Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ việt nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 199 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

HỒ THỦY TIÊN

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM
NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2007


1

MỞ ĐẦU

1/ Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu hàng đầu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2001 – 2010 ở Việt Nam là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Muốn
vậy, tới năm 2010 Việt Nam cần huy động khoảng 150-160 tỷ USD vốn đầu tư
toàn xã hội. Đây thực sự là bài toán nan giải vì trong suốt giai đoạn 1990-2000,
Việt Nam chỉ huy động được gần 65 tỷ USD. Cho nên trong những năm còn lại
Việt Nam cần huy động tối đa các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh
tế với chủ trương “Vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng”.
Mặt khác, khi kinh tế tăng trưởng, đời sống người dân được nâng lên thì
nhu cầu được bảo vệ trước những rủi ro của các chủ thể, cá nhân trong nền kinh
tế cũng tăng. Một khi rủi ro đã xảy ra yêu cầu tức thì phải có một khoản tài chính
bù đắp để giúp các chủ thể, cá nhân nhanh chóng ổn định sản xuất, ổn định đời
sống từ đó mới tạo động lực cho nền kinh tế phát triển ổn định và tăng trưởng hơn


nữa.
Để vừa đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế vừa giữ cho nền kinh
tế tăng trưởng ổn định, Chính phủ cần thực hiện nhiều chính sách đồng bộ. Một
trong những chính sách đó là quan tâm và tạo điều kiện để phát triển thị trường
bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam nói riêng.
Hơn thế nữa, trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế Việt Nam
đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Ngành bảo hiểm Việt Nam
cũng đang trong quá trình hội nhập này. Với các Hiệp định thương mại song
phương, đa phương và sắp tới khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới WTO đòi hỏi Chính phủ từng bước xóa bỏ dần tiến đến xóa bỏ hoàn toàn haïn


2

chế gia nhập thị trường bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Điều này
sẽ làm cho ngành bảo hiểm có cơ hội thu hút nhiều vốn cho phát triển đồng thời
đa dạng hóa các sản phẩm với chất lượng ngày càng cao, giá thành lại hạ, cũng
như tranh thủ được kinh nghiệm, công nghệ kinh doanh và kỹ năng quản lý tiến
tiến của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Nhưng cùng với quá trình hội nhập đã
đặt ra cho ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng
nhiều thách thức, các công ty bảo hiểm Việt Nam cần phải đủ mạnh về mọi mặt
thì mới tận dụng được các cơ hội trên và không bị “hòa tan” ngay trong thị trường
của chính mình.
Vậy sắp tới khi gia nhập vào các tổ chức quốc tế này với cam kết mở cửa
thị trường bảo hiểm thì phải phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
như thế nào để vừa đảm bảo các mục tiêu phát triển KT-XH do Đảng và Nhà
nước đã đề ra vừa đưa ngành bảo hiểm Việt Nam từng bước chủ động hội nhập
vào ngành bảo hiểm thế giới.
Luận án: “Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong
giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” được lựa chọn nghiên cứu nhằm giải quyết

các vấn đề đã nêu ra.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của
thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam trong thời gian qua. Qua đó đề xuất các
giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong thời gian tới
theo các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính khi gia nhập vào các tổ chức
quốc tế nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu phát triển KT_XH do Đảng và nhà
nước đã đề ra.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động của các công ty BHNT không chỉ giới hạn ở hoạt động kinh
doanh bảo hiểm thuần túy mà còn bao gồm cả hoạt động đầu tư. Vì vậy, đối
tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động kinh doanh bảo hiểm thuần túy
như: thiết kế, định phí, phân phối, dự phòng,… đồng thời luận án dành một dung
lượng thích hợp nghiên cứu về hoạt động và hiệu quả đầu tư của các công ty bảo
hiểm trên phạm vi toàn thị trường bảo hiểm nhân thọ và cả trên phạm vi thị
trường tài chính của Việt Nam. Đặc biệt, quá trình nghiên cứu của luận án được
đặt trong bối cảnh thị trường BHNT Việt Nam đã và đang gia nhập từng bước vào
nền kinh tế thế giới, để từ đó luận án đưa ra các giải pháp tối ưu trong việc phát
triển an toàn, bền vững thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong giai đoạn
hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương
pháp duy vật biện chứng và lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu có kết hợp giữa
lý luận và thực tiễn thông qua điều tra, khảo sát. Ngoài ra, luận án còn sử dụng
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê,
phương pháp đồ thị… để đánh giá bản chất của đối tượng nghiên cứu.



4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM
NHÂN THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1.Tổng quan về bảo hiểm nhân thọ
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm nhân thọ trên thế giới
Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là sự cam kết giữa người bảo hiểm và người
tham gia bảo hiểm, mà trong đó người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia (hoặc
người thụ hưởng) một số tiền nhất định khi có những sự kiện đã định trước xảy ra
(người được bảo hiểm bị chết hoặc còn sống đến một thời điểm nhất định), còn
người tham gia phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn. Nói cách khác, bảo
hiểm nhân thọ là quá trình bảo hiểm các rủi ro có liên quan đến sinh mạng, cuộc
sống và tuổi thọ của con người.
Hợp đồng BHNT đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1583, do công dân
London là ông William Gybbon tham gia. Phí bảo hiểm ông phải đóng lúc đó là
32 bảng Anh, khi ông chết cũng trong năm đó, người thừa kế của ông được hưởng
400 bảng Anh. Tuy nhiên, BHNT sau đó bị cấm do nó không có đầy đủ cơ sở kỹ
thuật. Chỉ đến thế kỷ 17, khi Pascal, Ferma và sau đó là Bernoulli chứng minh
Quy luật số đông, khai sinh và phát triển ra môn toán học xác suất thống kê thì cơ
sở kỹ thuật của bảo hiểm nhân thọ mới hình thành. Kể từ đó BHNT phát triển
mạnh trên tất cả các quốc gia có đủ các điều kiện.
Năm 1759, công ty BHNT ra đời đầu tiên ở Philadelphia (Mỹ). Công ty
này đến nay vẫn còn hoạt động, nhưng lúc đầu nó chỉ bán bảo hiểm cho các con
chiên ở nhà thờ của mình. Năm 1762, công ty bảo hiểm nhân thọ Equitable ở
nước Anh được thành lập và bán bảo hiểm nhân thọ cho mọi người dân. Công ty
bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ở Pháp ra đời năm 1787, ở Đức năm 1828.



