Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển ngành chăn nuôi heo KV đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRẦN VĂN VIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2000


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHĂN NUÔI HEO
1.1. Giới thiệu về ngành chăn nuôi heo.........................................................3
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành chăn nuôi heo .............3
1.1.2. Quy trình công nghệ ...................................................................5
1.2. Tình hình chăn nuôi trên thế giới và tại Việt Nam.................................7
2.1. Sản lượng thịt và cơ cấu bữa ăn ..............................................................9
2.2. Sản lượng thịt hơi cả nước .......................................................................9
2.3. Cơ cấu các loại thịt trong bữa ăn hàng ngày.........................................11
3. Vai trò của ngành chăn nuôi heo trong nền kinh tế ................................13
CHƯƠNG II : HIỆN TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI HEO KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1. Tình hình chăn nuôi heo tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long .........16
1.1.1. Tình hình phát triển đàn heo tại khu vực đồng bằng sông Cửu
Lon…………………………….. ........................................................................16
1.1.2. Phân bố đàn heo theo địa bàn ........................................................17
1.1.3. Hệ thống chăn nuôi heo tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.........
1.1.4. Các định mức kinh tế – kỹ thuật .....................................................20
2.1. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn


nuôi heo khu vực đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua ....................
2.1.1. Cơ cấu các giống heo tại khu vực .................................................22
2.1.2. Tình hình sản xuất và cung ứng các con giống tại khu vực đồng
bằng sông Cửu Long......................................................................23
2.1.3. Tình hình sản xuất thức ăn gia súc ...............................................26
2.1.3.1. Nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc ..................26
2.1.4. Tình hình sản xuất các sản phẩm thịt ...........................................28
2.1.4.1. Nhu cầu thịt heo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long........28
2.1.4.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm thịt heo...............................28

1


2.1.4.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến cầu thịt heo tại khu vực
2.3. Những hạn chế chủ yếu của ngành chăn nuôi heo Đồng Bằng Sông
Cửu Long

............................................................................30

CHƯƠNG III : CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH
CHĂN NUÔI HEO Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1. Mục tiêu và quan điểm phát triển của ngành chăn nuôi heo khu vực
Đồng Bằng Sông Cửu Long........................................................36
3.1.1. Mục tiêu phát triển ......................................................................36
3.1.2. Quan điểm phát triển ...................................................................37
3.2. Các giải pháp nhằm phát triển ngành chăn nuôi heo Đồng Bằng Sông
Cửu Long

......................................................................................37


3.2.1. Có chính sách hổ trợ chăn nuôi, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất
37
3.2.2. Cần tạo ra một hành lang an toàn, hiệu quả, thống nhất trong
vấn đề kiểm soát các nguồn nhập xuất các sản phẩm chăn nuôi vật
nuôi tại khu vực. Cải tổ và cũng cố lại hệ thống thú y
3.2.3. Quy hoạch vùng chăn nuôi trọng điểm nhằm có biện pháp hỗ trợ, đầu
tư kịp thời làm cơ sở vững chắc trong chiến lược phát triển
3.2.4. Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức các hệ thống chăn nuôi, định hướng
hành động tạo lợi thế cạnh tranh .................................................42
3.2.5. Nhanh chóng chuyển sang hướng sản xuất con giống có năng suất chất
lượng cao, sử dụng các chương trình lai tiến tiến nhằm tận dụng triệt để ưu
thế lai cho các đời sản phẩm ...............................................................44
3.2.6. Đầu tư công nghệ chế biến thức ăn gia súc ..................................46
3.2.7. Thành lập trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ chăn
nuôi trong vùng

49

3.2.8. Chủ động tìm thị trường xuất khẩu sản phẩm, hoàn thiện công nghe chế
biến sản phẩm chăn nuôi .....................................................................51
3.2.9. Xã hội hóa vấn đề “gieo tinh nhân tạo” .......................................52
3.2.10. Vấn đề vốn cho nhà chăn nuôi ...................................................53
KẾT LUẬN

............................................................................55

2


MỞ ĐẦU

Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước với sản lượng lương
thực hàng năm lên đến 14,5 triệu tấn. Là kho nguyên liệu vô tận cho công
nghiệp chế biến, nằm cạnh các trung tâm khoa học kỹ thuật năng động của cả
nước nên góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Nói đến Đồng Bằng Sông Cửu Long là nói đến lúa gạo và sản phẩm chăn
nuôi.
Nông nghiệp nước nhà sau hơn 10 năm đổi mới đã dần dần thay da, đổi
thịt. Bộ mặt nông thôn Việt Nam ngày nay về cơ bản thay đổi khá nhiều. Việc
máy móc thay thế con người trên đồng ruộng không còn là điều mới mẽ. Trong
bối cảnh đó, ngành chăn nuôi cũng tiến một bước khá dài. Chăn nuôi heo là
ngành có tỷ trọng sản lượng thịt cung cấp cao nhất. Chăn nuôi phát triển tạo điều
kiện kéo theo các ngành sản xuất khác phát triển, đặc biệt là ngành chế biến thức
ăn gia súc và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
Ngành chăn nuôi phát triển trên diện rộng đòi hỏi sự cung ứng lao động
cao, trong đó có lao động có trình độ và lao động phổ thông góp phần giải quyết
vấn đề việc làm, giảm bớt áp lực cho xã hội.
Dân số gia tăng cộng với thói quen ưu chuộng sử dụng thịt heo trong bữa
ăn hàng ngày của người Việt Nam làm cho nhu cầu về loại sản phẩm này trong
thời gian tới vẫn tiếp tục gia tăng. Ước tính đến năm 2005 dân số vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long sẽ là 19,5 triệu và nếu đáp ứng được nhu cầu thịt heo hàng
năm là 17 kg/người/năm thì sản lượng thịt heo cần đáp ứng là 331,5 triệu
tấn/năm.
So với TP.HCM thì tốc độ tăng trưởng tổng đàn heo qua từng năm tại Đồng
Bằng Sông Cửu Long cao hơn và xét về số lượng thì vượt rất xa TP.HCM nhưng
năng suất đàn heo lại không cao. Trước sức ép cạnh tranh của thị trường cùng
với quá trình đô thị hóa đang diễn ra ở các tỉnh, ngành chăn nuôi heo vùng Đồng

