Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thơ tế hanh hình tượng nghệ thuật, cấu tứ và giọng điệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.27 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Thanh Quý

THƠ TẾ HANH: HÌNH TƯNG NGHỆ THUẬT,
CẤU TỨ VÀ GIỌNG ĐIỆU

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Thanh Quý

THƠ TẾ HANH: HÌNH TƯNG NGHỆ THUẬT,
CẤU TỨ VÀ GIỌNG ĐIỆU
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHÙNG QUÝ NHÂM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2009



LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp luận văn hồn thành tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, q thầy cơ trong ban giảng huấn đã tận
tình truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt tơi xin ghi nhớ cơng ơn của thầy PGS.TS Phùng Quý Nhâm, người đã trực
tiếp hướng dẫn và hết lịng chỉ dạy, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu. Các thầy cơ
Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, gia đình và bạn bè cũng hết lịng giúp đỡ tơi trong suốt
khố học.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2009
Người thực hiện luận văn
Phạm Thị Thanh Quý


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 3
T
3

T
3

MỤC LỤC .................................................................................................................... 4
T
3

T
3

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6

T
3

T
3

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................6
T
3

T
3

2. Giới hạn đề tài ................................................................................................................7
T
3

T
3

3. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................8
T
3

T
3

4. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................9
T
3


T
3

5. Đóng góp của luận văn ................................................................................................14
T
3

T
3

6. Cấu trúc của luận văn..................................................................................................15
T
3

T
3

CHƯƠNG 1: CUỘC ĐỜI, QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM VỀ
THƠ ............................................................................................................................ 16
T
3

T
3

1.1. Cuộc đời .....................................................................................................................16
T
3


T
3

1.2. Quá trình sáng tác .....................................................................................................23
T
3

T
3

1.2.1. Trước 1945 ..........................................................................................................23
T
3

T
3

1.2.2. Từ 1945 - 1975 ....................................................................................................27
T
3

T
3

1.2.3. Sau 1975 ..............................................................................................................34
T
3

T
3


1.3. Quan niệm về thơ ......................................................................................................36
T
3

T
3

1.3.1. “Nguồn cảm xúc chân thành chính là đầu mối của sự sáng tác thơ văn” ............36
T
3

T
3

1.3.2. “Làm thơ là một thứ lao động công phu tỉ mỉ, người làm thơ phải ln vì độc giả
mình mà đề cao tinh thần trách nhiệm” .........................................................................38
T
3

T
3

1.3.3. “Thơ phải vừa dân tộc và hiện đại, phải nâng cao tính chiến đấu cho thơ” ........41
T
3

T
3


CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TẾ HANH ......... 43
T
3

T
3

2.1. Hình tượng quê hương .............................................................................................44
T
3

T
3

2.2. Hình tượng con người ...............................................................................................60
T
3

T
3

2.2.1. Hình tượng những người dân lao động miền biển...............................................60
T
3

T
3

2.2.2. Hình tượng người mẹ...........................................................................................66
T

3

T
3

CHƯƠNG 3: CẤU TỨ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG THƠ TẾ HANH ................ 73
T
3

T
3

3.1. Cấu tứ .........................................................................................................................73
T
3

T
3

3.1.1. Tứ thơ được dệt từ nỗi nhớ thương thường trực trong tâm thức nhà thơ ............73
T
3

T
3

3.1.2. Tứ thơ bắt nguồn từ một cảm xúc cụ thể, một hình ảnh quen thuộc rồi kết lại
bằng một cảm xúc sâu lắng, hay một hình ảnh đẹp .......................................................78
T
3


T
3

3.1.3. Tứ thơ xuất phát từ một vấn đề hoặc một đối tượng cụ thể để dẫn đến một sự
khái quát.........................................................................................................................82
T
3

T
3


3.2. Giọng điệu ..................................................................................................................87
T
3

T
3

3.2.1. Giọng tâm tình giãy bày ......................................................................................87
T
3

T
3

3.2.2. Giọng suy tưởng triết lý .......................................................................................95
T
3


T
3

3.2.3. Giọng nghẹn ngào day dứt...................................................................................98
T
3

T
3

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 102
T
3

T
3

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 105
T
3

T
3


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tế Hanh (1921 - 2009) là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt

Nam. Ông “thuộc lớp nhà thơ cuối cùng của Phong trào Thơ mới” [40, tr. 13]. Là người đến
muộn so với các bậc đàn anh như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên
nhưng Tế Hanh vẫn tìm được cho mình một vị trí vững vàng trong làng thơ. Giải thưởng của
Tự lực văn đoàn cho tập thơ Nghẹn ngào - sáng tác đầu tay của Tế Hanh cùng với những lời
nhận định, đánh giá của các nhà văn, nhà thơ có uy tín là nguồn cổ vũ, khích lệ tinh thần rất lớn
cho nhà thơ. Xác lập được chỗ đứng trong Phong trào Thơ mới, Tế Hanh đã ghi dấu một mốc
son quan trọng của cuộc đời mình. Phong trào Thơ mới chỉ tồn tại vẻn vẹn hơn mười năm,
nhưng đường thơ Tế Hanh thì dài mãi đến tận bây giờ và cả tới mai sau. Như con ong chăm chỉ
cần mẫn gom mật ngọt để dâng hiến cho đời, Tế Hanh đã góp vào vườn thơ dân tộc những
bơng hoa hương sắc đầy quyến rũ: Quê hương, Nhớ con sơng q hương, Bài thơ tình ở
Hàng Châu, Lời con đường q... là những bơng hoa thơ sẽ cịn bất tử với thời gian. Gần 90
tuổi đời, hơn 60 tuổi nghề, gia tài Tế Hanh để lại cho đời thật đầy đặn viên mãn. Hơn 20 tập
thơ, 1 tập tiểu luận và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1, năm 1996 đã đem
lại vinh dự cho nhà thơ. Tài thơ Tế Hanh, con người thơ Tế Hanh xứng đáng được tôn vinh,
xứng đáng được ngợi ca. Kể từ khi bước chân vào làng thơ cho đến khi trút bỏ những nỗi đau
nhân thế để trở về với dịng sơng của lịng mình, dịng sơng của đời mình, Tế Hanh đã nhận
được sự quan tâm mến mộ của các nhà nghiên cứu, các nhà văn, nhà thơ và đông đảo bạn đọc
yêu thơ. Gần trăm bài nghiên cứu cùng với nhiều cơng trình khoa học về thơ Tế Hanh đã góp
phần khẳng định tài năng của ông. Sức hút của hồn thơ Tế Hanh chính là sự “dung dị, hồn hậu”
và đặc biệt chân thành. Ông luôn chân thành với đời và chân thành trong thơ. Đối với ông, thơ
là cuộc đời và cuộc đời cất cánh bay vào trong thơ. Tế Hanh là nhà thơ theo đúng nghĩa của từ
này: cả đời cho thơ, cả đời vì thơ. Tế Hanh làm thơ là để giãi bày những cảm xúc thật nhất của
lịng mình trước cuộc đời, cho nên mọi cung bậc tình cảm của con người từ yêu ghét, vui buồn,
sướng khổ, nhớ thương tất thảy đều thành thơ. Tế Hanh trang trải lịng mình với cuộc đời nên
lại được nhận từ cuộc đời sự cảm thơng, chia sẻ, mến u và cả lịng ngưỡng mộ. Đó là lẽ cơng
bằng từ ngàn xưa vẫn thế. Nghiên cứu về “Thơ Tế Hanh: Hình tượng nghệ thuật, cấu tứ và
giọng điệu” người viết mong muốn nối những nhịp cầu để bạn đọc yêu thơ Tế Hanh có thể trở


về, có thể tìm đến như sự trở về nguồn cội tinh khiết và ngun sơ. Bởi dịng sơng ký ức trong

mỗi con người vẫn thao thiết chảy, như con sơng q trong thơ Tế Hanh ngàn năm cịn chảy
mãi.

