Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thực trạng giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tỷ giá hối đoái VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.92 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

HỒ THANH TÙNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2000


CHƯƠNG I: NGOẠI HỐI VÀ VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ
HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI NỀNØ NỀN KINH TẾ.
I. NGOẠI HỐI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Giữa các quốc gia khác nhau khi thực hiện mua bán trao đổi đầu tư… đều phải sử
dụng và trao đổi các đồng tiền khác nhau. Một nước muốn mua hàng hóa, dịch vụ với
nước khác thì cần phải có ngoại tệ. Mặt khác khi một người từ quốc gia khác muốn
đầu tư hay mua hàng hóa của nước nào đó thì lại cần đồng nội tệ của nước đó. Hoạt
động chuyển đổi các đồng tiền với nhau giữa các nước hay nhóm nước phát sinh phạm
trù tỷ giá hối đoái.
1. Các định nghóa về tỷ giá hối đoái
Tại điều 9- Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam có định nghóa :” Tỷ giá hối
đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài”.
Trên phương diện quốc tế có thể định nghóa như sau:” Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ
giữa giá trị của các đồng tiền so với nhau”.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới và một nhóm quốc gia liên kết đều có đồng
tiền riêng như : dollar của Mỹ (USD), nhân dân tệ của Trung Quốc (CNY), đồng
tiền chung Châu Âu (EUR), đồng Việt Nam (VNĐ),….
Tỷ giá là một phạm trù kinh tế phát sinh từ nhu cầu trao đổi hàng hóa dịch vụ,
cũng như hoạt động tài chính, tiền tệ (sự vận động của vốn, tín dụng…) giữa các
quốc gia. Nhưng khi đã hiện tồn thì tỷ giá lại có tác động đến mọi mặt của nền kinh


tế và ngược lại. Việc xác định mặt nội dung của phạm trù tỷ giá hối đoái với hàm ý
rằng việc phân tích về tỷ giá hối đoái nói chung và chính sách tỷ giá hối đoái nói
riêng phải được đặt trong các mô hình kinh tế vó mô của một nền kinh tế mở cụ thể
nào đó để thấy được sự tác động qua lại giữa tỷ giá với các biến số vó mô khác. Tuy
nhiên, cho dù mô hình lý thuyết cũng như những phân tích thực tế có quy mô đến
mức nào đi nữa cũng không thể phản ánh đầy đủ tất cả mà chỉ có thể vẽ nên những
bức tranh tổng quát, cơ bản về những vận động chung.
2. Các phương pháp yết giá tiền tệ
Để trình bày nội dung các phương pháp yết giá tiền tệ chúng ta cần làm rõ các
khái niệm sau:
− Đồng tiền yết giá (Commodity Term): thông thường là cố định và bằng một
đơn vị (trong một số trường hợp có thể là một số đơn vị cố định, ví dụ như
100JPY, 1.000ITL…).
− Đồng tiền định giá (Currency Term): là một số đơn vị tiền tệ nhất định. Số
đơn vị tiền tệ này thay đổi và phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường
ngoại hối.

1


− Yết giá trực tiếp: phương pháp yết giá trực tiếp được xuất phát từ góc độ
quốc gia, trong đó ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, còn đồng bản tệ
đóng vai trò là đồng tiền định giá.
− Yết giá gián tiếp: ngược lại với phương pháp yết giá trực tiếp.
Việc niêm yết tỷ giá áp dụng ở nước ta trong thời gian qua là sử dụng phương
pháp yết giá trực tiếp, trong đó: các ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, đồng
Việt nam (VNĐ) đóng vai trò là đồng tiền định giá.
ƒ Tỷ giá chéo – Cross Rates:
Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định thông qua đồng tiền
thứ ba.Trong thực tế, tương quan giá trị giữa hai đồng tiền thông thường được

xác định bằng cách so sánh giá trị của từng đồng tiền đối với USD. Do vậy, tỷ
giá chéo được xác định như sau:
1USD=6.4972 FRF - USD=1.9372 DEM
Suy ra 1.9372DEM = 6.4972 FRF
Hay 1DEM=3.3539FRF.
Ký hiệu tiền tệ theo tiêu chuẩn ISO
3. Các chế độ về tỷ giá hối đoái
Theo lịch sử phát triển tiền tệ thế giới, tỷ giá hối đoái đã có một lịch sử phát
triển lâu dài. Trước Thế chiến I, nền kinh tế thế giới hoạt động theo chế độ bản vị
vàng, trong đó đồng tiền của đại đa số các nước được đổi ra vàng. Ví dụ tiền giấy
Dollar Mỹ có thể quay trở lại Kho bạc Mỹ và được đổi ra gần bằng 1/20 lạng vàng.
Cũng như vậy Kho bạc Anh sẽ đổi ¼ lạng vàng cho một Pound Anh. Từ đó, tỷ giá
giữa Pound Anh với Dollar Mỹ được ấn định thực sự là gần 5 Dollar ăn 1 Pound.
Gắn chặt các đồng tiền vào vàng đưa đến kết quả là một hệ thống tỷ giá cố định
giữa các nước. Thế chiến thứ I bùng nổ dẫn đến những tan vỡ buôn bán, các nước
không còn có thể chuyển đổi đồng tiền nước mình ra vàng. Chế độ bản vị vàng sụp
đổ. Bất chấp những cố gắng nhằm khôi phục chế độ này trong thời kỳ giữa hai cuộc
chiến tranh, cuộc suy thoái toàn thế giới, bắt đầu năm 1929, đưa chế độ này đến
chỗ sụp đổ vónh viễn. Vì thắng lợi của đồng minh trong Thế chiến thứ 2 đã hiện ra
chắc chắn vào năm 1944, nên các nước đồng minh đã họp nhau tại Bretton Woods,
bang New Hampshire, để triển khai một hệ thống tiền tệ quốc tế mới nhằm thúc
đẩy buôn bán thế giới. Hiệp định được ký kết giữa các nước đồâng minh là một hiệp
định theo đó các ngân hàng trung ương mua và bán đồng tiền của mình theo tỷ giá
ấn định ở một mức nhất định (tỷ giá cố định). Hiệp định này kéo dài từ năm 1945
đến 1971 và được gọi là hệ thống tỷ giá hối đoái cố định Bretton Woods. Kể từ khi
Bretton Woods sụp đổ đến nay, về cơ bản mỗi quốc gia hay nhóm quốc gia có sự
liên kết tự lựa chọn cho mình những cách thức riêng trong việc điều hành tùy thuộc
theo thực trạng nền kinh tế – chính trị của quốc gia mình. Tuy nhiên, một cách thức
thường thấy (cũng được xem là đặc trưng của hệ thống tài chính quốc tế hiện nay)
2



là một sự lai tạp của tỷ giá cố định với tỷ giá linh hoạt (được gọi là chế độ tỷ giá
bán thả nổi hay thả nổi có quản lý). Những tỷ giá này biến động để đáp ứng những
lực của thị trường nhưng không phải được xác định chỉ bởi những lực đó mà còn có
sự tác động chủ quan của các chính phủ.
Trong nền kinh tế thị trường, thực tế cho thấy tồn tại đồng thời nhiều loại tỷ giá
khác nhau. Nếu dựa trên tiêu thức là đối tượng quản lý thì có tỷ giá chính thức (tỷ
giá được công bố chính thức trên thị trường để làm cơ sở tham chiếu cho các hoạt
động giao dịch, kinh doanh, thống kê…), tỷ giá thị trường (tỷ giá được hình thành
thông qua các giao dịch cụ thể của các thành viên trên thị trường). Nếu dựa trên kỹ
thuật giao dịch thì cơ bản có hai loại tỷ giá là tỷ giá mua/bán giao ngay (kéo theo
việc trao đổi ngay các khoản tiền) và tỷ giá mua/bán kỳ hạn (kéo theo việc trao đổi
các khoản tiền vào một ngày tương lai xác định). Bên cạnh đó, trong quá trình theo
dõi sự vận động của tỷ giá, người ta còn đưa ra các khái niệm tỷ giá danh nghóa (là
tỷ lệ giữa giá trị của các đồng tiền so với nhau, đồng này đổi được bao nhiêu đồng
kia) và tỷ giá thực (là giá trị tỷ bằng cùng một đồng tiền của hàng xuất khẩu so với
hàng nhập khẩu) vv..
a. Tỷ giá thả nổi tự do
− Mức tỷ giá được hình thành tự phát không quản lý theo các lực cung cầu
ngoại tệ.
− Nếu cung ngoại tệ> cầu ngoại tệ sẽ đưa tới tình trạng giá ngoại tệ giảm.
Ngược lại nếu cầu ngoại tệ>cung ngoại tệ sẽ đưa tới tình trạng giá ngoại tệ
tăng.
− Giá ngoại tệ cao sẽ khuyến khích xuất khẩu.
− Giá ngoại tệ thấp sẽ khuyến khích nhập khẩu hạn chế xuất khẩu.
b. Tỷ giá thả nổi có quản lý
− Là tỷ giá thả nổi nhưng có sự can thiệp của chính phủ để tác động đến tỷ giá
hối đoái phục vụ chiến lược chung của mình.
− Trong chế độ thả nổi tự do chính phủ giữ thái độ thụ động. Tuy vậy trên thực

tế hầu hết các chính phủ trên thế giới đều có hành động can thiệp vào thị
trường hối đoái. Thường là với các cách như mua hay bán ngoại tệ từ dự trữ
(thường là đủ mạnh). Khi có biến động tỷ giá nhằm mục đích giữ cho tình
hình tỷ giá phù hợp với chính sách kinh tế của nước mình.
II. VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VỚI NỀN KINH TẾ
Từ “tỷ giá hối đoái” hay tỷ giá ở đây là đề cập đến tỷ giá giữa nội tệ và ngoại tệ.
Lý do tại sao mỗi quốc gia hay nhóm các quốc gia có đồng tiền chung quan tâm đến tỷ
gia mà chủ yếu là tỷ giá giữa nội tệ và ngoại tệ sẽ được sáng tỏ khi có nhận định đúng
về vai trò của tỷ giá hối đoái. Tính chất quan trọng của tỷ giá thể hiện trên hai điểm cơ
bản sau:

