Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

(Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp mở rộng cung tín dụng đối với người nghèo nông thôn ở kompongcham campuchia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

CHIV VANN DY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2005


1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 :
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 5
1.1. CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT ................................................................................... 5
1.1.1. Lý Thuyết về Nghèo Đói ........................................................................................ 5
1.1.2. Mối Quan Hệ Về Nghèo Đói Và Tín Dụng ............................................................ 7
1.1.3. Lý Thuyết Thị Trường TDNT.................................................................................. 8
1.1.3.1. Khái niệm về tín dụng.......................................................................................... 8
1.1.3.2. Tín dụng đối với người nghèo ở vùng nông thôn ................................................. 9
1.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt độn của DCTDNT thuộc khu vực
chính thức ............................................................................................................... 11
1.1.3.4. Kinh nghiệm ở Việt Nam ..................................................................................... 12
1.1.4. Lý Thuyết Phát Triển Các Chương Trình Tài Chính Vi Mô Nhằm Mở Rộng
Cung Tín Dụng Cho Người Nghèo Ở Nông Thôn .................................................... 13
1.1.4.1. Nguồn gốc của tài chính vi mô............................................................................. 13
1.1.4.2. Khái niệm về tài chính vi mô ............................................................................... 14
1.1.4.3. Quá trình phát triển của hệ thống tài chính vi mô trong thời gian qua tại Việt


Nam........................................................................................................................ 14
1.2. MÔ HÌNH LỰA CHỌN CỦA LUẬN ÁN .................................................................. 15
1.2.1. Khung Phân Tích Của Luận Án .............................................................................. 15
1.2.2. Phương Pháp Nghiên Cứu ....................................................................................... 17
1.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................... 17
1.2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................................. 17
CHƯƠNG 2 :
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỞ RỘNG CUNG TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO Ở KOMPONGCHAM , CAMPUCHIA ............. 19


2

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CAMPUCHIA ........................................................ 19
2.1.1. Dân Số: ................................................................................................................... 19
2.1.2. GDP Bình Quân Đầu Người .................................................................................... 20
2.1.3. Xu Hướng Biến Động Của Tốc Độ Tăng Trưởng GDP Hàng Năm ........................ 21
2.1.4. Xuất Nhập Khẩu ...................................................................................................... 22
2.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CAMPUCHIA............................... 23
2.2.1. Ngành Trồng Trọt .................................................................................................... 23
2.2.2. Ngành Chăn Nuôi .................................................................................................... 25
2.2.3. Ngành Thủy Sản ...................................................................................................... 26
2.2.4. Rừng Và Sản Phẩm Từ Rừng .................................................................................. 27
2.3. QUÁ TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở CAMPUCHIA....................................... 28
2.3.1. Phạm Vi Quốc Gia................................................................................................. 28
2.3.2. Phạm Vi Kompongcham........................................................................................ 30
2.4. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở KOMPONGCHAM....................... 31
2.4.1. Tổng Quan Về Kompongcham................................................................................ 31
2.4.2. Tình Hình Phát Triển Nông Nghiệp ........................................................................ 33
2.4.2.1. Ngành trồng trọt: .................................................................................................. 33

2.4.2.2. Ngành chăn nuôi, thủy sản ................................................................................... 35
2.5. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG CAMPUCHIA TRONG
THỜI GIAN QUA........................................................................................................ 37
2.5.1. Thị Trường Tín Dụng............................................................................................... 37
2.5.2. Mối Quan Hệ giữa Tín Dụng Và Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Kompongcham, Các
Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động........................................................................ 38
2.5.3. Hiệu Quả Hoạt Động Của Các ĐCTDNT ............................................................. 40
2.5.3.1. Đối với định chế chính thức ................................................................................. 40
2.5.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng.......................................................................................... 40
2.5.4. Thành quả.............................................................................................................. 42
2.5.4.1. Đối Với Định Chế Tài Chính Vi Mô .................................................................... 42


3

2.5.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng........................................................................................... 43
2.5.4.3. Hệ quả .................................................................................................................. 43
2.6. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỞ RỘNG CUNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO Ở KOMPONGCHAM CAMPUCHIA ............................ 43
2.6.1. Mô Hình phân tích:.................................................................................................. 43
CHƯƠNG 3 :
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM MỞ RỌÂNG CUNG TÍN DỤNG CHO
NGƯỜI NGHÈO............................................................................................................ 46
3.1. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN TRỞ NGẠI CHÍNH TRONG VIỆC CUNG TÍN
DỤNG CHO NGƯỜI NGHÈO Ở NÔNG THÔN KOMPONGCHAM........................ 46
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CUNG TÍN DỤNG CHO NGƯỜI NGHÈO Ở
NÔNG THÔN KOMPONGCHAM.............................................................................. 50
3.2.1. Đối Với Quản Lý Nhà Nước.................................................................................... 50
3.2.2. Đối Với Hệ Thống Tài Chính Chính Thức .............................................................. 52
3.2.3. Đối Với Hệ Thống Tài Chính Vi Mô ...................................................................... 53

3.3. MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỆ THỐNG CHÍNH THỨC VÀ BÁN CHÍNH THỨC........ 53
3.4. MÔ HÌNH MỚI:
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG - THỊ TRƯỜNG - TỔ CHỨC TÍN DỤNG...... 54
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 55
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 58
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 61


