Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Tác động khả năng hoạt động liên tục đến tỷ lệ nợ vay ngân hàng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 115 trang )

NTTU-NCKH-05

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------------------------------------------

Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
DÀNH CHO CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN 2017 - 2018

Tên đề tài: TÁC ĐỘNG KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC ĐẾN TỶ LỆ NỢ
VAY NGÂN HÀNG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
Số hợp đồng: 2018.01.48/HĐ-KHCN

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phùng Anh Thư
Đơn vị công tác: Đại học Nguyễn Tất Thành
Thời gian thực hiện: 06/2018-11/2018

TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 08 năm 2018


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------------------------------

Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH


DÀNH CHO CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN 2017 - 2018

Tên đề tài: : TÁC ĐỘNG KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC ĐẾN TỶ LỆ NỢ
VAY NGÂN HÀNG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
Số hợp đồng : 2018.01.48 /HĐ-KHCN

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phùng Anh Thư
Đơn vị công tác: Đại học Nguyễn Tất Thành
Thời gian thực hiện: 06/2018-11/2018

Các thành viên phối hợp và cộng tác:
STT
1

Họ và tên
ThS. Nguyễn
Vĩnh Khương

Chun ngành
Kiểm tốn

Cơ quan cơng tác
Đại học Kinh tế-Luật

Ký tên


MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU .....................................................................................................1

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ..............................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................2
5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ................................................................................................3
6. KẾT CẤU CỦA BÀI NGHIÊN CỨU ..................................................................3
CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN
CỨU TRƯỚC
5

1.1 Giả định khả năng hoạt động liên tục ....................................................................5
1.1.1 Khái niệm.........................................................................................................5
1.1.2.Trách nhiệm xem xét giả định hoạt động liên tục ...........................................6
1.1.3.Dấu hiện vi phạm giả định hoạt động liên tục .................................................6
1.1.4 Cách thức đo lường.........................................................................................8
1.2 Tỷ lệ nợ vay ngân hàng .......................................................................................11
1.3 Các lí thuyết nền tảng...........................................................................................12
1.3.1 Lý thuyết đại diện ..........................................................................................12
1.3.2 Lý thuyết tín hiệu...........................................................................................12
1.3.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng ...................................................................13
1.4. Tổng quan các nghiên cứu trước.........................................................................14
1.4.1 Nghiên cứu nước ngoài..................................................................................14
1.4.2 Nghiên cứu trong nước .................................................................................17
1.5 Khoảng trống nghiên cứu.....................................................................................20
Kết luận chương 1........................................................................................................20
CHƯƠNG 2:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................22


2.1 Mẫu nghiên cứu ................................................................................................22
2.2 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................22
2.3 Mơ hình nghiên cứu..........................................................................................24
2.4Kiểm định giả thiết liên quan mơ hình ..............................................................26
2.4.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.............................................................26
2.4.2 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ...................................................27

i


2.4.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan.............................................................27
2.5

Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................28

Kết luận chương 2........................................................................................................32
CHƯƠNG 3:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ..........33

3.1

Thực trạng về tỷ lệ nợ vay trên thị trường chứng khốn Việt Nam .............33

3.2

Thống kê mơ tả .............................................................................................35

3.2


Phân tích tương quan các biến .....................................................................35

3.3

Phương trình hồi quy ....................................................................................36

3.4

Thảo luận kết quả nghiên cứu......................................................................38

Kết luận chương 3........................................................................................................39
CHƯƠNG 4:

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ RA BIỆN PHÁP KIẾN NGHỊ ....................39

4.1

Ý nghĩa đề tài...............................................................................................39

4.2

Nhận xét kết quả nghiên cứu & giải pháp kiến nghị ....................................40

4.3

Hạn chế ........................................................................................................41

4.4


Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ...............................................................42

KẾT LUẬN ..................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 1: Mô tả các biến nghiên cứu của García-Teruel & ctg (2013).......................17
Bảng 1.2: Mơ tả các biến nghiên cứu của Lê Phương Dung & Nguyễn Thị Nam Thanh
(2007).............................................................................................................................18
Bảng 1 3: Mô tả các biến nghiên cứu Đinh Thị Thu Thảo và Nguyễn Vĩnh Khương
(2016).............................................................................................................................19

Bảng 2 1 Các giả thuyết nghiên cứu và mối quan hệ với các lý thuyết nền tảng có liên
quan. ..............................................................................................................................31

Bảng 3 1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ............................................................35
Bảng 3 2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình ..............................35
Bảng 3 3 Kết quả hồi qui tuyến tính theo FEM, REM của mơ hình.............................36

iii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2-1: Quy trình nghiên cứu của đề tài nghiên cứu ...............................................23
Sơ đồ 2 2: Sơ đồ quy trình xử lí số liệu .........................................................................26


i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Diễn giải

BCTC

Báo cáo tài chính

FEM

Tác động cố định

HNX

Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội

HOSE

Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh

Pooled OLS

Hồi quy hỗn hợp

REM


Tác động ngẫu nhiên

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

ii


CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1.

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thực trạng hiện nay, vấn đề thông tin bất cân xứng thường xuyên xảy ra khi ngân
hàng thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp muốn che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng thơng tin có lợi
dẫn đến ngân hàng không được tiếp cận đầy đủ thông tin để ra quyết định hạn mức
vay và chinh sách vay vốn khơng chính xác.
Đặc biệt ngân hàng rất quan tâm đến yếu tố rất quan trọng là khả năng hoạt động
liên tục (KNHĐLT). Trong kế toán, KNHĐLT cho biết doanh nghiệp có cịn đủ nguồn
lực để tồn tại trong tương lai hay không (cụ thể 12 tháng tiếp theo). KNHĐLT là một
trong hai giả thiết cơ bản của kế toán. Khi giả thiết hoạt động liên tục (going concern)
của doanh nghiệp bị vi phạm thì các nguyên tắc, phương pháp, chuẩn mực kế toán áp
dụng sẽ thay đổi
Tại Việt Nam các công ty niêm yết vi phạm giả định hoạt động liên tục đã gây tổn
thất về tài chính và làm giảm niềm tin của công chúng như trường hợp Bông Bạch
Tuyết, Dược Viễn Đông...
Nghiên cứu khả năng hoạt động liên tục & tỷ lệ nợ vay ngân hàng của các công ty
niêm yết được các nhà nghiên cứu trong nước và thế giới đặc biệt quan tâm.

