Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

(Luận văn thạc sĩ) mô hình tài chính công của đà nẵng và bình dương trong mối liên hệ với mô hình phát triển kinh tế xã hội nghiên cứu so sánh và những bài học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
__________________

Đặng Thị Mạnh

MƠ HÌNH TÀI CHÍNH CƠNG CỦA ĐÀ NẴNG VÀ BÌNH DƯƠNG
TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI MƠ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI:
NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ NHỮNG BÀI HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
__________________

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

Đặng Thị Mạnh

MƠ HÌNH TÀI CHÍNH CƠNG CỦA ĐÀ NẴNG VÀ
BÌNH DƯƠNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI MƠ HÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI:
NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ NHỮNG BÀI HỌC
Chun ngành:
Mã số:


Chính Sách Cơng
603114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ THÀNH TỰ ANH

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh
tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 4 năm 2011
Tác giả luận văn

Đặng Thị Mạnh


ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn này sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tình huống, dựa theo khung phân tích của
Schick (2005) để so sánh mơ hình tài chính cơng của Đà Nẵng và Bình Dƣơng, từ đó rút ra
bài học về huy động và phân bổ nguồn lực tài chính địa phƣơng một cách bền vững.
Mơ hình tài chính cơng phản ánh rõ sự khác biệt trong mơ hình phát triển KT-XH của hai

địa phƣơng. Kinh tế Đà Nẵng phụ thuộc chủ yếu vào khu vực nhà nƣớc, do đó, trong khối
doanh nghiệp, các DNNN đóng góp phần ngân sách lớn nhất. Cịn tại Bình Dƣơng, các
doanh nghiệp FDI đóng góp tỷ phần lớn nhất trong GDP cũng nhƣ trong ngân sách của
tỉnh. Về cơ cấu thu ngân sách, Đà Nẵng chủ yếu thu từ bán quyền sử dụng đất, cịn Bình
Dƣơng chủ yếu thu từ các doanh nghiệp. Nguồn thu từ đất mà Đà Nẵng có đƣợc khơng thể
kéo dài và sẽ ảnh hƣởng đến khả năng thu của các thế hệ sau. Nguồn thu từ doanh nghiệp
của Bình Dƣơng thì có thể tái lập qua nhiều năm. Do đó, nguồn thu ngân sách của Bình
Dƣơng có tính bền vững cao hơn.
Phần chi đầu tƣ phát triển của Đà Nẵng chủ yếu dành cho phát triển hạ tầng giao thơng,
cịn của Bình Dƣơng tập trung vào hạ tầng khu cơng nghiệp. Chiến lƣợc chi đầu tƣ phát
triển của Bình Dƣơng hỗ trợ tốt hơn cho tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng một cách bền
vững bởi nó tạo mơi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, cịn Đà Nẵng vì phát triển hạ tầng quá mức
nên giá đất tăng cao, chi phí kinh doanh lớn đã hạn chế doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên,
Đà Nẵng chi tiêu nhiều hơn cho đảm bảo xã hội so với Bình Dƣơng và xét về góc độ này
thì ngân sách Đà Nẵng hỗ trợ tốt hơn cho phát triển bền vững.
Các tỉnh thành khác, bao gồm Đà Nẵng có thể học tập kinh nghiệm của Bình Dƣơng trong
việc đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho sự phát triển của khu
vực tƣ nhân và FDI, từ đó tạo nên cơ sở thu ngân sách cũng nhƣ phát triển KT-XH bền
vững. Chính quyền Bình Dƣơng cần quan tâm đúng mức hơn tới sự tăng trƣởng của khu
vực dịch vụ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi nhiều
hơn cho hoạt động đảm bảo xã hội, hỗ trợ ngƣời lao động, đặc biệt là lao động nhập cƣ.
Chính quyền trung ƣơng nên tiếp tục quá trình phân cấp sâu rộng hơn, tăng cƣờng hiệu lực
của các sắc thuế mà địa phƣơng đƣợc hƣởng 100% số thu nhƣ thuế nhà đất để giúp các địa
phƣơng tự chủ nhiều hơn về thu chi ngân sách.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i

TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... vii
DANH MỤC PHỤ LỤC................................................................................................. viii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ix
Chƣơng 1: DẪN NHẬP..................................................................................................... 1
Bối cảnh chính sách........................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 2
Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 3
Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 4
Kết cấu của nghiên cứu ..................................................................................................... 4
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ NGUỒN THÔNG TIN ... 5
1.1. Các khái niệm ......................................................................................................... 5
1.1.1. Tính bền vững của ngân sách ............................................................................... 5
1.1.2. Cấu trúc thu chi ngân sách.................................................................................... 5
1.2. Các nghiên cứu trƣớc về chủ đề liên quan ............................................................... 6
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn thông tin ........................................................... 8
Chƣơng 3: NGHIÊN CỨU SO SÁNH MƠ HÌNH TÀI CHÍNH CƠNG CỦA ĐÀ NẴNG
VÀ BÌNH DƢƠNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI MƠ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI .......................................................................................................................... 10
2.1. Đà Nẵng và Bình Dƣơng: Hai mơ hình phát triển kinh tế - xã hội khác nhau ......... 10
2.2. Thu chi ngân sách tại Đà Nẵng và Bình Dƣơng: Hai mơ hình tài chính cơng khác
nhau ............................................................................................................................. 18
2.2.1. Mơ hình thu ngân sách ....................................................................................... 19
2.2.2. Mơ hình chi ngân sách ....................................................................................... 21


iv


2.3. Mơ hình tài chính cơng Đà Nẵng và Bình Dƣơng: tính bền vững khác nhau .......... 25
2.3.1. Tính dễ tăng, ổn định và bền vững của việc tạo nguồn thu .................................. 25
2.3.2. Tính bền vững của chính sách chi tiêu ngân sách của Đà Nẵng và Bình Dƣơng .. 30
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH................................................ 36
3.1. Kết luận ................................................................................................................ 36
3.2. Kiến nghị chính sách ............................................................................................. 37
3.2.1. Kiến nghị đối với Đà Nẵng................................................................................. 38
3.2.2. Kiến nghị đối với Bình Dƣơng ........................................................................... 38
3.2.3. Bài học đối với các tỉnh thành khác .................................................................... 39
3.2.4. Kiến nghị đối với chính quyền trung ƣơng ......................................................... 40
3.2.5. Tính khả thi của các kiến nghị chính sách ........................................................... 40
3.3. Những hạn chế của nghiên cứu ............................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 42
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 46


