Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn ngô tự lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Nhung

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NGẮN NGƠ TỰ LẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Nhung

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NGẮN NGÔ TỰ LẬP
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THÀNH THI



Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Người thực hiện
Lê Thị Nhung


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hồn thành nhờ có sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình, chu đáo
của PGS.TS. Nguyễn Thành Thi – Người Thầy tận tụy và đáng kính, đã ln hết lịng
dạy bảo, giúp đỡ và động viên tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành cơng
trình. Nhân đây, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến thầy.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn q thầy, cơ giáo đã nhiệt tình giảng dạy khóa
24 chuyên ngành Văn học Việt Nam, khoa Ngữ văn, trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh
trong suốt thời gian qua; chân thành cảm ơn các thầy cô và cán bộ của Phịng Tổ
chức - Hành chính, Phịng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm TPHCM đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học; cảm ơn các anh chị cán bộ của
Thư viện trường Đại học Sư phạm TPHCM đã hỗ trợ tôi tận tình trong việc tìm kiếm
tư liệu nghiên cứu để hồn thành tốt luận văn.
Luận văn này giúp tơi có cơ hội bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa
học, bởi thế chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý và
chỉ bảo của các quý thầy cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ.
Trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2016



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
Chương 1. TRUYỆN NGẮN VÀ TRUYỆN NGẮN NGÔ TỰ LẬP: MỘT
CÁI NHÌN KHÁI LƯỢC ........................................................................7
1.1. Truyện ngắn và nghệ thuật viết truyện ngắn ............................................................7
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn....................................................................................7
1.1.2. Nghệ thuật viết truyện ngắn nhìn từ đặc trưng thể loại ..................................8
1.2. Truyện ngắn Ngô Tự Lập ....................................................................................19
1.2.1. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác ...................................................19
1.2.2. Truyện ngắn Ngô Tự Lập .............................................................................21
1.3. Truyện ngắn Ngô Tự Lập trong bức tranh truyện ngắn đương đại
Việt Nam.............................................................................................................24
1.3.1. Lối rẽ kỳ ảo ...................................................................................................24
1.3.2. Lối rẽ viễn dương .........................................................................................26
Tiểu kết ..........................................................................................................................28
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGƠ TỰ LẬP
NHÌN TỪ CỐT TRUYỆN, TÌNH HUỒNG, NHÂN VẬT ...................30
2.1. Phương thức xây dựng cốt truyện .......................................................................30
2.1.1. Cốt truyện luận đề .........................................................................................31
2.1.2. Cốt truyện lắp ghép .......................................................................................36
2.1.3. Cốt truyện kỳ ảo............................................................................................39
2.2. Phương thức xây dựng tình huống truyện ...........................................................43
2.2.1. Tình huống tâm trạng....................................................................................44
2.2.2. Tình huống nhận thức ...................................................................................47
2.2.3. Tình huống kỳ ảo ..........................................................................................51

2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................................................54


2.3.1. Khắc họa nhân vật qua miêu tả ngoại hình và hành động ............................55
2.3.2. Khắc họa nhân vật qua độc thoại nội tâm .....................................................57
2.3.3. Xây dựng nhân vật bằng yếu tố kỳ ảo ..........................................................60
Tiểu kết .........................................................................................................................65
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGƠ TỰ LẬP
NHÌN TỪ ĐIỂM NHÌN, THỜI GIAN,

DIỄN NGƠN

TRẦN THUẬT .......................................................................................67
3.1. Nghệ thuật xử lý điểm nhìn trần thuật ................................................................67
3.1.1. Điểm nhìn bên trong .....................................................................................69
3.1.2. Điểm nhìn bên ngoài .....................................................................................73
3.1.3. Sự dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn ....................................................76
3.2. Nghệ thuật xử lí thời gian trần thuật ...................................................................81
3.2.1. Dồn nén thời gian .........................................................................................83
3.2.2. Xáo trộn thời gian .........................................................................................85
3.2.3. Đồng hiện thời gian ......................................................................................88
3.3. Nghệ thuật kiến tạo và hịa phối diễn ngơn.........................................................92
3.3.1. Diễn ngơn của người kể chuyện...................................................................93
3.3.2. Diễn ngơn của nhân vật ..............................................................................102
3.3.3. Sự hịa phối giữa diễn ngôn của người kể chuyện và diễn ngôn của
nhân vật ......................................................................................................110
Tiểu kết .......................................................................................................................115
KẾT LUẬN ................................................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................121
PHỤ LỤC



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Từ sau năm 1986, thành tựu của quá trình cải cách xã hội cộng với nhiệt tình đổi
mới, khát vọng dân chủ và tinh thần nhìn thẳng vào sự thật của đội ngũ nhà văn đã tạo
đà cho văn xi nghệ thuật có những bước phát triển mạnh mẽ. Đối với văn học thì
đây là thời kỳ được “cởi trói” về mặt tư tưởng. Cùng với sự nghiệp đổi mới của Đảng,
các phương diện của đời sống văn học như tác giả, tác phẩm, các hoạt động sáng tác, lí
luận, phê bình... đều có sự chuyển biến tích cực. Trải qua gần ba thập niên, nhiều cây
bút văn xuôi đã từng bước khẳng định tên tuổi của mình trong lịng độc giả.
Những đóng góp quan trọng của hàng loạt nhà văn viết truyện ngắn như Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái,… đã
hoàn thiện dần bức tranh chung của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong những tên
tuổi đó, khơng thể khơng nhắc đến Ngơ Tự Lập, một gương mặt đã để lại dấu ấn trên
hành trình đổi mới văn học với nhiều thể nghiệm văn chương mới mẻ, táo bạo. Có thể
nói, hoạt động văn học của Ngô Tự Lập nổi bật hơn cả ở hoạt động lý luận phê bình
văn học và dịch thuật. Các bài viết nghiên cứu của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn của
vốn kiến thức sâu rộng, cách cảm thụ tinh tế và tư duy lí luận sắc sảo. Bên cạnh đó,
sáng tác thơ mang dấu ấn siêu thực, tượng trưng đậm chất trí tuệ của tác giả cũng gây
được tiếng vang lớn. Tuy nhiên, sẽ thật thiếu sót nếu khơng kể đến truyện ngắn, mảng
sáng tác có vị trí đáng kể trong sự nghiệp của nhà văn. Tác phẩm của Ngô Tự Lập cho
thấy ông là cây bút có sức sáng tạo khá dồi dào. Nhiều ý kiến thừa nhận Ngơ Tự Lập
đã có những đóng góp mới mẻ trong việc đổi mới đề tài và những cách tân nghệ thuật
truyện ngắn. Các sáng tác của ông ẩn chứa ý nghĩa sâu xa, thể hiện cái nhìn nhiều
chiều về hiện thực cuộc sống. Những trang viết Ngô Tự Lập còn đi sâu khám phá đời
sống tinh thần con người với những biến thái tinh vi và phức tạp nhất trong chiều sâu
tâm hồn mỗi cá thể. Ở đó, chúng ta hiểu con người khổ đau, trăn trở, nhận thức như

thế nào về quá khứ, về những bề bộn lo toan thường nhật, về những gì được mất trong
cuộc đời.
Truyện ngắn của Ngô Tự Lập từng thu hút được sự quan tâm của nhiều người bởi
những đặc trưng thể loại và nội dung phản ánh. Sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật đã