Nghiên cứu nước ngoài: Diamond (1991), Petersen và Rajan (1994), Berger và
Udell (1995), Denis và Mihov (2003), De Andrés Alonso và cộng sự (2005), GarcíaMarco và Oca (1999). Tại Việt Nam có các nghiên cứu của Lê Phương Dung và
Nguyễn Thị Nam Thanh (2013); Đinh Thị Thu Thảo và Nguyễn Vĩnh Khương (2016)
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu Việt Nam về mối quan hệ giữa khả năng hoạt động
liên tục và tỷ lệ nợ vay ngân hàng. Do đó, hướng nghiên cứu của đề tài là không trùng
lắp với các nghiên cứu trong nước.

1


2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Xác lập bằng chứng thực nghiệm mối quan hệ KNHĐLT và tỷ lệ nợ vay ngân hàng
các công ty niêm yết tại Việt Nam trước năm 2015. Đề xuất một số kiến nghị đối với
các đối tượng liên quan bao gồm: Cơ quan quản lí, Cơng ty niêm yết, ngân hàng, kiểm
toán viên.

3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đối tượng nghiên cứu: KNHĐLT, tỷ lệ nợ vay ngân hàng, mối quan hệ KNHĐLT
và tỷ lệ nợ vay ngân hàng.
Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, cụ thể là báo cáo tài chính đã được
kiểm tốn và cơng bố, báo cáo thường niên của các cơng ty niêm yết tại Việt Nam tính
tới thời điểm 2015 của 495 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch HNX và
HOSE trong 7 năm từ 2009 đến 2015 .Tuy nhiên nhóm nghiên cứu chỉ giữ lại các cơng
ty có đầy đủ báo cáo tài chính (sau đây viết tắt là BCTC) thường niên đã được kiểm

tốn liên tục trong giai đoạn nghiên cứu. Do đó, sau khi loại, mẫu nghiên cứu cịn lại
279 cơng ty.
Phạm vi nghiên cứu:
Mẫu nghiên cứu là tất cả các công ty niêm yết từ năm 2009 trên thị trường chứng
khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009-2015. (Mẫu nghiên cứu sẽ loại trừ các cơng ty
tài chính, đầu tư, ngân hàng) . Nguồn dữ liệu Datastream của Thomson Reuters, được
truy cập từ Trung Tâm Nghiên cứu Kinh tế Tài chính của Trường Đại học Kinh tế Luật.

4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu : Sử dụng phương pháp phân tích định lượng như thống kê
mơ tả, phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính nhằm định lượng.
Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu định lượng là những dữ liệu thứ cấp.
Sử dụng phần mềm STATA để phân tích dữ liệu. Phân tích hồi quy theo tác động
cố định và ngẫu nhiên phù hợp với dữ liệu bảng.

2


5.

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

Về mặt khoa học: Khoa học: Nghiên cứu đã hệ thống hóa các nghiên cứu trước
đây. Bài nghiên cứu thiết lập mối quan hệ giữa KNHĐLT và tỷ lệ nợ vay ngân hàng,
làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan.
Về mặt thực tiễn:
Nghiên cứu là một căn cứ có giá trị để giúp đánh giá thực trạng về KNHĐLT tại các

doanh nghiệp Việt Nam hiện nay bằng những con số định lượng, qua đó, giúp các
doanh nghiệp minh bạch thơng tin BCTC, có cách tiếp cận các khoản vay ngân hàng
hiệu quả, cũng như ngân hàng ra quyết định về chính sách cho vay chính xác hơn.
Đề tài cũng hàm ý cho các đối tượng sử dụng bctc có liên quan, cụ thể đối với các
nhân tố bên trong doanh nghiệp ( phía nhà quản trị, Năng lực nhân viên kế toán,…),
nghiên cứu là một căn cứ để giúp các doanh nghiệp nhận diện và thực hiện các giải
pháp để gia tăng chất lượng BCTC thơng qua việc kiểm sốt các nhân tố này nắm bắt
đặc thù của các phương pháp huy động vốn, hiểu rõ tính chất của các khoản vay.
Đối với các bên cịn lại (Nhà nước, Ngân hàng, Kiểm tốn độc lập, Niêm yết, Quy
mô doanh nghiệp), nghiên cứu giúp ngành thuế nhìn nhận lại cách thức, vai trị của
mình khi làm việc tại các doanh nghiệp, là tiền đề để ngân hàng xem xét việc vay vốn,
khẳng định vai trị quan trọng của kiểm tốn độc lập BCTC và của Nhà nước hiện nay
trong việc quản lý, giám sát chất lượng BCTC

6.

KẾT CẤU CỦA BÀI NGHIÊN CỨU

Bài nghiên cứu được chia thành các phần chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước.
Trình bày các khái niệm nghiên cứu; các cơ sở lý thuyết giúp luận giải mối quan hệ
giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, chương này cịn trình bày tổng
quan các nghiên cứu trước nhằm rút ra những vấn đề còn tồn tại liên quan đến nội
dung nghiên cứu, từ đó giúp đề ra phương hướng của nghiên cứu này.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

3


Chương này trình bày mơ hình nghiên cứu và kỳ vọng dấu mối quan hệ giữa các

biến trong mơ hình.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả
Chương này đưa ra các bước chạy mơ hình, lựa chọn mơ hình tốt nhất cuối cùng
thơng qua các bước kiểm định và nhân xét mối quan hệ và mức độ tác động của các
biến trong mơ hình
Chương 4: Kết luận và đề ra giải pháp, kiến nghị
Trên cơ sở mô hình ảnh hưởng của Chất lượng BCTC đến khả năng tiếp cận nợ vay
ngân hàng được đưa ra bởi chương 3, nhóm tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị
cụ thể cho vấn đề.

