Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của phạm hổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.22 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
________________________________

NGÔ ĐÌNH VÂN NHI

ĐẶC ĐIỂM
TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI
CỦA PHẠM HỔ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2008


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi chân thành cảm ơn các thầy cơ và cán bộ của Phịng Khoa học cơng nghệ
và Sau Đại Học trường Đại học Sư Phạm TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học.
Tơi xin gửi lời cảm ơn các cán bộ của Thư viện trường Đại học Sư Phạm TPHCM, thư
viện tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ tận tình cho tơi trong việc tìm kiếm tư liệu nghiên cứu để
hồn thành tốt luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả q thầy cơ đã nhiệt tình giảng dạy khóa 16 chun
ngành Văn học Việt Nam.
Tơi cũng hết lịng biết ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình và bạn bè. Đó chính là
nguồn động viên tinh thần rất lớn để tơi theo đuổi và hồn thành luận văn này.


Đặc biệt, tôi vô cùng tri ân sự hướng dẫn tận tình và theo dõi sát sao đầy tinh thần trách
nhiệm cùng lòng thương mến của Tiến sỹ Nguyễn Thị Hồng Hà trong suốt q trình tơi
thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tơi muốn gởi lời cảm ơn đến tồn bộ quý thầy cô của khoa Ngữ Văn trường
Đại học Sư Phạm TPHCM, những người có vai trị rất lớn trong suốt q trình tơi theo
học tại trường.
Tơi xin chân thành cảm ơn.


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Văn học thiếu nhi từ lâu đã trở thành “một bộ phận có vị trí đặc biệt trong mỗi nền văn học dân
tộc” [48, tr.7]. Nó được xem là hành trang quan trọng cho trẻ em trên suốt đường đời, bởi lẽ những gì lưu
giữ trong thời niên thiếu rất khó phai mờ. Véra C.Barclay - một nữ trưởng hướng đạo, chuyên ngành về
Sói con - trong lúc nghiên cứu phương pháp hướng đạo để giúp hình thành tính cách cho trẻ lứa tuổi 8-12,
đã kết luận một số điều có liên quan đến văn học cho thiếu nhi như sau: “Trong trái tim mỗi trẻ em đều có
cái mà ta gọi là bản năng về sự huyền diệu và sự kì lạ… Chính là trong khi nghe chuyện mà em nhỏ giải
được cơn khát cái huyền diệu, bởi vì, nhờ câu chuyện ấy, em có thể ngao du trong thế giới của truyền
thuyết và hút đầy bầu phổi khơng khí phấn khởi của nó” [80, tr.47]. Cũng theo Véra C.Barclay, những câu
chuyện mà trẻ em được đọc, được nghe kể từ thuở nhỏ là thức ăn tưởng tượng: “em nhỏ, khi nghe một câu
chuyện, sẽ hấp thu những ý nghĩ và tích tụ chúng trong trí nhớ, một ngày mưa nào đó, chúng quay trở lại
làm cho vui lên và tô màu sắc cho cuộc sống âm u, cho tới khi lại có một câu chuyện khác, đến lượt nó,
chiếu cái chùm ánh sáng của nó với một sắc thái khác nữa vào cái cảnh bé nhỏ âm u của lí trí em nhỏ”
[80, tr.48]. Thực tế, không ai không thừa nhận vai trò của văn học thiếu nhi đối với việc bồi dưỡng tâm
hồn, cao hơn là xây dựng nhân cách cho các thế hệ trẻ thơ. Khơng ít người trưởng thành đã khẳng định:
những cuốn sách quan trọng nhất đời ta chính là những cuốn đọc từ thời thơ ấu. Mikhain Ilin - nhà văn
Nga chuyên viết truyện khoa học cho thiếu nhi - từng thổ lộ tâm sự: “Trước khi kể chuyện tôi bắt đầu viết
văn như thế nào, tôi muốn kể cho các bạn biết tôi đã bắt đầu đọc sách như thế nào” [53, tr.50] . Còn
Assen Bossev - nhà văn Bugari, tác giả của 60 tập truyện ngắn và thơ viết cho thiếu nhi - khẳng định:

“Những cuốn sách hay đều là người bạn đường vĩnh viễn của tuổi nhỏ; chính chúng cho trẻ con đơi cánh
để bay lên mà chinh phục cuộc sống” [4, tr.47 ]. Và chúng ta hãy xem ý nghĩa lớn lao của việc nghe thầy
đọc thơ đối với tâm hồn, trí tưởng tượng và tình cảm của một chú bé 9 tuổi người Việt Nam:
“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát nụ cười
Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra”.


( Nghe thầy đọc thơ - Trần Đăng Khoa)
Có thể thấy những vần thơ người thầy đọc đã tác động sâu sắc và mãnh liệt đến thế giới tâm hồn
tuổi nhỏ của Trần Đăng Khoa - “thần đồng thơ ca”, “là hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam nói
chung, văn học thiếu nhi nói riêng” [48, tr.175]. Những vần thơ đã làm sống dậy một không gian tràn
ngập âm thanh, màu sắc của thiên nhiên, cuộc sống thường ngày, khơi gợi lên kí ức về một miền sâu thẳm
của những câu chuyện cổ và thế giới tình người tha thiết. Rõ ràng, văn học dành cho thiếu nhi là một bộ
phận quan trọng, không thể thiếu đối với hành trình đầu đời của bất cứ một người nào. Bởi vậy, cịn trẻ
em thì vẫn cịn cần văn học dành cho thiếu nhi, và cịn rất cần những cơng trình nghiên cứu về bộ phận
văn học ấy. Đó chính là lí do thứ nhất khi chúng tơi quyết định lựa chọn mảng văn học thiếu nhi Việt Nam
làm đề tài nghiên cứu.
Trong bài viết Phác thảo 50 năm văn học thiếu nhi [71, tr.11-16], Vân Thanh - một người có bề
dày nghiên cứu văn học trẻ em - đã gọi tên một số cây đa cây đề trong sự nghiệp sáng tác cho thiếu nhi
Việt Nam: Tơ Hồi, Nguyễn Huy Tưởng, Võ Quảng, Phạm Hổ. Nhà nghiên cứu ấy viết bài trên vào tháng
9 năm 1995. Tính đến hơm nay, việc xác định những gương mặt tiêu biểu của văn học thiếu nhi như thế đã
có thêm 13 năm kiểm nghiệm tính chính xác. Dẫu rằng từ bấy đến nay, bộ phận văn học thiếu nhi đã có
thêm nhiều cây bút mới. Hơn nữa, văn học dành cho thiếu nhi cũng đã trải qua khá nhiều những thăng
trầm, thử thách, nhất là trong thời kì hiện đại, nó dễ bị lãng quên bởi trẻ em đang bị hút vào những thú vui

văn hóa mới. Tuy nhiên, những sáng tác của các nhà văn như: Tơ Hồi, Nguyễn Huy Tưởng, Võ Quảng
và Phạm Hổ vẫn để lại khơng ít ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của bạn đọc thiếu nhi. Chúng tôi cho rằng
việc đánh giá, ghi nhận lại vị trí của những cây bút tâm huyết dành cho nền văn học thiếu nhi nước nhà là
việc làm cần thiết, trong đó khơng thể khơng kể đến một gương mặt quen thuộc mà thiếu nhi Việt Nam rất
mến yêu: Phạm Hổ.
Sinh thời, Phạm Hổ thường hay nói đến một khát vọng giản dị nhưng mãnh liệt của mình là được
làm bạn với trẻ con. Ông đã sáng tác trên cả ba địa hạt: thơ, văn xuôi, kịch và để lại một sự nghiệp văn
học dành cho trẻ em khá dày dặn. Nhiều nhà nghiên cứu đã tỏ ra rất chú trọng đến bộ phận thơ ca viết cho
thiếu nhi của Phạm Hổ. Tuy nhiên, gia tài văn chương của Phạm Hổ khơng chỉ có thơ, mảng truyện viết
cho thiếu nhi của ông cũng cần được nghiên cứu kĩ càng. Có như vậy, chúng ta mới đánh giá được hết
những đóng góp của Phạm Hổ đối với nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại.
Ngoài ra, người viết cũng ghi nhận một yêu cầu xuất phát từ thực tiễn: nền văn học hiện đại Việt
Nam dành cho thiếu nhi không chỉ đứng trước cuộc thử thách cạnh tranh với những “thú vui” đa dạng
khác của thời buổi công nghệ như internet, điện thoại di động mà còn “bất lực” trước sự xâm chiếm của
những tác phẩm văn học thiếu nhi nước ngoài. Một thực tế buộc nhiều nhà văn Việt Nam phải suy nghĩ:
truyện tranh nước ngoài đang là sản phẩm văn hóa được nhiều bạn nhỏ lựa chọn hoặc mảng truyện chữ


trong nước dẫu từng được đánh giá là có truyền thống mạnh mẽ, nay cũng đang nhường thị trường cho các
tác phẩm nước ngoài. Hiện tượng thiếu nhi Việt Nam say sưa Đôrêmon trước kia và Harry Potter gần đây
là những ví dụ điển hình. Trong cuộc hội thảo “Văn học thiếu nhi thời hiện đại” do hội nhà văn TPHCM
tổ chức vào ngày 28/10/2005, nhiều cây bút thừa nhận văn học thiếu nhi trong nước đang rơi vào thời kì
suy thối. Các nhà văn có tâm huyết đã bàn luận phương cách tháo gỡ nhưng kết thúc hội thảo, kết luận
chỉ có thể là trơng chờ sự thay đổi. Nhà văn Trần Hoài Dương - một người dành cả cuộc đời gắn bó với
cơng việc sáng tác văn học cho trẻ em - nhận xét về tình hình phát triển văn học thiếu nhi Việt Nam như
sau: “Đội ngũ sáng tác trên diện rộng, đông đảo. Tuy nhiên, những tác giả có cá tính, bản sắc riêng thì
hiếm. Người viết trẻ lại khơng có ý định theo đuổi đến cùng con đường viết văn cho thiếu nhi. Lớp trẻ
chưa đột biến, lớp già như tơi thì gần hết vốn, mệt mỏi và khó bắt kịp đời sống hiện đại. Phải thừa nhận là
chúng ta có một nền văn học thiếu nhi, nhưng suốt mấy chục năm nay, nó vẫn cịn mang nhiều tính mơ
phạm, giáo điều. Đúng, tốt đẹp, tính giáo dục cao nhưng lại thiếu những điều cơ bản: chất kì diệu, yếu tố