5

Ở Châu Á, các công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ra đời ở Nhật Bản.
Năm 1868 công ty bảo hiểm Meiji của Nhật ra đời và đến năm 1888 và 1889, hai
công ty khác là Kyoei và Nippon ra đời và phát triển cho đến ngày hôm nay.
Theo thời gian, BHNT phát triển rất nhanh. Vai trò của BHNT không chỉ
thể hiện trong từng gia đình và đối với từng cá nhân trong việc góp phần ổn định
cuộc sống, giảm bớt khó khăn về tài chính khi gặp phải rủi ro, mà còn thể hiện rõ
trên phạm vi toàn xã hội. Trên phạm vi xã hội, BHNT góp phần thu hút vốn đầu
tư nước ngoài, huy động vốn trong nước từ những nguồn tiền mặt nhàn rỗi nằm
trong dân cư. Lượng vốn huy động từ ngành BHNT được đầu tư trở lại nền kinh tế
qua hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp này mở rộng qui mô sản xuất hoặc là góp vốn liên doanh, hoặc là
cho chính phủ vay thông qua việc mua trái phiếu chính phủ; hoặc tạo điều kiện
cho chính người tham gia BHNT vay lại từ hợp đồng BHNT của mình giúp họ
trang trãi những chi tiêu bất ngờ trong đời sống… Rõ ràng, BHNT không chỉ có
chức năng bảo vệ mà còn có chức năng của một định chế tài chính trung gian huy
động có hiệu quả nguồn vốn trung và dài hạn trong nước và cả nước ngoài, đặc
biệt chức năng này càng thể hiện rõ hơn nữa trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của BHNT
-

BHNT vừa mang tính tiết kiệm, vừa mang tính bảo vệ
Thật vậy, mỗi người mua BHNT sẽ định kỳ nộp một khoản tiền nhỏ (gọi là

phí bảo hiểm) cho công ty bảo hiểm, ngược lại công ty bảo hiểm có trách nhiệm
trả một số tiền lớn (gọi là số tiền bảo hiểm) cho người hưởng quyền lợi bảo hiểm
như đã thỏa thuận trước, khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Nội dung tiết kiệm
khi mua BHNT khác với các hình thức tiết kiệm khác ở chỗ: người bảo hiểm đảm



6

bảo trả cho người tham gia bảo hiểm hay người thân của họ một số tiền rất lớn
ngay cả khi họ mới tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, nếu người được bảo hiểm
bị các rủi ro về sức khỏe hay tính mạng.
-

BHNT đáp ứng nhiều mục đích khác nhau của người tham gia bảo hiểm
HĐBH tử vong sẽ giúp người được bảo hiểm để lại cho gia đình một STBH

khi họ bị tử vong. Số tiền này đáp ứng được rất nhiều mục đích của người quá cố
như trang trải nợ nần, giáo dục con cái, phụng dưỡng cha mẹ…
-

BHNT ra đời và phát triển trong những điều kiện nhất định
Ở các nước phát triển, BHNT đã ra đời và phát triển hàng trăm năm nay.

Ngược lại có một số quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn chưa triển khai được
BHNT, mặc dù người ta hiểu rất rõ vai trò và lợi ích của nó. Để lý giải vấn đề
này, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng cơ sở chủ yếu để BHNT ra đời và phát
triển là điều kiện kinh tế – xã hội phải phát triển. Ngoài ra, môi trường pháp lý
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự ra đời và phát triển của BHNT. Ở một số nước
phát triển như Anh, Pháp, Đức… Chính phủ thường có chính sách thuế ưu đãi mục
đích là nhằm tạo ra cho các cá nhân cơ hội để tiết kiệm, tự mình lập nên quỹ hưu
trí, từ đó cho phép giảm bớt phần trợ cấp từ nhà nước. Cũng vì những mục đích
trên mà một số nước Châu Á như Ấn Độ, Hồng Kông, Singapore… không đánh
thuế đối với các nghiệp vụ BHNT. Sự ưu đãi này là đòn bẩy tích cực để BHNT
phát triển.

1.1.3. Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cơ bản
Căn cứ vào biến cố còn sống hay tử vong trong thời gian tham gia bảo
hiểm mà BHNT được chia ra làm ba loại sản phẩm chính sau: BHNT trong
trường hợp tử vong, BHNT trong trường hợp sống, BHNT hỗn hợp.


