Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.56 KB, 165 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phan Thị Cẩm Chiếu

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN THƠ
ĐÔNG NAM Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh-2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phan Thị Cẩm Chiếu

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN THƠ
ĐƠNG NAM Á
Chun ngành:

Văn học nước ngồi

Mã số:

60 22 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY

Thành phố Hồ Chí Minh-2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học của
cá nhân tơi. Các tài liệu trích dẫn được sử dụng trong luận văn này có nguồn
gốc rõ ràng. Những đánh giá, nhận định do bản thân tôi nghiên cứu dựa trên
những tư liệu xác thực.
Tác giả

Phan Thị Cẩm Chiếu


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin trân trọng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến với:
Các cán bộ Phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh.
Q thầy cơ tổ bộ mơn Văn học nước ngồi, trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy cho tơi trong suốt khóa học.
Nhờ vậy, tơi đã có những kiến thức mới mẻ, những nhận thức khách quan,
khoa học về các vấn đề phương pháp luận trong nghiên cứu chun ngành,
giúp tơi hồn thành các chun đề nghiên cứu của mình.
Đặc biệt, tơi xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thúy,
giảng viên khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã
tận tình hướng dẫn tơi thực hiện luận văn Thạc sĩ này.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh, Hiệu trưởng và các đồng

nghiệp trường THPT Hoàng Văn Thụ, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt khóa học.
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt
tình của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự thơng cảm của quý thầy cô và các bạn.
Trân trọng
Tây Ninh, ngày 30 tháng 3 năm 2012
Tác giả
Phan Thị Cẩm Chiếu


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TRUYỆN THƠ ĐÔNG NAM Á - BẢN SẮC DÂN TỘC
VÀ QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN .................................................. 16
1.1. Những vấn đề khái quát .....................................................................................16
1.1.1. Vài nét về truyện thơ ......................................................................................16
1.1.2. Truyện thơ Đơng Nam Á .................................................................................20
1.2. Con đường hình thành truyện thơ Đông Nam Á. ...............................................25
1.2.1. Tiếp nhận văn học nước ngoài ........................................................................25
1.2.2. Nguồn gốc bản địa ..........................................................................................37

Tiểu kết Chương 1: .......................................................................................... 46
CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRUYỆN THƠ - SỰ GẶP GỠ
GIỮA VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN HỌC VIẾT ............ 49
2.1. Hệ thống nhân vật ..............................................................................................49

2.2. Các kiểu nhân vật ...............................................................................................52
2.2.1. Thần linh - ác quỷ ...........................................................................................53
2.2.2. Anh hùng – mỹ nữ ...........................................................................................61
2.2.3. Tài tử - giai nhân.............................................................................................71
2.2.4. Bọn người tinh ma bạc ác ...............................................................................75

Tiểu kết chương 2:........................................................................................... 83
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT - ƯỚC MƠ VƯƠN
TỚI CHÂN - THIỆN - MĨ ........................................................ 84
3.1. Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình .......................................................84


3.2. Xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ .........................................................95
3.3. Xây dựng nhân vật qua miêu tả tâm lý ............................................................101
3.3.1. Miêu tả tâm lý nhân vật qua cảnh thiên nhiên ..............................................102
3.3.2. Miêu tả tâm lý nhân vật qua lời nói. .............................................................115

Tiểu kết chương 3:......................................................................................... 126
KẾT LUẬN ................................................................................................... 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 129
PHỤ LỤC




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyện thơ là một thể loại độc đáo trong văn học Đông Nam Á, đặc
biệt là trong văn học Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Indonesia. Thể
loại này phản ánh sự vận động, biến chuyển sâu sắc của nền văn học dân gian,

tiến tới tiếp cận nền văn học thành văn của cả cộng đồng. Hơn nữa, các thể
thơ dân tộc như lục bát của Việt Nam, thể lakhon, sepha của Thái Lan, thể
pantun của Indonesia.. cũng được các tác giả sử dụng điêu luyện, tạo tiền đề
phát triển mạnh mẽ của truyện thơ. Như vậy, tìm hiểu nghệ thuật của truyện
thơ sẽ cho chúng ta thấy một sức sống bền bỉ của nghệ thuật folklore - một
loại hình tập hợp nhiều tinh hoa của văn học dân gian.
Ngoài ra, nghệ thuật đặc sắc của truyện thơ Đông Nam Á được cấu
thành bởi sự kết hợp của yếu tố truyền thống bản địa với sự ảnh hưởng hội
nhập của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập, Ba Tư. Có thể kể đến Kim Vân
Kiều truyện - một tác phẩm văn học chương hồi của Trung Hoa - đã gợi
nguồn cảm hứng cho đại thi hào Nguyễn Du sáng tác nên Truyện Kiều, hoặc
sử thi Ramayana, Mahabharata - tác phẩm văn học dân gian vĩ đại của Ấn Độ
- đã để lại những dấu ấn sâu sắc trên các tác phẩm truyện thơ ở nhiều nước
Đơng Nam Á. Chính q trình bản địa hóa các tác phẩm văn học của Ấn Độ,
Trung Hoa đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện các truyện thơ nổi tiếng trong nền
văn học khu vực Đông Nam Á. Q trình bản địa hóa giúp các yếu tố văn hóa
nội sinh gặp gỡ với văn hóa ngoại sinh để tạo nên một sự biến đổi và hội tụ
mới về chất của chính nền văn hóa đó. Và như vậy, từ xu hướng bản địa hóa
đã tiến đến dân tộc hóa nền văn học viết của các nước khu vực Đông Nam Á.
Bản sắc dân tộc thể hiện rất rõ trong truyện thơ thông qua sự kế thừa, tiếp nối


