Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Phân tích rủi ro trong hoạt động hỗ trợ người học tại trường đại học nguyễn tất thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

NGUYỄN QUỲNH TRANG

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
HỖ TRỢ NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGUYỄN TẤT THÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

NGUYỄN QUỲNH TRANG

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
HỖ TRỢ NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGUYỄN TẤT THÀNH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN ÁI CẦM


Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Nguyễn Quỳnh Trang, học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh
của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, lớp 17MQT01 khóa học 2017-2019. Tơi
xin cam đoan đề tài “Phân tích rủi ro trong hoạt động hỗ trợ người học tại Trường
Đại học Nguyễn Tất Thành” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, dưới sự hướng
dẫn của TS. Trần Ái Cầm. Những số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn
này là trung thực, có chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo và
kết quả khảo sát điều tra của cá nhân. Kết quả nghiên cứu này chưa từng được
công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tp.HCM, ngày …. tháng …. năm 2020

Nguyễn Quỳnh Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành tốt Đề tài “Phân tích rủi ro trong hoạt động hỗ trợ
người học tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành”, lời đầu tiên tôi xin trân trọng
cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Ban lãnh đạo
Viện Nghiên cứu và Đào tạo sau Đại học đã tạo điều kiện để tơi có một mơi trường
học tập tiện nghi, thuận lợi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Nhà trường.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô là giảng viên Sau Đại
học đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt hai năm học vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trần Ái Cầm đã tận tình hướng
dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành đề tài này.

Bên cạnh đó, tơi cũng gửi lời cảm ơn đến đội ngũ cán bộ, nhân viên hỗ trợ
tại Trường đã cung cấp những thơng tin rất hữu ích trong quá trình trao đổi phỏng
vấn và thực hiện bảng hỏi khảo sát để giúp tơi có cơ sở hồn thành tốt đề tài này.
Chân thành cảm ơn./.
Tp.HCM, ngày …. tháng …. năm 2020

Nguyễn Quỳnh Trang

ii


TĨM TẮT
Đề tài “Phân tích rủi ro trong hoạt động hỗ trợ người học tại Trường Đại
học Nguyễn Tất Thành” được thực hiện nhằm nhận diện các rủi ro có thể xảy ra
trong hoạt động hỗ trợ người học để từ đó đánh giá mức độ nghiêm trọng và khả
năng xảy ra các rủi ro. Dựa trên cơ sở phân tích các rủi ro này sẽ giúp các cấp lãnh
đạo đưa ra các quyết định, cách thức kiểm soát và phương án giảm thiểu rủi ro,
góp phần vào việc đảm bảo chất lượng cho quá trình vận hành mảng hoạt động
hỗ trợ người học.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
kết hợp định lượng được thực hiện thơng qua hình thức phỏng vấn đội ngũ lãnh
đạo cấp quản trị các đơn vị có liên quan đến công tác hỗ trợ người học để thu thập
thông tin – dữ liệu, nhận diện các rủi ro, làm cơ sở khảo sát ý kiến đội ngũ cán bộ
trực tiếp hỗ trợ người học về mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra các rủi ro
trong hoạt động hỗ trợ người học tại Trường.
Khi áp dụng vào nghiên cứu tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, kết quả
phỏng vấn đội ngũ cán bộ quản lý cho thấy các rủi ro trong hoạt động hỗ trợ người
học được thể hiện qua các mảng hoạt động tuyển sinh đầu vào, quá trình tổ chức
giảng dạy – học tập và đầu ra. Kết quả nghiên cứu giúp cho các cấp quản lý tại
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đánh giá được mức độ nghiêm trọng rủi ro sẽ

xảy ra ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng hoạt động hỗ trợ người học đã nêu
ở trên. Hướng tới việc nhận diện rủi ro và nâng cao nhận thức trong công tác xây
dựng các phương án giảm thiểu rủi ro trong môi trường giáo dục đại học trở thành
một vấn đề cấp bách đáng được quan tâm hiện nay. Ngoài ra, tác giả cũng đã đưa
ra một số hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương
lai.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
TÓM TẮT........................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH ........................................................ vii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Bối cảnh nghiên cứu ......................................................................................... 1
1.1. Nhận diện vấn đề nghiên cứu .................................................................... 1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
4.1. Nguồn dữ liệu sử dụng............................................................................... 3
4.2. Phương pháp thực hiện .............................................................................. 3
5.Tổng quan cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu trong nước và ngoài

nước ...................................................................................................................... 4
5.1. Nghiên cứu tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro ..................................... 4
5.2. Nghiên cứu về quản trị rủi ro tại trường đại học ....................................... 7
6. Bố cục Luận văn ............................................................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 10
1.1.Tổng quan về định nghĩa rủi ro và quản trị rủi ro ......................................... 10
1.1.1. Rủi ro .................................................................................................... 10
iv


1.1.2. Quản trị rủi ro ....................................................................................... 12
1.2. Mục đích của hoạt động quản trị rủi ro........................................................ 13
1.3. Phương hướng tiếp cận công tác Quản trị rủi ro.......................................... 14
1.3.1.Hướng dẫn “Quản trị rủi ro - Nguyên lý và bối cảnh” (HM Treasury’s
Orange Book, 2004)........................................................................................ 14
1.3.2. Quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) ..................................... 15
1.3.3. Quy trình quản trị rủi ro theo Bộ tiêu chuẩn IRM:2002 ....................... 18
1.3.4. Bộ tiêu chuẩn Quản trị rủi ro quốc tế - AS/NZS ISO 31000:2009 ...... 19
1.3.5.Quản trị rủi ro theo yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cấp cơ
sở giáo dục tại Việt Nam ................................................................................ 21
1.4. Nghiên cứu các vấn đề rủi ro tại trường đại học và các hoạt động hỗ trợ người
học ...................................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ
NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH ............ 29
2.1. Giới thiệu chung về Trường Đại học Nguyễn Tất Thành ............................ 29
2.1.1. Tóm tắt về Trường Đại học Nguyễn Tất Thành ................................... 29
2.1.2. Tầm nhìn – Sứ mạng – Triết lý giáo dục .............................................. 30
2.1.3. Chính sách chất lượng .......................................................................... 30
2.1.4.Quy mơ, đặc điểm và cơ cấu ngành nghề đào tạo của Trường Đại học