4

PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA LUẬN ÁN
Hiện nay Campuchia là một nước kém phát triển (LDC – Less
Development Country). Trình độ công nghệ kỹ thuật lạc hậu cùng với sự bất ổn
của chính trị là những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế quốc gia. Tài nguyên
thiên nhiên suy thoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài rất hạn chế, tình trạng nghèo
đói trầm trọng là những thách thức mà quốc gia đã và đang phải đương đầu.
Dù có sự cố gắng trong chương trình giảm nghèo đói của Chính phủ cùng
với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, nhưng trình trạng nghèo đói vẫn tiếp
tục đe dọa người Campuchia ngày càng gia tăng. Theo thống kê hiện nay, hầu
hết người dân Campuchia ở nông thôn đang sống dưới ngưỡng cửa của sự nghèo
đói (ngưỡng cửa Ngân Hàng Thế Giới: 1USD/ngày).
Thực tế, hiện nay Campuchia có rất nhiều ĐCTDNT (ĐCTDCT, BCT và
ĐCKCT) đang cùng tham gia giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn lực vốn sản xuất
cho người dân nông thôn ở Campuchia. Tuy nhiên thực tế cho thấy người nghèo
ở nông thôn ít có cơ hội tiếp cận được nguồn tín dụng với lãi suất hợp lý. Làm
thế nào để cho người nghèo ở nông thôn tiếp cận được nguồn tín dụng với lãi
suất hợp lý là vấn đề đang thách thức Campuchia hiện nay.
Với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc tìm kiếm giải pháp nhằm

giúp người nghèo ở nông thôn có thể tiếp cận được nguồn tín dụng với lãi suất
hợp lý, nên tôi chọn đề tài “Một Số Giải Pháp Mở Rộng Cung Tín Dụng Đối
Với Người Nghèo Nông Thôn ở Kompongcham, CAMPUCHIA”.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Nghiên cứu này có mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu sau:
2.1. Mục Tiêu
-

Ứng dụng lý thuyết về kinh tế nông nghiệp, tín dụng nông thôn vào

thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở vùng nông thôn Kompongcham, Campuchia.


5

-

Qua nghiên cứu nhu cầu về vốn, khả năng thanh toán của nông

dân cũng như khả năng đáp ứng của các định chế tín dụng, từ đó có những nhận
xét về vấn đề khả năng sản xuất của nông dân và khả năng tiếp cận của họ đối
với các loại tổ chức ĐCTDCT, để đưa phương hướng giải quyết giúp người
nghèo tiếp cận được nguồn tín dụng với lãi suất hợp lý trong sản xuất kinh doanh
của họ.
2.2. Nhiệm Vụ
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung của luận án tập
trung vào việc trả lời câu hỏi sau đây:
-

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn tín dụng của


người nông dân nghèo ở nông thôn Kompongcham ?
-

Giải pháp chủ yếu để mở rộng cung tín dụng cho người nông dân

nghèo đói ở vùng nông thôn Kompongcham ?
3. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ như đã trình bày trên luận án này xác
định đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau:
3.1. Đối Tượng Nghiên Cứu:
Đối tượng nghiên cứu là khả năng mở rộng cung tín dụng với lãi suất hợp
lý và các yếu tố ảnh hưởng như: doanh thu, giá trị tài sản, kỳ hạn vay của người
nông dân nghèo, và một vài yếu tố khác như trình độ văn hóa của nông dân,
kiến thức về sản xuất của họ, văn hóa truyền thống, môi trường, sức khoẻ, dinh
dưỡng, cơ sở hạ tầng nông thôn…
3.2. Giới Hạn Phạm Vi Nghiên Cứu
-

Luận án tập trung vào việc phân tích, đánh giá nhằm xác định các

yếu tố căn bản có tính quyết định việc tiếp cận nguồn tín dụng của nông dân
nghèo đói ở nông thôn trong khu vực tỉnh Kompongcham.


6

-

Nghiên cứu thực trạng, thu thập và phân tích số liệu về tình hình


sản xuất nông nghiệp, quan hệ vay mượn nguồn tài chính, cơ sở hạ tầng nông
thôn, trình độ văn hóa, trình độ sản xuất, phong tục tập quán…
Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng cung tín dụng cho
nông dân nghèo ở nông thôn Kompongcham.
3.3. Địa Bàn Nghiên Cứu
Địa bàn để nghiên cứu là tại tỉnh Kompongcham, nằm vùng đồng bằng
dọc theo hai bên dòng sông Mekong (sông Cửu Long) - Campuchia, có biên giới
phía đông giáp tỉnh Tây Ninh -Việt Nam.
Do giới hạn về thời gian, ngân sách nghiên cứu, đề tài chỉ giới hạn ở mức
điều tra 100 hộ nông dân nghèo ở hai xã đại diện là xã nghèo nhất ( xã
Sreysnthor) và xã giàu nhất ( xã Stangtrong ) trong tỉnh Komponhcham.
4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Thực tế hoàn cảnh hiện nay của đất nước Campuchia nói chung và người
dân nghèo ở nông thôn nói riêng, nạn nghèo đói đang đe doạ và ngày càng
nghiêm trọng. Mục tiêu hàng đầu của chính phủ Campuchia là nâng cao trình độ
phát triển kinh tế, tức nâng cao đời sống của nhân dân để từng bước xóa đói
giảm nghèo.
Đề tài này sẽ đóng góp có ý nghóa cho mục tiêu hàng đầu của chính phủ
Campuchia về mặt lý luận và thực tiễn như sau:
4.1. Về Mặt Lý Luận, Luận Án Này Có Những Đóng Góp Như Sau:
-

Vận dụng mô hình kinh tế lượng vào phân tích cung tín dụng cho

người nghèo đói ở nông thôn.
-

Vận dụng lý thuyết về kinh tế nông nghiệp vào việc giải thích thực


trạng cung tín dụng cho người nghèo.
-

Mở rộng lý thuyết về phát triển cộng đồng người dân nghèo ở

nông thôn thông qua việc cung cấp nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh của họ.