và sáng tạo văn học dân gian. Sự sáng tạo ấy biểu hiện rõ nét ở đề tài, cốt
truyện, phương thức thể hiện và hình thức nghệ thuật.
Những yếu tố nội sinh của nền văn học dân gian mỗi nước là tiền đề
hình thành các truyện thơ “bản địa”. Ngồi những tác phẩm có nguồn gốc
ảnh hưởng văn học nước ngồi, cịn có một bộ phận khơng nhỏ các tác phẩm
truyện thơ có nguồn gốc từ văn học dân gian và từ hiện thực lịch sử xã hội
của quốc gia đó. Một số truyện thơ hướng vào đề tài dân tộc, đề tài “của
chính mình” mà khơng chịu ảnh hưởng của bất kì yếu tố văn hóa ngoại lai

nào. Điều đó thể hiện tính sáng tạo lớn của văn học dân tộc. Tìm hiểu về nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ Đông Nam Á, chúng ta sẽ thấy rõ sự
phong phú của thế giới nhân vật trong thể loại truyện thơ. Mặc dù chịu ảnh
hưởng các yếu tố văn hóa ngoại sinh nhưng nhân vật trong truyện thơ Đông
Nam Á vẫn đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời cũng hé lộ những dấu ấn của
hoàn cảnh lịch sử xã hội.
Trước đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về thể loại, đặc trưng thi
pháp, đặc điểm của truyện thơ Đông Nam Á nhưng theo chúng tôi khảo sát,
hiện vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào hướng đến nghệ thuật xây dựng
nhân vật, thế giới nhân vật trong truyện thơ một cách có hệ thống. Bên cạnh
đó, sự phong phú và mới mẻ của nghệ thuật truyện thơ, thế giới nhân vật của
truyện thơ trong quá trình “tiếp biến” văn hóa đã thực sự thu hút chúng tơi. Vì
vậy, chúng tơi chọn đề tài: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ
Đông Nam Á” để nghiên cứu với mong muốn góp thêm một tiếng nói đánh
giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của thể loại truyện thơ, qua đó đóng góp
một cái nhìn đa chiều trong việc nghiên cứu thể loại truyện thơ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Truyện thơ nói chung và truyện thơ Đơng Nam Á nói riêng có vai trị
rất quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc. Nhiều tác phẩm của truyện


thơ trở thành đỉnh cao của văn học trung đại, là di sản vô giá của văn học các
nước Đông Nam Á. Thế nhưng cho đến nay, số lượng các tài liệu, các cơng
trình nghiên cứu về truyện thơ vẫn cịn hạn chế nên trong q trình khảo sát,
chúng tơi chỉ bước đầu thu thập được một số tài liệu của các tác giả trong và
ngoài nước về đặc trưng truyện thơ, kiểu nhân vật, tâm lí nhân vật trong
truyện thơ Đơng Nam Á.
2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trong những năm 80 của thế kỷ trước, việc nghiên cứu văn học Đơng
Nam Á nói chung và truyện thơ Đơng Nam Á nói riêng đã trở thành mối quan

tâm của nhiều người. Cũng trong khoảng thời gian này, viện Đông Nam Á
(Hà Nội) được thành lập và phát triển, giúp các nhà nghiên cứu văn học có
nhiều thuận lợi tiếp cận các nền văn hóa trong khu vực. Riêng ở lĩnh vực
truyện thơ, mặc dù có nhiều tác giả quan tâm đến thể loại này nhưng vẫn còn
nhiều tác phẩm chưa được giới thiệu ở Việt Nam. Trong số mười tác phẩm
mà đề tài nghiên cứu thì chỉ tìm được năm tác phẩm bằng tiếng Việt. Điều
này, khiến chúng tơi gặp khơng ít khó khăn.Vì vậy, chúng tơi đã dựa vào
nhiều nguồn tài liệu khác nhau, thu nhặt và hệ thống lại những ý kiến các nhà
nghiên cứu về truyện thơ Đông Nam Á để làm cơ sở triển khai đề tài.
Trong cuốn Văn học Đông Nam Á[72], tác giả Lưu Đức Trung đã cung
cấp những đặc điểm nổi bật của văn học khu vực này. Chương I là cái nhìn
tổng thể, bảy chương cịn lại là những nhận định khái quát về văn học Lào,
Campuchia, Thái Lan, Myanma, Indonesia, Malaysia, Phillipin. Ngồi ra,
người viết cũng đã phân tích một số nét chính về truyện thơ của các nước - dù
chưa đi vào hệ thống nhân vật. Một công trình nghiên cứu khác là Văn học Ấn
Độ, Lào, Campuchia (đồng chủ biên với Đinh Việt Anh)[71], tác giả Lưu Đức
Trung đã chỉ ra quá trình tiếp biến văn học Ấn Độ của các nước Đông Nam
Á. Trong tài liệu này, tác giả cho rằng :“Các tác phẩm này đều có chung


mơtíp của Ramayana về đề tài thiện ác xung đột, trục bộ ba nhân vật: người
con trai - người con gái - ác quỷ”[71, tr.6] và đưa ra thêm một nhận định về
truyện thơ Lào “thường xuất hiện nhiều yếu tố kì diệu, như sự biến hóa của
nhân vật, mũi tên độc ác của kẻ thù biến thành hoa, trận mưa mầu nhiệm để
cải tử hoàn sinh….trở thành những chi tiết quen thuộc”[70, tr.203].
Một cơng trình nữa mà chúng tơi dựa vào nghiên cứu là quyển Văn học
dân gian Việt Nam[26] của nhóm tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên và
Võ Quang Nhơn. Trong cơng trình này, các tác giả đã dành trọn chương bảy:
“Truyện thơ - một dấu nối giữa văn học truyền miệng và văn học thành văn”
để đưa khái luận về truyện thơ Việt Nam. Trong đó, các tác giả đã lần lượt đề