2

góp phần tạo nên những giá trị thẩm mĩ đặc sắc cho tác phẩm của ông.Việc nghiên cứu
những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của Ngô Tự Lập vẫn chưa có cơng trình
nào chi tiết, quan tâm đúng mực. Chính vì thế, với mong muốn thơng qua việc tìm hiểu
đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Ngô Tự Lập để thấy được đặc điểm và thành tựu
của văn xuôi thời kỳ đổi mới, đồng thời bổ sung cái nhìn toàn diện cho bức tranh văn
học gần ba mươi năm trở lại đây. Đó là lí do để chúng tơi chọn vấn đề Đặc điểm nghệ
thuật truyện ngắn Ngô Tự Lập làm đề tài luận văn cao học thuộc chuyên ngành Văn
học Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Ngô Tự Lập xuất hiện trên văn đàn vào những năm đầu của thập niên 90, với
những truyện ngắn phản ánh sự trái ngang của hiện thực, những bi kịch của số phận,
những đau đớn của tâm hồn với một tấm lòng trân trọng và yêu thương con người.
Nhận định về nghệ thuật truyện ngắn Ngô Tự Lập, cho đến nay vẫn chưa có một
cơng trình nghiên cứu nào hồn chỉnh và đầy đủ. Đa số tài liệu tham khảo mà chúng
tơi có được chỉ là những bài phỏng vấn, giới thiệu tác giả, tác phẩm và bài viết, bài báo
nhỏ lẻ (ở dạng cảm nhận, nhận xét) được đăng tải ở một số trang điện tử trên Internet.
Có thể kể ra một số bài tiêu niểu như: Ngô Tự Lập – “trung tâm” ý tưởng [42], Nhà
thơ Ngơ Tự Lập: “Triết lí chỉ bắt đầu khi người ta biết cách hoài nghi” [43], hay
Video phỏng vấn trực tiếp nhà văn Ngô Tự Lập trong chương trình Khách của VTV3
[45].
Phạm Xuân Nguyên khi nhận xét về tập truyện ngắn Giấc ngủ kỳ lạ của ông
Lương Tử Ban (2005) của Ngô Tự Lập, cho rằng: “Tên sách có chữ “kỳ lạ” và tập sách

cũng có tính chất lạ. Lạ từ những truyện ngắn được viết kỹ lưỡng, có tính cách tìm tịi
sáng tạo, đổi mới cách viết… Đây cũng lại là một hướng đi của Ngô Tự Lập trong
sáng tác văn chương. Anh là người ráo riết đi tìm cái mới, cả lý thuyết và thực hành,
và sự thử nghiệm của anh có cái tới, cái chưa tới, nhưng đọc truyện anh thì thấy rõ sự
khác lạ…” [46].
Trần Nhã Thụy, khi đánh giá về tập truyện ngắn này cũng có nhận định: “Lâu
lắm rồi mới đọc được một tập truyện ngắn hay, thật sự có khả năng gây xáo trộn, đánh
thức ý thức như Giấc ngủ kỳ lạ của ông Lương Tử Ban của Ngô Tự Lập. Lẽ dĩ nhiên


3

Ngô Tự Lập không phải là một 'tay mơ' nhưng khơng như nhiều nhà văn khác chỉ giỏi
duy trì sự nổi tiếng mà tác phẩm mỗi lúc một… hụt hơi. Ngô Tự Lập biết tạo ra những
'khoảng vắng' và chậm tiến đến những miền sống sinh thực, kỳ lạ, mở ý…” [50].
Tác giả Nguyễn Thanh Sơn thì đánh giá: “Mộng du và những truyện khác của
Ngô Tự Lập cũng là một thử nghiệm rất đạt. Cả tập truyện ngắn là những câu chuyện
lẫn lộn giữa hoang đường và sự thật, những câu chuyện nửa kỳ bí nửa hiện đại, là
những ghi chép đứt đoạn của một con người sống trong một thế giới tưởng tượng,…”,
anh cũng hào hứng khẳng định “Viết về văn trẻ hôm nay là một niềm hạnh phúc. Hạnh
phúc bởi cảm giác rùng mình sung sướng khi ghé vào với Tầng trệt thiên đường của
Bùi Hoằng Vị, khi bắt gặp một Phan Nhiên Hạo hiện đại, một Phan Huyền Thư trăn
trở âu lo, một Ngô Tự Lập bí ẩn mà trong sáng…” [49].
Vũ Đức Nguyên trong bài viết Gương mặt truyện ngắn Ngơ Tự Lập đã có những
phát hiện: “Tháng có 15 ngày là một tập truyện ngắn gọn gàng, số truyện không nhiều,
nhưng đã thể hiện rất nhiều một cách nhìn rất lạ, nói đúng hơn là mới mẻ, song cũng
khá sắc sảo, sâu xa và thâm trầm, đồng thời nó cũng bộc lộ một bút pháp rất riêng.”
[25].
Bùi Thanh Truyền trong chuyên luận Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại Việt
Nam nhận thấy “cách nhìn mới mẻ, đầy cá tính trong phản ánh hiện thực bộc lộ cụ thể

trên trang viết cũng như những phát ngôn khi đàm đạo về văn chương (…) Với Ngô
Tự Lập, người say mê sáng tác và sưu tầm, nghiên cứu những truyện có tính chất thần
kỳ, linh dị thì sơi nổi đến mức thái q khi cho rằng: “Ngày nay có lẽ chẳng có người
cầm bút nào khơng cảm thấy trong mình ít nhiều phẩm chất có tên kỳ ảo.” [38, tr.56].
Nhà báo Hiền Hòa trong bài viết đăng trên báo điện tử Vnexpress.net thì cho
rằng: “Với Ngô Tự Lập, sáng tác một tác phẩm thực chất là q trình cấu tạo văn bản,
trong đó vơ thức khơng đóng vai trị chủ đạo trong việc lái tác phẩm theo những phút
giây đặc biệt. Anh phủ nhận quan niệm văn chương đơn thuần chỉ là cách giải tỏa bức
xúc và bày tỏ tình cảm.” [43].
Cơng trình đầu tiên có tính chất nghiên cứu chun sâu về nghệ thuật trong sáng
tác của Ngô Tự Lập là luận văn thạc sĩ với đề tài Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Ngơ
Tự Lập của tác giả Ngơ Thị Hồi Thu (Đại học Vinh, 2014). Trong luận văn này, tác