3



Bằng Sông Cửu Long đang gặp phải một số vấn đề bức xúc như: sự biến động
giá cả thị trường thịt heo và giá cả thức ăn gia súc; vấn đề ô nhiễm môi trường
trong chăn nuôi; chất lượng đàn giống và khả năng quy hoạch các vùng chăn
nuôi tiên tiến; vấn đề “ dội chợ “ mùa nước nổi, …
Đề tài “ Một số giải pháp nhằm phát triển ngành chăn nuôi heo khu vực
Đồng Bằng Sông Cửu Long “ xuất phát từ thực tiễn nêu trên.
Mục tiêu của đề tài đi sâu phân tích thực trạng ngành chăn nuôi heo thời gian
qua tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nhằm tìm ra những nhân tố chính tác
động đến sự phát triển của ngành. Từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp góp phần
giải quyết những hạn chế từ thực trạng nêu trên.
Chăn nuôi heo là một ngành mang lại lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu thực phẩm
quan trọng cho nền kinh tế quốc dân và đòi hỏi nhiều nghiên cứu khoa học sâu
sắc của các lónh vực khác. Đề tài chỉ giới hạn ở góc độ kinh tế của vấn đề ,
không đi sâu phân tích những vấn đề mang nặng tính kỹ thuật.
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, dự báo, so sánh, phương
pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng dựa vào các quan điểm, chính sách
của Đảng và Nhà Nước.
Nội dung Luận Văn ngoài phần mở đầu, kết luận gồm 3 chương, có kết cấu
như sau:
ƒ Chương 1: Tổng quan về ngành chăn nuôi heo
ƒ Chương 2: Thực trạng ngành chăn nuôi heo khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long thời gian qua
ƒ Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển ngành chăn nuôi tại khu vực
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Vì trình độ và thời gian có hạn nên Luận Văn không thể tránh được những
thiếu sót nhất định, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.

4



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ
NGÀNH CHĂN NUÔI HEO
1.1.

Giới thiệu về ngành chăn nuôi heo

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành chăn nuôi heo
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng của khu vực nhiệt
đới gió mùa nên thích hợp phát triển các loại cây nông nghiệp. Với nền nông
nghiệp cổ truyền từ bao đời nay, dù đã qua bao biến đổi của lịch sử, nông nghiệp
vẫn khẳng định vị trí vững chắc của mình trong nền kinh tế quốc dân. Song phải
thừa nhận rằng nền nông nghiệp nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu,
manh mún, tự cung tự cấp. Kể từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đặc biệt là
nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị, nghị quyết trung ương 5 ( khóa VI) thì nông nghiệp
nước nhà đã thật sự bước sang một trang mới. Sản lượng lương thực tăng nhanh, từ
chổ chỉ đáp ứng một phần nhu cầu trong nước đã chuyển sang dư thừa và xuất khẩu
mang về nguồn lợi lớn cho đất nước.
Song song đó, ngành chăn nuôi cũng đạt được những tiến bộ nhất định.
Nếu trồng trọt lấy thâm canh, tăng vụ làm cơ sở tăng sản lượng, tăng thu nhập
thì ngành chăn nuôi cũng là ngành có khả năng thâm canh rất cao vì nó gắn liền
với phương thức sản xuất công nghiệp, cơ giới hóa và bán tự động. Đó là sản
xuất con giống chất lượng cao, đó là các quy trình chế biến , sản xuất thức ăn
gia súc,… Chăn nuôi không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu, vụ mùa mà chỉ
phụ thuộc vào quy trình sinh học và điều kiện dịch tể. Nhờ những thành tựu
khoa học mà chúng ta có thể hạn chế, phòng chống một cách hữu hiệu quá trình
lây lan bệnh dịch gia súc và kiểm soát chặt chẽ những tác động này.

5



Một nền nông nghiệp phát triển nhất thiết phải đảm bảo tính cân đối giữa
các khu vực : Chăn nuôi – Trồng trọt – Dịch vụ.
Nước ta là nước nông nghiệp có khí hậu thích hợp cho ngành chăn nuôi
phát triển trên mọi miền đất nước. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có vai trò
quan trọng trong việc ổn định an ninh lương thực, là khu vực cung cấp nguồn
nguyên liệu thực phẩm cho cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng. Diện tích
tự nhiên toàn khu vực là 39.554 km2, diện tích đất nông nghiệp đã khai thác là
3,4 triệu ha, dân số 16.624.102 người và sản lượng lúa hàng năm đạt 14.819.526
tấn.
Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi trong khu vực cũng có những bước phát
triển nhất định góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long, sản lượng thịt heo xuất chuồng gia tăng qua từng năm, số lượng đầu
heo chiếm gần 20% so với cả nước. Chăn nuôi góp phần tạo ra GDP, giải quyết
việc làm cho lao động nhàn rỗi giữa các mùa vụ và làm tăng thu nhập của người
dân.
Ngành chăn nuôi khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long phát triển cũng
mang những đặc thù như các vùng kinh tế khác của Việt Nam. Bắt đầu từ các
giống heo địa phương đã được thuần chủng, chăn nuôi thả rong, tận dụng các
phế phẩm thức ăn rồi dần dần phát triển lên quy mô tập trung, lấy yếu tố thị
trường làm trọng tâm giải quyết các vấn đề. Do đó, ngành chăn nuôi ở đây về cơ
bản đã thoát khỏi cảnh “ chăn nuôi bỏ ống “ mà lấy hiệu quả kinh tế làm đầu.
Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của
ngành chăn nuôi trong khu vực.
Chăn nuôi hình thành và phát triển song song với trồng trọt. Nếu trồng
trọt xem giống là điều kiện tiên quyết thì chăn nuôi heo xem con giống đầu vào
là yếu tố không thể thiếu được. Việc chọn lọc, lai tạo cho ra đời những con
giống chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong từng giai đoạn phát triển là công