7

Ngoài ra, người bảo hiểm còn áp dụng các điều khoản bổ sung bán kèm
với các sản phẩm chính như: bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm
không nộp phí khi thương tật, bảo hiểm cho người đóng phí …
™ Bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp tử vong
Đây là loại hình phổ biến nhất trong BHNT và được chia thành 2 nhóm:
ƒ

Bảo hiểm tử kỳ (còn được gọi là bảo hiểm sinh mạng có thời hạn): được ký

kết để bảo hiểm cho biến cố tử vong xảy ra trong thời gian đã quy định của hợp
đồng. Nếu biến cố tử vong không xảy ra trong thời gian đó thì người bảo hiểm
không phải thanh toán STBH cho người được bảo hiểm. Ngược lại, nếu biến cố tử
vong xảy ra trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng, thì người bảo hiểm phải có
trách nhiệm thanh toán STBH cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm được chỉ
định.
ƒ Bảo hiểm nhân thọ trọn đời (bảo hiểm trường sinh)
Loại hình bảo hiểm này cam kết chi trả cho người thụ hưởng bảo hiểm một
STBH đã được ấn định trên hợp đồng, khi người được bảo hiểm tử vong vào bất
cứ lúc nào kể từ ngày ký hợp đồng.
™ Bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp sống (còn gọi là bảo hiểm sinh
kỳ)
Thực chất của loại hình bảo hiểm này là người bảo hiểm cam kết chi trả

một lần hoặc những khoản tiền đều đặn trong một khoảng thời gian xác định hoặc
trong suốt cuộc đời người tham gia bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm chết
trước ngày đến hạn thanh toán thì sẽ không được chi trả khoản tiền như đã thỏa
thuận.
Loại hình bảo hiểm này rất phù hợp với những người khi về hưu hoặc
những người không được hưởng tiền trợ cấp hưu trí từ BHXH đến độ tuổi tương
ứng với tuổi về hưu đăng ký tham gia, để được hưởng những khoản trợ cấp định


8

kỳ hàng tháng. Vì vậy, tên gọi “Bảo hiểm tiền trợ cấp hưu trí”, “Bảo hiểm tiền
hưu”, “Niên kim nhân thọ” … được các công ty bảo hiểm vận dụng linh hoạt.
™ Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp
Thực chất của loại hình bảo hiểm này là bảo hiểm cả trong trường hợp
người được bảo hiểm bị tử vong hay còn sống. Yếu tố tiết kiệm và bảo vệ đan
xen nhau vì thế nó được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới.
Khi triển khai BHNT hỗn hợp, các công ty bảo hiểm có thể đa dạng hóa
loại sản phẩm này bằng cách đưa ra hợp đồng có thời hạn khác nhau, hợp đồng
chia lãi, không chia lãi và các loại hợp đồng khác tùy theo tình hình kinh tế.
1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm nhân thọ
1.1.4.1. Nguyên tắc số đông
Nguyên tắc số đông (Quy luật số đông) là nguyên tắc hoạt động cơ bản
nhất của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng.
Theo quy luật này, số lần thực hiện phép thử càng lớn, kết quả thu được từ
phép thử sẽ tiến dần về xác suất lý thuyết xảy ra biến cố đang xem xét. Nhắc lại
trò chơi con xúc xắc:
Người ta tung một con xúc xắc 20 lần, 100 lần, 1000 lần và cuối cùng là
10.000 lần. Mỗi lần tung ra, người ta chú ý đến việc xuất hiện một con số nhất
định, chẳng hạn số 6. Các kết quả được ghi nhận như sau:

Số lần tung ra
20
100
1000
10.000

Số lần xuất hiện
2
12
175
1653

Tần suất xuất hiện
0,100
0,120
0,175
0,165

Thoạt đầu, sự may rủi mà bề mặt có số 6 xuất hiện là 1/6 (tần suất xuất
hiện là 0,167), đây là xác suất lý thuyết, qua nhiều lần thử nghiệm, tần suất xuất


9

hiện của mặt 6 sẽ dần về xác suất lý thuyết (# 0,167). Nói một cách khác, nếu
chúng ta thực hiện việc nghiên cứu trên một đám đông đủ lớn, chúng ta sẽ có xác
suất xảy ra một biến cố nào đó ở mức độ đủ chính xác và nói chung, chúng ta có
thể làm chủ được biến cố ngẫu nhiên đó. Ứng dụng Quy luật số đông vào bảo
hiểm nhân thọ, yêu cầu các công ty bảo hiểm phải triển khai các sản phẩm bảo
hiểm nhân thọ trên số đông người càng lớn càng tốt. Vì khi có số đông người, xác

suất tử vong (hoặc còn sống) xảy ra trong thực tế và xác suất tử vong (hoặc còn
sống) dự kiến khi định phí sẽ tiến dần về với nhau và điều này cũng có nghóa là
công ty bảo hiểm với số phí thu trước, đủ chi trả cho các trường hợp tử vong hoặc
còn sống xảy ra trong thực tế.
Trong thực tế, khi ứng dụng nguyên tắc số đông, các công ty bảo hiểm
phải tuân thủ một hệ quả của nguyên tắc số đông, đó chính là nguyên tắc phân
chia. Theo nguyên tắc này, các công ty bảo hiểm phải tránh chấp nhận đảm bảo
cho những rủi ro có giá trị quá lớn vượt quá khả năng tài chính của từng công ty
bảo hiểm. Trong trường hợp những rủi ro có giá trị lớn, cần phải sử dụng một
trong hai kỹ thuật phân chia là đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm, trong đó, kỹ thuật
tái bảo hiểm là được sử dụng phổ biến hơn cả.
Tái bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó môt công ty bảo hiểm (công ty bảo
hiểm gốc – công ty nhượng tái bảo hiểm) chuyển cho một công ty bảo hiểm khác
(công ty nhận tái bảo hiểm) một phần rủi ro mà công ty gốc đã chấp nhận đảm
bảo. Hay nói một cách chung và dễ hiểu nhất là: “Tái bảo hiểm là bảo hiểm lại
cho bảo hiểm”.