cập đến các nhóm truyện thơ đã phân chia, đồng thời có nhắc đến nhân vật
của truyện thơ - tuy chưa hình thành một hệ thống nghiên cứu sâu sắc, cụ thể.
Cũng nghiên cứu về truyện thơ Đông Nam Á, tác giả Vũ Tuyết Loan
trong bài viết Truyện thơ Đông Nam Á và truyện thơ Nôm Việt Nam - một vài
so sánh bước đầu [38] đã rút ra một vài kết luận qua việc so sánh thi pháp
truyện thơ Đông Nam Á với truyện Nôm Việt Nam ở các phương diện: nguồn
gốc, đề tài, cốt truyện, kết cấu và phương thức sáng tác. Riêng trong cơng
trình Traditional Literature of Asian (Văn học truyền thống của Đông Nam Á)
[90], tác giả trên nhận định:
Cốt truyện của văn học Đông Nam Á là khá đồng đều. Câu chuyện có
thể là của một vị vua hay một hoàng tử, nhưng các anh hùng trong
hoàng gia thường phải chịu đựng một số bất hạnh lớn. Anh ta có thể
phải sống cuộc sống của người nghèo hoặc của một người đàn ơng
bình thường trong một lúc nào đó hoặc bị chia cách từ người mình yêu.
Nhưng thường câu chuyện dẫn đến một kết thúc có hậu. Những nhân
vật xấu hoặc các thủ phạm cuối cùng sẽ bị trừng phạt[89, tr.244- 245].


Từ đó, tác giả cho rằng nhân vật trong văn học truyền thống, tiêu biểu
là văn học Thái Lan, lý tưởng nhiều hơn là thực tế được mơ tả. Cịn trong bài
viết Mối quan hệ giữa Riêm Kê Campuchia và Ramayana Ấn Độ in trên Tạp
chí Văn hóa dân gian [31] năm 1996, tác giả Vũ Tuyết Loan cũng có đề cập
đến nhân vật trong truyện thơ Campuchia. Theo tác giả, trục bộ ba nhân vật:
dũng sỹ - yêu quái - người con gái là kiểu nhân vật được vay mượn đề tài
trong sử thi Ramayana của Ấn Độ. Riêng trong bài Hình tượng người phụ nữ
trong văn học Campuchia [34] đăng trên Tạp chí nghiên cứu Văn học số 2
năm 2005, tác giả đã phân tích diễn biến tâm trạng của các nhân vật nữ trong
các truyện thơ Riêm Kê, Tum Tiêu, nàng Ca Cây của Campuchia. Từ đó, tác
giả khẳng định:
Có thể nhận thấy cái lơgic của sự diễn biến nội tâm, đồng thời cũng có

thể nhận thấy sự phân tích tâm lý cực kỳ tài giỏi của các tác giả. Cái
tài của tác giả chính là phương pháp phân tích tâm lý tàn nhẫn[34,
tr.110].
Có thể nói, nhận định trên đã gợi ra một hướng nghiên cứu mới trong
việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ Campuchia nói
riêng và các nước Đơng Nam Á nói chung.
Trong cơng trình nghiên cứu Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc
thiểu số[56], tác giả Lê Trường Phát nêu lên những đặc điểm thi pháp nổi bật
của truyện thơ các dân tộc thiểu số trong giao diện với truyện thơ khu vực
Đơng Nam Á. Ngồi việc đề cập đến kết cấu cốt truyện, ngôn ngữ,…người
viết cũng đã nói đến nhân vật truyện thơ. Theo tác giả, có hai dịng truyện thơ
khác nhau thì cũng có những kiểu loại nhân vật khác nhau và biện pháp nghệ
thuật xây dựng hình tượng nhân vật cũng khác nhau. Tuy nhiên các kiểu nhân
vật đặc trưng của truyện thơ và nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện thơ cũng
chưa được tác giả đặc biệt chú trọng.


Năm 1983, Nguyễn Tấn Đắc có cơng trình nghiên cứu Văn học các
nước Đơng Nam Á [9]. Cơng trình này đã bao quát các tác phẩm đỉnh cao của
văn học viết truyền thống và điểm qua những đỉnh cao đó:“Ở Việt Nam xuất
hiện Truyện Kiều và hàng loạt tác phẩm khác. Ở Lào có Xỉn xay và nhiều
truyện thơ. Ở Thái có Khun Chang Khun Phaen, Aphaymani. Ở Inđơnêxia
có hàng loạt Hykayat, Sjair[9, tr.12]. Tiếp theo, tác giả đã tóm tắt sơ lược nội
dung hai truyện thơ Xỉn Xay, Phalak Phalam của Lào. Có thể nói, mặc dù
khơng giới thiệu nhiều về nhân vật truyện thơ nhưng người nghiên cứu đã cho
thấy sự phát triển đồng loạt về thể loại cũng như tầm giá trị của nó so với các
nước khác trong khu vực.
Cũng viết về văn học Lào, trong quyển Hợp tuyển văn học Lào, tác giả
Tuyết Phượng đã giới thiệu quá trình hình thành, phát triển và những thành
tựu lớn nền văn học nước này. Theo tác giả, những thành tựu đó thể hiện rõ

nét qua các bản trường ca thế kỷ XVII, tiêu biểu là: Xỉn Xay, Thạo hùng Thạo
chương, Kalaket, nàng Tèng On… Ở đây, nhân vật chính là những anh hùng
(anh hùng thiếu niên Xỉn xay, anh hùng xây mường lập ấp Thạo hùng Thạo
chương…), đại diện cho sức mạnh của cộng đồng. Ngoài ra, sách cịn trích
dịch, giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Lào qua các giai
đoạn phát triển với nhiều thể loại phong phú. Còn trong Từ điển văn học
Đơng Nam Á[53], tác giả Trịnh Diệu Thìn đã nhận định về Khun Chang Khun
Phaen như sau:
Đây thực sự là tác phẩm văn học Thái Lan thuần túy, toát lên hình
tượng về người anh hùng, hành động anh hùng, tình u đơi lứa, về hơn
nhân gia đình, về phong tục và tín ngưỡng, về sự thủy chung trong đó
bao hàm tính trung quân[53, tr.296].
Nhận định trên đã trở lại nhân vật người anh hùng - đây cũng là kiểu
nhân vật xuyên suốt các truyện thơ Đông Nam Á.