6



việc cực kỳ quan trọng. Tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long, từ năm 1985 trở về trước, con giống trong các trại chăn nuôi lớn cũng như
trong dân chủ yếu là các giống heo địa phương năng suất thấp như giống Ba
Xuyên, Thuộc Nhiêu, Móng Cái,… Những con giống này đã được thuần hóa thích
hợp với điều kiện khí hậu và chế độ dinh dưỡng nhưng lại lâu lớn, tiêu tốn thức
ăn cao, chất lượng thịt thấp. Do đó nhu cầu có những con giống chất lượng cao
ngày càng cấp thiết tạo ra sức ép khách quan buộc các đơn vị phải tích cực tìm
biện pháp nhập hay cải tạo đàn giống hiện có.
Kể từ sau năm 1986, nhờ chính sách mở cửa đón nhận đầu tư, giao lưu với
các nước khác trong khu vực mà ngành chăn nuôi Việt Nam đã có những bước
phát triển dài. Nhìn lại quá trình phát triển 14 năm qua, ngành chăn nuôi Việt
Nam có thể tự hào về những mặt đạt được:
Một là: đã nhanh chóng tăng được tổng đàn heo lên con số kỷ lục 18 triệu
con đứng thứ hai ở khu vực Châu Á.
Hai là: Chất lượng đàn heo vượt xa mức cao nhất năm 1985, làm cơ sở tạo
ra nguồn lợi lớn cho đất nước trong việc cải thiện cơ cấu bữa ăn, đảm bảo nhu
cầu dinh dưỡng cho nhân dân, kích thích các ngành kinh tế khác phát triển, cụ
thể là ngành chế biến thức ăn, công nghiệp chế biến, giết mổ.
Ba là: trở thành ngành quan trọng trọng nông nghiệp tạo ra GDP, góp
phần cân đối giữa khu vực chăn nuôi và trồng trọt.
1.1.2. Quy trình công nghệ:
Chăn nuôi cũng như trồng trọt phải theo những quy trình nhất định và đáp
ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Xét theo quy trình sinh học thì con
giống đời sau không thể dùng để tạo ra con giống thuộc thế hệ trước và quy trình
lai tạo phải có điểm dừng.

7



Con giống thế hệ bố mẹ không được đưa lên sản xuất ra đời ông bà hay cụ
kỵ và quy trình lai tạo này phải dừng lại ở thế hệ con thương phẩm, không thể
kéo dài thêm quy trình này. Cụ thể quy trình như sau:

SƠ ĐỒ SỐ 1
CHƯƠNG TRÌNH LAI GIỐNG CHUẨN
ĐỜI CỤ KỴ

ĐỜI CỤ KỴ

ĐỜI ÔNG BÀ

ĐỜI BỐ MẸ

ĐỜI ÔNG BÀ

ĐỜI BỐ MẸ

ĐỜI THƯƠNG PHẨM
Mục đích của việc tuân thủ quy trình trên là khắc phục sự suy thoái đàn
giống ở các thế hệ đời sau và tận dụng được ưu thế lai cho các đời sản phẩm,
tránh được hiện tượng đồng huyết.
Xét về quá trình chăm sóc, thuần dưởng; trước năm 1986 hầu hết chuồng trại
trong ngành chăn nuôi đều theo kiểu chuồng thiết kế xi măng, máng ăn cố định.
Ưu điểm của loại chuồng trại này là dễ thi công, chi phí thấp nhưng thường ẩm
thấp, khó chăm sóc, khó theo dõi khẩu phần dinh dưởng cho từng con giống
trong đàn. Sau năm 1986, nhờ áp dụng kiểu chuồng lồng mà việc chăm sóc đàn

8



heo dễ dàng hơn, việc kiểm soát các chỉ tiêu kỹ thuật được thực hiện tốt làm cho
hiệu quả kinh tế trong ngành chăn nuôi tăng cao, kích thích sản xuất phát triển.
1.2 Tình hình chăn nuôi trên thế giới và tại Việt Nam
Chăn nuôi là ngành gắn liền với chế biến nhưng cũng gắn liền với ô nhiễm
môi trường và tình hình bệnh dịch. Vì thế các nước như Đài Loan, Nhật Bản,
Hongkong, … xu hướng giảm tỷ trọng chăn nuôi mà tăng ngành công nghiệp chế
biến. Các nước này chủ yếu nhập nguồn nguyên liệu từ các nước khác và đưa
chăn nuôi ra xa. Tại Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn, các khu vực
năng động, tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh nên chăn nuôi buộc phải
chuyển ra các vùng ngoại ô, vùng nông nghiệp đất đai rộng lớn, ít chịu sức ép
về dân cư, môi trường. Tình hình phát triển đàn heo ở một số nước như sau
BẢNG 1: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TỔNG ĐÀN HEOCỦA MỘT SỐ
NƯỚC NĂM 1999
STT
1
2

QUỐC GIA
THẾ GIỚI
CHÂU Á
™ TRUNG QUỐC
™ VIỆT NAM
™ ẤN ĐỘ
™ PHILIPIN
™ INDONESIA
™ NHẬT BẢN
™ HÀN QUỐC
™ THÁI LAN
™ MYANMAR

™ MALAYSIA
™ CAMPUCHIA
™ LÀO

TỔNG ĐÀN HEO
SẢN LƯNG THỊT
(1000 CON )
(1000 TẤN)
957.469
83.595
577.025
43.945
485.698
36.930
18.132
1.230
16.005
469
10.210
1.037
10.201
759
9.800
1.225
6.700
975
4.209
300
3.641
120