Nguyễn Tất Thành .......................................................................................... 31
2.2.Các hoạt động hỗ trợ người học tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành..... 32
2.3.Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 34
2.4.Nhận diện rủi ro ............................................................................................ 36
2.4.1. Hoạt động hỗ trợ người học tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành ... 36
2.4.1.1.Các tác động từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động hỗ
trợ người học ....................................................................................................... 36
2.4.1.2. Kết quả phản hồi của người học về chất lượng dịch vụ hỗ trợ ...... 39
2.4.1.3.Kết quả đánh giá ngồi về cơng tác hỗ trợ người học tại Trường Đại
học Nguyễn Tất Thành ....................................................................................... 40
v


2.4.2. Nhận diện rủi ro từ kết quả nghiên cứu ................................................ 42
2.5. Đánh giá rủi ro ............................................................................................. 53
2.5.1. Thông tin thực hiện ............................................................................... 53
2.5.2. Kết quả đánh giá rủi ro ......................................................................... 55
2.6. Phân tích rủi ro............................................................................................. 58
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ GIÁM
SÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ NGƯỜI HỌC .................. 66
3.1. Đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động hỗ trợ người học
............................................................................................................................ 66
3.1.1. Giải pháp giảm thiểu rủi ro đối với Nhóm 1......................................... 66
3.1.2. Giải pháp giảm thiểu rủi ro đối với Nhóm 2......................................... 67
3.1.3. Giải pháp giảm thiểu rủi ro đối với Nhóm 3......................................... 68
3.2. Giám sát rủi ro và truyền thông nội bộ ........................................................ 70
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 74
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 78


vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
Bảng 1.1. Bảng phân loại theo nguồn gốc rủi ro ................................................ 11
Bảng 1.2.Thông tin mô tả các bước trong Mơ hình Quản trị rủi ro .................... 14
Bảng 1.3. Ma trận đánh giá rủi ro theo ERM ..................................................... 17
Bảng 1.4. Các lĩnh vực rủi ro của trường đại học (Ethics Points, 2005) ............ 25
Bảng 1.5. Các vấn đề rủi ro của trường đại học dựa trên nghiên cứu tại Trường
Kỹ thuật chuyên nghiệp về giáo dục đại học ở Novi Sad, Serbia....................... 26
Bảng 1.6. Tóm tắt các nghiên cứu về rủi ro tại trường đại học .......................... 27
Bảng 2.1. Các ngành đào tạo tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành ............... 31
Bảng 2.2. Các bước thực hiện phân tích rủi ro (đề xuất của tác giả) .................. 35
Bảng 2.3. Kết quả đánh giá của người học về các hoạt động hỗ trợ .................. 40
Bảng 2.4. Những điểm tồn tại được ghi nhận về hoạt động hỗ trợ người học ... 41
Bảng 2.5. Tỷ lệ phản hồi nhóm câu hỏi chung (từ C1 đến C6) .......................... 43
Bảng 2.6. Các nhóm rủi ro chính trong hoạt động hỗ trợ người học .................. 48
Bảng 2.7. Thang đánh giá khả năng xảy ra rủi ro ............................................... 54
Bảng 2.8. Thang đánh giá mức độ nghiêm trọng khi rủi ro xảy ra ..................... 54
Bảng 2.9. Bảng ma trận đánh giá rủi ro .............................................................. 54
Bảng 2.10. Bảng đánh giá các rủi ro trong hoạt động hỗ trợ người học ............. 56
Bảng 2.11. Mức độ ưu tiên giải quyết rủi ro (Nhóm 1) ...................................... 58
Bảng 2.12. Mức độ ưu tiên giải quyết rủi ro (Nhóm 2) ...................................... 60
Bảng 2.13. Mức độ ưu tiên giải quyết rủi ro (Nhóm 3) ...................................... 61
Bảng 2.14. Tóm tắt kết quả nhận diện rủi ro (trích từ kết quả phỏng vấn)......... 62
Bảng 2.15. Tóm tắt mức độ ưu tiên xử lý các vấn đề rủi ro ............................... 64
Bảng 3.1. Cơ sở thông tin – dữ liệu được đề xuất để theo dõi quá trình hỗ trợ người
học tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành ........................................................ 71

vii



Hình 1.1. Quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) ................................... 16
Hình 1.2. Quy trình Quản trị rủi ro theo IRM:2002 ........................................... 19
Hình 1.3. Mơ hình quản trị rủi ro tại Trường Đại học Adelaide, Australia dựa trên
Bộ tiêu chuẩn AS/NZS ISO 31000:2009 ............................................................ 21
Hình 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
............................................................................................................................ 29
Hình 2.2. Hoạt động hỗ trợ người học tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành . 33
Hình 2.3. Quy trình nghiên cứu (đề xuất của tác giả) ......................................... 34
Hình 2.4. Tỷ lệ phản hồi các rủi ro có thể xảy ra đối với nhóm rủi ro ............... 45
Hình 2.5. Tỷ lệ phản hồi các rủi ro có thể xảy ra đối với nhóm rủi ro ............... 46
Hình 2.6. Tỷ lệ phản hồi các rủi ro có thể xảy ra đối với nhóm rủi ro ............... 47
Hình 3.1. Đề xuất Quy trình quản trị rủi ro tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
............................................................................................................................ 70

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh nghiên cứu
1.1.Nhận diện vấn đề nghiên cứu
Quản trị rủi ro là một phần công tác quan trọng trong hoạt động quản trị chiến
lược của tổ chức, đó là q trình mà tổ chức sử dụng các phương thức, công cụ để
nhận diện và hạn chế các rủi ro trong hoạt động vận hành và tác nghiệp, hướng
tới đạt được mục tiêu của tổ chức. Rủi ro thường sẽ thể hiện ở 3 khía cạnh đó là
sự khơng chắc chắn, gồm những hoạt động tích cực và tiêu cực hoặc là sự sai lệch
so với dự kiến. Do vậy, tổ chức cần phải có mục tiêu cụ thể và định nghĩa rõ các
yếu tố bên trong và bên ngoài tác động, điều này sẽ rất quan trọng trong việc giúp
các cấp lãnh đạo đưa ra các quyết định trong q trình hoạt động.

