Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM DU LỊCH TẠI PJICO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.77 KB, 14 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM DU
LỊCH TẠI PJICO
Dù rằng, PJICO cũng như các công ty bảo hiểm khác đang hoạt động trên thị trường
bảo hiểm Việt Nam đều nhận thấy rõ được những thuận lợi cũng như những khó khăn hạn chế
của mình, và PJICO cũng biết được làm cách nào để tận dụng những thuận lợi và hạn chế các
khó khăn đó để nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ cũng như toàn công ty. Tuy nhiên, có
những vấn đề mà hướng khắc phục nó lại không nằm ở bản thân PJICO mà lại thuộc về các cơ
quan hữu quan.
Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu về nghiệp vụ bảo hiểm du lịch, với lượng kiến
thức ít ỏi của mình, em xin đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
nghiệp vụ này. Cũng có thể đây cũng chỉ là những giải pháp mà PJICO đã nhận thấy nhưng chưa
đủ điều kiện thực hiện, nhưng cũng xin một lần nữa được đưa ra. Hi vọng rằng chúng ít nhiều
cũng có ích trong việc phát triển nghiệp vụ bảo hiểm du lịch ở PJICO nói riêng và toàn thị trường
bảo hiểm Việt Nam nói chung.
I.KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN
1. Nhà nước
Nhà nước luôn là một nhân tố mà ảnh hưởng đến mọi hoạt động của mọi tổ chức
trong nền kinh tế. Các chính sách và tác động của Nhà nước nhiều khi có ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển của một ngành nghề hay lĩnh vực nào đó. Bảo hiểm du lịch nói riêng và thị trường
bảo hiểm nói chung cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Trước hết, ta điểm lại một số kiến
nghị đã từng được đưa ra và đã được phía các cơ quan Nhà nước thực hiện khá thành công đó là :
1. Ngày 7/2/2000 vừa qua, quốc hội đã chính thức thông qua luật kinh doanh bảo
hiểm và đã có hiệu lực từ tháng 7/ 2000. Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất đối với thị
trường bảo hiểm Việt Nam, tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động của các doanh nghiệp bảo
hiểm nói chung và PJICO nói riêng.
2. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã có sự phối hợp tốt với các cơ quan thông tin đại
chúng, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền làm cho nhận thức của quần chúng về bảo hiểm
và bảo hiểm du lịch được nâng lên một bước, thấy rõ được vai trò và tác dụng của việc bảo hiểm
đối với nền kinh tế nói chung. Vì vậy, lượng khách mua bảo hiểm cũng như bảo hiểm du lịch đã
tăng nhanh trong những năm qua.


3. Các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau :
Thông qua việc tuân thủ các thoả thuận đã ký kết như bảo hiểm cháy, bảo hiểm trách nhiệm chủ
tàu… và điều phấn khởi nhất là tháng 12/ 2000 các doanh nghiệp bảo hiểm đã thông qua Hiệp hội
bảo hiểm Việt Nam đã thống nhất thoả thuận “ Quy chế hợp tác trong lĩnh vực khai thác bảo
hiểm phi nhân thọ và một số lĩnh vực khác giữa các doanh nghiệp hội viên Hiệp hội bảo hiểm
Việt Nam”. Ngoài ra còn thông qua việc đồng bảo hiểm nên nhiều công trình đã được khai thác
thông qua đồng bảo hiểm, hạn chế được cạnh tranh không lành mạnh, nâng thị phần dịch vụ bảo
hiểm, bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng bảo hiểm.
Tuy nhiên, cũng cọn khá nhiều vướng mắc mà cần được các cơ quan Nhà nước giải
quyết kịp thời. Có thể đưa ra một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, Quốc hội đã thông qua luật kinh doanh bảo hiểm, đây là một thuận lợi lớn
cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, luật cần phải được quy định một
cách chi tiết hơn, cụ thể hơn để tiến tới thành lập riêng luật bảo hiểm du lịch. Luật càng được quy
định một cách cụ thể, rõ ràng thì quyền lợi của các bên tham gia vào một hợp đồng bảo hiểm
(công ty bảo hiểm, người tham gia… ) càng được bảo vệ. Đó chính là cơ sở để người tham gia tin
tưởng hơn vào các công ty bảo hiểm và các công ty bảo hiểm cũng hoạt động được thuận lợi hơn.