2. Giới hạn đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nhà thơ Tế Hanh đã đi trọn con đường thơ của mình. Thế giới thơ Tế Hanh cũng được
nghiên cứu, khám phá ở những góc độ và phạm vi khác nhau. Do điều kiện bản thân cùng
lượng thời gian có hạn trong luận văn này chúng tơi chỉ tập trung tìm hiểu một số vấn đề
chủ yếu đó là: hình tượng, cấu tứ và giọng điệu trong thơ Tế Hanh. Để làm rõ điều này
chúng tôi liên hệ, so sánh với một số nhà thơ cùng thời như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan
Viên, từ đó chúng tơi hướng tới xác định một số đặc điểm nổi bật trong thơ Tế Hanh ở cả
phương diện nội dung, nghệ thuật và khẳng định những đóng góp của ơng cho nền văn học
nói chung và thơ ca Việt Nam hiện đại nói riêng.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài “Thơ Tế Hanh: Hình tượng nghệ thuật, cấu tứ
và giọng điệu” chúng tơi đi vào khảo sát trích dẫn các tập thơ sau:
* Thơ:
-

Hoa niên (1944)

-

Hoa mùa thi (1948)

-

Nhân dân một lịng (1953)

-


Lịng miền Nam (1956)

-

Gửi miền Bắc (1958)

-

Tiếng sóng (1960)

-

Hai nửa yêu thương (1963)

-

Khúc ca mới (1966)

-

Đi suốt bài ca (1970)

-

Theo nhịp tháng ngày (1974)

-

Giữa những ngày xuân (1977)


-

Con đường và dịng sơng (1980)

-

Bài ca sự sống (1985)

-

Tuyển tập Tế Hanh (2 tập), Nxb Văn hóa Hà Nội (1997)


-

Tuyển tập thơ, Nxb Văn học Hà Nội (1997)
* Tiểu luận:

-

Thơ và cuộc sống mới (1961)
Ngồi ra chúng tơi cũng tham khảo các sáng tác của các nhà thơ cùng thời như Xuân Diệu,

Huy Cận, Chế Lan Viên…để từ đó rút ra những nét riêng biệt ở thơ Tế Hanh.
2.3. Phương hướng nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, chúng tơi đọc, tham khảo tồn bộ tài liệu có liên quan,
các sáng tác của Tế Hanh…Trước khi đi vào phần trọng tâm của luận văn chúng tôi dành
một chương để điểm qua một vài nét tiêu biểu về cuộc đời, quá trình sáng tác và quan niệm
về thơ của Tế Hanh. Những vấn đề được trình bày trong chương này sẽ góp phần làm rõ

những đặc điểm nổi bật về hình tượng nghệ thuật, cấu tứ và giọng điệu trong thơ Tế Hanh.

3. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
3.1.

Phương pháp nghiên cứu hệ thống

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống để xác lập tính nhất quán trong
phong cách sáng tác của tác giả. Trước cũng như sau dù có sự biến đổi về chất ở mỗi giai
đoạn sáng tác nhưng cũng vẫn chỉ là một Tế Hanh với hồn thơ “tinh tế, trong trẻo” [40, tr.
13], “thiên về cảm xúc, nhạy cảm với niềm vui và nỗi buồn của cuộc đời” [40, tr. 225], đặc
biệt rất chân thật trong tình cảm. Điều này giúp cho thơ Tế Hanh ở lâu trong lòng bạn đọc
với những bài thơ còn lại mãi với thời gian.
3.2.

Phương pháp so sánh

Người viết sử dụng phương pháp so sánh để so sánh thơ Tế Hanh với một số nhà thơ
cùng thời như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên để thấy được bản sắc riêng trong thơ Tế
Hanh về mặt hình tượng, cấu tứ và giọng điệu. Phương pháp so sánh cũng được vận dụng để
đánh giá những chuyển biến về nội dung cũng như nghệ thuật trong thơ Tế Hanh ở mỗi
chặng đường sáng tác.
3.3.

Phương pháp phân tích - tổng hợp

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp để tiến hành phân tích một số bài thơ
hoặc đoạn thơ hay, tiêu biểu từ đó tổng hợp lại và đưa ra những nhận định chung.



4. Lịch sử vấn đề
Tế Hanh bước vào làng thơ khi Phong trào Thơ mới đã đến hồi cáo chung. Tuy là
“bông hoa nở muộn trên thi đàn” [35, tr. 1] nhưng Tế Hanh lại thành công ngay từ những
sáng tác đầu tay. Giải thưởng của Tự lực văn đoàn cho tập thơ Nghẹn ngào (1941) sau đổi
là Hoa Niên (1944) là một mốc son quan trọng trong đời thơ Tế Hanh. Từ đây ơng chính
thức gia nhập làng thơ và nhận được sự yêu mến, quan tâm của đông đảo bạn đọc, các nhà
văn, nhà thơ, các nhà nghiên cứu có tên tuổi. Nhất Linh trong bài “Nghẹn ngào của Tế
Hanh” báo Ngày nay, ngày 25-5-1940 đã dự cảm về tài thơ Tế Hanh: “Ông Tế Hanh rất
nhiều hứa hẹn trở nên một thi sĩ có tài; ơng có một linh hồn rất phong phú, có những rung
động rất sâu sắc và để diễn tả linh hồn ơng có đủ nghệ thuật và cách đặt câu, tìm chữ ” [40,
tr. 284]. Tế Hanh cũng lọt vào “con mắt xanh” của Hồi Thanh khi ơng trở thành một trong
46 nhà thơ được tuyển chọn trong Thi nhân Việt Nam. Hoài Thanh quả thật tinh đời khi
cho rằng:
Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh
sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều khơng hình sắc, khơng âm thanh
như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con
đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy
một cách mờ mờ, cái thế giới của những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật…vì
người sẵn có một tâm hồn tha thiết, đắm đuối và sự thành thực của thi nhân khơng thể ngờ
được [40, tr. 47].
Tuy chưa muốn nói nhiều về Tế Hanh bởi “Tế Hanh còn trẻ lắm và cũng mới bước vào
làng thơ, chưa có thể biết rõ những con đường người sẽ đi” [40, tr. 48] nhưng với khả năng
thẩm định tinh tế, xác đáng Hoài Thanh đã khai mở con đường đi vào thế giới thơ Tế Hanh.
Hơn 20 tập thơ xuất hiện ở những thời điểm khác nhau đều nhận được sự quan tâm của
đông đảo bạn đọc và giới nghiên cứu. Sau sự ra đời của mỗi tập thơ đều có các bài phê bình
cơng phu, kịp thời đưa ra những nhận định, đánh giá về thành công cũng như hạn chế cả về
nội dung lẫn nghệ thuật của từng tập thơ, đồng thời cũng chỉ ra vị trí của mỗi tập thơ trong
quá trình sáng tác của tác giả. Nhìn chung những ý kiến về mỗi tập tương đối thống nhất.
Khi Tế Hanh đã khẳng định được vị trí vững vàng trong nền thơ hiện đại Việt Nam cũng

như định hình được phong cách riêng, lại có những bài viết đánh giá lại chặng đường sáng
tác hoặc tập trung đi sâu vào những chủ đề đặc sắc trong thơ ông như: chủ đề quê hương,


chủ đề đấu tranh thống nhất đất nước. Nhìn chung những nhận xét, đánh giá này khá
thống nhất trong xu hướng khẳng định.
Nguyễn Đình trên báo Văn học, số 6, ngày 15- 4-1958 đã nhận thấy ở Gửi miền Bắc
“hình ảnh q hương, hình ảnh người u ln xuất hiện trong tập thơ… hình ảnh của con
người mới, hình ảnh của xã hội chủ nghĩa ở đây rõ nét hơn nhiều” [40, tr. 285, 288]. Đến
Tiếng sóng Lê Đình Kỵ trên Tạp chí Văn nghệ số 40, tháng 9-1960 nhận định “vùng biển
quê hương và những người dân chài ở đấy là chỗ dựa tốt, là nguồn cảm hứng trong sạch
cho Tế Hanh trước Cách mạng…Với Tiếng sóng Tế Hanh trở lại viết về vùng biển, về
những con người và sinh hoạt vùng biển” [40, tr. 292]. Như vậy, từ Hoa niên cho tới Tiếng
sóng có sự tiếp nối trong mạch cảm xúc về quê hương, về con người. Đỗ Hữu Tấn trong
Nghiên cứu Văn học số 1, 1961 cũng có những nhận xét tương tự: “Trong làng thơ Việt
Nam hiện nay có lẽ ít ai nói đến lịng u thương, sự gắn bó của mình đối với q hương đất
nước như Tế Hanh” [40, tr. 299]. ở Tiếng sóng hình ảnh quê hương đất nước, hình ảnh
những con người lao động miền biển trong trong lao động và chiến đấu trở nên “có màu sắc
khác hẳn, trong sáng hơn, đẹp đẽ hơn, đáng yêu, đáng mến hơn” [40, tr. 300]. Nhìn chung
các nhà nghiên cứu đều khẳng định Tiếng sóng là một thành cơng quan trọng của Tế Hanh,
mở ra triển vọng mới cho Tế Hanh. Với Tiếng sóng Tế Hanh đã vượt các tập thơ trước “về
tính tư tưởng của tác phẩm, về bề rộng và bề sâu của hiện thực được phản ánh cũng như về
trình độ trau chuốt của nghệ thuật” [40, tr. 312]. Chế Lan Viên trong Phê bình văn học
Nxb Văn học, H. 1962 cũng đưa ra nhận xét: “Với Gửi miền Bắc, Tế Hanh để lộ rõ khả
năng suy tưởng của thơ mình thì qua Tiếng sóng, Tế Hanh tiến thêm một bước trong lối
nhìn hiện thực…tế nhị, ngọt ngào như trước và hơn trước, Tế Hanh vẫn là Tế Hanh ngày cũ
lớn lên. Nhưng lại là Tế Hanh thực hơn, khoẻ hơn có suy nghĩ hơn” [40, tr. 55, 59]. Đến Hai
nửa yêu thương Tế Hanh vẫn giữ được “chất ngọt ngào, bình dị, nhẹ nhàng, dễ cảm nghĩa
là cái phong vị đặc biệt Tế Hanh” [40, tr. 314]. Đó là nhận xét của Nguyễn Đình trên Tạp
chí Văn học số 5, 1963. Cũng theo Nguyễn Đình, ở Hai nửa yêu thương bên cạnh những