Có rất nhiều cách tiếp cận các quy trình quản trị rủi ro trong ngành tài chính,
ngân hàng, sản xuất, kinh doanh,…theo các tiêu chuẩn quốc tế được các doanh
nghiệp áp dụng như ERM (Quản trị rủi ro doanh nghiệp), ISO 31000:2009 Nguyên tắc và hướng dẫn chung về quản trị rủi ro, AS/NZS ISO 31000:2009 Tiêu chuẩn quản trị rủi ro áp dụng tại Australia và New Zealand,….Tuy nhiên sẽ
khơng có một cách tiếp cận nào là đúng và phù hợp nhất đối với môi trường giáo
dục, đặc biệt là giáo dục đại học ở các khu vực cơng lập và ngồi cơng lập. Một
số trường đại học trên thế giới đã có những nghiên cứu và xây dựng các hướng
dẫn quản trị rủi ro trên cơ sở nền của các Bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro và bối cảnh
vận hành hệ thống thực tế trong môi trường giáo dục, áp dụng thực hiện, đánh giá
hiệu quả và cải tiến liên tục cho phù hợp. Chính vì vậy, việc nhận diện các vấn đề
rủi ro là một bước quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro của tổ chức.
1.2.Tính cấp thiết của đề tài
Quản trị rủi ro là một lĩnh vực được nghiên cứu mạnh và vận dụng nhiều
trong tài chính, kinh tế, sản xuất,…, còn đối với lĩnh vực giáo dục – đào tạo ít
được quan tâm hơn do một số yếu tố đặc thù về các cơ chế, chính sách, cách thức
vận hành – quản trị. Đối với một số bài báo và nghiên cứu nước ngoài về lĩnh vực


rủi ro trong giáo dục đại học cũng sẽ dựa trên các Bộ tiêu chuẩn hoặc quy trình
quản trị rủi ro, một số trường sẽ có hướng dẫn riêng tùy vào bối cảnh thực tế của
tổ chức. Dựa trên các nội dung lý thuyết về rủi ro, phương pháp quản trị rủi ro và
các phương án giảm thiểu rủi ro một cách tổng quan trong giáo dục đại học thường
gặp phải để giúp các nghiên cứu về sau có thể tham khảo, đúc kết được các quy
trình, quy định hoặc hướng dẫn cụ thể tại các trường đại học.
Do vậy, tơi lựa chọn đề tài “Phân tích rủi ro trong hoạt động hỗ trợ người
học tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành” để thực hiện và bước đầu nhận diện
các hoạt động có thể xảy ra rủi ro. Việc nhận diện các rủi ro nhằm đề ra các giải
pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động hỗ trợ người học người riêng,
cũng như trong hoạt động quản trị của trường đại học trong hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng nói chung là một cách thức để có thể
hỗ trợ tối đa và hạn chế tốt nhất các rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến người học.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu tổng qt:
‐ Phân tích rủi ro nhằm tìm kiếm giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động hỗ
trợ người học tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
2.2.Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, đề tài nghiên cứu này được thực
hiện nhằm giải quyết những mục tiêu cụ thể sau đây:
‐ Nhận diện các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động hỗ trợ người học tại
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành;
‐ Đánh giá mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra các rủi ro đối với hoạt
động hỗ trợ người học tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành;
‐ Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro
trong hoạt động hỗ trợ người học tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1.Đối tượng nghiên cứu:
- Các rủi ro trong hoạt động hỗ trợ người học tại Trường Đại học Nguyễn Tất
Thành.
3.2.Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trong nội bộ tại Trường Đại
học Nguyễn Tất Thành.
- Đối tượng phỏng vấn, khảo sát: cán bộ quản lý, nhân viên làm việc tại các
đơn vị hỗ trợ người học tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 09/2019 đến tháng 02/2020
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn dữ liệu sử dụng
Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp (các số liệu báo cáo tổng

kết quả phản hồi của người học học liên quan đến chất lượng dịch vụ hỗ trợ giai
đoạn 2014-2018).
4.2.Phương pháp thực hiện
Đề tài nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính
kết hợp với định lượng thông qua các bước thực hiện sau:
- Nghiên cứu sơ bộ bằng các câu hỏi mở nhằm xác định và lựa chọn các nhóm
rủi ro có thể xảy ra trong q trình thực hiện các cơng việc có liên quan đến
hoạt động hỗ trợ người học.
- Dựa trên bảng câu hỏi mở các nhóm rủi ro để thực hiện phỏng vấn đội ngũ
cán bộ quản lý trực tiếp triển khai các hoạt động hỗ trợ người học nhận diện
các rủi ro có thể xảy ra trong từng nhóm.
- Khảo sát dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn để đánh giá (i) khả năng
xảy ra và (ii) mức độ nghiêm trọng của các nhóm rủi ro này. Mẫu điều tra
trong nghiên cứu được thực hiện đối với đội ngũ nhân viên trực tiếp hỗ trợ
người học. Dữ liệu thu thập được xử lý nhằm đánh giá sơ bộ kết quả nghiên
3


cứu và làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến mức độ nghiêm trọng của các
rủi ro khi xảy ra.
5. Tổng quan cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu trong nước và
ngoài nước
Hiện nay chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu rủi ro về hoạt động hỗ trợ
người học. Phần lớn các đề tài nghiên cứu có liên quan đến các rủi ro ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động tại các trường đại học, cách nhận diện các rủi ro và một
số biện pháp phòng ngừa. Trong số các vấn đề đã nghiên cứu tổng quan về quản
trị rủi ro cũng như trong thực tiễn bối cảnh giáo dục đại học, nổi bật là các nghiên
cứu sau:
5.1. Nghiên cứu tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro
Theo Đoàn Thị Hồng Vân và cộng sự (2013) thì “Quản trị rủi ro (Risk

