Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Đề án "Tăng cường quan hệ liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia đình nông dân nước ta"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.23 KB, 36 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
KHOA ...

^]





Đề án:
"Tăng cường quan hệ liên kết giữa
khoa học và sản xuất của hộ gia
đình nông dân nước ta"








Tiểu luận Kinh tế các ngành sản xuất kinh
doanh


Nguyễn Minh Đức K39.11.08
1

LỜI MỞ ĐẦU


Việt Nam _từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu,nhiều nơi còn đói kém
nhưng nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ, lần đầu tiên nền
kinh tế vượt "cửa ải" lương thực và bắt đầu "cất cánh" _ sản lượng lương thực
liên tục tăng, trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới_ Tuy
nhiên, sản xuất nông nghiệp còn b
ấp bênh do ảnh hưởng của nhiều nhân tố
như điều kiện tự nhiên, giống cây trồng, vật nuôi, việc ứng dụng những thành
tựu khoa học vào sản xuất của các hộ gia đình nông dân còn nhiều khoảng
cách... Do vậy, cần phải tăng cường quan hệ liên kết giữa khoa học và sản
xuất để khoa học thực sự là động lực thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông
nghiệp nông thôn. Việc
ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học công
nghệ vào nông nghiệp có ý nghĩa trực tiếp và to lớn trong việc nâng cao năng
suất cây trồng, năng suất vật nuôi và tăng sức cạnh tranh hàng nông sản Việt
Nam ở thị trường trong nước và quốc tế.
Từ những nhận định trên tác giả quyết định lựa chọn đề tài: "Tăng cường
quan hệ liên kết giữa khoa học và sản xuất của h
ộ gia đình nông dân nước ta"
.
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích làm rõ cơ sở lý luận về mối quan hệ
liên kết giữa khoa học và sản xuất ,thực chất của mối quan hệ này ,từ đó đánh
giá quá trình thực hiện và đưa ra giải pháp .
Theo mục đích trên , đề tài bao gồm những nội dung sau:
- Sự cần thiết phải tăng cường quan hệ liên kết giữa khoa họ
c và sản xuất
của hộ gia đình nông dân
- Quá trình thực hiện liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia đình
nông dân
- Một số giải pháp tăng cường liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia
đình nông dân

Trong quá trình thực hiện đề tài, do tài liệu và trình độ nghiên cứu còn
nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
được sự góp ý của các th
ầy cô giáo để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Sau cùng, em xin phép được dành những lời trân trọng nhất bày tỏ sự
biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Vũ Duy Minh, Nguyễn Đình Hợi đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Tiểu luận Kinh tế các ngành sản xuất kinh
doanh


Nguyễn Minh Đức K39.11.08
2

Mục lục

Trang
Lời mở đầu 1
Mục Lục 3
Chương I-Sự cần thiết phải tăng cường quan hệ liên kết giữa
khoa học và sản xuất của hộ gia đình nông dân
4
1.1.Thực chất quan hệ liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia
đình nông dân
4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Thực chất của quan hệ liên kết 4
1.2. Sự cần thiết phải tăng cườ
ng quan hệ liên kết giữa khoa học và

sản xuất của hộ gia đình nông dân
7
Chương II - Quá trình thực hiện liên kết giữa khoa học và sản
xuất của hộ gia đình nông dân
12
2.1. Chủ trương, quan điểm định hướng 12
2.2. Đánh giá kết quả quá trình thực hiện liên kết giữa khoa học và
sản xuất
13
2.2.1. Hình thức liên kết và cách thức thực hiện 13
2.2.2. Thành tựu 16
2.2.3. Hạn chế 21
2.2.2. Nguyên nhân 24
Chương III - Giải pháp
27
3.1. Quan điểm về phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp
và định hướng
27
3.2. Giải pháp 29
3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước 29
3.2.2. Giải pháp từ phía các nhà khoa học 32
3.2.3. Về phía hộ nông dân 36
Kết luận 38
Tài liệu tham khảo 39




Tiểu luận Kinh tế các ngành sản xuất kinh
doanh



Nguyễn Minh Đức K39.11.08
3

CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ LIÊN KẾT GIỮA KHOA HỌC
VÀ SẢN XUẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG DÂN