Thứ hai, về phạm vi bảo hiểm, chính phủ nên có những điều khoản bổ sung, mở
rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Hiện nay, có một bộ phận không
nhỏ khách du lịch muốn có được một sự an toàn tuyệt đối về tài chính khi đi du lịch, kể cả khi
không may họ gây ra những thiệt hại nào đó cho người thứ ba. Do vậy, chính phủ và Bộ tài chính
có thể quy định thêm phần bảo hiểm trách nhiệm dân sự với người thứ ba. Việc triển khai nghiệp
vụ này sẽ góp phần giải quyết những hậu quả mà khách du lịch sơ ý gây ra đối với người thứ ba.
Hơn nữa, Bộ tài chính nên quy định thêm số tiền bảo hiểm với bảo hiểm cho người
Việt Nam đi du lịch trong nước mà được tính bằng đồng USD. Vì hiện nay, phí bảo hiểm và số
tiền bảo hiểm cho người Việt Nam đi du lịch nước ngoài và người nước ngoài du lịch Việt Nam
đã được tính đồng thời cả bằng đồng USD và tiền Việt Nam, nhưng với khách du lịch trong nước
thì lại chỉ quy định bằng đồng tiền Việt Nam. Biết rằng, Bộ tài chính quy định như vậy nhằm
tránh tình trạng “sính ngoại”, nhưng hiện nay, tiền dollar đã trở nên khá thông dụng, một số
khách hàng vì một số lý do nhất định nào đó lại yêu cầu được đóng phí và bồi thường bằng đồng
USD. Thế nên, Bộ tài chính nên đưa thêm quy định đóng phí và bồi thường bằng đồng USD cho

những khách du lịch này.
Cũng tương tự như vậy, nhưng là trong vấn đề ký kết hợp đồng. Đối với người Việt
Nam du lịch trong nước và người Việt Nam đi du lịch nước ngoài thì công ty bảo hiểm có thể ký
kết hợp đồng với một tập thể kèm theo danh sách các cá nhân hoặc ký và cấp giấy chứng nhận
cho từng cá nhân. Nhưng với người nước ngoài du lịch Việt Nam thì lại quy định chỉ cho phép ký
và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng cá nhân tham gia bảo hiểm. Như vậy thì tại sao Bộ tài
chính lại không quy định luôn việc ký kết hợp đồng bảo hiểm với tập thể người nước ngoài du
lịch Việt Nam. Vì hiện nay, người nước ngoài du lịch Việt Nam đi theo đoàn là khá đông, ký và
cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng cá nhân là việc gây khá nhiều phiền nhiễu cho khách du
lịch.
Thứ tư, Nhà nước cũng nên ban hành chính sách bảo hiểm cho người nước ngoài
khi họ vào du lịch Việt Nam, mà cụ thể là: quy định người nước ngoài du lịch Việt Nam phải có
bảo hiểm, nếu không có thì họ phải mua bảo hiểm tại Việt Nam mà cụ thể là mua bảo hiểm du
lịch. Với sự tham gia bắt buộc như vậy thì sẽ tăng được một lượng khách hàng rất lớn cho các
công ty bảo hiểm, đồng thời cũng làm tăng thu ngân sách, bảo vệ cho sự ổn định của du khách
cũng như của xã hội.
Thứ năm, mà đây là một vấn đề đang rất được nhiều khách du lịch cả trong và
ngoài nước quan tâm. Đó là, hiện nay số tiền bồi thường cho khách du lịch còn khá nhỏ. Với số
tiền bồi thường tối đa cho khách du lịch trong nước là 20.000.000 (hai mươi triệu đồng) và khách
du lịch quốc tế là 150.000.000 (một trăm năm mươi triệu đồng), số tiền này thực sự là khá nhỏ.