Trong bài Thử so sánh sử thi Ramayana cổ đại của Ấn Độ với Riêm Kê
của Campuchia[13], tác giả Đỗ Thu Hà có viết: “bằng thể thơ bảy chữ truyền
thống của Campuchia, nhân dân Campuchia đã mô tả một cách tài tình mọi
trạng thái ý thức cũng như tâm trạng của các nhân vật mà họ yêu mến”[13,
tr.62]. Theo tác giả, trạng thái tâm lý nhân vật của các truyện thơ Đông Nam
Á không phụ thuộc vào giáo lý của nhà Phật. Các nhân vật ở đây dù có xuất
thân từ thần thánh nhưng tính cách có cả tốt lẫn xấu, vì vậy rất gần gũi với
con người.
Tác giả một bài viết khác trên website khoavanhoc-ngonngu.edu.vn
[98] cho rằng: hệ thống nhân vật chính của tác phẩm Khun Phaen, Wanthong
và Khun Chang có tương đối đầy đủ những đặc trưng của nhân vật truyện cổ
tích với hai phe đối lập là thiện và ác, người bị hại và kẻ làm hại, người xinh
đẹp và kẻ xấu xí. Một số nhân vật cịn ở dạng loại tính hơn cá tính, mang
khuynh hướng lý tưởng hóa hơn là hiện thực. Tác phẩm được xây dựng theo

mơtíp của truyện cổ tích: hai người đàn ông tranh nhau một phụ nữ đẹp, tranh
công và lường gạt, thử thách khó khăn…Ngồi ra, Khun Chang Khun Phaen
cịn mang một số đặc điểm của sử thi. Nhân vật chính Khun Phaen thật sự là
một anh hùng - tráng sĩ: “tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý
chí và trí thơng minh, lịng dũng cảm của cộng đồng”, đồng thời “được miêu
tả khá tỉ mỉ, đầy đủ từ cách ăn mặc, trang bị, đi đứng đến những trận giao
chiến với kẻ thù, những chiến công lẫy lừng”[14. tr.285].
Trong cơng trình nghiên cứu Truyện Nơm, nguồn gốc và bản chất thể
loại[24], tác giả Kiều Thu Hoạch cũng đưa ra nhận xét: “nhân vật của truyện
Nôm về cơ bản vẫn còn đầy đủ những đặc trưng của nhân vật truyện cổ
tích”[24, tr.148]. Theo tác giả:“Thế giới nhân vật của truyện Nơm có tính
chất lí tưởng hóa nhiều hơn là hiện thực”[24, tr.149]. Nhận xét này đã thể


hiện cái nhìn nhất quán của các nhà nghiên cứu về nhân vật trong truyện thơ
Đơng Nam Á.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, một số tài liệu nghiên cứu truyện thơ Đông Nam Á cũng
chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu bước đầu về truyện thơ và một số vấn đề
khác xoay quanh thể loại này. Chúng tơi cũng chưa phát hiện có cơng trình
nào tập trung nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ
Đông Nam Á một cách đầy đủ và có hệ thống.
Trong bài nghiên cứu Les traits bouddhisques du Râmakerti[94]
(Những dấu ấn Phật giáo trong Rama Kerti), tác giả Saveros Pou đã khảo luận
về vấn đề chuyển đổi tâm linh của Ramayana Ấn Độ sang tư tưởng Phật giáo
với những cơ sở văn hóa xã hội của Campuchia lúc bấy giờ. Tác giả cũng
nhấn mạnh, Riêm Kê không phải chỉ là một tiếng vọng của Ramayana Ấn Độ
mà còn là sự sáng tạo của người dân bản địa Đông Nam Á.
Năm 2000, nhà nghiên cứu Thái Lan M.L.Manich Jumsai đã tóm tắt
nội dung của Khun Chang Khun Phaen qua cơng trình History of Thai

Literature [85] (Lịch sử văn học Thái Lan) và nhận định rằng tác phẩm rực rỡ
sắc màu với nhiều yếu tố huyền ảo, ma thuật và các năng lực siêu nhiên. Theo
ý nhà nghiên cứu, tác phẩm trên đã thể hiện rõ các giá trị của người anh hùng
thời đại và lòng ngưỡng mộ của phụ nữ dành cho họ. Nhận định này đã gợi
một hướng tìm hiểu thú vị về nhân vật trong tác phẩm và các yếu tố huyền ảo
trong đó.
Trong cơng trình Revolt of Khun Phaen[79] (Sự nổi dậy của Khun
Phaen), Chris chủ yếu tìm hiểu quá trình nổi dậy của nhân vật Khun Phaen
trong thời gian cùng Wanthong trốn ở rừng. Theo Chris, đây không phải là
cuộc trốn chạy thông thường mà nó phản ánh một thể chế chính trị xã hội tất
yếu của nhà nước Thái Lan cổ. Trong đó, người Thái có nhu cầu được nhà


nước bảo vệ suốt đời và bản thân mỗi người tự nguyện là người hộ vệ trung
thành của mỗi quốc gia. Chris nhấn mạnh: trong Khun Chang Khun Phaen có
ít nhất hai trong số các mối quan tâm. Mối quan tâm đầu tiên là người đàn
ơng và phụ nữ, tình dục, tình u, giới tính. Qua đó hiện lên hai thái cực
tương phản, đối lập rõ rệt giữa cái xấu và cái đẹp, giữa giàu và nghèo, giữa
tình yêu và thù hận. Mối quan tâm thứ hai là về sức mạnh, và những mâu
thuẫn giữa quyền lực của giai cấp thống trị và sức mạnh của nhân dân. Theo
nhận định của Chris, cuộc nổi dậy của nhân vật Phaen là tất yếu, mang tính
quy luật. Cơng trình nghiên cứu trên cũng là một trong những cơ sở để người
viết khu biệt tính cách, tâm lý nhân vật trong truyện thơ Thái.
Năm 2009, Chris Baker cho ra mắt bài nghiên cứu The Career of Khun
Chang Khun Phaen[80] (Sự nghiệp của Khun Chang Khun Phaen). Tác giả
khẳng định Khun Chang Khun Phaen là một truyện thơ dài về tình yêu và cái
chết. Nó đặc biệt hơn các truyện thơ khác vì nó in đậm dấu ấn địa phương, và
bởi vì các nhân vật chính là những con người rất bình thường chứ không phải
là các vị vua hay các vị thần[80, tr.1]. Chris còn nhận định, trong các phiên
bản của tác phẩm trên, vai trị và tính cách của nhân vật nữ chính thay đổi rõ