Management) là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn diện, liên tục
có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những tổn
thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro
thành những cơ hội thành công”, bao gồm các nội dung: nhận dạng – phân tích –
đo lường rủi ro, kiểm sốt – phịng ngừa rủi ro, tài trợ rủi ro khi nó đã xuất hiện,
và tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.
Theo The Orange Book (2004), Management of Risk – Principles and
Concepts”, HM Treasury on behalf of the Controller of Her Majesty’s Stationery
Office thì “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn
diện, thường xun, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm sốt, phịng
ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro
trên cơ sở dự báo xác suất xuất hiện, đồng thời tìm cách biến đổi rủi ro bất lợi
thành có lợi”. Quản trị rủi ro, quản trị hoạt động (vận hành) và quản trị chiến lược
có mối quan hệ, đan xen và hỗ trợ lẫn nhau. Bằng cách này, quản trị rủi ro về mặt
chiến lược của tổ chức sẽ là yếu tố dẫn đầu giúp xác định tầm nhìn – sứ mạng –
mục tiêu của tổ chức, đồng thời sẽ được cụ thể hóa và gắn vào trong từng hoạt
động của tổ chức nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược. Tất cả nhân viên trong
4


tổ chức nên nhận biết được các rủi ro có liên quan đến từng lĩnh vực hoạt động
trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu của tổ chức, và cơng tác quản trị rủi ro nên
được đào tạo thường xuyên cho đội ngũ nhân viên của tổ chức.
Theo Quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) thì đây là một phương
pháp gồm 7 bước giúp xác định được những sự kiện có khả năng gây ảnh hưởng
đến tổ chức, trong giới hạn rủi ro và đảm bảo hợp lý trong việc thực hiện mục tiêu
của tổ chức. Dù cho tổ chức hoạt động quản trị rủi ro theo phương pháp nào thì
một số nguyên lý cần phải lưu ý là (i) rủi ro phải liên quan đến mục tiêu đang thực
hiện, (ii) rủi ro phải được đánh giá và có mức độ ưu tiên dựa trên khả năng xảy ra
và mức độ ảnh hưởng, (iii) khơng nên lãng phí các nguồn lực của tổ chức vào các

rủi ro rất khó có khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng rất ít, (iv) những rủi ro
trong khu vực “báo động đỏ” cần có kế hoạch xử lý rủi ro bằng cách lựa chọn né
tránh rủi ro, chuyển giao rủi ro, giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro/ khả năng ảnh
hưởng, chấp nhận rủi ro và giám sát định kỳ thường xuyên, (v) việc xử lý rủi ro
phải phù hợp với khả năng chấp nhận rủi ro của nhóm và nên phản ánh thực tế số
lượng kiểm soát rủi ro/ rủi ro, và (vi) mục tiêu, rủi ro, sự cố và phương án xử lý
phải được rà soát thường xuyên trong môi trường không đổ lỗi (blame-free).
Theo Marsh (2012), Risk Management Higher Education. Building a Solid
Foundation, đã công bố một nghiên cứu về rủi ro ở các trường đại học tại Canada
để đưa ra các vấn đề rủi ro thuộc dạng nghiêm trọng và hoạt động quản trị rủi ro
tại các trường này. Khảo sát tại nghiên cứu này đã tiết lộ rằng nhiều rủi ro không
dễ dàng trong việc quản trị và để củng cố được vấn đề này thì điều quan trọng là
ở việc có được một chương trình quản trị rủi ro tốt cũng như việc điều hành/ quản
trị các hoạt động quản trị rủi ro. Nhiều trường đại học tại đây cũng đã bắt đầu phát
triển khung chương trình quản trị rủi ro nhưng mức độ hợp tác và hồn thiện cịn
khá thấp là do (i) sự tham gia và cam kết của các nhà quản trị cấp cao, (ii) nguồn
lực sẵn có và khả năng thực hiện, (iii) thất bại trong việc thực hiện do vượt với
đánh giá ban đầu, (iv) đưa ra được những kết quả hữu ích từ việc đánh giá, (v) kế
hoạch hành động để quản trị rủi ro một cách hiệu quả và bền vững.
5


Theo Mohd Shoki Bin Md. Ariff và cộng sự (2014) tại Trường Đại học
Teknologi tại Malaysia đã khẳng định rằng quản trị rủi ro là một khía cạnh nổi bật
để giúp cho công tác quản trị doanh nghiệp hoạt động thành công. Việc sử dụng
khung quản trị rủi ro hiệu quả được công nhận bởi các nhà học thuật và tất cả các
ngành nghề để có thể kiểm sốt tốt các rủi ro. Công tác quản trị rủi ro thường được
sử dụng nhiều trong các tổ chức doanh nghiệp có lợi nhuận hơn là các tổ chức phi
lợi nhuận như các tổ chức giáo dục đại học. Một số trường đại học tại Malaysia
được trao quyền tự chủ và quản trị rủi ro được xem như là một công cụ để có thể