1.1 Thực chất quan hệ liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia đình
nông dân
1.1.1 Khái niệm
Liên kết kinh tế là tổ chức phối hợp hoạt động kinh tế giữa các chủ thể
kinh tế với nhau để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhằm đem lại
hiệu quả kinh tế cao nhất cho mỗi bên tham gia .
Chủ thể tham gia liên kết giữa khoa học và sản xu
ất là các nhà khoa học
và hộ gia đình nông dân .
Nhà khoa học gồm các cán bộ nghiên cứu của các viện, các trung tâm
nghiên cứu, các cán bộ khuyến nông.
Hộ gia đình nông dân là những người trực tiếp làm ra sản phẩm nông
nghiệp. Họ chịu trách nhiệm trả chi phí cho các sản phẩm khoa học được ứng
dụng và thực hiện các cam kết trong hợp đồng kỹ thuật với các nhà khoa học.
Bên cạnh đó hộ gia đình nông dân phải thực hi
ện các qui định về sản xuất,
chế biến và tiêu thụ cũng như các cam kết tín dụng với ngân hàng. Hộ gia
đình nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ trong nền kinh tế thị trường, là đơn vị
kinh tế cơ sở trong nền kinh tế hàng hoá và là đơn vị sản xuất quy mô nhỏ có
hiệu quả.
1.1.2 Thực chất của quan hệ liên kết kinh tế

Tiền đề của quá trình liên kết là s
ự phát triển của quá trình phân công lao
động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh. Quá trình liên kết kinh tế
xuất hiện trong nền sản xuất hàng hoá, nền kinh tế thị trường, khởi thuỷ của
nó là quan hệ kinh tế, quan hệ trao đổi, mua - bán sản phẩm, hàng hoá trên thị
trường, vận động phát triển qua nhiều nấc thang trình độ cố kết bền vững của
các quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp. Quá trình liên kết kinh tế giữa các
doanh nghiệp di
ễn ra trước hết trong lưu thông, trao đổi sản phẩm. Nó được
đánh dấu bởi sự hợp tác trao đổi sản phẩm giữa các doanh nghiệp. Sự mua -
bán trao đổi hàng hoá không phải diễn ra một cách ngẫu nhiên, nhất thời giữa

Tiểu luận Kinh tế các ngành sản xuất kinh
doanh


Nguyễn Minh Đức K39.11.08
4

các doanh nghiệp mà đã trở nên thường xuyên liên tục, có hợp đồng kế hoạch
từ trước và ổn định bạn hàng trong một thời gian tương đối dài .

Như vậy ,quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp đã chuyển biến về chất,
nâng quan hệ lên một trình độ cao hơn ,thường xuyên, ổn định và cố kết hơn,
có sự thoả thuận hợp tác lâu dài và bền vững hơn.

Quá trình đó
được phát triển lên một giai đoạn cao hơn ,tức là sự hợp tác
diễn ra ngay trong quá trình sản xuất. Giai đoạn này cũng được phát triển qua
nhiều nấc thang của nó. Bắt đầu chỉ là thoả thuận phân công chuyên môn hoá

sản xuất sản phẩm, chi tiết, bán thành phẩm hoặc kinh doanh tiêu thụ sản
phẩm cung ứng vật tư thiết bị giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc là cùng
góp vốn để thực hiệ
n một dự án, một nhiệm vụ chung cho các doanh nghiệp
như đầu tư vào nghiên cứu khoa học, công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ
thuật, tìm nguồn nguyên liệu mới, sản xuất sản phẩm mới, khai thác thị
trường, nguồn tài nguyên và lao động dồi dào ...Qúa trình liên kết kinh tế
ngày càng phát triển lên những giai đoạn cao hơn .
Tronghoạt động liên kết kinh tế có thể thiết lập mối quan hệ liên kế
t ở tất
cả các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng, từ khâu chuẩn bị các yếu tố
sản xuất đến sản xuất và phục vụ sản xuất, nghiên cứu ứng dụng khoa học
công nghệ, đào tạo, bảo vệ tài nguyên môi trường, khai thác thị trường ,thúc
đẩy quá trình lưu thông tiêu thụ sản phẩm... Hoạt động liên kết kinh tế có thể
diễn ra ở phạm vi không gian hẹp nh
ư trong một địa phương, một vùng và
cũng có thể diễn ra ở phạm vi không gian rộng như thông qua hình thức hợp
đồng liên kết giữa các chủ thể kinh tế độc lập cũng có thể thực hiện thông qua
việc hình thành một loại hình tổ chức mới, làm nhiệm vụ điều phối hoạt động
của các bên tham gia. Khi quá trình liên kết đạt tới việc sát nhập hình thành
nên một tổ chức, mộ
t doanh nghiệp mới lớn hơn đó là sự biểu hiện của tập
trung sản xuất. Có thể nói thực chất của quá trình liên kết kinh tế là quá trình
xã hội hoá về phương diện kinh tế nền sản xuất xã hội. Sự phát triển của liên
kết kinh tế làm cho lực lượng sản xuất ngày càng cao, làm cho các khu vực
kinh tế ngày càng xích lại gần nhau, gắn bó, cấu kết với nhau hơn.