rệt. Trong bản gốc của câu chuyện, Wanthong là nhân vật trung tâm. Cái chết
của cô là một kết thúc bi thảm. Khơng có nhân vật nữ nào khác có vị trí đặc
biệt như cơ. Trong nhiều truyện thơ khác, nhân vật nữ lại trở thành món quà
mà con người chiếm được bằng lời đường mật hoặc là phần thưởng cho chiến
thắng quân sự[80. tr.30]. Nhân vật nữ không chỉ xuất hiện trong Khun Chang
Khun Phaen mà cịn có mặt trong hàng loạt truyện thơ Đơng Nam Á.
Cơng trình nghiên cứu Tum Teav: A Translation and Analysis of a
Cambodian Literary Classic[83] của George Chigas nói rõ về nguồn gốc văn
bản truyện Tum Tiêu, trong đó kèm theo nguyên bản tiếng Anh của tác phẩm
Tum Tiêu. Phần phê bình và nghiên cứu truyện Tum Tiêu đề cập đến nhân vật


chính trong tác phẩm là Tum và Tiêu. Họ là những nhân vật đại diện cho chủ
nghĩa lãng mạn, với niềm tin mãnh liệt rằng khơng có gì trong thế giới vĩ đại
hơn tình yêu. Họ cũng quan niệm rằng tình u là “ơng chủ” của số phận con
người. Do đó, Tum và Tiêu quan niệm rằng: nếu khơng thể tận hưởng tình u
hồn hảo của họ thì thà chết còn hơn.
Trong cuốn Women in Thai Literature[89] (Người phụ nữ trong văn
học Thái Lan) - xuất bản năm 1992, có bài Khun Chang Khun Phaen. Bài
nghiên cứu trên ngợi ca tác phẩm là một bản “ballad” tình yêu tuyệt vời nhất
và đáng nhớ nhất. Bài viết cũng phân tích một số đặc điểm của nhân vật nữ
chính là nàng Phim (Wanthong), đối sánh bổn phận của người phụ nữ trong
quá khứ so với hiện tại. Tác giả nhận định Phim là mẫu hình phụ nữ vượt lên
thời đại, đồng thời lại mang dáng dấp truyền thống. Đây là nhận định quan
trọng, làm cơ sở nghiên cứu hệ thống nhân vật nữ trong đề tài của chúng tôi.
Tác giả V.I. Braginsky với bài Hykayat Hang Tuah: Malay Epic and
Muslim Mirror[91] (Truyện Hang Tuah: Sử thi Malaysia và tấm gương Hồi
giáo) nhận định về truyện Hang Tuah: Chính truyện Hang Tuah xuất hiện là
một loại “gương” ẩn bên trong nội dung của nó, nơi mà lịch sử trở thành
người cố vấn. Trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa người cai trị và

người bị trị, tác phẩm trên đề cập chủ yếu đến vai trò của người bị trị: trong
khi nhiều nhiệm vụ khác nhau được giao phó cho các triều thần thì chỉ có một
nhân vật Hang Tuah thể hiện tài năng và lịng trung thành của mình một cách
xuất sắc. Hang Tuah là một người chỉ huy quân đội tuyệt vời, một quân sư
khôn ngoan, một nhà ngoại giao tinh nhạy có khả năng bảo vệ danh dự và
quyền lực của mình, và là một người Hồi giáo khổ hạnh có nhiệm vụ truyền
đạt cho quốc vương của mình về những đau khổ của kẻ tội lỗi trong cuộc sống
đời sau[91, tr.407]. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng: để có một sự hiểu biết sâu
sắc hơn về nhân vật của mình, người đọc nên đi vào xem xét các khía cạnh


mô phạm của truyện Hang Tuah. Truyện không chỉ thu hút sự chú ý của
người đọc bằng ngòi bút bậc thầy trong việc mô tả và khai thác bản chất anh
hùng của Laksarnana và các đệ tử của ông mà còn cung cấp một giải pháp cụ
thể từ quan điểm truyền thống của Malaysia cho tồn bộ các tình huống có
vấn đề, trong đó ý tưởng trung tâm của nó là rõ ràng[91, tr.408].
Website seasite.niu.edu/lao/LaoFolkLiterature[99] cung cấp toàn văn
tác phẩm Phra Lak Phar Lam của Lào và văn học của một số nước khác trong
khu vực Đông Nam Á lục địa. Tại Website này, chúng tôi khảo sát một số
thông tin về xuất xứ của tác phẩm, thể loại, giá trị văn học và văn hóa cũng
như vai trị của tác phẩm trong đời sống của người Lào từ khi ra đời cho đến
nay. Theo đó, trong các tác phẩm văn học dân gian của Lào, có nhiều câu
chuyện mà người anh hùng hoặc nhân vật nữ là trẻ mồ cơi. Một số truyện có
nhân vật là các vị thần hữu ích. Họ thường phù trợ cho nhân vật nữ hoặc nhân
vật anh hùng trong những hồn cảnh khó khăn, nguy hiểm.
Trang website britannica.com[97] nhận định Khun Chang Khun Phaen
là một sử thi hùng tráng, chói lọi chiến cơng rực rỡ làm nổi bật hai nhân vật
chính. Website trên cũng có những nhận định đánh giá cao khía cạnh tương
tác rộng lớn với cộng đồng của tác phẩm.
Trang website melayuonline.com/eng/culture/dig/2145/hikayat-hangtuah[104], người viết nhận định hình tượng nhân vật Hang Tuah và như các