Mặc dù với số tiền bồi thường như vậy thì phí bảo hiểm đóng sẽ thấp, nhưng với đời sống cũng
như điều kiện kinh tế ngày càng cao của du khách hiện nay, thì số tiền bồi thường tối đa như vậy
rất nhiều khi không làm người tham gia bảo hiểm thỏa mãn. Đặc biệt là đối với khách nước ngoài
du lịch Việt Nam, họ có thể sẵn sàng đóng một khoản phí lớn hơn để có được một số tiền bồi
thường lớn hơn khi không may gặp phải rủi ro. Thế nên, thiết nghĩ Bộ tài chính nên quy định
nâng cao số tiền bồi thường tối đa cho cả khách du lịch trong và ngoài nước, thoả mãn tối đa mọi
nhu cầu cho khách du lịch trong điều kiện một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng như nước
ta hiện nay.
Một biện pháp có ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp vụ bảo hiểm du lịch mà hiện nay
Nhà nước cũng như các cơ quan hữu quan đang làm nhưng cần phải được xác định rõ ràng hơn

nữa. Đó là, tập trung và ưu tiên cho phát triển tiềm năng du lịch Việt Nam, đưa Việt Nam thực sự
trở thành “Điểm đến của thiên niên kỷ mới”. Chính phủ có thể có những ưu tiên hơn nữa trong
việc phát triển ngành du lịch như trích ngân sách để tu bổ, tôn tạo các di tích văn hoá - lịch sử
(Cổ Loa, Văn miếu Quốc tử giám, Đền Hùng…), tập trung vào phát triển các địa điểm du lịch nổi
tiếng… Như vậy, cũng có nghĩa là đã góp phần cho việc đẩy mạnh nghiệp vụ bảo hiểm du lịch ở
PJICO nói riêng và toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung.
2.Ngành du lịch
Như đã biết, du lịch và bảo hiểm du lịch có một mối quan hệ tương hỗ. Sự phát triển
của bảo hiểm du lịch phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của ngành du lịch. Trong những năm
qua, du lịch nước ta đã có một bước phát triển nổi bật, lượng khách quốc tế và nội địa đã tăng từ
7 đến 10 lần trong vòng 10 năm, đưa trình độ phát triển du lịch của nước ta từ vị trí thấp nhất
vươn lên vào hàng trung bình trong khu vực Đông Nam á. Đặc biệt trong vòng vài năm gần đây
quan hệ quốc tế của ngành du lịch được nhanh chóng mở rộng. Du lịch Việt Nam tham gia đầy
đủ và có hiệu quả vào các diễn đàn, các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực; tranh thủ được sự
hợp tác, sự hỗ trợ về vốn đầu tư, về công nghệ và kinh nghiệm quản lý của nhiều nước trên thế
giới, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều quan trọng là chúng ta đã hình thành được
ngày càng hoàn chỉnh phương hướng phát triển của du lịch Việt Nam trên cơ sở phát huy thế
mạnh là bề dầy và những nét độc đáo của văn hóa dân tộc, vẻ đẹp cảnh quan môi trường Việt
Nam. Trong 40 năm kể từ ngày thành lập ngành du lịch Việt Nam, đội ngũ những người làm du
lịch đã từng bước trưởng thành, tích luỹ được không ít kinh nghiệm. Du lịch ngày càng trở thành
ngành kinh tế quan trọng, ngành kinh tế mũi nhọn đem lại thu nhập ngày càng cao cho đất nước,
tạo công ăn việc làm, góp phần đẩy mạnh giao lưu, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, góp phần
củng cố tình hữu nghị giữa các dân tộc. Đối với ngành du lịch, Đại hội VIII của Đảng đã đề ra
mục tiêu : “đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch, thương mại – dịch vụ có tầm cỡ trong khu
vực”.
Như vậy, trong những năm qua ngành du lịch đã đạt được những thành công nhất
định. Tốc độ tăng trưởng của ngành năm 1999 là 17,8%, năm 2000 là 19,2% và năm 2001 là
19%, cao hơn gấp hai lần tốc độ tăng trưởng trung bình của các ngành khác. Để tiếp tục đạt được
những thành công mới và thực hiện được mục tiêu mà đại hội VIII đã đề ra, góp phần quan trọng
cho sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm du lịch thì ngành du lịch cần quan tâm đến một số vấn

đề sau:
Thứ nhất và quan trọng nhất, ngành du lịch cần phải sớm xây dựng một chiến lược
cho mình trong 20 năm tới và trình duyệt chính phủ phê duyệt. Trong đó phải tập trung và đề ra
được những sản phẩm du lịch vừa độc đáo, vừa đa dạng, của riêng Việt Nam trên cơ sở phát huy
những giá trị văn hoá dân tộc, phát huy tiềm năng tự nhiên và nhân văn, sớm hình thành được
những khu du lịch tổng hợp có tầm cỡ để thu hút khách đến nhiều lần, dài ngày và có điều kiện
chi tiêu.