7

-

Đưa ra phương hướng về mô hình lý thuyết trong việc mở rộng

cung tính dụng của các ĐCTD.
-

Mở rộng lý thuyết và mô hình chính sách xóa đói giảm nghèo của

chính phủ của các nước đang phát triển nói chung cũng như ở Campuchia nói
riêng.
4.2. Về Mặt Thực Tiễn, Luận Án Này Có Những Đóng Góp Như Sau:
-

Phân tích và chứng minh được những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng

đến việc cung tín dụng cho nông hộ nghèo ở nông thôn tại Kompongcham,
Campuchia.
-


Việc tham khảo trường hợp cụ thể của tỉnh Kompongcham góp

phần đánh giá thực trạng của tỉnh, để cung cấp cho địa phương cơ sở đưa ra
chính sách thích hợp nhằm thúc đẩy việc cung cấp nguồn vốn cho nông hộ nghèo
ở nông thôn.
-

Giúp cho cộng đồng người dân nghèo đói ở nông thôn có nguồn

vốn trong sản xuất kinh doanh cũng như để việc phục vụ cho nhu cầu cần thiết
trong cuộc sống của hộ.
Thông qua đó cuộc sống của người dân nghèo đói ở nông thôn đïc cải
thiện, kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng cải thiện và phát triển.


8

CHƯƠNG 1 :

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT:
Thuật ngữ “Poverty” được dịch với nhiều tác giả khác nhau với nhiều
nghóa: nghèo, nghèo khổ hoặc nghèo đói. Trong bài luận án này do nội dung bên
trong đề cập chủ yếu vào tình trạng nghèo đói của người nông dân ở nông thôn,
nên tác giả tạm dịch ngôn từ “Poverty” là nghèo đói.
1.1.1. Lý Thuyết Về Nghèo Đói:
a. Các khái niệm về tình trạng nghèo đói:
Tình trạng nghèo đói, vừa là một thuật ngữ theo nghóa tương đối vừa là
một thuật ngữ theo nghóa tuyệt đối.

Theo nghóa tương đối: Người hay hộ gia đình có thể được xem là nghèo
đói hay sống trong tình trạng nghèo đói nếu thu nhập của họ hay khả năng tiếp
cận hàng hóa dịch vụ của họ thấp so với của hầu hết người khác trong nền kinh
tế.
Theo nghóa tuyệt đối : Người hay hộ gia đình có thể được xem là nghèo
đói hay sống trong tình trạng nghèo đói là khi thu nhập của họ nằm ở mức thu
nhập tuyệt đối hay mức sống tuyệt đối nào đó, thường là dưới mức tối thiểu
chuẩn đã được qui định.
Vậy liệu tăng trưởng kinh tế có thể làm giảm được sự nghèo đói hay
không ? Theo định nghóa trên ta thấy tình trạng nghèo đói tương đối sẽ không
thay đổi gì cả khi cùng tăng thu nhập cho mọi người trong nền kinh tế, mọi người
đều vẫn ở trong cùng vị trí “tương đối” mà người ấy đã ở trước đây. Nghèo đói
tuyệt đối được giảm xuống khi nền kinh tế tăng trưởng, còn nghèo đói theo định
nghóa tương đối thì khoâng.


9

b. Các khái niệm về nghèo đói trên thế giới
Nghèo đói (poverty) là một thuật ngữ có nhiều khái niệm và đa khía cạnh.
Sau đây sẽ là một số các khái niệm về nghèo đói trên thế giới:
™

Theo ngân hàng phát triển Châu Á, nghèo đói là sự thiếu thốn

những cơ hội phát triển (opportunities) và những tài sản thiết yếu (essential
assets) mà mỗi người đều có quyền được nắm giữ (ADB,2003)
™

Theo ngân hàng thế giới, một cá nhân đựơc định nghóa là nghèo


đói khi thiếu thốn những thứ có thể mang lại “well-being” cho con người, tức là
sự khoẻ mạnh về thể chất lẫn tinh thần và hạnh phúc trong cuộc sống. “Wellbeing” có thể được đo lường bằng thu nhập, y tế, dinh dưỡng, giáo dục, tài sản,
nhà ở và một số quyền trong xã hội. Do đó, trong cuộc sống, khi một người thiếu
những thứ kể trên thì có thể được xem là nghèo đói.
™

Ngoài ra, khi con người rơi vào hoàn cảnh thiếu thốn những cơ hội

phát triển (lack of opportunities), dễ bị tổn thương (vulnerability) và tỏ ra bất lợi
trước diễn biến của xã hội (powerlessness) thì cũng được xem là trong tình trạng
nghèo đói (World Bank, 2001c).
c.

Tình trạng nghèo đói theo phương diện thu nhập và nhu cầu cơ

™

Về phương diện thu nhập : một người là nghèo đói tuyệt đối nếu

bản
thu nhập của anh ta thấp hơn thu nhập được xác định.
Theo ngân hàng thế giới (Worl Bank) đã lập chuẩn mực khác nhau về
nghèo đói ở khu vực khác nhau. Một người được coi là nghèo khi không kiếm
nổi 1 USD / ngày ở các nứơc đang phát triển; 2 USD / ngày ở châu Mỹ La Tinh
và Carbibe; 4 USD / ngày ở Đông Âu và khối thịnh vượng Anh; 14 USD / ngày ở
các nước công nghiệp.
™

Về phương diện nhu cầu cơ bản : nghèo đói là sự thiếu thốn về vật


chất để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người như ăn, mặc ở,… được chăm sóc
sức khoẻ, được giáo dục cơ bản và hưởng các dịch vụ cần thiết khác; ngoài ra


10

còn có các nhu cầu làm việc và giao tiếp. Trong khi một người nghèo tương đối
là khi anh ta thuộc về nhóm thu nhập thấp nhất trong xã hội. Người nghèo cảm
thấy bị tướt đoạt những cái mà người khác trong xã hội được hưởng thụ.
d. Các đặc điểm của tình trạng nghèo đói (WB)
™

Vùng nông thôn có tình trạng nghèo khổ cao hơn so với thành thị.