3.400
241
2.159
86
1.880
156
Nguồn : Thống Kê của FAO 1999

Theo số liệu trên có thể rút ra nhận xét như sau: mặc dù xét về tổng đàn
thì Việt Nam đứng thứ 2 ở châu Á ( sau Trung Quốc ) nhưng sản lượng thịt lại

9


thua xa Nhật Bản và Philippin hay Hàn Quốc. Như vậy rõ ràng là năng suất đàn
heo Việt Nam còn rất thấp.
Sau hơn 10 năm đổi mới trên nhiều lónh vực, Việt Nam đã đạt được những
thành công nhất định, cụ thể là trong ngành chăn nuôi heo. Tốc độ phát triển
đàn heo cũng như sản lượng thịt các năm đều tăng đáng kể.

BẢNG 2: TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN ĐÀN HEO VIỆT NAM

NĂM

TỔNG ĐÀN

TỔNG ĐÀN

SẢN


NĂNG

BÌNH

(1000 CON)

NÁI

LƯNG

SUẤT

QUÂN

(1000 CON)

THỊT

BÌNH

THỊT HEO

(1000

QUÂN

HƠI/NGƯỜ

TẤN)


(KG)

I (KG)

1980

10.001,0

1.581,7

292,0

48

6,02

1985

11.807,5

1.689,0

560,8

62

9,34

1990


12.260,5

1.570,4

728,9

65

10,93

1995

16.307,3

2.200,3

1.006,9

68

13,51

1996

16.921,4

2.248,5

1.076,0


69

14,15

1997

17.635,9

2.515,7

1.154,2

70

15,10

1998

18.132,1

2.602,3

1.230,6

70

15,80

1999


18.947,4

2.695,6

1.452,7

76

18,15

Nguồn: Tính toán theo niên giám thống kê 1999
Tốc độ tăng bình quân hàng năm:
ƒ Tổng đàn heo: 4.5%
ƒ Tổng đàn nái: 3.6%
ƒ Tổng sản lượng thịt hơi: 17.8%
ƒ Năng suất bình quaân: 2.4%

10


ƒ Bình quân thịt heo/người: 8.9%
2.1 . Sản lượng thịt và cơ cấu bữa ăn
Trong các loại thịt được dùng trong bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam
thì thịt heo chiếm một tỷ trọng rất lớn. Thịt heo có nguồn dinh dưỡng cao không
thua các loại thịt khác mà giá cả hợp lý, không quá chênh lệch với thu nhập của
người dân Việt Nam hiện nay. Giá trị dinh dưỡng thịt heo so với các loại thịt
khác như sau: (xem bảng 4)
BẢNG 4: GIÁ TRỊ DINH DƯỢNG CỦA THỊT HEO
SO VỚI CÁC LOẠI THỊT KHÁC
ĐVT: %


LOẠI THỊT

NƯỚC

CHẤT

CHẤT

CHẤT

ĐẠM

BÉO

KHÓANG

Thịt heo loại 1

73.0

19.0

7.0

1.0

Thịt heo loại 2

47.5


14.5

37.3

0.7

Thịt bò loại 1

70.5

18.0

10.5

1.0

Thịt bò loại 2

74.2

21.0

3.8

1.0

Thịt Trâu

73.0


22.8

3.3

0.9

Thịt Thỏ

69.3

21.5

8.0

1.2

Nguồn: Sổ Tay Chăn Nuôi
2.2.

Sản lượng thịt hơi cả nước

Về sản lượng, thịt heo có chiều hướng tăng qua các năm, cụ thể như sau: (xem
bảng 5)

11


BẢNG 5: SẢN LƯNG THỊT HƠI CÁC LOẠI 1990 –1999
ĐVT: 1000 TẤN


Năm

Tổng Số
Lượng
1.007,9
1.075,2
1.078,8
1.171,5
1.235,9
1.332,1
1.408,3
1.503,0
1.503,0
1.825,3

1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999

Thịt Heo

Thịt Gia

Thịt Trâu
Cầm

729,0
178,90
111,9
715,5
146,38
123,4
797,1
154,40
127,3
878,3
169,89
123,2
937,7
186,40
111,8
1.006,9
197,10
118,0
1.076,0
212,95
119,3
1.154,2
226,11
122,7
1.227,6
239,17
127,8

1.452,7
242.14
128,5
Nguồn: Cục Khuyến Nông & Khuyến Lâm

Năm 1990 thịt heo chiếm 72,7% trong tổng số các loại thịt sản xuất cung
cấp cho thị trường, đến năm 1995 chiếm tỷ trọng là 76,1% và năm 1999 chiếm
79,5%. Như vậy nhu cầu về thịt heo ngày càng cao và khả năng sản xuất cũng
tăng đáng kể.
BẢNG 6: TỶ TRỌNG CÁC LOẠI THỊT QUA CÁC NĂM
ĐVT: %
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999

Thịt heo
72.2
70.4
73.8
75.0
75.8
76.1

76.4
76.8
77.0
79,5

Thịt gia cầm
Thịt Trâu Bò
16.6
11.1
14.4
12.1
14.3
11.8
14.5
10.5
15.0
9.0
15.0
8.9
15.1
8.8
15.0
8.2
15.0
8.0
13.3
7.2
Nguồn: Tính toán theo bảng 5

12



Trong năm 1999, thịt heo cả nước chiếm 1.453 triệu tấn đạt 79,5%
trong tổng số các loại thịt. Điều này chứng tỏ thịt heo rất được ưu chuộng
và được sử dụng thường xuyên trong các loại thịt hiện có. Trung bình hàng
năm một người Việt Nam tiêu thụ hết 12,1 kg thịt heo so với 11,2 kg thịt
trâu bò và 2,15 kg thịt gia cầm. Mức tiêu thụ thịt heo ở thành thị cao hơn
các vùng nông thôn do sự chênh lệch khá lớn về thu nhập, lối sống. Hà
Nội và TP.HCM là hai địa phương có mức tiêu thụ thịt heo khá cao xấp xỉ
17 kg/người/năm. Tuy nhiên nếu so với các nước trên thế giới thì tỷ lệ này
còn rất khiêm tốn. (xem bảng 7)
BẢNG 7: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VẬT NUÔI
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
ĐVT: KG/NGƯỜI/NĂM
QUỐC GIA
Đan Mạch
Ba Lan
Đức
Đài Loan
Thụy Só
Hà Lan
Pháp
Canada
Mỹ
Trung Quốc
Nhật
Úc
2.3.

