Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Tiếng nói của cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn khoa điềm và hữu thỉnh trước năm 1986 một cái nhìn đối sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.39 KB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Hiền

TIẾNG NĨI CỦA CÁI TƠI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM VÀ HỮU THỈNH
TRƯỚC NĂM 1986
- MỘT CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ
VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Hiền

TIẾNG NĨI CỦA CÁI TƠI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM VÀ HỮU THỈNH
TRƯỚC NĂM 1986
- MỘT CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 60 22 01 21



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ
VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THÀNH THI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình luận văn này là sự nỗ lực hết mình của tơi. Trong
q trình nghiên cứu, những số liệu, kết quả thống kê hồn tồn do tơi tự nghiên cứu.
Tơi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hiền


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hồn thành luận văn tơi đã nhận được sự
giúp đỡ và quan tâm tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, phịng Sau Đại học, Khoa
Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tơi
học tập và nghiên cứu khoa học.
Quý thầy, cô giảng viên đã tận tình truyền đạt những tri thức q báu, dìu dắt
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Thành Thi, người
hướng dẫn khao học, đã động viên, giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình nghiên cứu,

đồng thời đã hướng dẫn, đóng góp những ý kiến q báu để tơi hồn thành nhiệm vụ
nghiên cứu của mình.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, người thân đã
động viên, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn Thạc sĩ này.
Trân trọng cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU

...................................................................................................................1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG ..............................................................................................8
1.1. Thơ trữ tình và cái tơi trữ tình trong thơ hiện đại .................................................8
1.1.1. Khái niệm thơ trữ tình và thơ trữ tình hiện đại ..............................................8
1.1.2. Nội dung và phương thức trữ tình ................................................................14
1.2. Một số đặc điểm và dạng thức biểu hiện cơ bản của cái tơi trữ tình
trong thơ .....................................................................................................................22
1.2.1. Cái tơi và đặc điểm, biểu hiện của cái tơi trữ tình trong thơ ........................22
1.2.2. Chủ thể trữ tình ............................................................................................26
1.2.3. Mối quan hệ giữa cái tơi trữ tình và chủ thể trữ tình ...................................26
1.3. Thơ Hữu Thỉnh và thơ Nguyễn Khoa Điềm trong bối cảnh thơ Việt Nam

thời chiến và thập niên hậu chiến ..............................................................................28
1.3.1. Một cái nhìn tồn cảnh thơ Việt Nam thời chiến và thập niên
hậu chiến ......................................................................................................28
1.3.2. Nhìn chung về thơ Hữu Thỉnh .....................................................................31
1.3.3. Nhìn chung về thơ Nguyễn Khoa Điềm.......................................................35
Chương 2. TIẾNG NĨI CỦA CÁI TƠI TRONG THƠ NGUYỄN KHOA
ĐIỀM VÀ HỮU THỈNH: NHỮNG ĐỐI SÁNH TRÊN
PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG TRỮ TÌNH ..........................................39
2.1. Cái tơi tự ý thức về bổn phận đối với đất nước ..................................................39
2.1.1. Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm ....................................................................39
2.1.2. Trong thơ Hữu Thỉnh ...................................................................................45
2.2. Cái tôi dấn thân và hành động ............................................................................50
2.2.1. Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm ....................................................................50
2.2.2. Trong thơ Hữu Thỉnh ...................................................................................55


2.3. Cái tơi khát vọng tình u hạnh phúc gắn với lí tưởng của cộng đồng ..............63
2.3.1. Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm ....................................................................63
2.3.2. Trong thơ Hữu Thỉnh ...................................................................................67
2.4. Cái tôi tình nghĩa, gắn bó máu thịt với q hương .............................................71
2.4.1. Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm ....................................................................72
2.4.2. Trong thơ Hữu Thỉnh ...................................................................................74
2.5. Bước chuyển từ cái tôi trong cảm hứng sử thi sang cái tôi trong cảm quan
thế sự ..........................................................................................................................79
2.5.1. Cảm hứng trữ tình mỗi người một cách, nhưng đều áp sát thực tế đời
sống với những trải nghiệm cá nhân ............................................................79
2.5.2. Cảm hứng trữ tình ln bắt nguồn từ những cảm xúc, tình cảm lớn lao
cao cả song cũng hết sức thực tế, gần gũi ....................................................86
Chương 3. TIẾNG NÓI CỦA CÁI TÔI TRONG THƠ NGUYỄN KHOA
ĐIỀM VÀ HỮU THỈNH: NHỮNG ĐỐI SÁNH TRÊN BÌNH

DIỆN PHƯƠNG THỨC TRỮ TÌNH...................................................97
3.1. Phương thức thể hiện tiếng nói của cái tơi trong thơ trữ tình của Nguyễn
Khoa Điềm và Hữu Thỉnh..........................................................................................97
3.1.1. Sự hịa phối điểm nhìn cá nhân và điểm nhìn thế hệ như là một
phương thức trữ tình ..................................................................................97
3.1.2. Sự hịa phối trữ tình sử thi và trữ tình lãng mạn như là một phương
thức biểu đạt tiếng nói của cái tơi ............................................................102
3.1.3. Cách vận dụng thể thơ và tạo tác giọng điệu, ngơn từ.............................105
3.2. Phương thức thể hiện tiếng nói của cái tôi trong trường ca của Nguyễn
Khoa Điềm và Hữu Thỉnh........................................................................................115
3.2.1. Trường ca của Nguyễn Khoa Điềm và Hữu Thỉnh trong dòng mạch
trường ca Việt Nam hiện đại ......................................................................115
3.2.2. Phương thức biểu đạt cái tơi trữ tình trong trường ca của Nguyễn
Khoa Điềm (Mặt đường khát vọng) và Hữu Thỉnh (Đường tới thành
phố, Trường ca biển, Sức bền của đất.) .....................................................121
KẾT LUẬN ...............................................................................................................134
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................136


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thực tiễn đất nước Việt Nam trước năm 1986 tác động sâu sắc đến đời sống
văn học: đó là hiện thực gian lao, khốc liệt của chiến tranh trước năm 1975, là hiện
thực đời sống hậu chiến thập niên sau 1975, là hiện tình đất nước thời đổi mới với
những trăn trở của cuộc chuyển đổi đầy ngổn ngang và những va đập của các giá
trị Đông – Tây. Tất cả đã tác động sâu sắc đến đời sống văn học.
Thơ ca những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một nền thơ chiến đấu,
tràn đầy tinh thần cách mạng. Đó là tiếng nói vọng từ tâm hồn một đội ngũ nhà thơ

trẻ với sức sáng tạo thơ ca phong phú và đa dạng.
Trong nền thi ca đó, cái tơi trữ tình là một nét độc đáo vừa mang dáng dấp
hiện thực cuộc sống vừa mang phong cách đặc trưng riêng của từng tác giả; vừa là
sự hịa quyện giữa cái tơi cá nhân và cái tơi thế hệ; vừa là sự hịa phối giữa cảm
hứng trữ tình và cảm quan chính trị,… Tiêu biểu cho sự hiện hữu của “Cái tơi trữ
tình” ấy trong thơ ca Việt Nam trước 1986 là trường hợp sáng tác của Hữu Thỉnh
và Nguyễn Khoa Điềm. Cả hai nhà thơ đều có những sáng tác nổi bật ở thơ trữ tình
ngắn và trường ca. Mỗi nhà thơ có một phong cách và một nét độc đáo riêng.
Nghiên cứu, đối sánh “Cái tơi trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh và Nguyễn Khoa
Điềm” có thể giúp chúng ta nhận thức rõ điều đó. Những tương đồng, khác biệt
trong tiếng nói của cái tơi trữ tình trong thơ hai ơng cũng phần nào cho thấy tính
thống nhất mà phong phú đa dạng của thơ ca Việt Nam đương thời.
Mặt khác, tìm hiểu thơ Nguyễn Khoa Điềm và Hữu Thỉnh khơng chỉ nhận diện
mỗi nhà thơ có chất giọng riêng mà cịn có ý nghĩa góp phần tìm hiểu, đánh giá thành
tựu của nền thơ Việt Nam hiện đại trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Từ nhiều năm nay một số bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm và Hữu Thỉnh đã được đưa
vào chương trình sách giáo khoa nhà trường. Vì vậy, tìm hiểu thơ Nguyễn Khoa Điềm
và Hữu Thỉnh sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc giảng dạy văn học ở trường Trung
Học Phổ Thông sau này.
Là lớp người thuộc thế hệ sinh ra và lớn lên sau năm 1975, tơi muốn tìm hiểu thơ
Nguyễn Khoa Điềm, thơ Hữu Thỉnh nói riêng và thơ ca những năm chống Mỹ, cứu