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN
CỨU TRƯỚC

1.1 Giả định khả năng hoạt động liên tục
1.1.1 Khái niệm
Theo Khn mẫu lý thuyết của IASB thì giả định hoạt động liên tục được
phát biểu như sau: “Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là đơn vị
đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần. Theo giả
định này đơn vị khơng có ý định cũng như khơng cần phải thanh lý hoặc phải thu
hẹp phần lớn quy mơ hoạt động của mình. Nếu giả định hoạt động liên tục khơng
được đáp ứng thì báo cáo tài chính phải được lập trên một cơ sở khác và phải
thuyết minh rõ ràng cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính”.
Khái niệm trên được sử dụng và chấp nhận rộng rãi ở hầu hết tất cả các hệ
thống kế tốn trên thế giới. Tuy nhiên, các khn mẫu lý thuyết đã phát hành của
FASB thì khơng nêu rõ khái niệm về giả định hoạt động liên tục. Đối với chuẩn
mực kế toán cập nhật của FASB số No.2014-15 về “Trình bày báo cáo tài chínhHoạt động liên tục” được phát hành vào tháng 8 năm 2014 thì trong chuẩn mực
đã đề cập đến giả định hoạt động liên tục là: “Hoạt động liên tục được xem như

là cơ sở cho việc lập BCTC, trừ khi nhà quản lý có dự định thanh lý doanh
nghiệp hoặc dừng hoạt động. Lập BCTC theo giả định này thường được gọi tắt
là cơ sở hoạt động liên tục của kế toán. Chỉ khi doanh nghiệp thanh lý hoặc thu
hẹp quy mô thì báo cáo tài chính sẽ được lập trên cơ sở kế toán thanh lý khác”.
So với khái niệm của IASB thì khái niệm này cũng khơng khác biệt gì về mặt ý
nghĩa.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 1, Chuẩn mực chung, ban hành và
công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính, có quy định trong nội dung phần Các nguyên tắc cơ bản
về nguyên tắc hoạt động liên tục: “ Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở
giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh
doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định
cũng như khơng buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô
hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì

5


báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử
dụng để lập báo cáo tài chính.”
Như vậy, về kế tốn giả định hoạt động liên tục được hiểu là:
-

Cơ sở cho việc lập BCTC.

-

Doanh nghiệp sẽ khơng có ý định hoặc bắt buộc phải ngừng, thu hẹp kinh
doanh.


1.1.2.Trách nhiệm xem xét giả định hoạt động liên tục
Theo IAS 1- Trình bày BCTC thì trách nhiệm trong việc xem xét về giả
định hoạt động liên tục khi lập BCTC của một doanh nghiệp được quy định là
trách nhiệm của nhà quản lý (Ban giám đốc hoặc người đứng đầu) của doanh
nghiệp đó.
Đối với US.GAAP hiện hành thì cũng yêu cầu cụ thể nhà quản lý phải đánh
giá giả định hoạt động liên tục khi lập BCTC năm hoặc BCTC giữa niên độ. Điều
này đã được quy định bởi ASC 205-40 với nội dung là “Công bố những vấn đề
không chắc chắn về giả định hoạt động liên tục” được phát hành chính thức vào
ngày 27/08/2014.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21- Trình bày BCTC thì trách nhiệm
xem xét giả định hoạt động liên tục trong tương lai là của Ban giám đốc doanh
nghiệp.
Điều này chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của Ban giám đốc doanh
nghiệp đối với việc lập BCTC. Trách nhiệm đánh giá về khả năng hoạt động
trong tương lai được giao cho họ bởi vì họ là đối tượng có quyền lực cao nhất
trong doanh nghiệp và sẽ nhận thức rõ được tình hình kinh doanh, phương hướng
hoạt động dài hạn của chính doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ
hội tốt cho các hành vi che đậy nhằm làm đẹp BCTC khi mà việc đánh giá khả
năng hoạt động liên tục vẫn còn dựa vào nhiều yếu tố xét đoán chủ quan và thiếu
những hướng dẫn cụ thể nên tính thận trọng và độc lập rất có thể sẽ khơng được
coi trọng đúng mực khi đánh giá giả định hoạt động liên tục.
1.1.3.Dấu hiện vi phạm giả định hoạt động liên tục
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570: Hoạt động liên tục thì một số lý do sau
đây dẫn đến nghi ngờ đáng kể về giả định hoạt động liên tục của đơn vị.
 Về mặt tài chính

6



-

Đơn vị lâm vào tình trạng nợ phải trả lớn hơn tài sản hoặc nợ phải trả ngắn
hạn lớn hơn tài sản lưu động.