Tiểu luận Kinh tế các ngành sản xuất kinh
doanh



Nguyễn Minh Đức K39.11.08
5

Động cơ và mục đích chủ yếu của liên kết kinh tế là nhằm đạt tới lợi
nhuận tối đa và ổn định, là nhằm tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường,
ngày càng mở rộng phạm vi. Lợi ích kinh tế là sợi dây ,là chất nhưạ làm gắn
bó các doanh nghiệp, các chủ thể liên kết lại với nhau. Cạnh tranh là nhân tố
khách quan thúc đẩy các chủ thể "tự nguyện bắt bu
ộc" liên kết lại với nhau
trên cơ sở đảm bảo lợi ích sống còn trên thị trường .Để đạt tới lợi nhuận tối đa
và ổn định giữa các thành viên, hoạt động liên kết kinh tế là nhằm phát triển,
tìm kiếm khai thác ngày càng nhiều nguồn nguyên liệu cho sản xuất, đa dạng
hoá mặt hàng, tăng nhanh khối lượng và chất lượng sản phẩm , rút ngắn và
đẩy nhanh quá trình lưu thông, tiêu thụ sả
n phẩm, mở rộng phát triển thị
trường, tức là nâng cao năng suất lao động, tồn tại , phát triển và mang lại
hiệu quả kinh tế ngày càng cao.

Liên kết kinh tế là một quá trình vận động phát triển tự nhiên, tuỳ thuộc
trình độ phạm vi của phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất kinh
doanh, tuỳ thuộc vào quá trình vận động phát triển của các quan hệ kinh tế
giữa các doanh nghiệp, vào lợi ích của các bên tham gia liên kết, vào môi
trường c
ạnh tranh. Liên kết kinh tế còn phụ thuộc vào mối quan hệ nội tại
giữa các doanh nghiệp cũng như giữa các bộ phận,các khâu của quá trình tái
sản xuất xã hội, phụ thuộc vào sự "thử thách" của quá trình quan hệ, vào trình
độ công nghệ quản lý, cũng như năng lực điều hành của đội ngũ cán bộ quản
lý. Không thể áp dụng về phương diện tổ chức từ bên ngoài, hoặc t
ừ bên trên

bất kỳ một hình thức tổ chức liên kết kinh tế theo ý muốn chủ quan .

Như vậy, về bản chất hay thực chất các mối quan hệ liên kết kinh tế đều
là những quan hệ kinh tế. Nhưng những quan hệ kinh tế đó phải phản ánh sự
phối hợp mang tính cộng đồng trách nhiệm của các chủ thể kinh tế liên quan.
Liên kết kinh tế bắt đầu đượ
c hình thành trong quá trình lưu thông hàng hoá
,trao đổi sản phẩm của các doanh nghiệp. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển,
đòi hỏi quá trình liên kết ở phạm vi rộng hơn, không chỉ diễn ra trong một
doanh nghiệp, trong một lĩnh vực, trong một ngành mà diễn ra ở tất cả các
lĩnh vực và có sự liên kết giữa các ngành với nhau. Trong nông nghiệp cũng
vậy, muốn tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi phải có
sự liên kết giữa khoa học và sản xuất .