HEO

68.5
53.1
52.1
45.0
42.2
40.2
39.8
35.7
35.2
27.8
19.6
22.3


24.0
16.4
21.2
4.5
28.0
20.4
31.1
38.5
47.1
3.6
11.2
38.2

GIA CẦM
14.0
8.5

9.0
22.5
12.3
16.0
15.5
26.0
33.0
3.5
15.0
26.0
Nguồn: USDA 1999

Cơ cấu các loại thịt trong bữa ăn hàng ngày
TP.HCM và Hà Nội là hai địa phương có sức tiêu thụ lượng thịt các loại

tập trung lớn nhất. Qua khảo sát tại TP.HCM, theo kết quả điều tra của trường

13


Đại Học Nông Lâm và Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn thì thịt heo chiếm
tỷ lệ cao nhất, khu vực bệnh viện 60%, hộ gia đình 48%, trường học 46%. Hàng
ngày, lượng thịt các nơi nhập về thành phố qua các chợ đầu mối, các siêu thị. Số
liệu thống kê được thì hàng tuần thì lượng thịt heo tiêu thụ tại các siêu thị là
45% so với tổng số tiêu thụ, lượng thịt heo hàng ngày về các chợ đầu mối chiếm
tỷ lệ cao tuyệt đối khoảng 95% so với tổng số. Trung bình mỗi hộ gia đình sử
dụng 1,7 kg thịt trong tuần. Tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nơi có nhiều
sông rạch, nguồn thủy sản dồi dào nên thịt heo dù có nhu cầu cao nhưng được
thay thế bởi những sản phẩm này, đặc biệt là vào mùa nước nổi hàng năm từ
tháng 8 đến tháng 11 dương lịch, lượng cá nước ngọt nhiều, rẻ làm giá thịt heo

giảm mạnh.
Bảng 8 : Cơ Cấu Sử Dụng Thực Phẩm Chăn Nuôi Tại TP.HCM
ĐVT: %

Khu vực
1. Tiêu thụ
Hộ gia đình
Bệnh viện
Trường học
Khách sạn:
• Nước ngoài
• Nội địa
2. Phân phối
Siêu thị
Chợ đầu mối

Thịt
Bò Gà Công
Nghiệp



Tổng số

Heo

48
11
21


52
89
79

48
66
46

14
7
15

23
28

77
72

18
19

20
34

80
66

45
62


Gà ta

Vịt

11
12
30

9
15
14

9
5

23
25

49
33

12

10
11

35
-

20

-

2

2

Nguồn: Kết quả điều tra của trường ĐHNL & Tổng Cty NNSG

14


Do tốc độ đô thị hóa cao, việc hình thành các khu công nghiệp lân cận cũng
như trên địa bàn thành phố làm cho nhu cầu sử dụng thực phẩm công nghiệp chế
biến tăng nhanh làm thay đổi cơ cấu bữa ăn của người dân. Do đó nhu cầu về
thịt heo cũng thay đổi theo hướng chế biến, đóng gói thuận tiện cho việc sử
dụng.
3. Vai trò của ngành chăn nuôi heo trong nền kinh tế
Vai trò của ngành chăn nuôi heo trong nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những
mặt sau:
Một là: ngành đóng góp tạo ra thu nhập quốc dân
Chỉ tính riêng giai đoạn từ năm 1996 đến năm 1999, ngành chăn nuôi heo đã
tạo ra thu nhập quốc dân đáng kể. Bảng tính dưới đây cho thấy rõ vấn đề này.
(xem bảng 9)

BẢNG 9: GIÁ TRỊ SẢN LƯNG ĐÓNG GÓP CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI
HEO
Năm

Sản lượng thịt


Đơn giá

Thành tiền

(1.000 tấn )

(đồng/kg)

(tỷ đồng )

1996

1.076,0

12.789

13.760,964

1997

1.154,2

11.645

13.440,659

1998

1.230,6


13.077

16.092,556

1999

1.452,7

14.918

21.671,378

Trong giai đoạn 1996 – 1999, giá trị sản lượng thịt heo ngành chăn nuôi
tạo ra là 64.965,557 tỷ đồng, bình quân mỗi năm đạt 16.241,389 tỷ đồng.
Hai là: là ngành thu hút lao động và giải quyết việc làm cho xã hội.
Ngành chăn nuôi đòi hỏi đầu tư đồng thời ba yếu tố: con giống, thức ăn,
lao động. Lao động trong chăn nuôi được chia ra hai khu vực chính:

15


- Lao động thường xuyên: là lao động của các công nhân trong các cơ sở,
đơn vị, công ty chăn nuôi tập trung hoặc các hộ chăn nuôi quy mô lớn. Lao động
trong các đơn vị này mang tính chuyên môn cao, ít thay đổi, trong năm 1999 lao
động của khu vực này có khoảng 50.000 người.
- Lao động thời vụ hay không thường xuyên: là lao động trong các hộ sản
xuất nhỏ, quy mô chăn nuôi từ vài con heo nái đếm vài chục heo thịt. Đặc điểm
của lao động loại này là có thể thay đổi, hoán chuyển dễ dàng hay làm thêm
những công việc khác. Ước tính trong năm 1999 lao động trong khu vực này
chiếm khoảng 15% lao động ở nông thôn.