-

Đơn vị có các khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả mà khơng có khả năng được
giãn nợ hoặc khơng có khả năng thanh tốn, hoặc đơn vị phụ thuộc quá nhiều
vào các khoản vay ngắn hạn để tài trợ các tài sản dài hạn

-

Dấu hiệu về việc các chủ nợ ngừng hoặc thu hồi các hỗ trợ tài chính

-

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh bị âm thể hiện trên báo cáo tài chính
hay dự báo trong tương lai

-

Đơn vị có các chỉ số tài chính xấu hơn mức bình thường

-

Lỗ hoạt động kinh doanh lớn hoặc có sự suy giảm lớn về giá trị của các tài
sản được dùng để tạo ra các luồng tiền

-


Nợ tồn đọng hoặc ngừng thanh tốn cổ tức

-

Khơng có khả năng thanh tốn nợ khi đến hạn

-

Khơng có khả năng tuân thủ các điều khoản của hợp đồng tín dụng

-

Chuyển đổi từ các giao dịch mua chịu sang mua thanh tốn ngay với các nhà
cung cấp

-

Khơng có khả năng tìm kiếm các nguồn tài trợ cho việc phát triển các sản
phẩm mới thiết yếu hoặc các dự án đầu tư thiết yếu

 Về hoạt động
-

Ban Giám đốc có ý định ngừng hoạt động hoặc giải thể đơn vị;

-

Thiếu thành phần lãnh đạo chủ chốt mà không được thay thế;


-

Mất một thị trường lớn, mất khách hàng quan trọng, mất quyền kinh doanh
theo hình thức cấp phép, nhượng quyền thương mại hoặc mất nhà cung cấp
quan trọng;

-

Gặp các vấn đề khó khăn về lao động;

-

Thiếu hụt vật tư đầu vào chủ yếu;

-

Xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới thành công hơn;

 Các dấu hiệu khác
-

Không tuân thủ các quy định về góp vốn cũng như các quy định khác của
pháp luật;

-

Đơn vị đang bị kiện và các vụ kiện này chưa được xử lý mà nếu đơn vị thua
kiện có thể dẫn đến các khoản bồi thường khơng có khả năng đáp ứng được;

7



-

Thay đổi về pháp luật và các quy định hoặc chính sách của Nhà nước làm ảnh
hưởng bất lợi tới đơn vị

-

Xảy ra các rủi ro, tổn thất mà không được bảo hiểm hoặc bảo hiểm với giá trị
thấp.

1.1.4 Cách thức đo lường
Khả năng hoạt động liên tục là khái niệm để chỉ doanh nghiệp đang hoạt động
liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần. Khả năng khơng cịn hoạt động là
một hiện tượng kinh tế tự nhiên nhằm đào thải những doanh nghiệp yếu kém trước áp
lực của quy luật cạnh tranh trên thị trường. Do đó việc dự báo trước khả năng hoạt
động liên tục trong tương lai của các doanh nghiệp là việc làm cần thiết và hết sức
thiết thực nhằm giảm thiểu rủi ro, có biện pháp khắc phục cho kế hoạch tài chính, lợi
nhuận và khả năng thanh khoản của cơng ty. Trên thế giới mơ hình dự báo khả năng
hoạt động liên tục đã xuất hiện từ khá lâu đời. Tuy nhiên, mơ hình nào phù hợp với thị
trường Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu tổng hợp đầy đủ. Bài viết này nhằm giới
thiệu mơ hình dự báo khả năng hoạt động liên tục Atman Z-Score ứng dụng các mơ
hình này đã dự báo khả năng hoạt động liên tục của các công ty niêm yết tại Việt Nam.
Cụ thể, cơ sở dữ liệu chủ yếu từ báo cáo tài chính nên thuận tiện cho việc phân tích lợi
nhuận, khả năng áp dụng mơ hình đơn giản, nhanh và dễ thực hiện. Ngồi ra mơ hình
này cũng đã được nghiên cứu ở một số quốc gia như Jordan, Thái Lan, Ấn Độ đều cho
kết quả khả quan. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để tác giả thực hiện dựa
trên hai mơ hình này.
Nghiên cứu của Altman được xây dựng trên nghiên cứu của nhà nghiên cứu kế

toán William Beaver và các cộng sự. Trong những năm 1930, Mervyn và những cộng
sự đã thu thập những chỉ số kế toán khác nhau xuất hiện trong các báo cáo tài chính
của các cơng ty phá sản. Chỉ số Z của Altman là một kiểu trong kỹ thuật phân tích biệt
số của R.A.Fisher (1936). Nghiên cứu của William Beaver công bố năm 1966 và 1968,
lần đầu tiên áp dụng phương pháp thực hiện T-test để dự đoán phá sản của các công ty.
Beaver áp dụng phương pháp này để đánh giá tầm quan trọng của mỗi chỉ số kế tốn
dựa trên phân tích đơn biến, sử dụng mỗi chỉ số một lần trong cùng một thời gian. Sự
cải tiến của Altman so với nghiên cứu trước là áp dụng phân tích thống kê, phân tích
biệt số, và có thực hiện đối với sự kết hợp đa dạng các khoản mục cùng lúc.

8


Altman sử dụng kỹ thuật phân tích biệt số trên cơ sở số liệu của 66 doanh nghiệp
tại Mỹ. 66 doanh nghiệp này được phân thành 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 33 doanh
nghiệp. Nhóm 1 gồm các doanh nghiệp bị phá sản từ năm 1946 đến năm 1965. Nhóm
2 gồm các doanh nghiệp không bị phá sản và vẫn hoạt động bình thường đến năm
1966. Từ số liệu của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, 22
chỉ số tài chính được tính tốn và phân thành 5 nhóm: thanh khoản, lợi nhuận, địn
bẩy, khả năng thanh toán và chỉ số hoạt động. Trong danh mục 22 chỉ số tài chính, có
5 chỉ số được lựa chọn để sử dụng vào mơ hình dự đốn khả năng phá sản dựa vào 4
tiêu chí: (1) quan sát ý nghĩa thống kê của phương trình nhiều biến; (2) đánh giá mức
độ tương quan giữa các biến liên quan; (3) quan sát khả năng dự đốn chính xác của
mơ hình; (4) dự đốn của chun gia phân tích. Và Altman thu được hàm số sau:
Z = 1.21 X1 + 1.4 X2 + 3.3 X3 + 0.6 X4 + 0.999X5
Trong đó:
X1 = Vốn lưu động/ Tổng tài sản (Working Capital/ Total Assets)
Tỷ số này là một thước đo về tài sản lưu động của công ty (hoặc vốn lưu động) so
với tổng tài sản. Một cơng ty có vốn lưu động cao hơn sẽ có nhiều tài sản ngắn hạn
hơn, và do đó, sẽ có thể đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của nó một cách dễ dàng