Ở Indonesia, Philippines, Việt Nam, Lào và Campuchia tỷ lệ nghèo đói ở nông
thôn cao gấp đôi so với ở thành thị. Gần 90% số người nghèo ở Việt Nam, Lào
và ở Campuchia sống ở nông thôn.
™

Những khác biệt về vùng cũng khá đáng kể. Ví dụ, ở Việt Nam

trong năm 1993, tỷ lệ nghèo đói biến thiên từ mức 33,7% ở Đông Nam bộ lên tới
77,2% ở vùng Bắc Ttrung Bộ.
™

Giáo dục có tương quan mạnh với mức nghèo khổ trong toàn khu

vực. Trình độ giáo dục thấp dẫn tới thu nhập thấp khả năng dễ rơi vào tình trạng
nghèo đói, từ đó lại giảm khả năng của hộï gia đình trong việc giáo dục con em

mình. Trẻ em ở hộ nghèo có tỷ lệ đi học tiểu học và trung học thấp hơn nhiều.
™

Các hôï nông nghiệp chịu rủi ro nghèo đói cao hơn bất cứ nhóm

nghèo nào khác. Tỷ trọng số người nghèo sống trong các hộ nông nghiệp có mức
cao -60% ở Philippines, 76% ở Thái Lan và Việt Nam.
™

Dân tộc thiểu số cũng có tỷ lệ nghèo đói cao ở một số nước trong

khu vực như Việt Nam, Malaysia, Campuchia. Ví dụ ở Việt Nam, tình trạng
nghèo đói có tỷ lệ cao hơn nhiều ở các nhóm dân tộc thiểu số (ngoại trừ người
Hoa).
™

Đặc điểm về giới cho thấy các hôï với chủ hôï là nam giới có tỷ lệ

nghèo cao hơn trong hầu hết các nước Đông Á ngoại trừ Mông Cổ.
1.1.2. Mối Quan Hệ Về Nghèo Đói Và Tín Dụng
Như đã biết nghèo đói là tình trạng thiếu thốn về mọi mặt mọi khía cạnh.
Thực tế cho thấy, trong nông nghiệp (nhất là ở vùng nông thôn đồi núi, vùng sâu
vùng xa) hôï nông dân sản xuất theo phương thức tự cấp tự túc với công nghệ lạc


11

hậu, năng suất mỗi năm mỗi mùa phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, khi thất mùa thì
năng suất kém. Muốn nâng cao chất lượng sống của họ phải có vốn và trên thực
tế đang tồn tại một vòng luẩn quẩn như sau:

Sơ đồ 1: Vòng luẫn quẫn của nghèo đói
Năng suất thấp

Thu nhập thấp

Đầu tư thấp

Tích lũy thấp

Người nghèo thu nhập thấp dẫn tới tích lũy thấp, đầu tư thấp, năng xuất
thấp, như thế cứ quay về thu nhập thấp và nó sẽ tiếp tục nối vòng tuần hoàn
luẩn quẩn của tình trạng nghèo đói.
1.1.3. Lý Thuyết Thị Trường TDNT
1.1.3.1. Khái niệm về tín dụng
Từ tín dụng được sử dụng ngày nay ( tiếng Anh: Credit; tiếng Pháp:
Crédit) xuất phát từ gốc tiếng Latin là Creditum có nghóa là lòng tin, sự tín
nhiệm. Ở đây muốn nói niềm tin mà người cho vay hướng về người đi vay khi họ
đem tiền bạc, tài sản ra cho vay, họ phải có cơ sở tin rằng người đi vay sẽ hoàn
trả nợ đúng hạn. Theo nghóa hẹp tín dụng là sự vay mượn trong đó hai chủ thể
người đi vay và người cho vay sẽ thoả thuận một thời hạn nợ và mức lãi cụ thể.
Nếu theo nghóa rộng thì tín dụng là sự vận động của các nguồn vốn từ nơi thừa
đến nơi thiếu.
Như vậy, có thể đưa ra một khái niệm tổng quát về tín dụng như sau: tín
dụng là một quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả (cả vốn và lãi) sau
một thời hạn nhất định. Tín dụng là một phạm trù kinh tế đã tồn tại qua nhiều
hình thái kinh tế - xã hội.


12


Mục tiêu cuối cùng của hệ thống tín dụng nông thôn là đáp ứng nhu cầu
về vốn cho người nghèo ở nông thôn. Các loại định chế được phân chia thành
các định chế chính thức, bán chính thức và định chế không chính thức. Như vậy,
cải thiện hiệu quả hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn là tùy thuộc vào
hiệu quả hoạt động của các định chế này.
1.1.3.2. Tín dụng đối với người nghèo ở vùng nông thôn
Một câu hỏi đáng quan tâm là, ai là người đắc thủ nguồn tín dụng với lãi
suất thấp (cheap rates) và hợp lý (rasonable rates) trong vùng nông thôn ?
Các nhà kinh tế học thuộc trường phái Ohio như Adams (1984), Von
Pischke (1978), và Gonzalez - Vega (1984) tranh luận rằng chỉ có một bộ phận
rất nhỏ của nông dân nghèo đắc thủ được nguồn tín dụng với lãi suất thấp trong
các nước đang phát triển. Theo các công trình nghiên cứu họ chỉ có khoảng 15%
nông dân nghèo ở châu Á và Mỹ Latin, và khoảng nhiều hơn 5% ở châu Phi đắc
thủ được nguồn tín dụng từ các định chế thuộc khu vực chính thức (Gonzallez –
Vega, 1984). Lele (1981), Lipton (1976), Rao (1970, 1975), Braverman Guasch
(1986), Egger (1986) và Sarap (1990) cũng chỉ ra rằng những nỗ lực của hệ
thống ĐCTDNT thuộc khu vực chính thức ít khi mang lại lợi ích cho người nghèo
vì: (1) Yêu cầu về tài sản thế chấp như là điều kiện tiên quyết; (2) Các định chế
thường giới hạn cung cấp tín dụng đến nông dân nghèo để giảm chi phí giao dịch
vì chi phí giao địch sẽ rất cao so với số tiền vay rất nhỏ và với số người mượn
đông; (3) Do khống chế của chính sách lãi suất trần, các định chế thường tìm
thấy hiệu quả và ít rủi ro khi cho vay đối với nông dân có qui mô sản xuất lớn
(nông dân giàu); (4) Có nhiều người nghèo không có khả năng trả lại nợ và điều
này làm ảnh hưởng chung đến uy tín người nghèo về khả nãng thanh toán.
Trong bối cảnh Việt Nam, chương trình điều tra tín dụng ở vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long (Đinh Phi Hổ 2001) cho kết quả rằng, hộ nông dân giàu