mơ mộng, bay bổng, tưởng tượng phong phú… những thứ mà trẻ con rất cần”. Có thể thấy rằng: việc đáp
ứng nhu cầu đọc văn Việt Nam của thiếu nhi Việt Nam đang được đặt ra khá bức thiết. Và tất nhiên, cùng
với nó là hàng loạt những vấn đề xoay quanh việc nhà văn phải viết thế nào để lôi cuốn những độc giả nhỏ
tuổi. Chúng tôi nghĩ rằng, việc nghiên cứu sáng tác của những cây bút tiêu biểu viết cho thiếu nhi cũng là
một trong những cách góp phần tìm kiếm một hướng đi hiệu quả cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện
nay.
Với tất cả những suy nghĩ trên cộng thêm niềm yêu quý Phạm Hổ - một người đã từng gieo vào
tâm hồn bé thơ của người viết những rung động cảm xúc khó phai mờ - người viết quyết định chọn đề tài
luận văn là: Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nhìn trên bình diện sâu, các cơng trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi nước ta khơng phải ít và
cũng khơng ít các nhà nghiên cứu dành phần lớn tâm huyết, thời gian của đời mình cho cơng việc phê
bình những sáng tác dành cho thiếu nhi Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta buộc phải so sánh và thừa nhận
rằng độ chênh lệch giữa đầu tư nghiên cứu bộ phận văn học thiếu nhi so với việc nghiên cứu những tác
giả, tác phẩm viết cho người lớn là quá lớn. Năm 2002, Hội đồng văn học thiếu nhi kết hợp với nhà xuất
bản Từ điển bách khoa Hà Nội nuôi ý định làm một bộ Bách Khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam gồm 4
tập:
Tập một: Tổng quan về văn học thiếu nhi Việt Nam.
Tập hai: Thơ ca văn học thiếu nhi Việt Nam (tuyển).
Tập ba: Văn xuôi văn học thiếu nhi Việt Nam (tuyển).
Tập bốn: Từ điển tác giả văn học thiếu nhi Việt Nam.


Dự định tốt đẹp ấy đến hôm nay đã đem đến cho ngành nghiên cứu văn học một thành quả đẹp. Đó
là sự ra đời tập một của bộ bách khoa thư văn học thiếu nhi với gần 500 trang giấy in. Đây được xem là
cơng trình nghiên cứu về văn học trẻ em dày dặn nhất ở nước ta hiện nay.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho mảng nghiên cứu văn học thiếu nhi thiếu bề rộng lẫn bề sâu so
với các bộ phận nghiên cứu văn học khác. Nhưng có lẽ lí do lớn nhất là thiếu độc giả của phê bình văn học
thiếu nhi. Thực tế trên dẫn đến hệ quả là khu vực nghiên cứu văn học thiếu nhi cịn rất nhiều khoảng
trống.

Từ tình hình chung đó, dẫu được đánh giá là cây bút tiêu biểu của nền văn học thiếu nhi Việt Nam,
Phạm Hổ và các sáng tác của ông cũng chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Nhiều bài viết và cơng
trình nghiên cứu tập trung vào mảng thơ ca của Phạm Hổ: Phạm Hổ và tuổi thơ của Vân Thanh (Bách
khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội, trang 269), Người ở xứ thần tiên
của Trần Đăng Khoa (Tuyển tập Phạm Hổ, NXB Văn học, trang 3), Thiên nhiên trong thơ viết cho thiếu
nhi của Phạm Hổ của Phạm Phương Liên (internet), Phạm Hổ thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng của Lê Nhật
Ký (Thông báo khoa học, Đại học Quy Nhơn, số 31)… Trong khi đó, mảng truyện viết cho thiếu nhi của
Phạm Hổ chưa được quan tâm thỏa đáng.
Ngay trong các giáo trình giảng dạy cho sinh viên như Văn học thiếu nhi Việt Nam (PTS Trần Đức
Ngôn chủ biên, Trường ĐHSP HN I, 1995), phần viết về Phạm Hổ khoảng 8 trang thì có đến 6 trang viết
về thơ, phần truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ chỉ được đánh giá trên diện rộng, bề mặt. Tuy nhiên,
chúng tôi vẫn ghi nhận một số nhận xét để làm cơ sở cho việc nghiên cứu của mình: “Mỗi câu chuyện của
Phạm Hổ là sự tích một lồi cây hoa, quả. Ơng giới thiệu cho các em những đặc điểm bề ngồi, tính chất,
tác dụng của chúng và thái độ của con người đối với chúng. Ơng giải thích nguồn gốc xuất hiện của
chúng và lí do những cái tên chúng mang” [60, tr.72]. Quan trọng hơn, người biên soạn sách đã đề cập
đến bề sâu và ý nghĩa của những câu chuyện mà Phạm Hổ viết: “Sự tích hoa quả bao giờ cũng được gắn
với một phương diện nào đó trong cuộc sống con người, hoặc gắn với những số phận con người có thực.
Qua những câu chuyện cảm động ấy, nhà văn đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người, hướng
các em tới tình yêu thương nhằm giảm đi những điều xấu, điều ác” [60, tr.73].
Đến năm 2003, Giáo trình văn học trẻ em của Lã Thị Bắc Lý đã được nhà xuất bản Đại học Sư
Phạm Hà Nội ấn hành để phục vụ cho sinh viên các khoa Giáo dục mầm non, Giáo dục đặc biệt. Đây được
xem là một cơng trình nghiên cứu khá chuẩn, cung cấp những kiến thức cơ bản về nền văn học thiếu nhi
Việt Nam và giới thiệu thêm những tinh hoa văn học trẻ em của nước ngoài. Đọc chương giới thiệu một
số tác giả Việt Nam tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy người nghiên cứu đã thể hiện rõ công phu để nắm bắt
được đặc điểm, giá trị nổi bật trong những sáng tác của Võ Quảng, Tơ Hồi từ mảng thơ ca đến văn xuôi,
từ nội dung đến nghệ thuật… Riêng với Phạm Hổ, nhà nghiên cứu cũng quan tâm nhiều hơn đến mảng thơ


ca, từ khảo sát Nội dung chủ đạo trong thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ đến tìm hiểu Đặc sắc về nghệ
thuật thơ Phạm Hổ viết cho trẻ em. Nhưng đến mảng văn xuôi, Lã Thị Bắc Lý chỉ đánh giá khái quát về

tập Chuyện hoa, chuyện quả của Phạm Hổ. Điều đáng ghi nhận nhất ở đây là: người nghiên cứu đã xác
định thể loại nổi bật trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ: cổ tích hiện đại (cịn gọi là cổ tích mới).
Thật ra, vấn đề thể loại đã từng được Lã Thị Bắc Lý tìm hiểu khá sâu sắc trong cơng trình Truyện
viết cho thiếu nhi sau 1975 (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2000). Cơng trình thể hiện cái nhìn khái quát
của người nghiên cứu về nền văn học thiếu nhi Việt Nam sau chiến tranh, nhất là tác giả có ý thức tìm
kiếm những đổi mới trong quan niệm sáng tác, hình tượng nhân vật và hàng loạt các vấn đề có liên quan
đến nền văn học trẻ em thời hịa bình. Trong đó, Lã Thị Bắc Lý nhấn mạnh đến việc gia tăng các thể loại
mới so với nền văn học thiếu nhi thời kì 1945-1975, trong đó có thể loại truyện cổ tích hiện đại. Khi bàn
đến thể loại này, người nghiên cứu đánh giá: “vấn đề sáng tác cổ tích mới được nhiều nhà văn quan tâm
hơn, trong đó, Phạm Hổ là người đầu tiên đã mạnh dạn thể nghiệm sáng tác truyện cổ tích cho các em”
[48, tr.118]. Sau đó, khi đi sâu tìm hiểu các đặc điểm nổi bật của thể loại cổ tích mới ấy trên các bình diện:
khơng gian - thời gian, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ…, người nghiên cứu thường xuyên lấy truyện viết
cho thiếu nhi của Phạm Hổ làm dẫn chứng và phân tích khá kĩ. Tuy nhiên, Truyện viết cho thiếu nhi sau
1975 chưa thể được coi là một cơng trình chun tâm nghiên cứu mảng truyện viết cho thiếu nhi của
Phạm Hổ.
Trong khung thời gian một năm tích cực tìm kiếm tư liệu từ các nguồn khác nhau, chúng tôi nhận
thấy bài viết chuyên tâm đầu tiên về văn xuôi của Phạm Hổ là tham luận Phạm Hổ với những “Chuyện
hoa, chuyện quả” của anh của nhà văn Nguyên Ngọc trong cuộc hội thảo về ba nhà văn chuyên viết cho
thiếu nhi năm 1986. Khi ấy, số lượng truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ còn khá mỏng (Chuyện hoa,
chuyện quả ra đời mới hai tập), nhưng trong tham luận Nguyên Ngọc đã có những đánh giá khá sắc sảo về
nội dung chính trong truyện của Phạm Hổ: “Dường như tác giả Chuyện hoa chuyện quả đang muốn đưa
ra một lý thuyết khác về nguồn gốc muôn lồi. Anh nói với các em: Các em ạ, thế giới quanh ta mn vẻ
kì lạ kì diệu như vậy, tất cả là do con người làm ra cả đấy. Nguồn gốc của mn lồi chính là ở tình u,
tình thương và lịng tốt của con người”. Ngồi ra, Ngun Ngọc cịn tìm thấy những điểm rất thú vị trong
truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ: “Hình như văn học ta ít lâu nay, cả văn học viết cho các em, bận
bịu chính đáng vì những vấn đề xã hội lớn, mà chừng có hơi xao lãng về thiên nhiên chăng? Anh Phạm
Hổ đã giải quyết mối quan hệ đó theo cách của anh: tìm thấy xã hội, những vấn đề xã hội trong chính
thiên nhiên”. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hạn chế của một tham luận đọc tại hội nghị, Nguyên Ngọc chưa
có điều kiện khơi mạch suy nghĩ rộng và sâu hơn nữa về nội dung tư tưởng trong truyện viết cho thiếu nhi
của Phạm Hổ. Bài viết của ông thiên về đánh giá nội dung mà chưa quan tâm đến bình diện hình thức

nghệ thuật trong những sáng tác ấy.


