Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.53 KB, 25 trang )

KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THƠNG NĂM 2010
Mơn thi: LỊCH SỬ - Giáo dục trung học phổ thông
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Trình bày hồn cảnh lịch sử của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Nêu vai trò
của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị trên.
Câu 2. (3,0 điểm)
Vì sao Đảng và Chính phủ ta phát động tồn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp? Tóm tắt cuộc chiến
đấu của quân và dân Hà Nội trong những tháng đầu toàn quốc kháng chiến (từ ngày 19 – 12 – 1946 đến
ngày 17 – 2 – 1947).
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b)
Câu 3.a Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Trình bày sự thành lập, mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc
Câu 3.b Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Tồn cầu hóa là gì? Nêu những biểu hiện chủ yếu của xu thế tồn cầu hóa trong nửa sau thế kỉ XX.

BÀI GIẢI GỢI Ý
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (7,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
* Hồn cảnh lịch sử của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930:
- Năm 1929, do tác động của chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân phát triển mạnh, ý thức giai
cấp, ý thức chính trị ngày càng rõ rệt. Cùng với các phong trào đấu tranh yêu nước khác, kết thành một
làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ mạnh mẽ, trong đó giai cấp cơng nhân đã thực sự trở thành lực
lượng tiên phong. Thực tiễn đó địi hỏi cấp thiết sự lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ của một chính đảng của
giai cấp vơ sản.
- Trong khi đó, ở Việt Nam đã xuất hiện ba tổ chức cộng sản, ba tổ chức này lại nảy sinh mâu thuẫn, như
tranh giành đảng viên, tranh giành quần chúng, tranh giành ảnh hưởng, thậm chí cịn bài xích lẫn nhau


làm cho quần chúng không biết theo sự lãnh đạo của tổ chức nào. Tình hình này càng kéo dài càng bất lợi


cho cách mạng.
- Trước tình hình ấy, với chức trách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có quyền quyết định mọi vấn đề
liên quan tới phong trào cách mạng ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập đại biểu của Đông
Dương Cộng Sản Đảng và An Nam Cộng Sản Đảng đến Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) để bàn việc
thống nhất Đảng.
- Hội nghị hợp nhất Đảng bắt đầu họp ngày 6/1/1930 tại Cửu Long do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.
* Vai trị của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị:
- Trực tiếp tổ chức và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Phê phán những quan điểm sai lầm của mỗi tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình Hội nghị.
- Đặt ra yêu cầu cấp thiết phải hợp nhất các tổ chức cộng sản để đi đến thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam.
- Viết và thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng. Đó là cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng, có giá trị lí luận thực tiễn và lâu dài đối với cách mạng Việt Nam.
- Đề ra kế hoạch để các tổ chức cộng sản về nước xúc tiến việc hợp nhất, rồi đi đến thành lập Đảng Cộng
Sản Việt Nam.
Câu 2. (3,0 điểm)
* Vì sao Đảng và Chính phủ ta phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp?
- Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946 về Việt Nam, Chính phủ ta thực hiện
nghiêm chỉnh những điều khoản của Hiệp định và Tạm ước. Cịn Chính phủ Pháp đã bội ước, đẩy mạnh
việc chuẩn bị xâm lược nước ta một lần nữa.
- Ở Nam bộ và Nam Trung bộ, thực dân Pháp tiến đánh các vùng tự do của ta.
- Ở Bắc bộ và Trung bộ, hạ tuần tháng 11/1946, thực dân Pháp khiêu khích, tiến cơng ta ở Hải Phịng và
Lạng Sơn. Tháng 12/1946, chúng chiếm đóng trái phép ở Đà Nẵng, Hải Dương, đưa thêm viện binh đến
Hải Phòng.
- Ở Hà Nội, tình hình nghiêm trọng hơn. Trong các ngày 15 và 16/12/1946, quân Pháp bắn súng, ném lựu
đạn ở nhiều nơi: đốt Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, chúng chiếm đóng cơ quan Bộ Tài chính và Bộ Giao
thơng Cơng chính. Chúng cịn cho xe phá các cơng sự của ta ở phố Lò Đúc, gây ra những vụ tàn sát đẫm
máu ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh, đầu cầu Long Biên, khu Cửa Đông …
Trắng trợn hơn, trong các ngày 18 và 19/12/1946, tướng Mooclie gửi tối hậu thư địi ta phải phá bỏ mọi
cơng sự và chướng ngại trên các đường phố, giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để quân Pháp làm nhiệm