3


• Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ là quan trọng đối với một quốc gia vì trước
tiên nó tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của chính quốc
gia đó. Ví dụ: Năm 1994 tỷ giá hối đoái là 1USD= 10.500VNĐ, 1 xe ô tô con
giá 30.000USD được nhập khẩu và tính thành tiền Việt Nam là 315 triệu đồng.
Đến năm 1996 với mức tỷ giá là 1USD=13.500VNĐ thì cũng chiếc xe ấy có thể
nhập khẩu và bán với giá tối thiểu là 405 triệu đồng. Ngược lại, 1 tấn gạo với
chi phí sản xuất là 3,5 triệu đồng xuất khẩu với tỷ giá là 1USD= 10.500VNĐ mà
có lãi với giá khoảng 340USD vào năm 1994, với tỷ giá 1USD =13.500VNĐ
năm 1998 và các nếu các yếu tố khác là không đổi thì đã có thể xuất khẩu mà
có lãi với giá khoảng 260 USD. Từ đó, nếu các yếu tố khác là không đổi thì khi
tỷ giá tăng từ 1USD=10.500VNĐ đến 1USD= 13.500VNĐ (USD tăng giá hay
VNĐ sụt giá) đã làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn còn hàng xuất khẩu
trở nên rẻ hơn.
Kết luận có thể được rút ra là tỷ giá có sự sụt giảm, có nghóa đồng nội tệ tăng
gíá sẽ làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu làm cán cân thương mại có thể
xấu đi và ngược lại.

• Tỷ giá hối đoái không chỉ quan trọng là vì tác động đến ngoại thương như đã
được trình bày ở trên. Mà thông qua đó, tỷ giá sẽ có tác động đến các khía cạnh
khác của nền kinh tế như mặt bằng giá cả trong nước, lạm phát, khả năng sản
xuất, công ăn việc làm hay thất nghiệp…
Với mức tỷ giá hối đoái 1USD=10.500VNĐ của năm 1994 thấp hơn mức
1USD=13.500VNĐ của năm 1998, tức tiền Việt Nam sụt giá và nếu giả định
mặt bằng giá thế giới là không đổi thì không chỉ có xe con khi nhập khẩu tính
thành tiền Việt Nam tăng giá mà còn làm tất cả các sản phẩm nhập khẩu đều
rơi vào tình trạng tương tự và trong đó có cả nguyên vật liệu, máy móc cho sản
xuất. Nếu các yếu tố khác trong nền kinh tế là không đổi thì điều này tất yếu sẽ
làm mặt bằng giá cả trong nước tăng lên. Nếu tỷ giá hối đoái tiếp tục có sự gia
tăng liên tục qua các năm (đồng nội tệ Việt Nam liên tục mất giá) có nghóa lạm
phát đã tăng. Nhưng bên cạnh đó, đối với các lãnh vực sản xuất chủ yếu dựa
trên nguồn lực trong nước, thì sự tăng giá của hàng nhập khẩu sẽ giúp tăng khả
năng cạnh tranh cho các lãnh vực này, giúp phát triển sản xuất và từ đó có thể
tạo thêm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, sản lượng quốc gia có thể tăng
lên. Ngược lại, nếu các yếu tố khác không đổi thì lạm phát sẽ giảm, khả năng
cạnh tranh của các lónh vực trong nước cũng sẽ có xu hướng giảm, sản lượng
quốc gia có thể giảm, thất nghiệp của nền kinh tế có thể tăng lên…nếu tỷ giá hối
đoái giảm xuống (USD giảm hay VNĐ tăng lên).
1. Các yếu tố cơ bản tác động đến tỷ giá hối đoái.
a. Các yếu tố cơ bản tác động đến tỷ giá hối đoái
4


Cán cân thanh toán quốc tế chính là những ghi chép về các giao dịch mà cư
dân và Chính Phủ của một nước thực hhiện với thế giới bên ngoài trong một
khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Các hạng mục của cán cân thanh toán luôn sử dụng phương pháp kế toán
kép tiêu chuẩn thường dùng để ghi chép mọi khoản thu chi ở một công ty. Một

mục được ghi “có” vào cán cân thanh toán khi nó làm tăng khối lượng ngoại tệ
thanh toán cho dân cư, doanh nghiệp và Chính Phủ của một nước, và được ghi
“nợ” khi nó làm giảm khối lượng ngoại tệ. Mục “có” được ghi vào tài khoản
bằng dấu cộng và mục “nợ” được ghi vào tài khoản bằng dấu trừ. Cán cân thanh
toán thường được chia thành ba bộ phận cấu thành chủ yếu sau:
ƒ Tài khoản vãng lai:
Tài khoản này ghi chép các hoạt động buôn bán hàng hóa dịch vụ, thu
nhập từ đầu tư và các khoản chuyển giao. Người ta có thể chia tài khoản
vãng lai thành hai khoản mục nhỏ hiển thị những phân nhóm chính này. Thứ
nhất, cán cân thương mại bao hàm tất cả các hoạt động trao đổi hàng hóa,
nghóa là xuất và nhập những hàng hóa hữu hình, dịch vụ trong đó xuất khẩu
được ghi “có” , còn nhập khẩu được ghi nợ. Thu nhập từ đầu tư bao gồm các
khoản thanh toán lãi suất cho các khoản tiền vay của người nước ngoài hay
cho người nước ngoài vay, cổ tức..v…v..Thứ hai là những khoản chuyển giao
(thu ròng hay chi ròng) bao gồm các khoản chuyển giao của tư nhân (ví dụ
tặng phẩm do thân nhân nước ngoài gởi về, những nhà đầu tư nước ngoài
chuyển những khoản thu nhập của họ về nước,…) và chuyển giao của chính
phủ (ví dụ những khoản trợ cấp không hoàn lại hay những đóng góp của
chính phủ cho các chương trình quốc tế…)
ƒ Tài khoản vốn:
Tài khoản này ghi chép các giao dịch có liên quan đến việc mua bán tài
sản giữa nền kinh tế trong nước và nùc ngoài, cũng như số tiền cho vay
hoặc đi vay có liên quan đến nước ngoài. Khi có một luồng vốn chảy vào, nó
được ghi “có”, bởi vì nó cung ứng ngoại tệ cho dân cư trong nước. Luồng vốn
chảy ra được ghi “nợ”, bởi vì nó làm giảm lượng ngoại tệ.
ƒ Tài khoản thanh toán chính thức:
Tài khoản này ghi chép các giao dịch do Ngân Hàng Trung Ương thay
mặt Chính Phủ thực hiện. Bao gồm những thay đổi trong dự trữ chính thức về
vàng và ngoại tệ, những khoản đi vay của nước ngoài và các giao dịch với
quỹ tiền tệ quốc tế. Những giao dịch làm tăng dự trữ chính thứ được ghi ‘nợ”,

bởi vì chúng làm giảm cung về ngoại tệ của dân cư trong nước, còn những
giao dịch làm giảm dự trữ chính thức được ghi “có”.

5


b. Các cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán chung bao gồm tất cả các khoản chung (thanh toán hàng
hóa và dịch vụ nhập khẩu, mua tài sản nước ngoài..) và tất cả các khoản thu (thu
về xuất khẩu, bán tài sản cho người nước ngoài…). đây, người ta sử dụng
phương pháp kế toán kép, nghóa là mỗi giao dịch đều được ghi thành các mục
“nợ” và “có”. Chính vì vậy, cán cân thanh toán chung phải luôn luôn cân bằng.
Ví dụ, một khoản nhập khẩu hàng hóa được ghi “nợ” vào tài khoản vãng lai,
nhưng việc thanh toán số tiền nhập khẩu này phải được ghi “có” vào một nơi nào
đó trong các tài khoản – một khoản chi từ doanh thu xuất khẩu (khoản “có” trong
tài khoản vãng lai) hoặc một khoản vay của người nước ngoài (luồng vốn chảy
vào do bán tài sản, hay trái phiếu cho người nước ngoài và được ghi “có” vào tài
khoản vốn), hoặc là một sự thay đổi trong dự trữ ngoại tệ (do chính phủ cung cấp
ngoại tệ cho các nhà nhập khẩu, làm giảm khối lượng dự trữ, do đó nó được ghi
“có” trên tài khoản thanh toán chính thức).
Cán cân thanh toán chung phải luôn luôn cân bằng, nhưng điều đó không
nhất thiết phải xảy ra đối với từng tài khoản của cán cân thanh toán. Ngoài ra, có
thể dùng thuật từ sự thâm hụt hay thặng dư khi đề cập tới cán cân thanh toán
chung. Khái niệm thâm hụt (hay thặng dư) cán cân thanh toán chung được dùng
để chỉ một khoản thâm hụt (hay thặng dư) của tổng tài khoản vãng lai và tài
khoản vốn. Trong trường hợp này, dự trữ chính thức hay một khoản vay quốc tế
chính thức để cân bằng cán cân thanh toán phải giảm (hoặc tăng).
Như vậy cán cân thanh toán là một bảng ghi chép những thu chi của một nền
kinh tế với thế giới bên ngoài (cán cân thanh toán được trình bày như trên chỉ là
cách hiểu giản đơn chớ chưa đi sâu vào các đề mục cụ thể trong từng tài khoản