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN :

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

DN

:

doanh nghiệp


DNNN

:

doanh nghiệp nhà nƣớc

FDI

:

đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi

FETP

:

Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

GDP

:

tổng sản phẩm quốc nội

KT-XH

:

kinh tế - xã hội


NS

:

ngân sách

NSNN

:

ngân sách nhà nƣớc

OECD

:

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PCI

:

chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

QP-AN

:

quốc phòng - an ninh


TP

:

thành phố

UBND

:

ủy ban nhân dân

USD

:

đô-la Mỹ

VNCI

:

Tổ chức Sáng kiến Cạnh tranh Việt Nam

VCCI

:

Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam



vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2 - 1: Mục tiêu về cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng theo tỷ phần đóng góp vào GDP ..... 12
Bảng 2 - 2: Mục tiêu về cơ cấu kinh tế của Bình Dƣơng theo tỷ phần đóng góp vào GDP 13
Bảng 2 - 3: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của Đà Nẵng ............................................ 13
Bảng 2 - 4: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của Bình Dƣơng ....................................... 14
Bảng 2 - 5: Cơ cấu vốn đầu tƣ theo thành phần kinh tế ở Đà Nẵng ................................. 14
Bảng 2 - 6: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở Đà Nẵng ..................................... 15
Bảng 2 - 7: Cơ cấu vốn đầu tƣ theo thành phần kinh tế ở Bình Dƣơng ............................ 15
Bảng 2 - 8: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở Bình Dƣơng ................................ 16
Bảng 2 - 9: Tỷ trọng đóng góp của các thành phần kinh tế vào GDP Đà Nẵng ................. 17
Bảng 2 - 10: Tỷ trọng đóng góp của các thành phần kinh tế vào GDP Bình Dƣơng .......... 17
Bảng 2 - 11: Mức độ đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân sách Đà Nẵng................. 20
Bảng 2 - 12: Mức độ đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân sách Bình Dƣơng ........... 21
Bảng 2 - 13: Tổng quan chi ngân sách của TP. Đà Nẵng .................................................. 22
Bảng 2 - 14: Tổng quan chi ngân sách của Bình Dƣơng ................................................... 24
Bảng 2 - 15: Tổng quan chi ngân sách của Đà Nẵng ........................................................ 31
Bảng 2 - 16: Tổng quan chi ngân sách của Bình Dƣơng .................................................. 31
Bảng 2 - 17: Cơ cấu chi thƣờng xuyên của Đà Nẵng ........................................................ 33
Bảng 2 - 18: Cơ cấu chi thƣờng xuyên của Bình Dƣơng..................................................... 34


vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2 - 1: Cơ cấu vốn đầu tƣ phát triển tại Đà Nẵng, giai đoạn 2003-2009 ..................... 23
Hình 2 - 2: Cơ cấu vốn đầu tƣ phát triển tại Bình Dƣơng, giai đoạn 2003-2009 ............... 25
Hình 2 - 3: Cơ cấu thu ngân sách của Đà Nẵng ................................................................ 26

Hình 2 - 4: Cơ cấu thu ngân sách của Bình Dƣơng .......................................................... 27
Hình 2 - 5: Cơ cấu các khoản thu đặc biệt của Đà Nẵng ................................................... 28
Hình 2 - 6: Cơ cấu các khoản thu đặc biệt của Bình Dƣơng ............................................. 30


viii

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các chỉ số chính của Đà Nẵng......................................................................... 46
Phụ lục 2: Các chỉ số chính của Bình Dƣơng ................................................................... 48
Phụ lục 3: Số liệu ngân sách của Đà Nẵng ....................................................................... 52
Phụ lục 4: Số liệu ngân sách của Bình Dƣơng.................................................................. 54
Phụ lục 5: Phân cấp thu chi ngân sách tại Việt Nam ........................................................ 57
Phụ lục 6: Chƣơng trình “Đẩy mạnh cơng tác quy hoạch, tăng cƣờng đầu tƣ phát triển kết
cấu hạ tầng một cách đồng bộ, xây dựng thành phố theo hƣớng văn minh, hiện đại” ....... 60
Phụ lục 7: Hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2020 ................... 63


ix

LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô tại Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã truyền
rất nhiều cảm hứng cho tôi trong suốt hai năm học tại trƣờng. Đặc biệt, luận văn này khơng
thể hồn thành đƣợc nếu thiếu sự hƣớng dẫn tận tình của Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh. Tôi
muốn gửi tới Thầy lời cảm ơn sâu sắc nhất. Xin cảm ơn những ngƣời bạn trong lớp MPP2
và MPP3 đã luôn hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập tài liệu cho bài viết. Cuối cùng, tơi
muốn tỏ lịng tri ân tới gia đình mình, những ngƣời luôn ở bên cạnh tôi vào những thời
điểm khó khăn nhất trong q trình thực hiện luận văn này.
Tác giả luận văn
Đặng Thị Mạnh



