theo nghiên cứu của MiChael R.King
(2013) về dữ liệu tài chính từ các ngân hàng lớn tại 15 quốc gia, các ngân hàng với
những chiến lược làm tăng NSFR sẽ dẫn đến NIM giảm từ 70-88 điểm cơ bản. Như
ở Châu Âu, là nơi có tỷ lệ nợ xấu cao, do đó các ngân hàng Châu Âu ln nổ lực
điều chỉnh giảm bảng cân đối tài sản nhằm hạn chế rủi ro trong hệ thống. Cũng theo

nghiên cứu, các quốc gia ở Châu Âu có tỷ lệ NSFR thấp bởi các nguồn tài trợ ở các
ngân hàng này đa dạng, tỷ lệ vay liên ngân hàng rất cao trong khi đó tỷ lệ tiền gửi
lại thấp. Do đó, tuỳ từng quốc gia khác nhau sẽ có những phản ứng khác nhau nhằm
tăng tỷ lệ NSFR tuỳ thuộc vào các nhà hoạch định chính sách quốc gia đó bằng việc
thay đổi về những thành phần tài sản, thời gian đáo hạn khoản vay hay thời gian đầu
tư. Mỗi quốc gia sẽ thể hiện sự khác biệt các cấu trúc thành phần trên bảng cân đối
kế tốn. Tóm lại, để một hệ thống tài chính vững mạnh thì khơng thể thiếu sót được
một trong hai yếu tố này.


9

Ban đầu, các tiêu chuẩn Basel III có hiệu lực từ năm 2013 và được thực hiện
theo lộ trình đến năm 2018 và thực hiện đầy đủ từ 01/01/2019. Tuy nhiên 2017, một
cải cách quan trọng của Basel III được thông qua và lùi thời hạn bắt đầu áp dụng từ
năm 2022 và áp dụng theo từng giai đoạn trong vịng 5 năm nhằm giúp các ngân
hàng có đủ thời gian để triển khai thực hiện.
2.2 Các nghiên cứu về việc áp dụng Basel III tại các nước trên thế giới
Theo những lập luận của Nikiforos Chatzigakis (2016) cho rằng mục tiêu chính
ban đầu hiệp ước Basel đặt ra là ổn định phát triển kinh tế và cải thiện sự ổn định
ngành ngân hàng. Giúp ngân hàng có thể đối phó tạm thời với những “cú sốc” từ đó
làm giảm sự ảnh hưởng từ khu vực tài chính sang nền kinh tế. Tuy nhiên áp dụng
theo Basel III với một vài sự thay đổi như thay đổi trong cấu trúc vốn, dẫn đến làm
tăng chi phí cho các giao dịch phái sinh và chứng khoán. Chẳng hạn như một “tấm
đệm phịng rủi ro chu kỳ” cũng góp phần làm gia tăng chi phí tín dụng, nó giống
như một “chiếc phanh” đối với việc gia tăng tuy quy mơ tín dụng. Hay một ngân
hàng nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao hầu như sẽ không mất giá trị
theo thời gian và tất nhiên sẽ mang lại mức lợi nhuận thấp hơn tài sản có tính thanh
khoản thấp hơn. Bởi việc cho vay đối với các doanh nghiệp SMEs được xem như
tài sản có tính thanh khoản thấp, u cầu mức phí cao hơn, ảnh hưởng đến chi phí

tài trợ của doanh nghiệp. Tỷ lệ LCR cũng có thể cản trở việc cung cấp cho vay của
ngân hàng, bởi khi tăng tài sản có tính thanh khoản thấp, sẽ dẫn đến việc làm giảm
LCR. Song song đó, chi phí tài trợ cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cao bởi
những thông tin bất cân xứng, ngân hàng sẽ khiến ngân hàng không thể đánh giá
mức độ tin cậy của cơng ty nên sẽ có thêm phí cho việc này khi mà có đến 90%
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng số doanh nghiệp của cả khu vực OECD và
ADB. Điều này sẽ làm cho việc chi phí bỏ ra của những người đi vay sẽ gia tăng.
Chi phí cao sẽ hạn chế việc tiếp cận các nguồn tài trợ, ảnh hưởng đến khả năng hoạt
động công ty, xác suất vỡ nợ (PD) của những công ty này cũng ở mức cao và ảnh
hưởng tiêu cực đến GDP nền kinh tế. Ponce and Briozzo (2011) đã kiểm tra sự tác
động của Basel II và III đối với mức vốn yêu cầu và kết luận rằng giai đoạn 2005-