4

giả chủ yếu tìm hiểu vai trị của yếu tố kỳ ảo đối với truyện ngắn Ngô Tự Lập và có
những khám phá mới mẻ, sâu sắc về thế giới nghệ thuật của nhà văn. Tuy nhiên,
những khía cạnh nghệ thuật mà tác giả Ngơ Thị Hồi Thu tiếp cận, phân tích cịn hạn
chế, rời rạc, nhận định thiếu tinh tế, xác đáng và có phần khiên cưỡng, thiếu thuyết
phục.
Nhìn chung, các bài viết và cơng trình nêu trên đã có những đóng góp nhất định
vào việc phát hiện những sáng tạo trong bút pháp của tác giả. Tuy nhiên, những ý kiến
nhận xét về các phương diện khác nhau của nghệ thuật chỉ mới dừng lại mức đánh giá
khái qt chứ chưa có sự lí giải một cách triệt để và hệ thống.
Những ý kiến trên là những gợi ý q giá giúp chúng tơi có thêm cơ sở lí luận để
giải mã giá trị tác phẩm của nhà văn. Với một khía cạnh khám phá riêng biệt, chúng
tơi muốn kế thừa những ý kiến trên để có cái nhìn tồn diện, thấu đáo về một số vấn đề
căn bản cần thiết khi tiếp cận thế giới nghệ thuật truyện ngắn Ngô Tự Lập.
3. Đối tượng nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là truyện ngắn của Ngô
Tự Lập được in trên các báo, tạp chí và sách từ năm 1991 đến nay. Những truyện ngắn
này được tập hợp và tuyển chọn trong năm tuyển tập (được liệt kê ở phần phạm vi
nghiên cứu). Chúng tôi đã sử dụng văn bản truyện ngắn từ năm tuyển tập này để tiện
cho việc khảo sát, nghiên cứu, trích dẫn. Những truyện ngắn của các tác giả khác, nếu
được nhắc đến chỉ với mục đích so sánh, không phải là đối tượng nghiên cứu của luận
văn.
4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu những đặc điểm của truyện ngắn Ngô Tự Lập (các
phương thức và kĩ thuật tự sự, đặc trưng cốt truyện, tình huống, xử lí điểm nhìn, kiến
tạo diễn ngơn…). Từ đó, chúng tôi đưa ra nhận định về phong cách viết truyện ngắn
của tác giả cũng như những ưu – nhược điểm trong truyện ngắn của ơng.
Luận văn khơng nằm ngồi mục đích tìm hiểu truyện ngắn của một nhà văn dựa
trên những hiểu biết về truyện ngắn nói chung. Chúng tơi mong muốn luận văn sau khi
hồn thành và chỉnh sửa có thể trở thành một nguồn tham khảo về thể loại truyện ngắn
nói chung và truyện ngắn Ngơ Tự Lập nói riêng. Ngồi ra qua luận văn này, ở góc độ


5

cá nhân người viết cũng mong muốn thể hiện sự quan tâm và say mê thực sự đối với
những sáng tác của nhà văn Ngô Tự Lập.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng hướng tiếp cận thi pháp học
(tiếp cận các phương diện hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học như: điểm nhìn
trần thuật, cốt truyện, nhân vật, khơng gian… để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của tác
phẩm,…). Đồng thời kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu được xem là sát
với đối tượng nghiên cứu như:
− Phương pháp hệ thống: Đặt truyện ngắn Ngô Tự Lập trong tiến trình chung
của truyện ngắn Việt Nam.

− Phương pháp loại hình: tiếp cận đặc điểm nghệ thuật, kỹ thuật truyện ngắn
Ngơ Tự Lập từ phương diện loại hình (chẳng hạn tìm hiểu cấu trúc loại hình diễn ngơn
của tác giả, diễn ngôn của nhân vật,…).
− Phương pháp liên ngành: nghiên cứu văn học trong sự soi chiếu của ngôn ngữ
học, văn hóa học,…
Trong khi phối hợp các phương pháp nêu trên, khi cần, luận văn cũng đồng thời
sử dụng rộng rãi các thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp, thao tác khảo sát thống
kê,....
6. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi, chúng tôi khảo sát và nghiên cứu truyện ngắn Ngô Tự Lập trong
năm tuyển tập được xuất bản trong thời gian gần đây:
− Vĩnh biệt đảo hoang (1991)
− Tháng có 15 ngày (1993)
− Mùa đại bàng (1995)
− Mộng du và những truyện khác (1997)
− Giấc ngủ kỳ lạ của ông Lương Tử Ban (2005)
Đây là năm tuyển tập tập hợp gần như đầy đủ tất cả truyện ngắn của tác giả kể từ
khi ông bắt đầu sáng tác truyện ngắn cho đến nay (37 truyện). Thiết nghĩ, đây là số
lượng truyện ngắn khá đầy đủ và đáng tin cậy để chúng tơi hồn thành luận văn.


6

7. Đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu và đánh giá về mặt nghệ thuật của
truyện ngắn Ngô Tự Lập một cách khá đầy đủ và có hệ thống; qua đó, người đọc có
thể có được cái nhìn tồn diện hơn về nghệ thuật truyện ngắn Ngơ Tự Lập nói riêng và
bức tranh truyện ngắn đương đại Việt Nam nói chung.
Với những đóng góp cụ thể như vậy, chúng tôi cũng hy vọng rằng kết quả nghiên
cứu của cơng trình ít nhiều hữu ích đối với những ai cần tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu

sâu về truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, luận văn được triển khai thành ba
chương:
Chương 1: Truyện ngắn và truyện ngắn Ngơ Tự Lập: một cái nhìn khái
lược. Chương này có nhiệm vụ xác định các đặc điểm về thể loại (truyện ngắn), đưa ra
bức tranh chung về truyện ngắn Ngô Tự Lập làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc
nghiên cứu đối tượng.
Chương 2: Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Ngơ Tự Lập nhìn từ cốt
truyện, tình huống, nhân vật. Chương này tập trung nghiên cứu truyện nghệ thuật
truyện ngắn Ngơ Tự Lập từ góc nhìn cốt truyện, tình huống, nhân vật.
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Ngơ Tự Lập nhìn từ điểm
nhìn, thời gian, diễn ngôn trần thuật. Chương này tập trung nghiên cứu truyện nghệ
thuật truyện ngắn Ngô Tự Lập từ các yếu tố mang tính kỹ thuật như: điểm nhìn, thời
gian, diễn ngôn trần thuật.


7

Chương 1
TRUYỆN NGẮN VÀ TRUYỆN NGẮN NGÔ TỰ LẬP:
MỘT CÁI NHÌN KHÁI LƯỢC
1.1. Truyện ngắn và nghệ thuật viết truyện ngắn
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn
“Truyện ngắn xuất hiện chính thức trên một tạp chí xuất bản cuối thế kỷ XIX,
phát triển lên đến đỉnh cao qua những sáng tác xuất sắc của văn hào Nga A. Chekhov
và trở thành một hình thức nghệ thuật lớn của văn học thế kỷ XX” [52]. Trước đó
truyện ngắn đã được khai sinh vào thời Phục hưng với sự tiên phong của Boccaccio
qua tác phẩm Mười ngày. Từ những truyện ngắn truyền thống thường nặng về kể, nhịp
chậm, truyện phải có đầu có đi, kết thúc có hậu hoặc khơng có hậu đã phát triển lên

thành truyện ngắn hiện đại với những thay đổi lớn về người kể chuyện, kết cấu, nhân
vật, không gian, thời gian và cả cốt truyện. Trong văn xuôi hiện nay, truyện ngắn là
một trong những thể loại năng động nhất, chứa đựng tính hàm súc và độ nén cao, khả
năng cập nhật và thích ứng uyển chuyển với mọi yêu cầu của xã hội nên nó là đối
tượng thường được các nhà văn lựa chọn để chuyển tải những góc nhìn về đời sống.
Quan tâm đến tính sự kiện trong truyện ngắn, nhà văn Pautopxki quan niệm:
“Thực chất truyện ngắn là gì? Tơi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn,
trong đó cái khơng bình thường hiện ra như một cái bình thường, và cái bình thường
lại hiện ra như cái gì khơng bình thường” [23, tr.129].
Bằng cách đối lập với các thể sáng tác khác, Tonxtoi cho rằng: “Truyện ngắn là
một hình thức nghệ thuật khó khăn bậc nhất. Trong các tác phẩm thể tài lớn, chúng ta
có thể “dọn” cho độc giả “no nê” với những món sang đại loại hoặc như miêu tả cho
thật sinh động, đối thoại cho thật sâu sắc… còn như trong truyện ngắn, tất cả như trong
bàn tay anh. Anh phải thông minh như anh đã hiểu biết. Bởi lẽ hình thức nhỏ khơng có
nghĩa là nội dung khơng lớn lao” [23, tr.124].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, truyện ngắn được xác định như sau: “Tác phẩm
tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của
đời sống, đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn.” [10, tr. 370].