1

Chƣơng 1: DẪN NHẬP
Bối cảnh chính sách
Hiện nay, Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những quốc gia có hạ tầng cũng nhƣ hệ
thống dịch vụ công kém phát triển. Về hạ tầng “cứng”, theo Tổ chức Sáng kiến Cạnh tranh
Việt Nam (VNCI) (2010) thì “Cơ sở hạ tầng vẫn đƣợc các doanh nghiệp (DN) và các nhà
hoạch định chính sách nhìn nhận là một trong những rào cản lớn nhất đối với đầu tƣ và
tăng trƣởng của cả nƣớc”. Chỉ 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát Năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI) 2010 đánh giá chất lƣợng đƣờng giao thông là tốt, 25% doanh nghiệp phàn
nàn về trách nhiệm và tiến độ duy tu bảo dƣỡng đƣờng sá của các cơ quan chức năng
(VNCI, 2011).
Về hạ tầng “mềm”, hệ thống pháp lý và hành chính cịn gây khó khăn và tốn thời gian cho
doanh nghiệp, dẫn đến việc trong nhiều trƣờng hợp, doanh nghiệp phải trả các chi phí
khơng chính thức để “bơi trơn” cho hoạt động kinh doanh của mình. Theo báo cáo PCI
2010, có đến 21% doanh nghiệp trong nƣớc và 18% doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngồi (FDI) phải trả các chi phí khơng chính thức trong đăng ký kinh doanh (VNCI, 2011).
Nguồn nhân lực cũng là một rào cản lớn với sự phát triển của các hoạt động kinh tế. Với
65% lực lƣợng lao động không qua đào tạo, Việt Nam đƣợc xếp trong số các quốc gia yếu
trong khu vực ASEAN về nhân lực (Eurocham, 2010). Nguyên nhân của thực trạng này
chính là sự hạn chế của hệ thống giáo dục.
Để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, việc cải thiện cơ sở hạ tầng, tiếp tục cải cách
hành chính, pháp lý và nâng cao chất lƣợng của lực lƣợng lao động cả về trình độ và thể
lực là những nhiệm vụ trọng tâm chiến lƣợc. Do đó, nhu cầu chi tiêu cho đầu tƣ phát triển
hạ tầng và dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay là rất lớn. Chỉ tính riêng hạ tầng giao thơng,
cả nƣớc cần huy động ít nhất 70 đến 80 tỷ USD trong thời gian tới. Trong khi đó, vì các
tiện ích này đem lại ngoại tác tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội cho nên trong hầu
hết các trƣờng hợp, dù có huy động hình thức hợp tác cơng tƣ (PPP) thì khu vực cơng vẫn

phải chịu trách nhiệm chính trong việc tài trợ.


2

Trong bối cảnh quá trình phân cấp ngân sách đang diễn ra mạnh mẽ, các trách nhiệm thu
và chi tiêu nói trên đƣợc phân bổ cho cả chính phủ trung ƣơng và chính quyền các địa
phƣơng. Trong giai đoạn 1997-2002, tỷ trọng huy động số thu ngân sách của chính quyền
địa phƣơng trong tổng ngân sách nhà nƣớc hợp nhất là 25%, năm 2004 là khoảng 30%. Về
phân chia gánh nặng chi tiêu, từ tỷ lệ 35% năm 1992, ngân sách các tỉnh đã chiếm 43,3%
tổng ngân sách năm 1998 và 47,7% năm 2002. Việt Nam đã ở “vào vị trí những nƣớc phân
cấp cao, chính quyền địa phƣơng đã có thể đạt đƣợc một số kết quả cung ứng dịch vụ cơng
đáng mong đợi, nếu họ có khả năng quản lý ngân sách hiệu quả” (Phạm Lan Hƣơng,
2004).
Theo quy định của Luật Ngân sách 2002, trong các khoản chi thuộc trách nhiệm của chính
quyền địa phƣơng, bên cạnh chi thƣờng xun cịn có các khoản chi đầu tƣ phát triển, gồm
chi đầu tƣ xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (KT-XH) do địa phƣơng
quản lý và chi đầu tƣ, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài
chính của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. Cũng theo quy định của luật này, để huy
động nguồn lực tài trợ cho chi tiêu, chính quyền địa phƣơng đƣợc sử dụng nhiều nguồn thu
khác nhau, trong đó có những nguồn địa phƣơng thu và hƣởng 100%, nguồn địa phƣơng
thu và phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) với ngân sách trung ƣơng, nguồn thu bổ sung từ
ngân sách trung ƣơng cho địa phƣơng, cùng các nguồn khác nhƣ trái phiếu địa phƣơng,
quỹ phát triển đô thị,…
Từ những quy định về trách nhiệm thu – chi ngân sách nói trên, nhu cầu huy động đủ
nguồn lực và phân chia nguồn lực một cách hợp lý, đảm bảo tài trợ cho hạ tầng và các dịch
vụ công của địa phƣơng là một thách thức đối với tất cả các tỉnh thành.
Lý do chọn đề tài
Quá trình phân cấp đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam đã giúp chính quyền các địa phƣơng
tự chủ nhiều hơn khơng những về chính trị, hành chính mà cịn trong việc thu – chi ngân

sách. Tại mỗi địa phƣơng, chất lƣợng dịch vụ công và chất lƣợng hạ tầng trong việc đảm
bảo các mục tiêu phát triển KT-XH phản ánh hiệu quả của các chƣơng trình huy động
nguồn lực và chi tiêu công.


3

Mấy năm gần đây, Đà Nẵng và Bình Dƣơng là hai địa phƣơng luôn đƣợc nhắc đến đầu tiên
nhƣ những hình mẫu về phát triển kinh tế địa phƣơng. Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh 2010 khẳng định Đà Nẵng và Bình Dƣơng tiếp tục duy trì thứ hạng dẫn đầu, trong
đó Bình Dƣơng là địa phƣơng 5 năm liên tiếp “đi tiên phong về sự năng động sáng tạo, cải
thiện tính minh bạch và giảm chi phí khơng chính thức” (VNCI, 2010). Trong thành quả
KT-XH của Đà Nẵng và Bình Dƣơng chắc chắn khơng thể khơng kể đến vai trị của tài
chính cơng.
Là một bộ phận của hệ thống chính sách, chính sách tài chính cơng một mặt chịu tác động
của chiến lƣợc phát triển KT-XH, mặt khác là động lực hỗ trợ cho quá trình phát triển đó.
Từ sự khác nhau của mơ hình KT-XH, mơ hình tài chính cơng của hai địa phƣơng này bên
cạnh những điểm tƣơng đồng chắc hẳn có những điểm khác biệt. Và những bài học kinh
nghiệm từ hai mô hình tài chính cơng của Đà Nẵng và Bình Dƣơng mà các địa phƣơng
khác có thể tham khảo có lẽ cũng sẽ khơng giống nhau.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu chính sách này nhắm vào các mục tiêu (1) xem xét sự tƣơng thích giữa mơ
hình tài chính cơng và mơ hình phát triển kinh tế của 2 địa phƣơng, tài chính cơng phản
ánh chiến lƣợc phát triển KT-XH, góp phần vào tổng thể chính sách, phục vụ cho mục tiêu
và chiến lƣợc phát triển của địa phƣơng nhƣ thế nào, đem lại hệ quả tích cực/tiêu cực gì
đến địa phƣơng; (2) xem xét sự giống nhau và khác nhau về cấu trúc thu – chi ngân sách
của Đà Nẵng và Bình Dƣơng dƣới góc độ tính bền vững; (3) xem xét những điều kiện cần
để có thể xây dựng mơ hình tài chính cơng nhƣ Bình Dƣơng, nhƣ Đà Nẵng, từ tình huống
Đà Nẵng và Bình Dƣơng rút ra bài học về huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cơng
một cách bền vững để gợi ý mơ hình cho các địa phƣơng khác: mơ hình nào đáng học hỏi,