2

nước nói chung như tìm đến tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam trong một chặng đường lịch
sử, từ đó giúp những cảm nhận của mình về cuộc sống, về tình yêu, về tuổi trẻ, về khát
vọng của một thế hệ sâu sắc hơn mà mình chưa có dịp trải qua.
2. Lịch sử vấn đề
Thơ ca từ những năm đầu kháng chiến chống Mỹ đến 1986 là một giai đoạn có

nhiều đóng góp khơng nhỏ cho nền thi ca dân tộc. Trong đó biểu hiện cái tơi trữ
tình của đội ngũ nhà thơ trẻ được xem như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong giai
đoạn này. Vấn đề này đang nhận được nhiều sự quan tâm của giới phê bình, nghiên
cứu. Khi nói đến cái tơi trữ tình của các nhà thơ trẻ trong giai đoạn này, Hữu
Thỉnh và Nguyễn Khoa Điềm được xem như hai đại diện tiêu biểu. Có khá nhiều
tác phẩm phê bình, nghiên cứu bàn về thơ ca của hai nhà thơ trẻ này.
Với Nguyễn Khoa Điềm một số nhà phê bình, nghiên cứu đã có những bàn
luận như:
Hà Minh Đức trong bài viết “Đất ngoại ô của Nguyễn Khoa Điềm” [34], đề
cập đến nội dung và nghệ thuật của tập thơ, chỉ ra giọng điệu mới mẻ và những
trăn trở của nhà thơ.
Vũ Tuấn Anh với bài viết “Nguyễn Khoa Điềm từ mặt đường khát vọng đến
ngơi nhà có ngọn lửa ấm” [2] đã nói đến những biến đổi trong tư duy thơ Nguyễn
Khoa Điềm, đi sâu vào nội dung và nghệ thuật hai tập thơ này. Những cố gắng của
nhà thơ khi đi tìm giọng thơ mới, nói về điều bình thường bằng một giọng bình
thường. Khẳng định Nguyễn Khoa Điềm như một cây bút trẻ đặc sắc nổi lên trong
thơ ca kháng chiến chống Mỹ: “Một tiếng nói trẻ trung vừa đồng thanh vừa đại
diện cho thế hệ tuổi trẻ xuống đường và vào trận. Triết lí và trữ tình, cuộn chảy
mà lắng đọng, sự già dặn của nghĩ suy đan lẫn những nét tinh tế tài hoa”.[2,
tr.415]
Nguyễn Trọng Hoàn trong “Cảm nhận thơ Nguyễn Khoa Điềm” [47] đã chỉ ra
vẻ đẹp của những giá trị bền vững trong thơ ông như quá trình tích lũy vốn sống,
sự thăng hoa mãnh liệt trong cảm xúc nhân văn kết tinh trong ý tưởng mới lạ.
Vũ Quần Phương lại khai thác ở một phương diện khác trong bài “Ngơi nhà có
ngọn lửa ấm” [64]. Ơng đi sâu vào chất thơ, khái quát đặc điểm nội dung và nghệ


3

thuật của tác phẩm. Đó là bút pháp dùng cái đạm để vẽ cái nồng, không cao giọng

lâm ly mà rất đời thường, là những câu thơ cô đọng hàm súc.
Trong bài viết: “Nguyễn Khoa Điềm với những bài thơ viết từ chiến trường Bình
Trị Thiên” [ 59 ] Mai Quốc Liên đã đi vào phân tích một vài bài thơ tiêu biểu trong
sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm và đi đến nhận xét : “Sách vở đã cho anh một cách
nhìn, một cách suy nghĩ và tiếp nhận thực tại, và một phần nhờ thế mà thơ anh có lúc
được mở ra theo nhiều bất ngờ , thú vị của tư duy…thơ anh giàu cảm xúc, cảm xúc ấy
lại được nâng lên, chan hoà trong một nhận thức cuộc sống nhạy bén. Cuộc sống ở
chiến trường không những cho anh những xúc động dịu ngọt, đằm thắm, cuộc sống
còn cho anh một dáng đứng, một cách nhìn cách nghĩ, thường là đúng và sâu.” [59,
tr.148].
Trong “Đặc điểm trường ca Nguyễn Khoa Điềm, Thu Bồn, Thanh Thảo” [5] của
Mai Bá Ấn đi vào tính đa tầng trong khả năng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống và con
người: Hiện thực cuộc sống – từ lý tưởng đến bản chất và chiêm cảm, con người – cái
nhìn thống nhất và đối cực; Hiện thực máu lửa và khát vọng bình yên và đi vào những
biểu trưng nghệ thuật tiêu biểu; Tính phức hợp trong cấu trúc nghệ thuật; Sự đa dạng
trong sử dụng các thể thơ; Sự phức hợp trong các kiểu cấu trúc tác phẩm; Sự vận động
trong ngôn ngữ và giọng điệu thơ của trường ca Nguyễn Khoa Điềm.
Trong luận văn thạc sĩ: “Phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm” [54], Lưu Thị Lập
sau khi nêu lên những đóng góp của thơ Nguyễn Khoa Điềm trong phong trào thơ
chống Mỹ đã đưa ra và phân tích những cảm hứng chính trong thơ Nguyễn Khoa Điềm
(về đất nước, con người trong và sau chiến tranh), tập trung phân tích những hình ảnh
thơ, ngơn ngữ thơ và màu sắc văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Nhà thơ Hữu Thỉnh lại được đề cập đến ở một số bình diện thi pháp, phong
cách nghệ thuật. Có thể kể ra đây một số cơng trình bài viết.
“Thi pháp thơ Hữu Thỉnh” [72] của Nguyễn Nguyên Tản chỉ ra những nét về
thơ Hữu Thỉnh, các khía cạnh con người được thể hiện trong thơ ông như con
người tâm sự, con người tình nghĩa, con người cô đơn và thế giới thi pháp nghệ
thuật như giọng điệu, nhạc điệu, ngôn ngữ. Chuyên luận gồm 4 chương: “chương
thứ nhất nhằm giới thiệu khái quát về thơ Hữu Thỉnh, còn lại ba chương là để lần