Tiểu luận Kinh tế các ngành sản xuất kinh
doanh


Nguyễn Minh Đức K39.11.08
6


Từ những lý luận trên có thể khẳng định rằng: thực chất quan hệ liên kết
giữa khoa học và sản xuất của hộ gia đình nông dân là gắn bó khoa học với
sản xuất, gắn nghiên cứu với ứng dụng. Trong điều kiện chuyển nông nghiệp,
nông thôn sang phát triển hàng hoá thì việc ứng dụng các tiến bộ khoa học
công nghệ vào sản xuất sẽ tạo khả năng cho các đơ
n vị sản xuất ra những sản
phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc
tế. Mặt khác, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ đảm bảo

sử dụng triệt để, tiết kiệm các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn.

1.2. Sự cần thiết phải tăng cường quan hệ liên kết giữa khoa học và s
ản
xuất của hộ gia đình nông dân
Liên kết kinh tế trong các ngành sản xuất kinh doanh là một tất yếu khách
quan :
- Do yêu cầu bảo đảm tính thống nhất của quá trình sản xuất xã hội .
Tái sản xuất xã hội mở rộng là một quá trình thống nhất, nhưng do tác
động của sự phát triển phân công lao động xã hội và lực lượng sản xuất làm
cho quá trình đó bị phân chia làm nhiều khâu độc lập tách rời nhau. Để
đảm
bảo tính thống nhất của quá trình tái sản xuất xã hội đòi hỏi phải kết hợp các
khâu. Có nhiều cách để thực hiện sự kết hợp trên, nhưng sự kết hợp thông qua
quan hệ liên kết kinh tế thường mang tính chặt chẽ và đảm bảo hiệu quả kinh
tế cao hơn .
- Do tác động của quy luật cạnh tranh và quy luật tối đa hoá lợi nhuận.
Cạnh tranh để dành
ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là qui luật vốn
có của các doanh nghiệp trong nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường.
Liên kết kinh tế là hoạt động có quan hệ mật thiết, gắn bó với cạnh tranh .Các
doanh nghiệp phát triển quan hệ liên kết kinh tế để tăng cường sức mạnh
trong cạnh tranh với các đối thủ. Cạnh tranh thúc đẩy liên kết kinh tế. Trong
sản xuất kinh doanh các doanh nghi
ệp đều mong đạt được tối đa lợi nhuận
trong khả năng vốn có của mình. Hoạt động liên kết kinh tế có thể cho phép
doanh nghiệp bù đắp chỗ yếu. Khai thác điểm mạnh lẫn nhau để thực hiện
những hợp đồng kinh doanh mà tự mình không thể thực hiện được, hoặc thực
hiện nhanh chóng và có hiệu quả hơn.


Tiểu luận Kinh tế các ngành sản xuất kinh
doanh


Nguyễn Minh Đức K39.11.08
7

- Do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Trong mấy thập kỷ gần đây, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có
bước phát triển mới sâu rộng chưa từng có, trực tiếp tác động vào mỗi ngành
kinh tế và đời sống xã hội của các quốc gia trên thế giới. Các doanh nghiệp
phải tăng cường liên kết kinh tế để nắm bắt ứng dụng nhanh các thành tựu
mớ
i của tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm tăng cường khả năng sản xuất
sản phẩm mới đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu kinh tế xã hội.
Thực tiễn phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng
của các nước, đặc biệt là những nước có nền kinh tế hiện đại đều khẳng định
vai trò quan trọng của tiến bộ khoa học công nghệ. Các cuộc cách m
ạng khoa
học công nghệ đã làm thay đổi vai trò bốn yếu truyền thống của lợi thế cạnh
tranh. Hiện nay, yếu tố trí tuệ (kỹ năng, công nghệ) có tính quyết định nhất
còn các yếu tố tài nguyên, vốn, sức lao động thì ngày càng giảm vai trò, trở
thành thứ yếu. Kinh nghiệm cho thấy có những nước giầu tài nguyên nhưng
không phát triển vì không có nguồn năng lực, không có năng lực nội sinh về
khoa học công nghệ
. Trái lại, có những nước không có tài nguyên nhưng biết
phát huy nguồn nhân lực, vận dụng tốt các thành tựu khoa học công nghệ thế
giới đã phát triển rất nhanh.
Trong điều kiện nước ta, khoa học công nghệ là nội dung then chốt trong
mọi hoạt động của tất cả các ngành, là nhân tố chủ yếu trúc đẩy tăng trưởng