mỗi mơ hình cịn có những hạn chế nào?
Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả nghiên cứu trƣờng hợp thành phố (TP) Đà Nẵng và tỉnh
Bình Dƣơng trong giai đoạn từ 2003-2009. Trong tổng thể các lựa chọn chính sách liên
quan đến mơ hình phát triển KT-XH của hai địa phƣơng này, luận văn chỉ tập trung nghiên
cứu mơ hình tài chính cơng địa phƣơng trong bối cảnh phân cấp ngân sách. Trong các bộ


4

phận của chính sách tài chính cơng địa phƣơng, luận văn đặt trọng tâm vào cấu trúc thu chi
ngân sách, tiếp cận từ góc độ tính bền vững của ngân sách.
Câu hỏi nghiên cứu
Các phân tích trong luận văn này tập trung trả lời các câu hỏi:
1. Mơ hình tài chính cơng của Đà Nẵng và Bình Dƣơng giống nhau và khác nhau nhƣ thế
nào (đặt trong mối liên hệ với mơ hình phát triển KT-XH địa phƣơng)?
2. Mức độ bền vững của cấu trúc thu và chi ngân sách của Đà Nẵng và Bình Dƣơng ra
sao?
3. Các địa phƣơng khác có thể học tập đƣợc gì từ mơ hình tài chính cơng của Đà Nẵng và
Bình Dƣơng?
Kết cấu của nghiên cứu
Nghiên cứu chính sách này gồm có phần dẫn nhập (chƣơng 1) và 3 chƣơng chính. Chƣơng
2 tóm tắt các nghiên cứu trƣớc về chủ đề liên quan, từ đó mơ tả khung phân tích mà tác giả
lựa chọn để tiến hành nghiên cứu này. Đồng thời, chƣơng 2 cũng trình bày tóm tắt phƣơng
pháp và quy trình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày chi tiết trong chƣơng 3,
bắt đầu từ việc xác định và so sánh mơ hình phát triển KT-XH của Đà Nẵng và Bình
Dƣơng, xem xét sự tƣơng thích của hai mơ hình tài chính cơng với mơ hình phát triển KTXH. Tiếp đến, chƣơng này so sánh tính bền vững của hai mơ hình tài chính cơng, xem xét
cả từ góc độ thu và chi ngân sách. Từ kết quả nghiên cứu đó, chƣơng 4 nêu các kiến nghị
chính sách cũng nhƣ chỉ ra những hạn chế của đề tài để mở ra những hƣớng nghiên cứu
tiếp theo.



5

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ NGUỒN THƠNG TIN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Tính bền vững của ngân sách
Theo Schick (2005) ngân sách bền vững phải đảm bảo 4 yếu tố: Tình trạng có thể trả đƣợc
nợ (Solvency) - Khả năng của chính phủ trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính; Tăng
trƣởng (Growth) - Chính sách chi tiêu đảm bảo cho kinh tế tăng trƣởng; Ổn định (Stability)
- Khả năng của chính phủ trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tƣơng lai bằng gánh nặng thuế
hiện tại; Cơng bằng (Fairness) - Khả năng của chính phủ trong việc chi trả các nghĩa vụ
hiện tại mà khơng chuyển gánh nặng chi phí lên thế hệ tƣơng lai.
Một cách nhìn cụ thể hơn về tính bền vững của ngân sách địa phƣơng là nhìn vào nguồn
thu. Nếu nguồn thu “sớm muộn cũng sẽ cạn” nhƣ thu từ đất đai hay “không tạo ra giá trị
gia tăng cho tỉnh” nhƣ thu từ xổ số kiến thiết thì ngân sách địa phƣơng đƣợc coi là không
bền vững (Vũ Thành Tự Anh và Ninh Ngọc Bảo Kim, 2008).
Tƣơng tự, theo Rosengard và đ.t.g (2006) nguồn thu không bền vững là các nguồn thu nhất
thời nhƣ phí chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, thu từ bán quyền sử dụng đất... Nguồn thu
bền vững cho ngân sách địa phƣơng gồm thuế bất động sản, các khoản phí và lệ phí, các
loại thuế mà địa phƣơng đƣợc phân chia theo tỷ lệ phần trăm với chính quyền trung ƣơng.
1.1.2. Cấu trúc thu chi ngân sách
Theo Luật Ngân sách 2002, nguồn thu ngân sách địa phƣơng đƣợc chia thành: các khoản
thu ngân sách địa phƣơng hƣởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%)
giữa ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng, thu từ phát hành trái phiếu và các
hình thức vay nợ và thu bổ sung từ ngân sách trung ƣơng. Luật này cũng quy định trách
nhiệm chi ngân sách của địa phƣơng bao gồm hai phần chính là chi đầu tƣ phát triển và chi
thƣờng xuyên cùng một số khoản chi khác (xem phụ lục 5).
Để phục vụ mục tiêu phân tích tính bền vững của ngân sách trong mối liên hệ với mơ hình
phát triển KT-XH địa phƣơng, các khoản thu ngân sách địa phƣơng hƣởng 100% đƣợc

chia thành thu thƣờng xuyên và thu đặc biệt, tùy thuộc vào tính bền vững của nguồn thu
(Rosengard và đ.t.g, 2006).