chủ đề quen thuộc như chủ đề quê hương, chủ đề đấu tranh thống nhất đất nước, Tế Hanh
cịn tập trung xây dựng hình tượng những con người mới - con người xã hội chủ nghĩa. Mặc
dù vậy âm hưởng chủ đạo ở Hai nửa yêu thương vẫn là tình cảm thiết tha, cháy bỏng mà
Tế Hanh dành trọn cho quê hương. Đây là mạch thơ khởi thuỷ và cũng là mạch thơ chủ đạo
trong thơ Tế Hanh. Tuy nhiên, Nguyễn Đình cũng nhận thấy ở Hai nửa u thương “q
hương miền Nam khơng cịn bé bỏng mềm yếu nữa mà đã lớn mạnh không ngừng, tràn đầy


dũng khí” [40, tr. 320]. Thiếu Mai trong Tạp chí Tác phẩm mới, số 10, tháng 11 và 12,
1970 khẳng định “Lịng Tế Hanh ln ln hướng về Miền Nam…trong tâm hồn anh, nhớ
thương miền Nam thì vẫn thế, hơn thế” [40, tr. 358]. Nếu như ở các tập thơ trước đây quê
hương được dệt nên bằng nỗi nhớ gắn với kỷ niệm riêng của nhà thơ thì trong tập Đi suốt
bài ca Tế Hanh “ước mơ khao khát đem tình thơ của mình ca ngợi những con người ở miền
Nam bất khuất” [40, tr. 359]. Tuy có những hạn chế nhất định khó tránh khỏi nhưng ơng đã
khắc hoạ được một vài chân dung có đường nét “gọn và chắc như chị Câm, lá cờ” [40, tr.
359]. Về hình thức diễn đạt “Tế Hanh có nhiều tìm tịi, cố gắng khơng lặp lại mình hơn nữa
cố gắng tự vượt mình” [40, tr. 362]. Tuy nhiên những tìm tịi của nhà thơ “chưa tạo thành
những nét mới ổn định trong sự phát triển tất yếu của phong cách thơ Tế Hanh” [40, tr.
362]. Tế Hanh vẫn là nhà thơ “nắm bắt cái đẹp nhạy”, “lời thơ dào dạt cảm xúc” [40, tr.
357]. Anh Tố trên báo Văn nghệ số 337 ngày 1-1-1971 đưa ra những cảm nhận của mình
khi đọc Đi suốt bài ca: “Viết về miền Nam, Tế Hanh vẫn có giọng thơ tha thiết thủy chung,
đầy tin tưởng…hồn thơ của anh cũng ngày càng mặn mà, nhuần nhị hơn...Cái hay trong thơ
Tế Hanh là cái giàu xúc cảm chân thực, lời thơ trong trẻo, giản dị, giọng thơ đơn hậu,
khơng cao đạo, thơ giàu tình cảm” [40, tr. 364, 366]. Nhận xét về hồn thơ Tế Hanh, Hà
Minh Đức trong Nhà văn và tác phẩm, Nxb Văn học, H, 1971 cho rằng hồn thơ Tế Hanh
là “một tâm hồn thơ giàu cảm xúc và ở tâm hồn Tế Hanh về một phương diện khác vẫn có
một mạch tình cảm đáng quý - tình cảm với quê hương” [40, tr. 82]. Tế Hanh cũng đã ghi lại
trong thơ hình ảnh những con người trong kháng chiến với một tấm lịng chân tình, tha thiết,
ngợi ca. Tuy nhiên vì “thiếu chọn lọc và chưa chuyển được thành năng lượng thơ” [40, tr.
84] nên những bài thơ về chủ đề này chưa được dư luận chú ý vì nó rơi vào kể lể về con

người và sự việc. Hà Minh Đức cũng chỉ ra một vài kiểu cấu tứ thường gặp trong thơ Tế
Hanh. Có khi từ “một cảm xúc cụ thể, một hình ảnh quen thuộc, Tế Hanh bắt đầu triển khai
cấu tứ theo sự vận động tuần tự của cảm xúc…Trong quá trình vận động của cảm xúc, Tế
Hanh dựa vào hình ảnh để nâng đỡ, mở rộng cảm xúc theo những cung bậc và nhịp độ khác
nhau và bất ngờ dồn thắt lại nút cảm xúc bằng một cảm xúc sâu lắng hay một hình ảnh đẹp”
[40, tr. 89]. Cũng có khi Tế Hanh “lấy điểm xuất phát từ một vấn đề, một đối tượng cụ thể
để dẫn đến một suy nghĩ khái quát” [40, tr. 89]. Tế Hanh cũng có thơ viết về Bác, về Đảng,
về tình cảm riêng tư cảm động: tình cha con, vợ chồng…Và “tình cảm đã tạo nên sức mạnh
chủ yếu trong thơ Tế Hanh,…tình cảm trong thơ Tế Hanh có nhiều sắc thái, giọng điệu
nhưng có lẽ cái điệu cảm xúc trội hơn cả là điệu buồn” [40, tr. 92]. Đọc Câu chuyện quê


hương Hồi Anh trên Tạp chí Tác phẩm mới, số 35, tháng 3-1974 nhận thấy chất giọng
riêng trong thơ Tế Hanh: “Cái giọng dễ dễ mà rất khó…Nó trong sáng và chân chất, đi
thẳng vào lịng người, khơng uốn éo, khơng lên gân, khơng gị nặn. Thơ anh là tiếng nói của
trái tim” [40, tr. 370]. Phong Lan trên Tạp chí Tác phẩm mới, số 43- 44 tháng 11 và 12,
1974 cho rằng Tế Hanh là “nhà thơ tình cảm, tâm hồn nhân hậu, chân thành, dễ rung cảm
và hơi mơ màng” [40, tr. 377]. Phong Lan cũng nhận thấy “nỗi thương nhớ quê hương miền
Nam là một niềm thao thức lớn trong mọi tập thơ của Tế Hanh…Hình ảnh quê hương trong
thơ Tế Hanh bao giờ cũng đẹp và đầy trìu mến” [40, tr. 378]. Cũng đọc tập thơ Theo nhịp
tháng ngày Vũ Quần Phương trên báo Văn nghệ, số 533, ngày 15-3-1975 nhận xét ưu điểm
thơ Tế Hanh “là sự chân thật, là một sự giãi bày” [40, tr. 384]. Mã Giang Lân trên báo Văn
nghệ số 892 ngày 6-12-1980 nhận thấy “chất suy tưởng” vốn có trong thơ Tế Hanh và sở
trường của Tế Hanh là “giọng điệu tâm tình trong sáng, chân thật” [40, tr. 397], một số bài
thơ có “tứ thơ mang ý nghĩa triết học và âm điệu buồn là âm điệu thích hợp với Tế Hanh”
[40, tr. 398]. Hà Minh Đức trong Nhà văn Việt nam 1945-1975 tập II Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, 1983, nhận thấy trong thơ Tế Hanh “mạch thơ về quê
hương là đẹp và đằm thắm nhất”. Từ một miền quê chôn nhau cắt rốn “Tế Hanh trong
những chuyến đi vào cuộc sống, đã tìm thấy nhiều miền quê mới” [40, tr. 101]. Nhận xét về
tâm hồn và phong cách sáng tạo thơ của Tế Hanh, Hà Minh Đức cho rằng: “Tế Hanh là một