10

CÔNG TY
TÁI BẢO HIỂM 30%

CÔNG TY
TÁI BẢO HIỂM 30%

CÔNG TY
TÁI BẢO HIỂM 20%

CÔNG TY

BẢO HIỂM GỐC
NGƯỜI ĐƯC BẢO
HIỂM

Hình 1.1. Mối quan hệ trong tái bảo hiểm
Tái bảo hiểm là hoạt động không thể thiếu trong quá trình kinh doanh và
tồn tại của một công ty bảo hiểm vì các lý do sau:
- Tăng cường khả năng nhận bảo hiểm: Trong quá trình kinh doanh, công ty bảo
hiểm có thể nhận được những yêu cầu cấp đơn bảo hiểm với số tiền bảo hiểm
vượt quá khả năng của mình trong việc đền bù khi rủi ro xảy ra. Để có thể đảm
bảo cho những rủi ro lớn và cung cấp được mọi dịch vụ mà khách hàng yêu cầu,
cần thiết phải tiến hành tái bảo hiểm cho những phần vượt quá mức giữ lại cho
một hoặc nhiều công ty bảo hiểm hay tái bảo hiểm khác trên thị trường.
- Góp phần ổn định tỷ lệ bồi thường: công ty bảo hiểm gốc có thể tránh sự biến
động trong các khoản chi bồi thường trong một năm và qua nhiều năm bằng việc
tái bảo hiểm.
- Lợi ích “vó mô”: một lợi ích cuối cùng của lý do tái bảo hiểm là chi phí rủi ro
được dàn trãi trong toàn thị trường bảo hiểm thế giới. Rất nhiều các công ty tái
bảo hiểm hàng đầu ở các nước như: Đức, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Anh
bằng việc tái bảo hiểm cho các công ty này và một số công ty khác, rủi ro không
chỉ tác động vào một nền kinh tế mà rủi ro của một chủ thể trong một quốc gia đã
được số đông những người tham gia bảo hiểm trên toàn thế giới cùng gánh chịu.
1.1.4.2. Nguyên tắc khoán


11

Trong đa số các nghiệp vụ về bảo hiểm con người, số tiền bảo hiểm, các
khoản trợ cấp được ấn định trước trên hợp đồng. Những khoản tiền này được xác
định dựa vào sự lựa chọn của người được bảo hiểm. Khi xảy ra các sự kiện bảo

hiểm, số tiền bảo hiểm hay khoản trợ cấp được công ty bảo hiểm thanh toán
không nhằm mục đích bồi thường thiệt hại, đây là một số tiền mang tính chất
khoán. Cũng vì thế, những giả thiết về bảo hiểm trên giá trị, dưới giá trị và bảo
hiểm trùng không được đề cập đến trong bảo hiểm con người. Để làm nổi bật tính
chất khoán trong bảo hiểm con người, ta có thể đi từ hợp đồng BHNT trường hợp
tử vong. Khi người được bảo hiểm tử vong, công ty bảo hiểm sẽ phát sinh nghóa
vụ thanh toán trợ cấp cho người thụ hưởng. Khoản trợ cấp này không mang ý
nghóa là bồi thường cho sự tử vong của người được bảo hiểm vì sự tử vong là một
mất mát vô cùng to lớn mà không có khoản tiền nào có thể bù đắp để lấy lại
trạng thái ban đầu – trạng thái sống của người được bảo hiểm.
Việc áp dụng nguyên tắc khoán kéo theo những hệ quả quan trọng sau:
- Đối với cùng một người được bảo hiểm, đồng thời có thể ký kết nhiều
hợp đồng bảo hiểm con người khác nhau cho chính mình, với các số tiền bảo
hiểm bằng hoặc khác nhau, tùy theo ý muốn và khả năng tài chính. Khi xảy ra
các sự kiện được bảo hiểm trong các hợp đồng đã ký kết thì người thụ hưởng sẽ
nhận được tất cả các số tiền bảo hiểm này.
- Không có thế quyền hợp pháp (chuyển yêu cầu bồi hoàn) của công ty
bảo hiểm. Trong bảo hiểm con người, sau khi đã thanh toán số tiền bảo hiểm,
công ty bảo hiểm không được phép thế vào quyền của người được bảo hiểm để
truy đòi những người gây ra thiệt hại có trách nhiệm phải bồi thường cho người
được bảo hiểm.
1.2. Nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
1.2.1. Thiết kế và định phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ


12

Thiết kế sản phẩm là công việc đầu tiên của mỗi công ty bảo hiểm. Để
đưa ra quyết định thiết kế sản phẩm nào, công ty bảo hiểm phải thực hiện một
loạt các công việc như điều tra nhu cầu của khách hàng, tập quán và thói quen