13


đắc thủ 33% của tổng tín dụng với lãi suất hợp lý 1 , còn đối với hộ có thu nhập
trung bình tỷ lệ này là 57%, trong khi đó người nghèo chỉ đắc thủ 10% đối với
nguồn tín dụng trên. Đinh Phi Hổ cũng tìm ra bằng chứng rằng qui mô cho vay
của các định chế chính thức và không chính thức tương quan có ý nghóa với thu
nhập của người mượn và thời kỳ ngắn hạn mối tương quan này được thể hiện
như sau:
LnVL = 2,929 – 0,191Lp + 0,639lnBI
Giá trị t (6,014)a (-1,696)c (12,86)a

R2 điều chỉnh = 0,496

Trong đó VL (Volume of concessionary loans) số tiền cho cho vay của
nguồn tín dụng (cả khu vực chính thức và không chính thức) với lãi suất nhỏ hơn
hoặïc bằng 2,5%; Lp (the loan period): thời kỳ của tiền vay; BI (Borrower’s
income): thu nhập của người mượn.
Ghi chú:

a

có ý nghóa thống kê ở trình độ 1%; c có ý nghóa thống kê ở trình độ

10%.
Mô hình dựa trên hệ thống số liệu điều tra của 297 hộ nông dân thuộc 6
tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cữu Long (2001).
(Nguồn: Đinh Phi Hổ, 2001)
Như vậy thực tiễn ở Việt Nam cho thấy rằng hộ nông dân có thu nhập cao
có nhiều cơ hội hơn trong việc đắc thủ nguồn tín dụng với lãi suất hợp lý so với
người nông dân có thu nhập thấp trên cả hai mặt: qui mô về tiền vay và thời kỳ
cho vay. Điều quan trọng của tìm kiếm này chính là không chỉ riêng các định
chế thuộc khu vực chính thức mà ngay cả các định chế thuộc khu vực không

chính thức cũng ưa thích cho vay đối với các hộ có thu nhập cao. Vậy thì, việc
cải thiện khả năng đắc thủ tín dụng với lãi suất hợp lý cho nông dân có qui mô
sản xuất nhỏ và người nghèo ở Việt Nam là một thách thức lớn đối với các nhà
kinh tế và chính sách cũng như đối với các tổ chức quốc tế quan tâm đến tài trợ
ở Việt Nam.
1

Lãi suất hợp lý theo Họ được định nghóa như là lãi suất cho vay bình quân hàng năm từ 0,6% đến 2,5%


14

1.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DCTDNT thuộc khu
vực chính thức
Hơn 5 thập niên qua có nhiều tranh luận khác nhau về việc giải thích yếu
tố ảnh hưởng. Trong những giai đoạn phát triển khác nhau, các nhà kinh tế học
nhận diện những yếu tố khác.
TS. Đinh Phi Hổ (2001) đã đúc kết 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến các định
chế thuộc khu vực chính thức : lãi suất, huy động tiết kiệm, cấu trúc tổ chức của
định chế, vấn đề thông tin không hoàn hảo, yếu tố ngoại sinh và yếu tố khác.
Sơ đồ 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DCTDCT (FRFIs)
Lãi suất

Mckinnom 1973; shaw 1973; Adams
1973; Gonzalez-Vega 1981; Von
Pischke 1978; Seibel 1992; Yaron
1994; Hulme and Mosley 1996

Huy động tiết kiệm


Adarms (1973); Vogel (1984);
Seibel (1992); Yaron (1994)

Cấu trúc tổ chức

Factors: Diversification, Horizontal
and vertical organization, Density,
Coverage of rural households
Desai and Mellor 1993

Yếu tố ngoại
sinh

FRFIs
Hiệu quả
hoạt động

Thông tin không hoàn hảo

Factors: Groups, Intensive Loan
Collections, Incentives to Repy
Hoff, Stiglitz, Braverman 1993;
Hulme and Mosley 1996

Các yếu tố khác

Procedures and Written Documents,
Flexibility, Approved Speed,
Convernient places in transactions
Lee (1983); Sandaratne and

Senanayake (1989), Seibel (1992)

có nguồn gốc từ các khu vực chính thức và không chính thức trong năm 1998.

Mundle and
Arkadie (1977),
Greenwald and
Striglitz (1986),
Hoff and striglitz
(1993); Besley
(1994)


15

1.1.3.4. Kinh nghiệm ở Việt Nam
Theo công trình nghiên cứu của TS.Đinh Phi Hổ với 44 ĐCTD ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long cho thấy :

n. Mô hình mở rộng người mượn (DPH1):
Ln NB = 5,434 + 0,124 Di + 0,787 Dg + 0,451 Ln NS
(t) (10,8* ) (0,49)

(2,876)*

(5,34*)

R2 điểu chỉnh = 0,58

Trong đó,

NB: số người mượn. A1p dụng cơ chế kích thích trả nợ. Dg: vay qua
nhóm. SN: số người tiết kiệm. * có ý nghóa ở trình độ 1%; số quan sát 44 định
chế

o. Mô hình hiệu quả cho vay (DPH2)
DR = 0,0359 - 0,0174 Di – 0,0024Dc – 0,00036DU – 0,0062EL – 0,0187R
(t)

(2,4* )

(-7,2* )

(-0,74)

(-1,86*** )

(-0,7)

( -0,29 )