nhân vật khác trong tác phẩm đã được xây dựng rất thành cơng. Tác giả
Parnickel đã phân tích sự thành cơng của việc xây dựng nhân vật chính thông
qua một quan điểm tổng quát và dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác.
Qua các cơng trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy nhiều tác giả
đi trước đã có những cách nhìn nhận, quan điểm và phương pháp tiếp cận
khác nhau về truyện thơ Đông Nam Á. Các bài viết đều thừa nhận giá trị văn
hóa, lịch sử, giá trị nhân văn và yếu tố Chân - Thiện - Mỹ mà truyện thơ mang


lại. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu chỉ mới đưa ra những nhận định
tổng quát, chưa phân tích cụ thể hình tượng nhân vật trong từng tác phẩm.
Cho đến nay, chưa có một chun luận hay cơng trình nào nghiên cứu về
nhân vật trong truyện thơ của các nước Đơng Nam Á một cách có hệ thống
và chun sâu. Từ một số nhận định khái quát mang tính định hướng từ
những người đi trước, chúng tôi tiến hành giải quyết vấn đề của luận văn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Kho tàng truyện thơ Đơng Nam Á khá đồ sộ. Có thể chia truyện thơ
thành hai nhóm: truyện thơ truyền miệng và truyện thơ thành văn. Trong luận
văn này, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu nhân vật ở nhóm truyện thơ thành văn
qua 10 tác phẩm đỉnh cao của khu vực Đông Nam Á.
3.2

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài luận văn nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật của thể loại
truyện thơ các nước Đông Nam Á, và phạm vi khảo sát của chúng tôi là một
số quốc gia với những tác phẩm tiêu biểu sau:
- Indonesia - Malaysia: Hykayat Sêri Rama, Hikayat Hang Tuah.
- Việt Nam: Truyện Kiều, Lục Vân Tiên.

- Lào: Xỉn Xay, Phra Lak Phra Lam.
- Thái Lan: Ramakien, Khun Chang Khun Phaen.
- Campuchia: Riêm Kê, Tum Tiêu
Các quốc gia nêu trên là những nước tiêu biểu của khu vực chịu ảnh
hưởng văn hóa, văn học Trung - Ấn một cách rõ rệt ở loại thể truyện thơ.
Những tác phẩm đề tài chọn khảo sát đều là đỉnh cao của truyện thơ các nước
Đông Nam Á.


Trong mười tác phẩm truyện thơ được chọn khảo sát trên đây, chúng
tơi có được hai tác phẩm ngun bản tiếng Việt (Truyện Kiều, Lục Vân Tiên
của Việt Nam), hai tác phẩm bản dịch tiếng Việt (Tum Tiêu, Riêm Kê của
Campuchia), một tác phẩm trích dịch tiếng Việt (Sêri Rama của Indonesia),
hai tác phẩm bằng tiếng Lào (Xỉn Xay, Phra Lak Phra Lam của Lào), ba tác
phẩm bằng tiếng Anh trên các Website (Khun Chang Khun Phaen, Ramakien
của Thái Lan, Hykayat Hang Tuah của Indonesia). Công việc sưu tầm tài liệu
gặp nhiều khó khăn vì một số tác phẩm truyện thơ chưa có mặt tại Việt Nam.
Vì khơng có điều kiện tiếp xúc với văn bản gốc của các tác phẩm nên việc
nghiên cứu luận văn phần nào còn hạn chế.
Cũng do chỉ có thể dựa vào bản dịch, nên luận văn chỉ có thể nghiên
cứu ngơn ngữ trên bình diện khái qt - bình diện loại hình ngơn ngữ nghệ
thuật được quy định bởi đặc trưng thể loại truyện thơ nhằm giúp cho việc mô
tả, khắc họa nhân vật.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp cơ bản như:
- Phương pháp phân tích: Luận văn tiến hành phân tích các kiểu nhân
vật trong truyện thơ để làm rõ các luận điểm trong đề tài.
- Phương pháp so sánh: So sánh đối chiếu các kiểu nhân vật truyện thơ
để thấy sự giống nhau, khác nhau, sự kế thừa và phát triển của thể loại này
trong quá trình tiếp biến.

- Phương pháp liên ngành: Truyện thơ là thể loại cầu nối giữa văn học
dân gian và văn học thành văn nên vừa áp dụng phương pháp nghiên cứu văn
học viết, vừa sử dụng thi pháp folklore học, để thấy rõ q trình bản địa hóa
và tiếp nhận của truyện thơ Đơng Nam Á.
- Phương pháp loại hình: Nghiên cứu vấn đề ở góc độ đặc trưng của thể
loại truyện thơ.


- Phương pháp hệ thống: Dùng để nghiên cứu truyện thơ theo lịch đại
và đồng đại.
Ngoài các phương pháp trên, chúng tơi cịn kết hợp sử dụng các thao
tác: Thống kê, phân loại để nghiên cứu đề tài.
5. Đóng góp của luận văn
Cho đến nay, đã có nhiều bài viết, nhiều cơng trình nghiên cứu truyện
thơ các nước Đơng Nam Á ở các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ Đơng Nam Á hiện cịn ít
ỏi. Vì vậy với cơng trình này, chúng tơi nhằm góp thêm một ít nguồn tư liệu
khiêm tốn trong việc giới thiệu, phân tích và đánh giá nghệ thuật xây dựng
nhân vật của thể loại truyện thơ, qua đó góp phần tìm hiểu q trình bản địa
hóa văn học Ấn Độ và Trung Hoa ở các nước khu vực Đông Nam Á.
Từ những tác phẩm cụ thể, luận văn bước đầu rút ra những nét phổ quát
trong kiểu nhân vật, tính cách nhân vật, tâm lí nhân vật của truyện thơ Đơng
Nam Á, đồng thời cho thấy những đặc trưng dân tộc của một số quốc gia
trong khu vực. Trong phần phụ lục, chúng tôi sẽ giới thiệu tóm tắt nội dung
cơ bản của một số tác phẩm truyện thơ mà đề tài chọn khảo sát.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba
chương:
Chương 1: Truyện thơ Đông Nam Á - Bản sắc dân tộc và q trình tiếp
biến