4

lượt giải quyết ba nhiệm vụ quan trọng. Thứ nhất, tìm hiểu con người với tư cách
là hạt nhân cốt lõi của thế giới nghệ thuật; Thứ hai, tìm hiểu về khơng gian, thời
gian, những hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật; Và cuối cùng là tìm hiểu
những phương thức và phương tiện tổ chức thế giới nghệ thuật như kết cấu, ngôn
ngữ” [72, tr.179].
Trong bài viết “Thư mùa đông của Hữu Thỉnh” [41] Trần Mạnh Hảo đã đưa ra
những biểu hiện về sở trường và phong cách thơ Hữu Thỉnh. Đó là chất dân gian,
là con người trong thơ ơng.
Lý Hồi Thu cũng góp thêm đánh giá, khám phá riêng của mình về thơ Hữu
Thỉnh trong bài viết “Thơ Hữu Thỉnh, một hướng tìm tịi và sáng tạo từ dân tộc
đến hiện đại” [90]. Tác giả đã có những đánh giá vơ cùng quan trọng về một số thủ
pháp nghệ thuật thơ đặc trưng của Hữu Thỉnh: “Một trong những tiềm năng của
hồn thơ Hữu Thỉnh là sự nhạy cảm của trực giác” [90]. Người viết cho rằng: “Sự
kết hợp giữa cái vơ hình và cái hữu hình, cái cụ thể và cái trừu tượng khơng cịn là
thao tác xa lạ đối với thơ hiện đại. Điều quan trọng là anh phải tạo được cái riêng
trên cơ sở của nguyên tắc chung ấy. Hữu Thỉnh tỏ ra thuần thạo và có nhiều thành
cơng trên phương diện này” [90].
Trong luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học của Nguyễn Thị Hoa: “Phép lặp từ vựng và
lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh” [45]. Trong cơng trình này, một cách hệ thống, tác
giả đã đi sâu vào việc tìm hiểu hai phương diện nghệ thuật nổi bật trong ngôn ngữ thơ
Hữu Thỉnh: phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp. Một cách cụ thể và rõ ràng hơn, như sự
nhận xét của chính tác giả, chúng ta muốn gọi luận văn này là “sự vận dụng lí thuyết
ngơn ngữ về phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp vào việc nghiên cứu hai hiện tượng này
trong thơ Hữu Thỉnh” [45, tr.108]. Phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ dừng lại ở
tập “Từ chiến hào tới thành phố” của Hữu Thỉnh.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Thương về “Thế giới nghệ thuật thơ Hữu
Thỉnh”[93], đã cho ta thấy về các cảm hứng chủ đạo của nhà thơ như cảm hứng thế sự,

cảm hứng trữ tình; Các thế giới hình tượng quê hương, đất nước và con người trong
chiến tranh cũng như trong thời bình. Bên cạnh đó là các thủ pháp nghệ thuật ngôn
ngữ, giọng điệu, cấu tứ,…ở trong cả thơ trữ tình ngắn và trường ca.


5

Như vậy các tác giả trên trong từng cơng trình, bài viết cụ thể của mình đã đề
cập đến thơ Hữu Thỉnh và Nguyễn Khoa Điềm ở các khía cạnh như thủ pháp nghệ
thuật, phong cách thơ, nội dung cảm hứng,...Tuy nhiên, hầu như các tác giả chưa
có điều kiện đề cập sâu đến cái tơi trữ tình trong sáng tác của hai nhà thơ này.
Với đề tài “Cái tôi trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh và Nguyễn Khoa Điềm trước
1986 – một cái nhìn đối sánh”, người viết muốn phát triển thêm những gì đã được
khám phá, tìm hiểu về thơ Nguyễn Khoa Điềm và Hữu Thỉnh trên bình diện cái tơi
trữ tình và đi sâu đối sánh cái tơi trữ tình giữa hai nhà thơ để có cái nhìn sâu sắc,
tồn diện về cái tơi trữ tình nói chung cũng như của hai nhà thơ nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu và tìm hiểu “Cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Khoa Điềm,
Hữu Thỉnh trước năm 1986 – một cái nhìn đối sánh” là một góc tiếp cận bản sắc
của thơ kháng chiến chống Mỹ – một giai đoạn hào hùng của thơ ca dân tộc.
Nghiên cứu đề tài này cũng cho chúng ta thấy phong cách riêng, tiếng nói riêng
của hai nhà thơ trong dàn đồng ca chung của thế hệ, đồng thời cũng giúp đi sâu
khám phá những dạng biểu hiện của cái tôi trữ tình của hai nhà thơ để thấy được
hồn cảnh lịch sử và bối cảnh đời sống luôn chi phối đến đời sống văn học, phong
cách, lí tưởng, thẩm mĩ,... Qua sự đối sánh cái tơi trữ tình trong thơ của hai tác giả
để thấy rõ hơn cái tôi trữ tình của hai nhà thơ cũng như những điểm khác nhau để
thấy được sự vận động của cái tôi trữ tình trong giai đoạn văn học chống Mỹ trước
1986.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Các tác phẩm thơ của hai nhà thơ Hữu Thỉnh và Nguyễn Khoa Điềm trước
năm 1986 trong đó tập trung vào các tác phẩm thơ:
- Nguyễn Khoa Điềm:

Đất ngoại ô (1973)
Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986)
Mặt đường khát vọng (Trường ca - 1974)

- Hữu Thỉnh:

Âm vang chiến hào (1976)
Khi bé Hoa ra đời (Thơ, in chung)


6

Từ chiến hào tới thành phố (1985)
Một số bài trong tập thơ “Thư mùa đông” (thơ, viết 1982
- in 1994)
Sức bền của đất (Trường ca – 1977)
Đường tới thành phố (Trường ca -1985)
Trường ca biển (Trường ca - viết 1981- in 1994)
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Cái tơi trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh và Nguyễn Khoa Điềm trước năm 1986
trên phương diện nội dung trữ tình và phương thức trữ tình.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp hệ thống
Khảo sát cái tơi trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh và Nguyễn Khoa Điềm trước
năm 1986 trong sự vận động phát triển của cái tơi trữ tình trong thơ Việt Nam
trước năm 1986 đặt trong bối cảnh lịch sử của đất nước.

5.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Phân tích các dạng thức biểu hiện của cái tơi trữ tình của hai nhà thơ trong các
tác phẩm trước năm 1986 qua đó tổng hợp, khái qt và có cái nhìn đối sánh.
5.3. Phương pháp loại hình
Nhận diện từng kiểu dạng cái tơi trữ tình đặc trưng của thi ca giai đoạn này
qua đó có cái nhìn đối sánh về hiệu quả thẩm mĩ của các dạng thức cái tơi trữ tình
của hai nhà thơ.
5.4. Phương pháp so sánh – đối chiếu
So sánh các dạng biểu hiện của cái tơi trữ tình của hai tác giả Hữu Thỉnh và
Nguyễn Khoa Điềm với các tác phẩm trong từng giai đoạn khác nhau qua đó kiến
giải những nét tương đồng, khác biệt giữa hai tác giả.
6. Những đóng góp mới
Khảo sát “Cái tơi trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh và Nguyễn Khoa Điềm trước
năm 1986 – một cái nhìn đối sánh” là góp phần làm rõ hơn bản sắc thơ trẻ Việt
Nam giai đoạn trước năm 1986 hướng tới khái quát một cách toàn diện chân dung
cái tơi trữ tình và nhận diện một cách rõ nét đặc điểm nội dung cũng như phương


7

thức nghệ thuật của thơ trẻ Việt Nam trước năm 1986, đặc biệt là giai đoạn chống
Mỹ cứu nước. Qua sự đối sánh của cái tơi trữ tình giữa hai nhà thơ về “nội dung
trữ tình và phương thức trữ tình”, từ đó luận văn cho chúng ta thấy rõ hơn mối liên
hệ và những tác động sâu sắc của hiện thực xã hội đến sáng tác của các nhà thơ
cũng như tấm lịng của tác giả gửi gắm thơng qua các tác phẩm. Thấy rõ cái tơi trữ
tình cũng như những điểm khác biệt của cái tôi ấy giữa hai nhà thơ mà gần như
chưa cơng trình nào đề cập tới.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận thì luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đối tượng.