10

2007 xác xuất vỡ nợ của các công ty tại các doanh nghiệp ở Tây Ban Nha chỉ ở mức
3%, nhưng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008 đã tăng lên mức 5% và gần
7,6% vào năm 2009 do sự ảnh hưởng bởi các yêu cầu vốn khắt khe của Basel III mà
các ngân hàng đang áp dụng.
Cũng theo báo cáo OECD, để các ngân hàng đáp ứng yêu cầu Basel III (với mức
4,5% tỷ lệ vốn chủ sở hữu, 6% cho tỷ lệ vốn cấp 1) vào năm 2019 thì phải tăng mức
chênh lệch lãi suất khoảng 15 điểm cơ bản. Và 50 điểm cơ bản nếu mục tiêu yêu
cầu vốn 7% tỷ lệ vốn chủ sở hữu, 8,5% cho tỷ lệ vốn cấp 1 kéo theo tốc độ tăng
trưởng kinh tế cũng giảm. Cùng kết luận khi Sutorova và Teply (2013) nghiên cứu
các ngân hàng cho vay ở Châu Âu rằng, khi gia tăng 1% vốn chủ ngân hàng để đáp
ứng yêu cầu vốn là sự kéo theo sự gia tăng 18,8 điểm cơ bản về lãi suất cho vay,
kèm theo mức giảm khoản vay chỉ ở mức 2% so với hiện tại. Nhưng các ngân hàng
đã đáp ứng những yêu cầu vốn từ trước thì việc thay đổi lãi suất hay khoản vay hầu
như không thay đổi. Như vậy, ở góc độ nào đó họ cho rằng nó chỉ có tác động tạm
thời, về lâu dài sẽ tạo ra một tác động tích cực hơn, tạo ra một cấu trúc tài chính an

tồn và ổn định, ngăn chặn được những rủi ro quá mức. Sẽ giúp cho nền kinh tế ổn
định và tăng trưởng. Meilan Yan (2012) đã nghiên cứu về những chi phí cũng như
những lợi ích dài hạn ở Anh khi áp dụng những quy định thanh khoản Basel III
đươc để xuất bởi Ủy ban giám sát ngân hàng Basel (BCBS). Tác giả sử dụng số liệu
báo cáo thường niên các ngân hàng ở Anh giai đoạn 1997-2010 để tính tốn phân
tích các chỉ tiêu về thanh khoản. Và kết quả cho rằng, các yêu cầu vốn về ngân hàng
và chất lượng vốn cao hơn, sẽ có thể ngăn chặn sự xuất hiện một cuộc khủng hoảng
ngân hàng. Thật vậy, nếu gia tăng một tỷ lệ TCE/RWA (ước tính tỷ lệ tài sản vốn
“lõi” trên tổng tài sản có rủi ro) hay tỷ lệ NSFR sẽ làm giảm xác suất khủng hoảng
xảy ra đồng thời sẽ làm gia tăng được những lợi ích đáng kể cả trong ngắn và dài
hạn. Như vậy, với việc cải cách theo Basel III sẽ mang lại những lợi ích đáng kể
cho Vương Quốc Anh. Việc tối ưu vốn lõi ngân hàng ở mức 10% (cao hơn mức quy
định Basel III là 7%) đã tạo ra những lợi ích cho nền kinh tế. Hoặc một mức NSFR


11

ở mức 1 có khả năng tăng cường sự ổn định tài chính ở Anh bằng cách tăng cường
chất lượng cả cơ sở vốn và cơ cấu tài trợ của ngân hàng.
Pornsit Jiraporn (2014) khi xem xét về mơ hình phá sản của ngân hàng (Z-score)
của Laeven and Lavine (2009) với Z = (ROA + CAR) /

nhằm đánh giả khả

năng phá sản của ngân hàng khi có sự thay đổi cấu trúc vốn theo chuẩn Basel III.
Mẫu nghiên cứu bao gồm 68 ngân hàng từ 11 nước Đông Á giai đoạn 2006-2000.
Các ngân hàng nằm trong top 10 của mỗi quốc gia. Từ các nước Trung Quốc, Thái
Lan, Hồng Koong, Singapore, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Sri
Lanka, Ấn Độ và Philipin. Theo tác giả, các nước Đông Á tập trung nhiều nước áp
dụng chuẩn Basel II (Sau liên minh Châu Âu) nên có mức độ tuân thủ và đồng nhất