Bài viết thứ hai tỏ ra một hướng khẳng định rõ hơn về vị trí của Phạm Hổ trong mảng văn xi là
bài Đóng góp của Phạm Hổ cho một thể loại văn học thiếu nhi của Phạm Bá Tân - giảng viên trường Cao
đẳng sư phạm Nghệ An, đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 9-2004. Người nghiên cứu xác định
ngay từ đầu mục đích của mình là “muốn tìm hiểu, nghiên cứu, giới thiệu cho giáo sinh, sinh viên những
vẻ đẹp phong phú và giàu có của văn xuôi viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ” [69, tr.123]. Người nghiên
cứu khá tâm đắc khi phát hiện ra rằng: “tình thương đầm ấm cùng với tình yêu thiên nhiên, cây cỏ, tình
yêu trẻ thơ và vốn văn hóa dân gian giàu có đã giúp Phạm Hổ sáng tạo được những thiên huyền thoại về
các loài hoa và quả; hình tượng cây quả, cây hoa trong truyện của Phạm Hổ chính là hình tượng có tính
ẩn dụ về nhiều loại người, nhiều phẩm chất và tính độc đáo của người đời” [69, tr.124]. Tuy nhiên, kết
luận của Phạm Bá Tân được xây dựng trên một phạm vi nghiên cứu cịn hạn chế vì chủ yếu tìm hiểu qua
18 câu chuyện của Phạm Hổ trong tập Quả tim bằng ngọc. Trong khi đó gia tài văn xi của Phạm Hổ
hơn gấp 3 lần như thế…
Chúng tơi cũng tìm được hai bài viết ngắn của giảng viên Lê Nhật Ký (trường Đại học Quy Nhơn)
về văn xuôi của Phạm Hổ, một bài đăng trên thông báo khoa học của trường (số 5-2005) với nhan đề:
Phạm Hổ - người kể chuyện cổ tích về hoa quả và bài thứ hai là Phạm Hổ - một lối đi riêng trong truyện
cổ

viết

lại

trên

trang

web


Văn

học

quê

nhà

( Lê Nhật Ký tỏ ra rất tâm đắc với
mảng văn xuôi của Phạm Hổ, nhất là những điểm độc đáo thể hiện sự sáng tạo một lối đi riêng của tác giả
trong mảng truyện viết theo kiểu cổ tích hiện đại. Qua tìm hiểu câu chuyện Ngựa thần từ đâu đến của
Phạm Hổ, người nghiên cứu khẳng định: “Nghệ thuật truyện cổ viết lại cho phép nhà văn sáng tạo, nhào
nặn cốt truyện trên tinh thần thời đại mình. Từ hình tượng rất quen thuộc trong truyền thuyết dân gian,
nhà văn Phạm Hổ đã phát triển, xây dựng thành một hình tượng nghệ thuật trọn vẹn, khuyến khích bạn
đọc tuổi thơ kiếm tìm, khám phá, cắt nghĩa các giá trị dân gian tưởng đã ổn định, bất di bất dịch”. Hoặc
khảo sát hai truyện ngắn nằm cùng trong một chuỗi là Lửa vàng, lửa trắng và Lửa vàng, lửa trắng, lửa
nâu, Lê Nhật Ký đánh giá cao Phạm Hổ vì cho đến nay “trong phạm vi văn học thiếu nhi, gần như chỉ có
Phạm Hổ dấn thân vào loại truyện viết tiếp” (dựa vào kết thúc truyện dân gian có sẵn rồi viết một truyện
mới trên cơ sở đảm bảo tính lơgíc về sự phát triển của nội dung câu chuyện). Những kết luận của Lê Nhật
Ký giúp chúng tôi một lần nữa có thêm cơ sở để khẳng định hướng đi của mình là đúng đắn. Phạm Hổ đã
chủ tâm tìm một lối đi riêng cho mình khi viết truyện cho thiếu nhi. Và lối đi ấy cần được trân trọng và
đầu tư nghiên cứu để có thể đánh giá đúng mức.
Nói tóm lại, chúng tơi khơng phải là người đầu tiên tìm hiểu mảng văn xi của Phạm Hổ. Nhiều
nhà nghiên cứu có thâm niên và tâm huyết đã ít nhiều mở ra các hướng đi mà chúng tôi dựa vào đó làm cơ


sở nền tảng cho những suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, có thể nói, chúng tơi là người đầu tiên mạnh dạn
xem truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ là đối tượng để nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Để có thể kết luận về đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, chúng tôi cho rằng phải xem

xét đầy đủ các câu chuyện trong gia tài truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ. Chỉ tính trên tên các truyện
ngắn đã được in sách (chúng tôi không kể tên tập truyện vì qua những lần xuất bản, tái bản, việc sắp xếp
khác nhau nên khơng chính xác trong thống kê số lượng truyện viết của tác giả), Phạm Hổ viết khoảng 54
truyện cho thiếu nhi. Tuy nhiên, trong quá trình phân loại, chúng tôi nhận thấy 2 truyện Viết thư cho cha
(1959) và Khẩu súng người ông (1960) nằm chung một nhóm truyện viết trong hồn cảnh chiến tranh;
truyện Những chú sẻ con (1988) thuộc thể loại đồng thoại, còn lại 51 câu chuyện thuộc 3 dạng: truyện cổ
tích mới, truyện cổ viết lại, truyện cổ viết tiếp. Vì vậy, chúng tơi quyết định khoanh vùng 51 truyện có
cùng điểm chung là mang hơi hướng của truyện cổ dân gian, trong đó có 47 truyện thuộc 6 tập truyện mà
Phạm Hổ đặt tên chung là Chuyện hoa chuyện quả cùng viết về sự tích các lồi hoa và lồi quả thu hút sự
chú ý của chúng tôi nhiều nhất.
Với tỉ lệ 47/54 truyện ngắn, chúng tôi cho rằng phạm vi nghiên cứu khảo sát như thế cũng khá ổn,
bởi nó chiếm trên 87% gia tài văn xuôi viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ. Hơn nữa 47 câu chuyện ấy, Phạm
Hổ đã dày công viết trên 20 năm (1972-1995). Điều đó cho thấy 47 câu chuyện này là một hướng viết
truyện đầy tâm huyết của Phạm Hổ dành cho trẻ em nước nhà.
Và chúng tôi chủ yếu sẽ khảo sát 47 truyện ngắn thuộc tập Chuyện hoa, chuyện quả của Phạm Hổ
để tìm hiểu đặc điểm về cảm hứng tư tưởng và nghệ thuật kể chuyện cho thiếu nhi của nhà văn.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để thực hiện luận văn này, người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
4.1. Phương pháp hệ thống.
Chúng tôi đặt đối tượng nghiên cứu của mình: truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ vào hệ thống
những sáng tác đa dạng của nhà văn ấy bao gồm cả thơ, truyện và kịch. Ngồi ra, chúng tơi tìm mối liên
hệ giữa sáng tác của Phạm Hổ và các tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi của các nhà văn Việt Nam
khác.
4.2. Phương pháp thống kê.
Khi thực hiện luận văn này, người viết sẽ thống kê để xác định những hiện tượng mang tính phổ
biến, thường xuất hiện trong 47 truyện ngắn của Phạm Hổ.
4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp.
Chúng tơi sử dụng phương pháp phân tích như một cơng cụ để tìm hiểu cụ thể một đặc điểm nào đó
về nội dung và nghệ thuật trong truyện của Phạm Hổ.



Tuy nhiên, phân tích cần đi liền với tổng hợp vì như thế các kết luận khơng mang tính ngẫu nhiên,
vụn vặt mà thể hiện sự đánh giá mang tính khái quát và thuyết phục hơn.
4.4. Phương pháp so sánh.
Chúng tôi so sánh truyện của Phạm Hổ với các tác phẩm của những nhà văn khác cùng viết thể
loại truyện cổ tích hiện đại như: Tơ Hồi, Nguyễn Huy Tưởng…
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.
Qua luận văn Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, chúng tôi cố gắng cung cấp cái
nhìn hệ thống và tồn diện về mảng truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ. Qua đó, luận văn góp phần
khẳng định đóng góp khơng nhỏ của Phạm Hổ vào bộ phận văn xuôi Việt Nam hiện đại dành cho trẻ em,
nhất là ở thể loại cổ tích mới.
Ngồi ra, trong hồn cảnh văn hóa nghe nhìn tràn ngập đang làm mất đi thú đọc sách nơi thiếu nhi,
nhất là các tác phẩm văn học trong nước dành cho thiếu nhi hiện nay chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu
thưởng thức của trẻ em, thì việc nhìn nhận, tìm hiểu, đánh giá sáng tác của một tác giả từng có ảnh hưởng
khơng nhỏ đến đời sống tâm hồn nhiều thế hệ tuổi thơ như Phạm Hổ, theo chúng tôi, cũng là một trong
những cách gợi mở hướng sáng tác cho các nhà văn viết truyện thiếu nhi hiện nay.
Mặt khác, chúng tôi hi vọng luận văn sẽ là một đóng góp cho ngành lí luận, nghiên cứu văn học
thiếu nhi vốn cịn đang có nhiều bỏ ngỏ và chưa được quan tâm đúng mức.
6. BỐ CỤC LUẬN VĂN.
Luận văn gồm năm phần chính: Ngồi phần dẫn luận và kết luận, phần nội dung được chia thành ba
chương dựa trên nội dung nghiên cứu:
Chương 1: Phạm Hổ và quan niệm sáng tác của ông.
Chương 2: Cảm hứng tư tưởng trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ.
Chương 3: Nghệ thuật kể chuyện cho thiếu nhi của Phạm Hổ.


Chương 1: PHẠM HỔ VÀ QUAN NIỆM SÁNG TÁC
1.1. Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác.
1.1.1. Tiểu sử.
1.1.1.1. Phạm Hổ - cuộc đời.

