Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Chữa sỏi thận bằng Đông y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.37 KB, 2 trang )

Chữa sỏi thận bằng Đông y Cập nhật lúc 16h45" , ngày 27/05/2008 -
Sỏi đường tiết niệu nói chung, sỏi thận nói riêng là một bệnh phổ biến ở nước ta.
Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước
tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi độ pH nước tiểu.

Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu. Những viên sỏi to nằm lại trong đài bể thận hoặc trong
bể thận rồi phát triển to dần chiếm hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm hủy hoại thận và
các chức năng của cơ quan này. Bệnh có đặc điểm chung là thường có biến chứng nhiễm khuẩn, dẫn đến
suy thận mãn tính rất nguy hiểm.

Tùy theo thành phần hóa học, người ta thấy loại sỏi có calci (calci phosphat, calci oxalat, loại hỗn hợp cả
oxalat và phosphat) và sỏi không có calci như acid uric, systin... Tùy theo vị trí của sỏi có sỏi thận (đài, bể
thận), sỏi niệu quản và sỏi bàng quang. Dù loại sỏi nào thì sự hình thành sỏi thận cũng theo 3 giai đoạn: Tạo
nhân, dính các phân tử vào thượng bì đường niệu và lắng đọng, to dần thành sỏi. Các điều kiện thuận lợi cho
việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, calci niệu tăng, citrat niệu thấp, pH niệu mất bình
thường và nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Người bị sỏi tiết niệu có một hoặc nhiều triệu chứng sau đây: Đau, tức, nặng vùng thắt lưng, cơn đau quặn
thận; đái ra máu, đái buốt, đái rắt, đái đục; có thể sốt và nếu để lâu, có thể có các biểu hiện của ứ nước, ứ mủ
ở thận, đái ít, vô niệu hoặc suy thận cấp hay mạn tính. Chẩn đoán xác định sỏi tiết niệu chủ yếu dựa vào siêu
âm hoặc chụp Xquang.

Theo Đông y, bệnh sỏi tiết niệu được gọi là thạch lâm, nguyên nhân hoặc do ngày thường ăn nhiều thức ăn
cay nóng, hóa sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trì trệ không thông;
hoặc do phòng sự quá độ, thận âm hao tổn, âm hư hỏa động ảnh hưởng đến tác dụng khí hóa của bàng
quang, làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.

Với Tây y, sỏi thận có thể được chữa bằng nội khoa, cơ bản là giảm đau, chống nhiễm khuẩn, điều chỉnh chế
độ ăn uống và vận động hợp lý. Nhưng ngày nay sỏi tiết niệu chủ yếu được chữa bằng ngoại khoa với
phương pháp khá hiệu quả là tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp
này là không chữa được tận gốc nên sỏi lại tái phát.



Chữa sỏi thận bằng Đông y

Trong Đông y, tùy thể bệnh thấp nhiệt hay thận hư mà có các phương thuốc khác nhau.

Thể thấp nhiệt: Bệnh nhân có biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, đau,
nặng, tức vùng thắt lưng.

Thể này dùng phép thanh nhiệt hóa kiên làm chủ đạo. Các bài thuốc thường dùng là:

Bài 1: Kim tiền thảo 30g, quả dành dành 20g, vỏ núc nác 16g, hoa, lá mã đề 20g, xương bồ 8g, mộc thông
12g, tỳ giải 30g, cam thảo đất 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4g.

Cách dùng: Nếu tươi, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ; nếu đã khô thì để nguyên, cho vào ấm đất
với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần,
chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 2 - 3 tháng.

Bài 2: Mộc thông 12g, biển súc 12g, sa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, sơn chi tử 12g, đại hoàng
8g, cam thảo 6g.

Cách dùng: Như trên.


Hoa gạo.
Thể thận hư: Ngoài các dấu hiệu nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, còn có biểu hiện người mệt
mỏi, đau lưng, mỏi gối, ù tai, trì trệ, ngại vận động, có thể có di tinh, mộng tinh ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở
phụ nữ... Phương thuốc thường dùng là:

Bài thuốc: Tơ hồng (sao vàng) 30g, tỳ giải 30g, thổ phục linh 20g, mã đề 16g, hoài sơn (sao vàng) 30g, liên
nhục 20g, thạch vĩ 12g, quy bản 10g.


Cách dùng: Như trên.

Trong nhân dân, người ta còn dùng kim tiền thảo hoặc hạt chuối hột sắc uống hằng ngày thay nước chè,
nhiều khi cũng có tác dụng tốt.

Điều quan trọng là để đề phòng tái phát, bệnh nhân cần uống nhiều nước (1,5 - 2 lít/ngày), ăn nhiều rau, hoa
quả tươi, tập thể dục đều đặn, tránh dùng các loại thức ăn, thuốc uống gây lắng đọng calci, tránh dùng
sulfamid và khi có triệu chứng đau lưng, đái buốt, đái dắt... cần đi khám sớm tại các cơ sở y tế để điều trị kịp
thời.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×