nền kinh tế. Ngày nay khoa học công nghệ dã xâm nhập vào tất cả các lĩnh
vực khác nhau c
ủa nền kinh tế quốc dân. Trong nông nghiệp nông thôn nội
dung khoa học công nghệ cũng rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, nhiệm
vụ chủ yếu phát triển khoa học công nghệ là nhằm thực hiện công nghiệp hoá
và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Khi khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và ngày
càng tiến bộ không ngừng, thì sự liên kết giữa khoa học và sản xuất là một
trong những điề
u kiện quan trọng để phát triển kinh tế. Cuộc cạnh tranh trên
thương trường hiện nay đặc biệt ở thị trường quốc tế đòi hỏi chỉ có những sản
phẩm có hàm lượng khoa học cao mới tiêu thụ được và mới thu được hiệu
quả. Trong nông nghiệp, muốn sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế
giới, đòi hỏi sự cố gắng nỗ l
ực của quá trình liên kết giữa khoa học và sản
xuất nhằm nâng cao chất lượng, chủng loại, năng suất cây trồng, mỗi sản
phẩm làm ra đều chứa đựng hàm lượng khoa học ngày càng cao trong đó. Ở

Tiểu luận Kinh tế các ngành sản xuất kinh
doanh


Nguyễn Minh Đức K39.11.08
8

tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất và tiêu thụ đều có sự liên kết giữa
cơ quan khoa học với người sản xuất kinh doanh. Bắt đầu từ khâu tuyển trọn
lai tạo, nhân giống, đến quy trình kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch,
chế biến, vận chuyển, bảo quản, tiêu thụ,... tất cả đều có sự liên kết chặt chẽ
với cơ quan khoa học, các nhà khoa h

ọc. Nếu không sẽ không có bất kỳ một
kg sản phẩm nào tiêu thụ được trên thị trường thế giới.
Mặt khác, do năng suất lao động trong nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào
việc áp dụng những kỹ thuật mới, tiên tiến nhưng vì nhiều lý do như thiếu
vốn, thiếu tri thức ... Mà kinh tế hộ rất hạn chế trong việc tiếp nhận kỹ thuật
mới.
Điều này có nghĩa là , sự phát triển của kinh tế hộ đến một chừng mực
nào đó thì tự nó sẽ có nhu cầu hợp tác, xuất phát từ đòi hỏi tất yếu của việc
phát triển lực lượng sản xuất. Với vai trò là đơn vị kinh tế cơ sở tiếp nhận
khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao sản xuất và hiệu quả kinh tế,
điều đó buộc các hộ gia đình tìm mọi biện pháp để tăng năng suất lao động và
cạnh tranh thắng lợi. Để đạt được điều này, một mặt các chủ hộ phải sử dụng
hiệu quả những kinh nghiệm sản xuất lâu đời, cha truyền con nối, mặt khác
phải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất
kinh doanh. Ở đây động cơ lợi nhuận và lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy
hộ gia đình áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Nó là một quá
trình tự giác gắn với lợi ích thiết thực từng hộ gia đình, khác với việc áp dụng
kỹ thuật, công nghệ trong chế độ kinh tế của hợp tác xã trước đây. Thông qua
việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công ngh
ệ vào sản xuất kinh doanh ở
từng hộ cũng đồng thời diễn ra quá trình sàng lọc và cải tiến kỹ thuật làm cho
nó thực sự thích ứng và mang lại hiệu quả cao .Như vậy, kinh tế hộ gia đình
vừa là nơi lưu giữ những kinh nghiệm truyền thống, vừa là nơi tiếp nhận, phát
triển hoàn thiện thêm những công nghệ mới _ là điều kiện vững chắc đả
m bảo
cho việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của hộ gia đình
nông dân .
Cần phải tăng cường quan hệ liên kết giữa khoa học và sản xuất bởi vì có
liên kết chặt chẽ mới nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản, làm cho kết quả
nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn. Nhà khoa học cần liên kết với nông

dân trong việc xác định các nghiên cứu ưu tiên , chuyển giao các kỹ thu
ật tiên
tiến vào sản xuất. Các nhà khoa học sẽ hỗ trợ nông dân nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm. Ngược lại, họ sẽ có thị trường để bán các sản phẩm