của cán cân thanh toán). Chính những khoản thu chi này sẽ hình thành nên cung
– cầu ngoại tệ trên thị trường như cung – cầu của bất kỳ một loại sản phẩm hàng
hóa hay dịch vụ nào trong nền kinh tế. Cũng chính từ sự cân bằng cung cầu này
sẽ hình thành nên giá cả của ngoại tệ được tính bằng nội tệ, cái được gọi là tỷ giá
hối đoái giữa đồng nội tệ và ngoại tệ.
Nhìn chung, bất kỳ yếu tố nào có khả năng tác động làm thay đổi tình hình
thu chi trong các tài khoản của cán cân thanh toán thì đều có thể làm thay đổi
cung cầu ngoại tệ trên thị trường và sẽ làm cho tỷ giá có khả năng thay đổi (một
số lý thuyết khi đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái có thể trình
bày gồm có các yếu tố như: cán cân thanh toán, tỷ lệ lạm phát, ảnh hưởng của lãi
suất…Như vậy, các lý thuyết này đã xem cán cân thanh toán chỉ là một trong
hàng loạt các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái. Nhưng có thể nhận thấy rằng,
nếu một nền kinh tế hoàn toàn đóng cửa, không có bất kỳ một giao dịch nào với
thế giói bên ngoài thì cho dù các biến số trong nền kinh tế như lạm phát, lãi suất
hay bất kỳ một biến số nào khác dù có sự thay đổi mạnh cách mấy cũng chẳng
6


có cái gì gọi là tỷ giá để tác động làm thay đổi. Sở dó, các biến số như lạm phát,
lãi suất hay bất kỳ một biến số nào khác có khả năng tác động làm thay đổi tỷ
giá là do tất cả những biến số này khi thay đổi đều ít nhiều có tác động làm thay
đổi các giao dịch của quốc gia với thế giới bên ngoài, tức là làm thay đổi cán cân
thanh toán. Từ đó làm thay đổâi tình hình cung cầu ngoại tệ và tác động đến tỷ giá
hối đoái. Do đó, chỉ cần tiếp cận vào cán cân thanh toán là có thể chỉ ra một cách
tương đối các yếu tố cơ bản tác động đến tỷ giá. Điều quan trọng là phải tìm ra
cho được các lực nằm đằng sau những thay đổi trong cán cân thanh toán và chúng
ta cũng sẽ thấy rằng các lực này không gì khác hơn chính là các biến số như lạm
phát, lãi suất…như sẽ thấy dưới đây.
c. Các yếu tố cơ bản có khả năng tác động làm thay đổi tình hình các giao
dịch trong tài khoản vãng lai

Như đã trình bày, thành phần cơ bản nhất trong tài khoản vãng lai chính là
cán cân thương mại. Chính vì vậy, các yếu tố có khả năng tác động là thay đổi
tình hình xuất - nhập khẩu so với nhau sẽ là những yếu tố cơ bản tác động đến tỷ
giá hối đoái. Cụ thể là bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
ƒ Mức giá cả tương đối:
Một sự tăng lên trong mức giá tương đối ở trong nước so với mức giá trên
thị trường thế giới (có nghóa hàng nhập khẩu sẽ có xu hướng rẻ hơn và hàng
xuất khẩu sẽ trở nên đắt hơn) sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu và làm giảm
khả năng xuất khẩu của quốc gia. Từ đó, làm giảm cung và tăng cầu ngoại
tệ, làm đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá hay đồng nội tệ có xu hướng
giảm giá. Ngược lại, nếu mức giá tương đối có sự sụt giảm sẽ làm đồng tiền
nước đó có xu hướng tăng giá. yếu tố giá cả chính là yếu tố cơ bản tạo ra
một trong những xuất phát điểm quan trọng để xác định tỷ giá cân bằng ở
mức bao nhiêu trong dài hạn.
Một quan niệm đơn giản xuất phát từ yếu tố giá cả có tên là quy luật một
giá (law of one price). Quy luật một giá được phát biểu như sau: Tỷ giá hối
đoái sẽ được xác định ở một mức duy nhất sao cho hàng hóa được bán ở bất
kỳ nơi đâu trên khắp thế giới với cùng một giá quy đổi như nhau mà không
tính đến hàng hóa đó do nước nào sản xuất nếu hàng hóa đó giống nhau về
phẩm chất, quy cách. Ví dụ: 1 tấn gạo bán trên thị trường thế giới với giá
300USD và cũng một tấn gạo với phẩm chất như vậy được bán tại thị trường
Việt Nam với giá 3.600.000.VNĐ thì tỷ giá hối đoái giữa USD và VND phải là
1 USD=12.000VNĐ. (Trong thực tế, qui luật một giá được sử dụng cho một
rổ hàng hóa nhất định).
Một sự mở rộng qui luật một giá tất yếu dẫn đến một kết luận gọi là
thuyết ngang giá sức mua, thuyeát PPP (Purchasing Power Parity). Thuyeát
7


PPP được phát biểu như sau: Tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ trong nước và đồng

ngoại tệ sẽ được điều chỉnh để phản ảnh đúng về chênh lệch mức giá ở trong
nước và thị trường thế giới. Nếu gọi π, π*, Et, Et+1 lần lượt là lạm phát nội
địa, lạm phát trên thế giới, tỷ giá hiện tại và tỷ giá tương lai thì thuyết PPP
có thể diễn tả như sau:

π −π * =

Et+1 − Et
Et

Tuy nhiên, những bằng chứng thực nghiệm luôn cho thấy có sự sai biệt
lớn giữa phương trình của thuyết PPP với thực tế do giá cả chỉ là một trong
các biến số có khả năng tác động đến tỷ giá.
ƒ Các biện pháp bảo hộ:
Một sự gia tăng các biện pháp bảo hộ sẽ làm hàng ngoại nhập trở nên đắt
hơn và làm giảm nhập khẩu. Từ đó, làm giảm cầu ngoại tệ, làm đồng ngoại
tệ có xu hướng sụt giá hay đồng nội tệ có xu hướng tăng giá. Ngược lại, nếu
các biện pháp bảo hộ được cắt giảm sẽ làm đồng tiền nước đó có xu hướng
sụt giá.
ƒ Tâm lý ưa thích hàng ngoại so với hàng nội:
Nếu tâm lý người tiêu dùng ưa thích hàng ngoại hơn so với hàng nội sẽ
làm tăng cầu nhập khẩu. Từ đó, làm tăng cầu ngoại tệ, làm đồng ngoại tệ có
xu hướng tăng giá hay đồng nộïi tệ có xu hướng giảm giá. Ngược lại, tâm lý
ưa thích hàng ngoại so với hàng nội có xu hường giảm sẽ làm đòng nội tệ có
xu hướng tăng giá.

ƒ Năng suất lao động:
Nếu năng suất lao động trong nước có sự gia tăng sẽ làm cho mức giá
tương đối có xu hướng sụt giảm, làm đồng ngoại tệ có xu hướng giảm hay
đồng nội tệ có xu hướng tăng giá.

d. Các yếu tố cơ bản có khả năng tác động làm thay đổi tình hình các giao
dịch trong tài khoản vốn:
Các yếu tố cơ bản có khả năng tác động làm thay đổi tình hình tài khoản vốn
sẽ được hiểu thông qua việc nắm bắt gọi là hiệu ứng Fisher quốc tế
(International Fisher Effect). Hiệu ứng Fisher nêu rằng lãi suất danh nghóa R
bao gồm hai phần: tỷ lệ hoàn vốn thực i và một chỉ số lạm phát bằng mức độ
lạm phát dự kiến. Hiệu ứng Fisher được biểu diễn như sau:
1+ lãi suất danh nghóa = (1+lãi suất thực)(1+lạm phát dự kiến).
8


1+R = (1+i)(1+π) hay R = i + π + iπ
Phương trình trên thường được tính gần đúng bằng phương trình: R= i+π.
Theo ý nghóa tổng quát của hiệu ứng Fisher, việc hoàn vốn thực sẽ được cân
bằng hóa xuyên quốc gia thông qua hoạt động đầu tư, tức là i=i* với i và i* là
lãi suất thực ở nội địa và nước ngoài. Nếu mức hoàn vốn thực trong nước cao
hơn đối với thị trường quốc tế thì vốn sẽ dịch chuyển từ thị trường thế giới vào
trong nước. Quá trình đầu tư chênh lệch lãi suất sẽ tiếp tục, nếu như không có sự
can thiệp của chính phủ, cho đến khi mức hoàn vốn thực dự kiến trở nên cân
bằng.
Trong thế cân bằng và khi không có sự can thiệp của chính phủ thì mức sai
biệt lãi suất danh nghóa sẽ gần bằng với mức sai biệt tỷ lệ lạm phát dự kiến.
1+ R
1+ i
=
*
1+ R
1 + i*
Với R và R* là những lãi suất danh nghóa của đồng tiền trong nước và nước
ngoài. Nếu như R* và i* tương đối nhỏ thì mối quan hệ này có thể được tính gần