Vào ngày 28 tháng 11 năm 1926, xã Nhơn An (ngày trước gọi là xã Thanh Liêm), huyện An Nhơn,
tỉnh Bình Định đón chào sự ra đời của một “chú bé”mang cái tên rất dữ: Phạm Hổ (sau này, Phạm Hổ còn
lấy bút danh là Hồ Huy). Lần theo kí ức của Phạm Hổ, chúng ta thấy rằng làng quê nghèo và không yên ả
của những năm tuổi thơ ấy đã để lại trong tâm trí Phạm Hổ những tình cảm thân thương dịu ngọt. Phạm
Hổ sống xa quê hơn 50 năm - hoàn cảnh này là một thôi thúc, tạo nên chiều sâu cho mảng sáng tác với
cảm hứng tình yêu quê hương trong sáng tác của ông. Mỗi khi có dịp viết về miền đất và con người Bình
Định, Phạm Hổ ln tỏ ra say sưa với những tình cảm quê hương ngọt ngào, nhất là khi nó gắn liền với
những kí ức tuổi thơ trong trẻo, mộc mạc mà thấm sâu trong lịng ơng (xem phụ lục).
Năm 1943, Phạm Hổ đỗ thành chung nhưng vì bị tai nạn nên không thể ra Huế học ban tú tài
trường Quốc học Huế. Ơng làm thư kí cơng nhật cho tòa sứ Quy Nhơn để giúp đỡ mẹ nuôi các em và tự
học để thi tú tài.
Cách mạng tháng Tám thành công - theo lời tự thuật của Phạm Hổ - cái duyên nghiệp với văn học
nghệ thuật mới bắt đầu, dẫu rằng ông vốn say mê văn học từ nhỏ. Làm thư kí thường trực ở Chi hội văn
hóa Cứu Quốc do nhà thơ Trần Mai Ninh phụ trách rồi dự học lớp hội họa kháng chiến liên khu 5 do họa
sĩ Nguyễn Đỗ Cung chủ nhiệm, rồi đi thực tế sáng tác ở miền tây Bình Định (vùng giáp cận An Khê),
Phạm Hổ vừa vẽ vừa làm thơ, và như ơng thừa nhận có khi mê làm thơ hơn vẽ. Đến đầu năm 1950, Phạm
Hổ được cử đi dự hội nghị Văn học toàn quốc ở Việt Bắc với tư cách là một nhà thơ trẻ liên khu 5.
Trong khoảng thời gian 1952-1953, Phạm Hổ có “hai năm vàng” (chữ dùng của Phạm Hổ) ở quê,
ông vừa làm cơng tác văn hóa thơng tin vừa thâm nhập sâu vào thực tế đời sống để có thể hiểu thế nào là
nông dân, thế nào là chân lấm tay bùn, thế nào là đầu tắt mặt tối… Phạm Hổ xem đó là những tư liệu cần
thiết để một nhà văn sáng tác phục vụ nhân dân.
Tháng 1-1954 Phạm Hổ có mặt ở Hà Nội và làm cơng tác đối ngoại ở Hội Văn nghệ Trung ương.
Năm 1957, ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam ngay khóa đầu tiên. Cũng trong thời gian này,
Phạm Hổ cùng với các nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Tơ Hồi thành lập nhà xuất bản Kim Đồng - cơ quan
chuyên trách ấn hành những tác phẩm dành riêng cho thiếu nhi.
Trong những năm chống Mĩ, Phạm Hổ làm việc trong nhiều cương vị ở nhà xuất bản Kim Đồng,
nhà xuất bản Hội nhà văn, báo Văn nghệ… Ông đi nhiều nơi, có khi vào cả tuyến lửa Quảng Bình, Vĩnh


Linh để lấy tài liệu sáng tác. Đất nước thống nhất, Phạm Hổ vẫn tiếp tục đi nhiều nơi và sáng tác, nhất là

sáng tác cho thiếu nhi Việt Nam.
Năm 1983, Phạm Hổ là Chủ tịch hội đồng văn học thiếu nhi của Hội nhà văn Việt Nam. Năm 1995,
ông về hưu nhưng vẫn tiếp tục viết cho các độc giả nhỏ tuổi thân yêu và cho cả người lớn.
Ngày 4 tháng 5 năm 2007, Phạm Hổ qua đời ở tuổi 81. Song, hình như với thiếu nhi Việt Nam, ông
già tóc bạc ấy vẫn mãi là người bạn thân thiết của tuổi nhỏ.
1.1.1.2. Phạm Hổ - chân dung trong lòng người.
Trong sự liên tưởng của Trần Đăng Khoa, Phạm Hổ không chỉ là một con người trần thế, với mùi
mồ hôi trần tục, cùng cái ốm, cái đau, cái hắt hơi, sổ mũi - những cái bệnh, cái tật thơng dụng của cõi
phàm trần mà ơng cịn là một món q đặc biệt mà Tạo hố đã thửa riêng để trao tặng các đấng con trẻ
[38, tr.3].
Dường như đã từ rất lâu, không kịp hiểu xem bắt nguồn từ duyên cớ gì, cái tên Phạm Hổ hiện lên
trong tâm trí của người đọc, nhất là trẻ em, khơng phải là tuổi tác, quê quán hay cuộc đời hoạt động nghệ
thuật, hay cả các chức vụ mà ông từng đảm trách hoặc các danh hiệu vinh hiển mà ông được phong tặng.
Ông thường được các em thiếu nhi định danh bằng tên tác phẩm: nhà thơ "Chú bị tìm bạn", bác "Chuyện
hoa, chuyện quả". Nhà văn Nguyên Ngọc có lần đã kể câu chuyện về đứa con gái nhỏ tuổi của mình: “…
Anh Phạm Hổ đến chơi nhà tơi vào lúc cháu bé mới lên mười tuổi đi học về. Cháu đã gặp bác Phạm Hổ
mấy lần. Tôi hỏi: Con biết ai đây không? Cháu trả lời: “Cháu chào bác Chuyện hoa chuyện quả ạ !”
Phạm Hổ - đó là con người khơng có tuổi. Tâm hồn ơng chưa hề già cỗi dẫu rằng sức khỏe và màu
tóc vẫn “xi theo” quy luật hạn hẹp của thời gian trần thế. Có lẽ vì vậy mà Phạm Hổ mới có thể kết bạn
với trẻ thơ lâu đến vậy, và kì lạ hơn là trẻ thơ cũng không thấy “chán” anh rồi chú rồi bác hay cả ông
Phạm Hổ.
Trần Đăng Khoa gọi Phạm Hổ là “người ở xứ thần tiên” [38, tr.3]. Trong đôi mắt trẻ thơ, Phạm Hổ
là chủ nhân một kho báu những điều màu nhiệm, lạ kì về thế giới thiên nhiên. Ông mở ra cánh cổng với
biết bao điều huyền diệu và từng bước nâng cánh cho biết bao con diều ước mơ của tuổi thơ.
Người ta hình dung về chân dung của Phạm Hổ như sau: khuôn mặt nhân hậu, hiền lành. Cái tên
của ông dường như chỉ là sự ngụy trang bên ngồi - nhưng nó không làm các bạn nhỏ xa lánh mà ngược
lại, thiếu nhi càng thấy yêu mến cái tên ấy hơn, yêu mến con người ấy hơn.
Nhân hậu và cũng rất tinh nghịch - Phạm Hổ có cái tinh nghịch rất hồn nhiên của trẻ em. Phạm Hổ
có cái nhìn riêng về thế giới thiên nhiên và cuộc sống mà từ cái nhìn ấy, người ta phát hiện ra nụ cười
đáng yêu, trẻ trung của ông. Thế giới vô tri vô giác qua lăng kính Phạm Hổ bỗng dưng sinh động và trở

thành những người bạn hết sức lạ lùng. Đó là những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu (Những người bạn nhỏ).
Đó là những cây cối trong vườn dâng hoa thơm trái ngọt (Bạn trong vườn). Đó là đồ vật quen thuộc bình


thường trong cuộc sống nhưng lại là những người bạn im lặng (Những người bạn im lặng). Cái tinh
nghịch của Phạm Hổ luôn làm người ta thấy lạ lùng. Để mỗi lần “tiếp xúc” với ông lại là một lần người
đọc xuýt xoa vì sự thú vị…
Cho nên, mượn lời của Bê-lin-xki để nói thì Phạm Hổ quả là “người lạ quen biết” của tất cả chúng
ta, nhất là đối với thiếu nhi Việt Nam. Phạm Hổ đứng đó, vừa quen vừa lạ. Thân quen, gần gũi nhưng
không tạo cảm giác nhàm chán vì phải gặp mãi con người ấy. Xa lạ nhưng không khiến người tiếp xúc
phải kiêng dè đề phòng. Với Phạm Hổ, một nải chuối vừa bỗng nhiên vừa hợp lí trở thành bàn tay trẻ, quả
lng boong là hiện thân của trái tim đau đớn của người mẹ yêu con, quả bưởi là kết quả của hiện tượng
“tép lên cây” (Chuyện hoa, chuyện quả). Tuy nhiên, điều ý nghĩa nhất mà Phạm Hổ muốn nói với thiếu
nhi là: sự ra đời của mn lồi trên trái đất này đều bắt nguồn từ tình yêu, nhất là từ tình yêu thương dành
cho trẻ em.
Phạm Hổ cũng là con người giản dị. Trước hết là giản dị trong cách ông đối diện với đời. Nhà văn
Phạm Sông Hồng - con gái của Phạm Hổ có lần kể câu chuyện về cha mình như sau: “Ơng thích trồng
phong lan. Lần nọ sáng ra tỉnh dậy, kẻ trộm đã khiêng mất giị hoa mới nở. Ngẩn ra vì buồn và tiếc, ông
bèn lụi hụi ngồi viết lên tờ giấy “Lấy cây của người khác là không tốt” rồi găm vào từng chiếc giỏ. “Ba
làm thế làm gì. Tối trời kẻ trộm khơng thể đọc được, mà giấy tờ thì có giá trị gì”. “Sao con lại mất lịng tin
về con người như vậy. Đọc được mảnh giấy của ba, người ta khơng nỡ đâu”. Sáng sau ra, bao nhiêu giị
phong lan mất nốt, mất cả hoa lẫn giấy.”(!!!)
Tuy nhiên, chúng ta phải nói nhiều đến sự giản dị trong cách Phạm Hổ chọn lấy những người bạn
tuổi nhỏ để yêu thương và nhất là giản dị trong khát vọng nghệ thuật của một người lấy văn chương làm
duyên nghiệp. Ông từng viết:
“Tơi làm những bài thơ nho nhỏ
Như những hịn bi xanh đỏ các em chơi
Như những quả quýt, quả na
Các em tay bóc vỏ, miệng cười.
Suốt đời tơi chỉ mơ

Được làm cho các em
Những bài thơ nho nhỏ
Như những hòn bi xanh đỏ các em chơi.”
(Những bài thơ nhỏ)
Khát vọng ấy của Phạm Hổ không phải dễ thực hiện. Cho nên hóa ra điều tưởng chừng như rất giản
dị ấy mà đã lấy đi cả một đời người hơn 80 năm của Phạm Hổ. Sự giản dị ấy không đồng nghĩa với sự đơn


giản hay tầm thường! Bởi Phạm Hổ đã làm được một điều giản dị mà vô cùng ý nghĩa đối với cuộc đời:
cho đi tất cả tình yêu của trái tim và nhận về biết bao yêu thương trân trọng.
Tựu trung, để nói về chân dung Phạm Hổ một cách ngắn gọn nhất, khơng có đánh giá nào chính
xác bằng nhận định: Phạm Hổ - người yêu trẻ.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác.
Phạm Hổ sáng tác nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết cho cả người lớn và trẻ em. Sự
phong phú trong thể loại và số lượng dày dặn của tác phẩm ít nhiều chứng minh cây bút Phạm Hổ có
nguồn tiềm lực sáng tạo dồi dào và khá linh động.
Viết cho người lớn, Phạm Hổ có những tác phẩm khá đặc sắc như: Cây bánh tét của người cô,
Người vợ lẽ, Vườn xoan (truyện ngắn), Những ô cửa những ngả đường (thơ)…
Tuy nhiên, nói đến Phạm Hổ trước hết và hơn hết phải nói đến sự đóng góp của ông cho nền văn
học thiếu nhi nước nhà. Hơn 60 năm cầm bút vì tình yêu trẻ, Phạm Hổ đã để lại khoảng trên 20 tập thơ, 9
tập truyện và 4 vở kịch tặng riêng các em [49, tr.102].
Những tác phẩm chính:
Thơ:
Em tre (1948)
Chú bị tìm bạn (1957)
Em thích em yêu (1958)
Những người bạn nhỏ (1960)
Bạn trong vườn (1967)
Từ không đến mười (1973)
Mẹ, mẹ ơi, cô bảo (1980)