quản trị rủi ro hiệu quả và thiết thực. Có rất nhiều Bộ tiêu chuẩn hướng dẫn khung
quản trị rủi ro được ứng dụng nhiều trong các tổ chức doanh nghiệp nhưng để có
thể áp dụng được trong bối cảnh giáo dục là một nhiệm vụ cần phải được xác định
rõ khi có sự khác nhau về chính sách, quản trị, quy trình xác định – phân tích –
đánh giá – giám sát rủi ro, cải tiến liên tục,… để đảm bảo cho công tác quản trị hệ
thống đạt được hiệu suất cao nhất, đặc biệt là đối với các trường tự chủ về tài
chính như tại Malaysia.
Rabiha Md.Sum & Zurina Md. Saad (2017) đã đưa ra những nội dung thảo
luận và giải thích chi tiết về tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro trong lĩnh
vực giáo dục. Quản trị rủi ro được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong
đời sống như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, quản trị các dự án,…và đối với việc
quản trị các trường đại học thì hầu như còn thiếu trong việc xác định các vấn đề
rủi ro và các lợi ích sẽ đạt được của việc kiểm soát hiệu quả các rủi ro này. Bài
nghiên cứu ngoài việc đưa ra các định nghĩa/ bối cảnh về rủi ro trong giáo dục đại
học còn giúp đưa ra (i) các loại hình rủi ro mà các trường đại học phải đối mặt,
(ii) quy trình quản trị rủi ro hoặc khung quản trị rủi ro đã được thiết lập tại một số
trường đại học, (iii) lợi ích của quản trị rủi ro và các hành động cần thực hiện ngay
tại các trường đại học.
Ruzic-Dimitrijevic, L., & Dakic, J. (2014) đã chỉ ra được tầm quan trọng
của quản trị rủi ro trong tất cả các hệ thống vận hành, trong đó quản trị rủi ro trong
giáo dục đại học được đánh giá là đặc biệt và được nghiên cứu thực nghiệm để
6


đưa vào trong lĩnh vực giáo dục đại học. Bài viết nghiên cứu đã đưa ra được
phương pháp đánh giá rủi ro cũng như quy trình quản trị rủi ro tại các trường đại
học từ đầu vào – quá trình giảng dạy và học tập – đầu ra.
Nghiên cứu của tác giả Simona và cộng sự (2014) đã cũng cho rằng rủi ro
không chỉ giới hạn trong các tổ chức doanh nghiệp, ngân hàng hay các tổ chức
phi lợi nhuận, cơ quan chính phủ mà nó cũng sẽ xuất hiện trong các tổ chức giáo

dục. Tuy nhiên thì việc ứng dụng quản trị rủi ro trong giáo dục thì ít được phát
triển hơn là các tổ chức doanh nghiệp. Mỗi trường đại học sẽ có những vấn đề tác
động bởi bên ngồi và bên trong có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả trong việc
đạt được các nhiệm vụ và mục tiêu đã đề ra, hơn thế nữa các hoạt động này có thể
là những rủi ro mà các trường phải đối mặt với nó. Tác giả đã xác định và phân
tích các vấn đề rủi ro có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến việc vận hành/và
hoặc thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức, quản trị tài chính, vận hành và
đào tạo.
5.2. Nghiên cứu về quản trị rủi ro tại trường đại học
Cassidy et al. (2003) cho rằng “Rủi ro là bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến
khả năng đáp ứng được mục tiêu của tổ chức” và cũng chỉ ra được 5 vấn đề rủi ro
thường gặp phải tại các cơ sở giáo dục đại học, gồm rủi ro về mặt chiến lược, vận
hành, tuân thủ các quy định/quy chế, tài chính, hoặc danh tiếng. Đây là những vấn
đề rủi ro khá nhạy cảm, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của tổ chức và cũng
giúp cho việc xác định được các phương hướng cần phải thực hiện để đạt được
mục tiêu tổ chức.
Brewer và Walker (2011) đã đưa ra tranh luận rằng bối cảnh giáo dục đại
học mà trong đó các trường đại học hoạt động trong một mạng lưới các nhà cung
cấp giáo dục phức tạp trong môi trường cạnh tranh tồn cầu. Trong mơi trường
này sẽ có một vài xu hướng thay đổi cụ thể tác động đến các hoạt động của trường
đại học và làm gia tăng rủi ro. Các xu hướng này bao gồm: gia tăng sự phản hồi
và trách nhiệm giải trình, sự mong đợi của sinh viên rộng hơn, sự cạnh tranh, gia
7


tăng sự giám sát bên ngoài, chủ nghĩa kinh doanh, và ảnh hưởng của Công nghệ
thông tin.
PricewaterCoopers (2018) đã phát biểu rằng các trường đại học đã công
nhận ngành giáo dục đại học đang trải qua một giai đoạn thay đổi, được thúc đẩy
bởi việc phải duy trì và nâng cao sự xuất sắc, và điều này đã ảnh hưởng đến quy

trình quản trị rủi ro của tổ chức. Các yếu tố gần đây đã dẫn đến rủi ro và cơ hội
thể hiện tại cấp chiến lược gồm: thay đổi học phí, tăng sự cạnh tranh của người
học và thay đổi sự kỳ vọng của người học, gia tăng sự tiếp xúc và tín nhiệm đối
với thị trường quốc tế, cạnh tranh và liên minh toàn cầu, tái cấu trúc, đầu tư cơ sở
vật chất, các dự án đầu tư vốn lớn và mở rộng trường đại học, thương mại hóa,
những cơng nghệ mới nổi và mới, liên quan đến quan hệ hợp tác. Các trường đại
học nhận thấy quản trị rủi ro giúp họ giải quyết các yếu tố này trong môi trường
cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Ethics Point (2005) đã chỉ ra tài chính, nghiên cứu, nguồn nhân lực, an tồn,
sức khỏe, y tế, cơng nghệ thơng tin, đào tạo là những lĩnh vực rủi ro chính mà các
trường đại học phải đối mặt và cần phải có những biện pháp tốt nhất để giảm thiểu
những rủi ro này.
Ruzic-Dimitrijevic, L., & Dakic, J. (2014) đã thử kết nối và ứng dụng
các kiến thức về quản trị rủi ro được thiết lập nhiều tại các lĩnh vực khác nhau
cũng như các nghiên cứu thực nghiệm để đưa vào trong lĩnh vực giáo dục đại học.
Theo tác giả, có 5 vấn đề rủi ro cần được nhận diện, đo lường mức độ ảnh hưởng
để có những phương án giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận hành của các trường
đại học là tuyển sinh đầu vào, hoạt động giảng dạy (sự giao tiếp, chất lượng q
trình dạy học, cơng nghệ thông tin, hoạt động thực tập), hệ thống thông tin, tài
chính, và cơng tác quản trị.
Theo Simona và cộng sự (2014), rủi ro trong quá trình tổ chức và giảng dạy
bao gồm quá trình tuyển sinh, chất lượng chương trình đào tạo/ nghiên cứu, phải
có đơn vị giám sát và hỗ trợ theo dõi quá trình học tập của người học, phát triển
và đổi mới trong môi trường học thuật, và nguồn nhân lực. Để nhận diện và quản
8