Ba là: Nhân tố quan trọng góp phần làm thay đổi cơ cấu bữa ăn hàng
ngày của người dân.
Ngành chăn nuôi heo phát triển sẽ đảm bảo nguồn thực phẩm giàu dinh
dưỡng, ổn định cho người dân. Đây là nhân tố vô cùng quan trọng, các hộ gia
đình trước đây chỉ dùng chủ yếu là rau, cá, tinh bột trong bữa ăn hàng ngày, do
vậy khó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết. Trong khi đó, giá
cả thịt heo còn quá cao so với thu nhập của đại bộ phận dân cư. Chăn nuôi
không phát triển, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng thấp, nhu cầu tiêu thụ cao
làm giá cả thịt heo trong một thời gian dài còn quá chênh lệch với thu nhập và
phần chi tiêu của người dân cho lương thực, thực phẩm, các nhu cầu tối thiểu
hàng ngày.
Bốn là: Góp phần làm cân đối tỷ lệ chăn nuôi và trồng trọt hướng đến
một nền nông nghiệp phát triển dựa trên sự phát triển cân đối giữa trồng trọt và
chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi Việt Nam thời gian qua đã đạt được những thắng lợi
nhất định. Nó đánh dấu bằng sự tăng lên sản lượng thịt cung cấp cho người dân.
Việc gia tăng lượng thịt heo, gia cầm, trứng, sữa làm chất lượng dinh dưỡng bữa

16


ăn gia tăng rõ rệt giúp giảm lượng gạo tiêu thụ góp phần quan trọng ổn định an
ninh lương thực và gia tăng sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên chăn nuôi vẫn chưa vượt qua giai đoạn tự cung tự cấp. Các sản
phẩm chăn nuôi chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước là chính chứ chưa đủ sức
hòa nhập và cạnh tranh trên thị trường thế giới. Hiện nay tỷ trọng mới chiếm
khoảng 22% giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Sản xuất phát triển làm đời sống của các tầng lớp dân cư được cải thiện
làm tiền đề phát sinh những nhu cầu mới: n ngon, đủ chất,… Do đó nhu cầu về
thịt heo trong những năm tới đối với thị trường trong nước vẫn còn rất cao.

Chăn nuôi tuy phát triển nhưng vẫn còn lạc hậu, tự cung tự cấp. Sản phẩm
làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước chứ chưa thật sự xuất khẩu. Trước
đây, mặc dù chúng ta đã từng xuất sang Liên Xô (cũ), song đó thực chất là trao
đổi hàng theo những điều kiện nhất định. Ngày nay, khi mở cửa ra thị trường thế
giới, chịu sức ép cạnh tranh thì chất lượng thịt, giá thành sản phẩm được đặt lên
hàng đầu. Những điều trên đang là trăn trở không chỉ riêng ngành chăn nuôi mà
còn là của toàn xã hội. Do đó mục tiêu phấn đấu của ngành chăn nuôi đến năm
2010 là phải đạt 30% giá trị sản phẩm nông nghiệp.

17


CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI HEO
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1.

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG

1.1.1. Tình hình phát triển đàn heo tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đàn heo tại khu vực tăng đều đặn qua các năm. Năm 1996 tăng 5,4% so
với năm 1995. Năm 1997 – 1998 hầu như không tăng. Riêng năm 1999 đạt
2.695.127 con tăng 1,2% so với năm 1998 nhưng so với năm 1995 tăng 449.636
con hay tăng 20%.
Việc phát triển đàn heo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long tập trung vào hai
khu vực chính: khu vực nhà nước và khu vực tập thể, tư nhân.
Khu vực nhà nước: bao gồm các công ty, trung tâm giống, trại giống cấp
tỉnh. Các đơn vị này được đầu tư bởi ngân sách nhà nước và hạch toán, quản lý
theo các chỉ tiêu mà nhà nước đề ra như: cung cấp con giống cho các chương

trình phát triển kinh tế xã hội, làm các nghóa vụ chính trị theo các nghị quyết của
các cấp chính quyền trong từng nhiệm kỳ …
Khu vực tập thể, tư nhân: gồm các Hợp Tác Xã Nông Nghiệp, các tổ hợp
tác, các hộ gia đình, cá nhân tham gia chăn nuôi. Khu vực này chiếm tỷ trọng rất
lớn về số lượng đầu heo, bảng 10 cho ta khẳng định này.

18


BẢNG 10: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÀN HEO QUA CÁC NĂM
ĐVT: Con
Chỉ tiêu

1995

1996

1997

1998

1999

Tổng đàn
Nhà nước
Tập thể,
cá nhân

2.245.491
20.165

2.225.326

2.549.200
21.282
2.527.918

2.644.150
21.520
2.622.630

2.663.326
22.659
2.640.667

2.695.127
26.401
2.668.726

Tỷ lệ 99/95
(%)
120
131
120

Nguồn: Tổng hợp theo Niên Giám Thống Kê các tỉnh
1.1.2 Phân bố đàn heo theo địa bàn
Tổng đàn heo trên 2 tháng tuổi ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 1999
là 2.695.127 con được phân bố như sau:
BẢNG 11: TÌNH HÌNH PHÂN BỐ ĐÀN HEO QUA CÁC NĂM
Phân bố