Những người bạn im lặng (1984)
Đỗ trắng đỗ đen (1991)
Cháu chọn hạt nào (1992)
Câu chuyện về Miu trắng (1993)
Truyện:
Viết thư cho cha (1959)
Khẩu súng người ông (1960)
Cất nhà giữa hồ (1964)
Chuyện hoa, chuyện quả (tập một, 1974)
Lửa vàng, lửa trắng (1976)
Chuyện hoa chuyện quả (tập hai, 1982)


Tiếng sáo và con rắn (Chuyện hoa - chuyện quả, tập ba, 1985)
Ngựa thần từ đâu đến (1986)
Những chú sẻ con (1988)
Hai vợ chồng và con voi quý (Chuyện hoa - chuyện quả, tập bốn, 1988)
Chim lưu ly (Chuyện hoa - chuyện quả, tập năm, 1990)
Quả tim bằng ngọc (Chuyện hoa - chuyện quả, tuyển chọn, 1993)
Lửa vàng, lửa trắng, lửa nâu (1993)
Kịch:
Nàng tiên nhỏ thành Ốc (1981)
Tìm gặp lại anh (1981)
Người gái hầu của Mị Châu (1984)
Mị Châu và chiếc áo lông ngỗng (1984)
Phạm Hổ đã được trao tặng các giải thưởng văn học:
Giải A trong các cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi với các tập thơ “Chú bị tìm bạn”
(1957-1958), “Chú vịt bơng”(1967-1968).
Giải thưởng chính thức về thơ viết cho thiếu nhi của hội đồng văn học thiếu nhi, Hội nhà
văn Việt Nam với tập thơ “Những người bạn im lặng” (1985).

Giải thưởng cuộc thi sáng tác kịch bản cho thiếu nhi do Hội nghệ sĩ sân khấu tổ chức với vở
kịch “Nàng tiên nhỏ thành Ốc” (1986).
Với những đóng góp quan trọng cho nền văn học thiếu nhi, Phạm Hổ xứng đáng với Giải thưởng
Nhà nước về văn học nghệ thuật ( đợt I-2001).
1.2. Quan niệm sáng tác của Phạm Hổ.
1.2.1. Về thiên chức: nhà văn của thiếu nhi.
Phạm Hổ không chỉ viết cho trẻ em, ơng cũng có nhiều sáng tác dành cho người lớn. Song, như
một duyên nợ, bạn đọc vẫn biết về ông trước hết, với tư cách của một nhà văn, nhà thơ của thiếu nhi. Tất
nhiên, khơng phải chỉ vì ngay trong kháng chiến chống Pháp, Phạm Hổ đã trực tiếp làm sách "Hoa kháng
chiến" phục vụ thiếu niên, nhi đồng. Hay chỉ vì sáng tác đầu tay của ơng cũng là về thiếu nhi và viết cho
thiếu nhi (Sáng trăng kể chuyện, Em vẽ Bác Hồ). Hoặc do bài thơ được xem là tiêu biểu và được biết đến
nhiều nhất của ơng - bài Chú bị tìm bạn - cũng là tác phẩm dành cho trẻ em. Và dĩ nhiên cũng khơng phải
chỉ vì ơng đã từng giữ cương vị Chủ tịch hội đồng văn học thiếu nhi Việt Nam. Mà trên hết, Phạm Hổ là
nhà văn, nhà thơ của thiếu nhi bởi vì ơng dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp làm bạn với trẻ con. Ông đã
từng tâm sự: “Đối với tôi, được sống và viết cho các em là một hạnh phúc. Tơi đem lịng tơi u các em để
thể hiện lịng tơi u Đảng, u nhân dân, đất nước” [43].


Và chính tình u ấy là nền tảng cho quan điểm sáng tác văn học của Phạm Hổ.
Luôn ý thức để trở thành người bạn của thiếu nhi, dẫu biết “Viết cho trẻ em là một cơng việc khó
nhọc" (L.Tơnxtơi), Phạm Hổ đã xác định rõ đối tượng sáng tác và tiếp nhận với những đặc điểm tâm sinh
lí và ý thức thẩm mĩ riêng. Trong bài viết “Làm sao để viết cho các em hay hơn” đăng trên Tạp chí văn
học (số 5-1993), Phạm Hổ khẳng định hai nhiệm vụ cần làm song song của văn học cho trẻ em:
(1) Góp phần giải quyết những vấn đề trước mắt, nóng hổi của cuộc sống, của xã hội.
(2) Trang bị cho các em những tình cảm, tư tưởng về lâu về dài: lịng nhân ái, tình u thương q
hương, lịng trung thực…
Như vậy, quan niệm sáng tác của Phạm Hổ không chỉ thể hiện tâm huyết của ông dành cho tuổi thơ
mà còn thể hiện sự nhận thức đúng đắn về vai trò của văn học trong việc chuẩn bị trước cho thiếu nhi
những hành trang cần thiết về nhiều mặt để có thể tự tin bước vào đời. Khơng chỉ chú trọng đến những bài
học cuộc sống thực tế, Phạm Hổ thấy được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng tâm hồn cho thiếu nhi. Do

đó, bằng lối đi riêng của mình, Phạm Hổ khẳng định văn học chính là món ăn tinh thần cần thiết cho các
em. Văn học tạo ra dưỡng chất quan trọng trong việc bồi bổ những tình cảm cơ bản, ni dưỡng bản chất
tươi mát, hồn nhiên và các phẩm chất quý báu khác cho trẻ như khả năng nhận diện, đánh giá, năng lực
tưởng tượng, biết ước mơ, biết quan tâm đến cuộc sống chung quanh… Nói khác đi, Phạm Hổ ln chủ
trương văn học viết cho các em tập trung vào việc làm thế nào để có thể đánh thức được những tình cảm
cao q trong lịng, thức dậy những tiềm năng quan trọng của trẻ về khả năng quan sát thế giới để từ đó
biết sống và sống tốt hơn.
Nói tóm lại, với Phạm Hổ, viết văn cho thiếu nhi là một thiên chức khó khăn nhưng cực kì nghiêm
túc và có ý nghĩa lớn. Nó địi hỏi nhà văn phải có trái tim yêu thương và tâm huyết với sự nghiệp chăm
sóc vườn cây tâm hồn cho thiếu nhi các thế hệ.
1.2.2. Về thế mạnh của nhà văn.
Trong một lần trò chuyện với các em thiếu nhi ở Cung văn hóa Hà Nội, Phạm Hổ đã kể lại sự kiện
xoay xung quanh một tập truyện nổi tiếng khắp thế giới: truyện Nấu bếp đêm của nhà văn Ba Lan Mô-ritxơ Xen-đắc, như sau: “Một trung tâm nghiên cứu lớn ở Mĩ đã nhờ hàng trăm người tham gia vào việc tìm
hiểu vì sao mà tác giả lại có thể viết hay đến như vậy. Họ điều tra ở các bạn đọc nhỏ tuổi - điều tra rất kín
đáo, khơng hề cho các em biết là mình được điều tra bằng cách bí mật đặt máy ghi âm rồi thu nhặt những
ý kiến của các em một cách rất thoải mái, tự nhiên. Họ khéo léo điều tra cả tác giả thơng qua các nhà báo,
nhà văn đến phỏng vấn trị chuyện. Họ đặt ra rất nhiều câu hỏi một cách cũng thật thân mật và nhẹ nhàng,
trong đó có những câu rất vui: “Tại sao tác giả lại chọn ba người nấu bếp đêm (làm bánh mì) mà khơng là
hai người hoặc bốn người, năm người ?” Tác giả Mô-rit-xơ Xen-đắc đã vui vẻ trả lời đại khái như sau: Có
lẽ, ngày xưa bố tơi là thợ may; ơng ngồi ở giữa và có hai người ngồi phụ việc ở hai bên, vì vậy mà con số


ba người, trong ý nghĩ tôi từ bé đến lớn là con số tốt nhất, đẹp nhất, hay nhất. Cho nên khi tôi viết Nấu
bếp đêm, không cần nghĩ ngợi, tôi đã chọn con số ba người. Với câu hỏi “Tại sao tác giả lại chọn cái lọ
đựng sữa mà khơng dùng cái bình đựng sữa ?”, Mơ-rit-xơ Xen-đắc cũng trả lời na ná như vậy: “Có lẽ vì
lúc bé, mẹ tôi hay dùng cái lọ chứ không dùng cái bình để cho tơi ăn sữa...”
Sau khi kể câu chuyện ấy, Phạm Hổ đã kết luận: “Tác giả viết hay vì tác giả đã viết những gì mình
thuộc nhất, những gì đã thành máu thịt của chính mình” [54, tr.38]. Bài học về nghệ thuật kể chuyện dạy
cho các em thiếu nhi thật ra cũng chính là quan điểm sáng tác của Phạm Hổ.
Những tác phẩm của Phạm Hổ luôn cho người đọc, nhất là trẻ con, cái cảm giác quen thuộc và rất