8

Nhấn mạnh truyện ngắn ở yếu tố tình huống, Nguyễn Kiên định nghĩa: “Tôi cho
rằng truyện ngắn là một trường hợp trong quan hệ giữa con người và đời sống” [35,
tr.19]. Trong khi đó, nhà văn Nguyên Ngọc chỉ rõ sức dồn nén và khả năng khái quát
hiện thực của truyện ngắn: “Truyện ngắn vốn nhiều vẻ, có truyện viết cả về một đời
người, lại có truyện chỉ ghi lại một vài giây phút thoáng qua” [47, tr.28], “là một bộ
phận của tiểu thuyết nói chung.” [47, tr.28]. Nhà văn Vũ Thị Thường thì cho rằng
“truyện ngắn sống bằng nhân vật”, “nó cũng là tiêu chuẩn cơ bản để nhà văn lựa chọn
chi tiết.” [23, tr.36]. Một trong những xác định súc tích và khá chính xác về truyện

ngắn là định nghĩa của Lại Nguyên Ân: “Một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết
bằng văn xuôi, đề cập đên hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội”
[1, tr.1846 -1847].
Bàn về sự khác nhau giữa thơ và truyện, Ngô Tự Lập bày tỏ ý kiến: “Theo tôi, sự
khác nhau cơ bản giữa truyện và thơ là ở chỗ: ấn tượng thẩm mĩ mà truyện gây nên ở
người đọc là ấn tượng về một quá trình, cịn ấn tượng thẩm mĩ mà thơ tạo ra ở người
đọc là ấn tượng về một trạng thái, Nói cách khác, ấn tượng thẩm mĩ ở truyện mang
tính thời gian, cịn ở thơ thì phi thời gian.”[15, tr.91]. Đó là một sự phân biệt vô cùng
tinh tế của nhà văn về sự khác nhau giữa truyện và thơ.
Khó có thể có một định nghĩa cuối cùng về truyện ngắn, bởi lẽ tự thân thể loại
này vẫn chưa chịu chọn điểm dừng cuối cùng trong tiến trình tồn tại của bản thân. Tuy
vậy, đến nay truyện ngắn đã khẳng định vị trí của mình trong hệ thống thể loại tự sự
của văn học nhân loại. Xuất phát từ những quan niệm tương đối thống nhất về truyện
ngắn là cơ sở giúp chúng ta tìm hiểu nghệ thuật viết truyện ngắn nhìn từ đặc trưng thể
loại.
1.1.2. Nghệ thuật viết truyện ngắn nhìn từ đặc trưng thể loại
Khi cầm bút, tùy thuộc vào nội dung, vấn đề, quy mô phản ánh đời sống mà nhà
văn quyết định chọn thể loại để sáng tác phù hợp. Tác phẩm sẽ không thể thực hiện
nếu người viết không nắm vững đặc trưng thể loại và điều đó khơng chỉ là vấn đề nghề
nghiệp đơn thuần mà còn là một yếu tố quan trọng để cùng với tư tưởng tình cảm hình
thành nên cảm hứng sáng tạo. Aimatov chú ý đến yếu tố lao động nghệ thuật: “Truyện
ngắn giống như một thứ tranh khắc gỗ, lao động nghệ thuật ở đây địi hỏi chặt chẽ, cơ


9

đúc, các phương tiện phải được tính tốn một cách kinh tế, nét vẽ phải chính xác (...)
trên một mảnh đất chật hẹp, đó chính là chỗ để cho truyện ngắn phân biệt với các thể
tài khác.” [23, tr.146]. Nếu tiểu thuyết mô tả cuộc đời trong sự trọn vẹn của nó, nhà
văn có thể viết dài, kể nhiều đoạn phụ, trong khi đó với truyện ngắn thì nhà văn phải

xây dựng kế hoạch nghiêm túc ngay từ đầu, tính toán kĩ lưỡng, sát sao từ việc lựa chọn
cốt truyện, chi tiết, miêu tả nhân vật, tình huống, giọng điệu,… sao cho đạt hiệu quả
cao nhất về nghệ thuật và tư tưởng.
1.1.2.1. Truyện ngắn phải cô đọng đến mức cao nhất. Vấn đề số một với nó là
vấn đề dung lượng – “tất cả trong một”. Tính chất ngắn gọn, cô đúc là đặc trưng đầu
tiên, dễ thấy nhất của truyện ngắn. Nói như nhà văn Antonop: “Chính truyện ngắn phải
ngắn khiến cho nó tự phân biệt một cách dứt khoát và rành rọt bên cạnh truyện vừa và
tiểu thuyết.” [23, tr.179]. “Ngắn ở đây đồng nghĩa với hàm súc, tinh lọc và hay” (Bùi
Việt Thắng), “toàn truyện là một cái vịng khép kín khơng dài q, khơng ngắn q,
khơng xơ đầy xộc xệch, thậm chí khơng thừa một chi tiết nào” [36, tr.122]. Ngắn gọn
trong truyện ngắn phải là cái ngắn gọn tinh lọc và chặt chẽ. Nguyên tắc chưng cất của
truyện ngắn không cho phép dồn ép, nhồi nhét rút gọn nội dung, tuy vậy nội dung
phản ánh của nó chỉ nên là một vấn đề của đời sống, của con người, không nên tham
vọng ôm nhiều chủ đề như tiểu thuyết. Do đó, người viết cần tạo cho mỗi truyện ngắn
một độ căng nhất định, còn độc giả thì đọc liền một mạch khơng nghỉ cho đến khi kết
thúc. Sau khi tiếp cận một truyện ngắn, người đọc phải khám phá được ít nhất một vấn
đề về cuộc sống, về nhân sinh, được bồi đắp thêm tình cảm, thẩm mỹ.
Có thể nói, dung lượng thơng thường của một truyện ngắn co giãn khoảng từ 3
đến 50 trang. Nhìn nhận qua thực tế sáng tác, Lê Huy Bắc lại cho rằng: “Dung lượng
của truyện ngắn kéo dài từ vài chục đến 20.000 chữ.” [4, tr.28]. Như vậy, thể tài này
không quy định nghiêm ngặt khối lượng chữ viết. Truyện ngắn vẫn có độ co giãn hợp
lí, tùy theo nội dung tác giả chuyển tải sẽ có hình thức phù hợp. Trong sự quy định của
dung lượng, nhà văn có thể xoay trở nhiều cách viết, có thể đề cập đến mọi vấn đề của
cuộc sống con người.
Về phương diện tồn tại của thể loại, truyện ngắn hình thành gắn liền với sự ra đời
của báo chí. Báo chí quy định cho truyện ngắn một hình thức – khn khổ ngắn gọn.