Ở chương này, chúng tơi giới thiệu vài nét chung về truyện thơ (khái
niệm, vị trí, vai trị, đặc trưng của truyện thơ), hệ thống thời gian xuất hiện
của các truyện thơ và quá trình hình thành truyện thơ Đơng Nam Á, trong đó
đặc biệt quan tâm đến quá trình tiếp biến của văn học Ấn Độ và Trung Hoa


đối với văn học khu vực. Qua đó chúng tơi chỉ ra những nét riêng, độc đáo
làm nên bản sắc dân tộc của truyện thơ các nước Đông Nam Á.
Chương 2: Các kiểu nhân vật truyện thơ - Sự gặp gỡ giữa văn học dân
gian và văn học viết.
Ở chương này, chúng tơi thống kê và trình bày hệ thống nhân vật, phân
chia các kiểu nhân vật trong truyện thơ. Trên cơ sở đó phân tích đặc điểm của
từng kiểu nhân vật, rút ra giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo. Qua lối miêu tả
từng kiểu nhân vật, tìm thấy sự giao nhau, gặp gỡ nhau giữa văn học dân gian
và văn học viết ở thể loại truyện thơ.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Ước mơ vươn tới Chân Thiện -Mỹ.
Chương 3 này là trọng tâm của luận văn. Chúng tôi khảo sát nghệ thuật
xây dựng nhân vật đối với thể loại truyện thơ. Có nhiều bút pháp xây dựng
nhân vật, tuy nhiên, căn cứ vào những đặc trưng của thể loại, căn cứ vào kết
quả khảo sát tác phẩm truyện thơ, có thể phân tích nghệ thuật xây dựng nhân
vật ở ba phương diện cơ bản: ngoại hình, cử chỉ hành động và tâm lí nhân vật.
Trong đó, chúng tơi đặc biệt quan tâm phương diện tâm lí nhân vật và xem nó
như là một nét nghệ thuật đặc sắc của thể loại truyện thơ.




CHƯƠNG 1:
TRUYỆN THƠ ĐÔNG NAM Á - BẢN SẮC DÂN TỘC
VÀ QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN

1.1. Những vấn đề khái quát
1.1.1. Vài nét về truyện thơ
1.1.1.1 Khái niệm
Truyện thơ là một thể loại văn học đặc biệt, nó là cầu nối giữa văn học
dân gian và văn học viết. Xung quanh khái niệm Truyện thơ, đã có nhiều ý
kiến khác nhau:
Theo Từ điển văn học (năm 2003, Đỗ Đức Hiểu chủ biên), truyện thơ “là
một thể loại văn học viết dưới hình thức văn vần, có cốt truyện.”[22, tr.823].
Cịn tác giả Vũ Tuyết Loan và Nguyễn Sỹ Tuấn trong Văn học Campuchia
qua những chặng đường lịch sử cho rằng:
Truyện thơ là một thể loại tổng hợp gồm nhiều dạng văn học. Nó vừa là
truyện lại vừa là thơ. Nó chứa đựng cả huyền thoại, truyền thuyết, lịch sử,
thế giới hiện thực, thế giới tưởng tượng và những giáo lý quen thuộc. Nó
vừa là dân gian truyền miệng lại vừa là bác học thành văn [32, tr.142].
Lê Trường Phát cũng nêu rõ quan niệm của mình về thể loại độc đáo
này:“truyện thơ là những truyện được kể bằng hình thức thơ ca”[55, tr.49]
Theo wikipedia.org truyện thơ:
Là những truyện kể bằng thơ, biểu hiện cảm nghĩ bằng ngơn ngữ giàu
hình ảnh, cảm xúc, chứa đựng vấn đề xã hội. Có sự kết hợp yếu tố tự sự
và trữ tình, dung lượng lớn, mang tính chất cố sự của truyện kể dân gian,
biểu hiện dưới hình thức thơ ca với màu sắc trữ tình đậm[123].


Nếu như cách gọi tên thể loại truyện thơ ở một số nước Đông Nam Á đã
tương đối thống nhất, thì với truyện thơ Việt Nam cịn nhiều điều bàn cãi.
Trong số các truyện Nôm của dân tộcViệt, chúng ta không thể không kể đến
truyện Kiều của Nguyễn Du và truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
Hai tác phẩm này có lúc được gọi là truyện Nơm, khi thì gọi là truyện thơ
Nơm. Trong Từ điển Tiếng Việt, Hồng Phê cho rằng Truyện Nôm là “truyện
dài viết bằng chữ Nơm, thường theo thể thơ lục bát”[57, tr.1304]. Cịn Lê Bá

Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học
xuất bản năm 2004, có đưa ra khái niệm về truyện Nơm, đó là “thể loại tự sự
bằng thơ dài rất tiêu biểu cho văn học cổ điển Việt Nam, nở rộ vào cuối thế kỉ
XVIII, đầu thế kỉ XIX, do viết bằng tiếng Việt, ghi bằng chữ Nôm nên được
gọi là truyện Nôm”[14, tr.372]. Sở dĩ chúng tơi đề cập đến khái niệm này bởi
vì nó liên quan chặt chẽ đến truyện thơ. Vậy, trong nội hàm của khái niệm
trên đã bao hàm cả khái niệm của truyện thơ nói chung. Căn cứ theo tiêu chí
đó, chúng tơi gọi Truyện Kiều và Lục Vân Tiên là thể loại truyện thơ.
Nhìn chung, truyện thơ là khái niệm dùng để chỉ một thể loại văn học
trong đó chứa đựng yếu tố tự sự, trữ tình, có cốt truyện, có dung lượng lớn và
được biểu đạt dưới hình thức văn vần hoặc thơ ca. Mặc dù ở những mức độ
nơng sâu khác nhau, nhưng những quan niệm đó là cơ sở lý luận quan trọng,
là xuất phát điểm khoa học để người viết triển khai vấn đề.
1.1.1.2. Đặc trưng của truyện thơ
So với các thể loại văn học khác, truyện thơ có những đặc trưng riêng
của nó. Những đặc trưng đó được thể hiện qua nội dung, hình thức nghệ thuật
và cách thức lưu truyền.
Về mặt nội dung, truyện thơ là những truyện kể về những số phận,
những cuộc đời với những cảnh ngộ khác nhau, phản ánh những mối quan hệ
phức tạp của con người trong đời sống xã hội.