giữa các quốc gia cao và Đông Á cũng không bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng
hoảng nợ Châu Âu. Ngồi ra, Đơng Á nói chung hay Trung Quốc nói riêng đã
chứng kiến tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, vì vậy việc tập trung vào khu vực
này sẽ phần nào cho ta thấy được sự ảnh hưởng các quy định Basel III đối với
những nền kinh tế mới nổi trên thị trường tài chính tồn cầu. Tác giả chỉ ra rằng,
việc tập trung quyền sở hữu đối với các cổ đơng lớn của ngân hàng có mối quan hệ
nghịch chiều với Z. Nó cũng phù hợp với những quan điểm rằng cổ đông lớn sẽ dễ
chấp nhận rủi ro hơn để có được những lợi nhuận kỳ vọng cao hơn trong khi các
nhà quản lý thì chấp nhận rủi ro ít hơn để đảm bảo được vị trí, uy tín và lợi ích nghề
nghiệp (Galai and Masulis, 1976; Demsetz and Lehn, 1985). Hay theo Jensen và
Meckling (1976) những ngân hàng phân tán quyền sở hữu thường trung lập với rủi
ro do khả năng có thể đa dạng hóa được rủi ro vào nhiều kế hoạch khác nhau. Và
kết quả nghiên cứu cũng đúng với nghiên cứu của của Laeven và Levine (2009) khi
thấy được mối quan hệ rủi ro ngân hàng với cấu trúc sở hữu của ngân hàng. Một
mối quan hệ đồng biến giữa mức độ chấp nhận rủi ro và sức mạnh của các cổ đông.
Tỷ lệ ổn định ròng (NSFR) tỷ lệ thuận với điểm Z, chứng tỏ được rằng chất lượng
nguồn vốn càng ổn định thì xác suất phá sản ngân hàng sẽ giảm. Bên cạnh đó, vai
trị của phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng phần nào đến xác suất phá sản của ngân
hàng và mức độ ảnh hưởng của những quy định theo Basel III là không giống nhau


12

ở các quốc gia có nền kinh tế khác nhau. Những quốc gia có nền kinh tế phát triển,
những thơng tin về tài chính kế tốn đáng tin cậy cũng như các quy định cung cấp
thông tin nghiêm ngặt nên dữ liệu sẽ minh bạch hơn. Giúp cho việc đánh giá sẽ trở
nên tin cậy hơn và ngược lại. Nếu như GDP dùng làm thước đo cho sự phát triển
của quốc gia, tác giả cho thấy việc ổn định vốn có tác động mạnh hơn lên hệ số rủi
ro ở các nước phát triển hơn (nếu Z là biến phụ thuộc), và việc ổn định vốn sẽ làm
giảm rủi ro càng nhiều khi nền kinh tế càng phát triển (biến động vốn là biến phụ

thuộc). Tóm lại, việc ổn định vốn sẽ ảnh hưởng một mức độ rủi ro khác nhau ở các
quốc gia có nền kinh tế phát triển khác nhau.
Một câu hỏi khác được đặt ra rằng: “Những ảnh hưởng nào có thể xảy ra dưới
những quy định chặt chẽ của Basel III lên giá trị thị trường của các ngân hàng ở
Châu Âu?”. Nếu giá trị của ngân hàng giảm là vì giữ lại nhiều vốn hơn trước để đáp
ứng các yêu cầu vốn, lúc này thị trường sẽ phản ứng tiêu cực về khả năng sinh lời
của ngân hàng đó. Hoặc ngược lại nếu thị trường có phản ứng tích cực, thì các nhà
đầu tư cho rằng rủi ro ngân hàng đó đã giảm đi. Vậy vấn đề ở đây, với những yêu
cầu vốn cao có thể đưa ra một dấu hiệu tốt hay tích cực cho thị trường không? Vấn
đề này cũng đã được rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu trong suốt nhiều năm
qua về mối quan hệ giữa vốn giá trị giữ lại và giá trị của một ngân hàng. Đầu tiên,
theo học thuyết của Modigliani and Miller (Lý thuyết MM) năm 1958 đã phát biểu
rằng “ Giá trị thị trường của bất kỳ cơng ty nào thì khơng phục thuộc vào cấu trúc
vốn”. Điều này có thể có nghĩa là giá trị của công ty được xác định bởi thu nhập
được tạo ra bởi tài sản của nó, chứ khơng phải bằng cách tài sản được tài trợ hoặc
thu nhập từ việc sử dụng tài sản. Lý thuyết này chỉ có thể được áp dụng trong thế
giới hoàn hảo, nghĩa là, nơi có thơng tin bất cân xứng, khơng có thuế, khơng có chi
phí phá sản, khơng có chi phí giao dịch, có chi phí vay tương đương cho các cơng ty
và nhà đầu tư, khơng có chi phí đại lý và không ảnh hưởng của nợ trên các công ty
thu nhập và nhiều hơn nữa. Thứ hai, các học giả vào những năm 1970 lại cho rằng
nếu tỷ lệ vốn giá tăng do việc phát hành cổ phiếu mới thì mối quan hệ giữa vốn và
giá trị ngân hàng là tiêu cực (tỷ lệ nghịch) (Ross, 1977; Myer and Majluf, 1984). Và