R2 điều chỉnh = 0,589. Trong đó,

DR: tỷ lệ nợ quá hạn. Di áp dụng cơ chế kích thích cho vay. Dc áp dụng
thu hồi nợ thường xuyên. DU mật độ của đơn vị cơ sở/1000ha đất nông nghiệp.
EL: trình độ sử dụng điện trên điạ bàn định chế hoạt động. R: lãi suất cho vay
trung bình. * trình độ ý nghóa 1%. ** trình độ ý nghóa 5%. *** trìh độ ý nghóa
10%. Số quan sát 44 ĐCTDNT tại đồng bằng sông Cửu Long.
Mô hình ĐHP1 cho kết quả việc mở rộng người mượn có tương quan có ý
nghóa với việc mở rộng hoạt động huy động tiết kiệm và cho vay qua nhóm.
Mô hình ĐPH2 cho kết quả hiệu quả hoạt động cung tín dụng của hệ

thống ĐCTDNT thuộc khu vực chính thức tuỳ thuộc vào áp dụng cơ chế kích
thích trả nợ và mở rộng mật độ chi nhánh của đơn vị cơ sở trong vùng nông thôn.
Nếu mục tiêu của ĐCTDNT là mở rộng cung tín dụng, việc mở rộng huy
động tiết kiệm và hoàn thiện mô hình vay qua nhóm sẽ là trọng tâm về chính
sách. Nếu mục tiêu là nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng thì việc hoàn thiện


16

cơ chế kích thích trả nợ cũng như hoàn chỉnh mô hình đơn vị giao dịch cơ sở
trong vùng nông thôn sẽ là chính sách cốt lõi cần tập trung giải quyết.
1.1.4. Lý Thuyết Phát Triển Các Chương Trình Tài Chính Vi Mô Nhằm Mở
Rộng Cung Tín Dụng Cho Người Nghèo Ở Nông Thôn.
1.1.4.1. Nguồn gốc của tài chính vi mô
Bắt đầu vào thập niên 70, một sự phát triển mới về tài chính đã xuất hiện
ở các nước đang phát triển, đã làm cho thay đổi quan niệm về chiến lược thích
hợp phát triển thị trường tài chính nông thôn. Đó là sự xuất hiện của tài chính vi
mô, chủ yếu chúng cung cấp khoản cho vay nhỏ, bắt đầu như là một thí nghiệm
nhỏ và nhanh chóng trở thành xu hướng phát triển mới nhất. Nhiều tổ chức, đặc
biệt là NGO, đã thực hiện các khoản cho vay nhỏ như là một phần trong các
chương trình của họ nhằm tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo,
cung cấp cứu trợ khẩn cấp sau các thảm họa và xung đột, và cải thiện trình trạng
sức khoẻ, giáo dục và dinh dưỡng…
Các chính sách tín dụng nông nghiệp bắt nguồn từ mong muốn cải thiện
công nghệ trong nông nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng trong nông nghiệp. Lý do
cơ bản của việc cung cấp các khoản cho vay nhỏ nảy sinh từ 3 sáng kiến phát
triển khác nhau (Churchill, 1998).
Một là nhiều nước đã thúc đẩy sự hình thành các doanh nghiệp vừa và
nhỏ (SME) và nhiều dự án tài trợ đã đóng góp cho mục tiêu này. Rất nhiều trong
số các dự án này đã gặt hái thành công nhất định và sự bền vững của cung cấp

dịch vụ này cho doanh nghiệp đã là một vấn đề thâm căn cố đế. Theo thời gian,
một biện pháp đã nảy sinh giúp hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ
thông qua khoản cho vay nhỏ, có hoặc không có huấn luyện kèm theo bởi vì đây
là một cách bền vững để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ.
Hai là, cho vay nhỏ bắt nguồn từ các dự án xóa đói nghèo. Mục đích của
dự án này thường là tạo thu nhập chứ không phải là phát triển doanh nghiệp.
Các kiểm định về thu nhập trung bình và nhiều tiêu chí khác đã được áp dụng để


17

xác định những người nghèo nhất trong số người nghèo, và xác định các nhóm
mục tiêu chính. Một lần nữa, các khoản vay nhỏ cho người nghèo đã được đưa
ra một hứa hẹn cho sự bền vững trong bối cảnh các khoản trợ cấp bị cắt giảm
dần.
Ba là, nhiều tổ chức tài chính vi mô đã ra đời, cung cấp các dịch vụ tài
chính cho những doanh nghiệp và hôï gia đình mà khu vực tài chính truyền
thống không phục vụ.
1.1.4.2. Khái niệm về tài chính vi mô
Tài chính vi mô là việc cho các hộ gia đình vay với qui mô nhỏ, và tiết
kiệm từ các hộ gia đình, hộ nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên điều
cốt lõi của định nghóa này không được áp dụng tuyệt đối chính xác. Thế nào là
qui mô nhỏ? tại sao việc loại trừ hộ ở thành thị là hợp lý? Câu trả lời là do tài
chính vi mô là một khái niệm định nghóa một hình thức cho vay khác với vay
thương mại thông thường. Đối với nhiều người, sự khác biệt là ở bản chất của
việc trợ giúp các hộ nghèo (hầu hết là ở nông thôn), và do đó lẫn lộn với quan
niệm chính sách xã hội.
1.1.4.3. Quá trình phát triển của hệ thống tài chính vi mô trong thời gian qua
tại Việt Nam
Hoạt động tài chính vi mô đã xuất hiện hàng chục năm qua ở nước Việt

Nam là nguồn bổ sung tài chính quan trọng bên cạnh nguồn chi từ ngân sách các
cấp cho các mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng dân cư. Từ
khi bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế, mở cửa hội nhập với cộng đồng quốc
tế và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, nó mới thật sự phát triển và
đang phát huy rõ vai trò của mình. Nhiều tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế,
tổ chức chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế,… đã và đang triển khai các
hoạt động tài chính vi mô ở nước Việt Nam, để giúp đỡ cho các hộ gia đình
nghèo, các đối tượng cần được quan tâm ở mọi vùng của đất nước như: tổ chức
cứu trợ nhi đồng Anh (Save the children), Action Aid Việt Nam (của Anh),