6

Theo Tổng cục Thống kê, cơ cấu ngân sách, xét từ góc độ thu là phần thu ngân sách từ khu
vực nơng nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ. Cịn theo Bộ Tài chính, cơ cấu thu ngân sách
phải xét đến phần đóng góp của doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN), doanh nghiệp ngoài
quốc doanh và doanh nghiệp FDI.
Cơ cấu ngân sách cịn có thể đƣợc phân chia theo một cách khác nhƣ định nghĩa của Ninh
Ngọc Bảo Kim và Vũ Thành Tự Anh (2008):
“Là phần phân chia ngân sách trong GDP của tỉnh dành cho nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ. Cơ cấu ngân sách của một tỉnh phản ánh mục tiêu phát triển của tỉnh đó cũng nhƣ
các lợi thế cạnh tranh so với các tỉnh khác. Ví dụ, Quảng Nam trƣớc đây theo định hƣớng
cơng nghiệp hố nhƣng gần đây đã chuyển sang tập trung vào ngành dịch vụ, ngành phù
hợp hơn với điều kiện tự nhiên là lợi thế cạnh tranh của tỉnh.”

1.2. Các nghiên cứu trƣớc về chủ đề liên quan
Từ trƣớc đến nay, trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu về mơ
hình tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng và các nhân tố ảnh hƣởng đến nó.
Nghiên cứu về mơ hình kinh tế của các địa phƣơng ở Việt Nam, những nội dung đƣợc các
học giả quan tâm nhiều nhất là cơ sở hạ tầng “cứng” và “mềm”, cơ cấu kinh tế theo khu
vực nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ (khu vực 1 – khu vực 2 – khu vực 3) và theo
thành phần kinh tế nhà nƣớc – dân doanh – đầu tƣ nƣớc ngoài. Với trƣờng hợp của Đà
Nẵng, “thành tích tăng trƣởng kinh tế có sự đóng góp lớn nhất của khu vực nhà nƣớc, cịn
với khu vực tƣ nhân thì chính quyền thành phố cịn có thái độ khá thận trọng” (Nguyễn
Xn Thành, 2003). Tác giả này nhận định rằng tốc độ tăng trƣởng kinh tế và dân số của
Đà Nẵng thấp hơn các khu vực đô thị lớn khác, và khuyến nghị rằng để Đà Nẵng thực sự
trở thành trung tâm của trung tâm, bên cạnh các cơ sở hạ tầng “cứng” đã có, thành phố cần

phát triển hạ tầng “mềm”, “các nhà hoạch định chính sách ở địa phƣơng phải ln tập
trung nguồn lực cùa mình vào việc đảm bảo một mơi trƣờng kinh doanh và đầu tƣ mang
tính cạnh tranh, đối xử bình đẳng các doanh nghiệp nhà nƣớc và tƣ nhân” (Nguyễn Xuân
Thành, 2003).
Sự phát triển ổn định và bền vững của một địa phƣơng, cũng giống nhƣ một đất nƣớc, phụ
thuộc phần lớn vào các hoạt động kinh tế, vào các doanh nghiệp. Chiến lƣợc KT-XH của


7

mỗi tỉnh thành thƣờng tập trung vào việc xóa bỏ các rào cản và tạo ra các nhân tố tác động
tích cực tới quyết định đầu tƣ của doanh nghiệp vào địa phƣơng. Các rào cản đối với việc
thành lập và điều hành một doanh nghiệp tại một địa phƣơng đƣợc Dapice (2004) phân tích
để lý giải tại sao các tỉnh phía Bắc Việt Nam lại có một hố cách tăng trƣởng so với các tỉnh
phía Nam. Vấn đề tiếp cận đất đai và giá đất đƣợc Dapice mô tả nhƣ một trong những rào
cản chính: “Chi phí cao ở các thành phố lớn sẽ đẩy các doanh nghiệp ra các vùng phụ cận
có chi phí thấp hơn” (tr. 3). Ngƣợc lại, chất lƣợng điều hành có tác động tích cực tới việc
thu hút doanh nghiệp, đặc biệt là FDI (Vũ Thành Tự Anh, Lê Viết Thái và Võ Tất Thắng,
2007). Báo cáo PCI 2010 cũng chỉ ra các yếu tố quan trọng tác động tới lựa chọn địa điểm
đầu tƣ của doanh nghiệp, trong đó quan trọng nhất là nhóm các yếu tố giúp giảm chi phí
nhƣ chi phí lao động, ƣu đãi thuế, sự sẵn có của các khu công nghiệp, tiếp đến là chất
lƣợng cơ sở hạ tầng, sự sẵn có của nguồn nguyên liệu và dịch vụ trung gian (VNCI, 2011).
Trong chiến lƣợc KT-XH, việc huy động nguồn lực và phân bổ chi tiêu công luôn đƣợc đề
cập đến nhƣ một trong những thành tố quan trọng. Mơ hình thu chi ngân sách vừa là kết
quả của sự phát triển KT-XH từng giai đoạn, vừa là một động lực cho sự phát triển đó ở
giai đoạn tiếp theo. Bởi vậy, “ngân sách địa phƣơng nên đƣợc xem nhƣ những phƣơng tiện
kích thích kinh tế địa phƣơng chứ khơng phải là mục đích sau cùng” (Brodjonegoro, 2004).
Sức khỏe của ngân sách địa phƣơng không chỉ thể hiện ở số thu bình quân trên đầu ngƣời
mà quan trọng hơn cịn thể hiện ở tính bền vững. Theo Rosengard và đ.t.g (2006), ngân
sách đƣợc tạo nên bởi các nguồn thu có tính tái tạo nhƣ thuế, lệ phí sẽ bền vững hơn nhiều

so với ngân sách đƣợc tạo nên bởi các nguồn thu một lần nhƣ bán quyền sử dụng đất hay
vay nợ.
Tiếp nối những thảo luận về huy động nguồn thu cho ngân sách địa phƣơng ở Việt Nam,
Reino và đ.t.g. (2005) nghiên cứu về quá trình triển khai hệ thống thuế tại thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2001-2004 trong bối cảnh phân cấp, nhấn mạnh đến vai trò quan trọng
của hệ thống thuế bền vững đối với tăng trƣởng kinh tế và chi tiêu công cộng cho các dịch
vụ y tế và giáo dục thiết yếu.
Cũng bàn về mơ hình ngân sách địa phƣơng, một nghiên cứu khác của Sử Đình Thành và
Bùi Thị Mai Hồi (2009) gợi ý một mơ hình ngân sách cho các đô thị lớn ở Việt Nam, tập