tâm hồn thơ giàu tình cảm, giọng tâm tình trong trẻo, sâu lắng, tạo được hiệu quả cao với
âm điệu buồn…Tứ thơ khơng cầu kỳ gị bó, khơng đưa những tư tưởng và triết lý có tính
chất luận đề vào làm nền cho tứ thơ. Tứ thơ của Tế Hanh thường được tạo nên bằng những
liên tưởng gần gũi hoặc tương phản giữa các hình ảnh cảm xúc trong cuộc sống” [40, tr.
108, 115]. Vũ Quần Phương trong Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, H,
1984 khẳng định với Tế Hanh “tâm tình là giọng điệu chung, thơ là sự giãi bày, tình cảm
chân thật, cách viết trong sáng là ưu điểm nổi bật ở Tế Hanh” [40, tr. 126, 128]. Mã Giang
Lân trong Lời giới thiệu Tuyển tập Tế Hanh, Nxb Văn học, 1987 nhận xét: “Tác giả đã
thành cơng khi nói về q hương, một làng chài lưới. Cái mạnh trong thơ anh là tình cảm,
là tâm trạng, là thủ thỉ tâm tình, tứ thơ không đột biến, vận động nhanh mà được bồi đắp
tiến triển theo mạch cảm xúc nâng dần bằng những chi tiết hình ảnh gần gũi trong cuộc
sống” [40, tr. 131, 158]. Trên báo Thể thao và Văn hoá, số 37, ngày 14- 09 -1991 Anh
Ngọc đưa ra nhận xét: “ở những bài thơ hay Tế Hanh đã thành công ở nghệ thuật cấu tứ và
lập ý, nhà thơ khéo đưa những quan sát tinh tế vào thơ mình. Tế Hanh là nhà thơ cho đến


cuối đời vẫn bảo tồn được chất riêng của mình qua mọi biến thiên của thời cuộc, khiến cho
dòng thơ ông, dẫu có lúc đầy lúc vơi, song không bao giờ đứt đoạn hay lạc dịng” [40, tr.
183,184]. Ngơ Qn Miện trên Tạp chí Văn hố nghệ thuật số 8-1994 nhận xét về hai nét
riêng trong thơ Tế Hanh đó là “chất suy tưởng vốn có và khả năng cảm nhận và truyền cảm
khá nhạy bén, tinh vi ” [40, tr. 185]. Vương Trí Nhàn trên báo Thể Thao và Văn hoá số 29
ngày 20- 07-1996 nhận định: “Tế Hanh là nhà thơ chuyên nghiệp, một cuộc đời sống trọn
vẹn với thơ. Thơ Tế Hanh có sức truyền cảm riêng, do cái vẻ hồn nhiên bột phát của
nó…giọng thơ thường từ tốn lưng chừng” [40, tr. 198]. Ngô Văn Phú trong Các nhà văn
được giải thưởng Hồ Chí Minh Nxb Hội nhà văn, H, 1997 cho rằng: “Tế Hanh là người
trọn đời sống cho thơ. Ơng có một giọng thơ riêng, tha thiết, đằm thắm, tinh tế…cảm nghĩ
chân thành hồn nhiên. Thơ ơng có vẻ giản dị, thậm chí có lúc dễ dãi, nhưng nhiều bài tính
triết lý lại rất cao” [40, tr. 199, 200]. Khi làm Tuyển tập Tế Hanh, tập II Nxb Văn học, H,
1997, Mã Giang Lân đưa ra nhận xét: “Cái tạng của Tế Hanh là giản dị, trong sáng, tinh tế
mà đậm tình đất nước” [39, tr. 5]. Hà Minh Đức trong Lời giới thiệu Tuyển tập Tế Hanh

Nxb Văn học, H, 1997, nhận định “đi suốt cuộc đời, tình yêu quê hương đất nước như một
cảm hứng lớn bao trùm thơ Tế Hanh…Và hình ảnh xúc động đi suốt nhiều tập thơ là hình
ảnh người mẹ…những bài thơ hay thường là những bài thơ buồn” [40, tr. 219, 220]. Võ Văn
Trực trong Những gương mặt nhà thơ Nxb Văn học, H, 1998, khẳng định “cái hay của Tế
Hanh là ở sự tự nhiên, giản dị, trong sáng” [40, tr. 247]. Phạm Văn Lam trên báo Người Hà
Nội, số 18, ngày 01- 05 -1999 nhận định trong thơ Tế Hanh có một “nỗi niềm da diết hướng
về miền Nam ruột thịt…với giọng thủ thỉ tâm tình” [40, tr. 260]. Mã Giang Lân trên Tạp chí
Tác phẩm mới, số 5, 1999 nhận xét: “Tế Hanh là người coi trọng hình ảnh và có ý thức xây
dựng một thế giới hình ảnh phong phú để biểu hiện thế giới cảm xúc đa dạng của tâm hồn
ơng. Đó là hình ảnh thực, khoẻ khoắn, dung dị và nồng đượm hơi thở của cuộc sống, sở
trưởng của Tế Hanh là ở sự sáng tạo những hình ảnh cụ thể gần gũi” [40, tr. 265]. Mai
Hương trong Văn học - một cách nhìn, Nxb Khoa học Xã hội, H, 1999 đã đưa ra nhận xét
giọng điệu chủ đạo quán xuyến trong thơ Tế Hanh là “giọng điệu tâm tình giãi bày, giọng
điệu nghẹn ngào day dứt suy tư cũng là giọng điệu phổ biến trong thơ ông” [40, tr. 275]. Mã
Giang Lân trong Thơ Tế Hanh những lời bình, Nxb Văn hố thơng tin, 2001, nhận định:
“Mạch khởi thủy và cịn chảy suốt đời thơ ơng là mạch thơ khoẻ khoắn, hồn hậu của đời
sống hiện thực…Tiếng vọng cuộc đời trong thơ Tế Hanh trước hết là tiếng vọng của quê
hương…Quê hương là nguồn mạch chính xuyên chảy dạt dào trong cả đời thơ ông và cũng


là mạch thơ Tế Hanh có những bài thơ hay nhất, thành công nhất ” [42, tr. 16, 31, 32]. Trên
Nghiên cứu Văn học số 6 -2005 Vũ Văn Sỹ cho rằng “cái tứ lớn nhất và bao trùm trong
thơ Tế Hanh vẫn là quê hương: quê hương trong xa cách và mòn mỏi, khắc khoải và hy
vọng” [61, tr. 60].
Qua các bài nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy từ những góc nhìn vấn đề khơng hồn
tồn giống nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều có chung một quan điểm; khẳng định tài
thơ, những đóng góp quan trọng của Tế Hanh cho nền thơ Việt Nam hiện đại. Về nguồn
cảm hứng sáng tạo, đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng quê hương chính là nguồn mạch
chủ đạo trong thơ Tế Hanh và ở nguồn mạch này Tế Hanh đã có những bài thơ rất thành
cơng. Về mặt giọng điệu, đa số các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, giọng tâm tình giãi bày

là giọng điệu chủ đạo trong thơ Tế Hanh và cốt lõi thơ Tế Hanh chính là ở sự chân thành
trong cảm xúc. Vấn đề cấu tứ cũng được các nhà nghiên cứu bàn tới. Tuy nhiên, chưa có
một cơng trình nào tập trung nghiên cứu kỹ các vấn đề trên. Tiếp thu theo hướng kế thừa và
phát huy thành quả của các cơng trình trước đó, chúng tơi tiếp tục đi sâu khám phá toàn diện
hơn, thấu đáo hơn ở một số phương diện trong thơ Tế Hanh như: hình tượng nghệ thuật,
cấu tứ và giọng điệu.

5. Đóng góp của luận văn
Tế Hanh là nhà thơ có một vị trí quan trọng trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, “cùng
với Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tố Hữu…Tế Hanh góp vào và tạo nên những đỉnh
cao trong Ngũ hành thơ ca Việt Nam hiện đại” [40, tr. 40]. Đã có nhiều bài viết và một số
cơng trình nghiên cứu thơ Tế Hanh. Chẳng hạn Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn của Mai
Thị Châu Pha (2003) đi sâu tìm hiểu “Đặc điểm nghệ thuật thơ Tế Hanh thời kỳ chống Mỹ”.
Tuy nhiên cơng trình này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu phương diện nghệ thuật trong
thơ Tế Hanh ở một giai đoạn sáng tác chứ chưa bao quát toàn bộ sự nghiệp thơ Tế Hanh.
Trên cơ sở tiếp nhận và phát huy những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước,
việc nghiên cứu về hình tượng nghệ thuật, cấu tứ và giọng điệu trong thơ Tế Hanh sẽ góp
phần khẳng định những đóng góp của Tế Hanh đối với nền thơ Việt Nam hiện đại ở cả hai
phương diện nội dung và nghệ thuật, từ đó đem đến một cái nhìn tương đối tồn diện về tài
năng nghệ thuật, phong cách sáng tác và cuộc hành trình sáng tạo không mệt mỏi của nhà
thơ.