tiêu dùng trong dân cư, mức thu nhập và chi tiêu bình quân trong mỗi gia đình…
Nội dung quan trọng nhất trong khâu thiết kế sản phẩm là tính toán số phí bảo
hiểm mà mỗi khách hàng tham gia bảo hiểm phải trả, hay còn gọi là định phí bảo
hiểm. Nếu công ty bảo hiểm đưa ra mức phí phù hợp với khả năng thanh toán của
các đối tượng tham gia, khi đó sản phẩm được thiết kế chắc chắn sẽ được thị
trường chấp nhận. Xuất phát từ tầm quan trọng của khâu định phí trong quá trình
thiết kế sản phẩm, nội dung của phần này sẽ tập trung đi vào xem xét cách thức
định phí sản phẩm của các công ty BHNT.
1.2.1.1. Khái niệm
Định phí sản phẩm BHNT là nhằm xác định giá bán của sản phẩm BHNT.
Theo logic thông thường thì giá bán sản phẩm sẽ được xác định sau khi nhà sản
xuất biết được giá thành sản phẩm của mình. Nhưng trong bảo hiểm, đặc biệt là
BHNT thì phí sản phẩm BHNT lại phải được đưa ra trước trên cơ sở những dự
báo về xác suất tử vong, lãi suất đầu tư, lạm phát, tình hình tai nạn… Từ đó công
ty bảo hiểm nhân thọ có thể gặp phải rủi ro đó là phí sản phẩm đã xác định và thu
không đủ chi trả cho bên được bảo hiểm nếu có những biến động lớn xảy ra trong
nền kinh tế làm số liệu dự kiến sai lệch quá nhiều so với số liệu thực tế.
1.2.1.2. Cơ cấu phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
Phí bảo hiểm thực tế người tham gia bảo hiểm nộp cho công ty bảo hiểm
gọi là phí toàn phần, phí toàn phần trong BHNT được tính khái quát như sau:
Phí toàn phần = Phí thuần + Phí hoạt động
• Phí hoạt động: loại phí này gồm các khoản:


13

- Chi phí cho các hợp đồng mới: khoản chi này bao gồm các chi phí như hoa hồng
đại lý, chi phí kiểm tra y tế… các chi phí này phát sinh khi phát hành HĐBH.
- Chi phí thu phí bảo hiểm: gồm các chi phí trả cho người đi thu phí và các khoản
khác phát sinh khi thu phí.

- Chi phí quản lý: khoản chi phí này phát sinh trong suốt thời hạn bảo hiểm để
quản lý hợp đồng, như chi phí ấn chỉ, quản lý hợp đồng bằng máy vi tính, chi phí
theo dõi thường xuyên và các chi phí gián tiếp khác…
• Phí thuần: là số phí được dùng để trả tiền cho các hợp đồng khi xảy ra các
biến cố còn sống hay tử vong, khoản phí này được tính toán dựa vào bảng tỷ lệ tử
vong của từng công ty bảo hiểm nhân thọ kết hợp với lãi suất kỹ thuật.
Thực chất, quá trình định phí sản phẩm BHNT chính là nhằm xác định phí
thuần của từng loại sản phẩm rồi sau đó người ta sẽ tính thêm một tỷ lệ nhất định
trên phí thuần để biết được chi phí hoạt động.
1.2.1.3. Nguyên tắc định phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
• Phí sản phẩm BHNT được xác định dựa trên Nguyên lý cân bằng sao cho
tất cả các khoản thu trong tương lai phải đủ để trang trải các khoản chi phí và các
khoản tiền bảo hiểm, đồng thời mang lại lợi nhuận hợp lý cho công ty. Đây
không chỉ là nguyên tắc mà còn là mục tiêu số một của các công ty BHNT.
• Phí phải được tính toán dựa trên những cơ sở khoa học nhất định. Chẳng
hạn phải dựa vào quy luật số lớn trong toán học, vào bảng tỷ lệ tử vong trong
thống kê, quy luật về giới tính và quy luật tuổi thọ tăng dần trong dân số và nhân
khẩu học, quy luật về lạm phát của đồng tiền trong nền kinh tế…
• Quá trình định phí phải dựa vào một số giả định. Các giả định phải đảm
bảo tính thống nhất và hợp lý. Thường có các giả định sau đây được vận dụng khi
xác định phí BHNT: giả định về tỷ lệ tử vong giữa các ngành nghề, các vùng địa
lý, giả định về tỷ lệ lãi suất giữa các loại hình đầu tư, giả định về chi phí (cao hơn


14

hay thấp hơn) giữa các bộ phận, giả định tỷ lệ hợp đồng bị hủy bỏ, giả định về
thời gian thanh toán…
1.2.1.4. Các nhân tố tác động đến quá trình định phí sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ

™ Bảng tỷ lệ tử vong
Để xác định được mức phí thuần cho các sản phẩm BHNT, các công ty bảo
hiểm sử dụng bảng tỷ lệ tử vong và đây là cơ sở khoa học quan trọng nhất trong
quá trình định phí.
Bảng tỷ lệ tử vong là bảng thống kê, được xây dựng trên cơ sở điều tra về
nhân khẩu và tình hình tử vong của các tầng lớp dân cư. Quá trình điều tra để xây
dựng nên bảng tỷ lệ tử vong phải đảm bảo quy luật số lớn trong toán học. Nếu
điều tra ở một số không đủ lớn tập hợp người, ta có thể kết luận không thể tiên
đoán được thời hạn sống của từng người, nhưng xét trên một tổng thể số đông thì
xác suất số người chết ở một độ tuổi nào đó xuất hiện với một số gần như không
đổi. Một bảng tử vong thực tế được trình bày chi tiết trong phụ lục 1.
Các bảng tử vong thường có những đặc điểm chung là:
+ Tỷ lệ tử vong hầu như tăng dần theo độ tuổi
+ Tỷ lệ tử vong của nữ thường thấp hơn của nam giới
+ Tỷ lệ tử vong của những bảng lập sau thường thấp hơn những bảng lập
trước, vì xu hướng chung là tuổi thọ của con người ngày càng cao, do mức sống
và các điều kiện kinh tế – xã hội ngày càng cao và tốt hơn.
™ Lãi suất trong định phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
Khi định phí sản phẩm, các công ty BHNT đã sử dụng một mức lãi suất và
lãi suất này được tính toán trên cơ sở sẽ đầu tư với lãi suất nhỏ và nhỏ hơn rất
nhiều so với lãi suất thực tế của các khoản đầu tư để đảm bảo an toàn, lãi suất
dùng định phí sản phẩm BHNT được gọi là lãi suất kỹ thuaät.