10


Tính chất văn chương địi hỏi truyện ngắn phải đạt đến một tác phẩm nghệ thuật có
cấu trúc hồn chỉnh – một chỉnh thể thẩm mỹ. Là thể tài “đích thực xuất hiện muộn
trong lịch sử văn học” [14, tr.397] nên truyện ngắn là loài cây đặc biệt được gieo mầm
trên mảnh đất báo chí. Ở Mỹ, hầu hết các nhà văn khởi nghiệp bằng truyện ngắn in báo
và phần lớn các tờ báo Mỹ đều ưu tiên mục riêng cho truyện ngắn. Những nhà văn Mỹ
nổi tiếng như Ernest Hemingway, O. Henry, Scott Fitzgerald, Raymond Carver, Jonh
Updike,… đều thường xuyên gửi đăng báo truyện ngắn. Nhuận bút tòa soạn trả cho
các sáng tác của họ khá cao, điều đó giúp họ duy trì nghề viết chun nghiệp và ni
những tác phẩm dài hơi. Tại Việt Nam, báo chí cũng là một địa hạt hấp dẫn để các cây
bút trẻ khẳng định tài năng. Đa số các nhà văn viết truyện ngắn như Nam Cao, Nguyễn
Cơng Hoan, Tơ Hồi, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh, Ngô Tự Lập, … đều có các
truyện ngắn được in báo trước, về sau mới tập hợp thành tuyển tập để xuất bản. Người
đọc báo rất chú ý đến yếu tố thời gian, độc giả có thể đọc nó trong một hơi khơng nghỉ
“Truyện ngắn là một tác phẩm tùy dài tùy ngắn, người ta có thể đọc trong mười phút
hoặc một giờ” [23, tr.157]. Hay bàn về kinh nghiệm viết truyện ngắn, nhà văn Mỹ
Raymond Carver đã hào hứng chia sẻ: “Tôi yêu cú nhảy nhanh chóng của một truyện
ngắn hay, yêu cái cảm giác phấn khích thường nổi lên ngay trong câu văn đầu tiên của
truyện, yêu cảm thức về cái đẹp và sự bí mật trong những truyện hay nhất; và yêu cái
sự kiện – cực kỳ quan trọng với tôi vào thời bắt đầu viết và thậm chí đến bây giờ vẫn
là điều tơi lưu tâm – rằng truyện có thể được viết và đọc một mạch trong một khoảnh
khắc” [48]. Ngồi ra, với đặc thù súc tích, ngắn gọn, bắt kịp nhanh với cuộc sống hiện
đại, truyện ngắn gắn liền với hoạt động báo chí có những tác động mạnh mẽ, kịp thời
đến xã hội. Các sáng tác truyện ngắn luôn bắt kịp những vận động liên tục của xã hội
và tái hiện được mọi biến thái tinh vi, mn màu mn vẻ của đời sống. Vì thế, truyện
ngắn ln đáp ứng được xu hướng tâm lí và thị hiếu độc giả. Xuất phát từ thực tế đời
sống với yêu cầu công việc dồn dập, nhu cầu của phần đông độc giả hiện đại đã thúc
đẩy truyện ngắn trở thành một thể loại nhanh nhạy, năng động và ngày càng được bạn
đọc ưa chuộng.
1.1.2.2. Truyện ngắn là một thể loại văn xi tự sự. Xét trên bình diện này,
truyện ngắn gần gũi với tiểu thuyết và truyện kể dân gian ở các phương thức biểu hiện:



11

tình huống truyện, nhân vật, kết cấu, giọng điệu, ngơn ngữ… Từ đặc trưng mang tính
khái quát này, truyện ngắn yêu cầu nhà văn phải nắm chắc kỹ thuật của thể loại những
nét riêng sau:
Cốt truyện là toàn bộ những sự kiện được nhà văn kể lại trong văn bản tự sự. Cốt
truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, có mặt trong tất cả các hình thức tự sự. So với
tiểu thuyết, “cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian
hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời, về
con người.” [6, tr.371]. Nguyễn Minh Châu là nhà văn có nhiều cách tân và biến hóa
kỹ thuật viết truyện ngắn, tuy nhiên ơng vẫn hết sức quan tâm đến vai trò của cốt
truyện “Người viết truyện ngắn có kinh nghiệm bao giờ cũng biết dung bố cục của cốt
truyện để tạo nên chiều sâu và kịch tính trong tâm lí nhân vật” [39, tr.118]. Điều này
chứng tỏ cốt truyện là nơi thử thách sức sáng tạo của nhà văn. Nói về tính chất, điều
đặc biệt ở truyện ngắn là cốt truyện của nó nhiều khi rất rõ nét, rất li kỳ, hấp dẫn
nhưng cũng có khi mờ nhạt hoặc hồn tồn khơng có. Một số nhà văn như Thạch Lam.
Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh có nhiều tác phẩm có cốt truyện mơ hồ, “truyện mà khơng có
chuyện”. Truyện của những tác giả này được đánh giá là những trang văn tinh tế, có
khả năng truyền tới cho người đọc những cái “rùng mình mới mẻ” bởi cách suy tư về
tình đời, tình người ý nhị mà sâu lắng.
Nếu như tiểu thuyết cho phép nhà văn tái hiện nhiều sự kiện, nhiều xung đột
trong cuộc sống, không giới hạn việc diễn tả thời gian và mở rộng khơng gian thì
truyện ngắn lại tập trung khắc họa một khoảnh khắc, trong đó xây dựng một tình
huống truyện. Đối với truyện ngắn, tình huống truyện giữ vai trị là hạt nhân của cấu
trúc thể loại, nó chính là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến
cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được
bộc lộ rõ nét nhất. Nói cách khác, tình huống là một trong những yếu tố cốt lõi, là chìa
khóa khi khám phá tác phẩm. Khi bàn về kỹ thuật viết truyện, nhà văn Nguyên Ngọc

cũng đặc biệt chú ý đến vấn đề tình huống: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do
đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt […] nắm bắt trúng những
tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhung lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc
sống hằng ngày” [23, tr.114]. Nguyễn Minh Châu coi tình huống là “cái tình thế xảy ra


12

chuyện”, là “khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại” [36,
tr.258]. Vì vậy, tình huống là những thời khắc tiêu biểu có ý nghĩa quan trọng trong
đời sống con người, tại đó con người có cơ hội bộc lộ tính cách của mình. Hầu hết các
nhà văn đều nỗ lực tìm ra một khoảnh khắc ấn tượng đích đáng cho truyện ngắn của
mình. Và cái khoảnh khắc ấy phải: “tự nó bộc lộ nét chủ yếu của tính cách và số phận,
tự nó đặc trưng cho một một hiện tượng xã hội” [36, tr.43]. Truyện ngắn Lặng lẽ Sapa
của Nguyễn Thành Long, Sang sông của Nguyễn Huy Thiệp, Chiếc thuyền ngoài xa
của Nguyễn Minh Châu đều chứa đựng những khoảnh khắc như vậy.
Trong thực tiễn sáng tác truyện ngắn, các nhà văn còn đặc biệt chú ý đến hai yếu
tố quan trọng nữa là chi tiết và kết cấu tác phẩm. Chi tiết chiếm một vị trí lớn trong
truyện ngắn. Nó góp phần cụ thể hóa cảnh trí, khơng khí, tính cách, hành động và tâm
tư nhân vật. Khẳng định sức mạnh của chi tiết trong truyện ngắn, nhà văn Nguyên
Ngọc cho rằng: “Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, khơng kể được
nhưng truyện ngắn không thể nghèo chi tiết.” [37, tr.33].
Nếu tiểu thuyết là tác phẩm “dài hơi”, chứa đựng được nhiều vấn đề, phủ sóng
được một diện rộng lớn của đời sống thì truyện ngắn yêu cầu ngắn gọn, tránh lối kể
chuyện vòng vo, tập trung vào một chủ đề nhất định. Chủ đề không dễ dàng được diễn
đạt một cách trừu tượng mà nó phải được soi sáng bởi các chi tiết cụ thể. Nói như Bùi
Việt Thắng: “Trong một tác phẩm văn xi nói chung và truyện ngắn nói riêng, ở một
chừng mực nào đó, ý nghĩa của tác phẩm được soi sáng từ bên trong các chi tiết”. Sự
chọn lọc chi tiết trong truyện ngắn rất cần thiết, nếu nhà văn sử dụng quá nhiều chi tiết
thì truyện ngắn sẽ rườm rà, lan man, ngược lại nếu ít chi tiết thì truyện ngắn sẽ nhạt,