18

chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt nam - Thụy Điển chương trình
tín dụng - tiết kiệm Oxfam của Anh, tổ chức tầm nhìn thế giới, các chương trình
khác của Thụy Điển, cộng hoà liên bang Đức, Pháp,… Bên Cạnh đó hoạt động
tài chính vi mô của các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp ở trong nước như:
Hội phu nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, hội làm vườn, Tổ tiết kiệm
vay vốn phụ nữ,… cũng được triển khai có hiệu quả trong đối tượng hội viên của
các tổ chức đó hỗ trợ vốn kèm theo kiến thức làm ăn cho các hội viên,… hoạt
động của các tổ chức tài chính vi mô đã làm phong phú thêm, hoàn thiện hơn thị
trường tín dụng nông thôn, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nông
nghiệp - nông thôn Việt Nam, giảm nguồn chi từ nhân sách nhà nước cho các
mục tiêu xã hội và phát triển.
1.2. MÔ HÌNH LỰA CHỌN CỦA LUẬN ÁN
Mô hình phân tích:
Mô hình cung tín dụng được khái quát như sau:

Y = aX 1b1 X 2b 2
Giải thích:


Y: Số lượng tiền vay của hộ nông dân.
X1: Giá trị tài sản của hộ nông dân.
X2: Kỳ hạn vay của hộ nông dân.

a: Hệ số ảnh hưởng bởi các yếu tố khác đến số lượng tiền vay.
1.2.1. Khung Phân Tích Của Luận Án
Việc nghiên cứu tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng tiền vay để từ
đó có thể đưa ra một giải pháp thích hợp tác động đến yếu tố đó để mở rộng
cung tín dụng cho người nghèo ở nông thôn Kompongcham.


19

Sơ đồ 3: Các yếu tố ảnh hưởng, tác động của từng lọai yếu tố tác
động đến số lượng tiền vay ở nông thôn.
Kiến thức sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm,
môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng nông thôn, trình độ học vấn
của nông dân, văn hóa, bản chất con người, chính sách của
chính phủ về nông dân nghèo.và một số các yếu tố khác…

a: Các yếu tố khác

(3)
X2: Kỳ hạn vay

(2)

Y: Số lượng
tiền vay


Thời gian mà cho nông dân vay
tiền, để phục vụ theo nhu cầu
khái cthích
nhausơ
củđồ
a họ
Giả
: …

(1)

X1: Giá trị tài sản

Đất đai, nhà cửa, vật nuôi, máy
móc thiết bị, và thu nhập khác…

Dựa vào lý thuyết và thực tiễn của các nước đang phát triển và
Việt Nam cho thấy có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cung tín dụng cho người
nghèo ở nông thôn.
-

Nhóm (1): Tài sản mà người nông dân đã có được.

-

Nhóm (2): Kỳ hạn vay.

-


Nhóm (3): Nhóm các yếu tố khác.

Đối với mỗi nhóm yếu tố, sự thay đổi của chúng phụ thuộc vào mộ số yếu
tố khác cơ bản là:
-

Nhóm (1): Đất đai, nhà cửa, vật nuôi, máy móc thiết bị, và thu

nhập khác…
-

Nhóm (2): Thời gian mà cho nông dân vay tiền, để phục vụ theo

nhu cầu khác nhau của họ…


20

-

Nhóm (3): Kiến thức sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ sản

phẩm, môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng nông thôn, trình độ học vấn của nông
dân, văn hóa,bản chất con người đi vay, chính sách của chính phủ về nông dân
nghèo và một số các yếu tố khác…
1.2.2. Phương Pháp Nghiên Cứu
1.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Việc thu thập số liệu có hai dạng :
-


Số liệu sơ cấp là do điều tra trực tiếp từ hộ nông dân ở vùng nông

thôn Kompongcham, Campuchia.
Điều tra chọn mẫu, Phỏng vấn 100 hộ ở nông thôn tại hai Huyện đại
diện của tỉnh, tức là một Huyện giàu nhất trong tỉnh và một Huyện nghèo nhất
trong tỉnh. Trong từng Huyện chọn 50% mẫu ở xã nghèo nhất và 50% mẫu nữa
ở xã thuộc loại giàu nhất trong Huyện, trong từng xã chọn 50% mẫu ở Ấp nghèo
nhất trong Xã và 50% mẫu ở Ấp giàu nhất trong xã. Dựa vào danh sách hộ của
Ấp, mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
-

Số liệu thứ cấp là do kế thừa số liệu thống kê có sẵn.

1.2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: số liệu được tổng hợp dưới hình thức số
bình quân giản đơn, phần trăm. Sử dụng thống kê mô tả nhằm mô tả thực trạng
cuộc sống của nông dân nghèo ở vùng nông thôn và và thực trạng cung tín dụng
đối với họ tại tỉnh Kampongcham, Campuchia.
Phương pháp phân tích hồi quy đa biến:
Bảng 1: Các biến dùng trong mô tả phân tích hồi quy
Tên biến

Diễn giải

Y: Tổng số tiền vay

Tổng số tiền mà nông dân đã vay trong năm 2003

X1: Tổng gía trị tài sản


Tổâng gía trị tài sản của nông dân có trong năm 2003

X2: Kỳ hạn vay

Kỳ hạn khi phải trả dứt số tiền nợ và lãi.


21

Phương thức phân tích hồi quy đa biến: phân tích hồi quy đa biến để xác
định mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng tiền vay khi nông dân
đi vay, từ đó có giải pháp mở rộng cung tiền vay cho nông dân nghèo ở nông
thôn.
Trong phương pháp phân tích số liệu chủ yếu là dùng kỹ thuật phân tích
hồi quy đa biến. Phần mềm được dùng trong phân tích hồi quy này là SPSS.
Các giá trị thống kê cơ bản được tập hợp từ bảng kết quả SPSS dùng trong
phân tích là:
-

R2 dùng cho việc phân tích sự phù hợp của mô hình.