trị rủi ro một cách hiệu quả, các trường đại học cần phải xác định những yếu tố
tác động bên trong và bên ngoài của tổ chức để biết được các tác động đến môi
trường học tập. Các trường đại học nên phát triển các tiêu chí để có thể đánh giá

một cách có hệ thống và hiệu quả hơn.
6. Bố cục Luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh nghiên cứu
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Tổng quan cơ sở trị luận liên quan đến đề tài nghiên cứu trong nước và ngoài
nước
6. Bố cục Luận văn
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Tổng quan cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu
CHƯƠNG II: Phân tích rủi ro trong hoạt động hỗ trợ người học tại Trường Đại
học Nguyễn Tất Thành
CHƯƠNG III: Đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro và giám sát rủi ro trong hoạt
động hỗ trợ người học tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

9


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tổng quan về định nghĩa rủi ro và quản trị rủi ro
1.1.1. Rủi ro
Rủi ro là từ thường xuyên được các nhà quản trị sử dụng trong nhiều lĩnh
vực khác nhau để nói đến những sự việc có thể sẽ xảy ra trong tương lai mà điều
này sẽ làm ngăn chặn hoặc trì hỗn trong việc thực hiện mục tiêu của tổ chức như

rủi ro về tài chính, rủi ro về kỹ thuật, rủi ro về danh tiếng,….Tuy nhiên, trước khi
có thể quản trị các rủi ro này một cách hiệu quả nhất thì tổ chức cần phải có một
sự định nghĩa rõ ràng về các rủi ro mà tổ chức sẽ gặp phải trong tương lai bởi các
nhà quản trị, lãnh đạo, quản trị và nhân viên.
Có rất nhiều trường phái khác nhau định nghĩa khác nhau về rủi ro và chưa
có sự thống nhất. Theo Đoàn Thị Hồng Vân và cộng sự (2013) định nghĩa theo
trường phái truyền thống thì “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc
các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều khơng chắc chắn có thể
xảy ra cho con người”, cịn theo trường phái trung hịa “Rủi ro là sự bất trắc có
thể đo lường được, nếu quản trị rủi ro tốt thì sẽ đón nhận được nhiều cơ hội,
ngược lại, sẽ phải chấp nhận những thiệt thòi”. Tác giả cũng đưa ra một số cách
phân loại phổ biến nhất về rủi ro là phân loại theo nguồn gốc rủi ro, môi trường
tác động, đối tượng rủi ro và theo các ngành, lĩnh vực hoạt động được thể hiện
trong Bảng 1.1. dưới đây:

10


Bảng 1.1. Bảng phân loại theo nguồn gốc rủi ro
(Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân và cộng sự, 2013)
- Tập trung vào 4 nhóm rủi chính là: rủi ro từ thảm họa, rủi ro
Phân loại theo
tài chính, rủi ro tác nghiệp, và rủi ro chiến lược.
phương pháp
- Trong đó, rủi ro chiến lược đóng vai trị đặc biệt quan trọng
1.
quản trị rủi ro
vì một khi khơng xác định đúng tầm nhìn, sứ mạng, và mục
truyền thống
tiêu chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể sẽ ảnh hưởng

và gây tổn thất đến kết quả hoạt động của tổ chức.
- Do môi trường thiên nhiên, mơi trường văn hóa – xã hội,
Phân loại theo
2.
chính trị, pháp luật, kinh tế, cơng nghệ, hoạt động của tổ
nguồn gốc rủi ro
chức, nhận thức của con người.
- Môi trường bên trong của tổ chức dựa trên các hoạt động
chính: quản trị, marketing, tài chính/ kế tốn, sản xuất/ tác
Phân loại theo môi
3.
nghiệp, nghiên cứu và phát triển, hệ thống thông tin.
trường tác động
- Môi trường bên ngồi gồm mơi trường vĩ mơ và mơi trường
vi mơ/ cạnh tranh.
Phân loại theo đối - Rủi ro về tài sản, rủi ro về nhân lực, và rủi ro về trách nhiệm
4.
tượng rủi ro
pháp lý.
Phân loại theo các - Rủi ro trong nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh thương
5. ngành, lĩnh vực
mại, ngoại thương, ngân hàng, đầu tư, xây dựng, giao thông
hoạt động
– vận tải, giáo dục – đào tạo,…

Một số nghiên cứu nước ngoài về hoạt động quản trị rủi ro thì lại đưa ra các
quan điểm tiếp cận và cho rằng rủi ro là “Những sự việc không chắc chắn trong
tương lai mà có thể ảnh hưởng đến sự hoàn thành chiến lược của tổ chức, mục
tiêu của q trình hoạt động và tài chính” (International Federation of
Accountants, 1999). Theo David Apgar (2006) thì “Rủi ro là bất cứ điều gì khơng

chắc chắn có thể ảnh hưởng tới các kết quả của chúng ta so với những gì chúng
ta mong đợi”, hoặc Heinz-Peter-Berg (2010) có thể mơ tả rủi ro theo cách sau:
“Rủi ro là sự không chắc chắn các sự kiện xung quanh và kết quả trong tương lai.
Đó là biểu hiện các khả năng và yếu tố tác động của sự kiện với tiềm năng ảnh
hưởng đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức, phân tích định tính và định lượng
được xem là 2 yếu tố cần thực hiện trước khi đưa ra quyết định liên quan đến các
rủi ro hoặc đe dọa”.
Simmons (2000) đã định nghĩa “Rủi ro là khả năng dẫn đến sự thất bại, tổn
hại, bất lợi hoặc hư hỏng và chứng tỏ được rằng quản trị rủi ro là tổng thể các