6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cuộc đời, quá trình sáng tác và quan niệm về thơ
Chương 2. Hình tượng nghệ thuật trong thơ Tế Hanh
Chương 3. Cấu tứ và giọng điệu trong thơ Tế Hanh



CHƯƠNG 1: CUỘC ĐỜI, QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN
NIỆM VỀ THƠ

1.1. Cuộc đời
Ai cũng có một miền quê để thương để nhớ, ai cũng có một quê hương để từ đó ta lớn
lên thành người. Tế Hanh cũng có một miền q cho riêng mình. Đó là làng Đơng Yên, xã
Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1921, Tế Hanh cất tiếng khóc chào
đời trong một gia đình nhà nho. Thân sinh ơng là một nhà nho đã từng lều chõng đi thi
nhưng không đậu tú tài, đã từng tham gia phong trào Đông Du nhưng thất bại. Sau ông về
quê vừa làm nghề dạy chữ nho vừa làm nghề thầy thuốc. Thất bại về lý tưởng, cha Tế Hanh
chọn con đường tu thân, tích đức bằng nghiệp dạy người và cứu người. Tuy ơng ít nói về
mình, về cuộc đời hoạt động của mình nhưng Tế Hanh thì hiểu tâm trạng và sự buồn bực
của ơng - nỗi niềm bi phẫn của người cha “thất chí lỡ vận” thường ngâm hai câu ca dao buồn
như lệ ứa: “Chim quyên xuống đất ăn trùn (giun). Anh hùng lỡ vận lên nguồn đốt than”. Tuy
là một kẻ sĩ “sinh bất phùng thời” nhưng cha Tế Hanh vẫn đứng cao hơn thế đứng của một
anh “anh hùng lỡ vận” bằng nghiệp trồng người và cứu đời. Chính cuộc đời và cách sống
thanh sạch của người cha đã ảnh hưởng nhiều tới Tế Hanh. Mặc dù là nhà nho, đi dạy chữ
nho cho con em quanh làng, nhưng ông lại cho Tế Hanh đi học chữ quốc ngữ. Phải chăng
với tầm nhìn xa rộng và bằng cả những trải nghiệm của cuộc đời mình, ơng đã thấy trước
được sự cáo chung của nền Hán học đã từng làm ngọn đuốc soi đường cho biết bao thế hệ
nam nhi muốn trả “nợ tang bồng”. Biết đục, biết trong để mà lánh đục tìm trong, cha Tế
Hanh đã dẫn dắt con mình khơng theo lối mịn xưa cũ mà theo xu thế của thời đại. Cái nhìn
tân tiến trong một ơng đồ đã từng lăn lóc ở “cửa khổng sân trình” với bao phen “nấu sử sôi
kinh” thật đáng quý biết bao. Điều đó giúp ta hiểu vì sao sau này Tế Hanh đến với văn học
phương Tây và đi theo cách mạng lại dễ dàng nhanh chóng đến thế. Cho con đi học chữ
quốc ngữ, nhưng những bài thơ chữ Hán mà ông ngâm ngợi những lúc rỗi nhàn, những khi
vui buồn đã thấm sâu vào tâm hồn Tế Hanh lúc nào khơng hay, dù lúc đó Tế Hanh chẳng
hiểu gì. Nhưng sau này thì ơng hiểu như một chân lý: muốn làm thơ mới thì phải hiểu, phải
học vốn thơ ca của cha ông để lại. Như vậy từ một nhà nho sống theo đạo đức phong kiến,
từ những ngổn ngang dang dở của cuộc đời, từ những biến động của thời đại đã có những

đổi mới trong cách nghĩ, cách nhìn, trong lý tưởng một thời tưởng đã ăn sâu vào tiềm thức.


Những đổi thay ấy ông âm thầm trao gửi cho chính núm ruột của mình, như gửi một cánh
buồm mơ ước tới tương lai, để hôm nay và mai sau chúng ta có thi sĩ Tế Hanh. Sau này nhà
thơ có viết bài Một nỗi niềm xưa như một nén tâm hương dâng lên người cha đáng kính của
mình. Khác với cha, mẹ Tế Hanh ảnh hưởng tới cuộc đời ông theo một cách khác. Bà không
biết chữ, cũng không hiểu biết nhiều về văn chương nhưng bằng sự cương quyết, tảo tần,
tháo vát, bà đã tạo mọi điều kiện để Tế Hanh đến với thơ, yêu thơ, làm thơ và trở thành nhà
thơ như ngày nay. Với bản tính tằn tiện, lo toan, quán xuyến từ việc nhỏ đến việc lớn trong
gia đình, bà mẹ Tế Hanh đã chèo lái con thuyền gia đình vượt qua cơn sóng gió. Bà đã đem
lại niềm tin cho chồng sau những thất bại về công danh sự nghiệp. Bà đã một tay gây dựng
lại gia sản nhà chồng, đem lại tương lai cho các con. Chính sự hy sinh thầm lặng quên mình
của mẹ đã để lại trong Tế Hanh tình thương mẹ da diết, đằm sâu. Sau này ơng có những bài
thơ viết về mẹ thành thực và cảm động đến nao lòng như bài Chiếc rổ may, Bên mồ mẹ, Mẹ
mãi cịn…vv.
Tế Hanh thật may mắn khi có một người mẹ biết lo toan, thu vén, một người cha đã
dạy con bằng chính cuộc đời và cách sống của mình. Nhưng may mắn cho Tế Hanh hơn nữa
là ơng có một quê hương để lớn lên thành thi sĩ. Con sơng Trà Bồng xi chảy một dịng về
hướng đơng đã tự tách mình làm đơi ơm kín một vùng đất rồi lại hợp dịng xi về cửa biển.
Vùng đất cù lao ấy đã chứng kiến sự ra đời của một con người mang tên thi sĩ Tế Hanh.
Sinh ra và lớn lên giữa những người đánh cá, tuổi thơ Tế Hanh đã thấm đẫm cái vị mặn mịi
của gió biển, nắng biển, cái vị tanh nồng của cá biển và cả mùi thơm của cá khi nấu nướng.
Những đêm hè nằm ngủ ngồi hiên, nghe tiếng hị cất lên từ những chuyến đò dọc của
những người mang cá đi bán, Tế Hanh đã “ngủ trong tiếng hát, khi thức dậy vẫn cịn nghe
câu hị” [39, tr. 386]. Chính những câu hát như những điệu hị mái đẩy, mái nhì của xứ Huế
đã đem đến chất thơ cho tâm hồn Tế Hanh. Ngoài ra, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của một
miền quê yên ả với nước trong, trời xanh, cát trắng, những tấm lưới, những mái chèo, những
cánh buồm no gió cũng để lại những dấu ấn, những kỷ niệm mặn nồng không thể phai mờ
trong đời, trong thơ Tế Hanh. Năm 12 tuổi sau khi đậu Yếu lược Tế Hanh tiếp tục học ở

Trường tiểu học Bình Sơn, nơi có huyện lỵ và gần quê ngoại của nhà thơ. Đây là sự thay đổi
quan trọng đối với ông không những trong sự học hành, hiểu biết mà cả trong sự cảm thụ về
văn học và thơ ca. Cảnh vật quê ngoại với núi sông ăn khớp nhịp nhàng, đã tạo nên một bức
tranh sơn thủy hữu tình. Hơn nữa ở đây sự giao lưu với các nơi khác được rộng mở đã tạo
nên một huyện lỵ sầm uất vào loại nhất nhì của tỉnh Quảng Ngãi. Nhà bà ngoại Tế Hanh là


một gia đình bn bán giàu có ở Châu ổ, nhưng sau thì sa sút. Người cậu nghiện rượu và ăn
chơi đã góp phần vào sự phá sản của gia đình. Nhưng cũng chính cách sống tân thời, những
ngón đàn tài hoa và những khúc ngâm thơ chữ Nôm của cậu đã bồi dưỡng thêm cho sự hiểu
biết của nhà thơ. Ngồi ra cửa hàng sách của người dì với đủ loại sách, báo đông, tây, kim,
cổ…vv, sự tiếp xúc với những người thầy tân học cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự hiểu biết,
đến khuynh hướng cảm thụ thơ văn của Tế Hanh lúc ấy. Có thể nói quê hương bên nội đã
cho nhà thơ những cảm xúc ban đầu của cuộc đời thơ ấu thì quê hương bên ngoại đã nuôi
lớn những cảm xúc đầu tiên ấy. Quê hương đã ni dưỡng tâm hồn ơng bằng dịng sữa ngọt
ngào, chắt chiu từ hương đất, hương biển, từ mạch sống dào dạt tình đời, tình người của
những người dân biển cần lao. Sau này Tế Hanh đã trả ơn nghĩa ấy bằng những vần thơ bất
tử và nỗi nhớ quê hương suốt đời ông đeo mang.
Quảng Ngãi ơi! Nơi đã sinh ta
Đến tuổi 15 ở quê nhà
Từ ấy ta đi. Quê khắp xứ
Suốt đời quê mẹ vẫn không xa.
(Gửi Quảng Ngãi)
Mùa hè 1936 Tế Hanh thi đậu tiểu học và mùa thu năm ấy ông ra Huế học. Đây là một
bước ngoặt quan trọng trong đời Tế Hanh. Để lại sau lưng dịng sơng Trà Bồng thơ mộng
giữa những năm tháng đầy mộng mơ với những điệu hát và những bài thơ, Tế Hanh bước
vào cuộc đời rộng mở. Hành trang ông mang theo là một vùng ký ức lấp lánh những kỷ
niệm tuổi thơ, những hiểu biết về văn chương mà ơng đã tích lũy được từ cái làng chài vốn
đẹp như một bài thơ ấy. Đến với Huế mộng và thơ, với sông Hương, núi Ngự, Tế Hanh có
dịp tiếp xúc với bạn bè đồng học yêu văn chương, với khơng khí văn học lãng mạn thời đó.