vụ giữ trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó khơng được chấp nhận thì chậm nhất là vào sáng 20/12/1946,
quân Pháp sẽ chuyển sang hành động.
- Tình thế khẩn cấp đã buộc Đảng, Chính phủ ta phải có quyết định kịp thời.
- Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
- Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường mở rộng Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Vạn
Phúc dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã quyết định phát động cả nước kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược.
- Tối 19/12/1946, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi tồn quốc
kháng chiến.
* Tóm tắt cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội trong những tháng đầu toàn quốc kháng chiến:
- Khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân Nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố tắt
điện, cuộc chiến đấu bắt đầu. Vệ quốc quân, công an xung phong, tự vệ chiến đấu đồng loạt tiến cơng các
vị trí qn Pháp. Nhân dân đã khiêng bàn ghế, giường tủ, kiện hàng, hạ cây cối … làm thành những
chướng ngại vật hoặc chiến lũy chiến đấu. Cụ già, em nhỏ và những người không tham gia phục vụ chiến
đấu, nhanh chóng tản cư ra các vùng ngoại thành.
- Từ ngày 19/12 đến ngày 29/12/1946, những cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra ở nội thành. Hai bên giành
nhau từng khu nhà, góc phố, như ở Bắc Bộ phủ, Bưu điện Bờ hồ, đầu cầu Long Biên, sân bay Bạch Mai, ga
Hàng Cỏ, ở các phố Khâm Thiên, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Da, Hàng Trống … Quân dân ta đã đánh
gần 40 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch.
- Từ ngày 30/12/1946, địch phản công, ta thu hẹp phạm vi chiến đấu, chuyển lực lượng về Liên khu 1.
Trong quá trình chiến đấu, Trung đồn Thủ đơ chính thức được thành lập. Những cuộc chiến đấu ác liệt
tiếp tục diễn ra ở khu chợ Đồng Xuân, ở rạp hát Olympia.
- Ngày 17/2/1947, Trung đồn Thủ đơ thực hiện cuộc rút qn vượt khỏi vòng vây của địch, ra căn cứ hậu
phương an toàn. Trong 60 ngày đêm chiến đấu, quân và dân Hà Nội đã chiến đấu gần 200 trận, diệt và
làm bị thương hàng nghìn tên địch, phá hủy hàng chục xe cơ giới, 5 máy bay …, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương kịp thời huy động lực lượng
kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ về căn
cứ lãnh đạo kháng chiến.

II. Phần riêng - phần tự chọn (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
* Sự thành lập của tổ chức Liên Hợp Quốc:


- Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 bước vào giai đoạn kết thúc, các nước Đồng minh và nhân dân
thế giới có nguyện vọng gìn giữ hịa bình, ngăn chận nguy cơ chiến tranh thế giới mới.
- Tại Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) các vị đứng đầu ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh đã thống nhất thành
lập một tổ chức quốc tế mang tên là Liên Hợp Quốc để gìn giữ hịa bình, an ninh và trật tự thế giới sau
chiến tranh.
- Từ ngày 25/4/ đến ngày 26/6/1945, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) với sự tham gia
của đại biểu 50 nước, đã thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. Ngày
24/10/1945, sau khi được các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
* Mục đích :
- Duy trì hịa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ
sở tơn trọng ngun tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
* Nguyên tắc hoạt động :
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tơn trọng tồn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình.
- Chung sống hịa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn : Liên Xơ, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
* Tồn cầu hóa là q trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau,
phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
* Những biểu hiện chủ yếu của xu thế tồn cầu hóa trong nửa sau thế kỉ XX là :
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
Tiến sĩ Hồ Hữu Nhật
ĐH Quốc Gia TP.HCM


KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THƠNG NĂM 2010
Mơn thi : ĐỊA LÍ - Giáo dục trung học phổ thơng

I. Phần chung cho tất cả thí sinh (8,0 điểm)
Câu I. (3,0 điểm)
1. Nêu tóm tắt ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lý nước ta.
2. Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia nào? Kể tên các hệ sinh thái vùng ven
biển nước ta.
3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :
a) Cho biết tên 6 đơ thị có số dân lớn nhất nước ta. Trong số đó, đơ thị nào trực thuộc tỉnh ?
b) Giải thích tại sao đơ thị là nơi dân cư tập trung đông đúc.
Câu II. (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu :
Sản lượng cao su việt Nam (đơn vị : nghìn tấn)
Năm
1995
2000
Sản lượng cao su
124,7
290,8

2005
481,6


2007
605,8

1. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng cao su của nước ta theo bảng số liệu trên.
2. Nhận xét sự thay đổi sản lượng cao su nước ta giai đoạn 1995 - 2007.

Câu I. (3,0 điểm)
1. Trình bày những thuận lợi về tự nhiên trong việc phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ.
2. Tại sao thủy lợi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nông nghiệp ở
Đông Nam Bộ ?
II. Phần riêng - phần tự chọn (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)


Trình bày những mặt tích cực và tồn tại trong hoạt động ngoại thương của nước ta từ sau Đổi mới.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu :
Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
theo giá so sánh 1994 (đơn vị: nghìn đồng)
Năm
1999
2002
Đơng Nam Bộ
366
390
Tây Ngun
221
143


2004
452
198

2006
515
234

Hãy so sánh thu nhập bình quân đầu người của hai vùng theo bảng số liệu trên và giải thích.

BÀI GIẢI GỢI Ý
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I.
1. Tóm tắt ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lí nước ta:
- Nằm hồn tồn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa châu Á làm cho thiên
nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Giáp biển Đơng nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt.
- Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật tạo nên sự đa dạng về động – thực vật.
- Nằm trên vành đai sinh khống Thái Bình Dương – Địa Trung Hải nên có nhiều tài ngun khống sản.
- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng…
* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…
2. - Vùng biển nước ta giáp với vùng biển của các quốc gia: Trung Quốc, Philippin, Brunây, Malaixia,
Inđônêxia, Xingapo, Campuchia, Thái Lan.
- Hệ sinh thái vùng biển nước ta: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái
rừng trên các đảo
3. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Tên 6 đô thị: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Biên Hòa


Trong đó Biên Hịa là đơ thị thuộc tỉnh Đồng Nai.

b) Đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc vì:
- Nơi có vị trí địa lí thuận lợi.
- Là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng.
- Là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chun mơn kĩ thuật.
- Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngồi nước.
- Các đơ thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Câu II.
1. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện :


Biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng cao su của nước ta từ năm 1995 – 2007 .

Biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng cao su của nước ta từ năm 1995 – 2007

2. Nhận xét :
- Sản lượng cao su nước ta tăng nhanh một cách liên tục từ 1995 – 2007.
- Từ 1995 – 2007 sản lượng cao su tăng 481,1 nghìn tấn, tăng 4,9 lần.
- Giải thích : Sản lượng cao su nước ta tăng nhanh vì :
+ Điều kiện tự nhiên thích hợp với cây cao su: đất đỏ bazan, đất xám phù sa cổ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa, nguồn nước dồi dào.
+ Lao động đơng, có kinh nghiệm trồng và chế biến sản phẩm cây cao su.
+ Chủ trương của nhà nước: đa dạng hóa sản phẩm nơng nghiệp, trồng các cây cơng nghiệp có giá trị
xuất khẩu trong đó có cây cao su.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cao su mở rộng trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt từ sau năm 1995,
Việt Nam gia nhập ASEAN và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Câu III.
1. Những thuận lợi về tự nhiên trong việc phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ :



-Vị trí địa lý: tiếp giáp Đồng bằng sơng Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Lào và Biển Đông, dãy núi
Bạch Mã là ranh giới giữa Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ à thuận lợi giao lưu văn hóa – kinh tế
– xã hội của vùng với các vùng khác cả bằng đường bộ và đường biển.
- Đồng bằng nhỏ hẹp, lớn nhất là đồng bằng Thanh-Nghệ-Tỉnh có điều kiện phát triển cây lương thực, cây
cơng nghiệp ngắn ngày. Vùng gị đồi có khả năng phát triển vườn rừng, chăn ni đại gia súc.
- Khí hậu vẫn cịn chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông.
- Hệ thống sông Mã, sơng Cả có giá trị về thuỷ lợi, tiềm năng thuỷ điện và giao thơng (hạ lưu).
- Khống sản: sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh)-trữ lượng lớn nhất cả nước (60% trữ lượng cả nước), crơm Cổ
Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An)-trữ lượng lớn nhất cả nước (60% trữ lượng cả nước), đá vơi
Thanh Hóa…
- Rừng có diện tích tương đối lớn, sau Tây Nguyên (chiếm 19,3% diện tích rừng cả nước) tập trung chủ
yếu ở phía Tây-biên giới Việt-Lào.
- Các tỉnh đều giáp biển nên có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển.
- Vùng có tài nguyên du lịch đáng kể, nổi tiếng: bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lị, Lăng Cơ; di sản thiên nhiên
thế giới: Phong Nha-Kẽ Bàng, di sản văn hóa thế giới: Cố đơ Huế…
2. Thủy lợi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đông
Nam Bộ :
- Vì Đơng Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, cận xích đạo, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt, đặc biệt
mùa khô kéo dài gây thiếu nước trầm trọng.
- Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta nên vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa
hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng: Nhiều công trình thuỷ lợi được xây
dựng, trong đó cơng trình thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) lớn nhất nước: rộng 270km2, chứa 1,5 tỷ m3,
đảm bảo tưới tiêu cho 170.000 ha của Tây Ninh & Củ Chi. Dự án thuỷ lợi Phước Hịa (Bình Dương, Bình
Phước) cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra việc xây dựng các cơng trình thuỷ điện cũng
giải quyết một phần nước tưới vào mùa khô, làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất, diện tích trồng trọt tăng
lên, khả năng đảm bảo lương thực – thực phẩm cũng khá hơn, thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao vị trí
của vùng…
II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)

Câu IV.a. Trình bày những mặt tích cực và tồn tại trong hoạt động ngoại thương của nước ta từ sau Đổi

mới.
* Mặt tích cực:


- Cán cân xuất nhập khẩu có nhiều thay đổi : Sau nhiều năm nhập siêu, vào năm 1992 lần đầu tiên cán
cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối. Từ năm 1993 đến nay, nước ta lại tiếp tục nhập siêu
nhưng về bản chất khác xa với nhập siêu của trước thời kỳ Đổi mới.
- Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta ngày càng tăng nhanh.
- Thị trường mua bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa – đa phương hóa. Ngồi các thị
trường truyền thống (Nga và Đơng Âu), nước ta đã tiếp cận được nhiều thị trường mới. Hiện nay Việt Nam
có quan hệ bn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam đã trở thành thành
viên 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
- Trong hoạt động xuất nhập khẩu có những đổi mới về cơ chế quản lý. Đó là việc mở rộng quyền tự chủ
cho các ngành, các doanh nghiệp và các địa phương. Xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang
hạch toán kinh doanh tăng cường sự quản lý thống nhất của Nhà nước bằng luật pháp và chính sách.
* Tồn tại:
- Nước ta vẫn nhập siêu.
- Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta bao gồm hàng công nghiệp nặng và khống sản, hàng cơng nghiệp
nhẹ và tiểu thủ cơng nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên tỉ trọng hàng chế biến hay tinh chế
tương đối thấp và tăng chậm. Hàng gia cơng cịn lớn hoặc phải nhập ngun liệu.
Câu IV.b.
+ So sánh thu nhập bình quân đầu người của hai vùng :
- Thu nhập bình quân theo đầu người hàng tháng ở Đông Nam Bộ tăng liên tục từ 1996 – 2006 .
- Thu nhập bình quân theo đầu người hàng tháng ở Tây Nguyên tăng giảm không ổn định.
- Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của Đông Nam Bộ luôn cao hơn Tây Nguyên.
Năm 1999 thu nhập bình qn đầu người tháng của Đơng Nam Bộ gấp 1,6 lần Tây Nguyên.
Năm 2002 thu nhập bình quân đầu người tháng của Đông Nam Bộ gấp 2,7 lần Tây Nguyên.
Năm 2004 thu nhập bình quân đầu người tháng của Đông Nam Bộ gấp 2,3 lần Tây Nguyên.
Năm 2006 thu nhập bình qn đầu người tháng của Đơng Nam Bộ gấp 2,2 lần Tây Nguyên.
+ Giải thích :