máu thịt với mình. Có được cảm giác ấy, hẳn nhiên là nhờ công truyền đạt của tác giả. Bởi như một quy
luật tự nhiên, người viết ra nó như viết cái điều máu thịt của chính mình nên mới có khả năng khiến cho
người đọc có sự tương cảm đẹp đẽ và gần gũi ấy. Cho nên, có thể nói, với Phạm Hổ, viết về cuộc sống với
các chất liệu quen thuộc là một trong những cách thể hiện cái máu thịt của mình. Người đọc thường bắt
gặp hình ảnh những cây cà rốt, bắp cải, cây dứa, cây dừa đến na, ổi, sung, roi, thị, táo… hay những con
vật thân thuộc: chó, mèo, gà, bê, bò, chuồn chuồn, vịt, ngỗng... trong sáng tác của Phạm Hổ. Nhà văn luôn
chú ý phát huy thế mạnh trong quan sát, miêu tả, trong chọn lựa chất liệu và phát triển hình ảnh quen
thuộc ấy vào cuộc sống riêng của từng tác phẩm.
Có lần Phạm Hổ đã nói về lí do “Vì sao chọn chất liệu cây khế là hay ?” “Theo tơi nghĩ vì cây khế
đúng là cây của nhà nghèo. Vị chua của khế là vị chua rẻ tiền hơn các vị chua khác, như chanh chẳng
hạn: Chợ chiều nhiều khế ế chanh, nhiều cơ gái góa nên anh chàng ràng (ca dao). Như thế rõ ràng khế
chỉ là những cơ gái góa, cịn chanh mới là những cô gái chưa chồng…” [54, tr.29]. Qua suy nghĩ của tác
giả, chúng ta bắt gặp sự trăn trở về nghệ thuật một cách nghiêm chỉnh của một nhà văn trong quá trình thai
nghén những tác phẩm văn chương. Con đường sáng tạo của Phạm Hổ, rõ ràng, không phải là con đường
của sự dễ dãi.
Như một mao mạch dẫn nước tự nhiên từ rễ lên thân, lên lá, lên ngọn ở cây cối, cái máu thịt - cũng
là thế mạnh của một nhà văn sẽ được hấp thụ để tạo nên cá tính sáng tạo độc đáo và hấp dẫn của riêng họ.
Phạm Hổ từng quan niệm: “Sáng tác mỗi người có một phong cách riêng, một lối làm riêng biệt để đi đến
có hiệu quả nhất, cịn tùy theo cái tạng của từng người” [26, tr.29].
Dẫn chứng riêng về đề tài loài vật trong thơ viết cho thiếu nhi, chúng ta không thể không thừa nhận
rằng Võ Quảng viết về lồi vật có phần phong phú hơn so với Phạm Hổ. Tuy nhiên, nếu trong mỗi bài thơ
viết về con vật, Võ Quảng luôn chú ý tạo ra một bản hợp xướng với nhiều tiếng hát, lời ca như Anh Đom
đóm, Phải chung màu lại…(cho nên thế giới lồi vật trong thơ Võ Quảng đơng đúc, phong phú với đom
đóm, bồ chao, chẫu chàng, châu chấu voi, bói cá) thì Phạm Hổ chủ trương qua những dịng thơ ngắn gọn,
giản dị, nhưng chạm khắc vào thời gian, vào lịng người chân dung những con vật tinh nghịch thơng minh,


thơ ngây như con trẻ. Thế giới loài vật trong thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ thật ngộ nghĩnh đáng
yêu. Từ những con vật thật thân quen: chó, mèo, gà, bê, bò, chuồn chuồn, vịt, ngỗng... nhà thơ đã thổi vào
đó một sự sống tươi non mang hơi thở, tâm hồn và khát vọng trẻ thơ. Chú bê háu đói suốt ngày nũng mẹ

(Bê địi bú), Sáo ăn na rơi hột mà đâu có biết “chính na sáo trồng” (Sáo ăn na). Thỏ gọi điện thoại nghe rõ
tiếng mèo nhưng vẫn lo lắng “nhỡ đứa khác thì sao” (Thỏ dùng máy nói). Ngỗng đọc sách ngược lại cứ
tưởng xi (Ngỗng và vịt)... Mỗi lồi vật vừa mang nét đặc trưng giống lồi vừa được nhân cách hóa
thành những người bạn tinh nghịch, vui nhộn của bé.
Chúng tôi xin nói thêm về ý thức sáng tạo trong văn chương của Phạm Hổ ở thể loại truyện. Thông
thường, khi viết lại truyện cổ dân gian, các nhà văn thường khai thác ngun vẹn hay tồn bộ cốt truyện
(Tơ Hồi viết Đảo hoang, Nhà Chữ, Chuyện nỏ thần; Nguyễn Huy Tưởng viết Con cóc là cậu ơng trời,
Truyện bánh chưng). Phạm Hổ khơng theo cách này, ơng chỉ lấy một hình tượng hay dựa vào kết truyện
rồi tạo ra một tác phẩm mới. Chúng ta có thể thấy rõ sự sáng tạo của Phạm Hổ khi đọc Ngựa thần từ đâu
tới. Truyện này có liên quan đến truyền thuyết quen thuộc: Thánh Gióng. Bao thế hệ tuổi thơ Việt Nam đã
tiếp nhận một điều rõ ràng từ truyền thuyết ấy: ngựa sắt là do nhà vua làm theo yêu cầu của cậu bé làng
Gióng. Phạm Hổ viết khác. Câu chuyện bắt đầu từ việc hai cha con ở một vùng núi xa xôi quyết đưa con
ngựa hồng về xuôi cho Thánh Gióng ra trận. Chú ngựa hồng sau khi bị giết đã hóa thành ngựa đất, rồi nhờ
giọt máu của cụ già, nhờ ăn sắt uống lửa của nhân dân mà trở thành ngựa thần. Có thể thấy, vẫn là nội
dung đề cao lòng yêu nước của nhân dân nhưng cách viết của Phạm Hổ là một khám phá mới từ các giá trị
dân gian tưởng đã ổn định, bất di bất dịch.
1.2.3. Về cái tình trong viết văn.
Phạm Hổ thuộc vào số các nhà văn không mấy khi công khai phát biểu về quan niệm sáng tác của
mình. Song, thơng qua những suy nghĩ, cũng như các bài học mà ông viết riêng cho những bạn đọc thiếu
nhi, chúng ta thấy được quan niệm sáng tác của chính tác giả.
Trong một lần giới thiệu cách viết văn, dựa vào đoạn văn Cây Hà Nội trích trong tác phẩm Cảnh
sắc và hương vị đất nước của Nguyễn Tuân, Phạm Hổ đã có lời bình như sau: “Ngày nào chúng ta cũng
thấy cây, nhưng mấy ai đã sống với cây, có tình với cây như tác giả (Nguyễn Tuân). Có sống với cây mới
thấy màu xanh cây ta thật nhiều cung bậc từ xanh nhờ đến xanh đen. Có tình với cây mới thấy mỗi cái cây
in bóng xuống đường nhựa kia cũng là một kiếp sống, mỗi năm có những nỗi buồn, nỗi vui” [54, tr.72].
Và Phạm Hổ kết luận ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa như sau: “Mới biết, văn hay thường xuất phát từ cái
tình” [54, tr.72].
Nói người cũng là nói mình, Phạm Hổ học tập nơi Nguyễn Tn hay chính bản thân ơng rất tâm
đắc với chữ tình trong văn chương nghệ thuật nên mới có cái nhìn đầy thiện cảm đối với tác giả họ
Nguyễn ấy? Rõ ràng, nếu khơng có cái tình sâu nặng với những gì mình viết ra, chắc khó lịng một nghệ sĩ



như Phạm Hổ sống trọn vẹn với thế giới văn chương mà ơng tâm huyết. Cái tình trong viết văn là chất
sống ni dưỡng cái cây tâm hồn. Nó tạo nên dưỡng chất say mê, cảm hứng nhiệt thành và cả tấm lòng
trân trọng với những đối tượng mà tác giả quan sát và đem vào trang văn.
Như vậy, Phạm Hổ luôn cho rằng: một nhà văn khi viết không chỉ có tài mà cịn phải có cái tâm,
cái tình. Cái tài thể hiện trên câu chữ, qua tài năng sáng tác, qua cá tính sáng tạo của tác giả. Cái tình thì
ẩn hiện phía sau, phía trong, nó là cảm xúc, tình cảm chân thành đối với những gì mình viết ra. Đây là một
quan niệm đúng đắn, bởi lẽ văn hay thường có sức lay động lịng người. Và muốn lay động lịng người, tất
yếu lịng mình phải thật sự xúc động với những gì mình viết ra. Phạm Hổ đã ý thức được rằng: văn học là
chuyện đi từ trái tim đến trái tim.
Trong muôn vạn cung bậc của cái tình trong sáng tác, Phạm Hổ đặc biệt lưu ý đến cái tình dân
tộc, cái tâm đối với quê hương của một nhà văn Việt Nam khi cầm bút. Phạm Hổ từng nói: “Tơi mong
rằng khi sáng tác ra những câu chuyện, khi tạo tình huống, khi tìm chi tiết chất liệu, khi chọn giọng kể
ngơn ngữ, có lẽ chúng ta nên chú ý đến cái tính cách Việt Nam, cái chất tâm hồn Việt Nam, cái hương vị
Việt Nam” [54, tr.36].
Thật vậy, qua các sáng tác của Phạm Hổ, người đọc dễ dàng nhận ra cái chất Việt Nam, cái hương
vị Việt Nam ẩn hiện qua từng câu chữ, ý tưởng, từ cách gọi tên nhân vật đến lối tư duy quen thuộc vừa
đầy tình nghĩa vừa mộc mạc của cha ơng. Nói riêng về thế giới thiên nhiên, bằng cái tình tha thiết mãnh
liệt với đất nước, bằng lòng yêu con trẻ sâu nặng, Phạm Hổ đã tạo ra trong thơ mình một thế giới loài cây
mang đậm phong vị Việt Nam. Hơn 30 loài cây được nhắc đến trong tập thơ Chú bị tìm bạn, từ cây cà rốt,
bắp cải, cây dứa, cây dừa đến na, ổi, sung, roi, thị, táo… cây nào, trái nào cũng bước ra từ cuộc sống gắn
bó với nhân dân lao động Việt Nam. Trong tập Chuyện hoa chuyện quả, thế giới cây quả được Phạm Hổ
hình dung qua tâm hồn của một người Việt Nam hết lòng yêu quê hương. Mỗi cách gọi tên, mỗi cách
miêu tả, mỗi cách kể chuyện của Phạm Hổ đều phù hợp với lối tư duy và suy nghĩ của người dân nước
mình. Có thể chính cái chất Việt Nam trong sáng tác của Phạm Hổ đã làm nên cái tình quen thuộc, đậm
đà.
Đọc truyện của Phạm Hổ, chúng ta như được sống trong một không gian quê hương, cũng là sống
trong cái tình dân tộc của nhà văn khi tạo dựng nên những hình ảnh thân quen đó: “Ơng thầy dạy đàn cảm
thấy dễ chịu khi ngồi trong nhà nhìn ra vườn. Khúc lượn của con sông ở đây càng ngắm kĩ càng thấy đẹp.

Những cây sung và những lùm tre ở bờ bên kia xanh biếc, um tùm soi bóng xuống dịng sơng nhìn nửa hư,
nửa thực như trong tranh vẽ. Xa xa là những rặng núi xanh mờ tím nhạt như trong mơ.” (Cây đàn và bầu
rượu của người thầy)
Nguyễn Đăng Mạnh nói: “Muốn hiểu tác phẩm của nhà văn, trước hết phải hiểu quan điểm nghệ
thuật của ông” [50, tr.17]. Với Phạm Hổ, tuy khơng có những phát biểu mang tính lí luận nhưng ơng cũng


để lại những quan điểm sáng tác có ý nghĩa. Phạm Hổ có khuynh hướng cụ thể hóa, hiện thực hóa những
nỗi niềm, những suy nghĩ, những quan niệm của mình thành những bài học thiết thực cho thiếu nhi khi
viết văn và xem nó như sự trăn trở của người có tâm huyết đối với sự phát triển văn học thiếu nhi nước
nhà.
Như vậy, Phạm Hổ xác định rõ các vấn đề đặt ra với công việc viết văn, trong tư cách một nhà văn
coi trọng thiên chức viết văn cho trẻ em. Vì vậy, hiểu quan niệm của Phạm Hổ là cách chúng ta hiểu thêm
về văn chương của ông, nhất là hiểu được cảm hứng tư tưởng và những sáng tạo trong nghệ thuật kể
chuyện của Phạm Hổ với thể loại truyện cho thiếu nhi.