Ở chương này người viết sẽ đi vào tìm hiểu các khái niệm về thơ trữ
tình, thơ trữ tình hiện đại, nội dung trữ tình, phương thức trữ tình. Biểu hiện của
chúng trong thơ trữ tình hiện đại Việt Nam. Bên cạnh đó là các khái niệm về cái
tơi, chủ thể trữ tình, mối quan hệ giữa cái tơi và chủ thể trữ tình. Cái nhìn tồn
cảnh về thơ Việt Nam thời chiến và thập niên hậu chiến. Nhìn chung về thơ
Nguyễn Khoa Điềm và Hữu Thỉnh.
Chương 2. Tiếng nói của cái tơi trong thơ Nguyễn Khoa Điềm và Hữu Thỉnh:
Những đối sánh trên bình diện nội dung trữ tình.
Ở chương này người viết sẽ đối sánh trên các nội dung như: Cái tôi ý
thức về bổn phận đối với đất nước; Cái tôi dấn thân và hành động; Cái tơi khát
vọng tình u hạnh phúc gắn với lí tưởng của cộng đồng; Cái tơi gắn bó máu thịt
với quê hương; Bước chuyển từ cái tôi sử thi sang cái tơi thế sự.
Chương 3. Tiếng nói của cái tôi trong thơ Nguyễn Khoa Điềm và Hữu Thỉnh:
Những đối sánh trên bình diện phương thức trữ tình.
Nội dung chủ yếu của chương này là đi vào so sánh trên hai khía cạnh:
thơ trữ tình ngắn và trường ca của Nguyễn Khoa Điềm và Hữu Thỉnh. Ở thơ trữ
tình ngắn chủ yếu so sánh trên các bình diện như sự hịa phối điểm nhìn cá nhân
và điểm nhìn thế hệ; Sự hịa phối trữ tình sử thi và trữ tình lãng mạn; Tạo tác
giọng điệu, ngôn từ, thể thơ. Ở trường ca chủ yếu đi vào đối sánh ở cấu trúc;
Việc vận dụng thể thơ, tạo tác giọng điêu, ngôn từ.


8

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG
1.1. Thơ trữ tình và cái tơi trữ tình trong thơ hiện đại
1.1.1. Khái niệm thơ trữ tình và thơ trữ tình hiện đại
1.1.1.1. Khái niệm thơ trữ tình

Trữ tình là một trong trong những phương thức phản ánh đời sống cơ bản của
văn chương (tự sự, trữ tình, kịch) xét ở cấu trúc hai mặt nội dung - hình thức của tác
phẩm.
Ngày nay, nói đến thơ ca, ta nghĩ nhiều đến những bài thơ trữ tình - những tác
phẩm giống như những lời bộc bạch tâm tư.
Theo nghĩa từ nguyên, trữ tình (lyric) là bài hát được đệm bằng đàn lyr (đàn thất
huyền). Nghĩa hiện tại là bài thơ khơng có tính tự sự (kể chuyện) khơng có tính kịch
(được trình diễn bởi một diễn viên) nó là lời bộc bạch cảm xúc hoặc suy tư.
Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân cho rằng: “Ở trữ tình, cái được đề
lên hàng đầu là chủ thể phát ngơn và thái độ của nó đối với cái được mô tả” [4].
Văn bản văn chương là sự hư cấu. Bằng một bài thơ, tác giả trình bày một bức
tranh về thế giới bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Thế giới đó thường có thể có hoặc khơng
có trong thực tế, cho nên, thơ trữ tình là thế giới khách quan được chủ quan hóa và
được cá thể hố. Hêghen từng nhận xét: Tự sự là thế giới của khách thể, cịn trữ tình là
thế giới của chủ thể. Như vậy, nguồn gốc và điểm tựa của trữ tình là ở chủ thể. Cái đặc
biệt của một bài thơ trữ tình là ln có một người nói bên trong về quan hệ của họ với
thế giới (thiên nhiên, xã hội, gia đình, bạn bè, có khi đề cập cả tới những vấn đề lớn
lao), về mối quan hệ của họ với con người (hi vọng, thất vọng, nỗi buồn, tình bạn, tình
yêu, sự trung thành hoặc phản bội). Trong thơ trữ tình, tình cảm có vai trị hết sức
quan trọng. Vì thơ thường ngắn hơn các thể loại khác (tự sự, kịch) nên các tác giả có
thể thể hiện cảm xúc về con người, cuộc sống, thiên nhiên, tập trung hơn thơng qua
hình tượng thơ, đặc biệt thơng qua ngơn ngữ nghệ thuật, qua dòng thơ, qua vần điệu,
tiết tấu. Nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ, cho nên thơ


9

thường lời ít, ý khơn cùng. "Hãy biết rằng chính quả tim ta đang nói và thở than lúc
bàn tay đang viết, nhà thơ không viết một chữ nào nếu cả tồn thân khơng rung động"
(Alfret de Mussé). Do đó, thơ có thể tạo điều kiện cho người đọc phát hiện đời sống.

Nó động viên người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm kiếm ý đồ nghệ thuật của tác giả
cũng như nét đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Thơ còn giúp cho người
đọc nhận thức được các phạm trù thẩm mĩ như: Cái đẹp, cái cao thượng, cái hài hồ,
cái xót thương. Thơ còn giúp người đọc cảm nhận được âm điệu của ngơn ngữ khiến
người ta có thể đọc, ngâm, thậm chí hát.
Thơ trữ tình thường có sự hiện diện của cái tơi. Cái tơi trữ tình lẽ dĩ nhiên là một
hiện tượng nghệ thuật.
Ai cũng biết thơ trữ tình ln gắn liền với cái tôi song cho đến nay vấn đề cái tơi
trữ tình vẫn ít được nghiên cứu. Nhiều từ điển văn học, sách chun khảo, giáo trình lí
luận văn học thiếu vắng mục từ hoặc chuyên mục bàn về khái niệm này.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì tác phẩm trữ tình thể hiện tâm trạng: “Trong
phương thức trữ tình, cái tơi trữ tình giữ một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó là nguồn
trực tiếp, duy nhất của nội dung tác phẩm. Cái tơi trữ tình thường xuất hiện dưới dạng
nhân vật trữ tình” [38].
Đối với Hêghen thơ trữ tình được xem là sự biểu hiện của chủ thể và cảm thụ của
chủ thể. Ở thơ trữ tình cá nhân là trung tâm trong quan niệm và tình cảm nội tại của
nó. G.N Pơxpêlốp xác định nội dung trữ tình là tính cách xã hội được biểu hiện qua
nhân vật trữ tình.
Cái tơi trữ tình trong thơ ca có chức năng duy trì sự bền vững bản chất cá nhân,
nhân cách trước mọi biến động cuộc sống.
Nói đến cái tơi trữ tình tức là nói đến con người bên trong, con người thật từ
trong cách nghĩ – con người tiềm ẩn của nhà thơ.
Nhân cách con người ln ln thay đổi và khơng ngừng hồn thiện. Cấu trúc
của cái hạt nhân nhân cách chưa kết thúc ln là trung tâm của chủ thể cảm hứng trữ
tình. Nhà thơ chân chính bao giờ cũng sáng tạo bằng cách của mình. Chính nhân cách
ấy làm nền cho nhà thơ đứng vững, sống mãi trong lòng người đọc.