8

trung vào 2 điểm: (1) Phân định nhiệm vụ chi của chính quyền đơ thị, từ đó cải cách quản
trị hành chính đơ thị, đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ công đô thị, và nâng cao hiệu quả
cung cấp dịch vụ cơng (2) Thiết lập tính bền vững nguồn thu cho chính quyền đơ thị bằng
cách tối đa hóa nguồn thu riêng của địa phƣơng (nguồn thu 100%) và tăng cƣờng quyền
quyết định nguồn thu thuế cho chính quyền đô thị.
Về chi ngân sách, theo Rosengard và đ.t.g (2006), ngân sách ƣu tiên chi cho đầu tƣ phát
triển sẽ có tác động tích cực tới phát triển kinh tế bền vững. Quan điểm này khá trùng hợp
với nhận định của Brodjonegoro (2004): “Trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trƣớc
cử tri là phải đảm bảo việc cung ứng dịch vụ công cơ bản tốt hơn và không chi tiêu quá
nhiều cho các hoạt động thƣờng xuyên”. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trƣởng của số chi khơng
đƣợc vƣợt quá tốc độ tăng trƣởng kinh tế.
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn thơng tin
Vận dụng khung phân tích của các nghiên cứu trƣớc, luận văn sẽ xuất phát từ nghiên cứu
tổng qt mơ hình phát triển KT-XH của Đà Nẵng và Bình Dƣơng, tiếp đến đi sâu vào mối
liên hệ hai chiều giữa mơ hình đó với mơ hình tài chính cơng của từng tỉnh thành. Trọng
tâm nghiên cứu về mơ hình tài chính cơng ở đây là tính bền vững của ngân sách địa
phƣơng dựa theo khung khái niệm về ngân sách bền vững của Schick (2005), dùng cách

tiếp cận cơ cấu thu chi mà Rosengard và đ.t.g (2005) đã sử dụng, bám sát các quy định của
Luật ngân sách 2002. Cách tiếp cận mơ hình tài chính đơ thị của Rosengard (1993), Sử
Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2009) sẽ đƣợc áp dụng trong việc xác định hƣớng giải
quyết cho bài toán ngân sách bền vững.
Phƣơng pháp nghiên cứu chủ đạo đƣợc sử dụng trong luận văn là nghiên cứu tình huống:
hai tình huống tài chính cơng của Đà Nẵng và Bình Dƣơng đặt trong mối liên hệ với mơ
hình phát triển KT-XH địa phƣơng.
Để có đƣợc nhận định về chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng và Bình Dƣơng,
tác giả nghiên cứu các văn kiện Đại hội Đảng của Đà Nẵng và Bình Dƣơng, các kế hoạch
và báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội hàng năm của hai địa phƣơng, các văn bản của
Chính phủ và Bộ Chính trị liên quan đến chiến lƣợc phát triển cho các địa phƣơng này.
Ngồi các văn bản chính thức này, để có cái nhìn tồn diện và thực tế hơn về thực trạng


9

kinh tế xã hội cũng nhƣ đƣờng hƣớng phát triển của địa phƣơng, các báo cáo của Phòng
Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Dự án Sáng kiến Cạnh tranh Việt Nam
(VNCI) là những nguồn thông tin đƣợc sử dụng trong luận văn. Bên cạnh đó, tác giả trao
đổi với các chuyên gia (các giảng viên Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP),
Đại học Đà Nẵng, Cán bộ Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Đà Nẵng, UBND TP Đà
Nẵng, văn phịng Đồn Đại biểu Quốc hội Bình Dƣơng, Cục thống kê Bình Dƣơng, …) về
các nhận định của họ đối với mơ hình phát triển của Đà Nẵng và Bình Dƣơng. Trên cơ sở
các nhận định của chuyên gia, tác giả tham vấn các nguồn tƣ liệu mà họ đã sử dụng để lấy
bằng chứng nêu ra nhận định của mình, từ đó tác giả tìm lại các tƣ liệu này để có đƣợc
thơng tin gốc. Ngồi ra, tác giả thực hiện các chuyến thực địa vào mùa Xuân 2011, tiếp cận
với môi trƣờng KT-XH, tiếp xúc với các chuyên gia và cán bộ lãnh đạo của hai địa phƣơng
này.
Để đánh giá sự tƣơng thích của tài chính công với chiến lƣợc KT-XH, tác giả sẽ bắt đầu
với việc thống kê mô tả cơ cấu thu – chi ngân sách dựa trên số liệu cơng khai quyết tốn

ngân sách nhà nƣớc (NSNN) cấp tỉnh thành hàng năm trên website Bộ Tài chính, sau đó
đối chiếu với chiến lƣợc KT-XH đã khái quát ở trên để nhận định xem tài chính cơng phản
ánh mơ hình phát triển KT-XH nhƣ thế nào. Tiếp đó, luận văn sử dụng khung phân tích về
phân tích chính sách chi tiêu (Stiglitz, 1988) để nhận định sự tác động của tài chính cơng
đến sự phát triển KT-XH của địa phƣơng. Số liệu minh họa cho các nhận định ở phần này
sẽ lấy từ Niên giám thống kê Đà Nẵng và Bình Dƣơng (2004-2008), số liệu KT-XH 63
tỉnh thành (Tổng cục thống kê),…
Cơ cấu thu – chi ngân sách đƣợc rút ra từ số liệu thống kê sẽ đƣợc nhìn từ 4 góc độ của
tính bền vững ngân sách theo khung phân tích của Schick (2005), trong sự đối chiếu với hệ
thống chính sách, đặc điểm và kết quả phát triển KT-XH của địa phƣơng. Sau khi có
những phát hiện về tính bền vững của ngân sách địa phƣơng, luận văn sẽ so sánh hai mơ
hình tài chính cơng cũng dựa theo những khía cạnh của tính bền vững.
Cuối cùng, luận văn dựa trên kết quả nghiên cứu để nêu khuyến nghị chính sách. Các
khuyến nghị sẽ đƣợc đặt trong sự cân nhắc về tính khả thi dựa vào bối cảnh KT-XH và
chính sách của cả nƣớc Việt Nam cũng nhƣ của các địa phƣơng.