13

cuối cùng là Valkanow and Kleimeier (2007) đã tìm ra vai trị của cấu trúc vốn
trong việc thâu tóm các Ngân hàng ở Mỹ và Châu Âu và nhận ra rằng vốn là biến số
quan sát quan trọng đối với người mua. Do đó Barbora Sutorova, Petr Teply (2014)
đã nghiên cứu về những sự tác động này tại các ngân hàng ở Châu Âu. Những

nguyên tắc về Basel III theo chỉ thị yêu cầu vốn IV (CRD IV) do Ủy ban Châu Âu
công bố hồi tháng 07/2011 và được áp dụng cho hơn 8300 ngân hàng tại EU. Một
số điểm cơ bản của CRD IV bao gồm tỷ lệ CAR vẫn mức 8% (trong đó yêu cầu vốn
cổ phần phổ thơng là 4,5%), vốn đệm dự phịng 2,5%, bắt đầu áp dụng tính LCR và
yêu cầu đạt 100% vào năm 2018, đưa ra yếu tố rủi ro tín dụng đối tác nhằm giảm
thiểu sự phụ thuộc các tổ chức xếp hạng tín dụng bên ngồi. Đồng thời, Cơ quan
ngân hàng Châu Âu (EBA) đã đưa ra những điều kiện được đánh giá là khắt khe
hơn cả Basel III: yêu cầu vốn cấp 1 mức 9% (Basel III là 6%) cho các ngân hàng ở
EU. Dựa trên kết quả nghiên ông kết luận rằng dưới sự quy định của Basel III giá trị
Ngân hàng có thể bị đánh giá tiêu cực, phản ánh qua sự sụt giảm giá trị thị trường
cổ phiếu của ngân hàng tại Châu Âu.
2.3 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an tồn vốn tại các nước
trên thế giới
Các ngân hàng ln hoạt động trong mơi trường khơng có sự chắc chắn, do đó
vốn đóng một vai trị quan trọng nhằm duy trì sự an tồn của ngân hàng. An tồn
vốn thực hiện nhiều chức năng trong hệ thống ngân hàng, nhưng quan trọng là tấm
đệm hoạt động nhằm hấp thụ thua lỗ và tạo niềm tin cho các cổ đông. Như vậy hệ
số an toàn vốn được khuyến nghị nhằm đảm bảo ngân hàng có thể chịu mức thua lỗ
hợp lý trước khi mất khả năng thanh toán. Cùng quan điểm khi Pamuji Gesang
Raharjo (2014) cho các ngân hàng được yêu cầu phải có đủ số vốn nhằm để hỗ trợ
mở rộng kinh doanh cũng như một bộ đệm để ngăn chặn và hấp thụ bất kỳ tổn thất
bất ngờ nào xảy ra trước khả năng mất khả năng thanh toán. Tại Indonesia các ngân
hàng được xem là xương sống của nền kinh tế. Do đó, ngân hàng trung ương
Indonesia ln rất chú trọng nhằm đảm bảo an toàn vốn cho các ngân hàng tại đây.
Và các ngân hàng cũng đã áp dụng Basel III vào việc quản trị rủi ro từ 01/01/2013