11


hoạt động mang tính chủ động có định hướng trong một chương trình mà có mục
đích chấp nhận được những yếu tố gây nên sự thất bại trong chương trình”.
Rủi ro là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với tổ chức, cần phải được nhận
diện, đánh giá, quản trị và báo cáo dựa trên các loại rủi ro tương ứng để cải tiến
việc đưa ra quyết định bên ngoài. Collier and Agyei-Ampomah (2006) đã đưa ra
một vài cách hiểu đơn giản: (i) rủi ro được xem như là một mối nguy cơ hoặc đe
dọa, (ii) rủi ro là sự không chắc chắn, (iii) hoặc rủi ro là cơ hội.
Tổng quan chung có thể định nghĩa “Rủi ro là biến cố ứng với một xác suất
làm biến đổi các kết quả của sự kiện không theo mong muốn hoặc dự tính ban
đầu. Mặt khác, sự xuất hiện của rủi ro cũng có thể gây ra tổn thất với mức độ khó
đốn trước. Rủi ro mang tính hai mặt là bất lợi và thuận lợi. Suy cho cùng thì rủi
ro là hiện tượng khách quan xảy ra ngoài ý muốn của con người nhưng có thể
nhận biết, đo lường, kiểm sốt và có thể có khả năng chuyển đổi từ bất lợi thành
thuận lợi” (theo Đoàn Thị Hồng Vân và cộng sự, 2013).
1.1.2. Quản trị rủi ro
Giống như các định nghĩa về rủi ro, có rất nhiều định nghĩa về quản trị rủi ro
được chấp nhận sử dụng. Quản trị rủi ro là quy trình ra quyết định gồm nhận diện

rủi ro và đánh giá rủi ro, mặt khác có thể định nghĩa quản trị rủi ro là một quy
trình hoàn thiện gồm nhận diện rủi ro, đánh giá và quyết định các vấn đề rủi ro.
Ngoài ra, quản trị rủi ro là cách tiếp cận một cách có hệ thống để thiết lập được
những hành động xử trị tốt nhất trước các vấn đề không chắc chắn thông qua việc
nhận diện, đánh giá, thông hiểu, hành động và truyền đạt những vấn đề rủi ro.
Theo Heinz-Peter-Berg (2010), để có thể áp dụng hoạt động quản trị rủi ro hiệu
quả nhất, thì điều quan trọng nhất chính là văn hóa quản trị rủi ro phải được mở
rộng trong tổ chức. Văn hóa quản trị rủi ro cần được thể hiện rõ trong tầm nhìn,
sứ mạng, mục tiêu của tổ chức. Sự giới hạn và phạm vi phải được thành lập và
truyền đạt những cái gì rủi ro trong thực tế được chấp nhận và dự kiến kết quả.
Quản trị rủi ro là “Một quá trình được hiểu rõ và quản trị các rủi ro đang
tồn tại mà chắc chắn phải chịu trong việc cố gắng đạt được mục tiêu của doanh
12


nghiệp. Đối với mục đích quản trị, rủi ro thường được chia thành các loại sau:
hoạt động, tài chính, tuân thủ quy định, thơng tin và nhân sự. Một ví dụ cho giải
pháp tích hợp để quản trị rủi ro là quản trị rủi ro doanh nghiệp” (CIMA Official
Terminology, 2005) hay “Quản trị rủi ro là một quá trình cho phép xác định, đánh
giá, hoạch định và quản trị các loại rủi ro” (Merna & F. Al-Thani, 2005).
Tổng quan chung thì “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách
khoa học, tồn diện, liên tục có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm sốt, phịng ngừa
và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng
thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công”, bao gồm các nội dung:
nhận dạng – phân tích – đo lường rủi ro, kiểm sốt – phịng ngừa rủi ro, tài trợ rủi
ro khi nó đã xuất hiện, và tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành cơng
(theo Đồn Thị Hồng Vân và cộng sự, 2013).
1.2.Mục đích của hoạt động quản trị rủi ro
Theo Hala Sabri (2009), quản trị rủi ro khơng phải là q trình né tránh rủi
ro, mà khi vận dụng một cách có hiệu quả, nó vẫn có thể thúc đẩy quá trình triển

khai các hoạt động dù ở mức độ rủi ro cao, bởi vì các rủi ro này đã được nhận diện
và quản trị, do đó những tổn thất rủi ro đều đã được hiểu rõ và thừa nhận. Ngoài
ra, hoạt động quản trị rủi ro cũng được xem là một trong những công cụ giúp cho
quá trình xây dựng kế hoạch và phân bổ nguồn nhân lực của đơn vị ở cấp chiến
lược, cấp hệ thống vận hành, hoặc là các dự án bên cạnh cơng cụ phân tích SWOT,
hay cơng cụ STEEPLES. Do vậy, đối với các trường đại học, các yếu tố rủi ro
thường tồn tại ở nhiều cấp độ và khía cạnh khác nhau như rủi ro trong việc thực
hiện mục tiêu chiến lược là trường đại học đẳng cấp thế giới hay là trường nằm
trong top xếp hạng trong khu vực quốc tế theo QS-Asia, QS-Ranking,...; rủi ro
trong hoạt động đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, duy trì và cải tiến chất
lượng công tác đào tạo - nghiên cứu khoa học; hay trong hoạt động hỗ trợ người
học góp phần cho việc đạt được mục tiêu đã đề ra.