khó thành cơng. Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy nhà văn có biệt tài tìm
kiếm và thể hiện nhiều chi tiết độc đáo như trong Tướng về hưu, Khơng có vua, Những
người thợ xẻ, Sang sơng… Đó là những thiên truyện táo bạo về tư tưởng và điêu luyện
về nghệ thuật. Đồng thời nhà văn cũng thể hiện “bản sắc” rất đặc biệt trong việc sử
dụng các chi tiết. Chi tiết ấn tượng, đắt giá cịn có tác dụng khơi gợi sự tị mị và hứng
thú khám phá của người đọc.
Ngồi các chi tiết, kết cấu vẫn được thường xuyên nhắc đến như một yếu tố quan
trọng trong quá trình sáng tác truyện ngắn. “Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh


13

động của tác phẩm, là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật (...) là sự tổ
chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời
sống khách quan và theo một chiều hướng nhất định” [26, tr.43]. Kết cấu giữ vai trò
then chốt của lý luận thể loại nói chung và của thể truyện ngắn nói riêng. Xây dựng
được một kết cấu rõ ràng, mạch lạc, có thể chuyển tải hết được những thông điệp nghệ
thuật, chủ đề tư tưởng của tác phẩm là một nhiệm vụ khó khăn mà các nhà văn cần
phải đạt tới. “Kết cấu khiến tơi tin hơn vào thành cơng của mình. Có thể nói tơi đã làm
được bảy tám mươi phần trăm cơng việc khi đã có được kết cấu hợp lý” [26, tr.96].
Ta có thể thấy kết cấu góp phần triển khai trình bày cốt truyện hấp dẫn hơn theo
dụng ý nhà văn. Cốt truyện tuy gắn bó với kết cấu nhưng thuần túy chỉ là một phương
tiện biểu hiện, một nhân tố thuộc về nội dung của tác phẩm. Còn kết cấu chủ yếu là
một phương tiện biểu hiện, một yếu tố thuộc về hình thức của tác phẩm. Tiêu biểu cho
hình thức kết cấu của tác phẩm có cốt truyện là kết cấu của tác phẩm kịch và tác phẩm
tự sự. Tiêu biểu cho hình thức kết cấu của tác phẩm khơng có cốt truyện là kết cấu của
tác phẩm trữ tình. Trường hợp những truyện ngắn mà người ta thường gọi là “truyện
khơng có cốt truyện” thì địi hỏi nhà văn xử lí kết cấu khéo léo và tinh tế hơn mới tạo
nên được sự hấp cho truyện.
Như vậy, kết cấu có thể hiểu là cách tổ chức, sắp xếp, liên kết các nhân vật, sự

kiện, cảm xúc, các yếu tố trong tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất
theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn nhằm làm cho tác phẩm đạt giá trị nghệ thuật cao
nhất. Tuy kết cấu là một khái niệm thuộc phạm trù hình thức của tác phẩm nhưng
khơng bao giờ nó tách rời nội dung tư tưởng, nó ln là phương tiện biểu hiện của nội
dung. Kết cấu thể hiện quá trình tư duy nghệ thuật của nhà văn và cũng là yếu tố để
người cầm bút truyền tải tư tưởng của mình.
Bên cạnh đó, sự lơi cuốn của truyện ngắn cịn do nhân vật và ngơn ngữ mang lại.
So với các yếu tố nghệ thuật khác trong tác phẩm, nhân vật là một trong những yếu tố
cơ bản nhất, là tiêu điểm bộc lộ chủ đề, tư tưởng và đến lượt mình lại được các yếu tố
khác có tính chất hình thức của tác phẩm khắc họa. Chính vì vậy, một tác phẩm văn
học không thể thiếu đi nhân vật. Thơng qua nhân vật tác giả có thể gửi gắm quan niệm


14

của mình về đời sống và là cơ sở để độc giả nắm bắt, lí giải được những vấn đề hiện
thực, những thông điệp nghệ thuật đặt ra trong tác phẩm.
Nhân vật có vai trị quan trọng trong tác phẩm nên các nhà văn luôn dụng công
xây dựng, các nhà nghiên cứu lí luận đã rất chú trọng đến việc tìm hiểu yếu tố nghệ
thuật này. “Nhà văn sáng tạo ra nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá
nhân nào đó, về một con người nào đó, về một vấn đề của hiện thực. Nhân vật chính là
người dẫn dắt độc giả vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử
nhất định.” (Hà Minh Đức). “Thông qua nhân vật người ta còn nhận ra được đặt trưng
thể loại. Khi thuyết minh tư tưởng của các tác phẩm tự sự, kịch, điều quan trọng trước
hết là phải hiểu được chức năng của hệ thống nhận vật, nội dung, ý nghĩa của nó.
Chính bắt đầu từ đó mà người ta xem xét truyện ngắn hay tiểu thuyết, hài kịch hay bi
kịch.” [34, tr.215]. “Cốt truyện có thể vay mượn, có thể khơng nhất thiết phải kinh qua
kinh nghiệm của bản thân tác giả. Nhưng nhân vật trong tác phẩm phải là đứa con tinh
thần, là một sản phẩm của vốn sống trực tiếp của nhà văn.” [27, tr.646].
Bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện ngắn, có lần M. Gorki khuyên các

nhà văn trẻ: Miêu tả con người là điều chủ yếu và quan trọng, nếu anh khơng có khả
năng, tốt nhất là anh nên bỏ nghề viết đi. Xây dựng nhân vật là một trong những kĩ
thuật then chốt trong quá trình làm nên bộ khung của một truyện ngắn.
Tác phẩm văn học lấy nhân vật làm đơn vị nghệ thuật cơ bản để phản ánh hiện
thực và thể hiện quan niệm của nhà văn về con người. Cho nên gắn với thực tiễn sáng
tác của thời đại khác nhau, nhân vật đóng vai trị là hạt nhân thể hiện những xu hướng
phát triển của tư duy nghệ thuật. Thời trung đại nhân vật được xây dựng theo nguyên
tắc con người vũ trụ phi cá thể, trong văn học hiện đại, nhân vật được khắc họa theo
quan niệm con người cá nhân. Nhân vật văn học chính là nhân tố quan trọng dẫn dắt
người đọc khám phá thế giới nghệ thuật tác phẩm.
“Ngôn ngữ là “chất liệu”, là phương tiện biểu hiện tính đặc trưng của văn học.
Khơng có ngơn ngữ thì khơng thể có tác phẩm văn học, bởi vì chính ngơn ngữ chứ
khơng phải cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư
tưởng, tính cách cốt truyện.” [26, tr.148]. Đúng vậy, ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà
nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm, cũng là yếu tố tiếp cận