10


Nói đến cái tơi trong thơ tức là nói đến cái tơi ngồi đời đã được nghệ thuật hóa.
Nó thể hiện ở hình thức cái nhìn, cách thức, giác độ miêu tả và ở nguyên tắc xây dựng
tái tạo hình tượng mang cảm hứng, tư tưởng, lập trường của nhà thơ.
Như vậy khi nghiên cứu cái tơi trữ tình tức là ta đi sâu vào nội tâm nhà thơ với
những nét riêng nhất của tác giả (chủ thể sáng tạo).
Tự sự hướng về quá khứ, kể những gì đã xảy ra. Trữ tình hướng về hiện tại, nắm
bắt người nói trong tác phẩm vào lúc đương bộc bạch, biểu hiện. Trữ tình khơng chỉ tái
tạo lại những tình cảm của nhà thơ mà ở một mức đáng kể còn làm cho tình cảm ấy trở
nên năng động, giàu có, sáng tạo lại những tình cảm ấy. Cảm xúc trữ tình, vì vậy, có
một cường độ, một bão hịa đặc biệt. Nhà thơ dường như bị “cầm tù” bởi tình cảm mà
anh ta đem thể hiện bằng thơ.
Thơ trữ tình thường có địa chỉ rõ rệt, viết cho một người nào đó. Ý kiến của John
Stuart Mill về thơ đặc biệt đúng với thơ trữ tình “Văn hùng biện được nghe, thơ được
nghe trộm. Văn hùng biện giả định một cử tọa, đặc điểm của thơ nằm ở vô thức tuyệt
đối của một người nghe của nhà thơ. Thơ là nhu cầu mình tâm sự với chính mình
những lúc cơ đơn” [73]. Tác phẩm trữ tình bao giờ cũng bao gồm việc nhà thơ lí giải
cuộc sống – đó sẽ là công việc của thế giới nội tâm của cá nhân nhà thơ. Bởi vậy với
tất cả sự đặc sắc độc đáo của trữ tình, vẫn hồn tồn có thể đem áp dụng cho nó những
khái niệm (đề tài, vấn đề, sự đánh giá một cách cảm xúc) mà người ta vừa dùng để soi
nội dung một tác phẩm văn học.
Đồng thời nội dung các tác phẩm trữ tình có một phẩm chất đặc biệt, rất cốt yếu
với người đọc. Nội dung của loại trữ tình là cuộc sống tinh thần, thế giới những tư
tưởng, tình cảm của con người. Ở đây chủ yếu là những trạng thái tâm hồn, những suy
tưởng cảm xúc của cá nhân ẩn giấu bên trong con người. Thơng qua đó chúng ta có thể
tìm hiểu được phẩm chất tâm hồn nhà thơ. Không chỉ dừng ở đó, nhà thơ với tư cách
chủ thể trữ tình cịn suy nghĩ, nghiền ngẫm chính mình để tìm cho mình một hướng đi
đúng, tạo cho mình một nhân cách tốt. Thơng qua đó, người tiếp nhận cũng bộc lộ thái
độ đồng tình hay phản đối, tiếp thu hay loại trừ.
Theo Timofêep “Nếu con người được giới thiệu qua một trạng thái cá biệt nhất
định khơng có cốt truyện thì trước mắt chúng ta là loại trữ tình. Trong tác phẩm trữ



11

tình bất cứ thuộc thời gian nào chúng ta đều thấy có một lối thể hiện con người, thể
hiện tính cách hoàn toàn khác, ở đây con người được vẽ lên trong một tâm trạng cá
biệt của mình” [51].
Khơng giống như các phương thức thể hiện đời sống khác, trữ tình phản ánh đời
sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự thấy mình
qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với cảm xúc và nhân
sinh.
Phương thức trữ tình cũng tái hiện các hiện tượng đời sống nhưng tái hiện này
khơng mang mục đích tự thân mà tạo điều kiện để chủ thể bộc lộ những cảm xúc,
chiêm nghiệm, suy tưởng của mình. Nguyên tắc chủ quan là nguyên tắc cơ bản trong
việc chiếm lĩnh hiện thực, là nhân tố cơ bản quy định những đặc điểm cốt yếu của tác
phẩm trữ tình.
Tác phẩm trữ tình trình bày trực tiếp cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con người
nên xúc động trữ tình bao giờ cũng mang thời hiện tại. Nhờ đó những cảm xúc, rung
động thầm kín của nhà thơ tác động đến người đọc tạo mối cảm thơng, đồng điệu.
Tác phẩm trữ tình cịn mang một ý nghĩa xã hội rộng lớn, nó thâm nhập và thẩm
thấu vào những nhân lý phổ biến nhất của tồn tại con người. Chính vì thế, sự phát triển
của phương thức trữ tình ln gắn liền với điều kiện lịch sử xã hội.
Tiếp nhận đầy đủ tác phẩm trữ tình – nghĩa là để cho tâm trạng của nhà thơ thấm
vào mình, cảm thấy như một lần nữa sống qua các tâm trạng ấy như một cái gì của
mình, một cái gì riêng tư, thân thiết của mình.
1.1.1.2. Khái niệm thơ trữ tình hiện đại
Ở Việt Nam, thơ trữ tình hiện đại thuộc loại hình thơ mới, xuất hiện đầu thế kỷ
XX và phát triển cho đến ngày nay. Do nhu cầu đề cao mạnh mẽ của cái tôi thi sĩ, nên
màu sắc cá thể của cảm xúc in đậm trong mọi khía cạnh của ngơn từ như vốn từ, các
biện pháp tu từ hay ngữ điệu, giọng điệu. Lời thơ thường linh hoạt, uyển chuyển hơn

so với thơ cũ. Hiện đại ở đây cần phải hiểu là hiện đại trong nghĩa đối lập, khu biệt với
trung đại, không phải hiện đại theo kiểu chủ nghĩa hiện đại. Theo đó, trữ trình hiện đại
có những nội dung, phương thức khác biệt với trữ tình trung đại và rộng hơn khác với
trữ tình truyền thống. Ví dụ thơ trung đại phi ngã thì thơ hiện đại đề cao cái “tơi” (duy


12

ngã); Thơ trung đại uyên bác, sùng cổ thì thơ hiện đại giảm thiểu tính uyên bác sùng
cổ để hướng đến người đọc đại chúng, rà sốt lại mọi khn vàng thước ngọc đề xuất
chuẩn thẩm mỹ mới; Thơ trung đại ước lệ, cách điệu hóa cao thì thơ hiện đại chú trọng
tả thực, thích sự sống động, độc đáo, chủ thể trữ tình trong thơ trung đại thường hiện
hữu cái tơi của người trí thức Nho học, cái tơi “siêu cá thể” thì trong thơ trữ tình hiện
đại hiện hữu cái tơi thi sĩ trí thức Tây học;…
Thơ trữ tình hiện đại Việt Nam xuất hiện từ những thập niên đầu thế kỷ XX với
phong trào thơ mới. Với việc lấy cái tôi cá nhân làm cứu cánh, cùng tình yêu cảm xúc
tha thiết tiếng Việt và phải kể thêm cộng với tài năng của nhiều thi sĩ có tầm cỡ lớn,
thơ mới đã đóng vai trị to lớn, có thể nói là dứt điểm trong việc nâng quốc ngữ đạt đến
trình độ ngơn ngữ của nghệ thuật thi ca. Thơ mới đã chuyển toàn bộ tinh hoa của thơ
ca dân tộc và ngôn ngữ dân tộc cập bến hiện đại. Đồng thời, nó cũng mở một số mũi
thăm dò, thể nghiệm theo hướng hiện đại chủ nghĩa.
Sự bế tắc và tàn lụi của thơ mới cũng có ý nghĩa tất yếu như một trào lưu văn
học đã hoàn tất xuất sắc sứ mệnh lịch sử của nó và khơng cịn đủ những điều kiện để
phát triển tiếp. Cái tơi cá nhân lãng mạn chủ nghĩa khơng có đủ cơ sở xã hội và tinh
thần để ni dưỡng nó, trong hoàn cảnh đặc thù của dân tộc những năm 40. Thơ mới
không giải quyết được và cũng không thể địi hỏi hơn ở nó trong việc thanh tốn một
thiếu hụt khác của thơ ca truyền thống: đó là vấn đề tính hiện thực và tính xã hội của
thơ. Một số nhà nghiên cứu đã chú ý đến những đặc điểm của thơ trữ tình truyền thống
của ta, chủ yếu được các nhà nho sáng tác: không nhằm theo hướng khai thác các khía
cạnh đời sống hiện thực và khơng hướng thể hiện một cái tơi trữ tình mang tính xã hội.