Tiểu luận Kinh tế các ngành sản xuất kinh
doanh


Nguyễn Minh Đức K39.11.08
9

khoa học, công nghệ của họ và áp dụng các công trình nghiên cứu ấy vào sản
xuất. Các hộ gia đình nông dân cần nhà khoa học cung cấp giống, kỹ thuật
quy trình sản xuất bảo quản chế biến đảm bảo sản xuất ra được nông sản có
chất lượng, có sức cạch tranh trên thị trường. Như vậy, Nhà nông là người
làm ra sản phẩm, song để nâng cao chất lượng, số lượng, chủng loại các sản
phẩm phải dựa vào các nhà khoa học .

Nhà khoa học cung cấp giống, kỹ thuật, quy trình sản xuất, bảo quản, chế
biến đảm bảo cho nhà nông sản xuất ra được nông sản có chất lượng các nhà
khoa học có vai trò rất lớn trong việc giúp nông dân kỹ thuật tiên tiến để nâng
cao năng suất chất lượng nông sản, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của
nông sản hàng hoá, giảm chi phí sản xuất. Mặt khác do xuất phát t
ừ thực tiễn
ở nước ta hiện nay, quá trình nghiên cứu và ứng dụng không gắn kết với nhau,
có khi còn có khoảng cách rất lớn, nhiều kết quả nghiên cứu đã không ứng
dụng được trong thực tiễn hoặc được ứng dụng nhưng không mang lại kết quả
cao. Do đó đòi hỏi phải tăng cường quan hệ liên kết.



Tiểu luận Kinh tế các ngành sản xuất kinh
doanh


Nguyễn Minh Đức K39.11.08
10

CHƯƠNG II
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LIÊN KẾT GIỮA KHOA HỌC VÀ SẢN
XUẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG DÂN
2.1 Chủ trương ,quan điểm định hướng
Nghị quết hội nghị Trung ương II (khoá VIII) khẳng định :"cùng với giáo
dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu là động lực phát triển
kinh tế -xã hội" là "nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các
ngành, các cấp, là nhân tố chủ
yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, củng cố quốc
phòng - an ninh ".
Trong thời đại ngày nay, muốn phát triển khoa học công nghệ phải biết
phát huy năng lực nội sinh kết hợp tiếp thu thành tựu khoa học thế giới. Tuy
nhiên, đối với nước ta là nước đi sau về phát triển kinh tế thì một mặt phải
nhanh chóng phát triển năng lực nội sinh, mặt khác phải tranh thủ những
thành tựu mới nh
ất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại .
Phát triển khoa học công nghệ phải phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, phải thay đổi phong tục tập quán lạc
hậu, phải nhanh chóng ứng dụng những thành tựu mới nhất về khoa học công
nghệ, làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản
xuất hàng hoá có hiệu quả.
Trong đ

iều kiện nông nghiệp , nông thôn nước ta hiện nay phương hướng
phát triển khoa học công nghệ cần kết hợp bước đi tuần tự với đi thẳng vào
hiện đại (sử dụng công nghệ tiên tiến). Kết hợp giữa việc áp dụng những
thành tựu của cách mạnh khoa học công nghệ thế giới với kinh nghiệm sản
xuất của nông dân. Tăng cường đầu tư xây d
ựng các cơ sở nghiên cứu thử
nghiệm và sản xuất giống mới .
Bên cạnh đó cần xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa các nhà doanh
nghiệp, nông dân, khoa học, nhà nước. Đây là mối quan hệ tạo nên sức mạnh
của sản xuất nông nghiệp hàng hoá: có đủ vốn để sản xuất, có công nghệ cao,
có chất lượng sản phẩm tốt giá thành hạ và có cơ chế pháp lý bảo đảm. M
ối
quan hệ này phải nâng lên bằng các hợp đồng kinh tế và mọi hành vi vi phạm
phải được sử lý bằng pháp luật .
Để thực hiện tốt hơn nữa và phát huy mạnh mẽ hơn vai trò của khoa học
công nghệ thì cần phải chú ý tập trung vào các vấn đề sau:

Tiểu luận Kinh tế các ngành sản xuất kinh
doanh


Nguyễn Minh Đức K39.11.08
11

Khai thác triệt để các nguồn của đổi mới công nghệ nông nghiệp có liên
quan, tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đến mọi
loại cây trồng vật nuôi, mọi ngành nghề ở nông thôn. Viện nghiên cứu ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật phải đặc biệt chú trọng đến sản phẩm nhiệt đới ngoài
lúa gạo như là chè, cà phê, cao su... Đặc biệt là khâu chế biến, bảo qu
ản sau

thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên
thị trường quốc tế.
Đồng thời, cần tập trung phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông
nghiệp như chọn tạo giống và công nghệ sản xuất giống cây trồng vật nuôi.
Giống là tư liệu sản xuất có hàm lượng chất xám cao nhất trong nông nghiệp,
do vậy quan tâm tuyển chọn giống từ
nguồn gốc bản địa, tiếp tục nghiên cứu
chọn tạo ra các giống cây trồng có nhiều đặc tính di truyền tốt cũng như nhập
nội giống cây trồng vật nuôi quý của thế giới. Việc lai tạo, chọn lọc giống cây
trồng theo ba hướng: giống năng suất cao chất lượng tốt, giống chống chịu
sâu bệnh, giống cho các vùng khó khăn. Nghiên cứu kỹ thuật chăn nuôi tiên
tiến nhất là kỹ thuật về sinh sản, các công nghệ chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế
cao. Để hạn chế tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị nông sản, tăng khả
năng cạnh tranh cần phải có công nghệ bảo quản rau quả tươi, tăng tỉ lệ nông
sản được chế biến...
2.2 Đánh giá kết quả quá trình thực hiện liên kết giữa khoa học và sản
xuấ
t
2.2.1.Hình thức liên kết và cách thức thực hiện
Các nhà khoa học và các tổ chức có vai trò rất lớn trong việc giúp nông dân
kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, tăng giá bán
và tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, giảm chi phí sản xuất .
Hình thức liên kết :
Có nhiều hình thức tham gia liên kết của lực lượng khoa học với nông dân
:
Bộ khoa học trực thuộc doanh nghiệp hướng dẫn k
ỹ thuật cho nông dân
sản xuất theo hợp đồng đã ký kết với doanh nghiệp (những doanh nghiệp như:
tổng công ty bông Việt Nam, công ty mía đường Lam Sơn, nông trường Sông
Hậu...).


Tiểu luận Kinh tế các ngành sản xuất kinh
doanh


Nguyễn Minh Đức K39.11.08
12

Các đơn vị khoa học tại địa phương (sở nông nghiệp, trung tâm khuyến
nông, chi cục bảo vệ thực vật ,chi cục thú Y ) và các cơ quan khoa học Trung
ương (các viện,trường,trung tâm khuyến nông của bộ...) chuyển giao kỹ thuật
tiên tiến cho nông dân .
Các cơ quan khoa học kết hợp ký kết hợp đồng tay ba với doanh nghiệp và
nông dân, chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất theo
hợp đồng...
Các hộ nông dân có th
ể hợp tác với các trung tâm viện nghiên cứu, các
công ty dịch vụ, chế biến kinh doanh nông sản. Hình thức hợp tác này có thể
thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc dưới dạng công ty cổ phần...
Các cách thức thực hiện :
Để sử dụng có hiệu quả giống cây, con và các vật tư kỹ thuật nông nghiệp,
khoa học có ý nghĩa hết sức quan trọng. Liên kết giữa khoa học và sản xuất
không chỉ
có tác dụng giúp nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất
mà còn biết sử dụng các yếu tố kỹ thuật có hiệu quả, làm giảm giá thành sản
xuất, tạo ra nông phẩm an toàn cung cấp cho xã hội.Thật là khiếm khuyết và
kém hiệu quả nếu doanh nghiệp chỉ bán giống tốt, vật tư kỹ thuật cho nông
dân theo kiểu "mua đứt, bán đoạn". Các tổ chức khuyến nông phi lợi nhuận
củ
a nhà nước, của các viện, trường và các tổ chức đoàn thể ( hội nghề nghiệp,