15

Lãi suất kỹ thuật được xác định dựa trên cơ sở lãi suất bình quân các
khoản cho vay của nhà nước, hoặc lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Không thể định phí với lãi suất quá cao vì công ty bảo hiểm nhân thọ khó có thể
thực hiện được lãi suất này trên thị trường tài chính.

™ Giá trị hiện tại, giá trị tương lai và giá trị giải ước
- Giá trị hiện tại là giá trị cần được đầu tư tại thời điểm hiện tại để thu được một
giá trị nào đó tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
Giá trị
hiện tại

=

giá trị nhận được
trong tương lai

x

(1 + lãi suất)-thời kỳ đầu tư

- Giá trị tương lai (giá trị đáo hạn) là giá trị thu được tại một thời điểm nào đó
trong tương lai từ giá trị được đầu tư tại thời điểm hiện tại.
Giá trị tương lai = giá trị hiện tại x (1 + lãi suất)thời kì đầu tư
- Giá trị giải ước khi người tham gia bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng trong thời hạn
bảo hiểm, công ty bảo hiểm có thể thanh toán cho họ một khoản tiền gọi là giá trị
giải ước bằng tiền hoặc đơn giản gọi là giá trị giải ước.
Giá trị giải ước = Dự phòng toán học – Phí giải ước
Phí giải ước trong công thức trên được xác định để đảm bảo nghóa vụ của
người tham gia bảo hiểm. Có nghóa là nếu người tham gia bảo hiểm hủy bỏ hợp
đồng thì vẫn phải chịu các chi phí một số năm đầu. Nếu vế phải của công thức
trên có giá trị âm, thì giá trị giải ước được tính bằng 0.
1.2.2. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
1.2.2.1. Sự cần thiết của quỹ dự phòng nghiệp vụ trong các công ty bảo hiểm
nhân thọ
Dự phòng nghiệp vụ là khoản dự trữ có liên quan đến từng nghiệp vụ được

trích lập và hạch toán vào chi phí kinh doanh nhằm mục đích thanh toán cho các
trách nhiệm được xác định trước và phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.


16

Quỹ dự phòng nghiệp vụ là quỹ đặc trưng riêng có của các công ty bảo hiểm nói
chung và các công ty BHNT nói riêng xuất phát từ ba đặc điểm sau đây:
- Thời hạn của các hợp đồng BHNT thường là dài hạn, tối thiểu là 5 năm,
- Rủi ro được đảm bảo bởi các hợp đồng BHNT thường thay đổi theo thời gian, rõ
ràng biến cố sống hay tử vong thay đổi theo từng năm,
- Phí BHNT thường được thu san bằng đều trong suốt thời hạn của hợp đồng trong
khi rủi ro lại thay đổi theo từng năm, điều này đã tạo ra khoản chênh lệch về phí
bảo hiểm san bằng hàng năm với phí bảo hiểm tương ứng với rủi ro mỗi năm,
khoản chênh lệch về phí bảo hiểm này là một số dương (>0) ở những năm đầu và
là một số âm (<0) ở những năm sau. Khoản phí chênh lệch dương về phí bảo
hiểm ở những năm đầu không được xem là lợi nhuận của các công ty BHNT mà
khoản chênh lệch dương này phải được tích lũy lại với mục đích bù đắp cho phần
phí bị thiếu hụt ở những năm sau. Quá trình tích lũy phí ở những năm đầu và sử
dụng khoản phí tích lũy để bù đắp phí thiếu hụt ở những năm sau đã hình thành
nên dự phòng nghiệp vụ của các sản phẩm bảo hiểm tử kỳ. Đồ thị 1.1 và 1.2 sau
đây sẽ minh họa cho lập luận này.

Đồ thị 1.1: Phí san bằng và phí mỗi năm của bảo hiểm tử kỳ


17

1.2.2.2. Các loại quỹ dự phòng nghiệp vụ trong các công ty bảo hiểm nhân
thọ

Quỹ dự phòng nghiệp vụ trong các công ty bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
-

Dự phòng toán học: là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của STBH

phải trả và giá trị hiện tại của phí bảo hiểm thu được trong tương lai, được sử
dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm.
-

Dự phòng phí chưa được hưởng: áp dụng đối với các hợp đồng BHNT có

thời hạn dưới một năm, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời
gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo.

DỰ PHÒN G SẢN PHẨM TỬ KỲ
16000
14000
12000
10000
8000
6000
4000
2000
0

Đồ thị 1.2: Dự phòng sản phẩm tử kỳ
-

Dự phòng bồi thường: được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện


bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.
-

Dự phòng chia lãi: được sử dụng để trả lãi mà công ty bảo hiểm đã thỏa

thuận với bên mua bảo hiểm trong HĐBH.
-

Dự phòng bảo đảm cân đối: được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra

sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật.