1995

1996

1997

1998

1999

Tổng số

2.245.491

2.549.200

2.644.150

2.663.326

2.695.127

Long An

155.644

180.151

175.642


174.228

177.434

Tiền Giang

365.838

384.319

383.368

384.612

390.015

Bến Tre

232.119

242.464

247.187

252.167

261.632

Trà Vinh


183.353

192.811

233.783

222.271

223.048

Đồng Tháp

151.149

167.707

177.713

176.474

191.030

An Giang

153.693

153.658

176.040


175.314

179.421

Kiên Giang

207.177

209.561

242.328

220.233

263.121

Vónh Long

187.329

197.367

211.771

217.463

219.542

Cần Thơ


205.624

213.283

219.811

217.036

242.613

Sóc Trăng

180.825

189.302

200.163

204.878

218.162

Bạc Liêu

0

177.003

170.127


168.919

171.827

Cà Mau

222.740

241.574

206.217

249.731

193.267

Chia theo tỉnh

Nguồn: Niên Giám Thống Kê Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

19


Phân bố đàn heo không đồng đều ở các địa bàn. Các tỉnh Tiền Giang,
Bến Tre, Cần Thơ và Kiên Giang có số đầu heo khá cao so với các tỉnh còn lại.
Các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang là những nơi có số đầu heo hàng năm
thấp nhất. Xét theo tốc độ tăng tổng đàn heo hàng năm thì các địa phương Đồng
Tháp, Vónh Long có tốc độ tăng nhanh nhất nhưng số lượng đầu heo tăng nếu so
với các tỉnh khác lại không lớn. Do đó rất khó trong việc quy hoạch tối ưu các

vùng chăn nuôi trọng điểm để có hướng đầu tư, mở rộng hay áp dụng đồng bộ
những thành tựu mới.
1.1.3 Hệ thống chăn nuôi heo tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
Hiện tại Đồng Bằng Sông Cửu Long có 4 hệ thống chăn nuôi chính đang hình
thành:
Một là: Hệ thống chăn nuôi kiểu hộ gia đình
Do đặc điểm là vùng nông nghiệp trọng điểm phía nam nên có thể nói hầu
như các hộ gia đình đều nuôi trung bình từ 1 đến 2 nái sinh sản hoặc 5 đến 10
heo thịt/lứa nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu thức ăn tại chỗ. Đó cũng là lý do
tại sao với số dân không đông, chăn nuôi không tập trung, không chuyên môn
hóa mà số lượng đàn heo tại mỗi tỉnh trong khu vực hàng năm đều cao hơn
TP.HCM. Nguồn cung cấp con giống cho các hộ này là:
- Con giống được giữ lại từ lứa trước.
- Con giống được mua trôi nổi ở các chợ Huyện, Thị Xã. Con giống tại
các chợ này thường không rõ nguồn gốc và có thể mang nhiều dịch bệnh. Khả
năng sống sót và phát triển rất thấp. Ưu điểm là giá cả cực rẻ, dễ mua vì thuộc
loại hàng “ bán tháo “.
- Con giống mua lại giữa các hộ chăn nuôi nhỏ.
- Con giống mua từ các trại tư nhân, trại quốc doanh hoặc các trung tâm
giống.
Hai là: Hệ thống Trại tư nhân

20


Hệ thống này chia ra làm hai mức độ rõ rệt:
- Hệ thống trại chủ yếu sản xuất con giống mà ta quen gọi là các trại
giống. Hình thức sở hữu là sở hữu tư nhân. Chủ trang trại thường là người có
kinh nghiệm chăn nuôi thâm niên trong nghề và tích lũy được số vốn cần thiết
để mở rộng sản xuất. Trại nhập giống chủ yếu từ các trại TP.HCM hoặc một số

trại nổi tiếng trong khu vực, đôi khi họ cũng nhập các giống mới trực tiếp từ các
công ty, văn phòng đại diện nước ngoài. Tùy theo từng thời vụ, giá heo giống
cao hay thấp mà các trại quyết định nuôi heo thịt hay không. Nếu giá con giống
cao, hợp lý, thì hầu như toàn bộ đàn heo con đều được xuất chuồng. Ngược lại,
giá thịt heo thương phẩm bị dội, không bán được heo con thì họ để nuôi thịt chờ
lúc được giá. Mô hình các trại này rất linh hoạt, năng động, quy mô thường là
100 nái sinh sản. Nước thải được xử lý lắng đọng qua các hồ nhân tạo rồi đưa
thẳng ra ruộng, chỉ một số ít các trại xử lý nước thải bằng phương pháp Biogaz.
Trong những năm qua, đặc biệt là trong năm 1999, heo con được giá nên lợi nhuận
của các trại giống này được tăng lên.
- Hệ thống các trại chuyên sản xuất heo thịt: quy mô thường là 50 đến
200 heo thịt/ lứa hay 300 heo thịt/ năm. Các trại này thường làm vệ tinh cho các
trại tư nhân nêu trên. Đây là các hộ có diện tích đất rộng, quanh năm trồng lúa
và có kinh nghiệm trong chăn nuôi. Họ gắn bó mật thiết với các trại tư nhân
trong khu vực để chắc chắn nhận được sự hỗ trợ lớn từ các trại tư nhân như: bán
chịu con giống, được quyền chọn con giống trước, và những khoản tín dụng
khác. Loại hình này cực kỳ phổ biến tại các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ, Đồng
Tháp, An Giang, Kiên Giang.
Ba là: Hệ thống các trang trại hợp tác xã nông nghiệp
Các hợp tác xã nông nghiệp các tỉnh Miền Tây ra đời hoạt động theo
Luật hợp tác xã. Có thể nói đây là hình thức hợp tác tập thể tiến bộ phù hợp với
xu thế phát triển hiện nay tại Việt Nam. Mô hình các hợp tác xã Nông Nghiệp

21


này khắc phục được những khiếm khuyết từ mô hình cũ. Hiện nay, tại mỗi tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long đều có loại hình hợp tác này. Tại Vónh Long có 12
hợp tác xã Nông Nghiệp, Đồng Tháp có 25 đơn vị, Cà Mau có 16 hợp tác xã và
nhiều nhất là Sóc Trăng với gần 100 hợp tác xã Nông Nghiệp.