14

đến nay. NHTW Indonesia chú trọng vào việc giám sát an tồn vĩ mơ hệ thống tài

chính các ngân hàng tại quốc gia này nhằm đảm bảo hoạt động ổn định, các bài chịu
đựng stress test của các quy chuẩn Basel. Quy định việc gia tăng tỷ lệ yêu cầu an
toàn vốn tối thiểu phụ thuộc vào mức độ rủi ro của từng loại ngân hàng. Dao động
từ mức tối thiểu theo Basel là 8% đến 14% (với mức độ xếp hạng rủi ro tín dụng
ngân hàng từ mức 1-5). Đồng thời bổ sung thêm vốn đệm an toàn vốn là 2,5% so
với tài sản có rủi ro, vốn đệm chống hiệu ứng chu kỳ dao động từ 0 – 2,5% và vốn
đệm chống rủi ro hệ thống từ 1-2,5% tương tự như quy định Basel III. Nghiên cứu
dữ liệu ngân hàng Indonesia giai đoạn từ 2004-2012 đã chỉ ra một tác động tiêu cực
của việc gia tăng tài sản đến hệ số an toàn vốn tại quốc gia này. Sự tăng trưởng của
tài sản ngân hàng chủ yếu là do sự tăng trưởng cả trong các khoản vay và các cơng
cụ tài chính rủi ro sẽ khiến ngân hàng thất thoát tiềm ẩn từ các khoản nợ xấu và thua
lỗ từ giảm giá của các cơng cụ tài chính do các ngân hàng nắm giữ. Do đó, việc tăng
các tài sản có rủi ro rủi ro sẽ làm giảm mức độ an tồn vốn của ngân hàng. Trong
khi đó tỷ lệ nợ xấu (NPL) tác động ngược chiều đến hệ số an tồn vốn. Biên lãi
rịng (NIM) tại các ngân hàng Indonesia rất cao tuy nhiên phát hiện này chỉ ra rằng
nó khơng ảnh hưởng đến tỷ lệ vốn của họ. Vì theo lý thuyết, NIM ảnh hưởng tích
cực đến vốn ngân hàng, vì khi có biên lợi nhuận cao cho phép các ngân hàng tăng
thêm vốn thông qua thu nhập giữ lại và để đưa ra tín hiệu tích cực về giá trị của
ngân hàng. Bên cạnh đó hoạt động chính của một ngân hàng là huy động và cho vay
nên tồn tại yếu tố về rủi ro lãi suất vốn có trong tài sản của ngân hàng và các khoản
nợ phải trả, nghĩa là rủi ro thua lỗ liên quan đến độ nhạy cảm khác nhau của tài sản
sinh lợi và nguồn vốn ngân hàng do thay đổi lãi suất. Rủi ro lãi suất khi tăng 1% sẽ
làm giảm tỷ lệ an toàn vốn 0,07%.
Một nghiên cứu khác của Osama A.El-Ansay và Hassan M.Hafez (2015) đã
nghiên cứu sự khác biệt giữa các tác động đến tỷ lệ an tồn vốn trước và sau khủng
hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 với 2 giai đoạn là 2007-2008 và 2009-2013 của
các ngân hàng thương mại tại Ai Cập. Các ngân hàng tại Ai cập cũng đang áp dụng
theo chuẩn Basel II và III. Kết quả cho thấy một sự tác độngkhác biệt về thu nhập từ



15

tài sản của ngân hàng. Nó có một tác động tiêu cực đến hệ số an toàn vốn trước
khủng hoảng năm 2008 . Sau khủng hoảng, một tỷ lệ thu nhập từ tài sản hay một tỷ
cho vay trên tài sản cũng như có tác động tích cực đến hệ số an tồn vốn này. Điều
đó chứng tỏ rằng, sau cuộc khủng hoảng tài chính và sự thất bại của nhiều ngân
hàng các ngân hàng Ai Cập đã bắt đầu xem xét cẩn thận trong việc quản trị rủi ro
tín dụng, chất lượng khoản vay. Bên cạnh đó là việc rà soát các danh mục cho vay,
nghiêm ngặt hơn trong việc cung cấp các khoản vay cho khách hàng không chỉ vậy
còn kết hợp danh mục đầu tư trong các khoản vay thương mại và công nghiệp (C&I
loans), mảng bán lẻ và chứng khoán đã được thay đổi đáng kể để thấy rằng cho vay
bán lẻ và chứng khoán ở một số ngân hàng đại diện cho phần lớn của danh mục đầu
tư ngân hàng Ai Cập để so sánh với danh mục trong những năm qua để từ đó các
ngân hàng sẽ bắt đầu thận trọng hơn trong xây dựng các khoản dự phòng cho vay
khi mà điều này biện minh cho thực tế rằng các khoản dự phòng tổn thất cho tổng
các khoản vay có tương quan đáng kể tiêu cực đến hệ số an toàn vốn sau khủng
hoảng.


×