18

Trong các loại quỹ dự phòng kể trên thì dự phòng toán học có ý nghóa
quan trọng nhất và nó chi phối đến các loại quỹ dự phòng còn lại. Vì vậy, luận án
chủ yếu chỉ đi vào nghiên cứu chuyên sâu về quỹ dự phòng toán học.
1.2.2.3. Mô tả quỹ dự phòng toán học
Giả sử một người ở tuổi 40 ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sinh kỳ để
nhận 1.000 ở tuổi 65. Cho biết xác suất một người 40 tuổi còn sống vào năm 65 là
88%. Điều này có nghóa là nếu công ty bảo hiểm cam kết với 100 người ở tuổi 40
thì số tiền trung bình phải trả vào năm 65 tuổi sẽ là:
88 x 1.000 = 88.000
™ Tác động của nhân tố tuổi thọ con người
Như vậy số phí mỗi người được bảo hiểm phải nộp toàn bộ vào thời điểm
anh ta ở tuổi 40 là:
88.000
100


= 880

(Giả sử ở đây không có chi phí quản lý, không có lợi nhuận, không có hao
hụt). Sau khi nhập quỹ các khoản phí, công ty bảo hiểm phải giữ lại trong két sắt
trong suốt 25 năm mà không làm sinh lời số tiền này là:
880 x 100 = 88.000
và đây cũng chính là số tiền mà công ty bảo hiểm phải chi trả sau 25 năm.
Như vậy, mỗi người được bảo hiểm đều có lời do ảnh hưởng của tuổi thọ con
người vì sẽ nhận được khoản tiền là 1.000 trong khi chỉ phải trả phí 880 nếu họ
còn sống đến tuổi 65.
™ Tác động của nhân tố tài chính
Thực tế, công ty bảo hiểm không giữ trong két sắt số phí này trong suốt 25
năm mà họ đưa số tiền này đi đầu tư, tiền lãi từ hoạt động đầu tư cho phép công
ty bảo hiểm giảm phí.


19

Nếu công ty bảo hiểm chắc chắn có thể đầu tư ở lãi suất 3,5%/năm, trong
suốt 25 năm, lúc này công ty bảo hiểm chỉ cần yêu cầu mỗi người được bảo hiểm
ở tuổi 40 nộp:
880
(1 +3,5%)25

= 372

là đủ. Đây là khoản phí duy nhất hay nói một cách khác khoản phí này được gọi
là giá trị hiện tại của số tiền 1.000 sau 25 năm vào ngày ký hợp đồng.
™ Sai biệt giữa các cam kết

Ngay giai đoạn đầu tiên của hợp đồng, sau khi mỗi người đã trả cho công
ty bảo hiểm 372, đã có sự cân bằng các cam kết của hai bên. Thật vậy, những
người được bảo hiểm đã trả một lần tất cả số phí cho công ty bảo hiểm và như
vậy không phải trả gì nữa trong suốt 25 năm. Trái lại, công ty bảo hiểm sẽ trả
1.000 cho mỗi người còn sống sau 25 năm (trung bình có 88 người trong số 100
người còn sống).
Như vậy, ngay khi hợp đồng diễn ra, các cam kết chung về các thanh toán
tương lai của công ty bảo hiểm đối với người được bảo hiểm là cao hơn các cam
kết về trả phí của người được bảo hiểm đối với công ty bảo hiểm. Trong trường
hợp này, các cam kết của người được bảo hiểm thậm chí đã được thực hiện xong,
trong khi đó những cam kết của công ty bảo hiểm tăng lên theo thời gian. Công ty
bảo hiểm có thể giải quyết các cam kết của mình sau 25 năm, nhờ việc đưa
khoản phí thu được vào đầu tư và làm sinh lời cho dù những người được bảo
hiểm không hề trả thêm phí.
Sự chênh lệch giữa các cam kết của công ty bảo hiểm đối với những người
được bảo hiểm và các cam kết của những người được bảo hiểm đối với công ty
bảo hiểm tăng lên theo thời gian. Ở mọi thời điểm, giá trị của khoản tiền mà


20

công ty bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm cao hơn giá trị của phí người
được bảo hiểm trả cho công ty bảo hiểm. Ta xem xét đồ thị 1.3 sau:

Đồ thị 1.3: Sự tiến triển quỹ DPTH hợp đồng sinh kỳ, phí duy nhất
Trong đó: A : Giá trị hiện tại của các cam kết của nhà bảo hiểm
B : giá trị hiện tại của các cam kếât của người được bảo hiểm
PM : A - B: dự phòng toán học.
- Vào thời điểm hợp đồng được ký kết: giá trị hiện tại của cam kết 1000 của công
ty bảo hiểm sau 25 năm là 372, cũng vào thời điểm này người được bảo hiểm đã

đóng số phí duy nhất 372. Vì vậy, cam kết trong tương lai của người được bảo
hiểm bằng 0. Số dư giữa cam kết của công ty bảo hiểm so với các cam kết của
mỗi người được bảo hiểm là:

372 - 0 = 372

- Sau 1 năm, nếu có 1 trong 100 người được bảo hiểm bị chết và cam kết của
công ty bảo hiểm trả 1.000 cho mỗi người còn sống sót hiện tại là 24 năm chứ
không phải là 25 năm như lúc ký hợp đồng, giá trị hiện tại của cam kết hợp đồng
đã tăng lên là:
88/99 x 1.000
= 389
( 1 + 3,5% )24
Nhưng không có một ai trong số 99 người còn sống lại phải trả phí thêm cho nhaø


21

bảo hiểm. Như vậy, số dư về giá trị các cam kết của công ty bảo hiểm so với các
cam kết của người được bảo hiểm là:

389 - 0 = 389

- Cứ tiếp tục làm như vậy …
- Vào cuối hợp đồng, sau 25 năm, cam kết đối với mỗi người còn sống sẽ là
1.000, vì vậy số dư của các cam kết là : 1.000 - 0 = 1.000
Trường hợp người được bảo hiểm yêu cầu trả phí làm nhiều lần (phí san
bằng): người được bảo hiểm phải trả hàng năm cho công ty bảo hiểm số phí là:
22,6. Dự phòng toán học trong trường hợp này được biểu diễn qua đồ thị 1.4 sau:


Đồ thị 1.4: Sự tiến triển quỹ DPTH hợp đồng sinh kỳ phí san bằng

Trong trường hợp này:
- Cam kết của công ty bảo hiểm tăng lên theo đường biểu diễn A
- Cam kết của người được bảo hiểm lại giảm dần theo đường biểu diễn B.
- Quỹ dự phòng toán học là chênh lệch giữa A và B.
1.2.2.4. Phương pháp lập quỹ dự phòng toán học
Có hai phương pháp được sử dụng để xác định quỹ dự phòng toán học, đó
là phương pháp quá khứ và phương pháp tương lai.
™ Phương pháp quá khứ: phương pháp này căn cứ vào các khoản đã thu
và đã chi của công ty bảo hiểm nhân thọ trong quá khứ tính đến thời điểm lập dự


22

phòng (cuối mỗi năm hợp đồng). Điều này cũng có nghóa cần phải tìm giá trị
tương lai của các khoản đã thu và đã chi vào thời điểm lập dự phòng. Ta thấy
trong quá khứ khoản phí đã thu lớn hơn khoản tiền bảo hiểm đã trả, vì thế dự
phòng toán học theo phương pháp quá khứ được xác định bằng cách lấy số tiền
luỹ tích từ số phí bảo hiểm đã thu trừ đi số tiền luỹ tích của các khoản tiền bảo
hiểm đã trả.

Dự phòng toán học
(phương pháp quá khứ)

Giá trị luỹ tích
=

của phí bảo


Giá trị luỹ tích
-

hiểm đã thu

của tiền bảo
hiểm đã trả

™ Phương pháp tương lai: phương pháp này căn cứ vào các khoản còn phải thu
và còn phải chi trong tương lai của công ty bảo hiểm nhân thọ tính đến thời điểm
lập dự phòng. Điều này cũng có nghóa cần phải tìm giá trị hiện tại của các khoản
còn phải thu và còn phải chi trong tương lai vào thời điểm lập dự phòng. Một điều
có thể nhận thấy là trong tương lai các khoản còn phải chi nhiều hơn các khoản
còn phải thu, vì thế dự phòng toán học theo phương pháp tương lai được xác định
bằng cách lấy tổng hiện giá của các khoản còn phải chi trừ đi tổng hiện giá của
các khoản còn phải thu.
Dự phòng toán học
(phương pháp tương lai)

Tổng hiện giá

Tổng hiện giá

= của tiền bảo hiểm -

của phí bảo hiểm

còn phải trả

còn phải thu


Một điểm cần chú ý là hai phương pháp này sẽ cho kết quả là như nhau
nếu như các giả định lãi suất kỹ thuật và bảng tỷ lệ tử vong trong định phí bảo
hiểm và tính dự phòng toán học là như nhau.


23

1.2.3. Kênh phân phối trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
1.2.3.1. Sự cần thiết của các kênh phân phối trong hoạt động kinh doanh
BHNT
Hệ thống phân phối hay còn gọi là kênh phân phối là một mạng lưới kết
hợp các tổ chức và cá nhân thực hiện tất cả các hoạt động nhằm đưa sản phẩm
đến người tiêu dùng. Việc lựa chọn kênh phân phối của công ty bảo hiểm có mối
quan hệ tương tác với thị trường mục tiêu và sản phẩm mà công ty chào bán.
Trên thực tế, mỗi kênh phân phối chỉ phù hợp với một số sản phẩm nhất định và
thị trường mục tiêu nhất định.
Lựa chọn kênh phân phối không phải là một quyết định nhất thời. Mục
tiêu của phân phối là đưa sản phẩm theo cách vừa hiệu quả đối với công ty bảo
hiểm vừa thích hợp đối với người tiêu dùng. Nhưng điều được coi là hiệu quả và
thích hợp có thể thay đổi khi các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài thay
đổi. Các công ty bảo hiểm thường định kỳ điều chỉnh kênh phân phối để duy trì
tính cạnh tranh. Trong nhiều trường hợp, việc điều chỉnh kênh phân phối không
có nghóa là thay đổi toàn bộ hệ thống mà thường bổ sung thêm đặc tính từ các
kênh phân phối khác.
Các công ty bảo hiểm sau khi xác định được thị trường mục tiêu thì bộ
phận phát triển sản phẩm sẽ thiết kế ra các sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng trong thị trường đó. Tuy nhiên, việc thiết kế sản phẩm cao cấp sẽ vô
nghóa nếu không có phương thức phân phối tới thị trường này một cách có hiệu
quả.

1.2.3.2. Các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
Để đưa sản phẩm BHNT đến người tiêu dùng, các công ty BHNT có thể sử
dụng một hoặc cả hai kênh phân phối sau ñaây:


24

™

Kênh phân phối thông qua trung gian (kênh phân phối gián tiếp): là một hệ

thống bán bảo hiểm trong đó những người bán hưởng lương hoặc hưởng hoa hồng
bán sản phẩm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc bằng thư tín với người mua tiềm năng.
Có ba loại kênh phân phối qua trung gian: kênh phân phối qua đại lý, kênh phân
phối không qua đại lý và kênh phân phối qua môi giới chứng khoán.
™

Kênh phân phối trực tiếp: là hệ thống bán bảo hiểm trong đó người tiêu

dùng mua sản phẩm trực tiếp từ công ty thông qua việc phản hồi lại quảng cáo và
mời chào qua điện thoại hay mạng internet, qua các trang web của công ty bảo
hiểm.
Hình 1.2 sau đây cho thấy rõ hơn về hệ thống các kênh phân phối sản
phẩm BHNT mà các công ty bảo hiểm có thể sử dụng.

Hình 1.2. Hệ thống các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ


×