Các hợp tác xã Nông Nghiệp kiểu mới này không còn kiểu chấm công,
gom các hộ xã viên về một mối như kiểu hợp tác xã cũõ mà chỉ tập trung làm
dịch vụ và làm đầu mối tiếp nhận và phổ biến những thành tựu hay công nghệ
mới cho các hộ xã viên.
Các hợp tác xã đang trong quá trình xây dựng trại heo giống nhằm sản
xuất con giống cung cấp cho nhu cầu tại chổ của bà con xã viên. Quy mô trại
heo trung bình là 100 nái sinh sản. Song qua thực tế khảo sát tại Vónh Long thì
thấy với số lượng nái sinh sản như trên cũng chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu
con giống của bà con xã viên.
Trong tương lai không xa, nếu được tổ chức tốt, hiệu quả, mô hình này sẽ
là những đối trọng rất lớn đối với các trại tư nhân và các trại quốc doanh. Vì vậy
các đơn vị này nhất thiết phải có sự điều chỉnh chiến lược kinh doanh của đơn vị
mình.
Bốn là: Hệ thống các xí nghiệp chăn nuôi nhà nước
Giai đoạn 1988 – 1995 là sự bùng nổ của ngành chăn nuôi heo nhà nước.
Tại các tỉnh miền Tây, mỗi huyện thị đều có trại chăn nuôi heo cung cấp cho
chương trình VAC, chương trình dinh dưỡng. Việc đầu tư tràn lan này dẫn đến
hậu quả tất yếu là sự thua lỗ triền miên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát
triển của toàn ngành.
Kể từ sau năm 1995 đến nay, có thể nói quy luật thị trường và sự điều
chỉnh kịp thời của Chính Phủ mà hiện nay ở mỗi tỉnh chỉ còn tồn tại duy nhất
một công ty giống hay một trung tâm giống làm nhiệm vụ kinh tế chính trị của
mình. Tuy chưa thật sự hoạt động hiệu quả nhưng các đơn vị này cũng đã góp

22


phần tích cực trong việc tham gia các chương trình hành động cấp quốc gia như:
chương trình “ nạc hóa và làm tươi máu đàn heo “, chương trình “ AI ”, …
Bảng số liệu số 12 cho thấy so với tổng đàn trong khu vực thì số lượng

đầu heo sinh sản, heo cai sữa, heo hậu bị trong các đơn vị quốc doanh chiếm tỷ
trọng quá khiêm tốn. Thực tế trong nhiều năm qua, mặc dù tình hình thị trường
thịt heo có nhiều biến động song năng lực sản xuất của các đơn vị nhà nước vẫn
không thể nào đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong tỉnh của mình. Đây là
lý do tại sao mà các đơn vị chăn nuôi ở TP.HCM ngày càng gia tăng doanh số
bán con giống tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận rằng, mặc dù đã liên tục đổi mới
phương thức chăn nuôi, đưa công nghệ chăn nuôi mới vào sản xuất nhưng các
đơn vị chăn nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn đi sau các đơn vị khác trong
ngành tại các tỉnh miền Đông nam bộ và cả ở TP.HCM. Cơ chế nhà nước hiện
nay tuy đã rất thông thoáng nhưng vẫn chưa cho phép các đơn vị mạnh dạn có
những bước đột phá tại đơn vị mình.
1.1.4 Các định mức kinh tế – kỹ thuật
Năng suất sinh sản của đàn giống gia tăng điều đặn qua các năm và tăng
mạnh từ năm 1995. Số con đẻ/ổ bình quân từ 8,2 con năm 1985 tăng lên 8,91
con năm 1990 và đạt 9,5 con năm 1998.
Trọng lượng heo con sơ sinh bình quân từ 1,1 kg/con năm 1985 đạt 1,5
kg/con năm 1998 giúp tỷ lệ heo con sống sót sau cai sữa tăng mạnh làm tổng
đàn heo trên 2 tháng tuổi trong khu vực tăng nhanh trong giai đoạn này.
Không những thế, việc rút ngắn thời gian cai sữa cho đàn giống từ 60
ngày năm 1985 xuống còn 21 ngày năm 1998 giúp tăng số lứa nái đẻ/năm tăng
liên tục từ 1,6 lứa năm 1985 lên 2,2 lứa năm 1998 và 2,25 lứa năm 1999.

23


BẢNG 12: HỆ THỐNG CÁC CÔNG TY - XÍ NGHIỆP
TRUNG TÂM GIỐNG CHĂN NUÔI HEO
ĐVT: CON
ĐƠN VỊ


NỌC

HẬU
BỊ

THỊT

CAI
SỮA

CỘN
G

70

NÁI
SINH
SẢN
1.000

Cty Chăn Nuôi
Tiền Giang
Cty Chăn Nuôi
Long An
Cty Giống
Bến Tre
Trung Tâm
Giống Trà Vinh
Cty DV PTNN

Đồng Tháp
Cty AFIEX
An Giang
Trung Tâm
Giống Kiên
Giang
Cty Giống
Vónh Long
XN Chăn Nuôi
Heo Miền Tây
Trung Tâm
Giống Sóc Trăng
Trung Tâm
Giống Bạc Liêu
Trung Tâm
Giống Cà Mau
Tổng cộng

600

654

5.181

7.505

15

300


150

329

1.956

2.750

10

200

80

397

1.165

1.852

11

100

80

187

487


865

15

250

0

0

0

265

15

450

350

491

3.222

4.528

10

150


95

256

635

1.146

20

300

550

492

1.625

2.987

15

250

180

671

1.027


2.143

10

150

100

91

883

1.234

3

50

45

142

181

421

10

240


0

0

455

705

204

3.440
2.230
3.710
16.817 26.401
Nguồn: Số liệu báo cáo 1.10.1999 của các đơn vị.

Năng suất sinh trưởng đàn heo giống cũng có những tiến bộ vượt bậc.
Khả năng tăng trọng năm 1999 so với năm 1985 tăng 1,25 lần trong 13 năm.

24


×