- Thu nhập bình quân đầu người tháng của 2 vùng chênh lệch nhiều do sự chênh lệch về trình độ phát
triển kinh tế.
* Vùng Đông Nam Bộ :


- Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.
- Đông Nam Bộ là vùng kinh tế hàng hóa sớm phát triển, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch
vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước.
- Có ưu thế về vị trí địa lý, về nguồn lao động lành nghề, có cơ sở vật chất kỹ thuật, lại có chính sách phát
triển phù hợp, thu hút được các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.
* Vùng Tây Nguyên :
- Là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển, khơng thuận lợi cho phát triển kinh tế.
- Diện tích lớn nhưng dân cư thưa thớt, nhiều dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, mật độ dân số thấp
nhất so với các vùng khác 89 người/km2 (năm 2006).
- Địa hình tương đối hiểm trở, mùa khơ kéo dài khó làm thủy lợi.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng còn hạn chế, nhất là giao thông vận tải.
Đỗ Thị Vân
Trường THPT Ngô Gia Tự - TP.HCM
ĐỀ THI
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010
Mơn thi : NGỮ VĂN - Gíao dục trung học phổ thơng
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.
Câu 2 (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lịng yêu thương con người
của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
II. Phần riêng - Phần tự chọn (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích trong
Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008)


Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh :
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ơi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, tr.122 - 123, NXB Giáo dục - 2008)
BÀI GIẢI GỢI Ý
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1: Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Nga M. Sô-lô-khốp.
a. Yêu cầu về kiến thức :
Mi-kha-in A-lếch-xan-đrơ-vích Sơ-lơ-khốp là nhà văn Xơ viết lỗi lạc, sinh năm 1905 và mất năm 1984.
Ông được vinh dự nhận giải Nô-ben về văn học năm 1965, được liệt vào hàng những nhà văn lớn nhất của
thế giới thế kỉ XX.
Ông tham gia cách mạng tại quê hương (thị trấn Vi-ô-sen-xcai-a thuộc tỉnh Rô-xtốp trên vùng thảo
nguyên sông Đơng) khá sớm với cơng việc thư kí ủy ban thị trấn, nhân viên thu mua lương thực, tiễu phỉ.
Sô-lô-khốp đi Mát-xcơ-va vào cuối năm 1922, không tiếp tục theo học được, ông phải làm nhiều nghề để
kiếm sống: Từ thợ đập đá, khuân vác đến kế toán. Thời gian rảnh rỗi, Sô-lô-khốp dành cả cho việc tự học
và đọc văn học. Năm 1925, Sô-lô-khốp trở về quê.
Ở tuổi 21 (năm 1926), Sô-lô-khốp in hai tập truyện ngắn là “Truyện sông Đông” và “Thảo nguyên xanh”,
gồm 21 truyện ngắn, phản ánh cuộc đấu tranh khốc liệt ở vùng sông Đông thời nội chiến.
Cũng trong khoảng thời gian này, ông đã bắt tay viết tác phẩm tâm huyết nhất của đời mình, đó là tiểu

thuyết “Sơng Đơng êm đềm”. Cuốn tiểu thuyết được in dần từng phần. Tổng cộng 4 quyển, 8 phần, hoàn
thành vào năm 1940 và lập tức được trao Giải thưởng Quốc gia.
Câu 2.
Trong cuộc sống, lòng yêu thương là một thứ tình cảm tốt đẹp mà con người ta dành cho nhau, như Tố
Hữu đã nói: “Có gì đẹp trên đời hơn thế - Người với người sống để yêu nhau”.


Lòng yêu thương được vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài và lịng u thương cũng có thế chỉ là
một niềm thương cảm chợt trào dâng khi ta gặp một hồn cảnh nào đó. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện
nào thì lịng u thương cũng ln mang lại những điều kì diệu của cuộc sống.
Người cho đi yêu thương được nhận một cảm giác ngọt ngào, êm dịu và bình n. Người được nhận u
thương thì có thể nhận được rất nhiều. Đối với một đưa trẻ, đó có thể là nguồn ni dưỡng tâm hồn, suối
nguồn tươi mát ươm mầm cho một trái tim nhạy cảm. Cũng có thể là sức mạnh cảm hóa, bến bờ quay lại
đối với những số phận lầm lỡ.
Lòng yêu thương là những rung động thiêng liêng giữa con người với con người, khiến người ta xích lại
gần nhau, tạo thành sức mạnh. Nếu cuộc sống khơng có u thương thì mối liên kết sẽ vơ cùng lỏng lẻo,
có thể đứt gãy bất kì lúc nào.
Và sẽ thật là một thảm họa nếu như thế giới ở trong tình trạng ấy. Rất có thể sẽ là chiến tranh, là chết
chóc, bởi một khi u thương khơng tồn tại thì lịng nhân đạo có thể bắt nguồn được từ đâu nữa? Khi ấy
hạnh phúc sẽ ko thể tồn tại được nữa!
Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại! Vì vậy, hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật
nhiều. Có thể chúng ta sẽ nhận lại được tình thương từ họ, hoặc có thể khơng, nhưng điều đó khơng quan
trọng, vì chỉ cần yêu thương tồn tại trong ta thì ta đã có được hạnh phúc. Bởi u thương chính là hạnh
phúc của con người!
Ngày nay, trong mơi trường tồn cầu hóa, giao tiếp con người càng rộng, lịng u thương cần được củng
cố mở rộng ra hơn. Lòng yêu thương chính là động lực để chúng ta hợp tác cùng nhau nâng cao hiểu biết,
tích cực cải thiện cuộc sống. Lòng yêu thương kiến tạo ra thế giới hòa bình, hạnh phúc vũng bền.
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Câu 3.a.
I) Yêu cầu: Học sinh biết làm bài văn nghị luận phân tích những đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm tự