13


1.3.Phương hướng tiếp cận công tác Quản trị rủi ro
Dưới đây là một số quy trình được xây dựng và phát triển trong việc nhận
diện, xử lý rủi ro và sự không chắc chắn:
1.3.1. Hướng dẫn “Quản trị rủi ro - Nguyên lý và bối cảnh” (HM Treasury’s
Orange Book, 2004)
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện,
thường xuyên, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm sốt, phịng ngừa và
giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro trên cơ sở
dự báo xác suất xuất hiện, đồng thời tìm cách biến đổi rủi ro bất lợi thành có lợi.
Vì vậy mà các cơng ty, doanh nghiệp thường có hệ thống quản trị rủi ro để có thể
triển khai các cơng việc đạt hiệu quả cao hơn và có nhiều cơ sở hoạch định chiến
lược, ra quyết định phù hợp với bối cảnh thực tế của tổ chức, góp phần đạt được
sứ mạng, tầm nhìn, và chiến lược phát triển của tổ chức một cách phù hợp.
Bảng 1.2.Thông tin mô tả các bước trong Mơ hình Quản trị rủi ro

(Nguồn: HM Treasury’s Orange Book, 2004)
Nhận dạng rủi ro - Bên ngoài (phát sinh từ mơi trường bên ngồi, khơng hồn tồn trong
(dựa trên việc rà
tầm kiểm soát của tổ chức nhưng mà những hành động thực hiện có
sốt rủi ro trong
thể giảm thiểu rủi ro) gồm: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, cơng
q trình vận hành
nghệ, pháp luật, mơi trường.
và rủi ro trong việc - Hoạt động (liên quan đến các hoạt động hiện tại), bao gồm việc phân
tự đánh giá)
phối (dịch vụ/sản phẩm lỗi), xây dựng dự án gần đây, duy trì năng
suất và năng lực (tài chính, mối quan hệ, hoạt động, danh tiếng), hiệu
suất quản trị rủi ro (quản trị, nhìn nhận cơ hội và thách thức, khả năng
phục hồi, an ninh).
- Thay đổi (rủi ro được tạo nên bởi những quyết định nhằm theo đuổi
những nỗ lực mới nhưng vượt quá khả năng hiện tại): mục tiêu PSA,
chương trình thay đổi, dự án mới, chính sách mới)
Đánh giá rủi ro
- Dựa trên khả năng xảy ra (likehood) rủi ro và mức độ ảnh hưởng
(impact) của rủi ro được nhận diện
- Sử dụng ma trận rủi ro 3x3 (high, medium, low) hoặc ma trận rủi ro
5x5 với thang đo mức độ ảnh hưởng gồm khơng quan trọng/ít quan
trọng/vừa phải/lớn/nghiêm trọng và khả năng xảy ra gồm hiếm khi/rất
khó xảy ra/có thể xảy ra/rất có thể xảy ra/chắc chắn xảy ra.

14


Giải quyết rủi ro


- Để thực hiện quản trị rủi ro hiệu quả, tổ chức cần phải xác định bối
cảnh tác động của rủi ro là yếu tố cơ hội hay thách thức trước khi có
phương án giải quyết rủi ro
- Có 5 phương án để giải quyết rủi ro: chấp nhận rủi ro, kiểm sốt rủi
ro (thơng qua hoạt động phịng ngừa, hiệu chỉnh, hướng dẫn, dị tìm),
chuyển giao rủi ro, giảm thiểu rủi ro, nắm bắt cơ hội rủi ro mang lại
để xem xét nên chấp nhận/chuyển giao/xử l ýrủi ro.
Rà sốt và báo cáo Cơng tác quản trị rủi ro phải được xem xét và báo cáo nhằm mục đích
rủi ro
(i) giám sát hoặc hồ sơ rủi ro có sự thay đổi trong q trình thực hiện,
(ii) đảm bảo đạt được rằng hoạt động quản trị rủi ro là hiệu quả và việc
nhận định được ngay rủi ro để có những hành động cải tiến là cần thiết.
Truyền đạt và học - Đảm bảo chắc chắn rằng mọi người đều hiểu rõ vai trò của từng cá
hỏi
nhân, chiến lược quản trị rủi ro của tổ chức là gì, rủi ro nào là ưu tiên
cần được xử lý, cách thức để mọi người nhận thức rõ trách nhiệm cụ
thể trong tổ chức phù hợp với khung quản trị rủi ro.
- Cần phải đảm bảo rằng các các nội dung chuyển tải được học hỏi và
truyền đạt mà mọi người có lợi ích từ đó
- Ở mỗi cấp độ quản trị, bao gồm cả Hội đồng, chủ động tìm kiếm,
nhận được thông tin định kỳ và phù hợp việc quản trị rủi ro trong tầm
kiểm soát của đơn vị. Họ cần được cung cấp những thơng tin hữu ích
để cho phép họ thực hiện các kế hoạch hành động đối với rủi ro mà
mức độ rủi ro không được chấp nhận, cũng như đảm bảo rủi ro đó có
thể chấp nhận được dưới sự kiểm sốt.

1.3.2. Quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM)
Theo Hội đồng các tổ chức tài trợ Ủy ban Treadway (The Committee of
Sponsoring Organizations of the Treadway Commission, viết tắt là COSO) đã đưa
ra định nghĩa về quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) là “một quy trình được thực

thi bởi một hội đồng bao gồm những người quản trị, người điều hành và những
người khác, được áp dụng trong việc xây dựng chiến lược quản trị doanh nghiệp,
được thiết lập để xác định các sự kiện có khả năng tác động đến doanh nghiệp
đồng thời quản trị các rủi ro để giới hạn mức độ rủi ro và đảm bảo hợp lý nhằm
đạt được các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp”. Dựa trên định nghĩa này có thể
xác định quản trị rủi ro là một (i) quy trình, (ii) một bộ phận không thể tách rời
với chiến lược của doanh nghiệp, (iii) xác định những sự kiện có khả năng gây
ảnh hưởng đến tổ chức, (iv) trong giới hạn rủi ro và đảm bảo hợp lý trong việc
thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
15


×