10

Chƣơng 3:
NGHIÊN CỨU SO SÁNH MƠ HÌNH TÀI CHÍNH CƠNG CỦA ĐÀ NẴNG VÀ BÌNH
DƢƠNG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI MƠ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1. Đà Nẵng và Bình Dƣơng: Hai mơ hình phát triển kinh tế - xã hội khác nhau
Đà Nẵng và Bình Dƣơng phát triển KT-XH từ hai xuất phát điểm khác nhau. Xét về vị thế,
năm 1997 Đà Nẵng đƣợc tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và trở thành thành phố
trực thuộc trung ƣơng. Từ vị thế đó, địa phƣơng này phụ thuộc khá nhiều vào chính quyền
trung ƣơng trong phƣơng hƣớng phát triển cũng nhƣ trong việc huy động các nguồn lực để
tài trợ cho chi tiêu công. Ngƣợc lại, Bình Dƣơng chỉ là một tỉnh bình thƣờng nhƣ gần 60
tỉnh cịn lại, khơng thể dựa vào sự ƣu tiên hay hỗ trợ từ chính quyền trung ƣơng. Chiến

lƣợc phát triển của tỉnh, do đó, phải dựa vào nội lực, và doanh nghiệp chính là một cấu
phần quan trọng trong các nguồn nội lực đó.
Xét về mức độ đơ thị hóa, sau khi tách khỏi Quảng Nam, Đà Nẵng đã là một đô thị khá
phát triển, mức độ đơ thị hóa đạt hơn 80%. Cịn Bình Dƣơng sau khi tách ra từ tỉnh Sơng
Bé thì phần lớn ngƣời dân vẫn sống phụ thuộc vào nông nghiệp ở nông thơn, tỷ lệ đơ thị
hóa chỉ đạt 30%. Chiến lƣợc để phát triển hai địa phƣơng này rõ ràng phải có những điểm
khác biệt.
Xuất phát điểm về hạ tầng của hai địa phƣơng cũng có một khoảng cách khá lớn. Cảng
Tiên Sa, sân bay Nƣớc Mặn là những hạ tầng quan trọng mà Đà Nẵng đƣợc thừa hƣởng từ
trƣớc. Thậm chí cách đây 15 năm, cảng Tiên Sa đã là cảng biển quan trọng và sầm uất nhất
miền Trung. Một chiến lƣợc phát triển KT-XH dựa trên việc tận dụng và phát huy những
lợi thế có sẵn nhƣ vậy là điều tất yếu. Ngƣợc lại, Bình Dƣơng từ khi tách tỉnh khơng có
cảng, khơng có sân bay, khơng có hạ tầng đơ thị quy củ, khơng có đất đai màu mỡ để tận
dụng. Có lẽ vì vậy mà lãnh đạo tỉnh sớm nhận ra tầm quan trọng của hạ tầng “mềm” trong
việc thu hút doanh nghiệp đối với sự phát triển của địa phƣơng. Sức hấp dẫn quan trọng
nhất của Bình Dƣơng vào thời điểm đó có lẽ là thái độ thân thiện của chính quyền đối với
các nhà đầu tƣ. Thêm vào đó, lãnh đạo Bình Dƣơng đã sớm nhìn rộng ra khỏi giới hạn
hành chính của tỉnh mình và có chính sách để tận dụng lợi thế về hạ tầng của vùng lân cận
– thành phố Hồ Chí Minh.


11

Với xuất phát điểm khác nhau, Đà Nẵng và Bình Dƣơng phát triển KT-XH theo những
đƣờng hƣớng khác nhau. Là một thành phố trực thuộc trung ƣơng, định hƣớng phát triển
của Đà Nẵng đƣợc Bộ Chính trị xác định:
“Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nƣớc, là trung
tâm kinh tế- xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thƣơng mại
du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển
vận tải trong nƣớc và quốc tế; trung tâm bƣu chính - viễn thơng và tài chính - ngân hàng;

một trong những trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ
của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lƣợc quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu
vực miền Trung và cả nƣớc. Đà Nẵng phải phấn đấu để trở thành một trong những địa
phƣơng đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố và cơ bản trở thành thành
phố công nghiệp trƣớc năm 2020” (Bộ Chính trị, 2005).

Đối với Bình Dƣơng, định hƣớng phát triển của tỉnh sau khi đƣợc tách ra từ tỉnh Sông Bé
là:
“Tập trung khai thác các lợi thế về vị trí địa lý; chủ động hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu
quả kinh tế gắn với phát triển xã hội trên cơ sở đầu tƣ có trọng điểm; xây dựng mạng lƣới
kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và dịch vụ; …Đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng phát triển công nghiệp, dịch
vụ. … chú trọng phát triển dịch vụ nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc
sức khoẻ. Hồn thành sự nghiệp cơng nghiệp hố và tạo ra sự phát triển cân đối, bền vững
giai đoạn sau năm 2015” (UBND tỉnh Bình Dƣơng).

Nhƣ vậy trong quan điểm phát triển chung, Đà Nẵng chú trọng vào các loại hình dịch vụ
nhƣ du lịch, tài chính, vận tải… Định hƣớng trên đƣợc cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ “Làm
tốt cơng tác quy hoạch đô thị, đầu tƣ xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ,
theo hƣớng thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại” và “sau năm 2010 chuyển sang cơ
cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, trong đó chú trọng phát triển cơng nghiệp có
cơng nghệ cao, dịch vụ có chất lƣợng cao, xây dựng trung tâm công nghệ cao” (UBND TP


12

Đà Nẵng, 2004). Định hƣớng này đã và đang đƣợc chính quyền thành phố tuân theo để xây
dựng các chiến lƣợc cũng nhƣ chƣơng trình hành động của mình.1
Trong khi đó, Bình Dƣơng đặt trọng tâm vào phát triển cơng nghiệp nhiều hơn so với dịch
vụ2. Chiến lƣợc này xuất phát từ hai đặc điểm về vị trí địa lý của tỉnh. Thứ nhất, tỉnh tiếp

giáp với TP Hồ Chí Minh, một trung tâm dịch vụ vào hàng tốt nhất của cả nƣớc. Thứ hai,
tỉnh nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Bộ, gần một thị trƣờng nội địa rộng lớn và có tiềm
năng kết nối về giao thơng với các đầu mối giao thông quốc tế quan trọng nhƣ Sân bay Tân
Sơn Nhất, Cảng Sài Gịn… Mục tiêu hồn thành q trình cơng nghiệp hóa của Bình
Dƣơng là 2015, sớm hơn 5 năm so với Đà Nẵng mặc dù xuất phát điểm của Bình Dƣơng
khơng phải là một đơ thị nhƣ Đà Nẵng.
Mục tiêu về cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng đến năm 2020 theo tỷ phần đóng góp vào GDP là
đƣa khu vực dịch vụ lên thành động năng tăng trƣởng chính.
Bảng 2 - 1: Mục tiêu cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng theo tỷ phần đóng góp vào GDP
Khu vực kinh tế