sự, bố cục chặt chẽ, văn viết trong sáng.
II) Bài làm thể hiện những ý chính:
1. Nguyễn Thi là cây bút văn xi hiện thực xuất sắc trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ông sinh năm 1928 và mất năm 1968. Ông đặc biệt thành công với những tác phẩm viết về đất và người
Nam bộ. Những đứa con trong gia đình là tác phẩm tiêu biểu. Trong đó, nhân vật Việt được tác giả khắc
họa thật sinh động và giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong thời chống Mỹ
cứu nước.
2. Phân tích nhân vật Việt :
a) Việt – chàng trai Nam Bộ mới lớn với những phẩm chất hồn nhiên :
- Giữ trong mình cái ná thun từ thuở nhỏ dù đã cầm súng đi đánh giặc.


- Khi bị thương nặng trong đêm tối giữa rừng sâu, không sợ chết mà sợ ma.
- Tranh giành với chị Chiến từ việc đi soi ếch đến việc lập chiến công, giành đi bộ đội với chị.
Việt là một hình ảnh sinh động của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc⇒ sống đời thường những năm kháng
chiến chống Mỹ.
b) Việt – mang tình cảm gia đình sâu nặng, sâu sắc :
- Thương mẹ, thương chị, thương chú Năm. Qua dòng hồi tưởng của Việt, hình ảnh người mẹ đã mất đã
hiện lên qua người chị. Thương chị nhưng tính cịn trẻ con nên giấu chị với đồng đội.
Tình thương yêu của Việt đối với mẹ, chị là vô bờ bến, đó là⇒ động lực giúp Việt cầm súng đánh giặc để
trả thù nhà.
c) Việt – mang phẩm chất người anh hùng :
- Gan góc, chiến đấu với tất cả sức mạnh thể chất và tinh thần, với ý chí và truyền thống của gia đình
cách mạng.
- Dũng cảm cùng chị bắn cháy tàu giặc.
- Dù bị thương nặng, đói khát, dù tỉnh dù mê, dù kiệt sức vẫn sẵn sàng chiến đấu.
Việt mang phẩm chất anh hùng cách mạng của thanh niên thời⇒ chống Mỹ cứu nước.
III) Qua dòng hồi tưởng của chính nhân vật Việt, nhà văn Nguyễn Thi đã khắc họa thành công nhân vật
Việt với những phẩm chất đẹp đẽ: trẻ trung, tình yêu thương gia đình sâu nặng, gan dạ. Việt thật đáng
yêu nhưng cũng rất mực dũng cảm anh hùng. Nếu câu chuyện của gia đình Việt là một “dịng sơng”, thì

Việt là “khúc sơng sau”. Việt tiếp nối truyền thống yêu nước của cha ông, của dân tộc Việt Nam trong thời
đại chống Mỹ cứu nước.
Câu 3.b.
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, nên có những nội dung cơ bản sau đây:
- Giới thiệu vài nét về nhà thơ Xuân Quỳnh: Nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống
Mỹ; thơ nói lên tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, tươi tắn, chân thành, đằm
thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
- Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của thơ Xuân Quỳnh.
- Đây là khổ một và hai của bài thơ, thể hiện cảm nhận của nhà thơ về khát vọng tâm hồn của người phụ
nữ trong tình yêu.


- Tình u là cây đàn mn điệu gảy lên mn bản nhạc tình, có khi trầm bổng thiết tha, có khi nghẹn
ngào đau đớn, cũng có khi e ấp, nũng nịu, dễ thương. Trong bài thơ Sóng, tình cảm của nhân vật “Em”
cũng biến thiên như thế!
- Sóng! – là một hình tượng ẩn dụ, là phương tiện bộc lộ tình cảm của nhân vật “Em”:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sơng khơng hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
- Nhà thơ sử dụng những cặp từ ngữ đối lập để diễn tả những trạng thái tâm hồn trái ngược nhau, giằng
xé nhau, buồn vui lẫn lộn trong tình u.
- Sơng và bể cũng là hai hình ảnh đối lập, được dùng để thể hiện hai không gian có tính chất rộng lớn và
nhỏ bé. Cịn "Sóng" là hình tượng thể hiện tình cảm đang rạo rực trong trái tim người con gái và nói lên
khát vọng của tâm hồn trong tình yêu: vươn lên để thể hiện cái lớn lao của tình yêu. Tâm hồn con người
là một cõi mênh mông vô tận. Làm sao ta có thể đi xun suốt hết cái cõi vơ tận ấy. Và ngay chính trong
lúc cõi lịng đang bùng lên ngọn lửa u thương thì cơ gái trẻ lại càng trăn trở, bâng khng, khắc khoải,
dằn vặt với chính lịng mình. Phải vượt khỏi cái giới hạn chật hẹp này, phải lao mình vào chân trời bao la,
những miền vơ tận để hiểu rõ lịng mình. Con sóng đã rời bờ ra đi, đi thật xa, cố tìm hiểu và soi mình với
những con sóng khác để biết được sự huyền diệu của tình yêu, mà hiện tại đối với sóng vẫn cịn là một bí