Rồi sách báo văn chương bằng tiếng Pháp, đặc biệt là hình ảnh người con gái trong mối tình
đầu đẹp như một câu chuyện cổ tích đã làm cho trái tim trong trắng của nhà thơ lần đầu
ngân rung lên những giai điệu yêu thương. Tất cả những điều ấy đã tạo nên trong tâm hồn
Tế Hanh những bâng khuâng xao xuyến, những buồn vui lẫn lộn để ông cầm bút viết bài thơ
đầu tiên. Được sự “khuyến khích” của Thế Lữ, sự chỉ bảo tận tình của Huy Cận, Xuân Diệu,
Tế Hanh hăm hở gia nhập làng thơ. Nhưng cũng là lúc trên thi đàn, Thơ mới bước qua cái
thời cực thịnh phồn vinh nhất của nó để lụi tàn, càng về sau càng tiêu cực, chán chường. Là
người đi sau đến muộn nhưng Tế Hanh đã kịp tìm cho mình chỗ đứng trong Phong trào Thơ


mới bằng giải thưởng của Tự lực văn đoàn cho tập thơ đầu tay Nghẹn ngào sau đổi là Hoa
Niên. Tuy nhiên trước phút lâm chung từ vầng sáng của Thơ mới bắt đầu xuất hiện những
khoảng tối, khi thơ trở thành cứu cánh để ngợi ca khói thuốc và những trận say túy lúy.
Cuộc sống nhuốm màu tàn tạ, bế tắc, con người bơ vơ vì khơng tìm ra chí hướng “khơng
biết ngày mai đây mình sẽ làm gì, cuộc đời sẽ đưa mình tới đâu?” [39, tr. 212]. Bản thân Tế
Hanh cũng vậy, ơng cũng loay hoay tìm đường mà chỉ thấy toàn ngõ cụt. Hơn ai hết Tế
Hanh cảm thấy sâu xa nỗi bơ vơ, lạc lõng của người “đi trong cuộc đời mà thấy mình khơng
chút dính dáng gì với cuộc đời” [40, tr. 65]. Năm 1943 ông thi đậu tú tài triết học, học lên
nữa thì khơng đủ điều kiện mà cũng khơng muốn. Bỏ Hà Nội về Huế làm công chức, rồi đi
dạy học tư, ông làm tất cả để không phải sống cuộc sống của một nhà văn chuyên nghiệp.
Hình ảnh của một số nhà văn phóng đãng, trụy lạc hồi ấy làm ông sợ. Bên cạnh đó những
luồng gió văn nghệ tư sản phương Tây từ lãng mạn qua tượng trưng, siêu thực lâu dần đã
tiêm nhiễm vào tâm hồn Tế Hanh, khiến cho thơ ông càng sầu muộn, bế tắc và bắt đầu
nhuốm màu hư vô. Nhưng may mắn thay cho Tế Hanh, cho cả một thế hệ nhà thơ thời ấy,
bởi cách mạng đã kịp đến cuốn sạch mây mù mở ra một chân trời mới mẻ, tươi sáng. Hồi
tưởng lại quá khứ, Tế Hanh đã hiểu một cách sâu sắc rằng: “ở trong tơi, quả tình là cách
mạng đã sinh thành cho hai số kiếp: một kiếp người và một kiếp thơ” [39, tr. 213]. Từ đó Tế
Hanh đi theo cách mạng, đem tài năng nhiệt huyết để phục vụ cách mạng, và cách mạng
cũng mở ra một chân trời mới cho đời thơ Tế Hanh. Ơng đã có những vụ mùa bội thu với
nhiều hoa thơm, trái ngọt.

Sinh ra ở một vùng q mặn mịi gió biển, hương đất, hương đồng và tình người đơn
hậu đã hình thành nên ở Tế Hanh một bản tính hiền lành, chân thật bẩm sinh. Ông hiền lành
trong cách cư xử đời thường, ông hiền lành với cả những chuyện được - mất ở đời. Người
như ơng “có những lúc thiệt thịi nhưng lại có những may mắn niềm vui riêng” [53, tr. 5]. Tế
Hanh đã sống trọn cuộc đời mình nhưng vẫn giữ phong thái của người lữ khách đi ngang
qua cuộc đời. Ơng khơng chờ đợi niềm vui, cũng khơng từ chối nỗi buồn. Ông sống với
những vui buồn thật nhất của đời mình. Với Tế Hanh dù nắng hay mưa, dù êm đềm hay
giông tố, dù ngọt ngào hay cay đắng đều nhẹ nhõm trôi qua: “Nỗi vui nỗi khổ đều qua vội
vàng”. Phải chăng đó là bản lĩnh, là thế đứng của con người trong cuộc đời. Bởi vậy dù
cũng dở dang, cũng đớn đau, cũng chua cay mặn chát, đủ hết cho một kiếp nhân sinh nhưng
khi làm thơ ơng chỉ viết về những tấm lịng nhân hậu, về những yêu thương hơn là những
mất mát khổ đau. Đáng quý biết bao là tâm hồn Tế Hanh, từ những mất mát bất hạnh của


riêng mình ơng đã dâng tặng cho đời những vần thơ vụt sáng. Mang phong thái của người lữ
khách đi ngang qua cuộc đời nhưng Tế Hanh đã không sống cuộc đời của một khách trọ.
Không cuống quýt vồ vập như Xuân Diệu, không chán nản bế tắc như Chế Lan Viên, không
tuyệt vọng như Hàn Mặc Tử, Tế Hanh đến với cuộc đời bằng một tình yêu chậm rãi, nhưng
chắc chắn. Ông cứ đủng đỉnh mà đi, nhẩn nha mà làm, khơng q bị ràng buộc bởi những
chủ đích có sẵn, cũng khơng cần phải lên gân, lên cốt cố gắng. Vậy mà cái con người thật
thà đến tưởng như khờ khạo, ngơ ngác ấy đã từng kinh qua những chức vụ khác nhau. Khi
là ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn, lúc phụ trách công tác đối ngoại của Hội, có khi giữ
chức Chủ tịch Hội đồng dịch thuật, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam. Nhưng
điều đáng trân trọng là ông đã “dễ dàng thốt ra khỏi các ràng buộc đó để trở về vị trí một
người lao động có nghề, một nhà thơ lấy sáng tác làm lẽ tồn tại” [53, tr. 4]. Đối với thơ ca
cũng vậy, ông làm thơ như một bản năng tự nhiên, một nhu cầu tự thân: “Ơng như người đi
câu khơng bị thúc bách phải có cá để đổi gạo, ông cứ buông cần vậy, được thì được, khơng
được thì thơi” [40, tr. 499]. Chính cách đối nhân, xử thế này đã giúp cho Tế Hanh làm được
những việc mà người khác khơng làm được, có được những điều mà người khác mơ ước.
Không chỉ hiền lành trong cách sống Tế Hanh còn là người chân thật trong tình cảm và ít

giấu mình trên trang thơ. Có ai đó đã nói rằng mọi thứ đều tương đối cịn sự thật thì tuyệt
đối. Tế Hanh cũng vậy, ông yêu sự thật như cây xanh cần ánh sáng, như con người cần cơm
ăn, áo mặc hàng ngày. Bản tính chân thực là điểm mạnh của Tế Hanh cả ở ngồi đời lẫn
trong thơ. Nhờ có bản tính này mà ông nhận được sự cảm thông, độ lượng của bạn bè, đồng
nghiệp, của bạn đọc yêu thơ cho những lúc bất chợt tùy tiện, dễ dãi, gặp đâu hay đó như một
thiểu năng trong cá tính của nhà thơ. Ông đem tấm lòng thành thực để đối đãi với đời mà
không cần trang sức cầu kỳ hay tô vẽ màu mè. Cái đẹp chính là sự giản dị, Tế Hanh đã đạt
tới cái đẹp ở sự giản dị cả trong cuộc đời và trong nghệ thuật. Ơng có cách nói chuyện
khơng cuốn hút như Xn Diệu, khơng hào hứng như Huy Cận, không sắc sảo như Chế Lan
Viên nhưng người ta vẫn phải gặp ơng khi có điều gì khúc mắc. Những nhận xét được ông
đưa ra “bất chợt, nói kiểu nhát gừng nhưng thường đấy là những ý kiến độc đáo, tinh tế và
đáng ghi nhớ” [53, tr. 8]. Dường như đó là kết quả của người có “vốn học khá rộng, người
làm nghề nghiêm túc” [53, tr. 8]. Khơng chỉ hiền lành, chân thực, Tế Hanh cịn có một tâm
hồn nhân hậu giàu u thương. Ơng u con sông quê, thương người mẹ tảo tần, cảm phục
những con người “xây cái sống nơi đầu gành cuối bãi” mà chất thơ vẫn vút lên từ những
nhọc nhằn, lam lũ của kiếp người. Ông chia sẻ với bạn bè chuyện văn chương, chuyện thời