đúng bằng phương trình: R - R* = i – i*. Như vậy theo ý nghóa tổng quát của
hiẹâu ứng Fisher, những đồng tiền có mức lạm phát cao phải có lãi suất cao hơn
những đồng tiền có mức lạm phát thấp hơn

ƒ Hiệu ứng Fisher quốc tế:
Chìa khóa để hiểu được tác động của những thay đổi tương đối về lãi suất
danh nghóa giữa các nước đối với tỷ giá hối đoái của đồng tiền quốc gia ở
chổ phối hợp sự tác động của thuyết PPP và hiệu ứng Fisher tổng quát (tỷ
giá hối đoái sẽ chuyển dịch ra sao để làm giảm những sai biệt về giá cả hay
lạm phát và việc tăng mức lạm phát ở trong nước liên quan đến lãi suất nước
ngoài như thế nào. Khi phối hợp hai điều kiện đó, kết quả ta thu được hiệu
ứng Fisher quốc tế là: mức hoàn vốn dự kiến khi đầu tư ở nước ngoài
(1+R*)Et+1/Et. Nếu R* tương đối nhỏ thì phương trình hiệu ứng Fisher cho ta
cách tính gần đúng như sau:
E E
R = R * + t +1− t
Et
Một kết luận có thể được rút ra là:” HIệu ứng Fisher quốc tế khẳng định
tiền tệ có lãi suất thấp sẽ có giá hơn so với tiền tệ có lãi suất cao”.
Trong lý thuyết, mặc dù mức hoàn vốn dự kiến phải bằng nhau nhưng
trong thực tế, mức hoàn vốn dự kiến trong nước và nước ngoài có thể không
cân bằng nếu có yếu tố rủi ro, hoặc tính thanh khoản tiền tệ hạn chế quá
trình đầu tư quốc tế hay những can thiệp làm hạn chế sự mở cửa tài khoản
vốn.

9


Trong trường hợp mỗi đồng tiền trong thực tế không tương đồng với nhau
về yếu tố rủi ro và tính thanh khoản thì hiệu ứng Fisher quốc tế sẽ được diễn

tả một cách đầy đủ như sau:
E
Et
R = R * + t+1−

Et
Trong đó δ sẽ hàm chứa sự ước tính về mức độ chênh lệch về rủi ro, tính
thanh khoản giữa hai đồng tiền và có thể xem là biến số đã biết trong từng
thời điểm nhất định. Từ đó có thể tạm rút ra một số yếu tố cơ bản có khả
năng tác động làm thay đổi tài khoản vốn như sau:
ƒ Lãi suất:
Nói một cách ngắn gọn- Lãi suất chính là giá cả của vốn, vì thế lãi suất
là một yếu tố hàng đầu có khả năng tác động làm thay đổi tình hình các giao
dịch trong tài khoản vốn. Nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất nước
ngoài hay lãi suất ngoại tệ, sẽ dẫn đến những dòng vốn chảy vào hay sẽ làm
chuyển hoá lượng ngoại tệ trong nền kinh tế sang đồng nội tệ để hưởng lãi
suất cao hơn. Điều này làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường (cũng có nghóa
làm tăng cầu đối với đồng nội tệ), từ đó đồng ngoại tệ sẽ có xu hướng giảm
giá trên thị trường hay đồng nội tệ sẽ tăng gia ùvà ngược lại.
ƒ Dự báo trong tương lai:
Những dự báo mà cụ thể là dự báo về sự biến động của tỷ giá trong tương
lai sẽ có tác động đến những dòng vốn. Nếu tỷ giá hối đoái được dự báo là
có sự gia tăng trong tương lai (tức dự báo đồng ngoại tệ có sự tăng giá hay
đồng nội tệ sụt giá) sẽ làm tăng các dòng vốn chảy ra khỏi nền kinh tế hay
sẽ làm chuyển hóa những dòng nội tệ sang ngoại tệ để bảo toàn giá trị tiền
tệ một cách tốt nhất và hưởng chênh lệch tỷ giá. Từ đó làm tăng cầu ngoại
tệ trên thị trường và đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá hay đồng nội tệ có
xu hướng giảm giá. Trong trường hợp ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái được dự
báo là có sự sụt giảm trong tương lai sẽ làm đồng ngoại tệ có xu hướng giảm
giá hay đồng nội tệ có xu hướng tăng giá tức thời.

ƒ Yếu tố tâm lý:
Một yếu tố cuối cùng cần phải đề cập đến trong những yếu tố cơ bản có
khả năng tác động đến sự vận động của những dòng vốn là tâm lý của những
người sở hữu vốn. Nếu những người sở hữu vốn có tâm lý giảm sự tin tưởng
về một đồng tiền nào đó (làm ảnh hưởng đến sự vận động của những dòng
vốn) và làm đồng tiền đó có xu hướng giảm giá trên thị trường.
ƒ Nhà nước can thiệp bằng hành chính:
Sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến sự can thiệp bằng hành chính của Nhà
nước cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến tỷ giá hối đoái. Yếu tố này
10


chính là một công cụ điều hành tỷ giá hối đoái mà hầu như quốc gia nào
cũng sử dụng, chỉ khác nhau ở mức độ sử dụng công cụ mà thôi.
2. Phân tích mô hình kinh tế lý thuyết để làm rõ hơn vai trò tỷ giá hối đoái
trong nền kinh tế
a. Mô hình IS-LM-BP về nền kinh tế nhỏ và mở cửa:
Việc mở rộng lý thuyết để đưa mô hình kinh tế vó mô nổi tiếng IS-LM-BP
vào phân tích sẽ được mở đầu bằng việc thêm tài khoản vốn vào phân tích. Giả
định vốn được bơm từ nước ngoài vào nền kinh tế nếu tỷ suất hoàn vốn của
Et + 1 − Et
+ δ cao hơn tỷ suất hoàn vốn của đồng ngoại tệ (R*)
đồng nội tệ R −
Et
và ngược lại.
Trục tung của hình 1 biểu thị tỷ suất hoàn vốn của đồng nội tệ và trục hoành
biểu thị tình hình tài khoản vốn. Đường dốc lên cho thấy tình hình vốn có tính cơ
động không hoàn hảo. Nó cho thấy nếu tỷ suất hoàn vốn nội tệ thu được bằng tỷ
suất hoàn vốn ngoại tệ R* sẽ không có luồng vốn chảy vào hoặc chảy ra khỏi
nền kinh tế (hiệu ứng Fisher quốc tế). Phản ứng của các luồng vốn đối với mức

chênh lệch về tỷ suất hoàn vốn càng mạnh, đường biểu thị tài khoản vốn càng
gần với phương nằm ngang. Trong trường hợp vốn có tính cơ động hoàn hảo,
đường biểu thị tài khoản vốn sẽ nằm ngang (nhưng trường hợp này sẽ không
được phân tích vì một thực tế hiển nhiên là thị trường vốn của Việt Nam chưa
phát triển, luồng vốn đổ vào Việt Nam chủ yếu là những khoản đầu tư dài hạn
và do đó sẽ ít nhạy cảm đối với những thay đổi ngắn hạn trong tỷ suất hoàn vốn
của đồng tiền).

Hình 1

R−

R*

Et + 1 − Et

Et
Vốn có tính cơ động
không hoàn hảo

vốn có tính cơ động hoàn hảo

Thâm hụt (luồng vốn ra)

0

Thặng dư (luồng vốn vào)

11



Trong hình 2 có ý nghóa BOCA đã được trình bày trong phần trước thể hiện
tại mức sản lượng Y0, tài khoản vãng lai cân đối với tỷ giá hối đoái E0, đường
BP chỉ ra mối liên hệ giữa sản lượng và tỷ suất hoàn vốn của tài sản tài chính
trong nước cần thiết để cán cân thanh toán chung cân bằng.
BOCA
BP

HÌnh 2 : Đường BP

R*
Y0

Y1

Y

Đường BP đi qua điểm (R*, Y0) vì tài khoản vãng lai cân đối tại Y0, vì thế
cân đối chung đòi hỏi tài khoản vốn cũng phân cân đối và điều này đạt được khi
Et + 1 − Et
tỷ suất hoàn vốn nội tệ bằng ngoại tệ. ( R* = R −
+ δ ). Đường BP
Et
hướng lên thể hiện tính cơ động không hoàn hảo của vốn.
IS
R

LM BP
Hình 3 :Mô hình IS-LM-BP


Sau khi có những nhận định như vậy, đường BP sẽ được kết hợp vào một mô
hình được sử dụng nhiều trong phân tích kinh tế vó mô hiện nay là mô hình ISLM để tạo ra mô hình IS-LM-BP về một nền kinh tế nhỏ và mở cửa trong điều
kiện tỷ giá hối đoái cố định nhưng có thể điều chỉnh (hay chế độ bán thả nổi
nhưng gần với cố định). Toàn bộ mô hình được mô tả qua hình 3.
Trong mô hình IS-LM-BP của hình 3, đường BP dốc lên thể hiện vốn có tính
cơ động không hoàn hảo và có độ dốc ít hơn đường LM phản ánh một thực tế là
ngay cả khi vốn có tính cơ động không hoàn hảo, các luồng vốn cũng luôn nhạy
cảm đối với tỷ suất hoàn vốn và với lãi suất hơn nhu cầu về tiền tệ. Cuối cùng,
điểm gặp nhau của IS và LM là điểm mà tại đó cả thị trường hàng hóa và thị
trường tiền tệ đều cân bằng sẽ ấn định mức lãi suất cân bằng cho nền kinh tế và
nếu loại trừ những biện pháp can thiệp của chính phủ thì tại mức lãi suất cân

