BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------
BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
BỘ MÔN
TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
HÀ NỘI – 2020
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
Erik Erikson là một nhà tâm lý học nghiên cứu về bản ngã, ông là người xây
dựng nên một trong những học thuyết nổi tiếng, mang tầm ảnh hướng nhất về sự phát
triển của con người. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi nhà phân tâm học Sigmund Freud,
nhưng học thuyết của Erikson tập trung nhiều vào sự phát triển tâm lý xã hội thay vì sự
phát triển tâm lý tính dục. Học thuyết Erik Erikson có 8 giai đoạn riêng biệt, trong đó
có 5 giai đoạn về sự phát triển tâm lý xã hội của người chưa thành niên.
Để khai thác và làm rõ tính thực tế của học thuyết, em xin chọn đề số 04 về:
“Thuyết tâm lý xã hội của Erik Erikson về sự phát triển của trẻ em. Ứng dụng của
thuyết này trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ để giúp các em tránh được các nguy cơ
có hành vi vi phạm pháp luật (hành vi phạm tội) khi bước vào tuổi chưa thành niên
hoặc khi đã trưởng thành.”
NỘI DUNG
I.
1.
HỌC THUYẾT ERIK ERIKSON VÀ TÍNH ỨNG DỤNG CỦA HỌC
THUYẾT TRONG VIỆC CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ
Khái quát về học thuyết Erikson
Erikson chia quá trình phát triển con người thành 8 giai đoạn trong đó có 5 giai
đoạn phát triển tâm lý xã hội mô tả đặc điểm quá trình phát triển nhân cách trẻ.
Giai đoạn thứ nhất (từ 0-1 tuổi): Tin tưởng hoặc hoài nghi (Basic trust vs.
Mistrust)
Trẻ cần phát triển cảm giác tự tin tưởng. Trong giai đoạn này, trẻ có quan hệ chủ
yếu với cha mẹ, đặc biệt là người mẹ và người thân trong gia đình. Sự quan tâm, chăm
sóc của cha mẹ tạo cho trẻ lòng tin, cảm giác được thỏa mãn. Ngược lại, nếu những
người chăm sóc hắt hủi, đối xử khơng nhất quán, thiếu sự âu yếm và gần gũi, trẻ nảy
sinh cảm giác mất tin tưởng, mất an toàn, lo lắng và sợ hãi.
Giai đoạn thứ hai (từ 1-3 tuổi): Tự lập hoặc hổ thẹn và hoài nghi (Autonomy vs.
Shame & Doubt)
Trẻ bắt đầu hình thành và lựa chọn tính tự lập như là tự ăn, tự mặc và tự đi vệ
sinh. Trong độ tuổi này, trẻ bắt đầu muốn khẳng định sự độc lập của mình bằng cách đi
xa khỏi mẹ, chọn đồ chơi để chơi, tự chọn quần áo hay đồ ăn…. Đó là dấu hiệu của
khao khát thể hiện tính độc lập và tự đưa ra quyết định.
Giai đoạn thứ ba (từ 3–6 tuổi): Chủ động hoặc mặc cảm (Initiative vs. Guilt)
Trẻ bắt đầu quan sát người khác để học hỏi và bắt chước, trẻ cùng tìm cách hành
động theo cách riêng của mình. Đây cịn được coi là giai đoạn của óc sáng kiến – giai
đoạn tự sáng tạo, bởi trẻ khá tị mị, muốn tìm hiểu thế giới xung quanh bằng nhiều con
4
đường. Nếu cha mẹ và người lớn tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội thắc mắc và được
hướng dẫn thì các em sẽ có sự tự tin, tự do sáng tạo.
Giai đoạn thứ tư (từ 6 – 12 tuổi): Chuyên cần hoặc tự ti (Industry vs. Inferiority)
Trong giai đoạn này, trẻ thường cần cù, chăm chỉ, hào hứng tiếp thu được những
kỹ năng lý luận và xã hội quan trọng để có thể cảm thấy tự tin vào bản thân để đương
đầu với những khó khăn, khủng hoảng sau này trong cuộc sống. Trẻ cảm thấy cần đạt
được sự công nhận bằng cách thể hiện những khả năng nhất định được xã hội coi trọng
và bắt đầu phát triển cảm giác tự hào về những thành tích của mình.