15

đầu tiên khi người đọc tiếp xúc với tác phẩm. Sự phát triển của ngôn ngữ trong văn
học là cả một q trình phát triển dài hơi. Ngơn ngữ văn học thời trung đại mang tính
quy phạm, phải nương theo một số quy định, giới hạn, và chịu ảnh hưởng của nội
dung, tư tưởng thời đại. Khi tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách xuất hiện, tác
phẩm như một phát súng giòn giã khai tử một kiểu tư duy nghệ thuật, báo hiệu chặng
đường văn học mới, mở ra hướng tư duy mới trong q trình sáng tạo ngơn ngữ, văn
học được kéo về gần đời sống hơn. Tiếp nối là các tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn
cũng góp thêm một tiếng nói hồn thiện hơn q trình đổi mới ngôn ngữ văn học dân
tộc. Đến thế hệ các nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng,
Nam Cao… là những cây bút có sự “chuyển mình” mạnh mẽ, trở thành bậc thầy trong
việc sử dụng ngôn ngữ. Đưa ngôn ngữ “bác học” thành ngôn ngữ “bình dân”, biến

ngơn ngữ văn chương thành ngơn ngữ đời thường. Theo đó, văn học giai đoạn sau
1975, một giai đoạn thật sự mang lại nhiều dấu ấn với sự xuất hiện của hàng loạt nhà
văn đầy tâm huyết như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi, Hồ Anh Thái, Nguyễn
Bình Phương, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Ngô Tự Lập, Nguyễn Ngọc Tư,… Ngôn
ngữ đã thực sự trở thành đối tượng miêu tả của văn chương, vừa là yếu tố hình thức
với ý nghĩa là phương tiện, chất liệu của hình tượng, vừa là nội dung với ý nghĩa là cá
tính, cảm quan tư tưởng của nhà văn.
Trong tác phẩm tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng, để góp phần xây dựng
hình tượng nhân vật thể hiện nội dung tác phẩm, nhà văn phải vận dụng phối hợp cả
ngôn ngữ trực tiếp và ngôn ngữ gián tiếp của người kể chuyện. Ngôn ngữ trực tiếp của
nhân vật gồm ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Ngôn ngữ gián tiếp của
người kể chuyện bao gồm diễn ngôn kể, diễn ngơn tả, diễn ngơn trữ tình ngoại đề…
Sự phân biệt ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện khơng phải là tuyệt đối.
Bởi vì trong nhiều trường hợp chúng hịa trộn với nhau: trong ngơn ngữ nhân vật có
ngơn ngữ người kể chuyện và ngược lại. Ví như ngơn ngữ độc thoại nội tâm của nhân
vật ở dạng lời nửa trực tiếp có sự hịa trộn với ngôn ngữ người kể chuyện và được sự
dẫn dắt bởi người kể chuyện. Đó là lời “trữ tình ngoại đề”, lời bình luận đạo đức, triết
lí của tác giả.


16

So với tiểu thuyết thì dung lượng của truyện ngắn ít hơn nhiều. Truyện ngắn ít
nhân vật, chi tiết chọn lọc, tâm lí nhân vật khơng miêu tả dài dịng nên có sự dồn nén
về ngơn ngữ. Vì thế, với truyện ngắn thì nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ của nhà văn địi
hỏi rất điêu luyện, nó góp phần to lớn trong việc xây dựng hình tượng nhân vật và thể
hiện được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
Như vậy, ngôn ngữ nghệ thuật là một phương tiện biểu hiện khơng thể thiếu
trong tác phẩm văn học. Đồng thời, nó được xem là yếu tố quan trọng thể hiện cá tính
sáng tạo, tài năng và phong cách nhà văn. Vì thế, mỗi nhà văn phải luôn trau dồi vốn

ngôn ngữ trong quá trình sáng tác để tạo nên những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ và giá
trị nhân văn sâu sắc.
1.1.2.3. Tính hiệu quả cao cũng là một đặc trưng nổi bật của truyện ngắn. Với
nhận định: “Truyện ngắn thường được coi là thể tài trong đó thể hiện rõ ràng nhất tinh
thần dân tộc Mỹ tức ý hướng sùng bái hiệu quả, cố hết sức loại bỏ những gì dư thừa và
một nỗi khao khát thường xuyên là đi tìm một thứ kỹ thuật sao cho đáng gọi là hoàn
thiện” [7, tr.190], nhà nghiên cứu V. Parrington đã nhấn mạnh hiệu quả tác động của
truyện ngắn ảnh hưởng đến cả hai phía người sáng tác và người tiếp nhận. Đối với
người tiếp nhận, khả năng tác động của truyện ngắn là tạo ra một “sức nổ rất lớn” [23,
tr.73]. Đối với nhà văn, truyện ngắn còn là cả một thách thức nghề nghiệp. Mỗi người
cầm bút đến với thể tài này đều hiểu phải dành phần công phu lao động rất lớn trong
quá trình sáng tác. Hầu hết các nhà văn đề có ý thức tích lũy vốn sống, vốn chữ nghĩa
và cả vốn văn hóa. Họ xem việc viết truyện ngắn giống như công việc tỉ mẩn của một
nghệ nhân điêu khắc tâm huyết với tác phẩm của mình. Trên số lượng hạn định chữ
viết, bất cứ nhà văn nào cũng phải biết tỉa tót, gom nhặt truyện ngắn của mình. Người
viết truyện ngắn hơn ai hết phải hiểu “Tinh thần của thời đại đòi hỏi nghệ thuật những
hình thức thể hiện càng cơ đặc” [23, tr.21], điêu đó đồng nghĩa với việc nhà văn phải
dụng cơng sáng tạo tình huống, chi tiết, ngơn ngữ, giọng điệu… trong sự hạn hẹp của
câu chữ cho phép. Truyện ngắn mang lại cho bản thân người viết niềm say mê vơ tận
trong hành trình tư duy nghệ thuật và khám phá thế giới hiện thực. Biết bao nhiêu nhà
văn đã chọn truyện ngắn để thử sức, để luyện nghề hay thậm chí là một niềm say mê
sáng tạo lâu dài như A. Chekhov đều chú ý đến tính hiệu quả của truyện ngắn. Tựu


17

trung, tính hiệu quả của truyện ngắn là bản thân mỗi tác phẩm phải làm nên giá trị văn
học. Đọc truyện ngắn khơng đơn thuần là biết sự việc gì xảy ra mà là sự khám phá vô
tận về đời sống con người, sự học hỏi làm giàu thêm cho tâm hồn con người.
1.1.2.4. Tính năng động kịp thời trước các vấn đề thời sự là một đặc trưng đáng