mật.
- Một nhà thơ Pháp đã từng khẳng định: “tình yêu là điều mà con người khơng thể hiểu nổi”. Và thế rồi
con sóng vẫn đi tìm mãi, tìm mãi:
“Ơi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
- Ngày xưa, ngày sau là hai từ ngữ mang tính chất ẩn dụ, thể hiện thời gian quá khứ và tương lai. Nó
được sử dụng theo cách thức tương phản để khẳng định: sóng, khát vọng tình u của người phụ nữ, là
khát vọng vĩnh hằng không thay đổi dù trước kia, hiện tại và sau này.
- Đến khổ thơ này, nhà thơ đã khẳng định một cách tường minh: con sóng chính là biểu tượng của nỗi
khát vọng tình yêu, nhất là tình yêu của tuổi trẻ. Tuy nhiên có lẽ ngực trẻ là hai từ chưa chín, bởi vì dù trẻ
hay già thì tình yêu thực sự vẫn luôn nồng nàn, say đắm và dữ dội như nhau.


- Tuy chỉ là hai trong số chín khổ thơ của bài thơ nhưng đoạn thơ là một khúc dạo đầu đầy ấn tượng để
nói lên khát vọng tâm hồn của người phụ nữ trong tình u. Hình tượng sóng trong hai khổ thơ này vẫn
để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu đậm về sự mãnh liệt của tình yêu.
Tiến sĩ Trần Ngọc Hồng
ĐH Quốc gia TP.HCM
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THƠNG NĂM 2010
Mơn thi : HĨA HỌC - Giáo dục trung học phổ thơng
Mã đề thi : 208

Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27;
Cl=35,5; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (32 câu, từ câu 1 đến câu 32)
Câu 1 : Quặng boxit là nguyên liệu dùng để điều chế kim loại
A. đồng


B. natri

C. nhơm

D. chì

Câu 2 : Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. Li

B. Ca

C. K

D. Be

Câu 3 : Chất làm mềm nước có tính cứng tồn phần là
A. CaSO4 B. NaCl

C. Na2CO3

D. CaCO3

Câu 4 : Cấu hình electron lớp ngồi cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. ns2np2

B. ns2np1

C. ns1

D. ns2


Câu 5 : Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là
A. màu da cam

B. màu tím

C. màu vàng

D. màu đỏ

Câu 6 : Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu
được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
A. 16,2

B. 9,0

C. 36,0

D. 18,0

Câu 7 : Cho dãy các kim loại : K, Mg, Cu, Al. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là


A. 3

B. 1

C. 2

D. 4


Câu 8 : Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam H2NCH2COOH cần vừa đủ V ml dung dịch
NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 100

B. 200

C. 50

D. 150

Câu 9 : Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy
A. có kết tủa trắng và bọt khí

B. khơng có hiện tượng gì

C. có kết tủa trắng

D. có bọt khí thốt ra

Câu 10 : Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính?
A. Ba(OH)2 và Fe(OH)3

B. Cr(OH)3 và Al(OH)3

C. NaOH và Al(OH)3

D. Ca(OH)2 và Cr(OH)3

Câu 11 : Vinyl axetat có cơng thức là

A. CH3COOCH3

B. C2H5COOCH3

C. HCOOC2H5

D. CH3COOCH=CH2

Câu 12 : Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?
A. C6H5NH2

B. H2NCH(CH3)COOH

C. CH3COOH

D. C2H5OH

Câu 13 : Chất có tính lưỡng tính là
A. NaOH

B. KNO3

C. NaHCO3

D. NaCl

Câu 14 : Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch
A. H2SO4 (đặc, nguội)

B. KOH


C. NaOH

D. H2SO4 (loãng)

Câu 15 : Cho dãy các kim loại : Mg, Cr, Na, Fe. Kim loại cứng nhất trong dãy là
A. Fe

B. Mg

C. Cr

D. Na

Câu 16 : Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đkc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 2,0

B. 6,4

C. 8,5

D. 2,2

Câu 17 : Xà phịng hóa hồn tồn 17,6 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung
dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là


A. 16,4


B. 19,2

C. 9,6

D. 8,2

Câu 18 : Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện khơng có
khơng khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là
A. 8,1 gam

B. 1,35 gam

C. 5,4 gam

D. 2,7 gam

Câu 19 : Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?
A. Protein

B. Saccarozơ

C. Glucozơ

D. Tinh bột

Câu 20 : Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. C2H5OH

B. H2NCH2COOH


C. CH3COOH

D. CH3NH2

Câu 21 : Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có
khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 22 : Trong tự nhiên,canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. Thạch cao sống

B. Đá vôi

C. Thạch cao khan

D. Thạch cao nung

Câu 23 : Điều chế kim loại K bằng phương pháp
A. dùng khí CO khử ion K+ trong K2O ở nhiệt độ cao
B. điện phân dung dịch KCl có màng ngăn
C. điện phân KCl nóng chảy
D. điện phân dung dịch KCl khơng có màng ngăn
Câu 24 : Chất thuộc loại cacbohiđrat là
A. xenlulozơ


B. protein

C. poli(vinyl clorua)

D. glixerol

Câu 25 : Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch
A. CuSO4

B. Na2CO3

C. CaCl2

D. KNO3


Câu 26: Hịa tan hồn tồn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (lỗng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm
khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24.

B. 4,48.

C. 3,36.

D. 1,12.

Câu 27: Cho dãy các chất : CH3COOCH3, C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được
với dung dịch NaOH là
A. 3.


B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 28: Cơng thức hóa học của sắt (III) hiđroxit là
A. Fe2O3.

B. FeO.

C. Fe(OH)3.

D. Fe(OH)2

Câu 29: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. Na.

B. K.

C. Rb.

D. Cs.

Câu 30: Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng
được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là
A. 1.