Giai đoạn thứ năm (từ 12–18 tuổi): Khẳng định chính mình hoặc mơ hồ về vai trò
của bản thân (Identity vs. Role confusion)
Lúc này cá nhân bắt đầu tìm hiểu mình là ai, mình quan tâm đến những điều gì
và mình sẽ đi đâu trong cuộc đời. Trong giai đoạn dậy thì (adolescence), khoảng
chuyển giao từ thơ ấu sang trưởng thành là quan trọng nhất. Trẻ trở nên độc lập hơn, và
bắt đầu hướng về phía tương lai. Cá nhân trẻ muốn thuộc về một xã hội và hịa nhập
với nó. Thông qua việc lựa chọn nghề nghiệp theo năng khiếu, các em phân biệt mình
với người khác, đồng thời chứng minh sự chấp nhận của chính các em với những chuẩn
mực xã hội. Bản sắc chữ tơi chiếm vị trí quan trọng trong phát triển nhân cách của các
em ở độ tuổi này.
2.
2.1.
Tính ứng dụng của học thuyết Erikson trong chăm sóc và giáo dục trẻ
Giai đoạn thứ nhất: Tin tưởng hoặc hoài nghi (Basic trust vs. Mistrust)
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Nhiệm vụ
của trẻ trong giai đoạn này là phát triển cảm giác bản thân mình, tin tưởng người khác.
Đứa bé sẽ phát triển một cảm thức tin cậy nếu các nhu cầu về thực phẩm và chăm sóc
được đáp ứng đều đặn. Erikson đưa ra ba hoạt động chủ yếu để phát triển sự tin tưởng
bao gồm:
5
•
Bế khi cho trẻ ăn: động viên trẻ, mỉm cười, nói chuyện cùng trẻ, chỉ tập trung
•
vào trẻ, khơng xao nhãng làm việc khác.
Đáp ứng lại những dấu hiệu khó chịu của trẻ: ở độ tuổi sơ sinh trẻ rất hay khóc
quấy, nhưng đây là cách duy nhất để tạo sự chú ý với người lớn; nếu cha mẹ có
•
biểu hiện cáu gắt, khó chịu sẽ khiến trẻ cảm thấy khơng an tồn.
Tạo sự gắn bó với trẻ thơng qua việc chăm sóc: trị chuyện, chơi đùa, cùng trẻ,
nhẹ nhàng âu yếm trong lời nói, cử chỉ đối với trẻ.
Mục tiêu của giai đoạn thứ nhất: Trẻ sẽ hình thành cảm nhận về sự tin tưởng khi
người chăm sóc cung cấp cho trẻ sự chăm sóc, tình u thương và là chỗ dựa cho trẻ.
Thành công trong giai đoạn này sẽ giúp hình thành hy vọng.
2.2.
Giai đoạn thứ hai: Tự lập hoặc hổ thẹn và hoài nghi (Autonomy vs. Shame &
Doubt)
Tại giai đoạn này trẻ nhận ra mình có nhiều kỹ năng và khả năng, như tự mặc
quần áo, chơi đồ chơi,... Những kỹ năng ấy thể hiện xu hướng độc lập và tự chủ ngày
càng phát triển của trẻ. Việc cho phép trẻ đưa ra lựa chọn và có được quyền kiểm soát
sẽ tạo điều kiện cho người chăm sóc giúp trẻ hình thành cảm nhận về sự tự chủ.
Ở giai đoạn này, phụ huynh có thể ni dưỡng trẻ thơng qua cách:
•
Đưa ra lựa chọn đơn giản cho trẻ: ví dụ như cho trẻ chọn giữa A hoặc B, khơng
q nng chiều lựa chọn của trẻ vì sẽ tạo cho trẻ thói quen địi hỏi và bắt buộc
•
phải được đáp ứng.
Đặt ra những giới hạn: biểu hiện đùa nghịch “quá trớn” của trẻ là đánh, la hét
với mọi người khi không theo đúng ý của chúng. Cha mẹ cần đặt ra giới hạn cho
•
trẻ và cho trẻ hiểu đó là điều khơng nên làm.