Giai đoạn 2006-2010

Giai đoạn 2010-2020

Khu vực 1

3,4%

1,6%

Khu vực 2

47,5%

42,7%

Khu vực 3

49,1%


55,7%

Nguồn: UBND thành phố Đà Nẵng

Bình Dƣơng phát triển kinh tế từ xuất phát điểm là nông nghiệp, nông thôn, mục tiêu của
tỉnh đến năm 2015 là xây dựng một nền kinh tế tập trung vào công nghiệp.

1

TS. Hồ Kỳ Minh, Thành ủy viên, Viện trƣởng Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Đà Nẵng nhận định
trong buổi phỏng vấn ngày 27/4/2011.
2
TS. Nguyễn Quốc Cƣờng, Chánh văn phòng HĐNH tỉnh, Ủy viên Hội đồng Khoa học tỉnh Bình Dƣơng
nhận định trong buổi phỏng vấn ngày 30/5/2011.


13

Bảng 2 - 2: Mục tiêu cơ cấu kinh tế của Bình Dƣơng theo tỷ phần đóng góp vào GDP
Khu vực kinh tế

Năm 2010

Năm 2015

Khu vực 1

4,5%


3,4%

Khu vực 2

65,5%

62,9%

Khu vực 3

30%

33,7%

Nguồn: UBND tỉnh Bình Dương

Với mục tiêu và chiến lƣợc KT-XH khác nhau, Đà Nẵng và Bình Dƣơng đã đạt đƣợc
những thành tựu kinh tế khác nhau. Xét theo tỷ phần đóng góp của các ngành vào GDP
thành phố, cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng khá hiện đại với tỷ phần đóng góp cao của khu vực
cơng nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng ngành dịch vụ có xu hƣớng tăng, và từ năm 2007 ngành
dịch vụ đã trở thành ngành đóng góp lớn nhất cho GDP, đúng nhƣ định hƣớng phát triển
Đà Nẵng thành một trung tâm dịch vụ.
Bảng 2 - 3: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của Đà Nẵng
Đơn vị tính: %

Khu vực

2003

2004


2005

2006

2007

2008

2009

2010

Trung
bình

Khu vực 1

6,40

5,96

5,13

4,28

4,03

4,15


3,5

3,51

4,62

Khu vực 2 45,60 49,07 50,19 46,09 47,16 45,76

46,2

41,49

46,45

Khu vực 3 48,00 44,97 44,68 49,63 48,81 50,09

50,3

55

48,94

Nguồn: Cục Thống kê TP Đà Nẵng, Niên giám thống kê TP Đà Nẵng 2005, 2007, 2008, 2009;
Số liệu thống kê KT-XH TP Đà Nẵng 2005-2010.

Cịn ở Bình Dƣơng, cơng nghiệp đóng vai trị chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế của tỉnh.
Chiến lƣợc tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi để thu hút đầu tƣ tƣ nhân trong nƣớc và nƣớc
ngoài tỏ ra hiệu quả. Tỷ phần đóng góp của cơng nghiệp vào GDP lớn hơn cả tỷ phần của
nông nghiệp và dịch vụ cộng lại, trong đó phần lớn nhất là đến từ các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh và doanh nghiệp FDI.



14

Bảng 2 - 4: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của Bình Dƣơng
Đơn vị tính: %

Khu vực

2003

2005

2006

2007

2008

2009

Trung
bình

Khu vực 1

11,60

8,40


7,00

6,40

5,70

5,30

7,40

Khu vực 2

62,20

63,50

64,10

64,40

64,80

62,30

63,55

Khu vực 3

26,20


28,10

28,90

29,20

29,50

32,40

29,05

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, Niên giám thống kê 2006, 2008, 2009.

Sự khác nhau về cơ cấu kinh tế của hai địa phƣơng này khơng chỉ thể hiện ở tỷ trọng đóng
góp theo khu vực nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ mà còn theo thành phần kinh tế
Nhà nƣớc – Dân doanh – FDI. Xét về vốn đầu tƣ, lƣợng vốn đổ vào doanh nghiệp nhà
nƣớc ở Đà Nẵng chiếm tỷ phần lớn nhất:
Bảng 2 - 5: Cơ cấu vốn đầu tƣ theo thành phần kinh tế ở Đà Nẵng
Đơn vị tính: %
2004

2005

2006

2007

2008


Trung
bình

DN nhà nƣớc

70,76

72,81

66,90

55,12

45,71

62,26

DN tƣ nhân

18,40

20,16

24,81

37,43

45,18

29,20


DN FDI

10,84

7,03

8,29

7,45

9,11

8,54

Nguồn: Cục Thống kê TP Đà Nẵng, Niên giám thống kê TP Đà Nẵng 2005, 2007, 2008, 2009.

Cơ cấu này cho thấy sự vƣợt trội của các doanh nghiệp nhà nƣớc tại Đà Nẵng. Thêm vào đó, tỷ
lệ cho vay trung bình cho DNNN của tất cả các ngân hàng tại Đà Nẵng vào năm 2005 là 84%,
thuộc hàng cao nhất trong cả nƣớc.
Mặc dù chiếm lƣợng vốn đầu tƣ lớn nhất nhƣng các doanh nghiệp nhà nƣớc ở Đà Nẵng lại
không tạo ra đƣợc nhiều việc làm mới nhƣ khu vực tƣ nhân. Từ năm 2006 đến nay, dù vẫn
nhận đƣợc phần vốn đầu tƣ lớn nhất, các doanh nghiệp nhà nƣớc tại Đà Nẵng lại xếp hạng
phía sau các doanh nghiệp tƣ nhân trong việc thu hút lao động và tạo việc làm.


×