hơn. Tỷ lệ này là một trong những chỉ số có ý nghĩa nhất trong việc chỉ ra cơng ty có
khả năng tiếp tục hoạt động khơng vì vốn lưu động thấp có ý nghĩa là cơng ty có thể
khơng có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của họ.
X2 = Lợi nhuận chưa phân phối/ Tổng tài sản (Retained Earning/ Total
Assets)
Tỷ số này là một thước đo lợi nhuận giữ lại chưa phân phối so với tổng tài sản.
Những cơng ty có nhiều năm hoạt động được mặc nhiên là có chỉ số này cao hơn
những công ty tương đối trẻ, mới thành lập. Và tỷ lệ những công ty kinh doanh thất bại
cũng cao hơn rất nhiều trong những năm đầu tiên hoạt động.
X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản (Earnings before
interest and taxes/ Total Assets)
Một công ty khoẻ mạnh sẽ có thể tạo ra thu nhập bằng cách sử dụng tài sản của
doanh nghiệp mình. Nếu tỷ lệ này thấp thì nó chứng minh rằng lợi nhuận là khơng tốt,
và cơng ty đang có nguy cơ phá sản vì nó có khả năng dễ bị tổn thương hơn khi thị

9


trường đi xuống và có ảnh hưởng đến thu nhập. Phân tích này đúng cả với các cơng ty
sản xuất và dịch vụ, cũng như công ty tư nhân.
X4 = Giá trị vốn hoá thị trường của chủ sở hữu/ Tổng giá trị sổ sách của
tổng nợ (Market Value of Equity/ Book Value of Total Liabities)
Tỷ số này cho biết yếu tố thị trường có tác động tới mơ hình phá sản. Lý
thuyết này cho rằng các cơng ty có giá trị vốn hóa cao thì ít có khả năng bị phá
sản vì cổ phiếu của họ có giá trị cao hơn giá trị sổ sách. Ngồi ra, nó sẽ đánh giá
được kỳ vọng thị trường về công ty, do đó cần xem xét đến thơng tin giá trị tài
chính trong tương lai.
X5 = Doanh thu/ Tổng tài sản (Sales/ Total Assets)
Tỷ số này, còn được gọi là vòng quay tổng tài sản, chứng minh hiệu quả của
công ty đang sử dụng tài sản của mình để tạo ra doanh thu. Nếu chỉ số này thấp

thì nó chỉ ra rằng công ty hoạt động không hiệu quả, tạo ra nguy cơ phá sản cao
hơn.
Dựa vào kết quả tính tốn của chỉ số Z, Altman phân chia các doanh nghiệp
thành 3 nhóm 3 sau:
-

Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản

-

Nếu 1,81 < Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản

-

Nếu Z < 1,81: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao
Altman kết luận rằng, việc phân tích các chỉ số tài chính đơn lẻ khơng cịn là một
kỹ thuật phân tích quan trọng trong mơi trường học thuật do cách thực hiện khá đơn
giản. Để đánh giá các chỉ số tài chính một cách chặt chẽ, một tập hợp các chỉ số tài
chính được kết hợp trong phân tích biệt số để dự đoán khả năng phá sản của doanh
nghiệp. Về lý thuyết, nếu phân tích các chỉ số tài chính này trong một khn khổ đa
biến sẽ có ý nghĩa thống kê lớn hơn kỹ thuật so sánh tuần tự từng chỉ số tài chính.
Trong các thử nghiệm ban đầu, chỉ số Z của Altman đã thể hiện chính xác 72%
trong việc dự đốn phá sản trong hai năm trước các sự kiện này có thể xảy ra. Hàng
loạt thử nghiệm trong suốt ba thời kỳ khác nhau trong hơn ba mươi năm tiếp theo (cho
tới năm 1999), mơ hình đã được phát hiện với độ chính xác 80-90% trong việc dự
đốn phá sản trong một năm có thể xảy ra và các gian lận liên quan đến BCTC cũng
được phát hiện theo cách thức này.

10



Từ 1985 trở đi, chỉ số Z đã được chấp nhận rộng rãi bởi kiểm toán viên, kế toán
quản trị, tòa án, và hệ thống dữ liệu sử dụng trong việc đánh giá cho vay. Cơng thức
tính đã được sử dụng đa dạng trong các trường hợp và ở các nước, mặc dù ban đầu nó
được thiết kế cho cơng ty sản xuất với tài sản hơn một triệu đôla Mỹ nhưng sau đó các
thay đổi được tiến hành để thích hợp đối với cơng ty tư nhân và cơng ty phi sản xuất.

1.2 Tỷ lệ nợ vay ngân hàng
Trong tài chính, vay nợ là việc mượn tiền của một cá nhân, tổ chức hay thực thể cho
một cá nhân, tổ chức hay thực thể khác . Tại Việt Nam, các doanh nghiệp có thể huy
động vốn thơng qua các hình thức như: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, phát
hành cổ phiếu, trái phiếu, tín dụng thuê mua hoặc huy động từ các kênh phi chính thức
như vay mượn cá nhân. Trong khi, để có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu phải cần
những điều kiện về vốn mà không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được; nguồn vốn
phi chính thức thì thức thường ít, khơng ổn định, chỉ đáp ứng nhu cầu ban đầu nhưng
không đủ đáp ứng nhu cầu khi doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất hay đổi mới cơng
nghệ, nên tín dụng ngân hàng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên bởi những
nguyên nhân như thiếu tài sản thế chấp; khả năng tài chính yếu, thiếu minh bạch trong
lập báo cáo tài chính,… mà các doanh nghiệp cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc
này.
Tỷ lệ nợ vay ngân hàng được đề cập ở bài nghiên cứu này là năng lực của doanh
nghiệp để có thể huy động vốn từ ngân hàng, hay là hoạt động tín dụng ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng (tổ chức tín dụng) với bên
đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng chuyển
giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và
bên đi vay có trách nhiệm hồn trả vơ điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng (tổ
chức tín dụng) khi đến hạn thanh tốn. Tín dụng ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, một trong số đó khả năng hoàn trả của người vay và khả năng đáp ứng của ngân
hàng (Bank credit, Investopedia.com). Ưu điểm của tín dụng ngân hàng: Thời hạn cho
vay linh hoạt - ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách

hàng; về khối lượng tín dụng lớn; về phạm vi được mở rộng với mọi ngành, mọi lĩnh
vực. Nhược điểm của tín dụng ngân hàng: rủi ro cao do bất cân xứng thông tin.