Chấp nhận các cách giải quyết của trẻ: trừ trường hợp có thể gây nguy hiểm,
cha mẹ khơng nên bó buộc chỉ trong một cách xử lý. Nếu trẻ đề xuất cách xử lý
6
khác, hãy cố gắng chấp nhận chúng. Khi lớn lên, trẻ sẽ sống có chính kiến, sáng
tạo và tin tưởng vào quyết định của mình.
Mục tiêu của giai đoạn thứ hai: Trẻ cần hình thành cảm nhận về khả năng kiểm soát
các kỹ năng cơ thể và sự tự lập. Trẻ nào gặp khó khăn và cảm thấy xấu hổ về những sự
cố mình gặp phải sẽ cảm thấy mình khơng có khả năng kiểm sốt. Thành cơng trong
giai đoạn này sẽ giúp tạo ra ý chí.
2.3.
Giai đoạn thứ ba: Chủ động hoặc mặc cảm (Initiative vs. Guilt)
Trẻ bắt đầu lên kế hoạch cho các hoạt động, tạo ra các trò chơi, và chủ động thực
hiện các hoạt động với người khác. Nếu hoàn thành giai đoạn hai, trẻ sẽ bớt bướng
bỉnh, giai đoạn ba trẻ bắt đầu tiếp xúc với những người khác ngồi gia đình như bạn bè
ở lớp mẫu giáo, người trông trẻ,… Tất cả đều mới lạ và khao khát học hỏi tăng cao,
chúng sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi “Tại sao?” và nhạy cảm với sự phản ứng từ người
khác.
Trong giai đoạn này, để trẻ hình thành những nhân cách tốt và tránh các nguy cơ phạm
tội, các bậc cha mẹ cần lưu ý cách giáo dục con trẻ như sau:
• Để trẻ tự rút kinh nghiệm ra từ sai lầm của mình: phụ huynh không nên quá
can thiệp vào lỗi sai của trẻ, mà chỉ nên dừng lại ở động viên, gợi ý cho trẻ điều
•
nên và khơng nên làm.
Khơng ép trẻ hình thành sở thích theo khn khổ “lí tưởng”: các bậc cha mẹ
khơng nên ép trẻ thích những thứ mà đa số những đứa trẻ khác thích hoặc vì
•
mong muốn của gia đình. Điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy gị bó và áp lực.
Kiên nhẫn giải thích: nếu cha mẹ nhìn nhận những câu hỏi của trẻ là khơng
quan trọng, phiền toái hoặc đáng xấu hổ hay xem những mặt khác trong hành vi
của trẻ là sự đe dọa, thì trẻ sẽ có cảm giác tội lỗi và mặc cảm. Quá mặc cảm có
thể khiến trẻ chậm chạp trong việc tương tác với người khác và có thể hạn chế
•
khả năng sáng tạo của trẻ.
Tránh cho trẻ tiếp xúc với những thứ tiêu cực: vì trong giai đoạn này trẻ bắt
đầu bắt chước, và đặc biệt trẻ sẽ bắt chước theo những mẫu người ở gần nhất đó
7
là các bậc phụ huynh, bạn bè, người trông trẻ,… Phụ huynh cần chú ý điều chỉnh
hành vi của mình và những người xung quanh, tránh để trẻ học theo những thói
hư tật xấu.
Mục tiêu của giai đoạn thứ ba: Trẻ cần bắt đầu khẳng định quyền kiểm soát và sức
mạnh của bản thân với môi trường xung quanh. Nếu cha mẹ kiên nhẫn giải thích cho
những thắc mắc của trẻ, trẻ sẽ cảm thấy an tồn và sự tị mò, sáng tạo sẽ theo đà phát
triển; đồng thời trẻ sẽ học được tính kiên nhẫn, bình tĩnh từ cha mẹ vì đây là giai đoạn
trẻ hình thành mẫu người lí tưởng trẻ muốn trở thành mà gần trẻ nhất chính là phụ
huynh của chúng. Khi trẻ đạt được trạng thái cân bằng lý tưởng giữa tính chủ động cá
nhân và thái độ sẵn sàng hợp tác với người khác, phẩm chất bản ngã mang tên “chủ
tâm” xuất hiện.