B. 4.


C. 3.

D. 2.

Câu 31: Dãy các kim loại được xếp theo chiều giảm dần tính khử là:
A. Zn, Cu, K.

B. K, Zn, Cu.

C. K, Cu, Zn.

D. Cu, K, Zn.

Câu 32: Chất không phải axit béo là
A. axit axetic.

B. axit stearic.

C. axit oleic.

D. axit panmitic.

II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (8 câu)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B)
A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)
Câu 33: Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
A. NaOH.

B. BaCl2.


C. KNO3.

D. HCl.

Câu 34: Dãy gồm các hợp chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ là:
A. CH3NH2, C6H5NH2 (anilin), NH3.

B. NH3, C6H5NH2 (anilin), CH3NH2.

C. C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NH3.

D. C6H5NH2 (anilin), NH3, CH3NH2.


Câu 35: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. nilon-6,6.

B. poli(metyl metacrylat).

C. poli(vinyl clorua).

D. polietilen.

Câu 36: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt (III)?
A. Dung dịch HNO3 (loãng, dư).

B. Dung dịch H2SO4 (loãng).

C. Dung dịch HCl.


D. Dung dịch CuSO4.

Câu 37: Số oxi hóa của crom trong hợp chất Cr2O3 là
A. +4.

B. +6.

C. +2.

D. +3.

Câu 38: Oxit kim loại bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao là
A. Al2O3.

B. CuO.

C. K2O.

D. MgO.

Câu 39: Tinh bột thuộc loại
A. monosaccarit.

B. polisaccarit.

C. đisaccarit.

D. lipit.


Câu 40: Cho CH3COOCH3 vào dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm là
A. CH3COONa và CH3COOH.

B. CH3COONa và CH3OH.

C. CH3COOH và CH3ONa.

D. CH3OH và CH3COOH.

B. Theo chương trình nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48)
Câu 41: Phản ứng giữa C2H5OH với CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) là phản ứng
A. trùng hợp.

B. este hóa.

C. xà phịng hóa.

D. trùng ngưng.

Câu 42: Dung dịch có pH > 7 là
A. K2SO4.

B. FeCl3.

C. Al2(SO4)3.

D. Na2CO3.

Câu 43: Oxit nào dưới đây thuộc loại oxit bazơ?
A. CO.


B. Cr2O3.

C. CuO.

D. CrO3.

Câu 44: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?
A. Bông.

B. Tơ visco.

C. Tơ nilon-6,6.

D. Tơ tằm.


Câu 45: Cho Eo (Zn2+/Zn) = –0,76V; Eo (Sn2+/Sn) = –0,14V. Suất điện động chuẩn của pin điện hóa Zn–
Sn là
A. 0,90V.

B. –0,62V.

C. 0,62V.

D. –0,90V.

Câu 46: Số đồng phân cấu tạo amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là
A. 1.


B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 47: Đồng phân của saccarozơ là
A. xenlulozơ.

B. glucozơ.

C. fructozơ.

D. mantozơ.

Câu 48: Khi điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại Cu, quá trình xảy ra ở catot (cực âm) là
A. Cu ® Cu2+ + 2e.

B. 2Cl- ® Cl2 + 2e.

C. Cl2 + 2e ® 2Cl-.

D. Cu2+ + 2e ® Cu.

Tiến sĩ Phạm Trần Nguyên Nguyên
Giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THƠNG NĂM 2010
Mơn thi : TỐN - Giáo dục trung học phổ thơng
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

1
4

3
2

Câu 1 (3,0 điểm). Cho hàm số y = x 3 − x 2 + 5
1) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số đã cho.
2) Tìm các giá trị của tham số m để phương trình x 3 − 6x 2 + m = 0 có 3 nghiệm
thực phân biệt
Câu 2 (3,0 điểm)
1) Giải phương trình 2 log 2 x − 14 log 4 x + 3 = 0
2
1

2
2
2) Tính tích phân I = ∫ x (x − 1) dx
0

3) Cho hàm số f (x) = x − 2 x 2 + 12 . Giải bất phương trình f '(x) ≤ 0
Câu 3 (1,0 điểm). Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vng cạnh a, cạnh
bên SA vng góc với mặt phẳng đáy, góc giữa mặt phẳng (SBD) và mặt phẳng đáy
bằng 600. Tính thể tích khối chóp S.ABCD theo a.
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần 1 hoặc phần 2).
1. Theo chương trình Chuẩn


Câu 4.a (2,0 điểm). Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho 3 điểm A(1;0;0),

B(0;2;0) và C(0;0;3).
1) Viết phương trình mặt phẳng đi qua A và vng góc với đường thẳng BC.
2) Tìm tọa độ tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện OABC.
Câu 5.a (1,0 điểm) Cho hai số phức z1 = 1 + 2i và z2 = 2 - 3i. Xác định phần thực và
phần ảo của số phức z1 - 2z2
2. Theo chương trình Nâng cao
Câu 4.b (2,0 điểm). Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng ∆ có
phương trình
x y + 1 z −1
=
=
2
−2
1

1) Tính khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng ∆.
2) Viết phương trình mặt phẳng chứa điểm O và đường thẳng ∆.
Câu 5.a (1,0 điểm) Cho hai số phức z1 = 2 + 5i và z2 = 3 - 4i. Xác định phần thực và
phần ảo của số phức z1.z2.
BÀI GIẢI
3 2
x − 3 x ; y’ = 0 ⇔ x = 0 hay x = 4;
4
lim y = −∞ hay lim y = +∞
x →−∞
x →+∞