Đặc điểm mang tính đặc thù này của thơ ca dân tộc trong bước chuyển mình của thơ đi
vào hiện đại và trong đòi hỏi bức bách của đời sống tinh thần dân tộc đặt ra căng thẳng
và quyết liệt lúc đó, đã trở thành một nhược điểm của thể loại. Thể loại thơ, cho đến
điểm dừng của thơ mới vẫn cịn có những thiếu hụt quan trọng. Những thiếu hụt quan
trọng của thơ – khả năng thâm nhập hiện thực, khả năng tham gia đời sống tinh thần
của cộng đồng – đã từng bước được khắc phục song song với công cuộc xây dựng một
nền thơ ca mới. Sau 1945 xuất hiện một kiểu nhà thơ mới, một quan niệm mới về thơ
ca hiện đại. Quan niệm ấy được soi rọi dưới ánh sáng đường lối văn nghệ của Đảng,


13

với hướng đi dân tộc - khoa học - đại chúng được vạch ra từ đề cương văn hóa 1943.
Quan niệm thơ ca hiện đại này phủ định quyết liệt thơ ca lãng mạn trước đó. Nó từng
bước xây dựng nền tảng một nền thơ ca mới mà tính chiến đấu cách mạng, tính đại
chúng là những phẩm chất cơ bản của nó. Bên cạnh đó cái tơi trữ tình – một cốt lõi
làm thành một hành trình ráo riết, hòa nhập vào cái ta rộng lớn của cộng đồng, đưa cái
tơi trở thành cái ta trữ tình. Q trình này diễn ra trên nhiều chặng, khởi đầu là cái tơi
trữ tình hịa nhập vào khối đơng quần chúng và đỉnh cao nhất của nó là cái tơi trữ tình
đã đủ tầm vóc và tư thế để phát ngơn nhân danh thế hệ, nhân danh dân tộc, nhân danh
thời đại, thế kỷ. Thơ có xu hướng trở thành những khúc ca chung ngay cả trong cảm
hứng sáng tạo lẫn khâu tiếp nhận.
Thơ trữ tình hiện đại vừa có xu hướng mở rộng thành phần cấu tạo, vừa có xu
hướng trở về với dịng trữ tình ngun chất. Trong thơ trữ tình hiện đại, những thành
phần chính luận, suy tưởng, tự sự được gia tăng thêm cho gần gũi và sát đúng hơn với
đối tượng miêu tả và trạng thái cảm nghĩ của nhà thơ. Về phía đối tượng miêu tả khách
quan, nếu đó là một cảnh ngộ, một con người cụ thể thì người viết phải nắm bắt được
những hình ảnh, những chi tiết chân thực, điển hình để cho đối tượng xuất hiện một
cách sinh động, có khơng khí, có dáng dấp và màu sắc cụ thể, khơng rơi vào lối miêu
tả ước lệ chung chung. Thơ ca cổ sử dụng nhiều đến những mơ-típ ước lệ để biểu hiện

những đối tượng khác nhau làm cho tính chân thực của đối tượng bị hạn chế rõ rệt.
Sự có mặt và thâm nhập của chất tự sự vào trong thơ trữ tình tránh được lối kể có
tính chất tự nhiên chủ nghĩa, lối miêu tả sáo mòn ước lệ, nắm bắt được những nét điển
hình của hiện thực và thể hiện với những sắc thái sinh động nhất là một yêu cầu quan
trọng đảm bảo cho tiếng nói thơ ca luôn mới mẻ, giàu sức sống.
Một phương diện khác thuộc vai trò chủ quan của người viết: Trong thơ trữ tình
hiện đại, tư duy của nhà thơ phải được bồi đắp từ nhiều phía để thật sự có nhiều năng
lực. Vừa nhạy bén về chính trị, sắc sảo trong phân tích bình luận, lại vừa giàu cảm
xúc, suy tưởng. Những năng lực đó của tư duy có thể được vận dụng từng mặt hoặc
được tổng hợp để miêu tả đối tượng. Một hơi thở thuần cảm xúc nhiều khi bị hạn chế
để ứng phó với nhiều yêu cầu để miêu tả những đề tài hiện đại.


14

Thơ ca hiện đại có xu hướng trở về với mạch trữ tình ngun chất mà nội dung
của nó là những cảm xúc và suy nghĩ quyện hòa phát triển. Và một nhân tố hết sức
quan trọng là sự vận động biện chứng của cảm nghĩ. Nhà thơ phải nhận thức cuộc sống
với cái nhìn động, rất động theo chiều hướng phát triển cách mạng. Sự vận động cách
mạng là cơ sở và phương hướng phát triển của cảm xúc và suy tưởng.
Về hình thức, thơ trữ tình hiện đại đã mở rộng rất nhiều về ranh giới của hình
thức thể loại: tận dụng và làm phong phú mọi thể thơ truyền thống, sáng tạo và phát
triển các thể truyện thơ, trường ca, thơ văn xuôi, thơ tự do. Ngôn ngữ thơ cũng biến
đổi phong phú.
1.1.2. Nội dung và phương thức trữ tình
1.1.2.1. Nội dung trữ tình
Nội dung trữ tình là gì? Nội dung trữ tình là những nội dung tình cảm phơi mở
thế giới tinh thần của chủ thể trữ tình bao gồm cảm hứng, cảm xúc, thái độ, quan niệm
cách nhìn thực tại đời sống,… của chủ thể trữ tình trước những vấn đề, hiện tượng, sự
kiện hay phương diện của đời sống. Nội dung trữ tình có thể quy tụ theo một số chủ đề

lớn, phổ biến mang tinh thần thời đại (như trữ tình về đất nước, về nhân dân, dân tộc,
về con người kháng chiến với những tình cảm cách mạng, về thời đại, về khát vọng tự
do, hạnh phúc, về cuộc sống hịa bình, về tình yêu và khát vọng của tuổi trẻ,…).
Trữ tình miêu tả và biểu hiện thế giới chủ quan của con người với những cảm
xúc, tâm trạng và ý nghĩ trực tiếp. Trong thơ ca trữ tình, ta khơng bắt gặp những sự
kiện đời sống và con người hoàn chỉnh, mà chỉ bắt gặp tâm hồn người với mọi cung
bậc cảm xúc. Lại có khi trong trữ tình chúng ta chỉ bắt gặp những hình ảnh, chi tiết đời
sống, chứ khơng thấy trực tiếp tình cảm: Vườn ai mướt q xanh như ngọc / Lá trúc
che ngang mặt chữ điền (Hàn Mạc Tử). Nhưng nội dung trữ tình khơng nằm ở bề
ngoài sự việc, ngoại cảnh được miêu tả mà ẩn đằng sau những điều đó. Nghĩa là cuộc
sống khách quan đã được nhận thức thông qua cảm xúc, khát vọng của chủ thể trữ
tình. Cảnh vật, sự kiện trong trữ tình khơng đơn giản là cảnh vật, sự kiện khách quan
mà đã là tâm cảnh, ý cảnh, ý tượng, tâm sự, ý sự. Nói cách khác, thế giới chủ quan của
trữ tình cịn thể hiện ở sự nội tâm hóa, nội cảm, cá thể và cá tính hóa các sự vật và hiện