2.4.
Giai đoạn thứ tư: Chuyên cần hoặc tự ti (Industry vs. Inferiority)
Đây là giai đoạn bạn bè đồng lứa trở nên quan trọng hơn và là nguồn chính cho
sự tự tin của trẻ. Chúng cảm thấy cần đạt được sự công nhận bằng cách thể hiện những
khả năng nhất định được xã hội coi trọng và bắt đầu phát triển cảm giác tự hào về
những thành tích của mình. Một vài lần thất bại sẽ cần thiết để trẻ có được sự khiêm
tốn. Một lần nữa, sự cân bằng giữa khả năng và sự khiêm tốn là cần thiết.
Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu tiếp xúc với mơi trường khác ngồi gia đình và
hình thành các mối quan hệ thầy trị và bạn bè. Quá trình hình thành nhân cách của trẻ
được tác động bởi cả yếu tố gia đình và nhà trường. Các bậc phụ huynh và giáo viên
cần đáp ứng những u cầu như:
•
Ln khuyến khích, động viên và ủng hộ trẻ, đặc biệt lúc trẻ phạm sai lầm: vì
bắt đầu trở thành một thành phần trong một tập thể lớn hơn, trẻ sẽ thấy xấu hổ,
thất vọng khi không đạt được kết quả như các bạn khác. Giáo viên đóng vai trị
quan trọng trong việc động viên, giúp đỡ trẻ. Nếu được khuyến khích và củng cố
8
sự chủ động của mình, trẻ sẽ siêng năng và tự tin về khả năng đạt mục tiêu của
•
mình.
Định hướng trẻ, giúp trẻ phân biệt được đúng, sai: Giai đoạn này trẻ bắt đầu
được tiếp xúc với các chuẩn mực xã hội cơ bản, trẻ tự phân biệt được tốt – xấu,
đúng – sai. Tuy nhiên sự nhận thức không ln chính xác, khiến nhiều trường
hợp trẻ đang làm sai nhưng nghĩ đó là đúng. Cha mẹ, thầy cơ cần định hướng khi
trẻ lạc hướng.
Mục tiêu của giai đoạn thứ tư: tạo sự tự tin cho trẻ thông qua những trải nghiệm,
khám phá; đảm bảo suy nghĩ và hành vi của trẻ phù hợp với các chuẩn mực xã hội
nhưng khơng tạo sự gị bó trong cách giáo dục. Thành công trong giai đoạn này sẽ tạo
ra bản lĩnh.
2.5.
Giai đoạn thứ năm: Khẳng định chính mình hoặc mơ hồ về vai trò của bản thân
(Identity vs. Role confusion)
Đây là giai đoạn phát triển chủ yếu, trong giai đoạn này trẻ phải tìm hiểu các vai
trị của một người trưởng thành mình sẽ đảm nhận. Trẻ sẽ cố tìm ra con người thật của
mình. Trong giai đoạn này, hình thể của trẻ sẽ thay đổi và khởi đầu trẻ có thể chưa
thích nghi được với sự thay đổi này. Erikson đề xuất có hai căn tính bao gồm: giới tính
(sexual) và nghề nghiệp (occupational). Mặt khác, không những trẻ tiếp xúc với những
thứ mới, phụ huynh cũng sẽ tiếp xúc với những quan điểm mới mà trẻ đưa ra. Kì vọng
là một điều tốt, nhưng khơng nên tạo ra một hình mẫu lí tưởng và áp đặt trẻ vào khn
mẫu đó. Thay vào đó, phụ huynh nên học cách chấp nhận trẻ và để chúng sống thật với
bản ngã của mình. Đây là giai đoạn của tuổi dậy thì – một giai đoạn khó khăn trong q
trình trưởng thành của trẻ. Như vậy, gia đình và nhà trường càng cần phải quan tâm trẻ
hơn ở mọi mặt:
9
•
Tôn trọng và tin tưởng: coi trẻ như một người trưởng thành, trở thành một
người bạn với trẻ, tạo cơ hội để trẻ được khẳng định mình, tự quyết định, làm
•
việc độc lập, tự chịu trách nhiệm.