thế, có khi cả những ý nghĩ nảy sinh từ cuộc sống lẩn mẩn hàng ngày. Ơng trang trải lịng
mình với cuộc đời, chia sẻ buồn vui với những cảnh đời éo le ngang trái. Tình cảm cha con
là một trong những tình cảm thiêng liêng cao quý của con người, nhưng các nhà thơ xưa nay
thường viết nhiều về tình mẹ con. Tế Hanh có những bài thơ về tình cha con thật cảm động.
Ơng dõi theo từng bước đi, từng biến chuyển dù rất nhỏ ở con. Ông đau đáu trơng về trời
Nam nơi có giọt máu lưu lạc của mình. Nhưng éo le của cuộc đời, những nghịch cảnh của
số phận đã chia lìa tình chồng vợ, cha con. Bà Hà Phụng người vợ đầu của nhà thơ vì lâm
bệnh đã trở về nhà cha mẹ ở Đà Nẵng đề chữa trị. Tế Hanh được điều động làm cơng tác
văn nghệ tại Bình Định sau đó tập kết ra Bắc. Tình vợ chồng dang dở và xa nhau từ đó. Họ
xa nhau khi khơng biết rằng giữa họ một mầm sống đang hình thành. Sau này Tế Hanh viết
những dòng thơ đầm nước mắt.
Sinh con chưa biết mặt con

Con sinh gặp cảnh nước non cách vời
Lỡ làng một giọt máu rơi
Thân con bé bỏng cuộc đời mênh mông
Mấy năm đau khổ chiến tranh
Bao nhiêu nước mắt cũng đành lặng im
Cha vẫn giữ trong tim thắm đỏ
Tình thương yêu con nhỏ con ơi
Ngọn đèn khuya ánh sao trời
Chứng minh im lặng những lời của cha.
(1956)
Nỗi đau này Tế Hanh chơn chặt trong lịng chỉ gửi những nỗi niềm vấn vương, những
tâm sự mờ tỏ qua mỗi vần thơ. Sinh ra để yêu thương mọi người, nhân ái với cuộc đời, độ
lượng với số phận cho nên những dở dang, mất mát, đớn đau đều được ơng ghìm nén lại.
Khơng vật vã kêu than, khơng gào to khóc lớn, khơng tuyệt vọng chán chường, Tế Hanh
đón nhận những bất hạnh của cuộc đời dâu bể thật bình thản. Bởi ông hiểu rõ những khổ
đau hay vui sướng của kiếp người là có thật. Cho nên ơng tự an ủi mình, động viên cuộc đời
bằng cách sống lạc quan tin tưởng, bằng những vần thơ tươi sáng tin yêu. Chính cách sống,


cách nghĩ này đã giúp nhà thơ có đủ nghị lực để vượt qua những bất hạnh tiếp theo của cuộc
đời. Năm 1976 khi Tế Hanh mới 55 tuổi đôi mắt đẹp, sáng trong, nồng ấm tình người của
nhà thơ từ từ mờ dần rồi vĩnh viễn chìm vào đêm tối. Đây là qng thời gian khó khăn nhất
với ơng. Nhưng cũng chính từ khoảng tối này Tế Hanh đã có những vần thơ lấp lánh tình
người. Vẫn biết rằng ở đời, có được, có mất, có vui, có buồn, Tế Hanh hẳn rất thấm thía cái
triết lý được - mất ở đời. Ơng cũng khơng than trời, trách phận, kể khổ, kêu đau nhưng sao
vẫn thấy xót xa cho thân phận Tế Hanh. Kiếp người như Tế Hanh đâu có ít trn chun.
Cuối đời những tai ương lại giáng xuống cuộc đời ông. Năm 1999 trong buổi gặp gỡ với
những nhân chứng Trường Sơn, Tế Hanh vì quá xúc động đã bị đột qụy rồi nằm bất động
mười năm trời. Thân xác ơng cịn ở lại với cuộc đời, nhưng tâm hồn ơng thì đã chìm vào
giấc ngủ miên viễn của kiếp người im lặng. Những khổ đau của kiếp người ông gửi lại trần

gian. Bà Trần Thị Lâm Yến - vợ nhà thơ, dù đã ngoài tuổi 80 vẫn hàng ngày chăm sóc cho
chồng. Tình u lớn của bà đối với nhà thơ Tế Hanh được thể hiện trong từng cử chỉ nhỏ
nhặt. Bà lo cơm nước cho chồng, đút cho ông từng miếng cơm ngụm nước. Bà đồng hành
cùng sự nghiệp của chồng như một thư ký tận tuỵ trung thành. Bà sẻ chia với chồng những
niềm vui, nỗi buồn của cuộc đời. Bà là người vợ thủy chung son sắt, quên mình vì chồng
con. Tế Hanh biết ơn đời đã đem đến cho ông một người vợ tảo tần, hiền thảo. Tế Hanh
cũng biết ơn đời đã tạo nên một “cuộc kỳ ngộ” hiếm có giữa nhà thơ và anh Hải - một nông
dân yêu và thuộc nhiều thơ Tế Hanh đã tự nguyện đến chăm sóc cho ơng. Nghĩa cử cao đẹp
của anh Hải là một sự đền đáp xứng đáng cho những ân nghĩa mà Tế Hanh đã trang trải với
cuộc đời. Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên đã thành người thiên cổ, Tế Hanh giờ đây
cũng đã trút bỏ những đọa đầy của kiếp người dâu bể để trở về với “thế giới người hiền”.
Xin thắp một nén tâm hương để tưởng nhớ nhà thơ Tế Hanh - người vừa rời khỏi “cõi tạm”
để trở về với “sông nước của quê hương, sơng nước của tình thương”. Cả một đời tận tuỵ,
thanh cao, Tế Hanh đã có những cống hiến xuất sắc cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Tưởng nhớ và ghi nhận những đóng góp to lớn của nhà thơ đối với nền thi ca của dân tộc,
Giáo sư Vũ Khiêu đã chấp bút: “Trăm áng giai thi đều vì nước, Một đời phúc hậu để cho
con”. Quê hương Quảng Ngãi cũng tưởng nhớ và ghi công người con yêu của q nhà bằng
đơi dịng chữ: “Dân làng tơi ghi ơn Hai Phố, Dịng sơng Trà in bóng Tế Hanh”. Khát vọng
về một bản Trường ca Dung Quất - bản trường ca cuối cùng của cuộc đời thi sĩ đã khơng
trở thành hiện thực, nhưng món nợ ân nghĩa với quê hương Tế Hanh đã trả xong bằng
những bài thơ vĩnh cửu về dịng sơng q mình. Dịng sơng đã nuôi dưỡng, chở che và tắm


mát cả đời ơng. Thời gian vẫn trơi, dịng sơng vẫn thao thiết chảy, từ ngàn năm trước cho tới
mai sau. Dịng sơng thơ Tế Hanh vẫn mải miết trơi trong đó có những câu thơ, bài thơ đã
cập bến thời gian. Tế Hanh đã hóa thân vĩnh viễn vào dịng sơng để trường cửu.