15

tượng được miêu tả. Bởi vậy, thế giới trong thơ trữ tình là một thế giới đã được nội
cảm hóa, khó mà phân biệt được đâu là khách thể đâu là chủ thể.
Ngay cả những bức tranh được miêu tả có vẻ ít mang tâm trạng: Hoa mướp rụng
từmg đóa vàng rải rác / Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay (Anh Thơ). Ta cũng
thấy nét tĩnh lặng và cái nhìn đằm thắm của nhà thơ đối với cảnh làng quê Việt Nam
êm đềm. Thế giới chủ quan trong thơ khơng chỉ có tình cảm mà cịn cả ý nghĩ, tư
tưởng. Trong thơ ta thấy cả những lời nghị luận, tuyên ngôn, thề nguyền, động viên:
Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ / Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền (Sóng
Hồng). Thơ ca cịn thâm nhập vào những suy tư thầm kín mang giá trị phổ quát với
những kết luận, triết lí về những chân lí phổ biến nhất của tồn tại con người như sự
sống, cái chết, chiến tranh, thời thế,… Do đó những khái quát trữ tình thường có giá trị
về tồn tại và nhân sinh.

Tất nhiên, trong thơ ca trữ tình khơng phải chỉ có cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ,
mà sự kiện đời sống khách quan luôn là điểm tựa của những cảm xúc và suy nghĩ trữ
tình, là cội nguồn khơng bao giờ cạn để con người trữ tình bộc lộ cảm xúc và suy
tưởng. Nếu tách rời những sự kiện đời sống khách quan này thì cảm xúc và ý nghĩ sẽ
khơng có cơ sở hiện thực để nảy sinh, như cánh diều không dây nối liền mặt đất. Sự
kiện và hình ảnh đời sống ln đan xen vào tâm trạng. Những chi tiết đời sống chân
thực bao giờ cũng có khả năng dồn nén sức biểu cảm, khơi gợi tình cảm mãnh liệt, có
sức dư ba lớn. Hiện thực khách quan được phản ánh một cách cô đọng trong thơ tự
nhiên đã làm tăng sức biểu cảm, tăng sức gợi, một phẩm chất cơ bản của thơ ca. Trong
thơ ca, khơng chỉ có nội dung trữ tình mang tính cá thể mà cịn có nội dung thời đại
mang tính phổ biến và tính thời sự. Khi trữ tình, con người thường cất lên tiếng nói
riêng tư, nhưng nhờ sự tự ý thức, bộc lộ phần thăng hoa nhất của tinh thần nên con
người trữ tình bao giờ cũng tự khái qt, nâng cao mình hơn con người có thực ngồi
đời để nhập vào tiếng nói văn hóa của thời đại. Vì thế, nội dung thơ trữ tình thường thể
hiện cả những vấn đề và nhu cầu bức thiết của thời đại. Thơ trữ tình là tiếng nói riêng
tư, nhưng thường tiếng nói riêng tư đó cũng khơng đi q xa những nỗi niềm và số
phận, những khát khao chung của mọi kiếp người thuộc về một thời đại, một dân tộc
cụ thể. Thơ ca Việt Nam thời chống Mỹ có những thăng hoa của một thời đại hào


16

hùng. Qua nhà thơ, người ta nhìn thấy tầm cỡ thời đại vì lí do đó. Vì vậy, nếu thơ ca
chỉ đề cập đến những vấn đề cá nhân quá ư nhỏ bé, vụn vặt, sẽ khó đến được trái tim
người đọc, và không bao giờ tạo thành những tác phẩm lớn, những tác giả vĩ đại. Con
người trữ tình lớn là con người mà mọi vui buồn sướng khổ của họ hòa chung với mọi
thăng trầm của dân tộc, thời đại, kiếp người.
Như vậy, xét về phương thức phản ánh thế giới, tác phẩm trữ tình tái hiện cuộc
sống theo phương thức chủ quan. Do đó nội dung của thế giới trữ tình là sự trình bày
trực tiếp thế giới nội tâm của chủ thể trữ tình.

Xét về nội dung thơ trữ tình hiện đại phải nói đến nội dung trữ tình trong Thơ
mới và trong thơ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Thơ mới với tư cách là một cuộc cách mạng vĩ đại trong thi ca dân tộc đã tạo
được nội dung trữ tình mới so với thi ca trước đó. Ngay từ khi mới hình thành nhiều
người trong phong trào thơ mới đã khẳng định sự đổi mới chất thơ như là một nguyên
tắc.
Thơ mới đã được thay đổi quan niệm thẩm mĩ, thay đổi cảm xúc thơ, thay đổi nội
dung trữ tình. Nội dung đó chính là:
Thứ nhất, Thơ mới là thơ của “cái tơi” với “một quan niệm chưa từng thấy ở xứ
này: quan niệm cá nhân”. Cái tôi ấy tự khẳng định, tự biểu hiện ra bằng niềm vui, mơ
ước, khát vọng. Đồng thời cũng là một cái tôi cô đơn, lạc lõng.
Thứ hai, Thơ mới là thơ của mơ mộng mà mỗi nhà thơ có một sắc độ khác nhau
mà như Hồi Thanh nhận xét: “ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu diêu trong
trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm
say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi
tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.”[76]. Đây
chính là nội dung trữ tình mà Thơ mới bị xem là “thoát ly trốn đời” như một số người
nhận xét.
Thứ ba, Thơ mới thường hướng đến cái buồn, cô đơn và cái buồn, cô đơn đã trở
thành nét chung của nhiều nhà thơ.
Bên cạnh Thơ mới thì nội dung trữ tình thơ kháng chiến cũng có những nét đa
dạng. Nó tập trung biểu hiện những tình cảm, tư tưởng lớn của thời đại, phát hiện và


17

sáng tạo những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc, dân tộc và nhân dân, về những thế hệ
con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Chủ nghĩa yêu nước là nguồn động lực tinh thần lớn nhất của hết thảy mọi người trong
cuộc kháng chiến, cũng là nguồn cảm hứng lớn bao trùm và thấm sâu trong mọi tác

phẩm thơ ca. Kế tục truyền thống tư tưởng yêu nước của nền thơ dân tộc, trực tiếp nhất
là của thơ kháng chiến chống Pháp và thơ đấu tranh thống nhất đất nước, trong thơ
thời kì kháng chiến chống Mỹ chủ nghĩa yêu nước được phát triển tới những chiều
cao, độ sâu mới và được biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng.
Phát hiện về tổ quốc cũng có nghĩa là khám phá về dân tộc Việt Nam, con người
Việt Nam, với những nét phẩm chất cao đẹp và bền vững là chủ nghĩa anh hùng và
tình thương, lịng nhân ái, đức hi sinh. Thơ đã xây dựng được nhiều hình tượng đẹp về
con người Việt Nam thời đánh Mỹ, ở nhiều tầng lớp, thế hệ, lứa tuổi, nhưng đều là
biểu tượng của dân tộc và nhân dân. Nhận thức về đất nước ln gắn liền với nhận
thức về nhân dân, đó cũng là một nét nổi bật trong chủ nghĩa yêu nước ở thơ thời kì
này. Cuộc kháng chiến chống Mỹ một lần nữa thể hiện sức mạnh vô tận, phẩm chất
tuyệt vời và những hi sinh vô cùng to lớn của nhân dân. Tư tưởng đất nước của nhân
dân đã thấm sâu vào cái nhìn và xúc cảm của mọi nhà thơ khi nói về đất nước. Nhân
dân, đó là những người mẹ, người cha, người chị, ở mọi nơi, mọi vùng, tiền tuyến và
hậu phương, miền Nam và miền Bắc, mà mỗi người lính, người cán bộ đều được họ
giúp đỡ, chở che, nuôi dưỡng.
Như vậy, nội dung trữ tình trong thơ hiện đại Việt Nam thường khá phong phú đa
dạng và có sự chuyển dịch từ góc nhìn, lập trường của cái tơi cá nhân sang góc nhìn,
lập trường của cái ta, hay cái tôi thế hệ.
1.1.2.2. Phương thức trữ tình
Phương thức trữ tình là gì? Là cách thức, phương tiện, khuôn thức, kỹ thuật bộc
lộ cảm xúc, thái độ, quan niệm, thế giới tinh thần của chủ thể trữ tình. Phương thức trữ
tình có thể được kiến lập thành một số mơ thức trữ tình phổ biến mang tinh thần thời
đại hoặc mang dấu ấn phong cách tác giả. Có thể tìm hiểu, xem xét phương thức trữ
tình theo một số bình diện chính: kết cấu (kiến tạo các dạng/ mô thức kết cấu), thể loại