Chia sẻ (mở rộng giao tiếp): tạo sự cởi mở về những điều diễn ra hàng ngày
trong cuộc sống, rút ngắn khoảng cách thế hệ, giáo dục sớm về giới tính, tình
u, tình dục, kỹ năng phịng ngừa và ứng phó xâm hại, cùng chia sẻ những vấn
•
đề khó khăn của trẻ.
Lắng nghe và thấu hiểu về tâm sinh lý của lứa tuổi, đặc điểm về thể chất và tính
cách riêng của trẻ, về kỹ năng sống, sự thay đổi qua tâm trạng của con và hỗ trợ
•
kịp thời khi có những biểu hiện tiêu cực.
Khơng quan trọng hóa thành tích: hãy quan tâm về những điều trẻ đã đạt được
và động viên chúng.
Mục tiêu của giai đoạn thứ năm: Trẻ cần hình thành cảm nhận về bản thân và bản
dạng cá nhân. Thành công trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ sống đúng với con người
mình, trong khi thất bại sẽ dẫn đến tình trạng xung đột về vai trị và cảm giác bản thân
kém cỏi.
3.
Ý nghĩa của học thuyết Erikson trong việc phịng tránh nguy cơ trẻ có hành vi
vi phạm pháp luật
Thuyết tâm lý xã hội của Erikson đã đặt ra một bài toán cơ bản yêu cầu điều kiện
cần và đủ cho các bậc phụ huynh và hệ thống giáo dục. Thuyết Erikson có vai trị như
một cuốn giáo trình thu nhỏ về các giái đoạn phát triển của trẻ và cách để các phụ
huynh, giáo viên đối diện với chúng dễ dàng hơn. Erikson tổng hợp lại 5 mục tiêu tối
thiểu người lớn cần giúp trẻ đạt được và sự tác động tới nguy cơ trẻ phạm tội như sau:
•
•
•
•
Hy vọng và niềm tin vào cuộc sống
Ý chí độc lập
Sự chủ động với mục đích của bản thân
Bản lĩnh đối mặt với khó khăn
10
•
Sự trung thực – sống đúng với con người thật của mình
Khi trẻ có được cảm giác an tồn mà gia đình trao cho, trẻ hình thành niềm tin
vào cuộc sống và hiểu được gia đình ln là nơi an tồn. Đó là bước đầu khiến trẻ cảm
thấy n tâm với môi trường sống và không biểu hiện sự chống lại xã hội khi lớn lên.
Sở hữu được ý chí và sự độc lập sẽ khiến trẻ có thể tự đặt ra mục đích cho bản thân và
chủ động đạt được mục tiêu đó đối; khi trưởng thành khơng dễ bị kẻ xấu lôi kéo, cám
dỗ phạm tội. Và trên hết, khi đến tuổi dậy thì, nếu trẻ khơng được phép sống đúng với
con người thật của mình, trẻ sẽ mặc cảm và chán nản, đây là con đường ngắn nhất dẫn
đến trầm cảm và thúc đẩy nguy cơ thực hiện hành vi phạm tội.
Thực tế cho thấy: 1Đã có nhiều vụ xả súng trường học tại Mỹ xảy ra, nguyên
nhân là vì trẻ mặc cảm với bản thân, bị bạn bè cùng lớp trêu ghẹo, bố mẹ không xem
trọng vấn đề của trẻ. Khi không được tôn trọng, trẻ rất dễ tự ái, sự ghen ghét và căm
thù nảy sinh trong tiềm thức trẻ.
II.
THỰC TIỄN ÁP DỤNG HỌC THUYẾT ERIK ERIKSON VÀ NHỮNG
1.
BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH
Sự áp dụng học thuyết Erikson trong phòng chống nguy cơ phạm tội của
người chưa thành niên dưới góc nhìn thực tế
Những thành quả đã đạt được: Nhân thức được tầm quan trọng trong cách
giáo dục về chăm sống trẻ, thuyết Erikson đã được đưa vào đời sống thơng qua các
khóa học về kỹ năng làm cha mẹ, các khóa tập huấn dành cho giáo viên; các phương
tiện truyền thơng cũng đã tích cực trong hoạt động tuyên truyền về phương thức
nuôi dạy trẻ.