11


1.3 Các lí thuyết nền tảng
1.3.1 Lý thuyết đại diện
Người ta cho rằng lý thuyết đại diện được xây dựng bởi Ross (1973), sau đó được
phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976. Lý thuyết này đề cập
đến sự phân chia rủi ro giữa người ủy quyền (chủ sở hữu) và người đại diện do họ có
mục tiêu và sự phân cơng lao động khác nhau. Lý thuyết cho rằng cả người ủy nhiệm
và người được ủy nhiệm đều theo đuổi những mục đích của riêng mình, do đó trong
mối quan hệ này ln tồn tại những mâu thuẫn và làm phát sinh một khoản chi phí đại
diện (agency cost). Người ủy quyền giao nhiệm vụ cho người đại diện thông qua một
hợp đồng, lý thuyết này chỉ giới hạn trong trường hợp giữa họ có mâu thuẫn về lợi ích,
đặc biệt xuất phát từ nguyên nhân người đại diện là người có thơng tin đầy đủ hơn
người ủy quyền, tức là người đại diện hiểu rõ hơn về cơng việc mình đang làm. Điều
này dẫn đến nguy cơ hành vi cơ hội của người đại diện.
Lý thuyết đại diện giải thích về sự tác động của hành vi quản trị lợi nhuận dẫn đến
họ muốn làm đẹp báo cáo tài chính nhằm tăng tỷ lệ nợ vay ngân hàng phục vụ mục
đích của nhà quản trị.
1.3.2 Lý thuyết tín hiệu
Lý thuyết này bắt đầu từ cơng trình của Ross (1977). Theo đó, nhà quản lý biết rõ
hơn nhà đầu tư bên ngoài về triển vọng của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp được dự
báo sẽ có triển vọng hoạt động tốt, nhà quản lý không muốn chia sẻ lợi nhuận với
những người chủ sở hữu mới. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp dự báo có triển vọng
khơng sáng sủa, nhà quản lý mong muốn chia sẻ những rủi ro này với những người
chủ mới của doanh nghiệp. Do vậy, khi một doanh nghiệp công bố phát hành thêm
chứng khốn mới, sự kiện này có thể được coi là đang cung cấp một tín hiệu cho thị

trường tài chính về viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp. Các nghiên cứu về thay đổi
cấu trúc vốn đều cho rằng các cung ứng chứng khoán mới đưa tới các đáp ứng giá
chứng khốn giảm. Vì vậy, khi một doanh nghiệp thực hiện quyết định thay đổi cấu
trúc vốn, doanh nghiệp phải chú ý đến tín hiệu có thể có về viễn cảnh thu nhập tương
lai và hiện tại của doanh nghiệp. Thực hiện một cấu trúc vốn tối ưu trong từng giai
đoạn ra sao, quyết định tỷ trọng nợ như thế nào cho hợp lý, làm sao để tác động tín

12


hiệu ra thị trường là tích cực như mong đợi vẫn ln là một bài tốn khó đối với các
nhà quản lý.
Lý thuyết tín hiệu góp phần giải thích rằng những cơng ty có chất lượng thấp sẽ
chọn những chính sách kế toán để che đậy bớt những khuyết điểm của họ. Do đó,
thơng tin được trình bày trên BCTC, tức là cách doanh nghiệp ra tín hiệu, có ảnh
hưởng rất nhiều tới nhà đầu tư và những người sử dụng thơng tin đó.
Tác giả dựa vào lý thuyết tín hiệu để hình thành ý tưởng kỳ vọng về địn bẩy tài
chính, qui mơ doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, hiệu quả hoạt động kinh doanh, hệ số nguy
cơ phá sản, những doanh nghiệp mong muốn thu hút đầu tư hay huy động vốn từ ngân
hàng sẽ tạo ra những tín hiệu tốt thơng qua BCTC của mình, đồng nghĩa với việc chất
lượng báo cáo tài chính cao hơn nhằm tăng tỷ lệ nợ vay ngân hàng phục vụ mục đích
của nhà quản trị.
1.3.3 Lý thuyết thơng tin bất cân xứng
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào
những năm 1970 và đến năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là
George Akerlof, Michael Spence và Jose Stiglitz đã được nhận giải Nobel kinh tế cho
những nỗ lực nghiên cứu của lý thuyết về thông tin bất cân xứng.
Nghiên cứu của một học giả kinh tế nổi tiếng trên thế giới về lý thuyết thông tin bất
cân xứng đã đưa ra khái niệm về thông tin bất cân xứng như sau: “Thơng tin bất cân
xứng trên thị trường chứng khốn xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu được

thơng tin riêng hoặc có nhiều thơng tin cơng bố hơn về một công ty so với các nhà đầu
tư cịn lại” (Kyle, 1985). Nói cách khác, “thơng tin bất cân xứng xuất hiện khi người
mua và người bán có các thông tin khác nhau”. Bất cân xứng thông tin là tình trạng
xuất hiện trên thị trường khi một bên nào đó (bên mua hoặc bên bán) sở hữu một
lượng thơng tin đầy đủ hơn về đặc tính sản phẩm.
Tiếp theo Akerlof, Micheal Spence (1973) chỉ ra giải pháp để khắc phụ tình trạng
thơng tin bất cân xứng bằng cơ chế phát tín hiệu (signaling): bên có nhiều thơng tin có
thể phát hiệu một cách trung thực và tin cậy đến những bên ít thơng tin. Với việc phát
tín hiệu này, người bán những sản phẩm có chất lượng cao phải sử dụng những biện
pháp được coi là quá tốn kém so với người bán hàng hố có chất lượng thấp. Ví dụ của