Chương 2: CẢM HỨNG TƯ TƯỞNG TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU
NHI CỦA PHẠM HỔ
Sáng tác văn học thuộc lĩnh vực sản xuất tinh thần và mỗi tác phẩm được xem là đứa con tinh thần
của người cầm bút. Mỗi tác phẩm ra đời đều bắt nguồn từ một cảm xúc, tình cảm và tư duy nghệ thuật
nhất định. Chúng tơi gọi trạng thái cảm xúc, tâm lí, tình cảm làm nảy nở tư duy nghệ thuật sáng tạo của
nhà văn là cảm hứng. Cảm hứng ấy không chỉ chi phối q trình sáng tác của nhà văn mà cịn ảnh hưởng
lớn đến các lớp nội dung của tác phẩm. Có thể thấy, niềm say mê với thiên nhiên cây cỏ và tình yêu dành
cho thiếu nhi là nguồn cảm hứng quan trọng trong truyện của Phạm Hổ. Chính Phạm Hổ cũng có lần thổ
lộ rất chân thành về nguồn cảm hứng sáng tác của mình: “Cách đây khoảng 40 năm, cây rừng Trường Sơn
đã làm tơi ngẩn ngơ. Có những cây to nhìn đến phát ngợp... Lại có những cây bé tí teo như cây rêu mà
cũng có đủ rễ, đủ ngọn… Cây đứng, cây bò, cây leo, cây cuộn... Và không biết bao nhiêu hoa rừng, quả
rừng, màu sắc lạ, hình dáng khơng ngờ… Cây rừng gợi nhớ đến vườn… Thích q, u q, tơi rất muốn
viết về cây, về hoa và quả” [34, tr.2].

Tuy nhiên, cảm hứng của nhà văn khơng phải là những tình cảm nhợt nhạt, những cảm xúc bằng
phẳng mà đó phải là sự xúc cảm mãnh liệt, một tình cảm mạnh mẽ mang tư tưởng, là cảm hứng tư tưởng.
Trong truyện của Phạm Hổ, cảm hứng tư tưởng thể hiện rõ qua cách nhà văn lí giải thế giới bằng cái nhìn
của người u trẻ.
2.1. Những nguồn cảm hứng chính trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ.
2.1.1. Cảm hứng về huyền thoại của thiên nhiên.
Thiên nhiên vốn là thế giới đầy kì diệu và có sức hấp dẫn bao đời nay. Thiên nhiên luôn tỏa ra một
sức cuốn hút khiến người ta mê say và khám phá nó. Tất nhiên, mỗi người mỗi kiểu, mỗi người mỗi
khuynh hướng. Phạm Hổ từng quan niệm thiên nhiên là một nhân vật không thể thiếu trong sáng tác
cho các em. Với thơ, Phạm Hổ cũng đã từng làm những cuộc du hành vào thiên nhiên để khám phá ra biết
bao điều lạ lùng mà thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống. Thiên nhiên hiện lên vừa gần gũi thân thiết, vừa
đa dạng sắc màu với bao nét kỳ thú, bất ngờ, phản chiếu tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tấm lòng thiết tha trân
trọng tuổi thơ và khát vọng hướng về cái đẹp của Phạm Hổ.
Trong thơ Phạm Hổ, mỗi loài cây đều được hiện lên với vẻ đẹp riêng, có quả to, quả nhỏ, “quả đơm
trên ngọn”, “quả nằm dưới chân”. Đó là những hoa hồng, hoa cúc, hoa thiên lý... rực rỡ sắc màu, hương
thơm ngào ngạt tơ điểm cho bốn mùa. Đó là sắc màu của hoa được nhà thơ nói đến một cách giản dị qua
bài Đất và hoa: “Đào đỏ, mai vàng. Bìm xanh cúc tím”. Hay đó là cảnh hồ sen trong mát yên lành “Trăm
nghìn. Cửa lụa. Xinh tươi. Sáng hồng”. Đó cũng là thế giới rau, củ, quả với những nét hấp dẫn riêng ngọt
ngào, mời gọi: củ cà rốt với dáng điệu: “Cà đỏ. Lá xanh”, khế với năm cánh “vàng treo lóng lánh”. Bắp


cải xanh mang vẻ đẹp hồn nhiên của tuổi thơ “Bắp cải xanh. Xanh mát mắt. Lá cải sắp. Sắp vòng tròn.
Bắp cải non . Nằm ngủ giữa”.
Tuy nhiên, cảm hứng về thiên nhiên trong thơ của Phạm Hổ chỉ dừng lại ở việc khám phá vẻ đẹp tự
nhiên của cây, hoa, trái. Phạm Hổ khơng lí giải, khơng tơ vẽ thêm, tác giả chỉ cho thiên nhiên hiện lên như
chính chiếc áo mà tạo hóa đã khốc sẵn bao đời nay cho nó. Nhưng với truyện thì khác, Phạm Hổ không
miêu tả lại thiên nhiên một cách đơn thuần mà nhà văn đi kể lại q trình hồi thai ra chúng như cuộc
hành trình tìm về với huyền thoại xa xưa của tổ tiên loài người. Nghĩa là Phạm Hổ đã đem tư duy huyền
thoại hóa, cổ tích hóa những hình ảnh thiên nhiên vốn hết sức quen thuộc. Vì thế, thiên nhiên trong truyện
của Phạm Hổ trở thành một nguồn cảm hứng tươi mới, sinh động.

Cảm hứng về huyền thoại của thiên nhiên trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ bắt nguồn
từ đôi mắt và tấm lịng “trẻ thơ” của ơng. Một đơi mắt ln mở rộng khám phá những điều người lớn vốn
cho là hiển nhiên. Một tấm lịng thích nghĩ về chiều sâu của những hiện tượng thô mộc, đời thường. Đọc
truyện của Phạm Hổ, chúng tơi như bắt gặp lại cái nhìn của cha ông ta ngày trước trong những câu chuyện
thần thoại sống động về thế giới tự nhiên. Cả khối vũ trụ hỗn mang ngày nào nhờ có bàn tay sắp đặt của
các vị thần mà trở nên trật tự: Thần Trụ Trời, thần Mưa, thần Sấm, thần Lửa, thần Biển... Các vị thần ấy
đã tạo ra biết bao cơng trình thiên nhiên, các hiện tượng kì diệu cho trái đất này. Cái nhìn sơ khai của tổ
tiên ta về thế giới lúc ấy phản ánh lòng ham muốn khám phá thế giới trong tất cả các chiều kích từ vĩ đại
đến đơn giản nhất, từ quá trình hình thành đến khi nó trở thành quy luật quen thuộc trong cuộc sống.
Phạm Hổ học tập cha ông trong lối tư duy đó nên thiên nhiên trong truyện viết cho thiếu nhi của
nhà văn được nhìn như một thế giới huyền thoại như vậy. Ở đó, câu chuyện các lồi cây được sáng tạo
vừa kì lạ nhưng cũng vừa hợp lí. Phạm Hổ đã tạo dựng nên hệ thống gia phả thần Cây vừa nhân hậu vừa
vui tính. Nhưng khác với cách tưởng tượng kì vĩ hóa của tác giả dân gian khi sáng tạo thần thoại, Phạm
Hổ không miêu tả dáng vẻ thần thánh hay những việc làm phi thường của thần Cây. Trong nhiều câu
chuyện, thần Cây hiện ra rất đời thường, nhân hậu. Thần Cây có tên, có gia đình, và cũng có những suy
tính như một ơng bố thời hiện đại muốn làm vui lòng những đứa con thân yêu của mình. Với chức trách
sáng tạo ra những loài hoa quả, thần Tiêu Ly -con út của thần Cây - không thực hiện bằng các phép thuật
như các vị thần khác trong thần thoại mà ông tiến hành bằng đơi bàn tay khéo léo của mình. Ơng nặn ra
một lồi quả mới có hình dạng giống bàn tay xếp xoay tròn để xua đuổi con chim ác và sau này bàn tay ấy
trở thành những nải chuối “giống cây mang đầy tình yêu thương con trẻ của Tiêu Ly” (Những bàn tay
nhiều ngón). Rồi từ quả chuối ấy, thần Tiêu Ly cho thêm vị chua và lấy lưỡi dao vót bằng cật tre làm
thành các khía như hình ngơi sao. Vậy là trẻ em hơm nay có trái khế (Quả có nhiều khía).
Trong hành trình tìm về với nguồn gốc ra đời của các loài cây quả, Phạm Hổ đã tạo dựng lên cả
một thế giới của những vị thần sáng tạo các lồi hoa quả. Đó là thần Cây, thần Tiêu Ly (con trai thần


Cây), thần Trang Ly (cháu út của thần Cây), thần Tiêu Châu (con gái thần Tiêu Ly)… Các vị thần ấy
khơng có chiếc áo màu nhiệm có thể tàng hình, khơng có cây đũa thần có thể hơ biến mọi thứ, họ chỉ có
một tấm lịng ln quan tâm đến những sở thích của con trẻ và những nhu cầu, mong ước của con người.
Và từ đó, họ sáng tạo nên những loài hoa quả. Người viết bỗng nhớ đến những câu thơ của Xuân Quỳnh

trong Truyện cổ tích về lồi người:
“Muốn trẻ con được tắm
Sơng bắt đầu làm sơng
Sơng cần đến mênh mơng
Biển có từ thuở đó

Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó”.
Theo Kinh Thánh, thượng đế tạo ra cây trong ngày thứ ba. Mọi tôn giáo đều coi cây là “ngôi nhà”
của thánh thần. Với Phật giáo, Đức Như Lai đã ngồi tu dưới gốc cây bồ đề. Đạo Thiên Chúa cũng “trồng”
các loại cây trong khu vườn Địa Đàng của Đức Chúa Trời. Như vậy, hẳn là cây đã có mặt trên trái đất này
từ rất lâu. Khoa học hiện đại tính tốn được cây đã có mặt từ 410 triệu năm nay. Nhưng có lẽ, với nhiều
thiếu nhi Việt Nam, cây cối xuất hiện bắt đầu từ cái ngày xửa, ngày xưa trong truyện của Phạm Hổ.
Phạm Hổ đã dệt nên những huyền thoại về các lồi hoa, quả khơng theo bất cứ một truyền thuyết
tơn giáo nào mà theo cách tư duy nghệ thuật riêng của mình. Ơng đi lần về cái thời ban đầu của từng
giống cây quả để xem vì đâu nó lại xuất hiện. Qua mỗi câu chuyện, Phạm Hổ đem đến cho bạn đọc một sự
tích về thiên nhiên. Chúng ta có thể khẳng định: lối cổ tích hóa nguồn gốc cây quả là nguồn cảm hứng
lớn trong sáng tác của nhà văn Phạm Hổ. Tất nhiên, người lớn chúng ta ai cũng biết các loài hoa quả
trong thiên nhiên đều có q trình phát sinh, phát triển với những đặc điểm giống lồi nhất định. Nhưng
đó dường như khơng phải là nhiệm vụ của văn chương, của các nghệ sĩ ngơn từ, mà đó là nhiệm vụ của
các nhà sinh vật học. Cịn nhà văn, họ miêu tả q trình hình thành phát triển của cây cối theo cách riêng
của họ.
Nói riêng về huyền thoại các lồi hoa, nhà văn Phạm Hổ đã khiến khơng ít người đọc sửng sốt bởi
cái nhìn và cách lí giải nguồn gốc ra đời của chúng. Sự xuất hiện của hoa thiên lí hơm nay là cả một câu
chuyện huyền thoại về tình cảm vợ chồng của cô gái tên Lý. Câu chuyện bắt đầu từ tiếng sáo có sức hấp
dẫn của người chồng đến mức: “có một con rắn lục mê tiếng sáo của chàng, đã quyết tâm tu luyện cho
thành người để dành chàng làm chồng”. Con rắn ấy giả dạng y hệt cơ vợ tên Lý từ vẻ mặt, lời nói, dáng



đứng, dáng đi. Việc thật giả chỉ trắng đen rõ ràng khi người vợ thật nhận ra chồng mình từ nghìn dặm theo
triết lí hết sức giản đơn nhưng khơng kém phần sắc sảo của dân gian: “Lia thia quen chậu, vợ chồng quen
hơi”. Người vợ giả hiện nguyên hình là con rắn, cịn vợ chồng người thổi sáo đồn tụ trong hạnh phúc: vợ
gội đầu, chồng thổi sáo. Truyện kết thúc thật bất ngờ: “Có con chim gì thả rơi bên chân người vợ một
chùm hoa màu xanh phơn phớt vàng có mùi thơm thoang thoảng. Đêm đến mùi hoa càng thơm hơn.
Người vợ liền bảo chồng đặt bông hoa bên cạnh cửa sổ để có gió, hương hoa càng bay khắp nhà. Sáng
hôm sau, thức dậy, cả hai vợ chồng đều lạ lùng thấy bông hoa đã kết liền vào một loài cây dây leo, mọc ở
cạnh cửa sổ. Và sau đó, khơng phải chỉ có một chùm hoa, mà rất nhiều chùm hoa khác lại nở tiếp theo.
Hoa xanh phớt vàng hình giống như ơng sao năm cánh, hương thơm dịu ngọt”. Đó là hoa thiên lí, lồi hoa
có nguồn gốc huyền thoại về tình cảm vợ chồng: “Thiên lí là vạn dặm, nghìn dặm mà vẫn nhận ra được
chồng mình...” (Tiếng sáo và con rắn).
Hoặc như cách Phạm Hổ hình dung về nguồn gốc ra đời của lồi hoa dâm bụt. Đó là câu chuyện
cảm động về hai anh em Cành và Búp. Cành là anh, khỏe mạnh. Búp là em, bị liệt hai chân. Với tình
thương em tha thiết, Cành đi tìm Bụt để Bụt giúp em mình hết bệnh. Bụt thử thách Cành từ việc hi sinh
tấm áo đỏ đẹp nhất của mình đến việc sẽ phải thế chân cho Búp nếu muốn em lành bệnh. Cành chấp nhận
và vượt qua thử thách ấy bằng một tình yêu thương chân thành, mạnh mẽ. Kết cục câu chuyện là hình ảnh
ra đời một lồi hoa mang sắc đỏ yêu thương của tình anh em: “Bụt cầm cái ô con (vốn được may từ tấm
áo của Cành) đi ra ngõ rồi chấm chấm cái ô lên bụi cây, lá xanh biếc, nơi đêm trước Cành đã dấu cái ơ
vào trong. Bụt chấm đến đâu thì hoa vụt hiện ra đến đấy, một lồi hoa mới hình giống cái ơ, màu đỏ thắm
nhìn rất vui và rất hội hè...” (Cái ô đỏ).
Phạm Hổ quan niệm rằng: mỗi sự vật đều có một trang sử dài về sự hình thành và phát triển. Ơng
đã nhìn từng lồi hoa dưới góc độ của tình cảm thẩm mĩ, của cảm xúc thẩm mĩ trong mối quan hệ nhiều
mặt với đời sống tinh thần của con người. Vậy là mỗi loài hoa, qua cảm hứng huyền thoại của nhà văn,
đều chứa một khúc nhạc riêng, một vẻ đẹp riêng. Con cua lửa là huyền thoại về hoa gọng vó. Với Phạm
Hổ, đó là lồi hoa mọc lên từ mộ cụ già nghèo làm nghề câu cá ven sơng. Đây là lồi hoa kì lạ vì: “nhìn từ
xa hoa cứ như những chùm lửa đang cháy và như muốn bay lên, bay lên thật cao... Cánh hoa lại cong lên
như những cái gọng vó” (Con cua lửa). Em bé hái củi và chú hươu con là huyền thoại của hoa đại. Đó là
lồi hoa ra đời từ tình nghĩa thủy chung son sắt của đôi bạn nhỏ: chú bé và hươu con. Lồi hoa minh
chứng cho sự chờ đợi: “Có người bảo chữ Đại là do chữ đợi, chờ đợi mà có. Cây hoa Đại, lá to giống tai

hươu, cành giống sừng hươu... Những bông hoa cũng giống con mắt hươu đang mở trịn, mở to, để trơng
ngóng chờ đợi” (Em bé hái củi và chú hươu con). Những thanh gươm xanh của năm người học trị nghèo
mà ơng thầy dạy võ trao cho lúc lên đường đánh giặc là huyền thoại của hoa phượng ngày nay. Màu đỏ
của hoa phượng được lí giải như một huyền thoại đẹp về tình nghĩa thầy trị: “Hoa đỏ như muốn nói với


mọi người rằng: tuy chết đi nhưng năm người con vẫn yêu thương người bố nuôi và hằng năm đến mùa
giỗ bố, họ mặc áo đỏ để tưởng nhớ người đã khuất” (Những thanh gươm xanh).
Mỗi lồi hoa có sự tích của nó, và quả cũng thế. Cảm hứng huyền thoại về thiên nhiên đã chi phối
cái nhìn của Phạm Hổ đối với tất cả các lồi quả mà ơng cho rằng trẻ con rất thích. Quả roi dưới cái nhìn
của Phạm Hổ là những con ốc kì lạ. Phải chăng vì thống nhìn quả roi, nhà văn thấy chúng giống như
những con ốc? Ngày xưa, học trò đi học thường bị thầy đánh roi vì nhác học hoặc vơ lễ… Bấy nhiêu chi
tiết đó đã mang lại sức gợi cho tác giả về huyền thoại ra đời của quả roi ngày nay. Nó bắt đầu từ câu
chuyện một người thầy giỏi với phương pháp dạy lạ lùng: “Tôi không phạt bằng roi. Tơi có con ốc này
thay cho roi nên gọi là ốc roi. Tự nó sẽ khen và chê rất cơng bằng. Học giỏi thì nó sẽ sáng lên như đèn và
giúp cho các anh thành đạt. Học kém thì nó sẽ đen dần lại như cục than và chỉ có đem vứt xó”. Tên học
trị nhà giàu nhác học lại ngỗ ngược, ganh tị, thủ đoạn có kết cục đáng đời: “Con ốc của thằng con lão nhà
giàu thì đen ngịm như một hịn than xỉ. Ngày hơm sau khơng nén được giận, nó liền bứt con ốc ra và vứt
ln xuống ao. Ngực nó bỗng đau nhói lên ở chỗ con ốc hay nằm trước kia, và liền đó, nó ngã lăn ra, hộc
máu, chết ngay tức khắc”. Còn hai người học trò nghèo chăm học, tử tế thì thành cơng: họ đỗ đạt và nối
tiếp con đường đi dạy của người thầy để giúp ích cho đời. Khi họ chết: “khơng hiểu vì sao từ mộ của họ
bỗng mọc lên hai mầm cây rất đẹp, rất hiền… Cây ở mộ người con gái giả trai thì quả màu hồng, cịn cây
ở mộ người con trai thì quả màu trắng”. Phạm Hổ đã tìm đúng lơgíc của hiện thực bởi quả roi ngồi đời
có cả roi đỏ và roi trắng. Nhưng điều quan trọng hơn là: một thứ quả ngon đã được hoài thai từ một câu
chuyện đẹp.
Một trong những huyền thoại lí thú nhất mà Phạm Hổ kể cho thiếu nhi nghe là sự ra đời của quả
bưởi. Ai là người khai sinh ra quả bưởi với những tép nước vừa ngon vừa bổ ấy? Phạm Hổ lại dẫn người
đọc vào thế giới ngày xưa, thời có một tên giặc hung ác thích uống trái La - một thứ quả hình trịn, cùi bọc
ngồi xốp như bơng, ở trong có những cái túi chứa đầy một thứ nước hơi chua chua ngọt ngọt. Và cái thời
có năm anh chị em nhà kia nổi tiếng về tài và đức: anh cả giỏi rèn vũ khí, người anh hai giỏi đọc thơ văn,

cơ em thứ ba có tài may vá, người anh thứ tư có tài bơi lội và bắt cá, người em út có tài bắn giỏi. Để có thể
giết chết tên giặc hung bạo đem lại cuộc sống bình yên cho người dân hiền lành, năm anh chị em đã viết
một lời sấm đe dọa tên tướng giặc: Tép lên cây, mày đứt cổ. Tép đời nào có thể lên cây - tên giặc tự trấn
an mình. Thế mà tép lên cây thật. Năm anh em tài giỏi đã đem tép từ ngồi sơng vào trái La và khâu lại
một cách khéo léo nhằm gây tâm lí hoang mang lo sợ cho tên giặc và nhân đó giết được hắn. Câu chuyện
kết thúc bằng chi tiết thú vị: “Quá vui sướng vì trừ được giặc dữ, có mấy quả La mà cơ em thứ ba khâu và
treo sẵn để đón đợi tên giặc, bị bà con bỏ quên trên cây. Sau đó một thời gian, tình cờ hái xuống bổ ra, ai
cũng ngạc nhiên thấy những con tép ở trong các múi nước không hỏng đi mà lại tươi tắn, sáng trong”. Bà
con đã lấy tên của cô em thứ ba đặt cho loại quả ấy: quả bưởi có từ đó.


×