ngạc nhiên của truyện ngắn. Với hình thức gọn nhẹ, truyện ngắn luôn bắt kịp được với
những vận động xã hội và tái hiện được mọi biến đổi dù rất tinh vi của đời sống con
người. Ngày nay, khi xã hội với sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học và
cơng nghệ cùng với xu thế hóa tồn cầu đã tạo ra một thế giới hiện đại đầy biến động.
Sự thay đổi ấy đã tác động mạnh mẽ đến đời sống con người, đòi hỏi mỗi người phải
nỗ lực hết mình thì khơng phải ai cũng kiên nhẫn dành thời gian hàng giờ để đọc
những cuốn tiểu thuyết mà thay vào đó, một mặt họ vẫn muốn hưởng thụ những món
ăn tinh thần có giá trị văn hóa cao nhưng mặt khác nó vẫn phải đảm bảo tính thời sự,
ngắn gọn và súc tích Và truyện ngắn là thể loại có thể đáp ứng được yêu cầu đó của
thời đại.
Tính kịp thời cịn là đặc trưng biểu thị sự tự do, nó cho phép truyện ngắn khơng
bị ràng buộc bởi những hình thức nghệ thuật đã thành quy phạm. Vì vậy, truyện ngắn
là lựa chọn phù hợp nhất để các cây bút bày tỏ những trăn trở, suy tư của mình
“Truyện ngắn rất thích hợp để giúp nhà văn tìm hiểu những vấn đề mới đặt ra trong
đời sống…Truyện ngắn phải đả động đến điều mọi người suy nghĩ trong ngày hôm
nay” [35, tr.30].
Xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của thể loại, ta có thể xác định được đặc
điểm của nghệ thuật viết truyện ngắn. Đồng thời qua đó cho ta thấy vấn đề sáng tạo tác
phẩm và vai trò của nhà văn. Truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng,
một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người trong một
thời điểm, một khơng gian mang tính khái qt cao. Vì thế, truyện ngắn địi hỏi ở
người viết phải tìm kiếm, khám phá, phát hiện những tính cách điển hình. Mỗi hình
tượng nghệ thuật trong truyện ngắn do đó thường mang tính bao qt cho một phạm
vi, một mảng hiện thực trọn vẹn cuộc sống con người. Hơn nữa, truyện ngắn là hình
thức tự sự cỡ nhỏ nên trong q trình sáng tạo, nhà văn chỉ có thể miêu tả, tái hiện, tái


18

tạo kết quả của vấn đề. Nó cũng chi phối quá trình hư cấu, sáng tạo nghệ thuật của nhà

văn.
Nghệ thuật viết truyện ngắn cịn mang tính lựa chọn. Nhà văn thể hiện nhận thức,
bộc lộ thái độ, tình cảm thơng qua một tình huống cụ thể. Nhà văn phải chắt lọc, lựa
chọn tình huống mà cá nhân bộc lộ tính cách, phẩm chất một cách đầy đủ. Đồng thời,
nhà văn phải khơng ngừng nỗ lực tìm kiếm, phát hiện những chi tiết cô đặc, chứa đựng
dung lượng lớn. Mỗi tình huống truyện, mỗi chi tiết đặc sắc sẽ định hình cốt truyện.
“Nghệ thuật viết truyện ngắn nằm ở chỗ biết nhìn ra một sự kiện, cả quyết đi thẳng tới
nó, khơng dừng lại ở những chi tiết người viết bắt gặp giữa đường. Tất cả những chi
tiết phù hợp đó phải phục tùng cho sự kiện trung tâm” [23, tr.116].
Mặt khác, truyện ngắn yêu cầu ở người viết cách tổ chức tác phẩm hết sức
nghiêm ngặt, tuân thủ theo dung lượng tác phẩm quy định. Tiểu thuyết khắc họa con
người xuyên suốt quá trình số phận nên nhà văn khơng bị hạn chế về số lượng câu chữ,
có thể kể thêm nhiều đoạn phụ. Đối với truyện ngắn thì nhà văn phải hoạt động cật lực
ngay từ câu mở đầu và có một kế hoạch tính tốn kỹ lưỡng, sát sao từ việc lựa chọn
cốt truyện, nhân vật, sự kiện, giọng điệu kể truyện sao cho đạt được hiệu quả cao nhất
về nghệ thuật và tư tưởng.
Truyện ngắn là một thể loại linh hoạt, luôn luôn biến đổi. Trong cách nhìn hiện
thực cuộc sống, các nhà văn hiện đại ln có cái nhìn nhiều chiều, đa diện. Từ những
thay đổi về cách tiếp cận, chiếm lĩnh của bạn đọc, truyện ngắn cũng có những biến đổi
về phương thức biểu hiện. Nhà văn viết truyện ngắn phải biết lựa chọn những hình
thức phù hợp cho truyện ngắn của mình. Đó là những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật
truyện ngắn nhìn từ đặc trưng thể loại.
Truyện ngắn ra đời và phát triển trong tư duy hiện đại. Truyện ngắn sở hữu
những đặc trưng riêng về dung lượng, cốt truyện, tình huống, kết cấu, nhân vật, ngôn
ngữ…Truyện ngắn cũng giống với tiểu thuyết, đều là những hình thức tự sự tái hiện
cuộc sống. Có thể nói sự khác nhau ở hai thể loại này là ấn tượng nghệ thuật của tiểu
thuyết gây nên ở người đọc là ấn tượng về một q trình, cịn ấn tượng thẩm mỹ truyện
ngắn mang lại là ấn tượng ở một khoảnh khắc, trạng thái. Tính năng động kịp thời, linh
hoạt với những biến đổi của đời sống xã hội là những ưu thế nổi bật của truyện ngắn.



19

Cùng với các thể tài khác, truyện ngắn xuất hiện như một thiết yếu của đời sống nghệ
thuật, phản ánh kịp thời tư duy văn học và thị hiếu thẩm mỹ của thời đại. Truyện ngắn
luôn là sân chơi sôi động để các nhà văn thể nghiệm và triển khai những khía cạnh mới
mẻ, linh hoạt trong tư duy nghệ thuật của mình. Truyện ngắn cịn là mảnh đất màu mỡ
tạo điều kiện cho các nhà văn rèn luyện kỹ thuật viết, mài dũa văn phong và từng bước
định hình phong cách. Đồng thời, truyện ngắn ngoài chức năng là phương tiện hữu
hiệu để nhà văn bộc lộ quan niệm về thế giới nghệ thuật còn tạo điều kiện khai thác
khả năng đồng sáng tạo của độc giả. Thông qua đó thể hiện tài năng kể chuyện, phẩm
chất nghề nghiệp và phong cách cá nhân đặc sắc của mỗi cây bút.
1.2. Truyện ngắn Ngô Tự Lập
1.2.1. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
Ngô Tự Lập sinh ngày 4 tháng 6 năm 1962 tại Hà Nội. Ông được biết đến như
một người đa năng: nhà văn, dịch giả, người viết ca khúc, biên tập viên, nhà nghiên
cứu văn hóa. Ơng nhận được nhiều giải thưởng, đồng thời là hội viên Hội nhà văn Hà
Nội và Hội nhà văn Việt Nam.
Ngô Tự Lập tốt nghiệp Đại học hàng hải Baku, Liên Xô (1986), trở thành thuyền
trưởng tàu đổ bộ thuộc Lữ 125-HQ khi tuổi đời còn rất trẻ. Năm 1990, ơng chuyển về
Tồ án Qn sự Trung ương và đi học chun tu Đại học Luật. Sau đó, Ngơ Tự Lập
làm Biên tập viên văn học Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân (1993 – 1998), Nhà xuất
bản Hà Nội (1998-2000). Năm 1996, ông tiếp tục học thạc sĩ tại St. Cloud University
(Pháp) và hồn thành chương trình tiến sĩ văn chương tại tại Illinois State University
(Hoa Kỳ) năm 2006.
Hiện nay, ông đang công tác tại Khoa Quốc tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, phụ
trách giảng dạy chuyên đề Lý luận và Phê bình Điện ảnh, Lý luận Văn học, chương
trình “Social and Business Communication”. Từ tháng 10/2012, ơng đảm nhiệm vị trí
Phó tổng biên tập Tạp chí Khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngơ Tự Lập bắt đầu sáng tác năm 1989, ông làm thơ, viết ca khúc, truyện ngắn

và tiểu luận. Cùng với vốn ngoại ngữ phong phú, ông đã dịch một số truyện ngắn, thơ
và chuyên luận từ tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Anh sang tiếng Việt.


×