hội nông dân, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh ) cần tạo niềm
tin ở nông dân bằng hiệu quả của khuyến nông đem lại. Nói cách khác phải
gắn lợi ích kinh tế đối với các cán bộ khoa học cơ sở, những người hàng ngày
tiếp cận với nông dân. Để tiêu thụ được gi
ống,vật tư nông nghiệp, thu hồi
được công nợ và nhất là để tạo nguồn hàng ổn định cung cấp nông sản nguyên
liệu cho chế, biến - tiêu thụ, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngòai
nước, đỏi hòi các doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ giữa khoa học và sản
xuất, bằng cách như thực hiện hợp đồng giữa doanh nghiệp và nhà khoa học,
hợp đồng chuyển giao công nghệ
đến từng hộ gia đình nông dân ... Thông qua
các tổ chức khuyến nông, hội phụ nữ, các tổ chức quốc tế...
Ví dụ : Năm 2002, công ty Viễn Phát ở thành phố Hồ Chí Minh đã ký hợp
đồng sản xuất gạo an toàn với hợp tác xã Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An
Giang đã đầu tư cho nông dân phân bón hữu cơ sinh học và thuốc trừ sâu
bệnh sinh học, cán bộ khuyến nông của công ty đã mua của nông dân với giá
2200đ
/kg, cung cấp gần 200 tấn gạo siêu sạch chất lượng cao cho thị trường,

Tiểu luận Kinh tế các ngành sản xuất kinh
doanh


Nguyễn Minh Đức K39.11.08
13

có lợi nhuận khoảng 10triệu đồng /ha lúa cho nông dân, bằng hai lần so với
quy trình canh tác hoá học trước đây. Hoặc cuối năm 2002, công ty dịch vụ
bảo vệ thực vật tỉnh An giang đã ký hợp đồng trồng rau an toàn với 105 hộ
dân ở xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Công ty

cử cán bộ khuyến nông xuống tập huấn cho các hộ nông dân quy trình kỹ
thuật trồng rau an toàn, cung cấp bộ thuốc thực vật dùng cho sản xuấ
t rau an
toàn. Nhờ có hoạt động khuyến nông nên nông dân sản xuất được nông phẩm
an toàn với giá thành hạ, làm tăng lợi nhuận, đồng thời doanh nghiêp mua
được nông phẩm chất lượng cao, an toàn, với khối lượng ổn định để chế biến,
tiêu thụ trên thị trường. Đôi bên đều có lợi là điều kiện để phát triển bền vững
lâu dài và hiệu quả .
Có thể nói khuyến nông là một quá trình dịch vụ thông tin truyề
n bá
kiến thức và đào tạo tay nghề cho nông dân ,giúp họ có khả năng tự giải quyết
các vấn đề đặt ra trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Trong cơ chế
mới hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, khuyến nông được coi là biện pháp
cấp bách và lâu dài có tác động sâu sắc đến quá trình phát triển sản xuất hàng
hoá của nông dân và xây dựng nông thôn mới.
Các hình thức khuyến nông có thể là: xây dựng các mô hình trình diễn, tổ
chức cho nông dân đến thăm quan , trao đổi kinh nghiệm với những nông dân
sản xuất giỏi, truyền bá kiến thức mới trên các phương tiện thông tin đại
chúng; tổ chức các hội nghị đầu bờ, trong trại chăn nuôi theo phương châm:
"trăm nghe không bằng một thấy"; tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp và câu
lạc bộ nông dân sản xuất giỏi ...
Như vậy, liên kết giữa khoa học và sản xuấ
t là cầu nối hai chiều giữa thực
tế sản xuất của hộ gia đình nông dân với nghiên cứu khoa học, tạo ra tiến bộ
kỹ thuật của các nhà khoa học, của các viện, các trường .

2.2.2. Thành tựu
Trong hàng chục năm qua nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trong việc nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ
khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuấ

t và đời sống. Các viện nghiên cứu
khoa học - kỹ thuật nông nghiệp đã nghiên cứu lai tạo, thuần chủng nhiều
giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt và thích

×