-

Giá trị t và xác suất nghóa t: dùng cho việc phân tích thủ tục chọn

biến của mô hình. Trong việc chọn biến sử dụng các phương pháp loại trừ dần
(stepwise). Tiêu chuẩn loại là xác suất tối đa (probability of t to remove) mà
một biến phải nhỏ hơn để không bị loại ra khỏi mô hình là 0,1.
-


Hệ số hồi quy (regression coefficients) dùng để phân tích ảnh

hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình.
-

Hệ số tương quan riêng (partial correlation coefficient): dùng để

phân
tích tương quan của từng biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, trong khi
loại bỏ ảnh hưởng của các biến độc lập khác, đối với biến phụ thuộc kể cả
ảnh hưởng đối với biến độc lập đang xét.
-

Phân tích phương sai (covarriance analysis) chủ yếu sử dụng giá trị

F và Sig.F để kiểm định giả thuyết hay không có sự tác động của các biến độc
lập đến số tiền vay nhằm đề suất giải pháp hợp lý.


22

CHƯƠNG 2 :
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỞ RỘNG
CUNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO Ở
KOMPONGCHAM CAMPUCHIA
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CAMPUCHIA
Campuchia là một nước có địa hình tương đối bằng phẳng có diện tích
181035 km2 , và có 445km ven biển. Có biên giới phía Bắc giáp Thái Lan và
Lào, phía Nam giáp bờ biển Thái Lan và Việt Nam, phía Đông giáp Việt Nam
và phía Tây giáp Thái Lan, có nhiệt độ trung bình 270c, thấp nhất 190c và cao

nhất 350c, thường ẩm quanh năm.
Từ năm 1993, Campuchia bắt đầu thực hiện đổi mới, quản lý nhà nước và
kinh tế, từ chế độ Cộng Sản Chủ Nghóa với kinh tế kế hoạch, sang chế độ Vương
Quốc Phụ Thuộc Vào Hiến Pháp, đa Đảng. Mỗi 5 năm một lần người dân
Campuchia thực hiện cuộc bầøu cử lựa chọn đại diện của mình trong quốc hội,
thành lập lại quốc hội, sau đó quốc hội sẽ thành lập lại chính phủ mới. Trong
mọi nhiệm kỳ của chính phủ sẽ thành lập ơ5c phát triển kinh tế - xã hội mới.
2.1.1. Dân số:
Dân số Campuchia có xu hướng tăng rất nhanh, hiện nay (năm 2003) là
13,77 triệu người.
Sau hiệp định ngày 23, 24 tháng 10 năm 1991 tại Paris các phe chính trị
chống đối lẫn nhau đã đồng ý ký kết hiệp định chấm dứt chiến tranh. Đất nước
đã được hòa bình, người dân không còn bị chết bởi chiến tranh, nhiều binh lính
đã trở về sống chung với gia đình con cái; các trạm xá, trung tâm chăm sóc sức


23

khoẻ, thông tin liên lạc cũng như đường xá… được mở rộng. Đây là nguyên nhân
chính làm cho dân số Campuchia tăng rất nhanh trong vòng 10 năm gần đây
(xem hình 1, trangsố 20).
Hình 1: Xu hướng tăng trưởng của dân số Campuchia (000 000. người)

13.77
13.43
13.10
12.23
11.44

10.20 10.34


11.60

10.37

9.87
9.30

19
93
19
94
19
95
19
96
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03


14.00
13.50
13.00
12.50
12.00
11.50
11.00
10.50
10.00
9.50
9.00

Dân số
Nguồn: Year book 2003.

2.1.2. GDP bình quân đầu người
Từ năm 1993 đến 1997 GDP bình quân đầu người hàng năm có xu hướng
tăng mạnh (từ 205.3 đến 254.4) là do đất nước được hoà bình, chấm dứt chiến
tranh, chính phủ lãnh đạo tốt, đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng tăng dần,
Campuchia bắt đầu nhận được các viện trợ từ nước ngoài ….
Do sự kiện xung đột chính trị lịch sử ngày 05, 06 tháng 7 năm 1997, hai
đảng đang lãnh đạo đất nước lật đổ lẫn nhau làm cho GDP bình quân đầu người
Campuchia giảm xuống 216.8 trong năm 1998, và bắt đầu tăng lại 300.00 trong
năm 2003 (xem hình 2, trang soá 21).


24

Hình 2: GDP bình quân đầu người của Campuchia

320.00
300.00

300.00

280.00
260.00

254.80
246.20
236.60
226.10
216.80

254.40
246.10
241.00
230.30

240.00
220.00

205.30

19
93
19
94
19
95

19
96
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03

200.00

GDP bình quân đầu người

Nguồn: CDRI,
2.1.3. Xu Hướng Biến Động Của Tốc Độ Tăng Trưởng GDP Hàng Năm
Sự biến động mạnh của tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của
Campuchia đều gắn liền với một sự kiện lịch sử chính trị quốc gia của đất nước
này.
Trong năm 1993 có tốc độ tăng trưởng GĐP là 7,76%, phần lớn là do Liên
Hiệp Quốc bỏ ra một số tiền rất lớn để tổ chức cuộc bầu cử lần đầu tiên nhằm
thành lập chính phủ mới tại Campuchia. Trong năm 1994 tăng trưởng GĐP chỉ là
6,42% là do Liên Hiệp Quốc rút ra. Với chế độ chính trị mới, nền kinh tế bắt đầu

mở cửa, đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu vào, ngày càng gia tăng, chính phủ
có thể nhận được viện trợ của nước ngoài, và tiếp tục tăng đến 8,16% trong năm
1995 chủ yếu là do thừa hưởng từ 2 năm trước và khả năng lãnh đạo tốt của
chính phủ mới. Cho đến năm 1998 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế giảm
xuống trầm trọng chỉ ở mức 1,45%, chủ yếu là do sự rối loạn nội bôï chính trị


×