12


bằng đó cán cân thanh toán chung cũng phải có sự cân bằng (có nghóa là điểm
gặp nhau của IS-LM phải nằm trên đường BP).
b. Sự phối hợp chính sách để đạt mục tiêu cân bằng trong ngắn hạn.
Sau khi trình bày những điểm cơ bản trong mô hình IS-LM-BP, phần này sẽ
sử dụng mô hình này để trình bày những yêu cầu trong việc phối hợp các chính
sách tài chính– tiền tệ cùng với biến cố tỷ giá để đạt tới mục tiêu cân bằng của
nền kinh tế trong ngắn hạn.
Giả sử nền kinh tế đang hoạt động tại điểm A trong hình 4, tức là giao điểm
của đường IS0 và BP. Lãi suất là R0, mức thu nhập là y1 và cán cân thanh toán
chung nằm trong trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, điểm A không phù hợp với
mục tiêu của chính phủ về mức thu nhập y0 mà không cần phá giá tỷ giá để loại
trừ tình trạng tài khoản vãng lai xấu đi (thâm hụt lớn hay thặng dư nhỏ hơn), khi
nhập khẩu tăng do thu nhập chuyển từ y1 đến y0. Chính phủ không cần phá giá
tỷ giá hối đoái, thay vào đó, lãi suất có thể tăng lên đến R1 để giữ cho nền kinh
tế nằm trên đường BP. Sự gia tăng lãi suất làm cho tài khoản vốn được cải

thiẹân, nhằm loại trừ tình trạng tài khoản vãng lai xấu đi. Điều cần làm là chuyển
giao điểm của đường IS và LM từ A sang B trên đường BP.
R

LM0

C
R1
R0

A
D

0

Hình 4: Sự cân bằng đối nội và đối ngoại

LM1 BP

B

IS0

IS1

y2
y
y1
Việc chuyển từ A sang B đòi hỏi phải điều chỉnh chính sách tài chính, để
chuyển đường IS sang IS1. Điều này minh họa cho việc cần thiết phải có sự phối

hợp đồng bộ cả hai chính sách tài chính và tiền tệ để đạt được hai mục tiêu.
Trước hết, đối với chính sách tài chính mở rộng sẽ chuyển đường IS đến IS1
trong điều kiện thực hiện chính sách khử để giữ cho khối lượng tiền tệ ban đầu
không thay đổi, làm cho nền kinh tế chuyển động đến điểm C. Tại điểm C, nền
kinh tế có thặng dư trong cán cân thanh toán chung. Như vậy, chính sách tài
chính có tác dụng trong thời hạn ngắn khi thực hiện chính sách khử và tác dụng
của nó lớn hơn nữa trong thời hạn dài; khi cung ứng tiền tệ trong nước được
phép điều chỉnh. Quá trình điều chỉnh này của khối lượng tiền tệ làm giảm lãi
suất trong nước khi thực hiện chính sách mở rộng tài chính, và vì thế, giảm bớt
tác động lấn át đối với đầu tư tư nhân, một hiện tượng thường đi kèm với chính
sách tài chính. Điều này đến lượt nó lại làm tăng ảnh hưởng của chính sách đối
13


với thu nhập. Từ đó, chúng ta đi đến kết luận rằng, nếu chính phủ có nguyện
vọng chuyển nền kinh tế từ A tới B dọc theo đường BP, chính phủ có thể chủ
động điều chỉnh cả chính sách tài chính và tiền tệ của mình để đẩy đường IS và
LM đến IS1 và LM1 hoặc có thể chủ động điều chỉnh riêng chính sách tài chính
và để cho cung ứng tiền tệ trong nước tự điều chỉnh một cách thụ động, khi các
lực lượng xuất hiện trong cán cân thanh toán tác động vào nó. Bởi vậy, việc
điều chỉnh chính sách tài chính một cách thận trọng và để cho cung ứng tiền tệ
trong nước điều chỉnh đối với các lực lượng bên ngoài có thể giúp cho chính phủ
đồng thời đạt được mục tiêu thu nhập và sự cân đối trong cán cân thanh toán
chung.
Trong trường hợp chính phủ tìm cách sử dụng chính sách tiền tệ mà không
đồng thời điều chỉnh chính sách tài chính của mình. Xuất phát từ điểm A, chính
sách tiền tệ mở rộng làm cho đường LM dịch chuyển tới LM1 , cũng làm cho
giao điểm của IS và LM chuyển tới điểm D. Tại điểm D, nền kinh tế phải chịu
sự thâm hụt trong cán cân thanh toán chung. nh hưởng của sự thâm hụt này đối
với cung ứng tiền tệ trong nước có thể bị khử trong thời gian ngắn, nhưng cung

ứng tiền tệ trong nước bị teo lại khi quá trình khử liên tục làm cho đất nước mất
hết dự trữ ngoại tệ. Vào thời điểm quá trình khử ngừng lại cung ứng tiền tệ trong
nước tiếp tục teo đi cho đến khi đường LM chuyển về LM0 và nền kinh tế trở lại
điểm A. Bởi vậy, chính sách tiền tệ có hiệu lực trong thời gian ngắn cùng với
quá trình khử, nhưng hoàn toàn không có hiệu lực trong thời gian dài, trừ phi nó
được hỗ trợ bởi những thay đổi trong chính sách tài chính hay tỷ giá hối đoái.
Từ đó suy ra rằng, chính sách tài chính là một công cụ rất mạnh mẽ ngay
trong thời hạn ngắn và có thể còn mạnh mẽ hơn là đã chỉ ra trên đây, bởi vì lãi
suất hoàn toàn không tăng, do đó chính sách tài chính không gây ra sự lấn át
đầu tư tư nhân. Mặt khác, nếu được thực hiện riêng rẽ, chính sách tiền tệ hoàn
toàn không phát huy được sức mạnh của nó ngay trong thời gian ngắn.
c. Sự cân bằng trong dài hạn.
Trong thời hạn dài, không thể duy trì sự mất cân đối trong tài khoản vãng lai
bằng cách sử dụng tình trạng mất cân đối tương ứng trong tài khoản vốn. Trạng
thái cân bằng dài hạn của nền kinh tế yêu cầu không được có tình trạng mất cân
đối ở cả tài khoản vãng lai và tài khoản vốn, chứ không phải chỉ cần chú ý tới
tổng của chúng. Luận điểm này được trình bày trong hình 5. Hình 5 biểu thị một
nền kinh tế nhỏ và mở cửa trong điều kiện có hệ thống tỷ giá hối đoái cố định
và tính cơ động không hoàn hảo của vốn. Trạng thái cân bằng ngắn hạn ban đầu
là điểm A ở phần (I) của hình vẽ, tức là tại giao điểm của các đường IS, LM, và
BP và cho tỷ giá hối đoái E. Vì điểm A nằm ở phía phải của đường BOCA, cho
nên rõ ràng có sự thâm hụt trong tài khoản vãng lai được tài trợ bằng một khoản
thặng dư trong tài khoản vốn tỷ suất hoàn vốn trong nước tại mức R0 vượt quá lãi
14


suất quốc tế R* và tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước có được mức thặng
dư tài khoản vốn cần thiết để tài trợ cho phần thâm hụt trong tài khoản vãng lai
mà không phải sử dụng đến dự trữ chính thức.
Trạng thái cân bằng tại điểm A hàm ý có sự gia tăng trong mức vay nợ ròng

ở nước ngoài. Điều này sẽ làm tăng những chuyển trả ròng ra nước ngoài trong
tương lai khi mà các chủ sở hữu tài sản nước ngoài chuyển phần lợi nhuận có
được nhờ hoạt động cho vay, đầu tư về nước. Thực tế này sẽ làm gia tăng thâm
hụt trong tài khoản vãng lai và được biểu thị bằng sự dịch chuyển của đường
X+NI tới X+NI’ trong phần (ii), trong đó NI là thu nhập đầu tư ròng ở nước
ngoài và bây giờ chính thức được đưa vào mô hình. nh hưởng của điều này là
chuyển mức thu nhập phù hợp với sự cân đối trong tài khoản vãng lai về phía
trái từ y1 tới y2 , và kết quả là đường BOCA dịch chuyển về phía trái tới BOCA’
trong phần (i) của hình vẽ. Như vậy, với bất kỳ mức thu nhập nào, thâm hụt
trong tài khoản vãng lai cũng lớn hơn (hoặc thặng dư nhỏ hơn đối với các mức
thu nhập thấp), cho nên, thặng dư cần thiết trong tài khoản vốn để đạt được sự
cân đối chung cũng phải lớn hơn (hoặc thâm hụt nhỏ hơn đối với các mức thu
nhập thấp). Điều này đòi hỏi phải có mức lãi suất cao hơn so với trong quá khứ
và vì thế, đường BP chuyển lên phía trên đến BP’. Kết qủa của những sự dịch
chuyển trên là làm cho giao điểm của đường IS-LM chuyển tới điểm B nằm
dưới đường BP mới. Tại đây, lãi suất trong nước giảm xuống và nếu như đường
IS và LM dịch chuyển đi khá nhiều, thu nhập trong nước cũng giảm. Tại điểm
B, cán cân thanh toán chung có sự thâm hụt, cho nên, dự trữ chính thức sẽ bị cạn
kiệt và nếu ảnh hưởng của sự thâm hụt đối với cung ứng tiền tệ trong nước
không bị khử, cung ứng trong nước bắt đầu nhỏ dần .
LM LM’
BOCA’BOCA
BP
BP’

i)

R
R0
R1

R2
O

A
B
y2

y1

y0

Hình 5: Mô hình IS- LMBP và những ảnh hưởng
về dài hạn trong điều
kiện tỷ giá hối đoái cố
định và tính cơ động
không hoàn hảo của
vốn.