18

(khai thác ưu thế, tiềm năng biểu cảm của thể loại), các phương tiện, thủ pháp biểu đạt

của ngôn ngữ thi ca.
Cùng với nội dung trữ tình, phương thức trữ tình cũng có những nét rất mới trong
thơ trữ tình hiện đại ở cả thơ mới và thơ thời Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Ở Thơ mới phải nói đến trước tiên đó là phương thức trữ tình của một chủ thể
bộc lộ trên cơ sở cảm nhận chủ quan về thế giới. Đây là lối trữ tình khác với thơ cổ
điển. Trong thơ cổ điển do quan niệm con người là một phần trong “vạn vật nhất thể”
cho nên nhà thơ thường ẩn mình sau thiên nhiên, tạo vật. Phương thức trữ tình của thơ
cổ do vậy chủ yếu là trữ tình của một chủ thể “ẩn”. Với phương thức này, nhà thơ
thường lùi lại, lẫn vào vạn vật mà bộc lộ cảm xúc. Nhà thơ thể hiện cảm xúc của mình
mà như thể hiện cảm xúc của “ai đó ” trong trời đất. Thơ mới với quan niệm đề cao
con người cá nhân, xem con người là trung tâm. Do vậy, chủ thể trữ tình thường xuất
hiện dưới dạng bộc lộ trực tiếp cái “tôi”. Nguyên tắc miêu tả nghệ thuật là hướng nội,
lấy cảm nhận chủ quan của mình để miêu tả thế giới, tức là chủ quan của phương thức
chiếm lĩnh hiện thực, ở phương thức tư duy nghệ thuật của nhà thơ, chứ không phải ở
phạm vi đề tài. Thơ cổ điển chưa biết tới phương thức này. Trong thơ cổ điển nhà thơ
nhấn mạnh đến “chí”, lấy chí mà suy. Ở Thơ mới nhà thơ miêu tả thế giới không phải
bằng ý niệm về nó, mà bằng cảm xúc về nó. Người đọc cảm nhận thế giới ở cấp “hình
tượng” chứ khơng phải ở cấp “ý tượng”. Nghĩa là có thể cảm nhận thế giới một cách
cụ thể, cảm tính chứ khơng phải ở quan niệm, nhận thức về nó. Nhưng hình tượng cụ
thể cảm tính ở đây khơng phải là bức tranh hiện thực về thế giới mà phụ thuộc vào
cảm xúc chủ quan của tác giả. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Thơ mới đã đem lại một
nguyên tắc miêu tả mới là tả chân sự vật bằng trực cảm mang nội dung tâm lý và
tưởng tượng, xem đó là một dấu hiệu của khả năng Thơ mới đem đến cho thơ hiện đại.
Phương thức trữ tình chủ yếu là tư duy cá thể hóa. Hệ thống thi liệu cũng được
cấp cho những ý nghĩa mới không giống như ước lệ của thơ cổ điển. Chẳng hạn như
trong thơ cổ điển khi nói tới gió thì gió chỉ là “gió” (“phong”). Nếu nhà thơ mở rộng
hơn nữa thì cũng chỉ là “gió đơng”, “gió đàn”, “gió gác, trăng sân” đến thơ mới thì gió
được mang biết bao nhiêu sắc thái như: gió hây, gió sợi, gió thơm, gió thanh, gió kêu,
gió se, gió rủi,… Âm thanh, ánh sáng, màu sắc cũng mang nhiều sắc thái mới lạ.



19

Tiếp đến là phương thức trữ tình của một chủ thể nghiêng về cảm giác thế giới.
Tức là cảm nhận thế giới nghiêng về cảm giác, cảm tính chứ khơng phải là lí tính. Một
trong những mạch nguồn ni dưỡng thơ mới đó là thơ Tượng trưng Pháp. Thơ mới
ảnh hưởng của thơ Tượng trưng Pháp đã chuyển từ tư duy “ý tưởng” trong thơ cổ sang
tư duy bằng cảm giác, ấn tượng. Nhờ đó đã mở rộng khả năng liên tưởng của thơ, tạo
cho trường ngữ nghĩa của thơ vượt ra ngồi nghĩa của từ ngữ, hình ảnh cụ thể để đi
đến trường ngữ nghĩa do cảm giác, ấn tượng tạo nên. Những vần thơ trở nên như
những hơi thở phập phồng của cuộc sống với những cảm giác tươi rói chứ khơng ép
thành những xác chữ khơ khan.
Đến giai đoạn kháng chiến phương thức thơ trữ tình có những tìm tịi, sáng tạo
trong việc kết hợp thể tài lịch sử với những chất liệu của cái hàng ngày và đời sống
riêng tư. Bên cạnh việc ưu tiên cho chất liệu lịch sử, các sự kiện trọng đại của đời sống
dân tộc, phương thức trữ tình khá phổ biến trong thơ kháng chiến chống Mỹ là phát
hiện ý nghĩa lịch sử, tính thời đại trong các chi tiết, hình ảnh của đời sống hàng ngày,
cả trong đời sống riêng.
Thơ kháng chiến nghiêng về phương thức bộc lộ cái “tôi” trữ tình,tập trung xây
dựng hai hình tượng: cái “tơi” sử thi và cái “tơi” thế hệ trẻ. Đó là hai dạng thức làm
phong phú thêm cho hình tượng cái “tơi” của thơ Việt Nam hiện đại.
Cùng với phương thức tăng cường tính chính luận, chất triết lí, thơ hiện đại đặc
biệt chú trọng mở rộng chất liệu thơ từ hiện thực đời sống. Nhằm đề cập và giải đáp
những vấn đề mang ý nghĩa chính trị của cuộc sống, thơ tìm đến khuynh hướng trữ
tình chính trị với sự tăng cường yếu tố chính luận. Bám sát thời sự diễn biến của cuộc
chiến đấu, kịp thời đề cập và giải đáp những vấn đề hệ trọng về tư tưởng chính trị,
khẳng định đường lối và quyết tâm chiến đấu của dân tộc, lên án kẻ thù trong những
âm mưu thủ đoạn và tội ác của chúng,... đó là những cảm hứng và chủ đề thường trực
trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên và nhiều nhà thơ khác. Tính chính luận thường gắn
bó và được bổ sung bằng chất suy tưởng, triết lí. Nhà thơ vừa như một nhà tuyên

truyền, cổ động lại vừa là nhà tư tưởng, nhà nghệ sĩ để phát hiện, khám phá và say mê
khẳng định Tổ quốc, dân tộc, nhân dân, thời đại. Tính chính luận và chất triết lí, suy
tưởng là đặc điểm nổi bật trong thơ của các nhà thơ lớp trước cũng thấm đượm cả


×