1.2. Q trình sáng tác
1.2.1. Trước 1945
Cùng với Bức tranh quê của nữ sĩ Anh Thơ, Nghẹn ngào của Tế Hanh đã đạt giải

khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Đây là một vinh hạnh lớn cho nhà thơ bởi giải thưởng
của Tự lực văn đoàn là một giải thưởng lớn có uy tín lúc đó. Nhất Linh đã viết lời khen tặng
và đánh giá khá cao tố chất thi sĩ ở Tế Hanh: “Nghẹn ngào là thơ của một người có tấm lịng
giàu, dễ rung động trước mn nghìn cảnh, hoặc tầm thường hoặc éo le ở đời…Đặc biệt
nhất trong tập thơ có hai bài Quê hương và Những ngày nghỉ học, có thể gọi là hai bài
thơ hay của thi ca Việt Nam và hai bài đó đủ định giá trị của nhà thơ Tế Hanh” [40, tr.
283]. Tác giả Thi Nhân Việt Nam cũng đưa ra những nhận định xác đáng khi ông khẳng
định cốt lõi của hồn thơ Tế Hanh là sự “tinh tế, chân thành, tha thiết”. Như vậy ngay từ tập
thơ đầu tay, tài thơ Tế Hanh đã được khẳng định. Với những thành công ban đầu ấy, Tế
Hanh háo hức bước vào cuộc đời rộng mở. Nhưng khi ông gia nhập làng thơ thì Thơ mới đã
bước qua giai đoạn huy hồng của nó để lụi tàn. Cái Tơi trong Thơ mới khơng cịn vẻ bỡ
ngỡ, e ấp buổi đầu mà “bộc lộ hết cá tính, góc cạnh cực đoan” [40, tr. 207]. Mỗi nhà thơ là
một ốc đảo cô đơn với những vui buồn, thương đau tách biệt hẳn với cuộc sống bên ngoài.
Sự chết yểu của cái Tôi cá nhân trong Thơ mới, một mặt tố cáo cái xã hội kim tiền ô trọc đã
chặt cánh những ước mơ, chối từ khát vọng chính đáng của con người. Mặt khác nó cho
thấy khía cạnh tiêu cực khi cái Tôi bị đẩy lên tới mức cực đoan. Trốn vào “tháp ngà” xa rời
nhân dân, xa rời cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng, cái Tôi trở nên bơ vơ, lạc lõng
và ngày càng bế tắc. Lối thoát hiểm duy nhất cho các nhà thơ là thoát ly khỏi đời sống hiện
thực: Thế Lữ ôm giấc mộng bồng lai, Huy Cận nhập vào vũ trụ trăng sao với mối sầu thiên
cổ, Xuân Diệu lấy tình yêu làm cứu cánh, Chế Lan Viên khóc than cho một nước Chàm quá
vãng, Hoàng Chương, Đinh Hùng nổi loạn bằng những vần thơ ngợi ca khói thuốc và men
rượu. Mn nẻo đường thoát ly nhưng cuối cùng các nhà thơ đều gặp nhau ở biển sầu, ở đại
dương cô đơn. Không “ảo não” trong nỗi buồn như Huy Cận, không mê man trong tình u
như Xn Diệu, khơng trốn vào q khứ như Chế Lan Viên, Tế Hanh tìm về “neo lịng mình
trong đời thực, nơi làng quê gốc rễ của mình” [40, tr. 16]. Chính tấm lịng gắn bó với q


hương đã giúp cho nhà thơ thoát ra khỏi những bế tắc, chán nản của văn chương lãng mạn
đương thời. Khơng than khóc tuyệt vọng, khơng tìm qn trong khói thuốc, hơi men, Tế
Hanh chủ động yêu thương mọi người, mở lịng mình với cuộc đời và người đọc cũng mở

lịng đón nhận ơng. Với “cách viết giản dị, cách nhìn cuộc đời trong trẻo” [40, tr. 16], cùng
với một tình cảm đằm thắm, thuần hậu ơng đã lưu giữ trong trí nhớ người đọc những ấn
tượng thi vị về một vùng q mặn mịi gió biển. Vẻ đẹp của một làng chài lưới với những
con người rắn rỏi, hồn hậu được tác giả miêu tả thật tự nhiên, bình dị qua cái nhìn đầy trìu
mến thương yêu, đầy sự cảm thơng chia sẻ. Ơng u cái mùi “nồng mặn” của làng chài ven
biển, ông thương mến những con người tảo tần, lam lũ. Ơng hóa thân vào con đường quê để
đem yêu thương đi về mọi ngả, ông chia sẻ với những cảnh đời bất hạnh, phấp phỏng với
nỗi lo mất mùa của người nông dân. Tế Hanh cũng tìm về với những tình cảm thiêng liêng
của con người. Hình ảnh người mẹ già một đời tằn tiện, lo toan “Đắp từng miếng vá ấm con
thơ”, hình ảnh người cha “thất chí lỡ vận” với nỗi buồn u uất hiện lên thật cảm động qua cái
nhìn thấu hiểu, chia sẻ của người con. Tế Hanh quả đã tìm được mạch sống trong sức sống
bền vững ngàn đời từ đất làng sâu thẳm. Đất quê, tình quê, hồn quê đã giúp nhà thơ nói
được lời của gió, của hương, của đất, của tình người sâu đậm như muối mặn gừng cay. Tuy
nhiên, dù có đến chậm hơn so với các bậc đàn anh như Thế Lữ, Xuân Diệu, dù không sa lầy
vào những đau thương, bế tắc của Thơ mới thời đó nhưng Tế Hanh cũng “khơng tránh được
những tác động của thời cuộc và văn học nghệ thuật một thời” [40, tr. 18]. Rất dễ dàng tìm
thấy trong Hoa niên những nỗi buồn phảng phất trong cảnh, trong tình. Đó cũng là điều dễ
hiểu bởi cả một đội ngũ những nhà thơ khi ấy đều mang “gia tài đồ sộ của hàng triệu nỗi
buồn…nghìn triệu tiếng khóc, cơn mưa” [40, tr. 17]. ở Tế Hanh dẫu có buồn thì đó là một
nỗi buồn trong sáng, thanh sạch, cảm thơng và đầy lo âu trước những biến động của cuộc
đời. Nó khác hẳn với “nỗi đau đã kết tụ thành triết lý, thành tín ngưỡng để cầu mong giải
thốt như những cảm xúc suy tưởng trong Kinh cầu tự, và trong Vàng sao” [35, tr. 9]. Đó là
nỗi buồn khi mùa màng thất bát, làng quê vắng lặng tủi buồn, nỗi xót xa cho những con tàu
“Ngàn đời khơng đủ sức đi mau”, nỗi đau tiễn biệt trên những sân ga. Đó cịn là nỗi buồn
của một tâm hồn đa sầu, đa cảm đã “sớm nhận ra sự tàn phá thầm lặng của thời gian ngay ở
những lúc tưởng như thời gian đang bồi đắp, vun trồng” [40, tr. 209]. Trở lại Vườn cũ,
Trường xưa, nhà thơ khơng khỏi xót xa, đau đớn trước sự tàn tạ của cảnh vật.
Hơn bốn năm trời trở lại đây
Trường ơi! sao giống tấm thân này?



Mái hư, vách lở buồn xơ xác
Tim héo, hồn đau tủi đọa đầy.
(Trường xưa)
So với các nhà thơ mới khác nỗi buồn trong thơ Tế Hanh chưa tới mức rên xiết, tuyệt
vọng. Ông như người làm xiếc đi trên dây vẫn giữ được thế thăng bằng không để rơi vào cái hố
cực đoan, chán chường như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng. Tuy nhiên bao trùm Hoa Niên vẫn
là một nỗi buồn lặng, buồn mờ, nhưng buồn lâu. Nỗi buồn trong thơ Tế Hanh bắt nguồn từ một
cuộc sống bế tắc, quẩn quanh, khơng thối thốt nhưng cũng bộc lộ “một tâm hồn yếu đuối dễ
thương vay, dễ lụy buồn” [40, tr. 82].
Là thi sĩ có tâm hồn đa cảm, đắm đuối, Tế Hanh cũng tìm đến với tình yêu theo qui
luật của tuổi trẻ. Đối với thơ ca lãng mạn tình u trở thành lối thốt cho nhiều nhà thơ.
Xn Diệu coi tình yêu là “nguồn cảm hứng duy nhất, là lẽ sống duy nhất và cao cả nhất ở
đời” [16, tr. 562]. Là người “đi sâu nhất vào thế giới của yêu đương” và “đã đưa thơ tình yêu
lên ngôi trong tiếng tung hô của tuổi trẻ ” [35, tr. 9], nhưng trong lối thoát này thi sĩ vẫn
cảm thấy đầy bất trắc. Cái Tôi vốn đã mong manh, yếu đuối nên càng sợ sự đổi thay. Bởi
vậy trong tình u dù có cả anh và em thì nhà thơ vẫn cứ cô đơn.
Dầu tin tưởng: chung một đời, một mộng
Em là em, anh vẫn cứ là anh
Có thể nào qua Vạn lý Trường Thành
Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật.
(Xa cách)
Vũ Hồng Chương cũng ơm giấc mộng tình 10 năm, người yêu đi lấy chồng, thi sĩ chỉ
cịn biết “khóc than thảm thiết bên bàn đèn và chén rượu” [16, tr. 562]. Hàn Mặc Tử “đưa
thơ tình vào cõi thiêng của tôn giáo và những mộng ảo chập chờn giữa lý trí và những
huyễn tưởng, ảo giác” [35, tr. 19]. Nguyễn Bính góp vào “một tiếng nói tình u trong trẻo
của đồng q nhưng khơng kém phần éo le của bao duyên phận lỡ làng” [35, tr. 9]. Cịn Tế
Hanh chàng thi sĩ có đơi mắt đẹp lạ thường đã đem đến những cảm xúc, những rung động
mới mẻ của trái tim lần đầu biết yêu. Cũng thương, nhớ, giận, hờn như bao nhiêu kẻ khác
nhưng nỗi nhớ trong thơ Tế Hanh không phải là nỗi nhớ của hai người yêu nhau đang

hướng về nhau, cũng không phải là nỗi nhớ của hai người yêu nhau mà chẳng đến được với


×