13


việc phát tín hiệu thị trường là việc các cơng ty, tập đồn nổi tiếng thường triển khai
các chương trình quảng cáo đắt tiền, việc duy trì chế độ bảo hành cho sản phẩm tin cây
cho khách hàng để phát tín hiệu về chất lượng và dịch vụ của mình. Các cơng ty niêm
yết duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao và ổn định để phát tín hiệu về khả
năng quản lý dịng tiền mạnh và hiệu quả hoạt động của mình.
Nghiên cứu đã áp dụng lý thuyết thông tin bất cân xứng để giải thích nguyên nhân
các doanh nghiệp cần vốn để đầu tư nhưng lại khó khăn trong việc tiếp cận các khoản
vay từ ngân hàng do thông tin cung cấp không phản ánh đúng khả năng của doanh
nghiệp và xác định các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận nợ vay ngân hàng là
chất lượng BCTC ,quy mô của doanh nghiệp, địn bẩy tài chính, qui mơ doanh nghiệp,
cơ cấu tài sản, hiệu quả hoạt động kinh doanh và hệ số nguy cơ phá sản, tạo cơ sở thiết
lập mô hình ở chương 2.

1.4. Tổng quan các nghiên cứu trước
1.4.1 Nghiên cứu nước ngồi
Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến tỷ lệ nợ vay ngân hàng cho thấy các

yếu tố như quy mô doanh nghiệp và số năm hoạt động của doanh nghiệp là biến đại
diện của thông tin bất cân xứng, danh tiếng của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tỷ lệ
nợ vay ngân hàng. Nghiên cứu của Diamond (1991), Petersen và Rajan (1994) , Berger
và Udell (1995) cho rằng chính thơng tin được tạo ra về kỳ vọng tình hình tài chính
của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mức tỷ lệ nợ vay ngân hàng. Nghiên cứu Berger
và Udell (1995) cho thấy các doanh nghiệp có quy mơ lớn và hoạt động lâu năm thì
thơng tin bất cân xứng thấp và có danh tiếng tốt, vì vậy, doanh nghiệp mong đợi được
sử dụng nhiều nợ vay hơn các cơng ty có mức thơng tin bất cân xứng cao theo nghiên
cứu Denis và Mihov (2003). Tuy nhiên theo nghiên cứu De Andrés Alonso và cộng sự
(2005) cho rằng các tập đoàn lớn, hầu như chỉ dựa vào các khoản nợ vay ngân hàng,
do đó việc dùng các khoản nợ vay có mối quan hệ nghịch chiều với bất cân xứng
thơng tin. Mối quan hệ này có tác động mạnh hơn khi tập trung vào các doanh nghiệp
vừa và nhỏ bởi các doanh nghiệp này không thể nhận được tiền thông qua phát hành
trái phiếu trên các thị trường. Theo nghiên cứu García-Marco và Oca (1999) cho
trường hợp các công ty Tây Ban Nha, khoản vay ngân hàng là nguồn tài chính bên
ngồi duy nhất của doanh nghiệp. Việc xem xét tỷ lệ nợ ngân hàng phụ thuộc vào vấn

14


đề nguy cơ về đạo đức do thông tin bất cân xứng mà các nhà cho vay phải đối mặt. Do
đó, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu có khả năng có mối quan hệ thuận chiều giữa
quy mơ doanh nghiệp và số năm hoạt động của doanh nghiệp đến tỷ lệ nợ vay ngân
hàng.
Ngoài ra, nghiên cứu Michaelas và cộng sự (1999) với mẫu nghiên cứu là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Vương Quốc Anh, cho rằng các doanh nghiệp có tăng trưởng cao
thường có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, chính điều này sẽ dẫn đến việc gánh nhiều
món nợ phải trả hơn. Điều này cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa sự tăng trưởng
của doanh nghiệp và tỷ lệ vay nợ ngân hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có cơ hội
tăng trưởng có thể phải đối mặt với khơng có tiền đầu tư vì một số khoản lợi nhuận thu

hồi từ các khoản đầu tư này sẽ được chuyển cho các chủ nợ dẫn đến bằng cách giảm
nợ phải trả để tránh các chi phí đại diện giữa các cổ đơng và chủ nợ. Heyman và cộng
sự (2008) cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng thường cơng bố
mức chi phí dự kiến ở mức cao hơn so với ngưỡng suy kiệt tài chính, do đó, doanh
nghiệp sẽ sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các dự án thay vì dùng nợ phải trả.
Những lập luận cho thấy rằng mối quan hệ nghịch chiều của sự tăng trưởng của doanh
nghiệp và địn bẩy tài chính (tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng tài sản của doanh nghiệp),
phù hợp với các bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tây Ban
Nha, ví dụ như Bỉ, có hệ thống tài chính tương tự theo nghiên cứu Heyman và cộng sự
(2008) và López-Gracia và Sogorb-Mira (2008). Nghiên cứu De Andrés Alonso và
cộng sự (2005) tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa các cơ hội tăng trưởng và nợ
vay ngân hàng đối với các công ty niêm yết tại Tây Ban Nha.
Theo nghiên cứu của Boyd và Prescott (1986); Berlin và Loyes (1988); Chemmanur
và Fulghieri (1994); Diamond (1984) cho rằng có mối tương quan giữa vốn vay và vốn
cổ phần của các cơng ty có ủy ban kiểm tốn đạt được tính hữu hiệu, tính thanh khoản
và khả năng thương lượng khi gặp suy kiệt tài chính. Đây là chính sách lựa chọn huy
động vốn chủ yếu tại quốc gia phát triển và bằng chứng thực nghiệm trong các nghiên
cứu này cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa khả năng hoạt động liên tục và tỷ lệ
nợ vay ngân hàng.