Để nội dung tự sự đó dễ đi vào lịng người, thơ ca trở thành phương
tiện biểu đạt tối ưu nhất. Truyện thơ mỗi dân tộc được sáng tác theo những
thể thơ khác nhau. Ở Việt Nam, thể thơ lục bát là hình thức được sử dụng phổ
biến hơn cả. Trong khi đó, thể thơ Chbắp được sử dụng cho truyện thơ
Campuchia. Cịn truyện thơ Lào thì dùng thể thơ truyền thống Lăm, Khắp.
Truyện thơ Thái Lan với thể truyền thống Sepha, truyện thơ Indonesia sử
dụng thể thơ Pantun…Có thể nói, căn cứ vào số tiếng, số câu, cách gieo vần
mà có sự khác nhau giữa các thể thơ. Nhưng dù thể thơ khác nhau thế nào thì

truyện thơ cũng thể hiện màu sắc trữ tình qua các yếu tố thơ ca, nhạc
điệu…Và đằng sau các yếu tố đó là cái hay của ý, của tứ, của cảm xúc, của
tình cảm. Nhờ cảm xúc, nhờ tình cảm mà truyện thơ đã làm rung động trái tim
của bao người đọc, để lại một ấn tượng lâu bền.
Ngồi ra, nói đến truyện thơ là nói đến loại hình “diễn xướng” trong
sinh hoạt văn hóa dân gian. Có thể nói, sân khấu dân gian và sân khấu chuyên
nghiệp đã đưa các tác phẩm truyện thơ lên sân khấu và tái tạo lại, trả lại cuộc
sống thực của tác phẩm trên mọi phương diện. Ở Thái Lan trước đây, sepha
và khon là hai hình thức diễn xướng rất phổ biến trong sinh hoạt cộng đồng
của họ. Nếu như khon là một bộ môn nghệ thuật mang tính ước lệ, đậm chất
cung đình và chỉ chun diễn các trích đoạn lấy từ Ramakien thì sepha lại
giản dị và nội dung đa dạng hơn. Nghệ nhân hát sepha tại Thái Lan có thể đến
tận nhà dân chúng để biểu diễn trong các dịp vui: đám cưới, lễ đầy tháng, lễ
cạo đầu…Người hát sepha phải biết sử dụng nhạc cụ tự chế, phải đảm nhiệm
thêm công việc của một diễn viên hài (họ thường thêm thắt các tình huống
gây cười để được khán giả tán thưởng). Đây là lí do khiến các vở sepha đậm
chất hài hước. Điều đó thể hiện rất rõ trong Khun Chang Khun Phaen. Ở đây,
có nhiều tình huống gây cười chẳng hạn như miêu tả cái đầu hói, điệu bộ lúng
túng, lời ăn tiếng nói thơ kệch của nhân vật Khun Chang. Ở Việt Nam, Truyện


Kiều và Lục Vân Tiên cũng đã được sân khấu hóa dưới dạng tuồng, cải lương
rất được quần chúng nhân dân u thích. Sau này nó cịn được dựng thành
phim, tạo nên những ấn tượng sâu sắc đối với khán giả. Với thể lăm, khắp,
Xỉn Xay được truyền khắp các bản làng, các thôn cùng ngõ hẹp của đất nước
Triệu voi. Nhiều đoạn thơ dài trong Xỉn Xay biến thành xúphaxit, là những
khúc hát trữ tình phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Còn ở vương quốc
Campuchia, truyện thơ Tum Tiêu và Riêm Kê xuất hiện nhiều ở sân khấu dân
gian, sân khấu cung đình, sân khấu mặt nạ, sân khấu rối bóng...Ở Indonesia,
truyện thơ Sêri Rama và Hang Tuah được diễn xướng dưới dạng rối bóng

Vayang. Như vậy, truyện thơ được viết ra không phải chỉ để đọc mà cịn để
ngâm, để trình diễn trên sân khấu. Chính hình thức “diễn xướng”đó đã tạo ra
tính dị bản của truyện thơ (Điều này giống hầu hết các thể loại văn học dân
gian khác).
Truyện thơ cịn mang tính lưỡng thể. Nó là cầu nối giữa văn học dân
gian và văn học viết, vì vậy nó mang đặc điểm của cả hai mảng văn học này.
Điểm xuất phát của truyện thơ là văn học truyền miệng, nên phần lớn đề tài,
cốt truyện, cách xây dựng nhân vật đều chịu ảnh hưởng của văn học dân gian.
Phương pháp sáng tác đó đã tạo nên tính trữ tình đặc sắc của truyện thơ, đồng
thời cũng phản ánh được nhiều phương diện của đời sống xã hội. Tác giả
“chuyển thể” có quyền nhấn mạnh những nội dung, những tư tưởng, những
chi tiết mà mình yêu thích.
Trong hệ thống thể loại văn học ở các nước Đông Nam Á, truyện thơ là
một thể loại độc đáo và được nhân dân yêu thích. Độc đáo là ở chỗ dù bắt
nguồn từ vốn văn học dân gian bản địa hay từ vốn văn học dân gian nước
ngồi thì truyện thơ các nước Đơng Nam Á đều mang tính chất bình dân, thể
hiện mọi phương diện của đời sống xã hội, là kết tinh đời sống tình cảm, trí
tuệ của cả cộng đồng.


×