Tuy nhiên, tình trạng người dưới 18 tuổi phạm tội ngày càng tăng ở các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam tình
1 />
11
trạng tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng ngày càng gia tăng
cả về số lượng và mức độ phạm tội.
Về phía gia đình, các bậc phụ huynh thường quá bận với công việc mà bỏ
quên con cái. Một bộ phận gia đình kinh tế khó khăn thì quan niệm chỉ cần học biết
chữ, biết đếm, sau đó bỏ học đi làm kinh tế. Mối quan hệ giữa gia đình và nhà
trường cịn lỏng lẻo dẫn đến con bỏ học, chơi bời hư hỏng mà bố mẹ không biết,
không quan tâm đến việc học tập của con cái.
Về môi trường giáo dục ở nhà trường: Trong những năm vừa qua, nhà trường
chỉ chú trọng đến công tác giảng dạy kiến thức cơ bản về văn hóa, việc giáo dục
nhân cách cho các em chưa thực sự được quan tâm. Trong mối quan hệ giữa gia
đình và nhà trường vẫn cịn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý, giáo dục
học sinh, chính những tiêu cực này đã hình thành trong tâm hồn các em những nhận
thức sai lệch về chuẩn mực xã hội, dẫn đến lười học và bỏ học, từ đó nảy sinh tình
trạng tụ tập, đàn đúm thực hiện hành vi phạm pháp.
2.
Giải pháp phịng tránh nguy cơ người chưa thành niên có hành vi vi phạm
pháp luật
Với thực trạng trên, để củng cố chất lượng giáo dục và chăm sóc trẻ, đồng
thời nâng cao hiệu quả phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội. Cá nhân em đề
xuất một số giải pháp như sau:
•
Mở rộng kiến thức về phương thức chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc phụ
huynh thông qua các buổi tư vấn, các khóa học về cách ni và dạy con đúng
•
đắn.
Nâng cao vai trị, trách nhiệm của nhà trường trong cơng tác phịng ngừa
người chưa thành niên phạm tội. Nhà trường cần tổ chức các biện pháp quản
lý khoa học, chặt chẽ đối với học sinh; tạo điều kiện cho các em chấp hành kỷ
12
luật với ý thức từ thấp đến cao, tạo thành ý thức tự giác cho các em ngay từ
•
khi cịn nhỏ.
Tăng cường công tác tuyên truyền cách giáo dục, nuôi dạy trẻ thơng qua
•
truyền thơng và các trang mạng xã hội.
Xem xét về thời gian nghỉ sau sinh đối với lao động nữ tại Luật bảo hiểm xã
hội. Em xin đề xuất thời gian nghỉ sau sinh tối đa là 1 năm đối với lao động
nữ, đặc biệt là các người mẹ đơn thân; hoặc đan xen thời gian nghỉ giữa cha
hoặc mẹ để đảm bảo ln có ít nhất 1 người chăm sóc, gần gũi với trẻ trong
giai đoạn thứ nhất.
KẾT LUẬN
Một trong những thế mạnh của học thuyết Erikson đó là học thuyết đã cung cấp
một khung thời gian rộng mà từ đó ta có thể quan sát sự phát triển của một người trong
suốt cuộc đời. Tuy còn tồn tại những hạn chế về khung thời gian nhưng về cơ bản, học
thuyết đã phác thảo sơ bộ q trình phát triển nhân cách ở trẻ, từ đó khiến hoạt động
chăm sóc và giáo dục trẻ được tiến hành dễ dàng hơn và mục tiêu giảm nguy cơ trẻ có
hành vi vi phạm pháp luật trở mang tính khả thi hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng môn tư pháp đối với người chưa thành niên,
3.
8/2019.
Carol Garhart Moonkey, “Các lý thuyết về trẻ em của Dewey, Montessori,
4.
5.
Erikson, Piaget và Vygotsky”.
Anita. E. Woolfolk, “Erik Erikson Và Thuyết Phát Triển Tâm Lý”.
Hà Thị Hiên, “Thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp phòng ngừa tội
phạm do người chưa thành niên gây ra”, 14/03/2019.
< >
13
6.
Rachel Ehmke, “Anxiety Over School Shootings”.
< >
14