IS
IS’
y

NI,X,F

F
ii)
Thâm hụt
X+NI
X+NI’
Y2


Y1

Y0

Y

15


O

Nền kinh tế chuyển từ điểm B đến một vị trí nào đó tùy thuộc vào những biện
pháp mà chính phủ thực hiện. Có thể những hiện tượng giảm sút nội sinh trong cung
ứng tiền tệ và tình hình tài sản ròng ở nước ngoài của nền kinh tế làm cho nó
chuyển tới trạng thái cân bằng mới tại mức thu nhập phù hợp với sự cân đối trong
tài khoản vốn và tài khoản vãng lai, hoặc chính phủ có thể thực hiện biện pháp phá
giá tỷ giá, nếu nó muốn hỗ trợ cho mức thu nhập y0.
Như vậy, trong ngắn hạn có thể tài trợ cho các khoản thâm hụt trong tài khoản
vãng lai bằng các khoản thặng dư trong các tài khoản vốn và ngược lại. Nhưng
trong dài hạn phải tính đến ảnh hưởng của những tác động qua lại giữa các luồng
vốn trong cán cân thanh toán và khối lượng đầu tư ròng ở nước ngoài cũng như ảnh
hưởng dội lại của chúng đối với cung ứng tiền tệ trong nước và hoạt động kinh tế.
Điều này sẽ gây ra những thay đổi trong nền kinh tế. Trong chế độ tỷ giá hối đoái
cố định, thu nhập phải được phép điều chỉnh (trong trường hợp này nó giảm xuống)
tới một mức phù hợp với sự cân đối trong tài khoản vãng lai và tài khoản vốn ở một
mức lãi suất nhất định, hoặc tỷ giá hối đoái phải được điều chỉnh nếu muốn đạt
được một mục tiêu nhất định về thu nhập. Trong mọi trường hợp, trạng thái cân
bằng hoàn toàn đều cần đến chính sách tài chính và tiền tệ để tạo ra một kết hợp
giữa thu nhập và lãi suất trong nước phù hợp với trạng thái cân bằng đồng thời trong

cả tài khoản vãng lai và tài khoản vốn của cán cân thanh toán.
BOCA

BOCA’

R

LM

LM’

BP

C

i)

BP’

R0

B

IS’’

IS

0

Hình 6: Phá giá đồng

tiền, chính sách tiền tệ
nới lỏng và tài chính
thắt chặt để đạt tới sự
cân đối đối nội và đối
ngoại

D
IS’

y0

y

NI,X,F
F
ii)
F’

X’+NI
X+NI
O

Y0

Y

16


Hình 6 chỉ ra các cách thức sử dụng biện pháp phá giá chính sách tài chính và

tiền tệ để chuyển nền kinh tế từ một điểm như điểm B trong hình 6 đến trạng thái
cân bằng dài hạn phù hợp với mục tiêu đối nội và mức thu nhập mong muốn. Ban
đầu, nền kinh tế nằm ở điểm B trong phần (i) của hình vẽ, trong đó có thâm hụt
trong cán cân thanh toán chung và cả trong tài khoản vãng lai. Chúng ta có thể kéo
nó trở về vị trí của các đường tương ứng là BP, BOCA, X+NI và F trong hình vẽ.
Muốn đạt tới mức thu nhập y0 với sự cân đối trong tài khoản vốn và tài khoản vãng
lai. Để làm điều đó Chính Phủ phải phá giá đồng nội tệ nhằm làm cho đường
BOCA và BP dịch chuyển đến BOCA’ và BP’ trong phần (i) của hình vẽ và các
đường (X+NI) và F dịch chuyển đến (X’+NI) và F trong phần (ii).
Tại mức tỷ giá hối đoái cân bằng mới, có thể đạt được trạng thái cân bằng dài
hạn ở mức thu nhập y0, với điều kiện chính sách tài chính và tiền tệ được điều chỉnh
để đạt được giao điểm của đường IS, LM, BP và BOCA tại R0y0. Giả sử biện pháp
phá giá làm cho đường IS ban đầu dịch chuyển tới IS’, còn đường LM không thay
đổi. Bởi vậy, các đường IS’, LM cắt nhau tại điểm C trong phần (i) của hình vẽ.
Trong trường hợp này, chính sách tài chính thích hợp là chính sách thu hẹp (để lo
trừ một phần ảnh hưởng mở rộng trên thị trường hàng hóa của biện pháp phá giá)
và chính sách tiền tệ thích hợp là chính sách mở rộng (để làm cho lãi suất trong
nước và lãi suất quốc tế bằng nhau). Các chính sách này làm cho đường IS dịch
chuyển tới IS’ và đường LM tới LM’, do đó mục tiêu của chính phủ phải đạt được
tại điểm D trong phần (i) hình vẽ. Mặc dù có tính cơ động không hoàn hảo của vốn,
yêu cầu làm cho cả tài khoản vãng lai và tài khoản vốn đồng thời cân đối trong thời
hạn dài có nghóa là trong thời hạn dài lãi suất trong nước bị giới hạn ở mức bằng với
lãi suất quốc tế.
d.

Tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại và ngân sách chính phủ
Vấn đề thâm hụt trong ngân sách chính phủ đi cùng với thâm hụt trong cán
cân thương mại sẽ tạo nên một vấn đề được gọi là “thâm hụt kép” là một vấn
đề lớn mà chưa cần đi vào phân tích cũng thấy rằng đây là vấn đề mà nền kinh
tế Việt Nam còn phải gánh chịu trong thời gian nhiều năm sắp tới.


Hình 7 biểu diễn một nền kinh tế nhỏ và mở cửa trong điều kiện chế độ tỷ
giá hối đoái cố định nhưng có thể điều chỉnh và vốn có tính cơ động không hoàn
hảo. Giá trị hiện tại của mức giá trong nước, tiền lương danh nghóa, sản lượng,
lãi suất và tỷ giá hối đoái được ký hiệu lần lượt là P0, W0, y0, R0 và E0 và giả sử
nền kinh tế nằm tại điểm A. trong một chừng mực nhất định nào đó, tình hình
này hoàn toàn chấp nhận được: y0 là mức sản lượng dài hạn hay tự nhiên, do đó
không có vấn đề nghiêm trọng về thất nghiệp và mức nhập khẩu quá cao so với
xuất khẩu, cho phép tiêu dùng và đầu tư trong nước ở mức cao. Giả sử thâm hụt

17


ngân sách được tài trợ bằng trái phiếu và như vậy gây ra ít ảnh hưởng đối với
đường IS và LM, tình hình này có thể kéo dài trong một thời gian.
BOCA(Eo,Po)

LM(Po)

R
a.

LM(Po)

NI,X,F
BP

i
)Ro


F(Eo,Po
)

A

b.

R*

X(Eo,Po)+NI

IS(Eo,Po)
0

y1

y

y0

0

G,P,T,P

y1

y

y0


P
LRAS
T

c.

G+B/Po

SRAS
B

Po
d.

0

y1

y0

y2

y

0

y

y0


Hình 7: Thâm Hụt Kép
Giả sử rằng: khu vực tư nhân trong nước có thể nhận được số ngoại tệ mà nó cần
để thanh toán các khoản thâm hụt trong tài khoản vãng lai bằng cách bán đồng nội
tệ cho người nước ngoài; sau đó, người nước ngoài sử dụng số tiền này để mua trái
phiếu mà chính phủ trong nước bán ra để tài trợ cho phần thâm hụt ngân sách của
mình; tiếp theo đó, chính phủ chi tiêu số tiền này và các khoản thu về thuế để mua
hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước, qua đó trả lại số tiền này cho khu vực tư
nhân. Bởi vậy, chỉ có ít sức ép đối với trạng thái cân bằng biến của khu vực tư nhân
và các đường IS, LM,AD và SRAS, tất cả đều ở gần vị trí đã vẽ, tình thế nêu ra
trong hình 7 có thể tồn tại trong một thời gian. Tuy nhiên, mức thanh toán lãi cho số
nợ chính phủ ngày càng tăng sẽ làm cho đường G+B/P chuyển lên phía trên trong
phần lãi (b) của hình vẽ và đường X+NI chuyển xuống phía dưới trong phần (b) của
hình vẽ (vì thu nhập ròng từ đầu tư ở nước ngoài giảm khi người nước ngoài mua
trái phiếu của chính phủ trong nước). Sự dịch chuyển này làm cho đường BOCA
chuyển sang trái. Như vậy, mặc dù tình hình được chỉ ra trong hình 7 có thể kéo dài
trong một thời gian khá lâu nhưng trong suốt thời gian đó nó làm cho tình hình mất
cân đối trong tài khoản vãng lai và ngân sách của chính phủ ngày càng xấu đi. Có
thể chính phủ buộc phải hành động, nếu không, người nước ngoài không còn tin
tưởng vào những trái phiếu mà mà chính phủ phát hành nữa và giảm nhu cầu về
đồng nội tệ trên thị trường hối đoái. Điều này lại làm cho giá trị đồng tiền trong
nước giảm và làm cạn kiệt dự trữ ngoại tệ của chính phủ.