Câu 1: 1) D = R; y’ =

x

y’
y

−∞
+
−∞

0
4
0
− 0 +
5

−3
CT

+∞
+∞

Hàm số đồng biến trên (−∞; 0) ; (4; +∞)
Hàm số nghịch biến trên (0; 4)
Hàm số đạt cực đại tại x = 0; y(0) = 5
Hàm số đạt cực tiểu tại x = 4; y(4) = −3
y" =

3
x − 3 ; y” = 0 ⇔ x = 2. Điểm uốn I (2; 1)
2

Đồ thị :


y
5

-2

0

2
-3

4

6

x


Đồ thị nhận điểm uốn I (2; 1) làm tâm đối xứng.
2)x3 – 6x2 + m = 0 ⇔ x3 – 6x2 = −m ⇔

1 3 3 2
m
x − x +5 = 5−
4
2
4

(2)


Xem phương trình (2) là phương trình hồnh độ giao điểm của (C) và d : y = 5 −
Khi đó: phương trình (1) có 3 nghiệm thực phân biệt
⇔ phương trình (2) có 3 nghiệm thực phân biệt
⇔ (C) và d có 3 giao điểm phân biệt ⇔ −3 < 5 −

m
< 5 ⇔ 0 < m < 32
4

Câu 2:
1) 2 log 2 x − 14 log 4 x + 3 = 0 ⇔ 2 log 2 x − 7 log 2 x + 3 = 0
2
2
⇔ log 2 x = 3 hay log 2 x =
1

1
1
⇔ x = 23 = 8 hay x = 2 2 = 2
2

1

2
2
4
3
2
2) I = ∫ x ( x − 1) dx = ∫ ( x − 2 x + x )dx = (
0


0

1

x5 x 4 x3
1 1 1 1
− + ) = − + =
5 2 3 0 5 2 3 30

3)f(x) = x − 2 x + 12 ; TXĐ D = R
2

f’(x) = 1 − 2

x
x + 12
2

f’(x) ≤ 0 ⇔ x 2 + 12 ≤ 2x ⇔ x ≥ 0 và x2 + 12 ≤ 4x2 ⇔ x ≥ 0 và x2 ≥ 4 ⇔ x ≥ 2
Caâu 3:

S

A

B
60o

O

D
C
BD ⊥ AC; BD ⊥ SA ⇒ BD ⊥ (SAC) ⇒ BD ⊥ SO

Ta có :
·
·
⇒ SOA = [(SBD), (ABCD)] = 60O

a 2
a 6
. 3=
2
2
1
1 3
VSABCD = = SA.SABCD = a 6 (đvtt)
3
6
SA = OAtan60o =

m
4


Câu 4.a.:
uuur
BC = ( 0, −2,3 )
1) Mp qua A(1, 0, 0) có PVT
-2(y - 0) + 3(z - 0) = 0 ⇔ -2y + 3z = 0

2) Cách 1: IO =IA = IB = IC
 x 2 + y 2 + z 2 = ( x − 1) 2 + y 2 + z 2
−2 x + 1 = 0

2
1 3
 2

2
2
2
2
⇔  x + y + z = x + ( y − 2 ) + z ⇔ −4 y + 4 = 0 . Vậy I  ,1, ÷
2 2
 2
 −6 z + 9 = 0
2
2
2
2
2

x + y + z = x + y + ( z − 3)

1
Cách 2: Gọi M là trung điểm của AB ⇒ M ( ;1;0 )
2
3
Gọi N là trung điểm của OC ⇒ N (0; 0; )
2

A ∈ Ox; B ∈ Oy; C ∈ Oz nên tâm I = ∆1 ∩ ∆ 2
với ( ∆1 qua M và vng góc với (Oxy)) và ( ∆ 2 qua N và vuông góc với (Oxz))
1 3
⇒ I  2 ,1, 2 ÷



Câu 5.a.: z1 – 2z2 = (1 + 2i) – 2(2 – 3i) = −3 + 8i
Suy ra số phức z1 – 2z2 có phần thực là −3 và phần ảo là 8.
Câu 4.b.:
1) Cách 1: Gọi H là hình chiếu của O lên đường thẳng ∆ ⇒ OH ⊥ ∆ và H ∈ ∆
⇒ H (2t; −1 – 2t; 1 + t) uu
r
uuur
OH = (2t ; −1 − 2t;1 + t ) và a∆ = (2; −2;1)
uuur uu
r
OH vng góc với ∆ ⇔ OH .a∆ = 0 ⇔ 4t + 2 + 4t + 1 + t = 0
⇔ 9t + 3 = 0 ⇔ t = −
Vậy d (0, ∆ ) = OH =

1
 2 1 2
⇒ H − 3 ;− 3; 3 ÷
3


4 1 4
+ + =1
9 9 9


uu
r

Cách 2: ∆ qua A (0; -1; 1) có vectơ chỉ phương a∆ = (2; −2;1)

uuu uu
r r
OA, a∆ 
uuu uu
r r
1+ 4 + 4


=
=1
uu
r
⇒ OA, a∆  = (1; 2; 2) ⇒ d(O; ∆ ) =


4 + 4 +1
a∆
r uuu uu
r r
n = OA, a∆  = (1; 2; 2)
2) (α) chứa O và ∆ nên (α) có 1 vectơ pháp tuyến:




Phương trình mặt phẳng (α) : x + 2y + 2z = 0
Câu 5.b.: z1z2 = (2 + 5i) (3 – 4i) = 6 – 8i + 15i – 20i2 = 26 + 7i
⇒ số phức z1z2 có phần thực là 26 và phần ảo là 7.
Ths. Đào Bảo Dũng


(ĐH Kinh Tế TP.HCM)


×