Chiến lược cũng phải dành một phần quan trọng cho công tác tiếp thị và quảng bá
sâu rộng hình ảnh du lịch Việt Nam cả trong và ngoài nước.
Chiến lược phải tạo cho được một sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các ngành,
các vùng, các địa phương, tạo một môi trường văn minh hấp dẫn, thu hút khách. Du lịch cũng là
một ngành mang tính chất quốc tế cao, quan hệ càng rộng thì sức thu hút du lịch càng mạnh. Do
đó, ngành phải chủ động đa phương hoá quan hệ du lịch, mở rộng hợp tác quốc tế với các nước
khác trên thế giới.
Nguồn nhân lực cũng là một vấn đề quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Do
vậy, ngành cũng cần phải tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho mình. Tạo ra một tình
cảm tốt của khách du lịch đối với đội ngũ nhân viên của ngành du lịch.
Thứ hai, ngành du lịch nên có một sự quan tâm hơn đến bảo hiểm du lịch, tăng cường
mối liên kết với các công ty bảo hiểm. Vì liên kết với các công ty bảo hiểm rõ ràng là cũng mang
lại lợi ích cho ngành du lịch. Ngành nên đưa ra một số quy định cụ thể đối với các công ty du lịch
như việc buộc các công ty du lịch phải mua bảo hiểm cho du khách của mình. Các khu du lịch
cần kết hợp với các công ty bảo hiểm tiến hành quảng cáo, khuyến khích khách du lịch mua bảo
hiểm du lịch tại các địa điểm bán vé cho du khách.
Tìm cách nâng cao vị thế của hình ảnh du lịch Việt Nam trong con mắt khách du lịch
trong và ngoài nước, đồng thời tạo ra một mối liên kết chặt chẽ với các công ty bảo hiểm mà cụ
thể là bảo hiểm du lịch sẽ góp phần tạo ra một sức phát triển mới cho cả ngành du lịch và nghiệp
vụ bảo hiểm du lịch ở Việt Nam.
3.Các cơ quan hữu quan khác
Tất nhiên, muốn du lịch Việt Nam có một vị trí xứng đáng trong làng du lịch thế giới
thì phải có sự nỗ lực hết mình của bản thân ngành du lịch. Nhưng, nếu chỉ có sự cố gắng một

mình ngành du lịch thì cũng không khác nào “vỗ tay mà chỉ bằng một bàn tay”. Du lịch Việt Nam
cần phải có một sự quan tâm và hỗ trợ của các ban ngành khác, mà trước hết là ngành môi
trường. Khách du lịch đặc biệt khách du lịch quốc tế rất quan tâm đến môi trường nơi họ sẽ đến.
Một môi trường sạch đẹp, được giữ gìn bảo vệ sẽ có sức hút lớn đối với du khách. Sở dĩ Trung
Quốc, Thái Lan, Singapor… phát triển mạnh được du lịch là nhờ một phần không nhỏ của việc
giữ gìn một cảnh quan sạch đẹp, một môi trường thoáng đãng… cho du khách.
Thứ đến là ngành vận tải của Việt Nam. Hành khách đi trên các chuyến tàu, chuyến
bay… có một bộ phận không nhỏ là khách du lịch. Đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ cho
hành khách là một biện pháp quan trọng để tăng lượng khách cho chính bản thân ngành vận tải và
tăng sự thoả mãn của khách du lịch. Trên các chuyến bay, chuyến tàu liên vận quốc tế nên có
những bản đồ, những tạp chí, tờ rơi… giới thiệu về những địa điểm du lịch của Việt Nam.

×