18


Song việc loại trừ tình trạng thiếu hụt kép không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Nó
có thể dẫn đến nguy cơ lạm phát và thất nghiệp. Trong thực tế, thâm hụt tài khoản
vãng lai thường đi kèm với những yêu cầu áp dụng các biện pháp điều chỉnh sự mất
cân bằng. Nhưng vấn đề khó khăn ở đây là trong thời hạn ngắn, chính sách đó có
thể làm cho tài khoản vãng lai xấu đi.

Mặt khác, sự giảm giá đồng tiền trong nước làm cho giá hàng nhập khẩu tăng
lên, tạo ra sức ép đối với giá trong nước thông qua việc đẩy đường tổng cầu AD và
tổng cung SRAS lên phía trên.
Bởi vậy, việc loại trừ tình trạng thâm hụt kép và duy trì trạng thái cân bằng
hoàn toàn trong khi muốn tránh lạm phát và thất nghiệp là một nhiệm vụ khó khăn
và nguy hiểm. Nhưng ít nhất về mặt lý thuyết, vẫn có thể xảy ra trường hợp, biện
pháp phá giá tỷ giá hối đoái đi kèm với mức lạm phát nhẹ có thể duy trì được khả
năng cạnh tranh của sản xuất trong nước, còn việc thắt chặt chính sách tài chính có
thể duy trì ngân sách Chính Phủ ở trạng thái cân bằng, đồng thời tạo ra sựï gia tăng
vừa phải của tổng cầu nhờ chính sách phá giá, nhờ đó tránh được cả hai điều là lạm
phát và thất nghiệp.

Tóm lại:
• Mô hình IS-LM-BP về nền kinh tế nhỏ và mở cửa là mô hình khá tương đồng với
nền kinh tế Việt Nam. Việc phân tích dựa trên mô hình lý thuyết ở trên nhằm
khẳng định về vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế.
• Mọi biến số kinh tế vó mô trong nền kinh tế đều có liên quan đến tỷ giá hối đoái.
• Trên góc độ lý thuyết chung, tỷ giá hối đoái là một loại biến số, một loại giá cả có
vai trò quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế mở vì sự thay đổi của tỷ giá
hối đoái sẽ có tác động đến cả hai nhóm mục tiêu của nền kinh tế là mục tiêu cân
bằng ngoại (cân bằng ngoại thương) và mục tiêu cân bằng nội (sản lượng công ăn
việc làm và lạm phát). Nhưng trước hết, tỷ giá rõ ràng là một phạm trù thuộc lónh
vực tiền tệ, mà tỷ giá lại là một biến số có khả năng tác động cả hai nhóm mục tiêu
cân bằng nội và cân bằng ngoại nên trên một góc độ nào đó, tỷ giá còn được xem
là một trong những công cụ có sức mạnh rất lớn của chính sách tiền quốc gia và
chính sách tỷ giá cũng là một bộ phận rất quan trọng trong chính sách tiền tệ quốc
gia.

19



CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM

Tổng quan của chính sách quản lý ngoại hối Việt Nam sẽ được đề cập từ giai đoạn Nhà
Nước Việt Nam bắt đầu có quan hệ ngoại thương cho đến nay và trong đó sẽ không đề cập
đến chính sách cũng như chế độ của chính phủ Cộng Hòa Nam Việt Nam trước 30/4/1975.
Chính sách quản lý tỷ giá hối đoái tại Việt Nam là một phần quan trọng trong chính
sách kinh tế của Nhà Nước Việt Nam có quan hệ nhân quả, lịch sử theo nền kinh tế Việt
Nam. Nền kinh tế Việt Nam được coi là có hai thời kỳ là bao cấp và hiện tại là vận động
theo cơ chế thị trường. chính sách tỷ giá hối đoái cũng có hai giai đoạn theo đặc trưng tất
yếu đó là giai đoạn tỷ giá chính thức cố định xác định một cách chủ quan, không căn cứ
vào bất kỳ quy luật thị trường nào. Đó là nét đặc trưng và kết quả tất yếu của một cơ chế
kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Tỷ giá hợp pháp và tỷ giá trên thị trường chợ đen chênh
lệch nhau rất lớn.
Từ tháng 3/1989 cho đến nay chính sách tỷ giá hối đoái đã thay đổi, vận động theo
hướng các qui luật kinh tế thị trường với sự điều tiết của nhà nước. Trong giai đoạn này
giữa tỷ giá chính thức (hợp pháp) và giá thị trường chợ đen đã không còn có cách biệt lớn
nữa cũng như dần dần giảm được tỷ trọng giao dịch chợ đen trong nền kinh tế.

20


I. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỪ TRƯỚC CHO ĐẾN GIỮA
NĂM 1989
Sau khi tuyên bố độc lập vào ngày 2/9/1945, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa chưa được các nước trên thế giới thừa nhận ngay và phải vài năm sau đó Việt Nam
mới chính thức được một số nước XHCN công nhận, đặt quan hệ ngoại giao và tiếp đó

là quan hệ kinh tế, thương mại.
Năm 1952, Việt Nam ký hiệp định thương mại và nghị định thư mậu dịch tiểu ngạch
với Trung Quốc.
Vào cuối năm 1955, tỷ giá chính thức được qui định giữa đồng tiền Việt Nam khi đó
và Nhân Dân tệ (CNY) là 1CNY= 1.470VNĐ. Tỷ giá này được xác định trên cơ sở so
sánh sức mua của đồng tiền tại vài tỉnh lớn của hai nước với giá bán lẻ của từng rổ
hàng hóa tiêu dùng tương tự.
Cũng trong thời gian này tỷ giá đồng Rup Liên Xô (SVR) và đồng CNY là 1CNY=
2SVR. Theo đó tỷ giá tính chéo SVR với VND là 1SVR= 735VNĐ. Tuy vậy thời kỳ
này giao dịch trao đỗi ngoại thương chưa nhiều.
Năm 1959, Việt Nam tiến hành đổi tiền, 1.000 đồng Việt Nam cũ lấy 1 đồng Việt
Nam mới. Hơn một năm sau đồng SVR được điều chỉnh hàm lượng vàng tăng thêm
4,44 lần và lần lượt tỷ giá VNĐ với SVR là: 1955: 1SVR= 0,735VNĐ - 1961: 1SVR=
3,27VNĐ
Sở dó đồng SVR được quan tâm hơn cả cũng như với tỷ giá VNĐ so với SVR là do
trong suốt thời gian trước 1975 giao dịch ngoại thương giữa Việt Nam với bên ngoài
chủ yếu chỉ gồm các nước Xã hội Chủ Nghóa. Mặc dù trong giai đoạn này Việt Nam
cũng đã đặt quan hệ ngoại giao và trao đổi hàng hóa với các nước ngoài khối Xã Hội
Chủ Nghóa như: Pháp, n Độ, Irak, Nhật, CHLB đức, Anh, Ý ..vv.. nhưng kim ngạch
không đáng kể và không mang tính thương mại. Tỷ giá đồng tiền Việt Nam với các
đồng tiền tự do chuyển đổi khác vẫn chưa được xác lập mà trao đổi hàng hóa với nước
ngoài chủ yếu chỉ dựa trên cơ sở đồng SVR và tỷ giá SVR với VNĐ.
Sau khi bắt đầu có chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài (1985), thì vấn đề
luồng ngoại tệ bằng Dollar Mỹ vào ra Việt Nam phải được tính đến (nhất là khi Việt
Nam thông qua luật đầu tư nước ngoài vào năm 1987). Và tỷ giá hối đoái chính thức
giữa đồng Việt Nam và Dollar Mỹ đã được xác định một cách chủ quan theo tỷ giá
hiện tồn giữa đồng Việt Nam và đồng Rúp (năm 1985: 1SUR = 18VNĐ và mối tương
quan Dollar – Rúp xem như tương đương 1:1. Do đó, tỷ giá hối đoái chính thức giữa
đồng Việt Nam và Dollar Mỹ vào năm 1985 là 1SUR = 18VNĐ).
ƒ Cũng cần phải đề cập lại cách tính tỷ giá USD với VNĐ có nguồn gốc như sau:

Vào năm 1977, các nước xã hội chủ nghóa thỏa thuận thanh toán với nhau bằng
tiền Rúp chuyển nhượng có hàm lượng vàng là 0,98712gram với tỷ giá được quy
21


định sau cho tài khoản giữa các bên sau khi trao đổi ngoại thương theo khối
lượng đã được ghi trong hiệp định ký kết vào đầu năm thì cuôùi năm số dư phải
bằng zero
-

Bên cạnh tỷ giá trên, Nhà nước còn sử dụng tỷ giá kết toán nội bộ 1SUR =
5,64VNĐ, được hình thành từ năm 1958 và được xác định trên cơ sở so sánh giá
cả hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bằng đồng Rúp và Nhân dân tệ với giá
hàng hóa đó bằng đồng Việt Nam trong 3 năm 1955, 1956, 1957. Tỷ giá kết
toán nội bộ này dùng để thanh toán giữa các tổ chức và đơn vị kinh tế nhà nước
có thu chi ngoại tệ với ngân hàng, tính thu chi ngân sách nhà nước khi nhận viện
trợ và cấp phát cho các tổ chức kinh tế nhà nước để thanh toán với các đối tác
ngoại thương và cho đến tháng 3 năm 1989 thì huỷ bỏ chế độ kết toán nội bộ
này.