15


Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Châu Âu, được thành lập dựa
trên một hệ thống ngân hàng và không thể phát hành vốn cổ phần, sự lựa chọn chính là
giữa quỹ nội bộ và vốn vay. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nợ vay ngân hàng phụ thuộc
vào khả năng thanh toán và tài sản thế chấp nhằm làm giảm các nguy cơ về rủi ro đạo
đức do thông tin bất cân xứng theo nghiên cứu Boot và cộng sự (1991), Boot and
Thakor (1994), vì vậy, giả thuyết nghiên cứu rằng tỷ lệ nợ vay ngân hàng có mối quan
hệ thuận chiều với khả năng thanh tốn của doanh nghiệp. Mặt khác, vì các ngân hàng

là nhà cung cấp chính của các khoản nợ vay, nên có nhiều doanh nghiệp sử dụng địn
bẩy tài chính (tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng tài sản của doanh nghiệp) có số nợ ngân
hàng lớn. Tương tự như vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi nhuận cao hơn, các
doanh nghiệp có nguồn thu cao hơn có thể tài trợ cho các dự án bằng các quỹ nội bộ.
Do đó, giả thuyết nghiên cứu kỳ vọng có mối quan hệ nghịch chiều của tỷ lệ nợ vay
ngân hàng với khả năng sinh lời.
Nghiên cứu của García-Teruel & ctg (2013)
Mục tiêu tìm hiểu về hiệu ứng của chất lượng các khoản dồn tích trong việc tiếp cận
nợ ngân hàng (BD) của các hãng công ty nhỏ và vừa (SME) ở Tây Ban Nha.
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng phương pháp thực
nghiệm với 1281 doanh nghiệp tại Tây Ban Nha trong giai đoạn 1998 – 2005 , bao
gồm 8255 quan sát.
Mơ hình nghiên cứu gồm 9 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc:
=

+

+

Tên biến

+



+

+

+


+

+

+

Biến giải thích

+

+

AQ

Khoản dồn tích

GROWP

Mức tăng trưởng doanh thu

LEV

Địn bẩy tài chính

+

16



SIZE

Qui mô

FA

Cơ cấu tài sản

ROA

Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Atlman- Z

Hệ số nguy cơ phá sản

LAGE

Tuổi của cơng ty

CFOIND

Dịng tiền hoạt động so với trung bình ngành

Bảng 1 1: Mơ tả các biến nghiên cứu của García-Teruel & ctg (2013)

Trong mẫu của bài nghiên cứu, sự hiện diện trung bình nợ ngân hàng trên tổng tài
sản (BANKDEBT) là 28,9%. Giá trị trung bình của địn bẩy là 60,3%, trong khi giá trị
trung bình của tài sản cố định trên tổng tài sản là 35,5% và Altman Z-score trung bình
là 2,67. Tính trung bình, các cơng ty trong mẫu có lợi nhuận (có nghĩa là ROA 6,8%)

có giá trị tổng tài sản là 10,7 triệu € và 26 năm tuổi. Các giá trị trung bình của chất
lượng dồn tích phù hợp với những lý thuyết trước đó. Các thống kê mơ tả làm nổi bật
tầm quan trọng của nợ của ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SMEs –
Small and medium Enterprises) Tây Ban Nha, vì nó đại diện 28,9% tổng tài sản.
Từ kết quả mơ hình cho thấy chất lượng dồn tích tăng làm giảm sự bất cân xứng
thông tin với ngân hàng, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá tình tiếp cận vốn.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa chất lượng dồn tích
và khả năng tiếp cận nợ vay ngân hàng
1.4.2 Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Lê Phương Dung & Nguyễn Thị Nam Thanh (2007)
Bài nghiên cứu hướng tới mục tiêu tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ vay ngân
hàng của doanh nghiệp trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn

17


giao dịch chứng khoán TP HCM ( HOSE) và sản giao dịch chứng khoán Hà Nội (
HNX).
Dữ liệu nghiên cứu là báo cáo tài chính từ quí 1 năm 2007 đến quí 4 năm 2011 của
39 doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm.
Bài nghiên cứu gồm 7 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc
Tên biến

Biến giải thích

Y1, Y2

Cấu trúc nợ

X1, X2, X3


Qui mô doanh nghiệp

X4, X5, X6

Hiệu quả hoạt động kinh doanh

X7

Cơ cấu tài sản

X8

Khả năng thanh tốn

X9

Cơ hội tăng trưởng

X10, X11

Danh tiếng doanh nghiệp

X12

Rủi ro tín dụng

Bảng 1.2: Mô tả các biến nghiên cứu của Lê Phương Dung & Nguyễn Thị Nam
Thanh (2007)


Kết quả nghiên cứu thực nhiệm cho thấy việc sử dụng nợ vay ngắn hạn ngân hàng
có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhân tố rủi ro tín dụng và có quan hệ nghịch chiều với
cơ cấu tài sản, danh tiếng doanh nghiệp và hồn tồn khơng chịu ảnh hưởng bởi nhân
tố qui mô doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh, tốc độ tăng trưởng, khả năng
thanh khoản. tỷ lệ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp kỳ này cũng chịu ảnh hưởng của tỷ
lệ nợ ngắn hạn kỳ trước, cần thiết phải điểu chỉnh để đạt được tỷ lệ nợ tối ưu.
Đinh Thị Thu Thảo và Nguyễn Vĩnh Khương (2016)

18


×