-

Qua đó thấy rằng sự bắt đầu của tỷ giá USD với VNĐ được hình thành hoàn
toàn không dựa vào các nguyên tắc kinh tế thị trường mà chỉ là một sự áp đặt
chủ quan.

Cũng bắt đầu từ năm 1985, thị trường ngoại tệ chợ đen mà chủ yếu là thị trường
Dollar Mỹ bắt đầu bộc phát một cách mạnh mẽ với sự trợ lực của ba luồng đó là: Dòng
kiều hối của kiều bào đổ về thay thế dần cho những kiện hàng quà biếu mà một phần
đáng kể là dưới hình thức bất hợp pháp; Những lượng lớn Dollar Mỹ được cất trữ từ khi

miền Nam được giải phóng bởi các tiểu tư sản Sài Gòn cũ cũng bắt đầu được tung ra ít
nhiều; Và cùng với việc dần dần xoá bỏ ngăn sông cấm chợ thì dòng chảy hàng buôn
lậu qua biên giới cũng gia tăng theo. Mức tỷ giá hối đoái trên thị trường chợ đen được
hình thành và vận động theo những tín hiệu quy luật thị trường đã có một sự chênh lệch
lớn so với tỷ giá chính thức
Bảng 1: Tỷ giá hối đoái USD/VND từ năm 1985-1989
Đơn vị yết giá 1USD
Năm

Tỷ giá chính thức (cuối năm)

Tỷ giá thị trường chợ đen

1985
15
115
1986
18
425
1987
225
1270
1988
900
5000
1989
4300
4750
Nguồn : Tổng hợp từ ADB (theo các báo cáo chính thức của Chính phủ Việt Nam) và bảng số liệu trang
132 “Tỷ giá hối đoái – Phương pháp tiếp cận và nghệ thuật điều chỉnh - Viện khoa học tài chính.


Tuy có sự cách biệt quá lớn giữa tỷ giá chính thức của Nhà Nước với bên ngoài
nhưng việc xác lập tỷ giá này trong cơ chế quản lý kinh tế bao cấp thì lại được coi là
bình thường vì quan điểm lúc bấy giờ là không có các phạm trù kinh tế thị trường trong
nền kinh tế bao cấp và đương nhiên tỷ giá hối đoái hay giá cả của ngoại tệ cũng không
22


tồn tại đúng như bản chất thực tế của nó và đương nhiên ngân sách nhà nước phải gánh
chịu sự sai lệch này vì không thể đi ngược lại những qui luật kinh tế mang tính căn bản
cả vó mô lẫn vi mô trong toàn xã hội.
Theo cách thực hiện tỷ giá kết toán nội bộ với tỷ giá chính thức cố định khác xa và
rất thấp so với giá trị thực của ngoại tệ trên thị trường. Từ năm 1985 đến năm 1988
thực tế 1 SVR = 1.500VNĐ và 1USD xấp xỉ bằng 3.000VNĐ. Nhưng trong quan hệ
xuất nhập khẩu nhà nước phải bù lỗ cho 1SVR xuất khẩu là 1.350đồng do 1SVR qui
định bằng 150VNĐ. Tương tự, 1USD qui định bằng 225 VNĐ và phải bù lỗ 2.775 đồng.
Với kim ngạch xuất khẩu đơn cử năm 1987 là 650 triệu SVR-USD, trong đó SVR là
500 triệu và USD là 150 triệu. Lúc đó, ngân sách nhà nước phải bù lỗ mộât khoản theo
tính toán sẽ lên đến 1.091,250 tỷ đồng và thực tế là ngân sách nhà nước đã phải bù lỗ
900 tỷ (số tròn). Điều này đồng nghóa với thực tế là các địa phương, doanh nghiệp càng
xuất khẩu nhiều càng lỗ. Từ đó dẫn đến hệ quả là các doanh nghiệp không thể mở
rộng sản xuất và nếu bù lỗ không kịp thì xảy ra nợ chồng chất. Các tổ chức, cá nhân
hay các đơn vị nước ngoài đầu tư và có ngoại tệ không bán cho ngân hàng mà tìm cách
sử dụng số ngoại tệ mặt này trên thị trường cũng như không dùng tiền Việt Nam để
mua sắm các hàng hóa phục vụ các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Và
càng đẩy mạnh những hoạt động phi pháp làm tình hình tỷ giá càng trở nên phức tạp.
Song song đó, đối với nhập khẩu, nhà nước thường đứng ra phân phối nguyên vật
liệu, trang thiết bị, máy móc nhập khẩu cho các ngành, các đơn vị trong nền kinh tế với
giá rẻ (theo tỷ giá chính thức). Như vậy, các ngành, các đơn vị được phân phối hàng
nhập khẩu thì được lợi lớn trong khi ngân sách nhà nước thì không thu được chênh lệch

giá. Do đó, cách thức xây dựng và điều hành tỷ giá cùng cơ chế ngoại thương như vậy
đã được xem như là một trong những nguyên nhân cơ bản đưa tới việc bội chi ngân
sách nhà nước ở giai đoạn này.
Điều gì phải đến như tất yếu đã đến. Không phải chỉ riêng chính sách quản lý ngoại
hối đã gây nên thiệt hại cho cả nền kinh tế mà còn có nguyên nhân từ nhiều chính sách
quản lý kinh tế khác của nhà nước đó là sự không nhất quán, tư tưởng e ngại cái tên
“kinh tế thị trường” cũng như những qui luật của kinh tế thị trường mà hiển nhiên nó
đang thực sự vận động hàng ngày hàng giờ ở khắp mọi nơi.
Bảng 2: Tỷ lệ bội chi ngân sách từ 1976-1989
Năm
1976-1980
1981
1982
1983
1984
1985

Tỷ lệ bội chi so với
Tổng số chi (%)
Tổng số thu (%)
2
15,3
18,1
7,5
8,1
3,8
3,9
3,5
3,6
26,8

36,5

23


1986
19,8
29,5
1987
17,3
20,3
1988
17,7
21,5
1989
2,6
36
Nguồn: Theo bản tóm tắt luận án cao học “Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chính sách tỷ giá ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” năm 1986, trang 42 của Thạc só Nguyễn thị Thuý Vân.

Qua đó cho thấy chính sách quản lý tỷ giá hối đoái được sử dụng trong giai đoạn
trước 1989 phục vụ cho kế hoạch hóa tập trung, bao cấp của nhà nước lại không xuất
phát từ thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn đó dẫn đến hậu quản không nhỏ
cho cả ngân sách cũng như không thúc đẩy quan hệ kinh tế đối nội lẫn đối ngoại.
Với thực tế tình hình quản lý tỷ giá hối đóai của giai đọan này, sẽ thật khó mà sử
dụng các mô hình lý thuyết hay các cơ sở lý luận kinh tế thị trường để phân tích thực
trạng vì đối với nhà nước, cho đến cuối 1988 tỷ giá hối đóai vẫn được xem là một loại
giá do nhà nước quản lý và cũng như bao nhiêu loại giá cả hàng hóa khác tỷ giá hối
đóai chính thức giai đoạn này cũng thoát ly giá trị và chênh lệch khá xa với giá trên thị
trường không tổ chức (chợ đen).

Tuy trong giai đọan này các quy luật kinh tế thị trường chưa được nhà nước Việt
Nam thừa nhận nhưng trong nền kinh tế đã và đang có giao dịch với nước ngòai thì hiển
nhiên các qui luật cơ bản của kinh tế thị trường vẫn có tác động đối với nền kinh tế
Việt Nam. Như vậy trên góc độ khác (không phải từ phía Chính Phù) vẫn có thể nhận
thấy những hệ quả từ điều hành chính sách tỷ giá của Nhà Nước Việt Nam theo mô
hình lý thuyết. Đó là chế độ tỷ giá nhà nước ban hành (gần như cố định, mang tính áp
đặt) muốn được giữ vững trong khi thực tế diễn biến giá cả trên thị trường có cách biệt
nhiều lần mà dự trữ ngoại tệ cũng như các khoản thu ngoại tệ để cân đối lại rất nhỏ
dẫn đến nhà nước buộc phải bội chi ngân sách để bù cho các họat động ngoại thương
và giữ “tỷ giá chính thức”. Bội chi ngân sách mà cụ thể là tung tiền vào lưu thông quá
lớn nhưng hàng hóa dịch vụ trong toàn xã hội lại hạn chế nên tình hình trở nên xấu đi
do lạm phát cao và đồng tiền Việt Nam mất giá, kéo theo đó là áp lực phải tăng lãi
suất. Lãi suất tăng quá nhanh và cao hơn khả năng sinh lãi trong mọi họat động kinh tế
của xã hội làm đình trệ sản xuất kinh doanh trên diện rộng và dó nhiên là thu nhập
thấp, thất nghiệp và giá trị GDP cũng sẽ thấp. Điều này hoàn toàn được thừa nhận sau
khi Đảng và Nhà nước quyết tâm có những thay đổi rõ rệt, quan trọng trong tư duy và
đường lối xây dựng, phát triển kinh tế đất nước trong thời gian gần đây.
Nếu phân tích thực trạng vận động của tỷ giá hối đoái trong giai đoạn này theo cách
phân tích mô hình kinh tế lý thuyết tại chương I chúng ta có thể nhận thấy như sau:
-

Trước tiên, xét về bản chất của chế độ tỷ giá giai đoạn này gần như là cố định
và tính cơ động của vốn cũng không cao.

24


×